Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Khoá luận tốt nghiệp phân tích từ ngữ ở các văn bản thơ ca giai đoạn 1930 1945 trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.42 KB, 62 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===o0o===

NGUYỄN THỊ HẠNH

PHÂN TÍCH TỪ NGỮ Ở CÁC VĂN BẢN
THƠ CA GIAI ĐOẠN 1930 - 1945
TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN
LỚP 11

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chun ngành: Ngơn ngữ học

HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===o0o===

NGUYỄN THỊ HẠNH

PHÂN TÍCH TỪ NGỮ Ở CÁC VĂN BẢN
THƠ CA GIAI ĐOẠN 1930 - 1945
TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN
LỚP 11

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chun ngành: Ngơn ngữ học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học



TS. Lê Thị Thùy Vinh

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành tốt khóa luận này, trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Lê Thị Thùy Vinh - người
đã tận tình hướng dẫn, định hướng, chỉ bảo, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho
em trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận của mình.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa
Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ đã giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành khóa luận
Trong q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp dù đã cố gắng nhưng em
không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em kính mong nhận được sự chỉ bảo
của các thầy cơ và sự đóng góp của các bạn sinh viên quan tâm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2019
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Hạnh


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hồn thành dưới sự hướng dẫn của TS.
Lê Thị Thùy Vinh. Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, kết quả này không trùng với kết
quả của bất kì tác giả nào đã được cơng bố.
Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.


Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2019
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Hạnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5
NỘI DUNG ........................................................................................................................ 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................... 6
1.1. Khái quát về từ tiếng Việt .......................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm về từ tiếng Việt ...................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm câu tạo của từ tiếng Việt ......................................................... 7
1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ tiếng Việt ..................................................... 10
1.2.1. Các thành phần ý nghĩa của từ .............................................................. 10
1.2.2. Sự chuyển biến ý nghĩa của từ .............................................................. 14
1.3. Hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa .................................................................. 16
1.3.1. Trường nghĩa ......................................................................................... 16
1.3.2. Đồng nghĩa ............................................................................................ 17
1.3.3. Trái nghĩa .............................................................................................. 19
1.4. Thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 .................................................. 21
1.4.1. Tình hình thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 ............................... 21
1.4.2. Thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 trong SGK Ngữ Văn lớp 11 . 22

Chƣơng 2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ Ở CÁC VĂN BẢN THƠ
CA GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN
LỚP 11 .............................................................................................................................. 25
2.1. Phân tích từ ngữ về đặc điểm cấu tạo ...................................................... 25
2.1.1. Từ láy .................................................................................................... 25


2.1.2. Từ ghép ................................................................................................. 29
2.2. Phân tích từ ngữ về ý nghĩa của từ ........................................................... 31
2.2.1. Phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ .......................................................... 32
2.2.2. Phương thức chuyển nghĩa hoán dụ ...................................................... 33
Chƣơng 3. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH TỪ NGỮ Ở CÁC VĂN BẢN THƠ
CA GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN
LỚP 11 .............................................................................................................................. 35
3.1. Quy trình phân tích từ ngữ ở các bài thơ giai đoạn 1930 - 1945 trong
SGK ................................................................................................................. 35
3.1.1. Phát hiện và hiểu đúng ý nghĩa của từ .................................................. 36
3.1.2. Xác định các nghĩa khác nhau chứa đựng trong từ ngữ........................ 39
3.1.3. Phân tích từ ngữ trong các văn bản thơ ca 1930 - 1945........................ 43
3.2. Thực hành phân tích: Thực hành phân tích bài thơ “Đây thơn Vĩ Dạ” ... 46
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tác phẩm văn học là cơng trình nghệ thuật ngơn từ do một cá nhân
hoặc tập thể sáng tạo nhằm thể hiện những khái qt bằng hình tượng về cuộc
sống con người. Nó đem lại cho con người sự hiểu biết, sự thỏa mãn nhu cầu
thẩm mĩ, góp phần hồn thiện nhân cách con người, giúp con người vươn tới

cái chân - thiện - mĩ. Vì vậy, việc dạy và học văn trong nhà trường phổ thông
là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
Dạy học tác phẩm văn học trong nhà tường phổ thông thực chất là tổ
chức học sinh tiếp nhận tác phẩm văn học một cách chủ động, tích cực và sáng
tạo, phát huy năng lực cảm thụ văn chương của học sinh. Do đó, vấn đề tiếp
nhận cần phải được quan tâm, nghiên cứu. Trong quá trình tổ chức học sinh
tiếp nhận tác phẩm, người dạy phải vận dụng sáng tạo lý thuyết tiếp nhận vào
việc hướng dẫn học sinh tiếp nhận tác phẩm một cách chủ động, tích cực và
sáng tạo, từng bước khắc phục tình trạng thụ động trong lĩnh hội kiến thức của
học sinh đã tồn tại rất lâu trong dạy học ở trường trung học phổ thơng. Từ đó,
góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy và học tác phẩm văn chương.
Đặc biệt những năm trở lại đây, vấn đề tiếp nhận và hiểu ý nghĩa văn
bản ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Để tiếp nhận và hiểu
được ý nghĩa sâu của văn bản, ý nghĩa có tính chất phi ngơn ngữ và tình
huống, chúng ta phải dựa trên ý nghĩa của những đơn vị ngôn ngữ trong văn
bản trên các quy tắc và sự kiện ngôn ngữ thuần túy.
Trung tâm của ý nghĩa ngôn ngữ này là các đơn vị ngôn ngữ: từ, ngữ cố
đinh, cụm từ tự do, trường nghĩa… được xem xét trên cả hai phương diện:
hình thức và ý nghĩa, cũng như xem xét trong hàng loạt quan hệ với các từ
ngữ khác trong hệ thông từ vựng tiếng Việt. Cho nên, chất lượng một giờ dạy
văn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó vai trị của người dạy rất quan trọng.
Người dạy cần hướng học sinh khai thác các tầng ý nghĩa thơng qua câu, chữ,
hình ảnh, các biện pháp tu từ… việc dùng từ trong văn chương có sự chọn lọc
kỹ càng và có dụng ý của nhà văn. Vì thế, khai thác cái hay cái đẹp của từ ngữ
trong việc tạo hình là một điều kiện để giúp giờ dạy văn đạt hiệu quả cao hơn.

