Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Dung cu va vat lieu trong nho rang tieu phau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.44 KB, 16 trang )

DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU TRONG
NHỔ RĂNG TIỂU PHẪU
DỤNG CỤ DÙNG TRONG NHỔ RĂNG

I. GHẾ, MÁY NHA KHOA
1. Ghế nha khoa
Gồm ghế cho bệnh nhân và ghế ngồi cho bác sỹ.
1.1. Ghế cho bệnh nhân
Có nhiều loại, hiện nay thường sử dụng loại ghế được điều khiển bằng điện,
có những công tắc điện để điều khiển ghế lên, xuống, ngã ra phía sau ở tư thế nằm
hoặc trở về tư thế ngồi. Những công tắc điện này có thể được điều khiển bằng tay
hoặc chân hoặc phối hợp cả hai tuỳ theo nhà sản xuất.
1.2. Ghế ngồi cho bác sỹ
Thường có bánh xe, có chỗ tựa lưng và có thể điều khiển ghế lên xuống
được.
2. Máy nha khoa
Có nhiều loại, hiện nay máy nha khoa thường được chế tạo gắn liền với ghế nha
khoa thành một đơn vị chung. Máy gồm có :
- Hệ thống tay khoan gồm: Tay khoan chậm (low speed) tốc độ khoảng 30.000
vòng / phút, được vận hành bằng hơi (air torque) hoặc bằng điện (micromoteur) và
tay khoan siêu tốc, tốc độ rất cao khoảng 300.000 - 400.000 vòng / phút, được vận
hành bằng hơi, có kèm hệ thống phun nước để giảm nhiệt độ do ma sát.
- Hệ thống hơi và nước để rửa và thổi khô (air-spray).
- Hệ thống đèn chiếu sáng với ánh sáng hội tụ.
- Hệ thống hút nước bọt, máu.
- Hệ thống bô nhổ: bệnh nhân nhổ nước bọt hoặc súc miệng.
- Hệ thống đèn đọc phim x quang.
Trong nhổ răng, tiểu phẫu, hệ thống khoan dùng để cắt răng hoặc xương
trong những trường hợp nhổ răng khó.

1




Hình 1: Hệ thống ghế máy nha khoa
II. DỤNG CỤ KHÁM
1. Gương (miroire): dùng để phản chiếu ánh sáng đến răng, soi rõ những nơi
không nhìn thấy, hoặc banh môi, má, lưỡi. Có 2 loại gương: gương phẳng (miroireplan) và gương lõm (miroire-convave). Loại gương lõm có tính phóng đại thường
dùng trong nhổ răng.
2. Thám trâm (sonde): dùng để thăm khám lỗ sâu.
3. Kẹp gắp (précelle): mặt trong của 2 đầu kẹp có khía hoặc không, loại có khía
thường dùng trong nhổ răng để gắp những mô hạt viêm, bọc nang chân răng, gắp
bông gòn ..

Hình 2: Bộ dụng cụ khám răng
III. DỤNG CỤ NHỔ RĂNG
1. Kềm nhổ răng
1.1. Cấu tạo của kềm
Nói chung kềm được cấu tạo dựa vào tính thích hợp với hình dáng giải
phẩu, kích thước thân răng, chân răng và số lượng chân răng của từng nhóm răng
hoặc từng răng một, nhằm mục đích sao cho bắt chặt được răng khi bóp kềm. Kềm
gồm 3 phần: cán kềm, cổ kềm và mỏ kềm. Đối với kềm ta cần phân biệt:
- Kềm nhổ răng hàm trên hay hàm dưới. Kềm nhổ răng hàm trên có cổ thẳng hay
hình lưỡi lê, kềm nhổ răng hàm dưới có cổ vuông.
- Kềm nhổ răng hay chân răng.
2


* Đối với kềm nhổ răng cối lớn hàm trên, cần phân biệt bên phải và trái vì răng cối
lớn trên chân phía ngoài có 2 chân nên đòi hỏi mỏ ngoài của kềm có mấu để len
vào giữa 2 chân, giúp kềm bắt chặt vào răng. Do vậy kềm nhổ răng bên trái không
thể dùng để nhổ răng bên phải.

