Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Câu đặc biệt, câu tỉnh lược và câu tách biệt trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ xét trên ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.12 KB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

ĐỖ THỊ THẢO

CÂU ĐẶC BIỆT, CÂU TỈNH LƢỢC
VÀ CÂU TÁCH BIỆT TRONG TRUYỆN
NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ
XÉT TRÊN BA BÌNH DIỆN: KẾT HỌC,
NGHĨA HỌC VÀ DỤNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

ĐỖ THỊ THẢO

CÂU ĐẶC BIỆT, CÂU TỈNH LƢỢC
VÀ CÂU TÁCH BIỆT TRONG TRUYỆN
NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ
XÉT TRÊN BA BÌNH DIỆN: KẾT HỌC,
NGHĨA HỌC VÀ DỤNG HỌC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Giảng viên hƣớng dẫn:

TS. ĐỖ THỊ HIÊN

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
nhất tới giảng viên TS. Đỗ Thị Hiên, người đã truyền cho em tình
yêu ngôn ngữ, đặc biệt tận tình gợi mở, định hướng và giúp đỡ em
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, cô giáo trong tổ Ngôn
Ngữ cùng toàn thể các thầy cô trong khoa Ngữ Văn – Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá
trình học tập, nghiên cứu.
Hà Nội, ngày…. Tháng …. năm 2019
Sinh viên

Đỗ Thị Thảo


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới
sự hướng dẫn của cô Đỗ Thị Hiên. Các số liệu, kết quả trong khóa
luận là trung thực. Những kết luận khoa học của khóa luận chưa
từng được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày…. Tháng …. năm 2019

Sinh viên

Đỗ Thị Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu......................................... 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 7
6. Bố cục của đề tài .......................................................................................... 7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT ..................................................................... 9
1.1. Lí thuyết ba bình diện nghiên cứu câu.................................................. 9
1.1.1. Bình diện kết học.................................................................................... 9
1.1.2. Bình diện nghĩa học ............................................................................... 9
1.1.3. Bình diện dụng học .............................................................................. 10
1.2. Câu đặc biệt, câu tỉnh lƣợc và câu tách biệt ........................................ 11
1.2.1. Câu đặc biệt .......................................................................................... 11
1.2.2. Câu tỉnh lược ........................................................................................ 14
1.2.3. Câu tách biệt ......................................................................................... 18
1.3. Tác giả Nguyễn Thị Thu Huệ ................................................................ 21
1.3.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp ......................................................... 21
1.3.2. Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ ............................................................... 22
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 24
Chƣơng 2. CÂU ĐẶC BIỆT, CÂU TỈNH LƢỢC VÀ CÂU TÁCH BIỆT
TRÊN BÌNH DIỆN KẾT HỌC .................................................................... 26
2.1. Câu đặc biệt trên bình diện kết học ..................................................... 26
2.1.1. Đặc điểm kết học của câu đặc biệt ...................................................... 26

2.1.2. Phân loại câu đặc biệt .......................................................................... 26
2.2. Câu tỉnh lƣợc trên bình diện kết học ................................................... 32


