Tải bản đầy đủ (.doc) (206 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý cơ sở vật chất tai co quan DHQGHN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 206 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VĂN PHÒNG
________________

ĐỀ ÁN
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ
DỤNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
TẠI CƠ QUAN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

HÀ NỘI - 2017

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VĂN PHÒNG
________________

ĐỀ ÁN
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
TẠI CƠ QUAN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

HÀ NỘI - 2017

2


MỤC LỤC


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN.......................................................................5
CHUYÊN ĐỀ I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN
LÝ VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ TẠI ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP...............................................................................11
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................................11
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN......................................................................12
1.2.1. Quản lí:..................................................................................................12
1.2.2. Quản lý giáo dục:..................................................................................15
1.2.3. Trang thiết bị:........................................................................................16
1.2.4. Quản lý trang thiết bị.............................................................................18
1.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TTB..........................19
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TTB TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC CÔNG LẬP.................19
1.3.1. Vai trò của TTB trong GD&ĐT..............................................................19
1.3.2. Các loại TTB..........................................................................................22
1.3.3. Các yêu cầu đối với TTB hiện nay.........................................................25
1.4. CÔNG TÁC QUẢN LÍ TTB Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CÔNG LẬP..................27
1.4.1. Mục đích quản lí TTB ở các Cơ sở giáo dục công lập...........................27
1.4.2. Nội dung cơ bản của quản lý TTB ở Cơ sở giáo dục công lập..............27
1.4.3. Những yêu cầu của công tác quản lý TTB trong Cơ sở giáo dục công
lập....................................................................................................................32
1.5. YÊU CẦU NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TTB TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC
CÔNG LẬP........................................................................................................34

1.5.1. Yêu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng giáo dục đại học hiện nay34
3


1.5.2. Định hướng của Đảng, Nhà nước ta về quản lý TTB để nâng cao chất
lượng dạy học..................................................................................................35


CHUYÊN ĐỀ 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ TẠI CƠ QUAN ĐẠI HỌC
QUỐC GIA HÀ NỘI.....................................................................................38
2.1. TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI...........................38
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển........................................................38
2.1.2. Cơ cấu tổ chức.......................................................................................48
2.1.3. Sứ mạng thành lập.................................................................................51
2.1.4. Định hướng phát triển...........................................................................51
2.2. THỰC
TRONG

TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ

CƠ QUAN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI................................................65

2.2.1. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị của Cơ quan Đại học Quốc gia
Hà Nội.............................................................................................................65
(Hiện trạng cơ sở vật chất của Cơ quan ĐHQGHN trong bảng kèm the).......65
2.2.2. Các tiếp cận quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị đang sử dụng trong
Cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội.................................................................65
2.2.3. Điều tra thực trạng việc quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của Cơ
quan Đại học Quốc gia Hà Nội.......................................................................67
2.3. MỘT

SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG

THIẾT BỊ CỦA

ĐẠI


HỌC

QUỐC

GIA

HÀ NỘI

THEO ĐẶC TRƯNG CỦA

ISO 9000

.........................................................................................................................76
2.3.1. Những điểm mạnh và thuận lợi..............................................................76
2.3.2. Những điểm yếu và khó khăn.................................................................77

4


2.3.3. Một số nguyên nhân tạo nên bất cập.....................................................79

CHUYÊN ĐỀ 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ TẠI CƠ
QUAN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI......................................................82
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP........................................82
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu.........................................................82
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.........................................................83
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi...........................................................83
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CSVC, TTB Ở
CƠ QUAN ĐHQGHN.....................................................................................84

3.2.1. NHÓM GIẢI PHÁP 1. GIẢI PHÁP VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ
CHỨC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG ISO 9000 VÀO QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT
TẠI CƠ QUAN ĐHQGHN...............................................................................84
3.2.1.1. Xây dựng hệ thống tài liệu về hệ thống quản lý chất lượng theo ISO
9000 trong quản lý cơ sở vật chất....................................................................84
3.2.1.2. Xây dựng chính sách chất lượng - mục tiêu chất lượng......................85
3.2.1.3. Xây dựng cách thức trao đổi thông tin giữa các bộ phận, giữa các bộ
phận chuyên trách quản lý CSVC và các bộ phận thụ hưởng dịch vụ CSVC. .85
3.2.1.4. Xây dựng trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, cụ thể..............................86
3.2.1.5. Xây dựng các nguồn lực thích hợp.....................................................87
3.2.1.6. Xây dựng phương pháp tìm hiểu về sự thỏa mãn của khách hàng......87
3.2.1.7. Xây dựng cách thức đánh giá, theo dõi và cải tiến các hoạt động quản
lý cơ sở vật chất...............................................................................................88