1


1.2. Thơ ca giai đoạn 1930 - 1945 nói chung và các tác phẩm thơ ca giai

đoạn 1930 - 1945 trong nhà trường trung học phổ thơng (THPT) nói riêng là
trung tâm nghiên cứu nổi bật trong dòng chảy văn học. Trong giai đoạn này do
ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội và cũng do sự khác biệt về khuynh hướng thẩm
mĩ và quan điểm nghệ thuật mà thơ ca giai đoạn này cũng có sự phân hóa phức
tạp với các khuynh hướng chủ yếu: Thơ ca lãng mạn và Thơ ca cách mạng.
Thơ ca lãng mạn mà tiêu biểu là phong trào Thơ mới, nó như một làn
gió mới thổi vào nền thi ca Việt Nam, thực sự là một cuộc “cách mạng trong
thi ca”. Thơ mới đem đến sự biến đổi toàn diện và sâu sắc cho thơ Việt Nam,
chuyển từ trung đại sang hiện đại. Trên nền tảng sự thức tỉnh của ý thức cá
nhân của thời đại. Chính điều đó đã hình thành nên quan niệm nghệ thuật của
thơ ca thời đại này và đặc biệt là của phong trào Thơ mới, đó là đề cao cái Tôi
chủ thể, cái Tôi tự biểu hiện bên cạnh cái Ta của cộng đồng, gắn liền với cảm
xúc riêng tư, hướng nội.
Thơ ca cách mạng cũng đóng góp vào thành tựu thơ ca thời kì này với
nhiều hiện tượng thơ có giá trị đặc biệt. Tác giả văn học cách mạng đều là
những chiến sĩ và quần chúng cách mạng. Với họ, văn chương là vũ khí chiến
đấu, sáng tác nghệ thuật trước hết là vì cách mạng, phục vụ cho cách mạng,
phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng. Tuy điều kiện sáng tác vơ cùng khó khăn
nhưng cùng với sự lớn mạnh của phong trào cách mạng xu hướng văn học
này ngày càng phát triển.
Dạy học thơ ca giai đoạn 1930 - 1945 trong nhà trường phổ thông cũng
chính vì thế phải làm nổi bật những đặc trưng cơ bản này thơng qua việc phân
tích từ ngữ. Nói khác đi nhận hiểu ý nghĩa của những đơn vị ngôn ngữ là tiền
đề để rút ra giá trị nội dung trong tồn bộ văn bản.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Phân tích từ ngữ ở các văn bản thơ ca giai đoạn 1930 - 1945 trong sách
giáo khoa Ngữ văn lớp 11”
2. Lịch sử vấn đề
Thực tế cho thấy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về thơ ca giai đoạn
1930 - 1945, đặc biệt là nghiên cứu về Phong trào Thơ mới dưới góc độ thi

2


pháp thơ, tiêu biểu như: Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân
(1942), Phong trào Thơ mới (1966) của Phan Cự Đệ, Việt Nam thi nhân tiền
chiến (1969) của Nguyễn Tấn Long, Thơ mới, những bước thăng trầm (1989)
của Lê Đình Kỵ, Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thơ ca (1993) của nhiều
tác giả, Một thời đại trong thơ ca của Hà Minh Đức (1997). Đặc biệt là cơng
trình Những thế giới nghệ thuật thơ (1995) của Trần Đình Sử đã khảo sát khá
cơng phu về đặc điểm của các loại hình thơ xuất hiện trong lịch sử văn học.
Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề tiếp cận thơ ca từ góc độ ngơn ngữ chưa
thực sự được quan tâm đúng mức, chỉ có một số bài báo lẻ tẻ đăng trên các
tạp chí, ví dụ như: Ngôn ngữ thơ mới và ngôn ngữ thơ kháng chiến - TS Vũ
Duy Thơng, Tạp chí ngơn ngữ số 1/2001; Một cách nói của ngơn ngữ thơ Hồng Diệu, Tạp chí ngơn ngữ số 3/2001; Ngơn ngữ thơ hiểu thế nào cho
phải? - Trần Nhuận Minh, Tạp chí ngơn ngữ số 6/2001; Ngôn ngữ và nhà thơ
- Đào Duy Hiệp; Lê Thị Thùy Vinh (2019), Phân tích từ ngữ trong giảng dạy
thơ ca lãng mạn 1930 - 1945 được in trên Tạp chí Ngơn ngữ và đời sống, số 3
(283). Tr 93… Chỉ đi sâu tìm hiểu vào một số mặt về ngôn ngữ của mảng thơ
kháng chiến, về cách sử dụng số từ trong thơ Nguyễn Bính, cách giải thích về
ngơn ngữ thơ, một ý kiến bàn luận về ngôn ngữ thơ, hay một nhận định về
mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ngôn ngữ thơ, giữa ngôn ngữ thơ và nhà thơ
trong cơng việc sáng tạo..v.v..
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu trên đây đã làm sáng tỏ nhiều
đặc điểm về thơ ca giai đoạn 1930 - 1945. Đến nay chưa có cơng trình nào
nghiên cứu về Phân tích từ ngữ ở các văn bản thơ ca trong sách giáo khoa
Ngữ văn lớp 11. Tuy nhiên đây là nguồn tư liệu quý báu làm nên nền tảng cơ
sở giúp chúng tôi lựa chọn và xây dựng đề tài “Phân tích từ ngữ ở các văn
bản thơ ca trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11”. Đề tài của chúng tơi sẽ
nhấn mạnh nhiều hơn đến việc phân tích tác phẩm từ góc độ ngơn ngữ cụ thể
là từ ngữ trên các góc độ về từ cũng như đưa ra một quy trình cụ thể khi đi

phân tích ngơn ngữ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận hướng tới làm rõ cấu trúc ngơn ngữ đặc biệt là từ ngữ trong

