Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh lớp 4, 5 thông qua phân môn tập làm văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.58 KB, 110 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
======

LÝ THỊ HỒNG THÚY

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT CHO
HỌC SINH LỚP 4,5 THÔNG QUA
PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học

Người hướng dẫn khoa học
TS. KHUẤT THỊ LAN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài này em gặp rất nhiều khó khăn, trở
ngại song nhờ sự giúp đỡ quý báu của thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp em
đã hoàn thành đúng tiến độ.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo – TS. Khuất Thị Lan đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ bộ môn
Tiếng Việt, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học. Nhân đây em cũng xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo tại trường Tiểu học Kim
Đồng- thành phố Lào Cai đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Lý Thị Hồng Thúy


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số
liệu, căn cứ, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực.
Đề tài chưa được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Lý Thị Hồng Thúy


BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT
GV

Giáo viên

HS

Học sinh

TLV


Tập làm văn

SGK

Sách giáo khoa

NXB

Nhà xuất bản

CT

Chương trình

KC

Kể chuyện


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài
........................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu
.....................................................................................................2
3. Mục đích nghiên
cứu..................................................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
.................................................................................................4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên

cứu.............................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu
...........................................................................................4
7. Cấu trúc khóa
luận......................................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ
TÀI............................6
1.1. Cơ sở lí luận
.............................................................................................................6
1.1.1. Kĩ năng viết và tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng viết
.................................6
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của phân môn Tập làm văn ở trường Tiểu
học................7
1.1.3. Những yêu cầu khi dạy rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh Tiểu
học..............9
1.2. Đặc điểm của học sinh lớp 4,
5.............................................................................12
1.2.1. Đặc điểm tâm lý học sinh lớp
4,5......................................................................12
1.2.2. Đặc điểm sinh lý học sinh lớp 4,5
.....................................................................13


1.2.3. Đặc điểm ngôn ngữ học sinh lớp 4,5
................................................................14
1.2.4. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4, 5............................................ 14
1.2.5. Các yếu tố ngoài ngôn ngữ ảnh hưởng đến quá trình phát triển lời nói
của học
sinh...................................................................................................................15

1.3. Cơ sở thực
tiễn.......................................................................................................16
1.3.1. Khái quát nội dung chương trình Tập làm văn lớp 4,5
...................................17
1.3.2. Hệ thống bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng việt lớp
4,5................18
1.3.3. Thực trạng dạy-học phân môn Tập làm văn lớp
4,5........................................19


CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4,5
.........22
2.1. Những yêu cầu đối với bài tập làm văn lớp
4,5...................................................22
2.2. Quy trình tạo lập một văn bản viết
.......................................................................24
2.2.1. Phân tích đề, tìm yêu cầu của
đề.......................................................................24
2.2.2. Xây dựng đề cương cho bài viết
........................................................................24
2.2.3. Thực hành viết bài tập làm văn
.........................................................................26
2.2.4. Kiểm tra, sửa chữa, hoàn thiện bài
viết............................................................28
2.3. Những biện pháp rèn kĩ năng viết
........................................................................32
2.3.1. Biện pháp luyện viết theo bài văn mẫu
.............................................................32
2.3.2. Biện pháp luyện viết theo chủ đề .......................................................... 35

2.3.3 Biện pháp luyện viết theo kiểu
bài......................................................................38
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..............................................................54
3.1. Mục đích thực nghiệm
..........................................................................................54
3.2.Tổ chức quá trình thực
nghiệm..............................................................................54
3.2.1 Thời gian, địa điểm thực
nghiệm........................................................................54
3.2.2 Đối tượng thực nghiệm
.......................................................................................55
3.2.3 Soạn phiếu thăm dò ý kiến học sinh
...................................................................56
3.2.4 Soạn giáo án dạy thực nghiệm
...........................................................................56


3.3. Mô tả thực nghiệm
................................................................................................57
3.3.1 Các bước tiến hành thực nghiệm
.......................................................................57
3.3.2 Mô tả thực
nghiệm...............................................................................................58
3.3.3 Tiêu chí đánh giá thực nghiệm............................................................... 59
3.4.Giáo án thực nghiệm
..............................................................................................61
3.5 Kết quả thực nghiệm
..............................................................................................73
KẾT LUẬN ..................................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................77