* Khi bóp cán kềm, kềm nhổ răng có mỏ hở, kềm nhổ chân răng mỏ khít với nhau.

Hình 3: Cấu tạo của kềm nhổ răng
1.2. Bộ kềm nhổ răng
1.2.1. Kềm nhổ răng vĩnh viễn
- Kềm nhổ răng cửa hàm trên: cán, cổ, mỏ thẳng, mỏ không có mấu, dùng để nhổ
răng số 1, 2, 3

Hình 4: Kềm nhổ răng cửa hàm trên
- Kềm nhổ răng cửa hàm dưới: cán, cổ, mỏ tạo góc vuông, mỏ không có mấu, thon
nhỏ, dùng để nhổ răng 1, 2, 3.

Hình 5: Kềm nhổ răng cửa hàm dưới
3


- Kềm nhổ răng cối nhỏ trên: cổ thẳng, cán lượng hình chữ S, mỏ không có mấu,
nhổ răng 4, 5.

Hình 6: Kềm nhổ răng cối nhỏ hàm trên
- Kềm nhổ răng cối nhỏ dưới: giống kềm nhổ răng cửa dưới nhưng có mỏ lớn hơn.

Hình 7: Kềm nhổ răng cối nhỏ hàm dưới
- Kềm nhổ răng cối lớn trên: Có 2 cái, phải và trái, kềm có hình chữ S, mỏ lớn, mỏ
ngoài có mấu để kẹp giữa 2 chân ngoài, nhổ răng 6, 7 hoặc 8.

Hình 8: Kềm nhổ răng cối lớn hàm trên bên trái

Hình 9: Kềm nhổ răng cối lớn hàm trên bên phải
4



- Kềm nhổ răng cối lớn dưới: cổ vuông, hình mỏ chim hoặc càng cua, hai mỏ to,
đều có mấu, dùng cho cả bên phải và trái, nhổ răng 6,7 hoặc 8.

Hình 10: Kềm nhổ răng cối lớn hàm dưới
- Kềm nhổ chân răng hàm trên: hình lưỡi lê, có nhiều cở mỏ khác nhau thích hợp
với kích thước của từng loại chân răng.

Hình 11: Kềm nhổ chân răng hàm trên
- Kềm nhổ chân răng hàm dưới: Giống kềm nhổ răng cửa dưới nhưng có mỏ nhọn
hơn, mỏ bóp khít vào nhau.
- Kềm 151: hình càng cua, mỏ không mấu, là kềm đa năng có thể nhổ được các
răng ở hàm dưới (trong điều kiện thiếu các kềm khác).

Hình 12: Kềm 151
- Kềm 150: Có hình dạng giống kềm nhổ răng cối nhỏ hàm trên, có tác dụng đa
năng như kềm 151 đối với hàm trên.
- Kềm sừng bò (Cowhorn): có hình dạng giống sừng của con bò, gồm 2 loại trên
(có 2 cái phải và trái) và dưới (1 cái), được dùng để nhổ những răng bị vỡ gần hết
thân răng, có thể dùng để chia đôi chân gần và chân xa (cho răng cối lớn dưới),
chân ngoài và chân trong (răng cối lớn trên).

5


Hình 13: Kềm sừng bò hàm dưới
1.2.2. Kềm nhổ răng sữa
Kềm nhổ răng sữa có hình dáng giống kềm nhổ răng vĩnh viễn, tuy nhiên có
kích thước nhỏ hơn. thường có 4 cây :

- Kềm nhổ răng cửa và chân răng hàm trên.
- Kềm nhổ răng cối sữa hàm trên.
- Kềm nhổ răng cửa và chân răng hàm dưới.
- Kềm nhổ răng cối sữa hàm dưới.