3


các văn bản thơ ca giai đoạn 1930 - 1945 trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ
văn lớp 11. Những đặc điểm về mặt cấu tạo của từ ngữ, ngữ nghĩa của từ ngữ
cũng như mối lien hệ giữa các từ ngữ trong văn bản sẽ là những căn cứ khách
quan giúp người đọc nhận hiểu tác phẩm văn chương một cách tồn diện và
thấu đáo nhất. Trên cơ sở đó, những nét riêng đặc sắc của thơ ca giai đoạn
1930 - 1945 sẽ được làm sang tỏ.
Vận dụng thao tác phân tích ngơn ngữ học vào việc tiếp cận tác phẩm
thơ ca gia đoạn 1930 - 1945, rút ra những nguyên tắc cần thiết cho việc đọc
hiểu thơ ca đang đặt ra trong nhà trường hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về từ ngữ (mặt cấu tạo, mặt ý nghĩa).
- Thống kê, khảo sát các văn bản thơ ca giai đoạn 1930 - 1945 trong
SGK Ngữ văn lớp 11 (về số lượng, về từ ngữ với các bình diện của nó).
- Phân tích các văn bản thơ ca từ góc độ cấu trúc ngơn ngữ đặc biệt là từ ngữ.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là từ ngữ trong các tác phẩm thơ
ca giai đoạn 1930 - 1945 trong SGK Ngữ văn lớp 11.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận này được thực hiện với mục đích chỉ ra vị trí, ý nghĩa quan
trọng của việc phân tích từ ngữ ở các văn bản thơ ca giai đoạn 1930 - 1945
trong SGK mà cụ thể là SGK Ngữ Văn lớp 11.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê
Phương pháp miêu tả
Thủ pháp so sánh
Thủ pháp phân tích, tổng hợp

4


6. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, thư mục tham khảo. Khóa luận gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Phân tích đặc điểm từ ngữ ở các văn bản thơ ca giai đoạn
1930 - 1945 trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11
Chương 3: Quy trình phân tích từ ngữ ở các văn bản thơ ca giai đoạn
1930 - 1945 trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái quát về từ tiếng Việt
1.1.1. Khái niệm về từ tiếng Việt
Trong hệ thống ngơn ngữ có nhiều loại đơn vị khác nhau. Âm vị là đơn
vị ngữ âm nhỏ nhất, tự thân khơng có nghĩa, tạo ra vỏ âm thanh cho các đơn
vị có nghĩa. Hình vị là những đơn vị được tạo ra từ các âm vị, có nghĩa nhưng
khơng được dùng trực tiếp để giao tiếp. Các hình vị kết hợp với nhau để tạo
thành những đơn vị lớn hơn, có nghĩa, dùng để giao tiếp. Truyền thống ngơn

ngữ học gọi loại đơn vị thứ ba này là từ. Có thể nói, từ là đơn vị cơ bản, đơn
vị trung tâm của ngôn ngữ. Sự tồn tại của từ là biểu hiện sự tồn tại của ngôn
ngữ. Ngôn ngữ càng có nhiều từ thì khả năng diễn đạt của ngơn ngữ đó càng
phong phú và đa dạng.
Từ là đơn vị ngơn ngữ tồn tại hiển nhiên, sẵn có trong hệ thống (ngôn
ngữ ở trạng thái tĩnh). Điều này khu biệt từ với các đơn vị ngơn ngữ khác. Âm
vị, hình vị chỉ là những đơn vị được phân xuất theo các phương pháp nghiên
cứu ngôn ngữ học, bản thân chúng không tồn tại hiển nhiên trong những
người sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và câu cũng chỉ là đơn vị khơng tồn tại sẵn
có mà chỉ sản sinh khi ngơn ngữ ở trạng thái hành chức.
Trong các đơn vị ngôn ngữ, từ là đơn vị có thể đảm nhiệm nhiều chức
năng nhất. Chức năng cơ bản của từ là chức năng biểu nghĩa (hay chức năng
định danh) tức gọi tên các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Ngồi
ra từ cịn có chức năng tạo câu. Trong đời sống người ta không bao giờ giao
tiếp bằng các từ đơn lẻ, riêng biệt mà thường kết hợp các từ với nhau để tạo
thành câu.
Cũng trong số các đơn vị ngôn ngữ, từ là đơn vị lập thành một hệ thống
phong phú, đa dạng. Hệ thống này có tính động nghĩa là ln có những từ cũ,
nghĩa cũ mất đi và từ mới, nghĩa mới ra đời để đáp ứng nhu cầu giao tiếp và
tư duy của con người. Thí dụ, một số từ cổ ngày nay khơng cịn sử dụng nữa
như han (hỏi) (“Trước xe lơi lả han chào” - Truyện Kiều); bỏng (bé bỏng)
(“Trẻ thơ bỏng dại thiếu người lo toan” - Thiên Nam ngữ lục). Nhiều từ ngữ

6


mới biểu thị những sự vật, hiện tượng mới chưa có tên gọi hoặc thay thế tên
gọi cũ đã xuất hiện. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin là các từ phần mềm,
bộ nhớ, mạng, thẻ từ… trong lĩnh vực kinh tế là các từ lướt sóng, vốn hóa,
dịng tiền, bẫy giá, sập đáy, sàn giao dịch, chủ đầu tư… trong lĩnh vực văn