Phụ lục...........................................................................................................................76


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn
Tiếng Việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức
tổng hợp trừu nhiều phân môn trong môn Tiếng Việt. Nhiệm vụ cơ bản và chủ
yếu của phân môn Tập làm văn là sau một quá trình luyện tập lâu dài và có ý
thức, học sinh dần dần nắm được cách viết các bài văn theo nhiều loại phong
cách khác nhau do chương trình quy định. Thực hiện nhiệm vụ rèn kĩ năng
sản sinh văn bản ở dạng nói hay viết, phân môn Tập làm văn đồng thời góp
phần cùng các môn học khác để rèn luyện tư duy, phát triển ngôn ngữ và hình
thành nhân cách cho học sinh.
Dạy Tập làm văn ở tiểu học như thế nào cho phù hợp và có hiệu quả là
vấn đề không đơn giản. Từ thực tế dạy học ở địa phương, thời gian qua cho
thấy việc dạy và học Tập làm văn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế chưa
được giải quyết một cách thấu đáo. Kết quả làm văn của các em chưa đáp ứng
được yêu cầu của việc sản sinh văn bản. Tức là học sinh chưa nắm chắc các
kĩ năng tạo lập văn bản để phục vụ cho giao tiếp và học tập. Điều này làm hạn
chế rất lớn đến sự phát triển của các em. Bên cạnh đó giáo viên Tiểu học còn
lúng túng khi dạy Tập làm văn. Bởi vì bản thân họ cũng còn đang loay hoay
tìm câu trả lời: Làm thế nào để học sinh biết viết đúng, viết hay trong giờ học
Tập làm văn, làm thế nào để giúp học sinh khắc phục lỗi dùng từ, viết câu,
dựng đoạn khi viết một bài tập làm văn,…Từ những thực tế vừa nêu trên,

chúng tôi thiết nghĩ cần phải nghiên cứu, học để mỗi giờ dạy Tập làm văn có
hiệu quả cao, thu hút, khơi gợi được năng lực làm văn của học sinh.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Rèn
luyện kĩ năng viết cho học sinh lớp 4, 5 thông qua phân môn Tập làm văn ”

2


với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học rèn luyện kĩ năng
viết cho học sinh lớp 4, 5 thông qua phân môn Tập làm văn
2. Lịch sử nghiên cứu
Tập làm văn là phân môn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành,
phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là trong việc phát triển kĩ năng viết cho học sinh.
Vì vậy, từ trước đến nay yêu cầu về phân môn này đã được nhiều nhà sư
phạm, nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu và có nhiều công trình nghiên
cứu về nó ra đời. Có thể kể đến các tác giả tiêu biểu như: Lê Phương Nga,
Nguyễn Trí, Nguyễn Xuân Khoa, Phan Phương Dung, Hoàng Hoà Bình,…Mỗi
tác giả mỗi bài viết đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của quá trình rèn
luyện, phát triển kĩ năng viết cho học sinh tiểu học qua dạy học phân môn
Tập làm văn ở Tiểu học.
Tác giả Lê Phương Nga, Nguyễn Trí trong cuốn: “Phương pháp dạy
học Tiếng Việt ở tiểu học” (tập 1,2)- NXB Đại học Sư phạm , năm 1995 đã
bàn về những vấn đề chung của phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, đi
sâu vào phương pháp dạy học từng phân môn cụ thể, trong đó dành một phần
cho phân môn Tập làm văn. Trong phần viết về phân môn Tập làm văn, các
tác giả đã làm sáng tỏ được nhiều vấn đề, giúp mọi người thấy rõ vị trí, tính
chất của phân môn Tập làm văn ở Tiểu học, hình dung được phần nào nội
dung, quy trình của việc dạy Tập làm văn ở Tiểu học. Tác giả đã đề cập đến
vấn đề phát triển kĩ năng viết cho học sinh Tiểu học thông qua phân môn Tập
làm văn. Tuy nhiên, tác giả chưa bàn một cách cụ thể, chi tiết và đi sâu nghiên