2.2.1. Đặc điểm kết học của câu tỉnh lược .................................................... 32
2.2.2. Phân loại câu tỉnh lược ....................................................................... 33
2.3. Câu tách biệt trên bình diện kết học .................................................... 37
2.3.1. Đặc điểm kết học của câu tách biệt ..................................................... 37
2.3.2. Phân loại câu tách biệt ........................................................................ 37
Chƣơng 3. CÂU ĐẶC BIỆT, CÂU TỈNH LƢỢC VÀ CÂU TÁCH BIỆT
TRÊN BÌNH DIỆN NGHĨA HỌC VÀ DỤNG HỌC ................................. 42
3.1. Câu đặc biệt, câu tỉnh lƣợc và câu tách biệt trên bình diện nghĩa học
......................................................................................................................... 42
3.1.1. Câu đặc biệt trên bình diện nghĩa học ................................................ 42
3.1.2. Câu tỉnh lược trên bình diện nghĩa học.............................................. 43
3.1.3. Câu tách biệt trên bình diện nghĩa học............................................... 45
3.2. Câu đặc biệt, câu tỉnh lƣợc và câu tách biệt trên bình diện dụng học
......................................................................................................................... 46
3.2.1. Câu đặc biệt trên bình diện dụng học ................................................. 46
3.2.2. Câu tỉnh lược trên bình diện dụng học ............................................... 49
3.2.3. Câu tách biệt trên bình diện dụng học ................................................ 51
3.3. So sánh ba kiểu câu trên ba bình diện ................................................. 54
3.3.1. Sự giống nhau của ba kiểu câu ........................................................... 54
3.3.2. Sự khác nhau của ba kiểu câu ............................................................ 54
KẾT LUẬN .................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Trong lĩnh vực ngôn ngữ, câu là đơn vị ngữ pháp quan trọng của phân
môn cú pháp học, là đơn vị có nội dung trọn vẹn để thực hiện chức năng giao
tiếp và là phương tiện tạo lập văn bản. Thường cấu trúc câu luôn có hai thành
phần chính đảm nhiệm: chủ ngữ (biểu thị đối tượng) và vị ngữ (biểu thị đặc
trưng của đối tượng). Nhưng trên thực tế giao tiếp, nhất là trong các văn bản
mà còn xuất hiện các kiểu câu có cấu trúc “khác thường”. Đó chính là câu đặc
biệt (CĐB), câu tỉnh lược (CTL) và câu tách biệt (CTB) và ba kiểu câu này đã
được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Song vẫn chưa có sự thống nhất
trong cách lí giải. Câu đặc biệt, câu tỉnh lược và câu tách biệt chiếm số lượng
lớn trong giao tiếp hàng ngày và cả việc tạo văn bản. Về lĩnh vực văn chương,
các nhà văn, nhà thơ sử dụng những câu này không chỉ có chức năng thông
báo mà còn dùng chúng như một thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm để tạo
nên những dấu ấn riêng trong các sáng tác của mình.
Trong các nhà văn Việt Nam đương đại, Nguyễn Thị Thu Huệ (NTTH)
là một nhà văn “độc đáo và tài hoa”. Nhà văn đã cho ra đời nhiều tác phẩm
hay, đặc sắc và gặt hái được rất nhiều thành công khi tuổi đời còn rất trẻ.
NTTH nổi lên như một hiện tượng lạ, mới mẻ và hấp dẫn bạn đọc ở chính
tính nữ của mình, với giọng văn lạnh lùng, sắc cạnh nhưng chân thành và
chan chứa nỗi niềm cảm thông cho số phận con người.
Điều này góp phần khẳng định tài năng và sức sáng tạo, sức viết của
NTTH trong việc phản ánh và tái hiện rất chân thực hiện thực đời sống trên
những trang sách của mình. Mỗi trang văn của NTTH đầy ắp những cảm xúc
trữ tình, đằm thắm sâu lắng với giọng điệu rất đa dạng và những thủ pháp
nghệ thuật độc đáo, cách kể chuyện khéo léo, thu hút người đọc. Tìm hiểu
truyện ngắn của NTTH từ góc độ ngôn ngữ đang được rất nhiều nhà nghiên