Hình 14: Kềm nhổ răng sữa hàm dưới

Hình 15: Kềm nhổ răng sữa hàm trên
2. Bẩy chân răng
Ngoài công dụng nhổ chân răng, còn dùng để tách lợi và dây chằng cổ
răng. Có 2 loại bẩy, một dùng cho hàm trên và một cho hàm dưới.
2.1.Bẩy hàm trên (bẩy thẳng) : cán, cổ và lưỡi thẳng, lưỡi có khoét lòng máng, có
nhiều kích thước lòng máng cũng như độ dày mỏng của lưỡi.

6


Hình 16: Bộ bẩy thẳng
2.2.Bẩy hàm dưới (bẩy khuỷu): cán, cổ và lưỡi tạo 1 góc vuông, cấu tạo từng cặp.
Một để nhổ chân gần, một để nhổ chân xa.

Hình 17: Bộ bẩy khuỷu
2.3.Bẩy chữ T (bẩy Winter): dùng cho hàm dưới, gồm 1 cặp, dùng để phá vách
xương ổ giữa 2 chân răng và lấy 1 chân răng gãy khi chân kia đã được nhổ ra.

Hình 18: Bộ bẩy Winter
3. Syringe và kim gây tê nha khoa
3.1. Syringe nha khoa
Syringe nha khoa được làm bằng kim loại, có hình dáng và cấu tạo chuyên
biệt để dùng với kim chích và ống thuốc tê nha khoa. Cấu tạo gồm 3 phần:

- Đầu để gắn kim có gai vặn.
- Thân có nòng chứa ống thuốc tê.
- Cây piston có cán để đẩy thuốc tê trong ống thuốc tê.

7


Hình 19: Các loại ống chích nha khoa
3.2. Kim gây tê nha khoa
Là loại kim được cấu tạo gồm 2 đầu, một đầu xuyên qua lớp cao su của ống
thuốc tê và một đầu để chích vào mô, được gắn vào sygrine bằng gai vặn, lòng kim
có đường kính # 0,2-0,3 mm. Chiều dài gồm 2 cở :
- Kim dài: chiều dài 30 mm, dùng để gây tê vùng (anesthésie locorégionale ).
- Kim ngắn: chiều dài 21 mm, dùng để gây tê tại chỗ (anesthésie locale).

Hình 20: kim gây tê nha khoa
8


4. Cây nạo ổ răng
Dùng để nạo những mô viêm trong ổ răng sau khi đã nhổ răng như u hạt
viêm, nang răng. Gồm có 2 loại :
- Cây nạo thẳng: đầu nạo có khoét lòng máng, có thể 1 đầu hoặc 2 đầu, dùng để
nạo các ổ răng 1 chân.
- Cây nạo khuỷu 2 đầu có lòng máng ngược chiều nhau, dùng để nạo ổ răng nhiều
chân.

Hình 21: Cây nạo ổ răng
5. Dụng cụ mở miệng
Dùng để mở miệng những trẻ không chịu hợp tác khi nhổ răng, cấu tạo gồm

2 càng nâng tựa vào cung răng trên và dưới, phần cán có khoá răng cưa để tăng
hoặc giảm độ rộng của 2 càng nâng cung răng.

Hình 22: Dụng cụ mở miệng
IV. DỤNG CỤ PHẪU THUẬT TRONG MIỆNG
1. Dụng cụ chích rạch, cắt bỏ phần mềm và sinh thiết
Dùng để chích áp-xe, rạch tạo vạt niêm mạc, cắt bỏ khối u và sinh thiết
1.1. Dao: có hai loại
- Dao thép: có 2 loại:
+ Lưỡi dính liền cán.
+ Lưỡi dao rời gắn vào cán (số 11, 15, 10)
- Dao điện: hình dáng như các vòng dây hoặc nhọn, gắn vào mũi đốt điện. Ngoài
tác dụng cắt, dao điện còn có tác dụng cầm máu tốt.