cứu để tìm ra được giải pháp cụ thể về vấn đề phát triển kĩ năng viết cho học
sinh thông qua dạy học Tập làm văn.
Cuốn “Dạy tập làm văn ở trường Tiểu học” xuất bản năm 1998 của tác
giả Nguyễn Trí đã đi sâu nghiên cứu về nội dung, phương pháp dạy học Tập


làm văn theo chương trình Tiểu học mới. Trong công trình này, tác giả cũng
đề cập đến việc rèn kỹ năng viết cho học sinh.
Cuốn “Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả ở tiểu học” của
tác giả Nguyễn Trí (NXB Giáo dục, 1998) cũng đã nhắc đến các đặc điểm,
quy trình, biện pháp nhưng chỉ dừng ở dạng bài văn miêu tả.
Cuốn “Dạy văn cho học sinh tiểu học”của tác giả Hoàng Hòa Bình (
NXB Giáo dục – 2001). Tác giả đã đề cập đến việc dạy cho học sinh cách làm
bài văn ở các dạng nhưng tác giả mới chỉ đề cập đến ở phương diện đưa ra
các quy trình chứ chưa đi sâu nghiên cứu để đưa ra các biện pháp rèn luyện kĩ
năng viết thông qua môn Tập làm văn.
Cuốn “Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học” xuất bản năm
2007 của hai tác giả Lê Phương Nga và Đặng Kim Nga, hai tác giả đã đánh
giá rất cao ý nghĩa, mục đích của Tập làm văn và quan niệm về Tập làm văn
là một kĩ năng viết, một hoạt động sáng tạo nghệ thuật và là hoạt động sản
sinh văn bản. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã đề cập đến khái niệm về kĩ
năng viết.
Như vậy, vấn đề rèn luyện, phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Việt đặc
biệt là kỹ năng viết thông qua phân môn Tập làm văn ở Tiểu học là một vấn
đề còn bỏ ngỏ. Nhìn chung, các tác giả đều đã đề cập đến việc đổi mới các
phương pháp dạy học nhằm rèn luyện cho học sinh các kĩ năng của tiếng Việt
và đã đề cập được thế nào là kĩ năng viết. Tuy nhiên, việc đưa ra các biện
pháp để rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh lớp 4, 5 một cách toàn diện thông
qua môn Tập làm văn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu cụ thể.
3. Mục đích nghiên cứu

- Giúp HS rèn kĩ năng viết, biết cách tổ chức viết bài Tập làm văn.
- Giúp HS biết viết các bài văn theo yêu cầu cụ thể.
- Giúp HS biết viết các bài văn đúng, đủ yêu cầu và viết được những
bài văn hay.


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở tâm lí của học sinh tiểu học ảnh
hưởng đến kĩ năng viết.
- Đưa ra các biện pháp rèn kĩ năng viết thông qua phân môn Tập làm văn.
- Soạn giáo án những giờ dạy Tập làm văn hướng tới việc rèn kĩ năng
viết.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu kĩ năng viết của học sinh lớp 4,5.
- Nghiên cứu quy trình và các biện pháp rèn luyện kĩ năng viết cho học
sinh lớp 4,5.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu kĩ năng viết được thể hiện qua phân môn Tập làm văn
lớp 4,5.
- Nghiên cứu ở đối tượng học sinh lớp 4,5 trường Tiểu học Kim Đồng –
thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc và phân tích tài liệu
+ Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập Tiếng Việt và các tài liệu
chỉ đạo dạy học phân môn Tập làm văn.
+ Các sách tham khảo, các bài báo, tạp chí…
+ Các giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học…
- Khảo sát thực tế dạy học: diễn tả quá trình một cách ngắn gọn
- Thống kê, phân loại: Từ kết quả khảo sát thực tế, chúng tôi đi vào

thống kê, phân loại chất lượng các bài làm của học sinh
-Phân tích, so sánh đối chiếu: Từ việc thống kê, phân loại, chúng tôi đi
vào phân tích, so sánh, đối chiếu kết quả của việc thực nghiệm


