Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Nghiên cứu hình thái và giải phẫu thích nghi của giống hoa hồng cổ sapa trong điều kiện trồng ở sapa và hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.22 MB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
--------------***---------------

NGUYỄN THỊ HẢO

NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU THÍCH
NGHI CỦA GIỐNG HOA HỒNG CỔ SAPA TRONG
ĐIỀU KIỆN TRỒNG Ở SAPA VÀ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học

HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
--------------***---------------

NGUYỄN THỊ HẢO

NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU THÍCH
NGHI CỦA GIỐNG HOA HỒNG CỔ SAPA TRONG
ĐIỀU KIỆN TRỒNG Ở SAPA VÀ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học

Người hướng dẫn khoa học
TS. ĐỖ THỊ LAN HƯƠNG



HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Đỗ Thị Lan Hương người đã tận tình
hướng dẫn chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện
khóa luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn:
- Ban chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
- Tổ Thực vật - Vi sinh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo đã góp nhiều ý kiến,
giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã quan tâm giúp đỡ trong việc
hoàn thành khóa luận.
Tác giả

Nguyễn Thị Hảo


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, tất cả các số
liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với các nội dung trong
khóa luận của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Nguyễn Thị Hảo



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.......................................................................... 2
5. Đóng góp mới..................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................. 3
1.1. Nguồn gốc và sự phân bố của Hoa hồng ...................................................... 3
1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng các giống Hoa hồng ở thế giới và Việt
Nam......................................................................................................................... 4
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới.................................................................... 4
1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................... 5
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................ 7
2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 7
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 7
2.1.1.1.Một số đặc điểm tự nhiên của thị trấn Sapa......................................... 7
2.1.1.2. Một số đặc điểm tự nhiên của Hà Nội................................................. 8
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 10
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 10
2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 10
2.3.1. Nghiên cứu ngoài thực địa..................................................................... 10
2.3.2. Phương pháp ngâm mẫu tươi ................................................................ 12
2.3.3. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.........................................................
12
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 14
3.1. Rễ ................................................................................................................... 14

3.1.1. Đặc điểm hình thái của rễ ...................................................................... 14


3.1.2. Cấu tạo giải phẫu của rễ ........................................................................ 15
3.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của thân .................................... 18
3.2.1. Đặc điểm hình thái của thân.................................................................. 18
3.2.2. Cấu tạo giải phẫu thân cây .................................................................... 19
3.3. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của lá......................................... 22
3.3.1. Đặc điểm hình thái của lá ...................................................................... 22
3.3.2. Cấu tạo giải phẫu của lá ........................................................................ 23
3.3.2.1.Cuống lá ............................................................................................. 23
3.3.2.2. Phiến lá .............................................................................................. 26
3.3.2.3. Hệ thống dẫn ..................................................................................... 29
3.4. Đặc điểm hình thái của hoa......................................................................... 29
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 33


