Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Biện pháp hình thành biểu tượng nhân vật lịch sử cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.01 KB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
======

LÊ THỊ KIỀU DIỄM

BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU
TƯỢNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ CHO
HỌC SINH LỚP 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học
Người hướng dẫn khoa học

TS. PHẠM QUANG TIỆP

Hà Nội, 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Phạm Quang Tiệp,
giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, người đã tận tình chỉ bảo và hết lòng
hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy/cô giáo khoa Giáo
dục Tiểu học đã trang bị những kiến thức cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi
giúp em hoàn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Ban Giám hiệu cùng các giáo viên
trường Tiểu học Tứ Trưng, Thị trấn Tứ Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh
Phúc đã giúp đỡ em thực hiện đề tài này.
Do thời gian và năng lực có hạn nên đề tài không tránh khỏi những hạn
chế và thiếu sót. Em rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp của thầy cô và
các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.


Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Lê Thị Kiều Diễm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi trong thời gian qua.
Những kết quả và các số liệu trong khóa luận là trung thực và chưa t ng được
ai c ng bố trong bất

c ng tr nh nào h c.

T i xin cam đoan r ng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện hóa luận này
đã được cảm ơn và mọi tr ch dẫn trong hóa luận đã được ghi r nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2018
Tác giả

Lê Thị Kiều Diễm


DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
HS: Học sinh
GV: Giáo viên


HSTH: Học sinh tiểu học
NXB: Nhà xuất bản
SGK: Sách giáo khoa

SGV: Sách giáo viên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Mục đ ch nghiên cứu..................................................................................... 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................. 3
4. Giải thuyết khoa học .................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 3
7. Phương ph p nghiên cứu.............................................................................. 4
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA BIỆN PHÁP
HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ CHO HỌC SINH
LỚP 5 ................................................................................................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5
1.1.1. Khái niệm: “biểu tượng”, “biểu tượng lịch sử”, “biểu tượng nhân vật
lịch sử” .............................................................................................................. 5
1.1.2. Phân loại biểu tượng lịch sử.................................................................... 6
1.1.3. Tầm quan trọng của việc hình thành biểu tượng nhân vật lịch sử.......... 8
1.1.4. Khái quát môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học ............................................ 8
1.1.5. Dạy học lịch sử ở trường tiểu học......................................................... 10
1.2. Thực trạng hình thành biểu tượng nhân vật lịch sử trong dạy học phần
Lịch sử cho học sinh lớp 5 .............................................................................. 23
1.2.1. Mục đ ch hảo sát thực trạng ................................................................ 23
1.2.2. Đối tượng khảo sát ................................................................................ 23
1.2.3. Nội dung khảo sát.................................................................................. 24



1.2.4. Phương ph p hảo sát ........................................................................... 25
1.2.5. Kết quả khảo sát .................................................................................... 25
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 28
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG NHÂN VẬT
LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 5 ................................................................ 30
2.1. Nguyên tắc của biện pháp hình thành biểu tượng nhân vật lịch sử cho học
sinh lớp 5 ......................................................................................................... 30
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu của biện pháp hình thành biểu tượng
nhân vật lịch sử cho học sinh lớp 5................................................................. 30
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo phát huy tính tính cực học tập của người học..... 31
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ....................................................... 32
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo t nh cơ bản, điển hình và v a sức ....................... 32
2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo yêu cầu về mặt phương ph p dạy học................. 32
2.2. Yêu cầu của hình thành biểu tượng thành nhân vật lịch sử qua dạy học
phần Lịch sử cho học sinh lớp 5 ..................................................................... 33
2.3. Đề xuất biện pháp hình thành biểu tượng nhân vật lịch sử cho học sinh
lớp 5................................................................................................................. 33
2.3.1. Kết hợp sử dụng văn thơ trong việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch
sử ..................................................................................................................... 33
2.3.2. Kết hợp việc khắc hoạ biểu tượng nhân vật lịch sử thông qua lời bình 35
2.3.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng trực quan
để khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử......................................................... 36
2.3.4. Dạy học Lịch sử b ng lược đồ tư duy................................................... 38
2.3.5. Thiết kế trò chơi học tập ....................................................................... 39
2.3.6. Xây dựng hệ thống bài tập kiểm tra đ nh gi ....................................... 48
2.3.7. Thiết kế các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nội dung lịch sử 58