5


3.2.1.8. Q UY
CHẤT TẠI

TRÌNH TRIỂN KHAI VẬN DỤNG

QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI THEO HƯỚNG ÁP DỤNG ISO 9000....88

3.2.1.9. MỘT
CHẤT TẠI

ISO 9000


SỐ LƯU Ý KHI VẬN DỤNG

ISO 9000

TRONG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI..............................................................93

3.2.1.10. TÍNH
VẬT CHẤT TẠI

KHẢ THI CỦA VIỆC ÁP DỤNG

ISO 9000

TRONG QUẢN LÝ CƠ SỞ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI .......................................................94

3.2.2. NHÓM GIAI PHÁP 2: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ Ở CƠ QUAN
ĐHQGHN........................................................................................................97
3.2.3. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC:...................................................................124

6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CBQL
CNTT&TT
CSVC
CNH, HĐH
GV
SV
PPDH
PTDH
QLGD
TTB
ĐH

Cán bộ quản lý
Công nghệ thông tin và truyền thông
Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Giáo viên
Sinh viên
Phương pháp dạy học
Phương tiện dạy học
Quản lý giáo dục
Trang thiết bị
Đại học

7


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2010-2020 với mục tiêu tổng quát:
“Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỷ cương;
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập,
chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để
phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”, Nghị quyết cũng nhấn mạnh: “Phát
triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo
dục Việt Nam theo hường chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập
quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo
viên là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi
trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, khả
năng lập nghiệp.”
Đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, chất
lượng hoạt động cũng như chất lượng đầu ra quyết định sự tồn tại và phát
triển bền vững của mỗi đơn vị. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng hoạt động, trong đó không thể không kể đến yếu tố cơ sở vật chất, trang
thiết bị, trang trang thiết bị. Ngoài các yếu tố như nội dung chương trình, giáo
trình hoạt động, đội ngũ cán bộ giảng dạy, công tác quản lý, công tác kiểm tra,
đánh giá yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị có vai trò hết sức quan trọng.
Việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, trang thiết bị tiên tiến hiện đại
cũng là một trong những nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu của các đơn vị vì
điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu suất lao động, đồng thời nâng cao chất
lượng hoạt động, đảm bảo chất lượng đội ngũ lao động đáp ứng tốt với yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội trong xu thế hội nhập hiện nay. Cho nên, nâng

8


cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, trang

thiết bị ở các cơ sở giáo dục, các cấp học, bậc học trở nên quan trọng, cấp
thiết.
Trong bối cảnh kinh tế tri thức, sự phát triển như vũ bảo của khoa học –
kỹ thuật và công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động
của con người. Trong những năm gần đây việc ứng dụng khoa học công nghệ
vào đời sống cũng như mọi lĩnh vực hoạt động của con người đã trở nên phổ
biến. Đối với giáo dục – hoạt động, việc ứng dụng KHCN thực hiện một cách
toàn diện ở các lĩnh vực, trong đó có công tác quản lý CSVC, TTB.
Nghị quyết 29 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI Đảng) về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và hoạt động (GD&ĐT), đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị đơn vị định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã khẳng định, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; phát huy vai trò của
công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học-công nghệ hiện đại trong quản
lý nhà nước về giáo dục, hoạt động; từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất,
trang thiết bị kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin.
Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 290/QĐTTg ngày 6/3/2007 của Thủ tướng chính phủ với mục tiêu phấn đấu đến năm
2020 trở thành một trong những đơn vị sự nghiệp công lập hàng đầu của Việt
Nam, có uy tín trong khu vực và trên thế giới. Trong đó, Cơ quan Đại học
Quốc gia Hà Nội là cơ quan đầu não, điều hành hơn 30 đơn vị thành viên và
trực thuộc, có diện tích khuôn viên lớn nhất (gần 200 ha) và có CSVC, TTB
hiện đại, phục vụ công tác quản lý, hoạt động, nghiên cứu khoa học và dịch
vụ. Chính vì vậy, việc xây dựng hệ thống CNTT và ứng dụng CNTT vào các
hoạt động của đơn vị được xem là một biện pháp để xây dựng Cơ quan Đại
học Quốc gia Hà Nội thành đơn vị sự nghiệp công lập trọng điểm quốc gia, là
thành viên của Hiệp hội các đơn vị sự nghiệp công lập Đông Nam Á. Trong