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Kí hiệu

Nội dung

1

NC

Nghiên cứu


2

KT

Kích thước

3

CS

Cộng sự

4

TN

Thí nghiệm

5

ĐTL

Đỗ Thị Lan

6

NT

Nguyễn Thị



DANH MỤC CÁC ẢNH
Ảnh 1: Hình thái rễ cây hoa Hồng (Nguồn: sưu tầm)..................................... 14
Ảnh 2: Cắt ngang rễ Hoa hồng cổ sapa trồng tại Sapa (Nguồn: ĐTL.Hương,
NT.Hảo)........................................................................................................... 16
Ảnh 3: Cắt ngang rễ Hoa hồng cổ sapa trồng tại Hà Nội(Nguồn: ĐTL.Hương,
NT.Hảo)........................................................................................................... 16
Ảnh 4: Phần vỏ Hoa hồng cổ sapa trồng tại Hà Nội(Nguồn: ĐTL.Hương,
NT.Hảo)........................................................................................................... 16
Ảnh 5: Phần vỏ Hoa hồng cổ sapa trồng tại Sapa(Nguồn: ĐTL.Hương, NT.Hảo)
......................................................................................................................... 16
Ảnh 6. Một phần thân cây trồng tại Sapa (Khoảng cách giữa hai mấu)(Nguồn:
ĐTL.Hương, NT.Hảo)..................................................................................... 18
Ảnh 7. Một phần thân cây trồng tại Sapa(Nguồn: ĐTL.Hương, NT.Hảo)..... 18
Ảnh 8: Một phần thân Hoa hồng cổ sapa trồng tại Hà Nội(Nguồn: ĐTL.Hương,
NT.Hảo)........................................................................................................... 19
Ảnh 9: Một phần thân Hoa hồng cổ trồng tại Sapa(Nguồn: ĐTL.Hương, NT.Hảo)
......................................................................................................................... 19
Ảnh 10: Một phần lát cắt ngang thân thứ cấp giống hồng cổ sapa trồng tại Sapa.21
Ảnh 11: Một phần lát cắt ngang thân thứ cấp giống hồng cổ sapa trồng tại Hà
Nội21
Ảnh 12: Gai Hoa hồng cổ sapa trồng tại Sapa(Nguồn: ĐTL.Hương, NT.Hảo)21
Ảnh 13: Gai Hoa hồng cổ sapa(Nguồn: ĐTL.Hương, NT.Hảo) .................... 21
Ảnh 14: Mặt sau lá hồng cổ sapa trồng tại Hà Nội(Nguồn: ĐTL.Hương,
NT.Hảo)23
Ảnh 15: Mặt sau lá hồng cổ sapa trồng tại Sapa(Nguồn: ĐTL.Hương, NT.Hảo)
......................................................................................................................... 23
Ảnh 16: Mặt trước lá kép hồng cổ(Nguồn: ĐTL.Hương, NT.Hảo) ............... 23
Ảnh 17: Mặt sau lá képhồng cổ sapa(Nguồn: ĐTL.Hương, NT.Hảo) ........... 23

Ảnh 18 : Cuống lá cây trồng tại Sapa(Nguồn: ĐTL.Hương, NT.Hảo) .......... 24
Ảnh 19: Cuống lá cây trồng tại Hà Nội(Nguồn: ĐTL.Hương, NT.Hảo)........ 24
Ảnh 20: Cuống lá chét cây trồng tại Hà Nội(Nguồn: ĐTL.Hương, NT.Hảo) 25
Ảnh 21: Cuống lá chét cây trồng tại Sapa(Nguồn: ĐTL.Hương, NT.Hảo).... 26


Ảnh 22. Gân chính lá hồng cổ trồng tại Sapa(Nguồn: ĐTL.Hương, NT.Hảo)26
Ảnh 23. Cấu tạo phiến lá hồng cổ(Nguồn: ĐTL.Hương, NT.Hảo) ................ 26
Ảnh 24 . Gân chính lá hồng cổtrồng tại Hà Nội(Nguồn: ĐTL.Hương, NT.Hảo)
......................................................................................................................... 27
Ảnh 25. Cấu tạo phiến lá hồng cổtrồng tại Hà Nội(Nguồn: ĐTL.Hương, NT.Hảo)
......................................................................................................................... 27
Ảnh 26: Cấu tạo lỗ khí cây trồng tại Hà Nội(Nguồn: ĐTL.Hương, NT.Hảo) 28
Ảnh 27: Hoa hồng cổ sapa(Nguồn: ĐTL.Hương, NT.Hảo) ........................... 30
Ảnh 28: Quả Hoa hồng (Nguồn: sưu tầm) ...................................................... 31
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: So sánh kích thước các phần của thân cây các loài nghiên cứu ........ 22
Bảng 2: So sánh kích thước các phần của lá cây của giống nghiên cứu......... 27


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên sự hiểu
biết của con người về thực vật chưa được nhiều. Đã có nhiều tài liệu, các
công trình khoa học nghiên cứu về thực vật, nhưng chỉ phản ánh được một
phần rất nhỏ.
Thực vật có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó là nền tảng của đa dạng sinh
học, đa dạng nông nghiệp, bảo đảm cho phát triển bền vững. Vì thế nhận biết

và bảo tồn các loài thực vật ngày càng trở nên quan trọng hơn cũng như việc
học tập nghiên cứu về thực vật ngày càng giữ một vị thế quan trọng trong sự
phát triển của khoa học.
Hình thái và giải phẫu thực vật được coi là một phần quan trọng trong
việc nghiên cứu về thực vật. Ngoài việc dùng hình thái để nhận biết các loài,
họ, chi thì việc nghiên cứu về cấu tạo giải phẫu một lần nữa khẳng định giá trị
của công trình là có cơ sở, mở rộng hiểu biết của con người về sự đặc biệt của
thực vật, ngoài ra còn đóng góp phần quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gen
của thực vật thông qua dẫn liệu về hình thái và giải phẫu.
Hoa hồng nói chung được xem là chúa tể của các loài hoa và đặc biệt
loài Hoa hồng cổ đang được người tiêu dùng ưa chuộng nhất. Với ưu điểm về
kiểu dáng sang trọng, đa dạng về màu sắc, hương thơm, cũng như có thể trồng
và thu hoạch quanh năm ở nhiều vùng khí hậu và sinh thái khác nhau, nên
thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm không những cho
lao động chính mà cho cả lao động phụ (người già, trẻ em).
Nhận thấy đây là cây có giá trị về kinh tế và ý nghĩa với y học, chúng
tôi muốn tìm hiểu thêm đặc điểm thích nghi của loài Hoa hồng cổ sapa khi
trồng chúng ở các điều kiện khí hậu khác nhau, nhằm đóng góp thêm một số
dẫn liệu về loài hoa này.