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 62
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................... 63

3.1. Mục đ ch của thực nghiệm sư phạm ........................................................ 63
3.2. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................ 63
3.3. Nội dung thực nghiệm.............................................................................. 63
3.4. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 75
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

1


Trong xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa hiện nay nhân loại đang bước
vào một nền kinh tế tri thức phát triển cao, Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục
là quốc s ch hàng đầu để bắt kịp thời đại này, phấn đấu cho mục tiêu “nâng
cao dân tr , đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” thì vấn đề nâng cao chất
lượng hiệu quả giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng đặc biệt là
giữ gìn bản sắc dân tộc được đặt ra cấp thiết.
Lịch sử là một môn khoa học quan trọng, tri thức lịch sử là yếu tố của
nền văn hóa loài người cần trang bị cho học sinh tiểu học. Lịch sử là quá khứ,
là kho tàng chứa đựng giá trị văn hóa, là nguồn dữ liệu để tham chiếu kinh
nghiệm của cha ông vào sự phát triển cuộc sống ngày nay. Lịch sử cho ta
nhận biết quá khứ loài người, quá trình phát triển của xã hội loài người t khi
xuất hiện đến nay. “Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân
tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đ nh Bắc dẹp Nam, yên
dân trị nước, tiếng để mu n đời” đó là những bài học về cuộc đấu tranh giữ
nước vĩ đại, có ý nghĩa thiết thực trong đời sống. Học tập lịch sử giúp học

sinh hình thành niềm tin đạo đức, chuẩn mực đúng đắn về th i độ và hành vi,
x c định nhiệm vụ của bản thân trong công việc xây dựng quê hương, đất
nước phát triển lớn mạnh trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Trong
lịch sử, song song với toàn thể quần chúng nhân dân đó là sự xuất hiện của
những cá nhân - nhân vật lịch sử có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tiến
trình lịch sử nói chung, đó là những anh hùng, danh nhân, những người lãnh
tụ, những cá nhân kiệt xuất,… Việc khắc họa nhân vật lịch sử không chỉ giúp
các em có niềm tin về lịch sử, noi gương những đức tính tốt đẹp của cha ông
đi trước mà còn giáo dục các em hoài bão và ý chí xây dựng khối đại đoàn ết

2


dân tộc. Bởi vậy việc hình thành nhân vật lịch sử cho học sinh là một nội
dung không thể thiếu trong dạy học phần lịch sử cho học sinh tiểu học.
Hiện nay ở hầu hết c c trường tiểu học vẫn coi lịch sử là một môn học
phụ không có sự đầu tư chu đ o. Học sinh học lịch sử một cách thụ động, đối
phó chứ không thực sự muốn tìm hiểu nền lịch sử nước nhà. Giáo viên chỉ tập
trung truyền đạt kiến thức cho học sinh mà không chú trọng đến việc hình
thành và khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử, không kích thích và phát triển
tính tích cực hóa của học sinh, nếu có thì vẫn còn nghèo nàn, khô khan, hình
ảnh kém hiệu quả nên học sinh không nhớ được các sự kiện và các nhân vật
lịch sử. Bởi vậy mà môn lịch sử chưa thực sự đạt được kết quả như mong
muốn.
Lịch sử càng lùi về xa thì càng khó nhận thức bởi việc tạo biểu tượng
cho học sinh trong dạy học phần Lịch sử lớp 5 càng hó hăn. Quá trình lịch
sử Việt Nam trong phần lịch sử lớp 5 là một thời kì quan trọng với nội dung
xoay quanh những cuộc kháng chiến chống thực dân Ph p xâm lược và thời
kì xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước việc hình thành biểu tượng nhân
vật lịch sử là một phương thức tốt và đang dần có vị thế quan trọng trong dạy

học để việc học của học sinh không trở nên nhàm chán và bài giảng của giáo
viên trở nên sinh động, hấp dẫn.
T những lí do trên tôi lựa chọn đề tài “Biện pháp hình thành biểu
tượng nhân vật lịch sử cho học sinh lớp 5”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp hình thành biểu tượng nhân vật lịch sử trong dạy học
phần lịch sử cho học sinh lớp 5 nh m góp phần nâng cao hiệu quả dạy học ở
tiểu học.