9



bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – hoạt động hiện nay, nhiệm vụ
trên lại càng cấp thiết, quan trọng.
Với địa bàn rộng, phân tán ở nhiều địa điểm và cơ cấu tổ chức khoa,
phòng ban, đơn vị, đầu mối hoạt động, việc quản lý CSVC, TTB của Cơ quan
Đại học Quốc gia Hà Nội phải tuân thủ theo các quy định hiện hành, đảm bảo
khoa học, đồng bộ, hệ thống, phát huy hiệu quả. Công tác quản lý CSVC,
TTB đã được phân cấp, tự chủ trách nhiệm cho các đơn vị, tập thể, cá nhân,
dưới sự giám sát, quản lý chung của đơn vị. Cùng với việc xây dựng kế
hoạch, dự toán đầu tư, mua sắm, phát triển CSVC, TTB, Đơn vị có nhiều chủ
trương, biện pháp để khai thác, sử dụng, duy tu bảo dưỡng, thanh lý, tránh
lãng phí, thất thoát. Đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm việc trong lĩnh vực này
được chuyên môn hóa, được tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ.
Tuy nhiên, so với yêu cầu và nhiệm vụ mới, việc quản lý CSVC, TTB
của Cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay vẫn còn một số bất cập, chưa
đạt được hiệu quả như mong muốn. Một trong những nguyên nhân nói trên là
do việc áp dụng KHCN trong quản lý CSVC, TTB còn chưa phát huy hết tác
dụng. Nhận thức của cán bộ, nhân viên về vấn đề ứng dụng KHCN trong quản
lý CSVC, TTB chưa được quán triệt một cách sâu sắc. Trình độ chuyên môn,
năng lực ứng dụng KHCN của đội ngũ cán bộ, nhân viên vẫn chưa theo kịp
với các hoạt động luôn đổi mới, phát triển của đơn vị. Những bất cập về cơ sở
hạ tầng, các điều kiện đảm bảo để đáp ứng yêu cầu đổi mới chưa được giải
quyết triệt để. Tính thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả trong việc quản lý,
khai thác, sử dụng giữa các đơn vị trong đơn vị, giữa cán bộ hành chính và
giảng viên,… nhiều lúc chưa được thông suốt. Công tác kiểm tra, giám sát,
đánh giá việc ứng dụng KHCN trong quản lý CSVC, TTB vẫn còn hình thức,
chiếu lệ.
Công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – hoạt động đang yêu
cầu mỗi cơ sở giáo dục phải tự phát triển để khẳng định vị thế của mình trong


10


xã hội. Chiến lược phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã xác
định xây dựng Cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội trở thành một đơn vị sự
nghiệp công lập trọng điểm quốc gia, có tầm ảnh hưởng khu vực và thế giới,
đảm bảo đúng các tiêu chuẩn về một đơn vị sự nghiệp công lập nghiên cứu và
đại học ứng dụng theo quy định phân tầng, khung xếp hạng cơ sở giáo dục đại
học. Để thực hiện mục tiêu đó, thực hiện các giải pháp ứng dụng KHCN trong
toàn bộ hoạt động của đơn vị, trong đó có quản lý CSVC, TTB là nhiệm vụ
cần thiết, quan trọng.
Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào việc quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị ở các đơn vị sự
nghiệp công lập nói chung và Cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng,
chúng tôi đã lựa chọn Đề án nghiên cứu: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng trang thiết bị tại Cơ
quan Đại học Quốc gia Hà Nội”.
2. Mục đích của đề án
Nghiên cứu thực trạng nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, trang thiết bị ở Cơ quan
Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật
chất, trang thiết bị, trang thiết bị ở Cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội, tại 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà
Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các giải pháp có sơ sở khoa học và có tính khả thi thì

có thể nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, trang
thiết bị, trang thiết bị ở Cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội.