2

Hoa hồng cổ sapa được nhân giống và trồng ở nhiều vùng đất khác
nhau của Việt Nam, vậy hình thái và giải phẫu của nó có thay đổi không để
phù hợp với môi trường sống sẽ được tôi nghiên cứu trong đề tài: “Nghiên
cứu hình thái và giải phẫu thích nghi của giống Hoa hồng cổ sapa trong
điều kiện trồng ở Sapa và Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu giống Hoa hồng cổ

sapa trong điều kiện trồng tại Sapa và Hà Nội nhằm tìm hiểu đặc điểm thích
nghi đa dạng của thực vật. Trên cơ sở đó có thể đưa ra những lời khuyên cho
việc trồng, khai thác, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và làm kinh tế.
3. Phạm vi nghiên cứu
Mẫu Hoa hồng cổ sapa được trồng tại trị trấn Sapa (Lào Cai) và Tây
Mỗ (Hà Nội).
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
*Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần tìm hiểu đa dạng sinh học của
thực vật ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu bổ sung thêm dẫn liệu về hình thái và giải phẫu
thích nghi của giống Hoa hồng cổ sapa (Rosa gallica), làm tư liệu giảng dạy
và nghiên cứu sau này.
* Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để trồng, chăm sóc và
bảo tồn loài hoa quý vì nó có giá trị cả về kinh tế lẫn làm đẹp. Ngoài ra, có
thể trồng để xuất khẩu hoặc làm cảnh.
5. Đóng góp mới
Cung cấp một số dẫn liệu về hình thái, giải phẫu thích nghi của giống
Hoa hồng cổ sapa tại khu vực nghiên cứu.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc và sự phân bố của Hoa hồng
Khoảng 5000 năm trước đây Hoa hồng đã được trồng ở Trung Quốc,
Tây Á và Bắc Phi. Sau đó, Hoa hồng đã di thực đi khắp nơi trên thế giới.
Gudin Serge (2000) cho rằng có 8 nhóm Hoa hồng cổ xưa, từ chúng hình
thành nên nhiều giống Hoa hồng phổ biến trên thế giới sau này. Nhóm có

nguồn gốc từ Trung Quốc Rosa bracteata (1675), Rosa bracteata (1675),
Rosa sericeaptericantha (1890) và Rosa wichuraiana variegata (1890).
Nhóm có nguồn gốc từ Nhật Bản Rosa rugosa. Nhóm có nguồn gốc từ Bắc
Mỹ Rosa foliolosa(1880) và nhóm phát sinh từ cực Bắc bán cầu Rosa nutkana
[14].
Hoa hồng được tìm thấy ở nhiều khu vực, từ những nơi khí hậu khắc
nghiệt nhất như vùng ôn đới, hàn đới đến cận nhiệt đới, trong đó tập trung
nhiều nhất ở một số nước như: Mỹ, Irap, Ethiopia và Trung Quốc. Nhiều nhà
khoa học đã chia Hoa hồng thành 10 nhóm lớn, với 115 loài phân bố ở 8 vùng
chủ yếu trên thế giới [14].
Do nhu cầu sử dụng hoa của con người rất lớn, cho nên các loài trong
chi Rosa được lai tạo nhiều để tạo ra các loài và các giống lai có nhiều đặc
tính quý, đáp ứng thị hiếu của con người. Loài được lai nhiều nhất là Hồng
thơm hay còn gọi là Hồng trà (Rosax odorata) có nguồn gốc từ Châu Âu,
được nhập trồng phổ biến ở khắp nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Các giống Hoa hồng nổi tiếng nhất trên thế giới như:Rosax odorata cv.
Old Blush, Rosa x odorata cv. Hume’s Blush, Rosa xodorata cv. Fortune’s
Double Yellow,… đều thuộc loại này, nhưng nhiều khi được trích dẫn là Rosa
chinensis. Từ Rosa x odorata lại lai tiếp các giống hoặc loài khác để tạo ra
các giống mới, ví dụ: Hồng nhung (Red velvet rose), Hồng pháp (Gallic rose),
…[14].