3


3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Việc hình thành biểu tượng nhân vật lịch sử cho
học sinh lớp 5.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học lịch sử ở tiểu học.
4. Giải thuyết khoa học
Nếu xây dựng được biện pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của dạy
học lịch sử, đồng thời đảm bảo được các nguyên tắc cơ bản trong việc hình
thành biểu tượng nhân vật lịch sử, phù hợp với đặc điểm của học sinh tiểu học
và điều kiện thực tiễn dạy học thì sẽ nâng cao được hiệu quả bài học, đồng
thời nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở tiểu học hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận liên quan đến vấn đề hình thành biểu tượng
nhân vật lịch sử cho học sinh lớp 5.
- Khảo sát thực trạng dạy - học biểu tượng nhân vật lịch sử ở trường
Tiểu học.
- Đề xuất các biện ph p sư phạm để hình thành biểu tượng về các nhân
vật lịch sử trong dạy học lịch sử lớp 5.
6. Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu phương ph p tạo
biểu tượng về nhân vật lịch sử trong dạy học lịch sử cho đối tượng học sinh
lớp 5.
- Giới hạn về địa bàn:
+ Điều tra, khảo sát thực trạng được tiến hành đối với giáo viên Tiểu
học và cán bộ quản l trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại lớp 5A và 5B trường Tiểu
học Tứ Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

4


7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương ph p nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu chương tr nh, s ch gi o hoa lịch sử, sách tham khảo, sách
hướng dẫn giảng dạy và các tài liệu tham khảo h c… để xây dựng cơ sở lí
luận cho đề tài và hệ thống các biểu tượng nhân vật lịch sử cho phù hợp.
7.2. Phương ph p nghiên cứu thực tiễn
Điều tra, khảo sát tình hình thực tế của việc dạy - học môn Lịch sử, việc
tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ học lịch sử ở trường Tiểu học b ng
nhiều hình thức h c nhau như dự giờ, biên soạn phiếu điều tra giáo viên và
học sinh, trao đổi với gi o viên,…
7.3. Phương ph p thống kê
Sử dụng thống kê toán học để tổng hợp kết quả điểu tra của các kết quả
nghiên cứu.
7.4. Phương ph p thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm một bài học cụ thể của phần lịch sử lớp 5 qua đó p dụng
các biện ph p cơ bản để tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử.Thực nghiệm chủ
yếu được thực hiện ở một số trường Tiểu học thuộc địa bàn huyện Vĩnh
Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.


5


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA BIỆN
PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ CHO
HỌC SINH LỚP 5
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm: “biểu tượng”, “biểu tượng lịch sử”, “biểu tượng nhân vật
lịch sử”
1. Biểu tượng
Theo t

điển Tiếng Việt (GS Hoàng Phê chủ biên): “Biểu tượng là hình

ảnh tượng trưng, là hình ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình
ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan
đã chấm dứt” [24; 10].
Như vậy, biểu tượng là những hình ảnh của những sự vật, hiện tượng của
thế giới xung quanh, được h nh thành trên cơ sở các cảm gi c và tri gi c đã
xảy ra trước đó, được giữ lại trong ý thức hoặc là những hình ảnh mới được
h nh thành trên cơ sở những hình ảnh đã có t trước.
2. Biểu tượng lịch sử
Biểu tượng lịch sử là hình ảnh về những sự kiện, nhân vật và bối cảnh tự
nhiên, xã hội (liên quan trực tiếp đến sự kiện, nhân vật), điều kiện địa lí,…
được phản ánh trong não học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất.
3. Biểu tượng nhân vật lịch sử
- Trong cuốn T điển thuật ngữ lịch sử phổ thông do GS Phan Ngọc
Liên chủ biên định nghĩa: “Nhân vật lịch sử là người có một vai trò nhất định

trong một sự kiện lịch sử, một thời kì lịch sử” [16; 26].
- Biểu tượng nhân vật lịch sử là biểu tượng về hành động cụ thể của một
các nhân trong mối quan hệ chặt chẽ với quần chúng nhân dân, trong bối cảnh
lịch sử cụ thể, tại một thời điểm, địa điểm cụ thể, góp phần không nhỏ vào sự