11


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận vấn đề về quản lý và sử dụng cơ sở vật chất,
trang thiết bị, trang thiết bị ở đơn vị sự nghiệp công lập.
- Nghiên cứu thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, trang thiết
bị ở Cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội .
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng
cơ sở vật chất, trang thiết bị, trang thiết bị ở Cơ quan Đại học Quốc gia Hà
Nội.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây
dựng cơ sở lý luận của Đề án. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích- tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây
dựng cơ sở thực tiễn của Đề án. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thực
tiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm;
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;
6.3. Phương pháp thống kê

Sử dụng các phần mềm, các biện pháp thống kê để xử lý số liệu thu
được trong việc khảo sát thực trạng, thăm dò tính cần thiết và khả thi của các
giải pháp đề xuất.
7. Đóng góp của Đề án
7.1 Về lí luận

12


Góp phần cụ thể hóa những cơ sở lý luận vấn đề ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý CSVC, TTB ở đơn vị sự nghiệp công lập.
7.2 Về thực tiễn
Bước đầu đánh giá thực trạng công tác quản lý và sử dụng cơ sở vật
chất, trang thiết bị, trang thiết bị ở Cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ đó,
đề xuất các giải pháp có tính khả thi về vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý CSVC, TTB ở Cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Ân (2006), Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị trang
thiết bị hiện nay và vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục, Tạp chí Giáo dục, số
4.
2. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về QLGD ,Trường CB
QLGD-ĐT,
Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo(1999), Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị sư
phạm, quản lý tài chính trong quá trình giáo dục, Trường ĐNgười họcPHN1–
Trường CB QLGD-ĐT, Hà Nội .

4. Đặng Quốc Bảo và tập thể tác giả(1999), Khoa học tổ chức quản lý
một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB thống kê, Hà Nội .
5. Đặng Quốc Bảo(1999), Cơ sở pháp lý của công tác QLGD, Trường
CB QLGD-ĐT, Hà Nội.
6. Bộ GD&ĐT(2000), Quyết định 41/2000/QĐ-BGDĐT ngày
07/9/2000 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế Thiết bị giáo dục trong
trường mầm non, đại học
7. Bộ GD&ĐT(2007), Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường trung
học đại học và trường trung học đại học có nhiều cấp học (Ban hành kèm
theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007)
8. Bộ GD&ĐT(2002), Thông tư số 14/2002/TT-BGDĐT ngày
01/4/2002 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 14 của
Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của việc đổi mới
chương trình giáo dục đại học
9. Bộ GD&ĐT(2009), Thông tư số 19/2009/TT-BGDĐT ngày
11/8/2009 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Danh mục trang thiết bị tối thiểu
cấp THCS.

14


10. Bộ GD&ĐT(2004), Toàn văn báo cáo Tình hình giáo dục Việt Nam
trình trước Quốc hội ngày 05/11/2004.
11. C.Mác – Ph.Ăngghen (1993), toàn tập, tập 23, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
12. Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ (2008), Đại cương về khoa học
quản lý, NXB Nghệ An.
13. Dự án Việt – Úc (2001), Tài liệu khóa tập huấn, NXB Hà Nội
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ IVBCHTW khóa VII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ II

-BCHTW khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ
IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ
XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng
bộ tỉnh lần thứ XVII, Thanh Hóa.
19. Trần Khánh Đức (2009), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực
trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục, Hà Nội.
20. Học viện QLGD (2009), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công
chức nhà nước ngành GD&ĐT, Hà Nội.
21. Jose Garcia-Nunez (1993), Cẩm nang chi tiết soạn cho các nhà
quản lý và đánh giá, tập 2.
22. Lê Khanh (1998), Về xây dựng chiến lược phát triển giáo dục trong
thời kì đẩy mạnh CNH – HĐH, Tài liệu bồi dưỡng CBQL GD&ĐT, Hà Nội.
23. Trần Kiểm (2000), Một số vấn đề lý luận về quản lý trường học,
Tạp chí phát triển giáo dục.
24. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1997), Thông tin quản lý giáo dục đào tạo,
Trường CBQL GD&ĐT, Hà Nội.