4

1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng các giống Hoa hồng ở thế giới và
Việt Nam
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Năm 1989 tác giả Datta đã tạo ra được các đột biến thấp cây và đột
biến soma về màu hoa ở hầu hết các giống hoa Hồng mà ông thử nghiệm. Các

đột biến thể khảm về màu sắc và hình dạng hoa xảy ra ở 21 giống. Từ 1 vạch
nhỏ trên cánh hoa đến biến màu cả cánh hoa [14].
Bugaenko (1989) đã nghiên cứu 12 giống bố mẹ và 659 con lai từ 15
cặp lai giữa chúng. Các con lai thể hiện ưu thế lai cao về hàm lượng tinh dầu
so với bố mẹ. Các cặp lai cho hàm lượng tinh dầu cao là: Belaya x Raduga;
Koopera x Raduga và Festivalnaya [14].
Trong những năm gần đây, nhân giống invitro được áp dụng nhiều
trong nhân giống Hoa hồng. Những đặc điểm nổi bật của nhân giống invitro
là hệ số nhân giống lớn trong một thời gian ngắn, dễ dàng sản xuất cây sạch
bệnh, khỏe mạnh và có khả năng tái sinh mầm chỉ trong 1 năm.
Ở Pháp Meynet (1994) đã sử dụng phương pháp sinh sản đơn tính có
chiếu xạ hạt phấn và cứu phôi invitro để tạo cây con khỏe mạnh, có khả năng
kháng sâu bệnh và mang những ưu điểm từ cây mẹ. Cây con thu được đã ra
hoa và cho phấn, trong đó một số hạt phấn được kiểm tra có sức sống [14].
Năm 2001, tác giả Aldulber nước Cộng hoà liên bang Nga, đã làm thí
nghiệm và thu được các giống lai từ hồng chè Trung Quốc Newjorker và
giống Stullengold thích ứng tốt cho các vùng nam Cộng hòa liên bang Nga
[14].
Ở Nhật, năm 2003 đã công bố những thể đột biến trên Hoa hồng được
tạo ra nhờ chiếu xạ chùm tia ion. Hai chùm tia ion carbon và helli được chiếu
lên chồi nách của cây Hoa hồng để tạo đột biến và thu được kết quả tốt. Cây
phát triển rất nhiều chồi. Các đột biến không chỉ xuất hiện ở liều chiếu cao mà
còn ở cả liều chiếu thấp, bên cạnh đó những biến đổi sinh lý gây ra bởi chiếu
xạ cũng được theo dõi chặt chẽ. Cả 2 chùm tia này đều gây ra đột biến về số


5

lượng cánh hoa, kích thước, hình dạng, màu sắc hoa trong mỗi giống. Những
nghiên cứu về chọn tạo giống hoa bằng phương pháp gây đột biến gen đã tạo

ra những đột biến có lợi như màu sắc hoa đẹp, độc đáo, năng suất hoa cao,
khả năng chống chịu sâu bệnh tốt,…là những tính trạng mà các nhà chọn tạo
giống mong muốn [3].
Malcolm M. Manners (2005) nghiên cứu về độ ẩm, ánh sáng, đất, giá
thể ảnh hưởng đến ghép Hoa hồng cho thấy: cần điều chỉnh ánh sáng hợp lý
dưới tán cây hoặc trong nhà kính, nhà lưới là phù hợp; nhiệt độ quá cao hoặc
quá thấp cũng dẫn đến mắt rơi vào trạng thái ngủ và làm khô, xém bề mặt cắt
[14].
Smulders (2006) khi thu thập và đánh giá tập đoàn Hoa hồng ở châu Âu
đã tiến hành lai giữa loài Hoa hồng dại với các giống Hoa hồng tứ bội đang
trồng. Kết quả cho thấy những tổ hợp lai có bố mẹ tứ bội cho số hạt lai/quả
cao hơn khi chọn loài hoang dại lưỡng bội làm bố mẹ. Thế hệ F1 của con lai
chọn bố mẹ là loài hoang dại đã không hình thành hoa trong suốt năm đầu
tiên nhưng cây lai có khả năng sinh trưởng phát triển tốt [14].
Trên thế giới có một số nước trồng và sản xuất Hoa hồng lớn như: Hà
Lan, Mỹ, Bungari, Pháp,…. Thị trường châu Âu là nơi có sản lượng nhập
khẩu Hoa hồng lớn nhất thế giới, ví dụ Hà Lan, Đức, Đan Mạch,…
Trung Quốc bắt đầu sản xuất hoa Hồng từ thế kỷ XX. Hiện nay tổng
diện tích trồng Hoa hồng lên tới hơn 10 nghìn ha. Sản xuất hoa công nghệ cao
được Trung Quốc rất chú trọng và áp dụng.
1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Hoa hồng được coi là 1 trong 10 loài hoa quý phái, sang trọng góp phần
phát triển kinh tế. Nhưng cho đến nay, những công trình nghiên cứu về cây
Hoa hồng không nhiều, những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu.
Kết quả nghiên cứu về chọn, tạo giống Hoa hồng đã được thực hiện ở
một số cơ sở. Tuy nhiên, công tác chọn giống chủ yếu đi theo hướng nhập nội
nguồn gen và chọn, tạo. Hướng chọn giống này có nhiều ưu điểm là dựa trên