6


phát triển lịch sử. Biểu tượng lịch sử là những hình ảnh chung nhất, khái quát
nhất về nhân vật với những nét t nh c ch điển h nh được phản ảnh trong óc
học sinh.
Khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử cho học sinh trong dạy - học lịch
sử chính là giúp các em ghi nhớ sâu sắc những hình ảnh, hoạt động, những sự
kiện đặc trưng nhất, điển hình nhất liên quan đến các nhân vật. Môn Lịch sử
trong nhà trường Tiểu học được tổ chức dạy t lớp 4 đến lớp 5 góp phần thực
hiện những yêu cầu đó.
1.1.2. Phân loại biểu tượng lịch sử
1) Biểu tượng về hoàn cảnh địa lý
Một sự kiện lịch sử bao giờ cũng diễn ra trong một không gian nhất định.
Không gian của sự kiện có thể là một khu vực rộng lớn, chẳng hạn như chiến
trường Châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ 2 hoặc diễn ra trong phạm vi
hẹp như địa điểm của một trận đ nh hay một cuộc khởi nghĩa. V vậy, tạo
biểu tượng về hoàn cảnh địa lý là yêu cầu bắt buộc trong dạy học lịch sử để
x c định chính xác không gian diễn ra sự kiện lịch sử. Nếu như học sinh
không có những hình ảnh về hoàn cảnh địa lý nơi xảy ra sự kiện lịch sử thì
những hiểu biết về sự kiện lịch sử đó trở nên mơ hồ và không khắc sâu trong
trí nhớ của học sinh nghĩa là việc tạo biểu tượng lịch sử chưa thành c ng.
2) Biểu tượng về nền văn hóa vật chất
Đó là những hình ảnh về thành tựu của loài người trong việc chế ngự
thiên nhiên, trong lao động sáng tạo ra của cải vật chất cũng như văn hóa tinh

thần của loài người. Chẳng hạn, khi nói về Kim Tự Tháp, một công trình kiến
trúc vô tiền kháng hậu của lịch sử loài người thì giáo viên phải tạo cho học
sinh những biểu tượng về sự hùng vĩ, tr ng lệ, về tinh thần lao động sáng tạo
cũng như sự hi sinh đổ máu của hàng chục vạn người.
3) Biểu tượng nhân vật lịch sử

7


Nhân vật lịch sử gồm có nhân vật chính diện và nhân vật phản diện, họ
là những đại biểu điển hình của một giai cấp, một tập đoàn xã hội, là những
nhân vật có ảnh hưởng đặc biệt đối với lịch sử thế giới cũng như lịch sử Việt
Nam. Do đó, việc tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử cho học sinh là một vấn
đề quan trọng trong dạy học lịch sử. Cách tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử
trong chương tr nh tiểu học là dễ làm, chỉ có điều mất nhiều thời gian để
chuẩn bị vì có quá nhiều nhân vật tiêu biểu xuất hiện trong chương tr nh.
4) Biểu tượng lịch sử về thời gian
Cụ thể hóa thời điểm xảy ra sự kiện lịch sử, x c định về thời gian là một
đặc điểm của việc nhận thức một sự kiện lịch sử. Điều này giúp cho học sinh
hiểu ch nh x c hơn t nh chất và ý nghĩa của sự kiện. Chúng ta có thể x c định
khoảng thời gian xảy ra sự kiện hay hiện tượng lịch sử mà không cần phải xác
định cụ thể ngày, th ng, năm mà việc x c định này chỉ mang t nh tương đối.
Điều này được thực hiện khi chúng ta phân tích một hiện tượng lịch sử mà
không thể x c định mốc thời gian chính xác.
5) Biểu tượng lịch sử về những quan hệ xã hội của con người
Trong dạy học lịch sử, hó hăn nhất có lẽ là tạo cho học sinh những
biểu tượng lịch sử về các mối quan hệ xã hội. V đây là những vấn đề khá
phức tạp và có phần tr u tượng của khoa học lịch sử. Muốn có được biểu
tượng về nó thì học sinh phải có khả năng tư duy cao và nhiệm vụ của người
giáo viên là tạo điều kiện tối đa cho qu tr nh tư duy của học sinh. Nếu làm