hóa xã hội là các từ sàn diễn, nhạc vàng, tạp kĩ, diva, live show…
Bên cạnh đó, từ là đối tượng nghiên cứu của tất cả các phân môn của
ngôn ngữ học: ngữ âm học (nghiên cứu mặt hình thức âm thanh của từ), từ
vựng - ngữ nghĩa học (nghiên cứu mặt nội dung ý nghĩa của từ cũng như quan
hệ giữa âm thanh và ý nghĩa), ngữ pháp học (nghiên cứu các quy tắc biến hóa
từ, kết hợp từ), phong cách học (nghiên cứu nghệ thuật sử dụng từ). Ngay cả
những phân môn nhỏ hơn cũng lấy từ làm đối tượng nghiên cứu như từ
nguyên học, từ điển học, cấu tạo từ, từ loại…
Ngoài ra từ cịn một số đặc trưng khác nữa như tính cố định, bất biến,
tính bắt buộc và tính chất dùng chung, sở hữu chung giữa các thành viên trong
một cộng đồng ngơn ngữ.
Qua những điểm trình bày trên đây, có thể đi đến một định nghĩa về từ
như sau: Từ là đơn vị có tính chất tín hiệu tồn tại hiển nhiên trong hệ thống
ngôn ngữ và thực hiện chức năng làm đơn vị nhỏ nhất để tạo câu khi ngôn
ngữ hành chức.
1.1.2. Đặc điểm câu tạo của từ tiếng Việt
1.1.2.1. Đơn vị cấu tạo từ
Đơn vị cấu tạo từ là những đơn vị mà tiếng Việt sử dụng để cấu tạo ra
các từ cho từ vựng tiếng Việt. Trong tiếng Việt, đơn vị cấu tạo từ được đa số
các nhà nghiên cứu gọi bằng một thuật ngữ quen thuộc: hình vị. Thuật ngữ này
vốn có nghĩa là “đơn vị về hình thái” (hình: hình thái, vị: đơn vị), được hình
thành từ thuật ngữ gốc là mooc-phem. Thuật ngữ hình vị còn được các nhà
nghiên cứu tiếng Việt gọi bằng các tên khác như: tiếng (gắn liền với quan niệm
cho rằng hầu hết hình vị trong tiếng Việt đều trùng với âm tiết, tiếng, từ đơn quan điểm của Cao Xuân Hạo), từ tố (yếu tố dùng để cấu tạo từ - Nguyễn Văn
Tu), nguyên vị (đơn vị xuất phát điểm của việc cấu tạo từ - Hồ Lê)…
Trên cơ sở khái niệm về hình vị nói chung, có thể chấp nhận một định
nghĩa về hình vị trong tiếng Việt như sau:
7



Hình vị của tiếng Việt là đơn vị nhỏ nhất, có nghĩa, được dùng để cấu
tạo nên các từ.
Thí dụ, tổ hợp máy bay là một từ (từ ghép), từ này được cấu thành bởi
hai yếu tố nhỏ hơn ở bậc thấp là máy và bay. Mỗi yếu tố này là một hình vị.
Trong nhà trường phổ thơng, cụ thể là trong các cuốn SGK ở tất cả các
cấp học, người ta đều dùng thuật ngữ tiếng để chỉ đơn vị cấu tạo từ trong
tiếng Việt, dựa vào tiếng để tiến hành phân loại cấu tạo từ tiếng Việt. Những
người theo quan niệm này cho rằng, tiếng là đơn vị mà người bản ngữ nói
chung, học sinh bản ngữ (nhất là học sinh Tiểu học) nói riêng rất dễ nhận biết.
Thí dụ, người bản ngữ dễ dàng nhận ra trong câu ca dao Tháp Mười đẹp nhất
bơng sen gồm có 6 tiếng. Theo quan niệm này, tiếng có một số đặc trưng cơ
bản sau:
- Tiếng là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất (về mặt này, tiếng trùng với
âm tiết). Về chữ viết, tiếng tương ứng với một “chữ” viết rời (thí dụ: từ giáo
viên gồm 2 tiếng, đồng thời là 2 chữ).
- Tiếng là đơn vị nhỏ nhất mang ý nghĩa.
Như thế, tiếng là đơn vị âm - nghĩa nhỏ nhất, là đơn vị hai mặt (phân biệt
với âm tiết là đơn vị một mặt: âm tiết chỉ có mặt âm thanh, khơng có nghĩa).
Quan niệm trên đứng trước một khó khăn là trong một số từ của tiếng
Việt có những tiếng khơng có nghĩa. Thí dụ, các tiếng bồ, kết (trong từ bồ
kết); mồ, hôi (trong từ mồ hôi); ban, công (trong từ ban công)… Tất nhiên,
cũng phải nói đến một quan niệm về tiếng (với tư cách là đơn vị cấu tạo từ
trong tiếng Việt) của Đỗ Hữu Châu như sau: Tiếng là những âm tiết hiện có
trong các từ, tham gia vào q trình cấu tạo từ tiếng Việt. Theo quan niệm
này, tiếng được phân thành hai loại lớn là: tiếng có nghĩa và tiếng tự mình
khơng có nghĩa. Quan niệm này dễ vận dụng vào việc phân loại cấu tạo từ
tiếng Việt và tránh được sự gị bó, khiên cưỡng.
1.1.2.2. Phương thức cấu tạo từ
Phương thức cấu tạo từ là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào bản
thân hình vị để biến các hình vị thành từ. Có thể hình dung như sau:


8


Hình vị

Phương thức cấu tạo từ

Từ

Trong tiếng Việt, người ta sử dụng 3 phương thức để tạo ra các từ mới:
từ hóa hình vị, láy hình vị và ghép hình vị.
- Từ hóa hình vị là phương thức tác động vào hình vị và làm cho hình
vị có tư cách là từ mà không làm thay đổi vỏ ngữ âm của hình vị.
Mơ hình:
Hình vị

Từ hóa hình vị

Từ đơn

Thí dụ: nhà, người, cây, xe… là những từ được tạo nên do sự từ hóa
hình vị mà thành
- Láy hình vị là phương thức tác động vào một hình vị có nghĩa (hình
vị cơ sở) làm nảy sinh một hình vị láy. Hình vị láy nghĩa đã bị mất đi nhưng
có vỏ ngữ âm giống hoặc gần giống với hình vị cơ sở. Cả hình vị cơ sở và
hình vị láy kết hợp với nhau mới tạo thành từ láy
Mơ hình:
Láy hình vị