6


nguồn vật liệu có sẵn chọn ra những giống có khả năng thích nghi tốt với điều
kiện sinh thái Việt Nam.
Mặc dù có lượng đất tự nhiên nhiều, song diện tích để trồng Hoa hồng
không nhiều (0,02%/tổng số diện tích đất đai).
Phong trào trồng Hoa hồng cổ ở Việt Nam trong thời điểm hiện nay
đang nở rộ và phát triển mạnh. Lợi nhuận thu được từ việc trồng hoa cao hơn
10 -15 lần so với trồng lúa. Tuy nhiên hầu hết các loài hoa trồng chủ yếu phục
vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Như vậy, công tác nghiên cứu, thu thập đánh giá, chọn, tạo giống hoa ở
Việt Nam bước đầu đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, những giống mới có tiềm
năng năng suất cao, phẩm chất tốt thực sự thích hợp với điều kiện trong nước
chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất đã ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng
sản xuất và thúc đẩy sản xuất phát triển. Nghiên cứu hình thái, giải phẫu thích
nghi của thực vật bước đầu cũng được tiến hành nhưng trên đối tượng là Hoa
hồng thì chúng tôi chưa tìm thấy nhiều.
Do đó, Việt Nam cần coi trọng hơn nữa công tác nghiên cứu để tạo ra
nhiều giống mới phù hợp, có khả năng thích nghi, cho năng suất và chất
lượng cao làm phong phú thêm bộ giống Hoa hồng cho các vùng sinh thái
khác nhau.


7

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Giống Hoa hồng cổ sapa(Rosa gallica)
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành thu mẫu tại thị trấn Sapa (Lào Cai) và Tây Mỗ

(Hà
Nội)
2.1.1.1.Một số đặc điểm tự nhiên của thị trấn SaPa
Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sapa ở độ cao 1.600 mét so
với mực nước biển. Địa hình cao và gần chí tuyến nên Sapa có khí hậu cận
nhiệt đới ẩm, ôn đới, không khí mát mẻ quanh năm. Vào mùa hè, thời tiết ở
thị trấn một ngày như là có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi
trưa tiết trời như vào hạ, có nắng, không khí dịu mát, buổi chiều mây và
sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của
mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sapa là 15°C. Mùa hè, thị
trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng
13°C – 15°C vào ban đêm và 20°C – 25°C vào ban ngày. Mùa đông thường
có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có lúc xuống dưới 0°C và có tuyết rơi.
Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập
trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8.
+ Địa hình Sapa - PhanSiPan được chia thành 6 bậc chính: bậc thấp
nhất là thung lũng Mường Hoa (950 - 1000m), bậc cao nhất là những đỉnh cao
trên 2900m (PhanSiPan) (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008) [17].
+ Khí hậu: Sapa mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè
nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh, ít mưa. Hướng núi của dãy Hoàng Liên
chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Khí hậu SaPa rất mát, ẩm, không có
thời kỳ khô hạn. Mùa hè ẩm ướt từ tháng 5 - 9, mùa đông từ tháng 10 - 4.


