Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học giáo dục công dân ở các trường Trung học Phổ thông huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 158 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CHỬ THỊ MỸ CHINH

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI
TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN
PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CHỬ THỊ MỸ CHINH

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI
TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN
PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lý luận Chính trị
Mã số: 8140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ LAN

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Những
kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình
nào.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn

Chử Thị Mỹ Chinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tôi xin lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo TS. Trần Thị Lan - người
đã quan tâm và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn, đã giúp
tôi hiểu thêm nhiều kiến thức về khoa học quản lý giáo dục cũng như giúp tôi
rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, cùng

các thầy cô giáo đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi, dành nhiều công sức giảng
dạy, hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng, ban, khoa, tổ, các đồng
chí giảng dạy bộ môn Giáo dục Công dân và học sinh trường THPT huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp số liệu, cho ý kiến,
những người thân trong gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ
để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian
qua. Mặc dù đã cố gắng thật nhiều trong quá trình thực hiện đề tài, song không
thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm
và đóng góp ý kiến của quý các thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những
người cùng quan tâm tới những vấn đề được trình bày trong luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Chử Thị Mỹ Chinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ............................................ vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 4
6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 4
7. Kết cấu của đề tài............................................................................................. 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Ở
TRƯỜNG THPT ...........................................................................................................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................... 6
1.1.1. Những công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến phương pháp
đóng vai ............................................................................................................... 6
1.1.2. Những công trình nghiên cứu trong nước ................................................. 8
1.1.3. Những giá trị của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và
những vấn đề luận văn tiếp tục làm sáng tỏ ...................................................... 12
1.2. Một số khái niệm công cụ........................................................................... 14
1.2.1. Khái niệm phương pháp, đóng vai và phương pháp đóng vai trong
dạy học ............................................................................................................... 14
1.2.2. Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Giáo dục công dân ........ 19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.3. Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học chương trình Giáo dục
công dân lớp 10 ở trường THPT........................................................................ 22
1.3.1. Chương trình Giáo dục công dân lớp 10 ................................................. 22
1.3.2. Ưu thế của việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học chương
trình Giáo dục công dân lớp 10 ......................................................................... 26

1.3.3. Mục tiêu sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học chương trình
Giáo dục công dân lớp 10 .................................................................................. 29
1.3.4. Nội dung sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học chương trình
Giáo dục công dân lớp 10 .................................................................................. 31
1.3.5. Hình thức sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học chương trình
Giáo dục công dân lớp 10 .................................................................................. 33
Kết luận chương 1.............................................................................................. 36
Chương 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI
TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Ở CÁC
TRƯỜNG THPT HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN...................... 37
2.1. Đặc điểm của các trường THPT ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên..... 37
2.2. Những kết quả đạt được và hạn chế của việc sử dụng phương pháp
đóng vai trong dạy học chương trình GDCD lớp 10 ở các trường THPT
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ................................................................... 41
2.2.1. Những kết quả đạt được của việc sử dụng phương pháp đóng vai
trong dạy học chương trình GDCD lớp 10 ở các trường THPT huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................... 42
2.2.2. Những hạn chế của việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy
học chương trình GDCD lớp 10 ở các trường THPT huyện Phú Bình, tỉnh
Thái Nguyên ...................................................................................................... 46
2.3. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng sử dụng phương pháp đóng vai trong
dạy học chương trình GDCD lớp 10 ở các trường THPT huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................... 54
Kết luận chương 2.............................................................................................. 60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 3. QUY TRÌNH VÀ THỰC NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP

ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP
10 Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI
NGUYÊN .......................................................................................................... 61
3.1. Các nguyên tắc cần đảm bảo khi sử dụng phương pháp đóng vai trong
dạy học chương trình GDCD lớp 10 ở các trường THPT huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................... 61
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu môn học .................................................. 61
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ......................................................... 62
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp và tính vừa sức ................................. 63
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo định hướng phát triển năng lực của học sinh ........ 64
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .......................................................... 66
3.2. Quy trình sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học chương trình
GDCD lớp 10 ở các trường THPT huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ........... 67
3.2.1. Lập kế hoạch dạy học sử dụng phương pháp đóng vai ........................... 67
3.2.2. Xác định nội dung dạy học ...................................................................... 68
3.2.3. Thiết kế giáo án có sử dụng phương pháp đóng vai................................ 68
3.2.4. Thực hiện dạy học trên lớp ...................................................................... 69
3.2.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ..................................... 71
3.3. Những điều kiện cần thiết để sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy
học chương trình GDCD lớp 10 ở các trường THPT huyện Phú Bình, tỉnh
Thái Nguyên ...................................................................................................... 73
3.3.1. Điều kiện đối với giáo viên ..................................................................... 73
3.3.2. Điều kiện đối với học sinh ....................................................................... 75
3.3.3. Điều kiện đối với các cấp quản lý ........................................................... 76
3.3.4. Điều kiện về cơ sở vật chất...................................................................... 77
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