9


Hình 23: Cán và các lưỡi dao số 11, 12, 15 – Dao điện
1.2. Kéo:
Gồm có kéo thẳng, kéo cong, có đầu nhọn hoặc đầu tù. Dùng để cắt bỏ hoặc
bóc tách niêm mạc và tổ chức duới niêm mạc, kéo còn được dùng để cắt chỉ.
2. Dụng cụ cầm máu phẫu thuật
2.1 Cầm máu chảy ở phần mềm: có thể dùng những dụng cụ sau:
- Kẹp mạch máu nhỏ, đầu cong, kẹp mạch máu đang chảy
- Máy đốt điện.
- Gạc 3 x 3 cm
- Spongel.
- Kim, chỉ catgut, chromic 0000.
2.2 Cầm máu chảy trong xương
- Dùng dụng cụ nhẵn miết phần xương xốp nơi máu chảy.

- Dùng sáp xương
- Nhét mèche vô trùng có tẩm mỡ iodoform, có thể để 2-3 ngày.
3. Dụng cụ khâu
Dùng để khâu vết mổ, vết rách hoặc cầm máu, gồm có:
- Kẹp kim (porte aiguille).
- Kẹp phẫu tích.
- Kim chỉ liền, hoặc kim xỏ chỉ.
- chỉ line, catgut, chromic, nylon.
4. Dụng cụ cắt xương
Dùng để điều chỉnh xương ổ, cắt các lồi xương, nhổ các răng ngầm trong
xương. Gồm những dụng cụ sau :
- Kềm gặm xương : có 2 loại, loại cắt bằng mũi và loại cắt bằng ngàm.
- Búa và đục xương.
10


- Mũi khoan phẫu thuật: hình tròn, hình trụ, đường kính 2mm, được gắn vào tay
khoan thẳng low speed.
- Mũi khoan mài nhựa hình tròn hoặc hình ngọn lửa.
5. Dụng cụ cố định răng
Dùng để cố định các răng bị lung lay do chấn thương hoặc do bệnh nha chu,
gồm:
- Kẹp dây thép.
- Kềm cắt dây thép.
- Dây thép # 0,25 - 0,5 mm.
- Cung kim loại.
- Nẹp nhựa résine.

Hình 24: Bộ dụng cụ phẫu thuật


11


VẬT LIỆU DÙNG TRONG NHỔ RĂNG
I. THUỐC TÊ.
1. Các loại thuốc tê bề mặt
1.1. Ethyl chloride
Cơ chế vật lý, gây tê bằng sự tạo lạnh bề mặt nhờ sự bay hơi của thuốc, ít
dùng vì khó điều chỉnh chính xác tia xịt và còn có tác dụng gây mê toàn thân.
1.2. Thuốc tê bôi bề mặt
Bôi lên niêm mạc miệng, có tác dụng tốt cho trẻ và mùi dễ chịu, có tác dụng
sâu 2-3 mm nếu sử dụng đúng cách (làm khô vùng được bôi, giới hạn vùng gây tê;
đủ thời gian cần thiết: 5 phút). Loại sản phẩm thông dụng hiện nay là lignocaine và
benzocaine dưới dạng dung dịch, kem, thuốc mỡ và thuốc phun (spray).
1.3. Vật liệu phóng thích có kiểm soát
Người ta cho những hoạt chất gây tê vào trong các vật liệu có khả năng dính
lên niêm mạc và phóng thích chậm thuốc tê, đây là kỹ thuật đang được phát triển
vì tính hiệu quả của nó đối với trẻ em.
1.4. Bơm áp lực (jet injector)
Cho phép đưa thuốc tê vào sâu hơn bề mặt khoảng 1cm mà không dùng kim
tiêm, nhờ dùng một áp lực đẩy thuốc tê xuyên qua niêm mạc với loại bơm tiêm đặc
biệt, tuy nhiên ít dùng vì giá đắt, có thể gây tổn thương niêm mạc và có âm thanh
phát ra khi phóng thuốc.
2. Thuốc tê chích
Các thành phần trong ống thuốc tê gồm : thuốc tê, thuốc co mạch, chất bảo
quản.