8

+ Lượng mưa ở đây không chỉ biến động theo mùa mà còn biến động
theo không gian. Mưa nhiều vào mùa hè (nhiều nhất vào tháng 7 - 8 có trị số
từ 370 - 680mm/tháng), mưa ít vào mùa đông (ít nhất vào tháng 12 - 1 có trị
số từ 20 - 60mm), trung bình 2833 - 3552mm. Độ ẩm 87 - 90%. Lượng nước

bốc hơi cao vào tháng 4 - 5 (80 - 90mm/tháng), nhưng đến 12 - 1 trị số chỉ đo
được 30 - 40mm/tháng (Vũ Tự Lập) [13].
o

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm phổ biến từ 13 - 21 C, cao nhất vào
o

o

tháng 6 - 7 (16 - 25 C), thấp nhất tháng 12 - 1 (xuống dưới 5 C), càng lên cao
khí hậu càng có xu hướng giảm nhiệt.
+ Đất: Sapa được cấu tạo từ các loại đá có nguồn gốc mắc-ma như:
granit, amphibolit, filit, đá vôi, trong đó đá granit là phổ biến nhất (Vũ Tự
Lập, 2010) [13]. Đất ở Sapa phân bố theo độ cao và được chia ra thành 8 loại
đất chính: Đất mùn thô than bùn màu xám trên núi cao phân bố từ 1600 2800m, đất mùn alit màu vàng nhạt trên núi cao phân bố từ 1600 - 2800m, đất
feralit màu vàng đỏ núi cao phát triển trên đá biến chất 600 - 1600m, đất
feralit màu vàng đỏ núi cao phát triển trên đá axit 600 - 1600m, đất feralit
vàng đỏ vùng núi phát triển trên đá axit từ 300 - 600m, đất feralit vàng đỏ núi
cao phát triển trên đá biến chất từ 300 - 600m, đất feralit biến đổi do trồng
lúa, đất dốc tụ trồng lúa (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008) [17].
2.1.1.2. Một số đặc điểm tự nhiên của Hà Nội
2

Hà Nội với diện tích tự nhiên 920,97 km , kéo dài theo chiều Bắc Nam 53 km và thay đổi theo chiều Đông Tây từ gần 10km (phía Bắc huyện
Sóc Sơn) đến trên 30km (từ xã Tây Tựu, Từ Liêm đến xã Lệ Chi, Gia Lâm).
Hà Nội nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, các mạch núi Tây Bắc và
Đông Bắc đã hội tụ về đây, có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên
cho phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao
dịch quốc tế; là đầu mối giao thương bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng
không và đường sông tỏa đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế.



9

+ Địa hình:
Hà Nội khá đa dạng với núi thấp, đồi và đồng bằng. Trong đó phần lớn
diện tích của thành phố là vùng đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông
Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng.
Khu vực nội thành và phụ cận là vùng trũng thấp trên nền đất yếu, mực
nước sông Hồng về mùa lũ cao hơn mặt bằng thành phố trung bình 4 - 5m. Hà
Nội có nhiều hồ, đầm thuận lợi cho phát triển Thủy sản và du lịch, nhưng do
thấp trũng nên khó khăn trong việc tiêu thoát nước nhanh, gây úng ngập cục
bộ thường xuyên vào mùa mưa. Vùng đồi núi thấp và trung bình ở phía Bắc
Hà Nội thuận lợi cho xây dựng, phát triển công nghiệp, lâm nghiệp và tổ chức
nhiều loại hình du lịch.
+ Khí hậu:
Hà Nội nằm trong vùng mưa mùa nhiệt đới, một năm có 4 mùa rõ ràng,
mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng nhiều mưa. Lượng bức xạ tổng cộng năm
dưới 160 kcal/cm2. Hàng năm, chịu ảnh hưởng của các đợt gió màu đông bắc.
o

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 C [10].
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa đông ít mưa, mưa phùn
kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong đó tháng 12 hoặc tháng 01 có
lượng mưa ít nhất.
So với các khu vực khác ở phía nam, Hà Nội có mùa đông lạnh rõ rệt,
tần số front lạnh cao hơn, số ngày nhiệt độ thấp và rét đậm nhiều, mùa lạnh
kéo dài hơn và mưa phùn cũng nhiều hơn, trời nồm.
+ Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Nội khoảng
92.097 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 47,4%, diện tích đất lâm

nghiệp chiếm 8,6%, đất ở chiếm 19,26%. Phần lớn diện tích đất đai ở nội
thành Hà Nội được đánh giá là không thuận lợi cho xây dựng do có hiện
tượng tích nước ngầm, nước mặt, sụt lún, nứt đất, sạt lở, trôi trượt dọc sông,
cấu tạo nền đất yếu [10].