3.4. Thực nghiệm phương pháp đóng vai trong dạy học chương trình GDCD
lớp 10 ở các trường THPT huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ....................... 78
3.4.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 78
3.4.2. Giả thuyết thực nghiệm ........................................................................... 78
3.4.3. Thời gian, địa điểm, đối tượng thực nghiệm và đối chứng ..................... 79
3.4.4. Nội dung thực nghiệm ............................................................................. 80
3.5. Kết quả thực nghiệm phương pháp đóng vai trong dạy học chương trình
GDCD lớp 10 ở các trường THPT huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên................ 82
3.5.1. Khảo sát trình độ ban đầu của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .......... 82
3.3.2. Phân tích, đánh giá kết quả sau thực nghiệm .......................................... 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 95
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐC

Đối chứng

ĐTBC

Điểm trung bình cộng

GD& ĐT


Giáo dục và Đào tạo

GDCD

Giáo dục công dân

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

SL

Số lượng

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Cơ cấu đội ngũ GV ở các trường THPT trên địa bàn huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên năm 2018 - 2019 .............................. 37

Bảng 2.2.

Quy mô HS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2019 ....................................... 39

Bảng 2.3.

Kết quả học tập học kỳ I năm học 2018 - 2019 của HS khối
10 các trường THPT huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ............. 40

Bảng 2.4.

Đánh giá của GV về sự cần thiết sử dụng các phương pháp
trong dạy học GDCD lớp 10 theo hướng phát triển năng lực HS ........ 42

Bảng 2.5.

Đánh giá của GV về mục đích, ý nghĩa sử dụng phương pháp
đóng vai trong dạy học GDCD lớp 10 ở các trường THPT
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ............................................... 43

Bảng 2.6.


Mức độ hài lòng của HS về một số nội dung khi vận dụng
phương pháp đóng vai trong dạy học chương trình GDCD lớp
10 ở các trường THPT huyện Phú Bình ........................................ 45

Bảng 2.7.

Đánh giá của GV về mức độ sử dụng các phương pháp trong
dạy học GDCD lớp 10 ................................................................... 47

Bảng 2.8.

Đánh giá của HS về mức độ sử dụng các phương pháp trong
dạy học GDCD lớp 10 ................................................................... 48

Bảng 2.9.

Đánh giá của GV về hiệu quả thực hiện phương pháp đóng
vai trong dạy học GDCD lớp 10 ở các trường THPT huyện
Phú Bình......................................................................................... 49

Bảng 2.10. Tương quan so sánh về hiệu quả sử dụng các phương pháp
trong dạy học GDCD lớp 10 .......................................................... 50
Bảng 2.11. Thái độ học tập chương trình GDCD lớp 10 của học sinh ở
các trường THPT huyện Phú Bình................................................ 52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Bảng 2.12. Mức độ hài lòng của HS về việc tạo hứng thú học tập và phát
huy năng lực HS khi vận dụng phương pháp đóng vai trong
dạy học chương trình GDCD lớp 10 ở các trường THPT
huyện Phú Bình .............................................................................. 53
Bảng 2.13. Tương quan đánh giá của HS và GV về thái độ học tập môn
GDCD của học sinh ở các trường THPT huyện Phú Bình ........... 54
Bảng 3.1.

Điểm kiểm tra học kỳ I môn GDCD giữa lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng ở trường THPT Điềm Thụy trước thực nghiệm ................. 82

Bảng 3.2.

Điểm kiểm tra học kỳ I môn GDCD giữa lớp thực nghiệm và
lớp ĐC ở trường THPT Phú Bình trước thực nghiệm ................... 83

Bảng 3.3.