15


25. Minxcơ(1985), Phương tiện kỹ thuật dạy học và ứng dụng, Nxb Đại
học Minxcơ.
26. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng giáo dục Đại học,
NXB ĐHQG Hà Nội.
27. Trung Nghĩa (2005), Thiết bị giáo dục với đổi mới phương pháp
dạy học, Tạp chí Thiết bị Giáo dục số 3, tr. 5, 21.
28. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục Đại học – Một số vấn đề lý luận và

thực tiễn, NXB ĐHQG Hà Nội.
29. Nguyễn Ngọc Quang, Lý luận về giáo dục, Trường CBQL TW1.
30. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2000), Nghị quyết
40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội khóa X.
32. Nguyễn Gia Quý (2000), Quản lý trường học và quản lý tác nghiệp
giáo dục, Trường CBQL GD&ĐT, Hà Nội.
33. Sở GD&ĐT Thanh Hóa, Các văn bản hướng dẫn về công tác giao
nhận, quản lý và sử dụng trang thiết bị.
34. Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý đơn vị, NXB
Đại học Huế.
35. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001
về việc Đổi mới chương trình giáo dục đại học.
36. Phan Văn Triển (2005), Một số giải pháp tăng cường hiệu quả sử
dụng trang thiết bị, Tạp chí Thiết bị Giáo dục số 1, tr. 35 – 36.
37. Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa, Hà Nội 1995.
38. Trung tâm từ điển học (2000), Từ điển tiếng Việt, Hà Nội.

16


Tiếng Việt
1. Hà Văn Ánh (2008), Biện pháp quản lý cơ sở vật chất của Hiệu
trưởng đơn vị sự nghiệp công lập Cao đẳng sư phạm Đắc Lắk, Đề án thạc sỹ,
Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý nhà đơn vị sự nghiệp công lập: Từ
một số góc nhìn tổ chức - sư phạm và kinh tế - xã hội, Tài liệu giảng dạy,
Khoa sư phạm, Đại học quốc gia Hà Nội.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Kiến thức chung về Hệ thống

quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000, Hà Nội.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Hướng dẫn xây dựng Hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 trong cơ quan hành
chính nhà nước, Hà Nội.
5. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị
quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02.11.2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện
giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Hà Nội.
6. Nguyễn Đức Chính (2007), Tập bài giảng “Thiết kế và đánh giá
chương trình giáo dục”, Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Đỗ Minh Cương (2011), Vận dụng hệ thống ISO 9001- 2000 vào
trong công tác của Ban TCTW.
8. Nguyễn Minh Đạo (2006), Cơ sở khoa học quản lý, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
9. Nguyễn Công Khánh (2011), Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của
việc áp dụng ISO hành chính công, Đề án thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Nguyễn Viết Lộc, Phạm Bích Ngọc (2009), Một số kinh nghiệm áp
dụng quản lý theo ISO ở Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia Hà Nội.
11. Hoàng Phê (1995), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng
12. Vũ Trọng Rỷ (2008), Quản lý cơ sở vật chất – thiết bị dạy học ở
nhà đơn vị sự nghiệp công lập phổ thông, Tài liệu giảng dạy, Viện chiến lược
và chương trình giáo dục.