- Dạy thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm các giáo án
đã soạn
-Kiểm tra đánh giá: Sau khi tiến hành dạy đánh giá xong chúng tôi tiến
hành kiểm tra kết quả và đánh giá về các giáo án dạy thực nghiệm
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết cho học sinh lớp 4,5
thông qua phân môn Tập làm văn
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Kĩ năng viết và tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng viết
1.1.1.1. Khái niệm kĩ năng viết
a) Khái niệm kĩ năng
Theo tác giả A. V Petrovxki cho rằng: “Kĩ năng là cách thức hành
động dựa trên cơ sở tổ hợp những tri thức và kĩ xảo. Kĩ năng được hình thành
bằng con đường luyện tập tạo khả năng cho con người thực hiện hành động
không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà ngay cả trong điều kiện thay đổi”
Theo tác giả Nguyễn Quốc Vỹ: “Kĩ năng là khả năng con người thực
hiện có hiệu quả một công việc để đạt được mục đích đã xác định bằng cách

lựa chọn và áp dụng những cách thức hành động phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh và phương tiện nhất định”
Dựa trên các quan điểm của các tác giả, chúng tôi đưa ra khái niệm về
kĩ năng như sau: “Kĩ năng là hệ thống các thao tác, những cách thức hành
động phù hợp để thực hiện có kết quả một hoạt động dựa trên những tri thức
nhất định”
b) Khái niệm kĩ năng viết
Viết theo nghĩa đơn giản là hành động đặt chữ, biểu tượng, số, từ, ý lên
giấy theo quy luật, cấu trúc của ngôn ngữ (hoặc lên màn hình máy tính). Viết
thường là để truyền tải thông tin, để nhấn mạnh hoặc giải thích ý tưởng.
Viết là một kĩ năng để giao tiếp có hiệu quả. Viết giúp người gửi thông
tin có thể xem xét tất cả các khía cạnh chi tiết của thông tin mà mình gửi dưới
dạng văn bản chính xác và chau chuốt. Viết làm người nhận thông tin có thể
xem qua thông tin sau đó nghiên cứu nó chi tiết hơn, lưu lại thông tin lâu dài.
Viết là để truyền tải và lưu giữ thông tin.


Theo chúng tôi, có thể hiểu kĩ năng viết như sau:
Kĩ năng viết là kĩ năng mà người viết dùng ngôn ngữ để truyền đạt tới
người đọc một nội dung, tư tưởng, thái độ, tình cảm của người viết, trong một
hoàn cảnh giao tiếp nhất định nhằm một mục đích giao tiếp nhất định.
Một bài viết tốt là một bài viết rõ ràng, súc tích, đúng ngữ pháp, đúng
hình thức trình bày, người đọc có thể dễ dàng hiểu được đúng và chính xác ý
tưởng, mục đích của người viết.
1.1.1.2. Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng viết cho học sinh Tiểu học
Kĩ năng viết được xem là một trong những kĩ năng quan trọng đối với
học sinh Tiểu học khi học Tiếng Việt.
Trước hết, kĩ năng viết giúp học sinh biết thực thi ý tưởng và lưu giữ ý
tưởng bằng văn bản ở dạng viết.Hơn nữa kĩ năng viết còn giúp các em biết
xây dựng và tổ chức được những bài văn đúng với yêu cầu.Rèn luyện kĩ năng

viết giúp các em thúc đẩy, hoàn thiện bản thân, trình bày được những hiểu
biết năng lực cũng như tố chất của mình.
Cuối cùng, ki năng viết còn giúp các em biết tạo lập được những văn
bản ( bài TLV) hay và đúng yêu cầu của môn học.
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của phân môn Tập làm văn ở trường Tiểu học
1.1.2.1. Đặc điểm của của phân môn Tập làm văn
Phân môn Tập làm văn là một phân môn có sự tổng hợp kiến thức tiếng
Việt Vì thế, dạy phân môn Tập làm văn đòi hỏi người người giáo viên phải
thâm nhập cả chuỗi kiến thức từ các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ
và câu.
Trong chương trình tiểu học hiện nay, mục tiêu chính của môn Tiếng
Việt là hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Đặc biệt ở lớp 4 và lớp 5, phân môn Tập làm văn tập trung rèn kỹ năng viết.
Trong giờ tập làm văn học sinh được cung cấp kiến thức về cách làm bài và
làm các bài tập xây dựng các loại văn bản và các bộ phận cấu thành văn bản.


Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ
nhiều phân môn trong môn Tiếng Việt. Để làm được một bài văn không
những học sinh phải sử tốt kĩ năng viết mà còn phải vận dụng tốt các kỹ năng
về Tiếng Việt, về cuộc sống thực tế…
Tập làm văn là phân môn mang tính sáng tạo cao.Mỗi bài làm văn là
một công trình sáng tạo của người học. Trong mỗi công trình ấy, người học đã
thể hiện con người tinh thần, văn hóa của mình. Do đó, Tập làm văn vừa rèn
luyện tính sáng tạo vừa tạo cơ hội để học sinh hoàn thiện nhân cách.
1.1.2.1. Vai trò của phân môn Tập làm văn ở trường Tiểu học
Vai trò chính của phân môn Tập làm văn là rèn luyện cho học sinh
kĩ năng tạo lập văn bản. Đó là các kĩ năng: định hướng( phân tích và tìm hiểu
đề); tìm ý, lập dàn ý; viết đoạn, liên kết đoạn thành bài văn; kiểm tra, sửa
chữa, hoàn thiện bài làm. Ngoài ra phân môn này còn rèn luyện cho học sinh

một số kĩ năng chuyên biệt của làm văn như: quan sát, miêu tả, xây dựng cốt
truyện…
Bên cạnh đó, Tập làm văn góp phần cùng các môn học khác rèn luyện
và phát triển tư duy, ngôn ngữ, tăng cường vốn hiểu biết, mở rộng tâm hồn và
trau dồi nhân cách cho học sinh. Quá trình thực hiện các kĩ năng như phân tích
đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn văn,… là cơ hội để học sinh mở rộng vốn từ, nói
lên quan điểm, tình cảm của mình, mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống. Việc
lập dàn ý, tóm tắt truyện,… giúp khả năng tổng hợp, phân tích, phân loại của
các em được rèn luyện và cũng chính là lúc tư duy logic được phát triển. Mặt
khác tư duy hình tượng của các em cũng được rèn luyện và phát triển khi các
em sử dụng cách biện pháp so sánh, nhân hóa,…vào bài viết của mình.
Để giao tiếp phải có thái độ đúng đắn đối với đối tượng giao tiếp. Phân
môn Tập làm văn khi dạy các nghi thức lời nói cũng đồng thời dạy cách cư xử
đối với mọi người như sự lễ phép, lịch sự trong nói năng. Để viết văn cần có
hiểu biết và tình cảm đối với đối tượng được viết, vì vậy phân môn Tập làm


văn đã tạo cho học sinh có sự hiểu biết và tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên
nhiên, với con người và vạn vật xung quanh. Từ đó tâm hồn và nhân cách của
các em sẽ được hình thành.
1.1.3. Những yêu cầu khi dạy rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh Tiểu học
1.1.3.1. Rèn cho học sinh viết đúng
Viết đúng là yêu cầu cơ bản, đầu tiên cần đạt được của học sinh. Tùy
vào từng lớp học mà yêu cầu viết đúng được thể hiện khác nhau. Chẳng hạn:
Đối với lớp 1 thì viết đúng được hiểu là phải đúng chính tả. Đối với lớp 2 3,
viết đúng là viết đúng chính tả, đúng câu. Còn đối với lớp 4 5 viết đúng là viết
đúng chính tả, đúng câu, đúng diễn đạt…
Trong quá trình viết một bài TLV ( một bài văn miêu tả hay kể chuyện,
một lá đơn, hay trong một bài tập) HS có những lỗi sai nhất định. Lỗi sai này
có thể sai một cách ngẫu nhiên nhưng cũng có những lỗi sai theo hệ thống.