Điểm kiểm tra học kỳ I môn GDCD giữa lớp thực nghiệm và
ĐC ở trường THPT Lương Phú trước thực nghiệm ...................... 83

Bảng 3.4.

Mức độ hứng thú học tập của HS .................................................. 84

Bảng 3.5.

Kết quả vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học
GDCD lớp 10 ở các lớp thực nghiệm ............................................ 86


Bảng 3.6.

Kết quả kiểm tra 1 tiết trên phạm vi 3 trường THPT huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên sau thực nghiệm ............................... 87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Biểu đồ 3.1. So sánh mức độ hứng thú hoạt tập của HS ở lớp thực nghiệm
và đối chứng................................................................................ 85
Biểu đồ 3.2. Kết quả kiểm tra 1 tiết trên phạm vi 3 trường THPT huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên sau thực nghiệm ............................ 88

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, chất lượng nguồn nhân lực trở thành nhân tố quyết
định sự cạnh tranh của mỗi quốc gia, dân tộc trong bối cảnh gia tăng hợp tác, hội
nhập và phát triển. Trước sự tác động của cuộc cách mạng 4.0, giáo dục đào tạo
có vị trí, vai trò rất quan trọng, được xem là một trong ba khâu đột phá để thực
hiện chiến lược “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc
dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa

học, công nghệ” [15, tr.106]. Tuy nhiên, giáo dục ở Việt Nam đang đứng trước
những thách thức về chất lượng đào tạo, về các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy
và học. Cùng với đó còn là thách thức với việc tìm kiếm đổi mới mục tiêu, mô
hình và phương pháp dạy học hướng đến phát triển năng lực người học.
Trên thực tế, các trường THPT là nhân tố trực tiếp tham góp và quyết định đến
chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam với khả năng đáp ứng được những đòi hỏi
mới của xã hội và thị trường lao động, đặc biệt là năng lực hành động, tính tích cực,
chủ động, sáng tạo, năng lực giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn xã hội.
Điều này đòi hỏi các trường THPT cần đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình và
phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu
từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học
đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và
học” [16, tr.115] đồng thời phù hợp với tư tưởng chủ đạo của Chương trình giáo dục
phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 5/6/2006
của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
của HS; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng HS, điều kiện của từng
lớp học; bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
và trách nhiệm học tập cho HS”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Có thể nói, môn GDCD chương trình GDCD lớp 10 đóng vai trò quan trọng
trong việc giáo dục ý thức và hành vi của người công dân cho HS, không chỉ trang
bị cho người học những tri thức đạo đức mà điều quan trọng là rèn luyện cho HS
thói quen, kỹ năng thực hiện hành vi giao tiếp, ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo
đức của xã hội. Việc đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD trong những năm