Hình 1: Ống thuốc tê
2.1. Thuốc tê
2.1.1. Cấu trúc: gồm 3 nhóm :

- Nhóm ưa nước:
Dẫn xuất amine, khi kết hợp với acid sẽ tạo muối tan trong nước nên dùng
làm thuốc tê chích. Nhờ phần ưa nuớc thuốc tê có thể di chuyển qua cơ, mô liên
kết, mô xương để đến sợi thần kinh.
- Nhóm ưa mỡ:
12


Cấu trúc nhân thơm, khi chích, nhờ phần ưa mỡ thuốc tê có khả năng di
chuyển qua màng Phospholipide của tế bào thần kinh.
- Nhóm trung gian:
Là liên kết ester hoặc liên kết amide quyết định đặc tính thải trừ và tiềm
năng của thuốc (cấu trúc càng dài tiềm năng càng lớn), có thể tăng tiềm lực bằng
cách tăng nồng độ của thuốc nhưng sẽ làm tăng độc tính.
2.1.2. Phân loại
Thuốc tê dùng trong nha khoa được chia làm 2 loại : ester và amide.
- Loại ester:
Chuyển hoá nhờ men cholinestérase trong huyết tương, kém bền vững, sản
phẩm chuyển hoá (acid para-amino-benzoid) có khả năng gây dị ứng cao, ít sử
dụng, chỉ còn dùng Procain trong những trường hợp dị ứng với loại amid hay các
bệnh lý Porphyrin. Các loại thuốc tê thường dùng của loại ester là Procain,
Novocain.
- Loại amide:
Bền vững hơn, chịu được sự thay đổi độ pH, chuyển hoá tại gan, ít gây dị
ứng nên thường được dùng trong nha khoa ngày nay. Các sản phẩm thường dùng
hiện nay của loại amid gồm :
* Thế hệ cũ : Articain, Lidocain.
* Thế hệ mới : Mepivacain, Aptocain, Prilocain, Pyrocain. Riêng Bupivacain và
Etidocain ít dùng vì quá mạnh, làm tê kéo dài sau can thiệp và tê thần kinh vận
động gây khó chịu cho bịnh nhân.

2.1.3. Cơ chế tác động
Ức chế có hoàn nguyên sự dẫn truyền luồng thần kinh dọc theo sợi thần
kinh bằng cách ngăn chặn luồng ion Na đi vào trong tế bào thần kinh.
Bình thường nồng độ ion K bên trong tế bào thần kinh cao gấp 25 lần so với
dịch ngoại bào, nồng độ ion Na bên trong tế bào thấp 15 lần so với bên ngoài. Sự
chênh lệch nồng độ bên trong và bên ngoài màng tạo một điện thế nghỉ khoảng
-70mV (trong âm, ngoài dương), điện thế này được duy trì nhờ các kênh ion ở
màng tế bào. Khi có một kích thích lên sợi thần kinh, các kênh ion này sẽ mở ra
cho phép ion Na đi ào ạt vào trong tế bào thần kinh, màng tế bào lúc này sẽ bị khử
cực (trong dương, ngoài âm), khi điện thế màng đạt đến 40mV, sẽ tạo một xung
động lan truyền dọc theo sợi thần kinh đến thần kinh trung ương (đau). Lúc này
kênh Na đóng lại và gây nên mở kênh K giúp ion K đi ra khỏi màng tạo sự tái cực
trở lại.
Khi chích vào mô, thuốc tê hiện diện dưới 2 dạng ion hoá và không ion hoá,
tỷ lê giữa hai dạng này thay đổi tuỳ thuộc vào pKa (Hằng số phân ly) của dung
dịch thuốc tê và độ pH của mô nơi chích thuốc. Nếu pH gần pKa thì hai dạng phân
bố gần bằng nhau, còn nếu pH thấp, đa số ở dạng ion hoá.
Thuốc tê chỉ qua được màng tế bào ở dạng không ion hoá và chỉ có tác dụng
ở bên trong màng tế bào ở dạng ion hoá. Dạng ion hoá sẽ cố định vào các protein
của recepteur ở mặt trong màng tế bào thần kinh, ngăn chặn các ion Na đi vào, do
vậy điện thế ở màng sẽ không đạt được ngưỡng 40mV và sẽ cắt đứt xung động dẫn
truyền đến thần kinh trung ương, nghĩa là đạt hiệu quả tê.