Trong một bài văn có những từ được viết đi viết lại rất nhiều lần nhưng vẫn
viết sai như nhau. Vì vậy để viết đúng cần tránh những lỗi chính tả, lỗi câu
hay lỗi diễn đạt.
Với đặc trưng của chương trình Tập làm văn ở Tiểu học là giúp học
sinh hình thành, phát triển năng lực tạo lập văn bản nên việc giáo viên cần sửa
lỗi cho các em sẽ được áp dụng ngay trong những giờ học sửa một số lỗi
trong các bài tập làm văn hay trong những giờ trả bài.
Với quan niệm: Văn là người, nếu không rèn cho HS thói quen cẩn
thận, sự chính xác và chuẩn mực trong ngôn từ thì tương lai của các em sẽ bị
ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy, trong quá trình chấm bài GV phải chú trọng sửa
lỗi chính tả cho các em một cách chu đáo. Đối với những lời phê thì bao giờ
cũng nhẹ nhàng có những lời động viên cho các em rút kinh nghiệm và tạo
động lực để các em tiến bộ ở những bài tiếp theo.


1.1.3.2. Rèn cho học sinh viết hay
Trên cả viết đúng là viết hay. Viết hay chính là sự thể hiện yêu cầu cao
của việc thực hiện kĩ năng viết.Theo tôi, viết hay được hiểu như sau: “Viết
hay là việc người viết thể hiện được những vấn đề về nội dung và nghệ thuật
một cách sâu sắc và độc đáo…”
Khi nắm được các quy luật sử dụng từ ngữ đạt hiểu quả cao, học sinh
đạt được trình độ viết hay. Mà quy luật sử dụng từ ngữ đạt hiệu quả cao là
việc học sinh kể và viết phải đảm bảo được các đặc trưng : tính chính xác,
tính đúng đắn và tính thẩm mĩ. Tùy vào từng đối tượng học sinh mà yêu cầu
viết hay được thể hiện khác nhau.
Chẳng hạn:
Đối với học sinh Tiểu học thì viết hay được hiểu là phải viết đúng chính
tả, đúng câu và sử dụng các biện pháp nghệ thuật vào bài viết một cách hợp lí.
Đối với học sinh phổ thông thì viết hay được hiểu là phải viết đúng
chính tả, đúng câu, đúng phong cách ngôn ngữ chức năng… và phải có hình

thức diễn đạt trong sáng, mới mẻ, hấp dẫn.
Một bài văn hay sẽ có tác dụng thu hút sự chú ý của người đọc và đem
lại những cảm hứng sâu sắc khi đọc
Ví dụ: Bài văn viết về bố đã được đăng tải trên mạng của em Nguyễn
Phan Anh Thư học sinh lớp 5 trường Tiểu học Hà Huy Tập 2 (thành phố
Vinh- Nghệ An. Với đề bài Viết về người bố yêu thương của em, bé Nguyễn
Phan Anh Thư đã giành được điểm 10. Bằng hơn 500 từ viết tay trên 3 trang
giấy ô ly, bé Anh Thư đã lột tả được tình cảm chân thành của người bố đối
với con gái và cũng là tình cảm của người con đối với bố.
“Ai cũng bảo “người em yêu nhất là mẹ và người yêu mẹ nhất là em
nhưng em cho rằng điều đó không đúng. Người em yêu nhất là bố và bố là
người yêu em nhất. Bố em là Nguyễn Kế Hiếu, 42 tuổi.


Bố em có dáng người thấp, đậm với cái bụng to, khác bố nhà người ta
bụng thon 6 múi. Bố nhà người ta đầu bóng vì vuốt keo, bố em đây đầu bóng
vì lâu ngày chưa gội. Bố nhà người ta trán cao, hiểu biết rộng dài, bố em đây
trán dô, siêu "lầy".
Bố nhà người ta mắt ánh lên sự nghiêm nghị, bố em đây mỗi khi làm
sai là mắt láo liên như quạ vào chuồng lợn. Bố nhà người ta môi bặm lại
nghiêm túc, bố em miệng chỉ có cười suốt ngày.
Bố nhà người ta tài giỏi, độc lập, vợ con nể phục, bố em đây bị vợ mắng
suốt ngày để rồi tối đến rủ em lên giường ngủ sớm, nhưng thực ra là để hai bố
con trùm chăn nói xấu mẹ. Bố nhà người ta được cấp dưới ngưỡng mộ, bố em
đây làm tài xế xe ôm cho các cô, các bác. Bố em còn thua xa bố nhà người ta.
Nhưng bố em sẵn sàng ký vào bản tự kiểm điểm của em mà không
mách mẹ; sẵn sàng che giấu khuyết điểm của em; sẵn sàng nghe cuộc gọi phê
bình của cô; sẵn sàng thức đến 3, 4 giờ sáng đợi em làm xong bài và đi ngủ;
sẵn sàng ngồi bên cùng em "cày" Toán khó mấy tiếng đồng hồ; sẵn sàng thức
dậy sớm mỗi sáng để gọi em dậy, mặc dù bố còn thèm ngủ hơn em; sẵn sàng