Hình vị

Từ láy

Thí dụ: phương thức láy tác động vào hình vị xanh cho ta hình vị láy
xanh. Hình vị láy và hình vị cơ sở làm thành từ xanh xanh. Tác động vào hình
vị dễ, túng cho ta hình vị láy dàng, dãi, tung, lúng do dó có các từ dễ dàng, dễ
dãi, tung túng, lúng túng…
Phương thức láy tạo ra các từ láy cho tiếng Việt. Hiện nay phương thức
này vẫn cịn có tác dụng tạo từ tuy nhiên do ngun liệu cho phương thức này
khơng có nhiều nên sản phẩm được tạo ra không đa dạng.
- Ghép hình vị là phương thức tác động vào hai hoặc hơn hai hình vị có
nghĩa, kết hợp chúng với nhau để sản sinh ra một từ mới (mang đặc điểm ngữ
pháp và ý nghĩa như một từ).
9


Mơ hình:
Ghép hình vị

Hình vị

Từ ghép

Thí dụ: phương thức ghép tác động vào các hình vị xe và đạp cho từ xe
đạp, tác động vào các hình vị máy và bay cho từ máy bay…
Phương thức ghép tạo ra các từ ghép cho tiếng Việt. Hiện nay đây là
phương thức rất năng động, lien tục phát huy tác dụng tạo từ. Nhờ phương thức
này, số lượng từ mới trong từ vựng tiếng Việt đang tăng trưởng nhanh chóng.
Ngồi ba phương thức tác động vào các hình vị cho ta các từ trên đây,

cịn có phương thức tạo từ theo lối chuyển nghĩa. Thí dụ một từ đã sẵn có
nghĩa như ốc (sinh vật) chuyển nghĩa cho ta từ ốc (đinh ốc), ruột (ruột con gà)
chuyển nghĩa cho ta từ ruột (săm xe đạp). Vì phương thức chuyển nghĩa
khơng tạo ra từ mới mà sử dụng các từ sẵn có cho nên chúng tôi không đề cập
ở đây.
1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ tiếng Việt
1.2.1. Các thành phần ý nghĩa của từ
Khi nghiên cứu vấn đề nghĩa của từ, người ta thấy có khá nhiều nhân tố
liên quan tới việc hình thành nghĩa của từ như hình thức ngữ âm của từ, sự vật
hiện tượng được gọi tên, khái niệm được từ biểu thị, những yếu tố thuộc hệ
thống ngôn ngữ chi phối, liên quan đến nghĩa của từ, tình cảm, thái độ, ý thức
tư tưởng của người sử dụng ngôn ngữ, văn cảnh mà từ xuất hiện… Trong các
nhân tố nói trên, những nhân tố được coi là quan trọng nhất liên quan tới việc
hình thành nghĩa từ vựng của từ là sự vật, hiện tượng được gọi tên; khái niệm
được từ biểu thị và những yếu tố thuộc hệ thống ngơn ngữ. Có thể hình dung
q trình hình thành nghĩa của từ qua tam giác ngữ nghĩa như sau:

10


Hệ thống ngôn ngữ

Ý nghĩa của
từ

Sự vật, hiện tượng

Khái niệm

Sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan phản ánh vào tư duy con

người hình thành các khái niệm (về sự vật, hiện tượng). Các khái niệm ấy đi
vào hệ thống ngơn ngữ, được ngơn ngữ hóa trở thành nghĩa của từ.
Trên cơ sở sự hình thành nghĩa của từ, có thể chấp nhận một định nghĩa
như sau: Nghĩa của từ là thành phần nội dung tinh thần được gợi ra ở trong từ, là
khái niệm về sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan được ngơn ngữ hóa.
Nghĩa của từ khơng phải là một khối khơng phân hóa, phân lập, mà nó
là một hợp thể bao gồm những thành phần ý nghĩa nhỏ hơn. Có thể hình dung
sự phân lập tầng bậc ý nghĩa của từ qua sơ đồ sau:
Ý nghĩa của từ
(Từ định danh)

Ý nghĩa ngôn ngữ
(ý nghĩa cấu trúc hóa)

Ý nghĩa lời nói
(ý nghĩa liên hội)

Ý nghĩa từ vựng

Ý nghĩa
biểu vật

Ý nghĩa
biểu niệm

Ý nghĩa ngữ pháp

Ý nghĩa
biểu thái


11


- Ý nghĩa biểu vật
Ý nghĩa biểu vật là phần nghĩa của từ liên quan đến sự vật hoặc phạm
vi sự vật trong thế giới mà từ gợi ra khi ta tiếp xúc với nó. Ý nghĩa này thể
hiện mối quan hệ giữa từ với sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan.
Thí dụ, nghĩa biểu vật của từ nhà là hình ảnh khái quát về sự vật nhà.
Nghĩa biểu vật của từ đi là hoạt động dời chỗ bằng chân của người, của
động vật.
Trong khái niệm này, cần chú ý ý nghĩa biểu vật chỉ liên quan đên sự
vật hiện tượng trong thế giới bên ngồi chứ khơng phải là chính các sự vật
hiện tượng đó. Bởi sự vật tồn tại trong thế giới ở những dạng khác nhau trong
đó dạng cơ bản là vật chất trong khi đó ý nghĩa biểu vật của từ thuộc về phạm
trù tinh thần của ngôn ngữ. Mặt khác sự chia cắt thế giới thành những mẩu sự
vật ứng với nghĩa của từ ở từng dân tộc khác nhau là khác nhau. Thêm nữa,
sự vật, hoạt động, tính chất… tồn tại trong thực tế khách quan mang tính cụ
thê, cá thể nhưng nghĩa biểu vật lại mang tính khái quát.
- Ý nghĩa biểu niệm
Ý nghĩa biểu niệm là phần nghĩa của từ liên quan đến hiểu biết về ý
nghĩa biểu vật của từ. Ý nghĩa này thể hiện mối quan hệ của từ với khái niệm
về sự vật hiện tượng trong tư duy con người.
Khái niệm và ý nghĩa biểu niệm là hai khái niệm cần phải có sự phân
biệt. Chúng thống nhất với nhau nhưng khơng hồn tồn đồng nhất. Chúng
thống nhất với nhau vì chúng đều sử dụng những vật liệu tinh thần của tư duy.
Khái niệm có vai trị quyết định đối với ý nghĩa biểu niệm, khơng có khái
niệm thì khơng có ý nghĩa biểu niệm. Tuy nhiên, chúng khơng đồng nhất với
nhau vì khái niệm có chức năng nhận thức, phản ánh những thuộc tính bản
chất của sự vật, hiện tượng khách quan. Ý nghĩa biểu niệm có chức năng cơng
cụ, tổ chức lời nói, cho nên chỉ cần dựa vào kinh nghiệm thực tiễn đủ dùng từ