13


2.1.4. Liều tối đa
Từ 300mg - 400mg tùy theo loại. Tốt nhất nên dùng cách tính liều tối đa
tính theo trọng lượng, đặc biệt là đối với trẻ em. Ví dụ đối với lidocain 2%, liều tối
đa mg/kg là 4,4 mg, ta tính như sau :


Trọng lượng (kg)

Mg

Liều tối đa
Số ống

10

44

1,2

15

66

1,8

20

88

2,4

25

100


2,7

30

132

3,6

40

176

4,8

50

220

6,1

60

264

7,3

Nồng độ 2% = 20mg/ml x 1,8ml/ống = 36mg
2.2. Thuốc co mạch
Người ta cho thuốc co mạch vào thuốc tê với mục đích bù trừ tính giãn
mạch của thuốc tê, lưu thuốc tê tại chỗ chích lâu hơn và kéo dài hiệu quả tê.

2.2.1. Tác dụng của thuốc co mạch
- Giảm tốc độ hấp thu của thuốc tê vào mạch máu  giảm độc tính.
- Giảm lượng thuốc tê sử dụng.
- Tăng thời gian tê.
- Giảm chảy máu.
Các thuốc co mạch đều tác dụng lên cả récepteur  và  nhiều hoặc tuỳ
từng loại.
- Tác dụng lên : co các cơ trơn ở mạch máu ngoại biên, co cơ tử cung, tăng
chuyển hoá gluco ở gan.
- Tác dụng : giãn các cơ trơn ở mạch máu và phế quản, tăng nhịp tim và tăng
trương lực cơ tim, tăng chuyển hoá gluco ở cơ, giãn cơ tử cung.
2.2.2. Các thuốc co mạch thường dùng
- Adrenalin: là những Cathecholamin nội sinh, tác dụng lên các récepteur  (50 %)
và  (50 %) . Liều thông thường : 1/100.000 có nghĩa là 0,01mg/ml tương đương
với 0,018mg trong một ống thuốc tê (= 1,8ml), liều tối đa là 0,2mg tương đương
với 20ml. Quá liều làm tăng nhịp tim, rối loạn nhịp và nhức đầu.
- Noradrenalin: chủ yếu tác dụng lên  (90%), ít tăng nhịp tim và chuyển hoá cơ
bản.
- Corbadrine (lévonordéphrine): ít dùng hơn, là loại tổng hợp, có cấu trúc tương tự
Adrenalin, tác động lên  (75%),  (25%).

14


2.3. Các chất bảo quản
Trong ống thuốc tê còn chứa nước, Paraben, EDTA ( acid ethylen-diamintetraacetic ) và Sunfit với mục đích ngưng khuẩn, chống nấm và chống oxy hoá.
Tuy nhiên, Paraben và sunfit là những chất có khả năng gây dị ứng, tạo cơn suyển.
Hiện nay người ta có khuynh hướng giảm lượng sunfit trong ống thuốc.
II. THUỐC SÁT KHUẨN.
1. Nước oxy già