tốt, chúng ta sẽ tạo cho học sinh biểu tượng cụ thể về đời sống con người, về
mối quan hệ giai cấp, về những mâu thuẫn trong xã hội…qua các thời đại
khác nhau.

8


1.1.3. Tầm quan trọng của việc hình thành biểu tượng nhân vật lịch sử
- Việc hắc họa biểu tượng lịch sử trong bài học lịch sử giúp học sinh
nhớ lâu, nhớ đúng theo tr nh tự xuất hiện của nhân vật lịch sử gắn với những
c ng lao và chiến c ng của họ.
- Gi o dục học sinh lòng yêu nước, lòng biết ơn đối với c c nhân vật lịch
sử đã có những cống hiến to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
đồng thời biết đ nh gi , so s nh c c nhân vật lịch sử, biết yêu ghét phân minh
đối với c c nhân vật lịch sử. T đó góp phần xây dựng, ph t triển nhân c ch
cho các em.
- Mỗi nhân vật lịch sử gắn liền với một giai đoạn lịch sử, họ thường là c
nhân xuất sắc của một giai đoạn, một thời

lịch sử. V vậy hi xây dựng biểu

tượng nhân vật lịch sử thường gắn với chiến c ng, cống hiến của họ đối với
giai đoạn lịch sử, điều đó sẽ giúp học sinh nắm chắc c c giai đoạn lịch sử và
tiến tr nh lịch sử hơn.
1.1.4. Khái quát môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học
1. Đặc điểm môn học Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học
Lịch sử và Địa lí là một môn học bắt buộc, được dạy học ở lớp 4 và lớp
5. Môn học được xây dựng trên cơ sở kế th a và phát triển t môn Tự nhiên
và Xã hội các lớp 1, 2, 3 và là cơ sở để học môn Lịch sử và Địa lí ở cấp trung
học cơ sở, đồng thời góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về

khoa học xã hội ở các cấp học trên.
- Môn Lịch sử và Địa lí gồm các mạch kiến thức và ĩ năng cơ bản, thiết
yếu về địa lí, lịch sử của địa phương, vùng miền, đất nước Việt Nam, các
nước láng giềng và một số nét cơ bản về địa lí, lịch sử thế giới. Nội dung
chương tr nh m n Lịch sử và Địa lí còn liên quan trực tiếp với nhiều môn học
và các hoạt động giáo dục h c như: Đạo đức, Tiếng Việt và Hoạt động trải
nghiệm,... Môn học coi trọng việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế,

9


tạo cho học sinh cơ hội tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung
quanh, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự
nhiên và xã hội.
2. Về logic xây dựng và ph t triển chương tr nh
- Một số iến thức lịch sử và địa l tiểu học đã được lồng ghép trong một
vài chủ đề của m n Tự nhiên và Xã hội ở c c lớp 1, 2, 3. Đến lớp 4 và lớp 5,
c c iến thức lịch sử, địa l được t ch thành một m n học riêng biệt nh m
giúp học sinh mở rộng và nâng cao hiểu biết về m i trường xung quanh, phù
hợp với tr nh độ nhận thức của học sinh.
- C c iến thức này gồm:
+ Những iến thức ban đầu về điều iện tự nhiên, dân cư, một số hoạt
động inh tế, lịch sử - văn ho của c c vùng miền, của đất nước và thế giới.
+ Những sự iện, nhân vật lịch sử phản nh những cột mốc đ nh dấu sự
ph t triển của c c giai đoạn lịch sử, những thành tựu trong sự nghiệp dựng
nước ( inh tế, ch nh trị, văn ho ,...) và giữ nước của dân tộc.
- Chương tr nh m n Lịch sử và Địa l

h ng t ch thành hai phân m n


Lịch sử và Địa lí, c c iến thức lịch sử và địa l được t ch hợp trong c c chủ
đề về địa phương, vùng miền, đất nước và thế giới theo sự mở rộng về h ng
gian địa l và xã hội (bắt đầu t