cho đúng. Khái niệm có tính chất chân lí, chung cho nhân loại cịn ý nghĩa
biểu niệm có tính dân tộc. Thí dụ từ “nói” trong tiếng Việt có nghĩa biêu niệm
(hoạt động) (dùng ngôn ngữ) (phê phán, chê trách) nhưng khơng có ở từ
parler của tiếng Pháp. Từ “chém” trong tiếng Việt chỉ nhấn mạnh nét nghĩa
12


cách thức khơng có nét nghĩa kết quả (có thể đứt hoặc khơng đứt) trong khi
đó từ couper của tiếng Pháp bắt buộc có nét nghĩa kết quả.
Ý nghĩa biểu niệm của từ có thể phân tách thành từng phần nhỏ, tập
hợp những phần nhỏ ấy tạo thành cấu trúc biểu niệm của từ. Như thế có thể
hiểu, cấu trúc biểu niệm của từ là toàn bộ nội dung của khái niệm.
Cấu trúc biểu niệm của từ là tập hợp của các nét nghĩa được sắp xếp
theo một quan hệ nhất định. Thí dụ:
Bàn: (đồ dùng) (có mặt phẳng, thường có chân) (làm bằng gỗ, đá,
sắt…) (dùng để đặt các đồ vật, sách vở, thức ăn…).
Đi: (hoạt động) (dời chỗ) (bằng chân) (hai chân không đổng thời nhấc
khỏi mặt đất) (tốc độ bình thường)
Cứng: (tính chất vật lí) (khơng dễ bị biến dạng, phá vỡ trước tác động
của lực bên ngoài)
- Ý nghĩa biểu thái
Ý nghĩa biểu thái là phần nghĩa của từ liên quan đến thái độ, cảm xúc,
cách đánh giá của người dùng ngôn ngữ. Ý nghĩa biểu thái biểu thị mối quan
hệ giữa từ và người dùng ngôn ngữ
Ý nghĩa biểu thái của từ được đánh giá trên thang độ như sau:
Tiêu cực

Trung hịa

Tích cực


Thí dụ:

Toi, ngoẻo, bỏ mạng

Chết

hi sinh, từ trần, khuất núi

Ý nghĩa biểu thái của các từ trong hệ thống ngôn ngữ không đồng đều:
có những từ có ý nghĩa biểu thái cao nhất/ những từ có ý nghĩa biểu thái cao/
những từ có ý nghĩa biểu thái thấp nhất.
Ý nghĩa biểu thái có vai trò quan trong trong việc hướng dẫn cách dùng
từ cho nên ý nghĩa biểu thái là một nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm của từ.

13


1.2.2. Sự chuyển biến ý nghĩa của từ
1.2.2.1. Khái quát về sự chuyển biến ý nghĩa của từ
Sự chuyển biến ý nghĩa của từ là quá trình chuyển đổi ý nghĩa của từ từ
nghĩa này sang nghĩa khác hoặc là từ một nghĩa sang nhiều nghĩa.
Có thể hình dung q trình này như sau: thơng thường lúc từ mới ra đời
thì chỉ có một nghĩa (tức là mối quan hệ giữa âm và nghĩa là mối quan hệ 1/1).
Nhưng sau trong quá trình sử dụng thì các từ này sẽ có thêm các nghĩa khác
nhau (mối quan hệ giữa âm và nghĩa là mối quan hệ 1/n).
Có thể xem sự chuyển biến ý nghĩa của từ như phương thức cấu tạo từ
(bên cạnh các phương thức ghép và láy). Động lực chính do nhu cầu giao
tiếp của con người, nhu cầu gọi tên những sự vật, hoạt động, tính chất…
mới. Tuy nhiên, so vơi các phương thức cấu tạo từ thì sự chuyển biến ý

nghĩa của từ cho ta kết quả khơng phải là một từ mới cả về hình thức lẫn ý
nghĩa nên sự chuyển biến ý nghĩa, trong nhiều giáo trình khơng được xem
xét như một phương thức cấu tạo từ.
Mặt khác, sự chuyển biến ý nghĩa còn có tác dụng đa dạng hóa cách
diễn đạt, tức làm cho một từ có nghĩa của một từ khác đã có. Ví dụ: Con xe
này cịn ngon. Từ con có thêm nghĩa của từ cái. Từ ngon có thêm nghĩa của
từ tốt (trong cách dùng toàn dân).
Sự chuyển biến ý nghĩa của từ chịu sự ảnh hưởng của khá nhiều yếu tố
tâm lí, xã hội. Từ có thể chuyển nghĩa do các nguyên nhân kiêng kị, do nói
giảm nói tránh để đảm bảo phương châm lịch sự. Ví dụ: đi, khuất núi v.v... có
nghĩa là “chết”. Nhóm xã hội cũng làm cho từ chuyển biến ý nghĩa. Ví dụ như
tiếng lóng. Sự chuyển biến ý nghĩa cịn phụ thuộc vào tư tưởng phổ biến trong
mỗi giai đoạn lịch sử xã hội. Trong những năm chiến tranh, cac thuật ngữ
chiến đấu đi vào đời sống rất mạnh. Chẳng hạn, đạn có ý nghĩa là tiền, tấn
cơng có ý nghĩa đi tìm bạn gái v.v…
1.2.2.2. Quy luật chuyển nghĩa và các phương thức chuyển nghĩa
a. Quy luật chuyển nghĩa
Nói đến quy luật chuyển nghĩa là nói đến 2 quy luật. Quy luật thứ nhất