Dung dịch nước hydro peroxyt (H 2O2). Nước oxy già được dùng là một
dung dịch nước oxy già 10 thể tích, nghĩa là khoảng 3% H 2O2 có thể bốc ra một thể
tích oxy gấp 10 lần thể tích nước.
Có tác dụng sát khuẩn nhẹ, làm mất màu, mất mùi. Trong nhổ răng người ta
dùng oxy già để sát khuẩn ổ răng, nơi răng mới nhổ. Nhờ men catalaza trong các
mô, oxy già tiết O2 . O2 chiếm nhóm - SN ở protein vi khuẩn và sát khuẩn. O 2 bốc
ra có tác dụng đẩy mủ, máu cục và tế bào chết ra ngoài, nên làm sạch vết thương.
2. Cồn iốt
Thường dùng để sát khuẩn niêm mạc ở chỗ trước khi chích thuốc gây tê.
3. Povidine - iodine 0,5% (betadine oral rinse)
Hiện nay khuynh hướng người ta thích dùng povidine iodine 0,5% để súc
miệng trước và sau khi can thiệp nhổ răng hoặc các tiểu phẫu vùng miệng, hoặc
cho cắn gòn có tẩm povidine iodine sau nhổ răng.
III. THUỐC CẦM MÁU.
1. Thuốc cầm máu tại chỗ
Ngoài những biện pháp cơ học như nhét mèche có tẩm mỡ iodoform, khâu
ổ răng bằng kim chỉ. Hiện nay người ta thường dùng những vật liệu cầm máu tự
tiêu đặt vào ổ răng nhổ bị chảy máu, các vật liệu này rất tiện sử dụng và hiệu quả,
chúng có tác dụng giúp ngưng kết tiểu cầu để tạo hình thành cục máu đông. Trên
thị trường hiện có nhiều loại :
- Gélatin xốp dưới dạng spongel, có tên thương mại :
+ spongostan
+ gélatin sponge
- Oxycellulose dưới dạng lưới, có tên thương mại :
+ sorbucell
+ surgicell
+ oxycell
- Gạc Pangen hoặc gạc gingistart : nguồn gốc từ collagène
2. Thuốc cầm máu toàn thân
Đối với những người có bệnh về rối loạn đông máu rõ rệt cần xin ý kiến của

chuyên khoa Huyết học. Trong những trường hợp chỉ rối loạn nhẹ, hay nghi ngờ có
rối loạn, có thể cho bệnh nhân dùng thuốc từ 3-7 ngày trước khi can thiệp và kéo
dài vài ngày sau can thiệp nếu còn chảy máu. Có thể dùng thuốc uống hay thuốc
chích gồm :
- Dicynone (Etamsylate)

15


Chống chảy máu và cũng cố thành mạch, tái lập lại khả năng kết dính của
tiểu cầu nếu bị rối loạn, tái lập sức chịu đựng của thành mạch nếu bị giảm, phòng
ngừa và điều trị xuất huyết.
Thuốc viên 250mg, viên 500mg, ống tiêm 250mg
Liều lượng: - 3 viên 500mg / 24 giờ x 3 ngày
- 2 ống tiêm bắp 1 giờ trước khi can thiệp. Nếu chảy máu hậu
phẫu: 2-3 ống tiêm bắp / ngày.
- Vitamin K1 Delagrange (Phytoménadione)
Là một chất chống chảy máu, tiền thân của Prothrombine và nhiều yếu tố
khác được gan tổng hợp. Dùng để đề phòng và điều trị các trường hợp xuất huyết
do thiếu prothrombine máu và ở bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu.
Thuốc viên 5mg, thuốc giọt trong chai 5 ml và 10 ml, ống tiêm 50mg.
Liều lượng: 4-6 viên / 24 giờ trong 3-7 ngày hoặc 20-30 giọt / ngày.
- Vitamine K 1 Roche (Phytoménadione)
Ống tiêm 20 mg, 50 mg, viên 10mg, lọ thuốc nước 10 mg.
Liều lượng: đang xuất huyết: 100 mg / ngày IM chậm, liều phòng ngừa:
uống 40-60 mg / ngày x 7 ngày hoặc 50-100 mg vào tối trước phẫu thuật, trẻ em =
người lớn.

16




×