17


13. Phạm Quang Sáng (2006), Quản lý tài chính trong giáo dục, Tài
liệu giảng dạy, Viện chiến lược và chương trình giáo dục.
14. Lê Cao Sơn (2009), Biện pháp quản lý cơ sở vật chất tại đơn vị sự
nghiệp công lập Hùng Vương trong giai đoạn hiện nay, Đề án thạc sĩ, Hà Nội.
15. Lê Đình Sơn (2008), Biện pháp quản lý công tác văn phòng nhằm

nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo của Đại học Đà Nẵng trong giai đoạn
hiện nay, Đề án thạc sỹ khoa học Quản lý Giáo dục, Đà Nẵng.
16. Phạm Xuân Thanh, Trần Thị Tú Anh (2009), “Quan niệm về giảng
dạy tốt và đánh giá chất lượng giảng dạy”, Kỷ yếu hội thảo “Văn hóa chất
lượng và vai trò, hoạt động của trung tâm đảm bảo chất lượng đơn vị sự
nghiệp công lập”, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng - Dự án Giáo
dục Đại học 2.
17. Nguyễn Đức Thắng (2008), Quản lý thiết bị dạy học tại Học viện
hậu cần trong giai đoạn phát triển hiện nay, Đề án thạc sĩ, Hà Nội.
18. Văn Tình (2003), Áp dụng ISO 9000 trong dịch vụ hành chính, Tài
liệu tự soạn, Hà Nội.
19. Đơn vị sự nghiệp công lập Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo
cáo tổng kết năm học 2007 - 2008.
20. Đơn vị sự nghiệp công lập Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo
cáo tổng kết năm học 2008 - 2009.
21. Đơn vị sự nghiệp công lập Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo
cáo tổng kết năm học 2009 - 2010.
22. Đơn vị sự nghiệp công lập Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo
cáo tổng kết năm học 2010 - 2011.
23. Đơn vị sự nghiệp công lập Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo
cáo tổng kết năm học 2011 - 2012.
24. Đơn vị sự nghiệp công lập Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo
cáo tổng kết năm học 2002 - 2013.

18


25. Đơn vị sự nghiệp công lập Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội,
Thống kê cơ sở vật chất.
Tiếng Anh

26. Ann Terlaak (2005), The effect of certification with the ISO 9000
quality management standard: a signaling approach.
27. Eitan Navel, Alfred Marcus (2005), Achieving competitive
advantage through implementing a replicable management

standard:

Installing and using ISO 9000.
28. John West - Burham (1997), Managing Quality in Schools, Pitman
Publishing, Washington DC.
29. Lockwood G., Davies G. (1985), Universities: the management
challenge, Windson, NFER Nelson Publications.
30. Peter M. (1995), ISO 9000 on the road to total quality.
31. Sanyal B.C. (1995), Innovations in University Management, Paris:
UNESCO/ International Institute for Educational Planning.
Website
32. www.ueb.edu.vn
1. Ban Khoa giáo Trung ương (2002), Các văn bản của Đảng và Nhà
nước
2.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Văn bản số 4960/BGDĐT-CNTT

về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2011-2012
3.

Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009), Nghị định

52/2009/NĐ-CP ngày 06/6/2009 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

4.

Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị

định

115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước
về giáo dục

19


5.

Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2011),

Quyết định

711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo
dục 2011-2020”.
6.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, NXB CTQG, H.2011
7.

Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW

ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI

về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị đơn vị định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
8.

Trần Quốc Đắc (chủ biên, 2002), Một số vấn đề lý luận và thực

tiễn của việc xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy – học ở đơn vị
phổ thông Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002
9.

Vương Thanh Hương (2007), Hệ thống thông tin QLGD một số

vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB ĐHSP Hà Nội
10.

Hiệp Hội trang thiết bị Việt Nam, Tạp chí Trang thiết bị, các số

năm 2014 và 2015
11.

Nhiều tác giả (2014), Quản lý các cơ sở giáo dục trong bối cảnh

đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Kỷ yếu hội thảo khoa học,
NXN Đại học Vinh , 9/2014
12.

Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục- Một số vấn đề lý

luận và thực tiễn, NXB GD,2004

13.

Vũ Lan Hương (2014), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả

quản lí, sử dụng tài sản nhà nước trong đơn vị học, tạp chí Khoa học giáo
dục, số tháng 4/2014.
14.

Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục – lý luận

và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia.
15.

Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005, sửa

đổi bổ sung 2009), Luật Giáo dục, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

20


16.

Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2006), Luật công

nghệ thông tin.
17.

Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012),

Luật Giáo dục đại học, số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012;

18.

Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Nghị quyết số

88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa
giáo dục phổ thông
19.

Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý đơn vị,

NXB Đại học Huế
20.

Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định 698/QĐ-TTg ngày

1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát
triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến
năm 2020
21.