14


là tính đồng loạt và cùng hướng. Quy luật này có nghĩa là các từ cùng phạm vi
biểu vật hoặc cùng một cấu trúc biểu niệm thì khi chuyển nghĩa sẽ diễn ra
theo cùng một hướng giống nhau. Thí dụ, từ chỉ bộ phận cơ thể của động vật
sẽ cùng chuyển sang gọi tên các đồ vật hoặc vật thể tự nhiên (đầu - đầu làng,
đầu nhà; mặt - mặt bàn, mặt nước; mắt - mắt bão; miệng - miệng chai, miệng
chén; cổ - cổ chai, cổ lọ…)…; những từ chỉ tính chất, kích thước, độ đo,
chiều vật lí trong khơng gian cùng chuyển sang chỉ tâm lí, trí tuệ của người
(rộng - rộng lòng, rộng bụng; hẹp - hẹp hòi; ngắn - nghĩ ngắn; dài - kế hoạch

dài hơi; mỏng - kiến thức mỏng; dày - bề dày cuộc sống…).
Quy luật thứ hai là quy luật liên tưởng. Quy luật liên tưởng là một quy
luật tâm lí của con người tức là từ sự vật này, hiện tượng này người ta nghĩ
đến sự vật khác, hiện tượng khác nếu như giữa hai sự vật, hai hiện tượng có
sự tương đồng (giống nhau) hay tương cận (gần nhau) hoặc tương phản (đối
lập nhau). Trong ngôn ngữ, quy luật này dựa trên 2 hướng là hướng liên
tưởng tương đồng và hướng liên tưởng tương cận. Tương ứng với hai hướng
liên tưởng này là hai phương thức chuyển nghĩa: ẩn dụ và hoán dụ
b. Phương thức chuyển nghĩa
Phương thức chuyển nghĩa là phương thức mà dựa vào đó có thể thực
hiện sự chuyển biến ý nghĩa cho từ, tăng cho từ thêm nghĩa nói. Ẩn dụ và
hốn dụ là hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến nhất trong mọi ngôn ngữ.
- Khái niệm ẩn dụ, hoán dụ
Ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa chuyển đổi tên gọi từ sự vật hiện
tượng này sang sự vật hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ liên tưởng tương
đồng giữa hai sự vật hiện tượng.
Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa chuyển đổi tên gọi từ sự vật hiện
tượng này sang sự vật hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ liên tưởng tương
cận giữa hai sự vật hiện tượng.
Ẩn dụ và hoán dụ đều là phương thức lấy tên gọi A của sự vật này (x) để
gọi tên sự vật khác (y). Sự khác nhau giữa hai phương thức là sự khác nhau về
mối quan hệ giữa hai sự vật (x và y). Có thể phân biệt hai phương thức này
như sau:
15


Ẩn dụ

Hoán dụ


Giống nhau

Lấy tên gọi A của sự vật, hiện tượng x để gọi tên cho sự vật
y [A(x) chỉ y].

Khác nhau

Giữa x và y có nét
tương đồng, giống nhau
theo một khía cạnh nào
đó

Giữa x và y có quan hệ tương cận
x và y luôn đi đôi với nhau, ln
có mặt cùng nhau, khó có thể hình
dung y mà khơng có x.

Vì ẩn dụ dựa trên quan hệ tương đồng (phụ thuộc vào nhận thức của
người sử dụng), còn hốn dụ dựa trên quan hệ tương cận, đi đơi khách quan
nên hốn dụ có tính khách quan hơn ẩn dụ.
Các ẩn dụ, hốn dụ ngơn ngữ là các phương thức để tạo ra nghĩa mới,
nghĩa cố định của đơn vị từ vựng, tức là các phương thức tạo ra hiện tượng
nhiều nghĩa ngơn ngữ. Trong khi đó, các ẩn dụ, hoán dụ tu từ cũng tạo ra
nghĩa mới cho các đơn vị từ vựng, nhưng những nghĩa này chưa được cố
định, chưa trở thành toàn dân, mà chỉ là sáng tạo cá nhân của các nhà văn, nhà
thơ, nhà nghệ thuật ngôn từ; tách khỏi các bài văn bài thơ đó, nghĩa ẩn dụ
hoặc hốn dụ tu từ của từ ngữ khơng cịn; tức là các phương thức tạo ra hiện
tượng nhiều nghĩa lời nói.
1.3. Hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa
1.3.1. Trường nghĩa

1.3.1.1. Lí thuyết về trường nghĩa
Lí thuyết “trường nghĩa” ra đời mấy chục năm gần đây. Tư tưởng cơ
bản của lí thuyết này là khảo sát từ vựng một cách hệ thống. Hiện nay có
nhiều cách hiểu khác nhau về trường nghĩa, song có thể quy về hai khuynh
hướng chủ yếu sau:
- Trường nghĩa là toàn bộ các khái niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu thị.
- Trường nghĩa không phải là phạm vi các khái niệm nào đó nữa mà là
phạm vi tất cả các từ có quan hệ lẫn nhau về nghĩa.
Kiểu trường nghĩa phổ biến nhất là nhóm “từ vựng - ngữ nghĩa”. Đỗ
Hữu Châu là người nghiên cứu nhiều về vấn đề trường nghĩa. Theo ông:
16


“Những quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ xuất hiện ra khi đạt được các từ
(nói cho đúng là nghĩa của từ) vào những hệ thống con thích hợp. Trong “Từ
vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt”, Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Mỗi tiểu hệ thống ngữ
nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là tập hợp những từ đồng nhất với
nhau về ngữ nghĩa”.
Như vậy, ta thấy tìm ra một khái niệm trường nghĩa trọn vẹn và đầy đủ
vẫn đang là một vấn đề đặt ra. Nhưng để phục vụ cho nghiên cứu, hiện nay
các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thống nhất khái niệm trường nghĩa như sau: “là
tập hợp các từ có một sự đồng nhất nào đó về nghĩa” - sách giáo khoa Tiếng
Việt 10.
1.3.1.2. Phân loại
F.de.Saussure trong giáo trình: “Ngơn ngữ học đại cương” đã chỉ ra hai
dạng quan hệ: quan hệ ngang (quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan
hệ ngữ nghĩa) và quan hệ dọc (hay quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình).
Theo hai dạng quan hệ đó có thể có hai loại trường nghĩa. Trong giá
trình “Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt”, Đỗ Hữu Châu đã giới thiệu hai loại
trường nghĩa dọc gồm trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm rồi