10

+ Tài nguyên sinh vật:
Hệ sinh thái đặc trưng của Hà Nội là hệ sinh thái vùng gò đồi ở Sóc
Sơn và hệ sinh thái hồ, điển hình là hồ Tây, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh
thái đô thị,... Trong đó, hệ sinh thái rừng vùng gò đồi và hồ có tính đa dạng
sinh học cao hơn cả.
Thực vật, động vật của Hà Nội khá phong phú và đa dạng. Cho đến
nay, đã thống kê và xác định có 655 loài thực vật bậc cao, 569 loài nấm lớn
(thực vật bậc thấp), 595 loài côn trùng, 61 loài động vật đất, 33 loài lưỡng cư,
103 loài chim, 40 loài thú, 476 loài thực vật nổi, 125 loài động vật Thủy sinh,
118 loài cá, 48 loài cá cảnh nhập nội. Trong số các loài sinh vật, nhiều loài có
giá trị kinh tế, một số loài quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam [2].
Hà Nội có các làng hoa và cây cảnh nổi tiếng như Nghi Tàm, Ngọc Hà,
Quảng Bá, Láng, Nhật Tân làm cho tài nguyên sinh vật của Hà Nội ngày càng
đa dạng và phong phú.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh
dưỡng của giống Hoa hồng cổ sapa.
- So sánh hình thái và cấu tạo giải phẫu giống Hoa hồng cổ sapa trồng ở
hai địa điểm nghiên cứu.
- Tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu

của loài nghiên cứu với điều kiện môi trường sống.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu ngoài thực địa
* Quan sát hình thái ngoài của giống cần nghiên cứu, sau đó tiến hành:
-Mô tả hình thái bên ngoài.
- Chụp ảnh mẫu.


11

* Phương pháp thu hái mẫu (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007) [17].
Cách lấy mẫu: thân cắt cách gốc khoảng 20-30cm; lá bánh tẻ; mẫu rễ với các
kích thước khác nhau.
Đánh số hiệu; cố định mẫu trong dung dịch đã chuẩn bị sẵn (cồn
30 - 40%).


12

2.3.2. Phương pháp ngâm mẫu tươi
Ngâm mẫu tươi trong hỗn hợp dung dịch: 400ml rượu etylic 96%,
80ml
formol, 40ml axit axetic 40%, 280ml nước cất (theo phương pháp của
Pauseva,
1974) (dẫn theo Hoàng Thị Sản và CS., 1980). Dung dịch này giữ cho mẫu
thực vật tươi lâu, để giữ mẫu tươi lâu cần thay dung dịch 4 tháng 1 lần [15].
2.3.3. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Làm tiêu bản giải phẫu tươi bằng dao lam cắt tay để quan sát cấu trúc cơ
quan cần nghiên cứu theo phương pháp của R.M. Klein và D.T. Klein
(1979) [9,10].

Lát cắt được nhuộm kép với xanhmetylen và cacmin. Các bước tiến
hành:
- Mẫu vi phẫu sau khi cắt được ngâm ngay vào nước Javen 15 – 30
phút để loại hết nội chất của tế bào.
- Rửa sạch Javen bằng nước cất rồi ngâm mẫu vào nước có pha axit
axetic trong 5 phút để loại hết nước Javen còn dính lại.
- Rửa hết axít axetic bằng nước cất.
- Nhuộm màu trong dung dịch cacmin khoảng 30 phút.
- Rửa lại trong nước cất.
- Nhuộm mẫu trong dung dịch xanh metylen.
- Lấy vi mẫu ra, rửa sạch bằng nước cất rồi đưa lên kính quan sát với
nước hoặc dung dịch glyxerin (với nước sẽ quan sát mẫu tươi, còn với dung
dịch glyxerin quan sát tươi nhưng có thể để được trong thời gian vài ngày).
Bóc biểu bì lá để quan sát cấu tạo hiển vi: Đun mẫu lá 1 - 2 phút trong
dung dịch HNO3loãng cho đến khi lá có màu vàng nhạt và có nhiều bọt khí
trên bề mặt lá thì dừng lại. Lấy mẫu ra rửa sạch bằng nước cất, tách biểu bì
trên và biểu bì dưới. Đặt mẫu lên lam kính rồi dùng bút lông đánh nhẹ để thịt
lá trôi đi rồi quan sát.
Ghi lại hình ảnh quan sát được bằng máy ảnh kỹ thuật số nối với kính
hiển vi quang học OLIMPIA.


13

Quan sát, đo, đếm mẫu vật qua kính hiển vi quang học. Sử dụng trắc vi
vật kính và trắc vi thị kính để xác định kích thước tế bào và mẫu vật cần đo
theo phương pháp của Pauseva (1974) [dẫn theo Hoàng Thị Sản và CS., 1980].
Xử lý số liệu bằng toán thống kê và xử lý thống kê kết quả nghiên cứu
trên máy vi tính bằng Excel 5.0. (Phạm Văn Kiều, Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim
Khôi,

1996) [ 16].