địa phương, vùng miền, đến đất nước và thế

giới). Logic này đảm bảo để hi hoàn thành chương tr nh m n học ở bậc tiểu
học, học sinh sẽ có

iến thức bước đầu về lịch sử và địa l của địa phương,

vùng miền, đất nước và thế giới để học tiếp m n Lịch sử và Địa l ở bậc trung
học cơ sở. V vậy, hi dạy học gi o viên cần chú ý liên hệ nội dung bài học
với những nét đặc thù, tiêu biểu của lịch sử, địa l ở địa phương.
- Nội dung chương tr nh m n Lịch sử và Địa l chuyển t diện sang
điểm:

10


+ Đối với Lịch sử, c c iến thức lịch sử được lựa chọn h ng tuân thủ
nghiêm ngặt t nh lịch đại mà lựa chọn những sự iện, nhân vật lịch sử tiêu
biểu cho một số vùng miền, một số giai đoạn lịch sử.
+ Đối với Địa l , mỗi vùng chỉ lựa chọn một số đặc điểm địa l tiêu biểu,
đặc trưng cho t ng vùng. Việc lựa chọn c c vùng ngoài dựa trên nét tương
đồng về tự nhiên (duyên hải miền Trung), còn dựa trên vai trò lịch sử của
vùng đất đó (Đồng b ng Bắc Bộ, Nam Bộ). Đối với nội dung Địa phương em
ở chương tr nh lớp 4 sẽ học ở quy m cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương. C c địa phương căn cứ vào yêu cầu cần đạt quy định trong chương
tr nh để xây dựng nội dung dạy học cụ thể phù hợp với đặc trưng của t ng địa

phương.
1.1.5. Dạy học lịch sử ở trường tiểu học
1. Nội dung dạy học lịch sử lớp 5
a) Hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 – 1945)
- C c cuộc h ng chiến chống thực dân Ph p: Trương Định.
- Đề nghị canh tân đất nước: Nguyễn Trường Tộ.
- Cuộc phản công ở kinh thành Huế, phong trào Cần Vương: Phan Đ nh
Phùng, Nguyễn Thiện Thuật,…
- Nguyễn Ái Quốc.
- Sự chuyển biến trong kinh tế - xã hội Việt Nam và cuộc đấu tranh
chống thực dân Ph p và đầu thế kỉ XX.
- Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc t năm 1930 đến năm 1945:
Xô Viết Nghệ - Tĩnh; Cách mạng th ng 8 năm 1945; Chủ tịch Hồ Chí Minh
đọc tuyên ng n độc lập ngày 2-9-1945.
Gồm 11 bài:
- “B nh Tây Đại nguyên soái” Trương Định

11


- Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước
- Cuộc phản công ở kinh thành Huế
- Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
- Phan Bội Châu và phong trào Đ ng du
- Quyết ch ra đi t m đường cứu nước
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
- Xô viết Nghệ - Tĩnh
- Cách mạng mùa thu
- Bác Hồ đọc Tuyên ng n Độc lập và bài ôn tập

b) Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến
- Việt Nam những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám.
- Lời kêu gọi kháng chiến.
- Chiến thắng Việt Bắc thu – đ ng năm 1947; Chiến thắng Biên giới
thu - đ ng 1950; Hậu phương của ta.
- Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Gồm 7 bài:
- Vượt qua tình thế hiểm nghèo
- “Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước”
- Thu - đ ng 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Ph p”
- Chiến thắng Biên giới thu – đ ng 1950
- Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới
- Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
- Ôn tập
c) Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước
- Sự chia cắt đất nước.
- Bến Tre đồng khởi.
- Miền Bắc xây dựng Nhà m y cơ h Hà Nội.

