Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Cẩm nang du lịch Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 28 trang )






CẨM NANG DU LỊCH HÀ NỘI
HÀ NỘI
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam từ năm 1946 đến hiện nay, là thành phố đứng đầu Việt Nam về
diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 6.699.600
người (2011). Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt
Nam. Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm
chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam.

Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng
đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh
thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn
rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang
tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của
Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua hai cuộc chiến
tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới
ngày nay.

KHÍ HẬU
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè
nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa. Nằm
về phía bắc của vành đai nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi
dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung
bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt
của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ
trung bình 28,1 °C.



Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Trong khoảng
thời gian này số ngày nắng của thành phố xuống rất thấp, bầu trời thường xuyên bị che phủ bởi
mây và sương, tháng 2 trung bình mỗi ngày chỉ có 1,8 giờ mặt trời chiếu sáng. Cùng với hai thời
kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 (mùa xuân) và tháng 10 (mùa thu), thành phố có đủ bốn mùa xuân,
hạ, thu và đông.
PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN HÀ NỘI
Từ TP.HCM, bạn có thể đi ra Hà Nội bằng nhiều cách khác nhau. Như tàu hỏa, ô tô hoặc máy
bay.
Di chuyển bằng Tàu hoả





Ðặt vé tàu từ TP.HCM ra Hà Nội
Tại ga Sài Gòn: 01 Nguyễn Thông, P.9, Q.3, TPHCM, ÐT: 08. 39 318 952.
Hiện nay có nhiều loại vé khác nhau để phù hợp với nhu cầu của bạn. (ghế cứng, ghế mềm,
giuờng nằm có máy lạnh…)
Giá từ: 782.000VND/vé/nguời trở lên. Tàu dừng tại ga Hà Nội trên đuờng Lê Duẩn.
Đi bằng Xe khách

Nếu đi ô tô, bạn có thể chọn các hãng như sau:
Hãng xe khách Hoàng Long ÐT: 0988 259 568
Hãng xe Mai Linh ÐT: 08 39292929
Hãng xe Tân Ðạt ÐT: 08 218.1056 – 090.66.88.567
Xe khởi hành từ bến xe Miền Ðông Ghế ngồi và giường nằm Giá từ: 550.000VND/vé Ðã bao
gồm thức ăn và nuớc uống. Thời gian đi ô tô khoảng duới 60 giờ do xe phải dừng lại vào các bữa
ăn nên sẽ lâu hơn tàu hỏa.
Đi bằng Máy bay

Máy bay là phương tiện di chuyển nhanh nhất ra Hà Nội dồng thời giá cũng cao nhất. Thời gian
bay là 1h45 phút, thời gian chờ đợi làm thủ tục khoảng 2 giờ, tổng thời gian bạn di chuyển từ
TP.HCM đến trung tâm Hà Nội khoảng 5 tiếng đồng hồ. Giá vé máy bay từ TP.HCM ra Hà Nội
có nhiều mức, dao dộng từ 1,2 triệu dồng/vé/nguời trở lên.



Lưu ý: Bạn nên tránh du lịch Hà Nội vào những mùa cao điểm như Tết, Quốc Khánh, 30/4 vì lúc
này vé máy bay vừa dắt lại khó mua.
Cách di chuyển từ Sân bay về trung tâm thủ đô Hà Nội
Ði bằng xe ô Tô của sân bay



Xe ô tô khách của sân bay có giá 35.000VND/nguời xe về đến số 1 phố Quang Trung, Q. Hoàn
Kiếm, Hà Nội (xe của sân bay Nội Bài hoặc xe hãng dỗ tại dó). Bạn có thể lựa chọn tùy theo nhu
cầu của bạn.
Nếu bạn đi Jestar, hãng này có ô tô đưa về đến số 204 Trần Quang Khải
Giá từ: 30.000 – 35.000VND/nguời
Từ 2 diểm trên bạn có thể bắt xe taxi hoặc xe ôm dể về địa điểm mong muốn. Nhớ hỏi kỹ giá cả
ngay từ đầu để đảm bảo không bị “chặt chém”
Ði bằng xe Taxi

Ra khỏi sân bay rẽ tay phải là có rất nhiều xe taxi đỗ ở đó, bạn nên chọn hãng có tên biển gắn tại
chỗ dành cho xe taxi. Truớc khi lên xe, hãy hỏi giá và yêu cầu trả trọn gói từ sân bay về đến địa
điểm bạn mong muốn. Về đến trung tâm Hà Nội thì hiện nay giá khoảng 300.000VND.
Ði bằng xe bus

Bạn ra đuờng lớn bắt xe buýt số 7 về bãi chung chuyển Cầu Giấy hết khoảng 7.000VND. Tiếp
đó bắt xe 32 hoặc 25 từ đây về bến xe Giáp Bát hết khoảng 5.000VND.