qua ở các trường THPT nói chung, các trường THPT huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên nói riêng cho thấy, mặc dù cố gắng rất nhiều trong đổi mới cách dạy, cách
học tuy nhiên những kết quả đạt được chưa tương xứng với yêu cầu, đòi hỏi của
thực tiễn. Đặc biệt, chương trình GDCD lớp 10 với những tri thức trừu tượng và
mang tính khái quát hoá cao chưa được GV quan tâm thỏa đáng bằng việc đổi mới
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Phương pháp đóng vai tuy không còn xa
lạ với phần lớn GV ở các trường THPT huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, dù đã
được nhiều GV vận dụng nhưng tính khoa học và hiệu quả chưa cao. Những tình
huống đưa ra để HS sắm vai còn đơn điệu, thậm chí chưa tập trung vào mục tiêu
bài học, nhất là mục tiêu phát triển kỹ năng, giáo dục thái độ cho HS. Theo đó,
hứng khởi học tập và tính tích cực của HS trong việc tìm tòi, nghiên cứu, khảo
nghiệm để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo chưa được phát huy ở mức độ cao.
Điều này lý giải vì sao tâm lý thụ động, ngại tư duy, tư tưởng nhàm chán của
không ít HS khi tiếp cận môn học ở các trường THPT huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên chưa được khắc phục trên thực tế. Vì vậy, việc tìm kiếm cách thức tổ chức
dạy học để thu hút HS tích cực giải quyết vấn đề theo phương pháp đóng vai đảm
bảo tính phù hợp với mục đích, yêu cầu, nội dung bài học và hướng đến rèn luyện
và phát triển năng lực người học đang là yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
GDCD lớp 10 ở các trường THPT trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
hiện nay.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn vấn đề “Sử dụng phương
pháp đóng vai trong dạy học Giáo dục công dân ở các trường trung học phổ
thông huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sỹ của
mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và nhận diện một số vấn đề đặt ra từ thực trạng dạy học
môn GDCD chương trình lớp 10 ở các trường THPT huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên, luận văn đề xuất quy trình và điều kiện sử dụng phương pháp đóng vai nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD chương trình lớp 10 theo hướng phát huy
năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS trên địa bàn nghiên cứu.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy
học GDCD lớp 10 ở các trường THPT huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất quy trình sử dụng phương
pháp đóng vai trong dạy học GDCD chương trình lớp 10 ở các trường THPT
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Tiến hành thực nghiệm và kiến nghị một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng phương pháp đóng vai trong dạy học GDCD lớp 10 ở các trường THPT
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phương pháp đóng vai trong dạy học môn GDCD ở các
trường THPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy
học GDCD chương trình lớp 10.
- Đề tài tiến hành khảo sát, thực nghiệm sư phạm đối với 6 lớp khối 10 ở
3 trường THPT trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên bao gồm: THPT
Phú Bình, THPT Lương Phú và THPT Điềm Thụy.
4. Giả thuyết khoa học
Việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học GDCD ở các trường
THPT trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên nếu được làm sáng tỏ cơ
sở lý luận, cơ sở thực tiễn và đề ra được quy trình, điều kiện cần thiết thì sẽ phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS trong phát hiện và
giải quyết tình huống thực tiễn, tạo sự hứng thú trong học tập của HS, góp phần
nâng cao chất lượng dạy học chương trình GDCD lớp 10 ở các trường THPT trên
địa bàn nghiên cứu.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Đề tài dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin và các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo
dục và đào tạo: Nội dung chương trình môn học GDCD chương trình lớp 10;
các văn bản chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
- Những công trình nghiên cứu của các tác giả liên quan đến nội dung đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích, tổng hợp,
phương pháp logic - lịch sử…
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, phỏng vấn,
phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp
tổng hợp, thống kê, so sánh…
6. Đóng góp của đề tài
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý
luận và thực tiễn, cũng như đề xuất quy trình và điều kiện sử dụng phương
pháp đóng vai nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS lớp 10 ở các
trường THPT huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên theo hướng phát triển năng
lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn
của người học.

- Sau khi hoàn thiện, đề tài còn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc
giảng dạy và học tập môn GDCD chương trình lớp 10 ở các trường THPT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương,
11 tiết:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp đóng vai trong
dạy học giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT.
Chương 2: Thực trạng sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học
chương trình giáo dục công dân lớp 10 ở các trường THPT huyện Phú Bình, tỉnh
Thái Nguyên
Chương 3: Quy trình và thực nghiệm phương pháp đóng vai trong dạy
học chương trình giáo dục công dân lớp 10 ở các trường THPT huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI
TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học được nhiều

nhà nghiên cứu quan tâm và tiếp cận với góc độ đa chiều. Nhiều tài liệu nghiên
cứu về việc kiến tạo, đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có phương pháp
đóng vai nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực sáng tạo, tư duy phản
biện và kỹ năng của người học ngày càng phong phú và đa dạng ở cả trong nước
và trên thế giới.
1.1.1. Những công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến phương pháp
đóng vai
Trong lịch sử phát triển của giáo dục, đóng vai là hình thức dạy học xuất
hiện sớm. Ban đầu, đóng vai được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực nghệ thuật và
những năm gần đây, phương pháp này được các nhà sư phạm sử dụng phổ biến.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về phương pháp đóng vai, có thể kể
đến một số công trình tiêu biểu như:
- Kanokwan Manorom and Zoë Pollock, “Role play as a Teaching
Method: A Practical Guide”. Báo cáo của Tiến sĩ Kanokwan Manorom and Zoë
Pollock đã tiếp cận vấn đề đóng vai trên phương diện phương pháp dạy học. Tác
giả đã chỉ ra tính ưu việt của phương pháp này đối với việc cuốn hút HS tham
gia tham gia tích cực vào hoạt động nhận thức và hình thành kỹ năng đàm phán,
phản biện theo tư duy lôgic. Theo tác giả Kanokwan Manorom and Zoë Pollock,
phương pháp đóng vai đòi hỏi người học chủ động tiếp cận vấn đề, chủ động xử
lý tình huống và “cho phép họ hoạt động như là các bên liên quan trong một kịch
bản tưởng tượng hay có thực”. Kanokwan Manorom and Zoë Pollock đã phác
thảo quy trình của dạy học bằng phương pháp đóng vai gồm bốn bước: “Chỉ dẫn,
tương tác, diễn đàn và phỏng vấn” [24].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Brierley, Gary; Devonshire, Liz and Hillman, Mick; "Learning to Participate:

Responding to Changes in Australian Land and Water Management Policy and
Practice", in Australian Journal of Environmental Education, vol. 18, 2002, pp.
7-13. Hillman cho rằng, đóng vai là phương pháp dạy học dựa trên việc giao cho
người học giải quyết một tình huống cụ thể thông qua hình thức sắm vai, đặt
mình vào tình huống, vào hoàn cảnh, bối cảnh cụ thể của tình huống để giải quyết
vấn đề. Brierley khẳng định, dạy học bằng phương pháp đóng vai góp phần phát
triển kỹ năng giao tiếp - một kỹ năng cần thiết và quan trọng để người học hoạt
động được trong một tập thể, cộng đồng.
- Alden, Dave; "Experience with Scripted Role Play in Environmental
Economics", in Journal of Economic Education, Spring, 1999, p. 127. Kinh nghiệm
với vai trò kịch bản trong kinh tế môi trường ", Tạp chí Giáo dục kinh tế. Bài viết của
Alden, Dave tiếp cận phương pháp đóng vai ở góc độ giáo dục kinh tế.
- Hirsch, Philip and Lloyd, Kate; "Real and Virtual Experiential Learning on
the Mekong: Field Schools, e-sims and Cultural Challenge," in Journal of
Geography in Higher Education, vol. 29, no.3, November 2005, pp.321-337. Học
tập kinh nghiệm thực và ảo trên sông Mê Kông: Trường học thực địa, mô phỏng
điện tử và thách thức văn hóa ", Tạp chí Địa lý trong Giáo dục đại học. Tác giả
Hirsch đã đề cập đến phương pháp mô phỏng nói chung và mô phỏng điện tử nói riêng,
qua đó khẳng định, đóng vai bao gồm các yếu tố then chốt của học tập kinh nghiệm.
Thông qua đóng vai các kinh nghiệm của người học được bộc lộ và các kiến thức sẽ
được tạo ra thông qua sự biến đổi của kinh nghiệm.
- Fisher, Bob; "Role play as a teaching method in multi-stakeholder natural
resource management", report on Mekong Learning Initiative workshop held 2126 March 2006, Lao PDR. Báo cáo của Fisher, Bob về hội thảo Sáng kiến Học tập
Mê Kông tổ chức ngày 21-26 / 3/2006, Cộng hòa dân chủ nhân dânn Lào đã xem
đóng vai trò như một phương pháp giảng dạy trong quản lý tài nguyên thiên nhiên
nhiều bên”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