đến trường nghĩa tuyến tính và kết thúc bởi một trường nghĩa có tác động sâu
sắc đối với việc sử dụng từ ngữ trong tác phẩm văn chương là trường nghĩa
liên tưởng.
1.3.2. Đồng nghĩa
1.3.2.1. Khái niệm
Cho đến nay, trong các cơng trình ngơn ngữ học ở nước ngồi và các
tài liệu Việt ngữ học có rất nhiều định nghĩa khá nhau về từ đồng nghĩa. Mỗi
định nghĩa nhìn nhận vấn đề từ đồng nghĩa dưới những góc độ riêng.
Đỗ Hữu Châu trong cuốn Giáo trình Việt ngữ (Tập 2) lần đầu tiên đưa
ra khái niệm chung về từ đồng nghĩa: “Trong vốn từ hội của bất cứ một ngơn
ngữ nào cũng thường có những từ mặc dù hình thức ngữ âm hồn tồn khác
nhau nhưng từ nghĩa (tức là nghĩa của từ) là giống nhau; do đó, trong nhiều
hồn cảnh ngơn ngữ cụ thể có thể thay thế cho nhau được. Những từ này là
những từ đồng nghĩa” [2;63]. Với cách định nghĩa này, tác giả đã nêu ra đặc
17


điểm của những từ đồng nghĩa: hình thức ngữ âm khác nhau, từ nghĩa giống
nhau, có thể thay thế cho nhau trong nhiều hoàn cảnh. Tuy nhiên, mức độ
đồng nghĩa chưa được đề cập đến và cũng cần phải nói thêm rằng, về sau, Đỗ
Hữu Châu đã nhìn nhận lại một cách khoa học hơn về tiêu chí “có thể thay thế
cho nhau” của các từ đồng nghĩa. Chính vì lẽ đó, trong Giáo trình Giản yếu về
từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, ông đã đưa ra quan niệm đơn giản hơn về từ
đồng nghĩa: “Từ đồng nghĩa là những từ giống nhau về nghĩa, hoặc nghĩa
biểu vật, hoặc nghĩa biểu niệm”.
1.3.2.2. Phân loại
Căn cứ vào mức độ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm
và ý nghĩa biểu thái - tức là những ý nghĩa thuộc hệ thống ngữ nghĩa của từ
vựng - có thể phân chia các từ đồng nghĩa thành ba loại.
a. Từ đồng nghĩa tuyệt đối

Đó là những từ đồng nghĩa nhất về ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm,
ý nghĩa biểu thái, chỉ khác ở phạm vi sử dụng (địa phương hay toàn quốc
trong các tiếng xã hội hay trong ngơn ngữ tồn dân...) về kết cấu cú pháp..
Thí dụ:
Máy bay → Phi cơ
Phương diện →Mặt
Lợn → Heo
b. Từ đồng nghĩa sắc thái
Đây là hiện tượng đồng nghĩa giữa các từ khác nhau nhiều hay ít ngay
trong các thành phần của chúng.
Chúng có thể khác nhau về: sắc thái, biểu thái. Dưới đây là những thí
dụ về các từ được sắp xếp theo trật tự từ trái qua phải, cố gắng phẩn ánh các
mức độ biểu thái tích cực đến tiêu cực qua các từ trung hòa về biểu thái.
Hi sinh, từ trần, về với tổ tiên, qua đời, chết, bỏ mạng, toi mạng, ngoẻo,
ăn đất, ngủ với giun....
Trình, bẩm, bày tỏ, phát biểu, nói, múa mép, ba hoa...
18


Thấp kém, tồi, xấu, đê hèn, hèn hạ, ti tiện, bỉ ổi.....
Điều tra, theo dõi, dò, dò xét, đánh hơi....
c. Từ đồng nghĩa biểu niệm
Đây là những từ đồng nghĩa khác nhau ở một hoặc một vài nét nghĩa
nào đó. Như đã nói, các từ đồng nghĩa biểu niệm thường khác nhau về ý nghĩa
biểu vật.
Để phân biệt các từ đồng nghĩa biểu niệm, trước hết phải đặt cho đúng
các từ vào trong các trường (hoặc trường nhỏ, hoặc nhóm nghĩa trong trường
nhỏ) thích đáng. Các câu trúc biểu niệm chung cho trường hau cho nhóm
nghĩa là những gợi ý giúp ta thấy được sự khác nhau căn bản giữa hai từ.
Thí dụ: Với các cấu trúc biểu niệm “tính chất của trí tuệ”, “tính chất của

vẻ bề ngồi biểu hiện tính chất, trạng thái...”, chúng ta có thể thấy ngay được
sự khác nhau giữa sáng suốt và sáng sủa. Sáng suốt là từ thuộc trường thứ
nhất (con người sáng suốt..), sáng sủa là từ ở trường thứ hai và thứ ba: “căn
phòng sáng sủa”..
Sau khi đã đặt được các từ vào trong trường,cần xác định cấu trúc biểu
niệm chung cho chúng. Dựa vào cấu trúc biểu niệm chung tiếp tục nhận ra
những nét nghĩa riêng.
Ý nghĩa của các kiểu cấu tạo từ cũng có thể giúp phân biệt các sắc thái
ý nghĩa khác nhau của các từ đồng nghĩa.
1.3.3. Trái nghĩa
Đỗ Hữu Châu đã đưa ra nhận định “Đối lập với hiện tượng đồng nghĩa,
trái nghĩa là hiện tượng giữa các từ (hay ngữ cố định) có nghĩa trái ngược
nhau”. Cách định nghĩa này chủ yếu dựa vào nghĩa của từ hoặc ngữ cố định
để xác định từ trái nghĩa.
Theo nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hồng Trọng
Phiến thì lại có định nghĩa về từ trái nghĩa trong cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và
tiếng Việt như sau: “Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong
mối quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái
niệm tương phản về logic.”
19


×