14

n

- Giá trị trung bình X :

xi

1 n

 i1
X  
x
n i1 i
n

(n: Tổng số mẫu; Xi : Giá trị của mẫu thứ I; ni : Tần xuất xuất hiện mẫu
thứ i)
- Độ lệch chuẩn:

1 n
  (n 1)  ( X i  X )2 nếu n<30
i

1




1 n
2 nếu n>30
n ( X i  X )
i1

- Sai số m:

m


n


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Rễ
3.1.1. Đặc điểm hình thái của rễ
Rễ là một trong ba cơ quan sinh dưỡng của cây. Với chức năng chính
giúp cây bám chặt vào lòng đất, rễ còn có nhiệm vụ quan trọng khác như: hút
nước, các chất khoáng và hô hấp. Ngoài ra rễ còn là cơ quan dự trữ các chất
dinh dưỡng, sản sinh dưỡng của thực vật.

Ảnh 1: Hình thái rễ cây Hoa hồng (Nguồn: sưu tầm)

Rễ nằm đối xứng với thân qua mặt đất tạo thành một hợp trục thống
nhất của cây. Để thích nghi với đời sống cố định, hệ rễ của thực vật nói chung
phát triển rất mạnh, khả năng phân nhánh lớn, lông hút xuất hiện nhiều để
đảm bảo nhu cầu cung cấp nước và dinh dưỡng khoáng cho cây.
Hồng cổ sapa thuộc lớp Hai lá mầm, nên nó mang nhiều đặc điểm
chung của lớp: rễ cọc phát triển đâm sâu xuống lòng đất (rễ cấp 1); rễ phân



nhánh mạnh, phân bố nông trên lớp đất mặt từ 10-30cm. Rễ bên được hình
thành sớm có số thứ tự nhỏ, rễ được hình thành sau có số thứ tự lớn hơn. Rễ
bên được hình thành theo con đường nội sinh. Rễ non thường nằm ở vị trí xa
so với gốc rễ.
3.1.2. Cấu tạo giải phẫu của rễ
a. Rễ sơ cấp
Rễ sơ cấp hay còn gọi là miền hút. Phần vỏ và trụ phân biệt nhau rõ
ràng.
+ Phần vỏ: chiếm diện tích lớn (60-70% bề mặt của lát cắt).

Nằm phía ngoài cùng là một lớp biểu bì có dạng hình chữ nhật xếp sít
nhau. Thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan trong
đất nên tầng cuticun không xuất hiện. Tuy nhiên, sự có mặt của rất nhiều lông
hút làm tăng diện tích tiếp xúc giữa rễ và đất, tăng khả năng hấp thụ nước.
Lông hút chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn sau đó được thay thế bằng những
lông hút khác. Do có đời sống cố định nên sự có mặt của rất nhiều lông hút
giúp cho thực vật có khả năng hút được nhiều nước và dinh dưỡng khoáng cho
cây.
Mô mềm vỏ phát triển mạnh, các tế bào có vách mỏng xếp không sít
nhau, để lại nhiều khoảng gian bào.
Trong cùng của vỏ sơ cấp là lớp tế bào nội bì. Cũng giống như các loài
thuộc lớp Hai lá mầm nội bì hóa bần 2 mặt tại vách xuyên tâm còn vách tiếp
tuyến vẫn phát triển bình thường. Do đó, nước và các chất dinh dưỡng khoáng
vẫn có thể đi vào trụ dẫn qua vách tiếp tuyến.
* Phần trụ
Nằm phía ngoài cùng của trụ dẫn là lớp vỏ trụ. Lớp này hoạt động phân
sinh, các rễ bên được hình thành từ đây. Bó mạch của rễ sơ cấp sắp xếp kiểu
xen kẽ. Số lượng bó mạch từ 6 - 7 bó/lát cắt, kích thước không đều nhau, gỗ

sau lớn hơn gỗ trước. Gỗ sau ở rễ sơ cấp phát triển kém, vì rễ sơ cấp tồn tại
trong thời gian ngắn sau đó nó được thay thế bởi hệ thống gỗ thứ cấp.
Nằm trong cùng là khối tế bào mô mềm ruột có vách mỏng. Rễ sơ cấp
chỉ tồn tại một thời gian, sau đó nhanh chóng được thay thế bởi rễ thứ cấp,


×