- Robert J.Marzand, Debra J.Pickering, Jane E.Pollock, Các phương
pháp dạy học hiệu quả (Người dịch: Nguyễn Hồng Vân), Nxb Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội, 2011. Với công trình nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích ưu
thế và hạn chế của một số phương pháp dạy học tích cực, trong đó có phương
pháp đóng vai. Từ lập luận cho rằng, đóng vai là không chỉ đòi hỏi nhân vật
vào vai phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ về nội dung mà còn đòi hỏi kỹ thuật
biểu lộ xúc cảm, kỹ năng tư duy và xử lý tình huống. Theo đó, đóng vai càng
thiết thực bao nhiêu thì kỹ năng tương ứng của người học càng được hình thành
và phát triển bấy nhiêu.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu trong nước
Một là, những công trình nghiên cứu đã được xuất bản thành sách
tham khảo
- Tác giả Phạm Viết Vượng thông qua cuốn “Giáo dục học”, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội, 2000, đã xác định sắm vai là một hình thức của phương pháp
trò chơi thuộc nhóm các phương pháp thực hành.
- Tác giả Phan Trọng Ngọ với cuốn sách “Dạy học và phương pháp dạy học
trong nhà trường” Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2005. Thông qua việc nghiên
cứu, hệ thống hóa những quan niệm khác nhau về dạy học và phương pháp dạy học,
tác giả đã bước đầu luận bàn về vai trò của phương pháp đóng vai và khẳng định sự
cần thiết của việc vận dụng phương pháp này trong dạy học.
- Hai tác giả Nguyễn Văn Cư và Nguyễn Duy Nhiên với cuốn sách “Dạy
và học môn GDCD ở trường THPT - Những vấn đề lí luận và thực tiễn”, Nxb
Đại học Sư phạm, năm 2007. Tác giả đã trực tiếp hệ thống hóa và luận giải lý
luận chung về dạy học và đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD theo hướng
tích cực, phát huy năng lực của người học. Trên cơ sở đó, hai tác giả cũng đánh
giá thực trạng dạy và học môn GDCD ở trường THPT đồng thời chỉ rõ sự cần
thiết phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học, trong đó có phương pháp
đóng vai - một trong những phương pháp chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng
kiến thức đã học vào thực tiễn để phát triển năng lực cá nhân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Tác giả Vũ Hồng Tiến (2007), Dạy và học môn GDCD ở trường THPT,
những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội , đã chỉ rõ:
“Phương pháp đóng vai có ưu điểm gây được hứng thú của HS, tạo điều kiện
làm nảy sinh óc sáng tạo, giúp cho HS rèn luyện thực hành những kỹ năng
ứng xử và bày tỏ thái độ hành vi theo chuẩn mực đạo đức và chính trị - xã
hội” [42, tr. 61- 63].
- Hai tác giả Đinh Văn Đức, Dương Thị Thúy Nga với cuốn giáo trình
“Phương pháp dạy học môn GDCD ở trường THPT”, Nxb Đại học Sư phạm Hà
Nội, 2011. Hai tác giả đã đề cập đến quan niệm về phương pháp đóng vai với tư
cách là hoạt động “tổ chức cho người học thực hành, làm thử một số cách ứng
xử nào đó trong một tình huống giả định” [17, tr.170]. Hai tác giả chỉ ra phương
pháp dạy học đóng vai rất thích hợp với môn khoa học xã hội nhằm hình thành
cho học sinh các kỹ năng lắng nghe, tâm sự người khác cũng như kỹ năng giao
tiếp, ứng xử của học sinh. Hai tác giả còn chỉ rõ ưu điểm và hạn chế của phương
pháp đóng vai, cách tiến hành phương pháp đóng vai và đưa ra yêu cầu sư phạm
đối với phương pháp này.
- Nguyễn Văn Cường (2012), Lý luận dạy học hiện đại, cơ sở đổi mới mục
tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. Tác giả
đã chỉ rõ “Đóng vai là một phương pháp dạy học thông qua mô phỏng và thường
có tính chất trò chơi hay còn gọi là trò chơi đóng vai”, trên cơ sở đó, tác giả còn
chỉ tiến trình, ưu nhược điểm của trò chơi đóng vai.
Hai là, những bài viết về phương pháp đóng vai được đăng trong tạp
chí và hội thảo
- Tác giả Trịnh Quang Từ trong bài viết: “Phương pháp đóng vai mô hình
hóa hoạt động nghề nghiệp trong dạy học các môn khoa học kỹ thuật”, Tạp chí