nhường em miếng trứng cá ngon lành mà bố rất thích; sẵn sàng cho em mượn
iPad vào cuối tuần với lý do là "cho nó giải trí thêm chút"; sẵn sàng đánh xe
đến lớp đón em, cho dù phải bỏ một buổi họp quan trọng; sẵn sàng đấu hài
với em, tán chuyện linh tinh cùng em để "giúp nó giảm stress"…
Bố em rất khéo năn nỉ mẹ đừng đánh em, hoặc nhận tội thay để em
không bị mẹ mắng. Mấy câu ấy thường chỉ là mấy câu như: "Khiếp sáng sớm
đài đã hát dân ca, cải lương hay vọng cổ rồi à?", "Trời đánh còn tránh miếng
ăn nhé!", "Ê, hình như có Giọng hát Việt rồi kìa!",… đủ để nhắc khéo mẹ và
em thoát nạn.
Nói thế thôi nhưng đối với em, một người bố như thế là tất cả rồi. Bố
chả bao giờ khiến em buồn hay khóc. Bố luôn là anh hùng giải cứu em khỏi


những trận lôi đình của mẹ, giúp em yêu Toán như xưa, giúp em đi học đúng
giờ…


Cảm ơn bố rất nhiều! Con chúc "Papa" luôn mạnh khỏe, sớm hết bệnh
tiểu đường và sống lâu mãi với chúng con, "Papa" nhé!
Qua bài viết này chúng ta có thể thấy đây là một bài văn rất hay, bài
viết này đã đưa ra hai hình tượng về bố người và bố ta. Hình tượng bố người
thì toàn những điểm tốt và hàng loạt những chuẩn mực còn hình tượng bố ta
lại trái ngược hoàn toàn. Bài viết này em học sinh đã không viết theo lối tư
duy thông thường là bố mình phải giống bố người, bố mình phải đi theo
những chiều hướng tốt đẹp mà sử dụng lối tư duy phản biện bố mình không đi
theo chiều hướng tốt đẹp nhưng kết cục em học sinh vẫn yêu bố mình nhất.
Bởi vì bản chất của những việc bố em học sinh này làm là hướng cho em hay
làm cho em thỏa mãn. Và bên cạnh đó em đã sử dụng những hình ảnh so sánh
rất dí dỏm, rất thông minh, mặc dù ở một góc độ nào đấy chúng ta có thể cảm
nhận là nó không hợp chuẩn nhưng chúng ta có thể thấy là em đã biết cách

lựa chọn ra các hình ảnh so sánh để miêu tả về người bố của mình.
1.2. Đặc điểm của học sinh lớp 4, 5
1.2.1. Đặc điểm tâm lý học sinh lớp 4,5
Lứa tuổi HS tiểu học lớp 4, 5 những cấu tạo tâm lý chủ yếu do hoạt
động học tập mang lại. Tuy nhiên, tính chủ đạo của hoạt động học tập không
phải tự nhiên mà có mà nó là một quá trình hình thành diễn ra và phát triển
trong 4, 5 năm đầu cuộc đời học sinh. Do đó đến trường thực hiện hoạt động
học tập là bước ngoặt quan trọng đối với trẻ trong giai đoạn này. Các em đã
trở thành những học sinh thực sự và nhiệm vụ học tập là nhiệm vụ hàng đầu
để giúp các em nắm bắt được kiến thức.
Nếu như đặc điểm đặc trưng về tâm lý của HS lớp 1,2 là những bước
chuyển tiếp từ hoạt động vui chơi của trẻ mầm non sang hoạt động học tập thì
giai đoạn lớp 4, 5 lại có những đặc điểm phù hợp với hoạt động học tập ở cuối
bậc tiểu học.Ở giai đoạn lớp 4,5 tính tổng thể của tri giác dần nhường chỗ cho