12


- Hậu phương và tiền tuyến: Đường Trường Sơn.
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam Tết Mậu
Thân 1968.
- Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Gồm 8 bài:
- Nước nhà bị chia cắt
- Bến Tre đồng khởi
- Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta

- Đường Trường Sơn
- Sấm sét đêm giao th a
- Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên h ng”
- Lễ kí Hiệp định Pa-ri
- Tiến vào Dinh Độc lập
d) Giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước (Từ năm 1975 đến
nay)
- Hoàn thành thống nhất đất nước.
- Xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình.
Gồm 3 bài:
- Hoàn thành thống nhất đất nước
- Xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình
- Ôn tập: Lịch sử nước ta t giữa thế kỉ XIX đến nay
2. Các biểu tượng nhân vật lịch sử cần hình thành cho học sinh trong chương
trình dạy học Lịch sử lớp 5
a) Các nhân vật lịch sử
Trương Định, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Nguyễn Tất Thành,
La Văn Cầu, Cù Chính Lan, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Võ Nguyên

13


Gi p, Phan Đ nh Giót, Tô Vĩnh Diện, Bùi Quang Thận,Vũ Đăng Toàn, Bế
Văn Đàn.
b) Sự kiện lịch sử gắn với nhân vật lịch sử
Hơn 80 năm chống thực dân Pháp (1858 -1945), Xô viết Nghệ - Tĩnh;
Các cuộc khởi nghĩa và hoạt động yêu nước chống thực dân Ph p đầu thế kỉ
XX; Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Cách mạng th ng T m năm 1945
và Tuyên ng n Độc lập (2/9/1945); Ch n năm h ng chiến chống Pháp (1945
– 1954): Các chiến dịch quân sự lớn (t nh h nh nước ta sau cách mạng tháng

Tám có những thuận lợi song hó hăn chồng chất đó là giặc đói, giặc dốt,
giặc ngoại xâm và nội phản, đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rơi vào
tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là chủ
tịch Hồ Ch Minh đã có những biện pháp diệt giặc đói b ng biện pháp cấp
b ch là “l lành đùm l r ch”, “hũ gạo cứu đói”, “ngày đồng tâm” (biện pháp
lâu dài là tăng gia sản xuất).
Chiến thắng Điện Biên Phủ. Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh
Đ ng Dương; Kh ng chiến chống Mỹ và xây dựng đất nước (1954 – 1975);
Xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong cả nước (năm 1975 đến nay).
3. Mục tiêu dạy học lịch sử lớp 5
a) Học xong môn lịch sử lớp 5 học sinh có một số kiến thức cơ bản về
- Các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, tương đối có hệ thống theo
dòng thời gian lịch sử Việt Nam nửa thế kỉ XIX đến nay.
- Đặc điểm môn lịch sử lớp 5 là cung cấp cho học sinh một số kiến thức
cơ bản thiết thực về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, sắp xếp theo thứ tự
thời gian, đại diện cho các thời kỳ lịch sử, không chứa đựng huyền thoại,
truyền thuyết hay phóng t c, hư cấu lịch sử. Về mức độ chỉ giới hạn ở mức
biết lịch sử, còn yêu cầu về hiểu lịch sử chỉ ở mức rất sơ đẳng, chủ yếu xem
xét ý nghĩa của các sự kiện, các nhân vật lịch sử đối với xã hội.

14


b) Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng
- Quan sát các sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử t
sách giáo khoa và các nguồn khác.
- Nêu thắc mắc đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn th ng tin để
giải đ p.
- Nhận biết các sự kiện, bảng thống kê.
- Trình bày lại kết quả học tập b ng lời nói, bài viết.

- Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
c) Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen
- Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về m i trường xung quanh các em.
- Yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước.
- Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử, văn hóa của
quê hương, đất nước.
T những giờ học trên lớp, các em biết - hiểu - yêu mến - tự hào về đất
nước, con người Việt Nam. T đó c c em thấy được trách nhiệm vinh dự của
người đội viên đối với quê hương đất nước, với Tổ quốc thân yêu để làm rạng
danh nước Việt trên toàn cầu.
4. Đặc điểm dạy học lịch sử lớp 5
 Lịch sử lớp 5 kéo dài t năm 1858 hi Ph p nổ súng xâm lược Việt
Nam đến sau năm 1975 hi đất nước hoàn toàn thống nhất.
 Gồm 4 dạng bài :
a) Dạng bài về tình hình kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội
- Dạng bài này có nhiều ở Lịch sử lớp 5, nh m cung cấp cho HS những
hiểu biết về tình hình kinh tế - chính trị, xã hội nước ta sau mỗi thời kì (giai
đoạn nhất định).
- Gồm 11 bài:
+ Bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

15


T cuối thế kỉ thứ XIX, thực dân Ph p tăng cường khai mỏ, lập nhà máy,
đồn điền để vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân dân ta. Sự xuất hiện của các
ngành kinh tế mới đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi. Một số
người làm ăn ph t đạt đã trở thành chủ xưởng hoặc nhà buôn lớn. Bộ máy cai
trị thuộc địa hình thành; thành thị phát triển, buôn bán mở mang đã làm xuất
hiện tầng lớp viên chức, tri thức, chủ xưởng nhỏ,…

+ Bài 10: Bác Hồ đọc Tuyên ng n Độc lập
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Ch Minh đọc bản Tuyên ng n Độc lập,
hai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo
Trong tình thế “ngh n cân treo sợi tóc” (giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại
xâm), chính quyền non trẻ đã vượt qua hiểm nghèo, t ng bước đẩy lùi “giặc
đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”.
+ Bài 13: Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước”
Cách mạng th ng T m thành c ng, nước ta giành được độc lập nhưng
thực dân Pháp quyết tâm cướp nước ta lần nữa.
Cả dân tộc Việt Nam đứng lên kháng chiến với tinh thần “thà hi sinh tất
cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
+ Bài 16: Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới
Sau năm 1950, hậu phương của ta được mở rộng và xây dựng vững
mạnh, làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến.
+ Bài 19: Nhà nước bị chia cắt
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, nhân dân ta chờ mong ngày gia đ nh đoàn tụ,
đất nước thống nhất. Nhưng đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đã hủng bố, tàn sát
đồng bào miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.
+ Bài 21: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta

16


Năm 1958, Nhà m y Cơ h Hà Nội ra đời, góp phần to lớn vào công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.
+ Bài 22: Đường Trường Sơn
Ngày 19/5/1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.
Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ h , lương thực,… cho
chiến trường, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.

+ Bài 25: Lễ kí hiệp định Pa-ri
Ngày 27/1/1973, tại Pa-ri đã diễn ra lễ kí Hiệp định về chấm dứt chiến
tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đế quốc Mỹ buộc phải rút quân khỏi Việt
Nam.
+ Bài 27: Hoàn thành thống nhất đất nước
Ngày 24/5/1976, nhân dân ta vui m ng, phấn khởi đi bầu cử Quốc hội
chung cho cả nước. Kể t đây, nước ta có Nhà nước thống nhất.
+ Bài 28: Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình
Nhà máy thủy điện Hòa Bình là kết quả 15 năm lao động, sáng tạo đầy
gian khổ, hi sinh của hàng nghìn cán bộ công nhân Việt Nam và Liên Xô, là
thành tựu to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
b) Dạng bài có nội dung nhân vật lịch sử
- Ở dạng bài này, trong chương tr nh Tiểu học lớp 5 không giới thiệu
tiểu sử của các nhân vật, mà thông qua những sự kiện cơ bản trong sự nghiệp
của các nhân vật để làm sáng tỏ lịch sử dân tộc. Như vậy, nhân vật lịch sử bao
giờ cũng gắn liền với với sự kiện lịch sử. Giáo viên phải biết khai thác tốt các
sự kiện để làm nổi bật những hoạt động và công lao to lớn của nhân vật.
- Gồm 4 bài:
+ Bài 1: “B nh Tây Đại Nguyên So i” Trương Định
Năm 1962, triều đ nh nhà Nguyễn

hòa ước, nhường 3 tỉnh miền Đ ng

Nam Kì cho thực dân Pháp. Triều đ nh ra lệnh cho Trương Định phải giải tán

17


×