Giáo dục, số 100 (tháng 3/2004) đã bàn làm rõ khái niệm, đặc điểm, ưu thế và
những điều kiện đảm bảo khi vận dụng phương pháp đóng vai mô hình hóa hoạt
động nghề nghiệp trong dạy học các môn khoa học kỹ thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Tác giả Lưu Thu Thủy với bài viết “Đổi mới phương pháp dạy học môn
GDCD sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh”, Kỷ yếu
Hội thảo quốc gia về giáo dục đạo đức công dân trong giáo dục phổ thông Việt
Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2013. Bài viết tập trung làm sáng tỏ tác dụng, vai
trò của phương pháp đóng vai đối với việc phát triển năng lực giao tiếp, năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực tư duy phê phán, năng lực sáng tạo của HS.
- Tác giả Phạm Thị Minh Phúc với bài viết “Kinh nghiệm sử dụng phương
pháp đóng vai trong dạy học môn GDCD ở trường trung học cơ sở” đăng trên
website: xahoinhanvan.cdsptw.edu.vn. Trong bài viết tác giả đưa ra 4 bước tiến
hành khi dạy học môn GDCD cho HS trung học cơ sở bằng phương pháp đóng
vai, đó là: Bước 1. Giáo viên giới thiệu tình huống vào cuối tiết học tuần trước
để HS xây dựng kịch bản và phân công sắm vai; Bước 2. Thể hiện kịch bản (tình
huống); Bước 3. Học sinh nhận xét rút ra bài học; Bước 4: Giáo viên nhận xét
đánh giá.
- Tiếp cận vai trò của phương pháp đóng vai trong phát triển năng lực người
học, tác giả Nguyễn Thị Chính đã đăng trên website: truongleduan.quangtri.gov.vn.
bài viết “Một số suy nghĩ từ việc sử dụng phương pháp đóng vai khi giảng chuyên
đề kỹ năng giao tiếp”. Tác giả cho rằng, đặc trưng cơ bản của phương pháp đóng
vai là người học được tham gia giải quyết các tình huống cụ thể, đó có thể là tình
huống trong đời sống cũng có thể là tình huống giả định được thiết kế và xây dựng
theo chủ đề, nội dung bài học. Qua đó, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích, đánh
giá, giải quyết vấn đề của người học được hình thành, rèn luyện và phát triển.

- Lê Thị May (2019), Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn
ngữ văn ở trường THPT Nghĩa Dân, Hội thảo chuyên môn "Vận dụng phương
pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Ngữ văn" tại trường THPT
Trần Hưng Đạo. Báo cáo khẳng định, đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS
thực hành để trình bày những suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử theo một vai giả
định. Từ đó, giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách đứng từ chỗ
đứng, góc nhìn của người trong cuộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Ba là, những công trình nghiên cứu về sử dụng phương pháp đóng vai trong
dạy học được viết dưới dạng luận văn, luận án, sáng kiến kinh nghiệm
- Lưu Thị Biên (2010), Vận dụng phương pháp đóng vai vào dạy học phần
"Công dân với đạo đức" môn GDCD ở trường THPT Đoàn Thị Điểm - Hà Nội, Luận
văn thạc sĩ Khoa học giáo dục.
- Mai Thị Kim Chi (2014), Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học
lịch sử Việt Nam (Thế kỉ X - giữa thế kỉ XIX), lớp 10, Trung học phổ thông Chương trình chuẩn, Luận văn thạc sĩ Khoa lịch sử, Trường Đại học Quốc gia,
Hà Nội. ở công trình nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóa quan niệm về
phương pháp đóng vai, từ đó đánh giá thực trạng vận dụng phương pháp này
trong việc nâng cao chất lượng dạy - học lịch sử Việt Nam hiện nay.
- Lê Thị Ngọc Hà (2015), Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học
Tiếng Việt để rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 2, Luận văn thạc sĩ khoa
học giáo dục, chuyên ngành Giáo dục học (tiểu học), ĐHSP Hà Nội. Khái niệm
phương pháp đóng vai, yêu cầu cần đảm bảo khi vận dựng phương pháp này
trong dạy học đã được tác giả phân tích và luận giải khá kỹ lưỡng.
- Đào Thị Hường (2011), Sử dụng phương pháp tình huống kết hợp với
phương pháp đóng vai trong dạy học môn GDCD lớp 12 (qua khảo sát thực tế
tại trường THPT Lê Viết Thuận, Thành phố Vinh), Luận văn thạc sỹ khoa học