Bạn cũng có thể bắt xe số 17 từ sân bay Nội Bài về Long Biên giá khoảng 5.000 – 7.000VND.
Note: Ði xe buýt có ưu diểm là giá rẻ nhưng phải chờ đợi, hên xui là lâu hoặc nhanh nhé! Ngoài
ra nếu mà nhiều hành lý thì cũng không tiện lắm đâu.
ĐI LẠI THĂM QUAN Ở HÀ NỘI
Cũng giống như tại TP HCM, vào giờ cao điểm: Từ 7h00 – 8h00 sáng và 17h00 – 18h00 chiều,
nhiều con đường ở Hà Nội xảy ra tình trạng tắc duờng (kẹt xe) do lưu luợng giao thông quá đông
đúc. Tham thú phố phuờng Hà Nội vào thời gian này thật không thú vị chút nào. Ngoài ra, các
điểm tham quan ở trung tâm Hà Nội không quá xa nhau nên bạn có thể thuê xe máy và tự lái đi.

Muốn thuê được xe bạn phải đặt chứng minh thư và dặt cọc từ 4 – 10 triệu đồng.Giá thuê từ
10.000 – 15.000 VND/giờ và 60.000 – 120.000 VND/ngày. Một số dịa chỉ: 5 Ðinh liệt, 53 Trần
Hưng Ðạo, 23 E Hai Bà Trưng…
Tất nhiên bạn cũng có thể chọn phương tiện khác là xe ôm hay taxi. Mẹo nhỏ cho bạn là nên hỏi
giá và trả giá truớc khi đi bất cứ đâu.
NHỮNG KHU VỰC CHÍNH
Trung Tâm Thủ Ðô (Quận hoàn Kiếm)
Nằm ở vị trí trung tâm của kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay song quận
Hoàn Kiếm có diện tích nhỏ nhất tại Hà Nội.


Trên địa bàn quận có nhiều trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, văn phòng đại diện các tổ
chức quốc tế, cơ quan Nhà nuớc ở Trung ương và địa phương, nhiều trụ sở tôn giáo lớn, các di
tích lịch sử-văn hóa và di tích cách mạng, các công trình kiến trúc-van hóa có giá trị như: Hồ
Gươm, khu phố cổ, vuờn hoa Lý Thái Tổ…
Khu phố cổ Hà Nội
Phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thuờng của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội. Khu
phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở
ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp
và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền
thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn

cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Khu "Hà Nội 36 phố phường" là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố
phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ.n
Kiếm
Hồ Hoàn Kiếm (còn gọi là hồ Gươm) là một hồ nuớc ngọt nằm giữa Thủ đô Hà Nội.

Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm (trong bản đồ Hà Nội năm 1886, hồ này được gọi là
Hồ Hoàn Gươm - Lac de Hoan Guom), là một hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội.
Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy
Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê mạt)[3]. Tên gọi Hoàn
Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa
thần. Tên hồ được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) và là hồ
nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay.
Hồ Tây


Tọa lạc ở phía Tây và là hồ nuớc ngọt lớn nhất của thủ đô Hà Nội với chu vi 17km. Hồ Tây
trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài
Hồ, là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội. Hồ có diện tích hơn 500 ha với chu vi
là 18 km. Hồ nằm ở vị trí phía tây bắc trung tâm Hà Nội. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh, hồ
Tây là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy .
Các khu vực liền kề xung quanh hồ Tây sẽ được quy hoạch để trở thành trung tâm của Thủ đô
Hà Nội mới trong tương lai gần. Thay thế dần vị trí hiện nay đang là Hồ Hoàn Kiếm.

Quảng Truờng Ba Ðình
Còn duợc gọi là Quảng truờng Ðộc Lập vì tại dây Chủ tịch Hồ Chí Minh dã dọc bản “Tuyên
Ngôn Ðộc Lập” khai sinh ra nuớc Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày 02/09/1945. Quảng
truờng tọa lạc ở phía Tây hồ Hoàn Kiếm, nằm trên duờng Hùng Vuong và phía truớc là lăng Chủ
tịch Hồ Chí Minh


Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương và
trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường này còn là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn quan
trọng trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Cách
mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai
sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Quảng trường Ba Đình ngày nay có khuôn viên với chiều dài 320m và rộng 100m, có 240 ô cỏ,
xen giữa là lối đi rộng 1,4m. Giữa quảng trường là cột cờ cao 25m. Đây là nơi diễn ra các cuộc
diễu hành nhân dịp các ngày lễ lớn của Việt Nam, và cũng là một địa điểm tham quan, vui chơi,
dạo mát của du khách và người dân Hà Nội.


MỘT SỐ ĐIỂM THĂM QUAN THÚ VỊ
A/ NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN GẦN THÀNH PHỐ
Ðây là những địa danh góp phần làm nên bản sắc Hà Nội: thanh lịch, cổ kính và chứa dựng nhiều
câu chuyện thú vị trong suốt chiều dài lịch sử. Phần nhiều trong số các điểm đến này nằm ở trung
tâm thành phố Hà Nội và khá gần nhau, bạn có thể lên kế hoạch tham quan bằng xe máy hay
thậm chí là xe đạp. Mát lý tuởng, không gian yên bình.
VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM

Văn Miếu – Quốc Tử Giám(chữ Hán: 文廟 – 國子監) là quần thể di tích đa dạng và phong phú
hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Namkinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã
được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.
Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám
và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường
đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh,
phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được
giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai
bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại
Thành và cổng Thái Học.[1] Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất

nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước
đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm
vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi
kỳ thi. Vé vào cổng: 20.000 VND/luợt.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×