Thủ tướng Chính phủ (2010), Điều lệ đơn vị đại học, ban hành

kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 9 năm 2010 của
Thủ tướng Chính phủ;
22.

Thủ tướng Chính phủ (2014), Điều lệ đơn vị đại học, ban hành

kèm theo Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 12 năm 2014 của
Thủ tướng Chính phủ;

23.

Cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội (2014), Cơ quan Đại học

Quốc gia Hà Nội – 55 năm xây dựng và phát triển
24.

Cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội (2014), Quản lý cơ sở giáo

dục trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo, NXB Đại
học Vinh
25.

Cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội (2014), Quy trình quản lý tài

sản & xuất nhập vật tư, Tài liệu nội bộ của Cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội
26.

Cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội (2015), Một số văn bản hiện

hành về quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

21


CHUYÊN ĐỀ I:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ
DỤNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ TẠI ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Hiện nay giáo dục nước ta đang đổi mới một cách toàn diện từ mục
tiêu, nội dung đến PPDH....Định hướng cơ bản của công cuộc đổi mới nền
giáo dục nước nhà đã chỉ rõ trong các Nghị quyết của Đảng, đó là: "Phương
pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo
của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn
lên"; "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GD&ĐT, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các
phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học" [15],
[30]. Cơ sở vật chất, trang thiết bị - trang thiết bị được xem như một trong
những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ dạy - học và nghiên cứu
khoa học. Trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII trình
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nhấn mạnh: “Tăng cường CSVC – TTB
và từng bước hiện đại hoá đơn vị (lớp học, sân chơi, bãi tập, máy tính nối
mạng Internet, thiết bị học tập giảng dạy hiện đại, các phòng thực hành thí
nghiệm, phòng thực hành chức năng, thư viện ...” và “Đổi mới PPDH, phát
huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực
hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt,
học chay”[16].
Theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, Nhà nước sẽ tăng cường đầu tư
xây dựng CSVC-TTB cho các trường học thành một hệ thống đồng bộ và hiện
đại góp phần đổi mới phương pháp dạy - học, nhằm đào tạo các học sinh tốt
nghiệp có đủ năng lực kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trước mắt và lâu
dài của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

22


Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về TTB, quản lý và sử
dụng TTB như "Phương tiện kỹ thuật dạy học và ứng dụng" – Nhà xuất bản
Đại học Minxcơ – 1985. Trong tài liệu này, tác giả đã đề cập nhiều đến vị trí,

vai trò, chức năng và các loại phương tiện kỹ thuật dạy học. Tài liệu cũng đã
nêu ra được những ứng dụng cụ thể, chi tiết của phương tiện kỹ thuật dạy học
trong quá trình dạy học. Tài liệu là cơ sở nghiên cứu cho lĩnh vực TTB và
quản lý, sử dụng TTB ở nước ta. Tuy nhiên tài liệu này mang tính tổng quát,
khó vận dụng vào tình hình thực tế của giáo dục Việt Nam [25].
Ở trong nước: Năm 2001, Nhà xuất bản Hà Nội cũng xuất bản "Tài liệu
khoá tập huấn của Dự án Việt Úc". Năm 2006, Nhà xuất bản Hà Nội đã xuất
bản cuốn "Quản lý và sử dụng nhằm tăng cường hiệu quả TTB", tài liệu này
đã đưa ra được một số phương pháp quản lý cũng như sử dụng TTB vào giảng
dạy để đạt hiệu quả cao; Tác giả Phan Văn Triển đã có công trình đăng trên
tạp chí Thiết bị giáo dục số 1 "Một số giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng
trang thiết bị" [13], [36].
Các công trình nghiên cứu trên đã nêu được vai trò, vị trí, chức năng
của TTB, cách sử dụng TTB đạt hiệu quả và góp phần đổi mới phương pháp
giảng dạy ở các cấp học khác nhau từ đại học đến đại học. Tuy nhiên, với thực
trạng CSVC hiện có của các đơn vị và các TTB được cấp theo các dự án giáo
dục quốc gia, song song với việc tiếp tục đầu tư, nâng cấp CSVC-TTB, các
Cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá cần
phải tăng cường công tác quản lý CSVC-TTB nhằm quản lý và sử dụng các
TTB, CSVC một cách hiệu quả và tiết kiệm.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lí:
Trong quá trình lao động, cải tạo thiên nhiên để sinh tồn và phát triển,
con người phải kết hợp với nhau thành từng nhóm (tổ chức) để cùng thực hiện
mục tiêu của nhóm hay tổ chức. Vì thế phải có người đứng đầu (thủ lĩnh)
đứng ra phối hợp hoạt động của các cá nhân, điều hành, phân công lao động