Giáo dục, 2011.
- Bùi Thị Thương (2011), Vận dụng phương pháp đóng vai trong giảng
dạy môn Giáo dục công dân phần “Công dân với pháp luật” ở trường THPT,
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Giáo dục Chính trị, năm 2011.
- Nguyễn Thị Nga (2014), Vận dụng phương pháp đóng vai vào dạy học môn
Giáo dục công dân phần “Công dân với pháp luật” ở trường THPT Lê Quý Đôn Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục.
- Nguyễn Thị Sông Hương (2015), “Sử dụng phương pháp đóng vai trong
giảng dạy môn Giáo dục công dân bậc trung học phổ thông”, sáng kiến kinh
nghiệm năm 2015.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Đỗ Khánh Năm (2016), Sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp với
thảo luận nhóm trong dạy học môn khoa học nhằm giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh tiểu học. Ở công trình nghiên cứu này, phương pháp đóng vai
được sử dụng kết hợp với thảo luận nhóm nhằm giáo dục thái độ và kỹ năng
cho HS.
- Vũ Thị Bốn (2017), Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học phần
công dân với pháp luật ở trường THPT Lương Tài 2 Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ
Khoa học Giáo dục, chuyên ngành Lý luận và Phương pháp giảng dạy Giáo dục
Chính trị.
- Nguyễn Thị Bích Hạnh (2017), Sử dụng phương pháp đóng vai trong
dạy học môn GDCD ở các trường THPT huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn
thạc sỹ Khoa học giáo dục.
Nhìn chung, các tác giả nêu trên đều có chung quan điểm khi xem đóng
vai là phương pháp dạy học cần được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác
trong dạy học môn GDCD ở trường phổ thông. Thông qua việc làm sáng tỏ khái
niệm, vị trí, vai trò, ưu điểm, hạn chế của phương pháp đóng vai, các công trình

nghiên cứu nêu trên ở các mức độ khác nhau đã đánh giá thực trạng vận dụng
phương pháp dạy học này trên các địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở đó đề xuất quy
trình, điều kiện, giải pháp để nâng cao hiệu quả vận dụng phương pháp đóng vai
trong dạy học nói chung và đặc biệt là dạy học môn GDCD ở các trường THPT.
1.1.3. Những giá trị của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và
những vấn đề luận văn tiếp tục làm sáng tỏ
Có thể nói, một khối lượng tri thức phong phú với nhiều công trình nghiên
cứu về phương pháp đóng vai cho thấy sức hấp dẫn hay tính đặc biệt quan trọng
của vấn đề này đối với đổi mới phương pháp dạy và học môn GDCD. Giá trị
khoa học của các công trình nghiên cứu nêu trên có thể được khái quát ở các bình
diện sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Một là, các công trình nghiên cứu nêu trên đã vạch ra nhiều phương pháp
tiếp cận về phương pháp đóng vai trong dạy học. Đáng chú ý là những quan điểm
xem đóng vai trong dạy học GDCD là phương pháp góp phần phát triển kỹ năng
giao tiếp, ứng xử, giải quyết tình huống, năng lực tư duy độc lập và tư duy phản
biện của người học.
Hai là, các công trình nghiên cứu nêu trên đã hệ thống hóa, phân tích,
đánh giá và làm rõ những quan niệm của nhiều tác giả khác nhau về phương
pháp đóng vai trong dạy học nói chung và dạy học môn GDCD ở trường THPT
nói riêng.
Ba là, dưới các góc độ, bình diện, phạm vi nghiên cứu khác nhau, những
công trình nghiên cứu liên quan đến phương pháp đóng vai trong dạy học GDCD
đã làm rõ vai trò, ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học này đồng thời luận
bàn tính cần thiết của việc đổi mới phương pháp này theo hướng tích cực hóa

hoạt động nhận thức, chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện và phát triển kỹ năng tương
ứng của HS.
Bốn là, trên cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng phương
pháp đóng vai trong dạy học GDCD, nhiều luận văn thạc sỹ đã đề xuất được quy
trình, điều kiện dạy học GDCD bằng phương pháp đóng vai ở một số trường
THPT, đồng thời tiến hành thực nghiệm và rút ra những kết luận sư phạm cần
thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp này ở các địa bàn nghiên cứu
cụ thể.
Từ những công trình nghiên cứu trên đây, có thể thấy rằng phương pháp
đóng vai đã được nhiều chủ thể quan tâm nghiên cứu để vận dụng vào giảng dạy
môn GDCD ở trường THPT. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào trực
tiếp bàn luận về vấn đề sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn GDCD
ở các trường THPT huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, cũng chưa có công trình
nghiên cứu nào đề cập và luận giải đầy đủ về những vấn đề đặt ra trong vận dụng
phương pháp đóng vai vào dạy học GDCD chương trình lớp 10 ở các trường
THPT trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×