tri giác chính xác. Tư duy trừu tượng dần được chiếm ưu thế cấu trúc các thao
tác hình thức bắt đầu được hình thành đó là các thao tác khát quát khóa, phân
tích, so sánh, tổng hợp…
Về sự phát triển của trí nhớ, ghi nhớ có chủ định được hình thành và
phát triển trong quá trình học tập.Trí nhớ trực quan phát triển tốt hơn trí nhớ
từ ngữ trừu tượng, trí nhớ trong thời gian ngắn phát triển tốt hơn trí nhớ trong
thời gian dài. Ở những năm cuối bậc tiểu học trí nhớ có sự tham gia tích cực
của ngôn ngữ.
Về sự phát triển của tưởng tượng chủ yếu là phát triển tưởng tượng tái
tạo cụ thể. Ở giai đoạn này tưởng tượng của trẻ phát triển theo xu hướng khát
quát và rút gọn hơn. Tưởng tưởng sáng tạo bắt đầu hình thành trong giai đoạn
lớp 4 ,5.
Về sự phát triển của chú ý, chú ý không chủ định vẫn phát triển, chú ý
có chủ định bắt đầu ổn định và bền vững. Khối lượng chú ý tăng lên, HS biết

hướng chú ý vào nội dung cơ bản của bài học và kỹ năng phân phối chú ý bắt
đầu được hình thành.
Về sự phát triển của tư duy, tư duy cụ thể vẫn tiếp tục phát triển, tư duy
trừu tượng đang dần chiếm ưu thế. HS đã biết căn cứ vào các dấu hiệu bản
chấ đối tượng để khái quát hóa thành khái niệm. Chúng có thể nhìn một sự vật
diễn biến theo nhiều hướng, một hiện tượng có nhiều nguyên nhân. Đặc biệt
các em có khả năng lập luận cho những phán đoán của mình.
Tóm lại trong quá trình dạy học đặc biệt dạy học Tập làm văn GV cần
dựa vào những đặc điểm tâm lý để lựa chọn ra những phương pháp dạy học
hiệu quả và phù hợp với HS.
1.2.2. Đặc điểm sinh lý học sinh lớp 4,5
Ở lứa tuổi này sự phát triển của cơ thể diễn ra bình thường, độ cong của
xương cột sống đang dần hình thành, bộ xương cũng đang ở giai đoạn cốt
hóa.


Các vùng trên vỏ não cũng đã hình thành và gần đạt được chỉ số giống
người lớn, cấu tạo tế bào thần kinh cũng giống với người lớn đặc biệt thùy
trán phát triển mạnh. Những đặc điểm đó tạo điều kiện thuận lợi để học sinh
thực hiện hoạt động học đối tượng là những kiến thức khoa học.
Học sinh giai đoạn này quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế nên dễ
dẫn đến sự hiếu động, chưa làm chủ được những cảm xúc của bản thân.
Đường liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não dễ hình thành nhưng lại không
bền vững cho nên việc HS ghi nhớ được kiến thức lâu dài không chắn chắn để
HS nắm vững được kiến thức và các kĩ năng thì phải học tập và ôn luyện lại
thường xuyên.
1.2.3. Đặc điểm ngôn ngữ học sinh lớp 4,5
Hầu hết HS tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt
đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 4,5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và
bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ âm, chính tả và ngữ pháp. Nhờ có ngôn ngữ

phát triển mạnh mẽ mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới
xung quanh và tự khám phá bản thân qua các thông tin khác nhau
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức
cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy,
tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và biểu hiện cụ thể qua ngôn ngữ viết
và nói. Hay nói cách khác thông qua ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá
được sự phát triển tư duy của trẻ.
1.2.4. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4, 5
Sự phát triển nhận thức ở lứa tuổi tiểu học có những bước tiến mới so với
học sinh mẫu giáo. Hoạt động của con người phụ thuộc vào trình độ nhận thức.
Nhận thức của các em chuyển dần từ nhận thức lý tính sang nhận thức cảm
tính.
Nhận thức cảm tính là nhận thức phản ánh những thuộc tính bên ngoài
của sự vật và hiện tượng. Cảm giác và tri giác là hai cấp độ của quá trình nhận


×