23



cho từng thành viên trong tổ chức. Người đứng đầu phải biết cách tổ chức,
phối hợp sức mạnh của mọi người trong nhóm và mọi người trong nhóm phải
phục tùng và tuân theo mệnh lệnh của người đứng đầu, từ đó quản lý ra đời
cùng với sự xuất hiện của nhà nước.
Quản lý là một dạng lao động xã hội, gắn liền và phát triển cùng với sự
phát triển của con người. Quản lý là lao động đặc biệt, điều khiển các hoạt
động lao động, có tính khoa học và nghệ thuật cao nhưng đồng thời cũng là
sản phẩm mang tính lịch sử, tính đặc thù. Khi đề cập cơ sở khoa học của quản
lý, C.Mác viết: "Bất cứ lao động nào có tính xã hội, cộng đồng được thực
hiện ở quy mô nhất định đều cần ở một chừng mực nhất định. Sự quản lý
giống như người chơi vĩ cầm một mình thì tự điều khiển lấy mình, còn một
dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng" [11, tr.157].
* Khái niệm quản lý: Có thể nêu lên một số khái niệm quản lý như:
- Fredevinh Wiliam Duylor (1886-1915) người Mỹ; Henri Fayol (18411925) người Pháp; Max Weber (1861-1920) người Đức đều khẳng định:
Quản lý là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển
của xã hội.
- Theo Kozlova O.V và Kuznétov I.N: Quản lí là sự tác động có mục
đích đến những tập thể con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ
trong quá trình sản xuất [21, tr.30].
- Theo từ điển tiếng Việt: Quản lý là tổ chức, điều khiển các hoạt động
theo những yêu cầu nhất định[38, tr.801].
- Theo Giáo sư Đặng Vũ Hoạt và Giáo sư Hà Thế Ngữ: Quản lý là một
quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt
được những mục tiêu nhất định[2, tr.37]
- Theo Giáo sư Trần Kiểm: Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều
người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành thành tựu của xã hội
[23, tr.45].

24



- Theo PGS.TS Thái Văn Thành: Quản lý là sự tác động có mục đích,
có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục
tiêu đề ra[33, tr.5].
Từ các khái niệm trên, có thể nói:
+ Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả hoạt động của những người
cộng sự khác nhau cùng chung một tổ chức.
+ Quản lý là những tác động có mục đích lên những tập thể người,
thành tố cơ bản của hệ thống xã hội.
+ Quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội.
Quản lý ngày nay được coi là một trong năm nhân tố phát triển kinh tếxã hội, bao gồm: vốn, nguồn nhân lực, khoa học kỹ thuật, tài nguyên và quản
lý. Trong đó quản lý có vai trò mang tính quyết định sự thành công.
Tóm lại: Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ
huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của
con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với
quy luật khách quan.
* Chức năng của quản lý: Quản lý có 4 chức năng cơ bản, đó là:
- Chức năng kế hoạch: là công tác xác định trước mục tiêu của tổ chức,
đồng thời chỉ ra các phương pháp, biện pháp để thực hiện mục tiêu, trong điều
kiện biến động của môi trường. Thực hiện chức năng kế hoạch là trả lời các
câu hỏi:
+ Hiện nay chúng ta đang ở đâu?
+ Chúng ta muốn đi đến đâu?
+ Cần phải làm gì để đi đến đó?
- Chức năng tổ chức: Là việc sáp xếp, phân công các nhiệm vụ, các
nguồn lực (con người, các nguồn lực khác) một cách tối ưu, nhằm làm cho tổ
chức vận hành theo kế hoạch, đạt được mục tiêu đề ra.

25



×