1


cứu và phê bình quan tâm, bởi ở góc nhìn ngôn ngữ, NTTH có sự sáng tạo

trong cách viết. Trong đó, nổi bật là việc nhà văn sử dụng các kiểu câu đặc
biệt, câu tỉnh lược và câu tách biệt trong các truyện ngắn của mình. Chính vì
những điều thú vị cũng như tầm quan trọng của ba loại câu trên mà chúng tôi
chọn đề tài: “Câu đặc biệt, câu tỉnh lược và câu tách biệt trong truyện ngắn
Nguyễn Thị Thu Huệ xét trên ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng
học” để góp phần hiểu rõ hơn phong cách truyện ngắn của nữ nhà văn này.
Đồng thời việc tìm hiểu về các kiểu câu trong truyện ngắn NTTH có ý nghĩa
góp thêm tư liệu đi sâu vào giảng dạy, học tập truyện ngắn Việt Nam sau
1975.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Lịch sử nghiên cứu câu đặc biệt, câu tỉnh lƣợc và câu tách biệt
2.1.1. Lịch sử nghiên cứu câu đặc biệt
2.1.1.1. Nghiên cứu ở góc độ ngữ pháp
- Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (1997) của Nguyễn Kim Thản câu đặc
biệt được gọi là ““Câu danh xưng” và chức năng của nó chỉ để nói lên sự vật
và không thể gọi là thành phần gì cả”. [19,580]
- Diệp Quang Ban trong Ngữ pháp tiếng Việt (xuất bản lần đầu 1987, tái
bản 2013) đã đề cập đến cấu tạo và phân loại câu đơn đặc biệt. Đặc biệt, tác
giả nhấn mạnh đến câu đặc biệt vị từ.
- Trong Câu tiếng Việt (2006) Nguyễn Thị Lương cho rằng: “Câu đặc
biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ, mà chỉ được tạo
thành bởi một từ hoặc một cụm từ chính phụ hay cụm từ đẳng lập nhưng vẫn
là một cấu trúc cú pháp độc lập, có chức năng biểu đạt một hành động ngôn
ngữ như những câu bình thường”. [13,105]
2.1.1.2. Nghiên cứu ở góc độ phong cách học

2


Đinh Trọng Lạc trong 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt

(1994) đã đề cập đến câu đặc biệt với vai trò là một phương tiện tu từ cú pháp
nhằm đem lại màu sắc tu từ mới mẻ cho các văn bản.
Trong Phong cách tiếng Việt (1999) câu đặc biệt được tác giả định
nghĩa rõ nét hơn: “Câu đơn đặc biệt có cấu tạo là một trung tâm cú pháp
chính, có ý nghĩa khái quát, chỉ sự tồn tại biểu hiện của sự vật hoặc sự kiện”.
Đồng thời, tác giả nhấn mạnh: “Có tác dụng tu từ to lớn là những câu đơn
đặc biệt được mở rộng nhờ những định tố hàm chỉ biểu cảm – cảm xúc và
được sắp xếp thành một chuỗi đẳng lập”. [11, 274]
2.1.2. Lịch sử nghiên cứu câu tỉnh lược
2.1.2.1. Nghiên cứu ở góc độ ngữ pháp
Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (1997) câu tỉnh lược được Nguyễn Kim
Thản gọi là câu rút gọn và kết luận đó là loại câu “Có thể dựa vào hoàn cảnh
ngôn ngữ mà điền vào đó thành phần đã bị bớt đi và khôi phục lại bộ mặt
hoàn chỉnh của câu.”. [19,610]
Trong Ngữ pháp tiếng Việt (1989) của Hoàng Trọng Phiến cho rằng câu
tỉnh lược được hiểu là câu vắng chủ ngữ hoặc câu có chủ ngữ zero. Tác giả
cho rằng đây là một hiện tượng chủ ngữ được rút gọn trong câu. “Về mặt ý
nghĩa thì câu có chủ ngữ rút gọn tương ứng với câu có chủ ngữ hiện hữu”.
Còn vị ngữ thì hiếm bị rút gọn hơn.”. [17,115]
2.1.2.2. Nghiên cứu ở góc độ phong cách học
Trong Phong cách học tiếng Việt (1999), Đinh Trọng Lạc cho rằng câu
tỉnh lược thành phần là một “Kiểu câu mang màu sắc tu từ do được cải biến
từ kiểu câu cơ bản (có kết cấu C – V) theo phương thức rút gọn”. [11,273]
2.1.3. Lịch sử nghiên cứu câu tách biệt
2.1.3.1. Nghiên cứu ở góc độ ngữ pháp

3


- Trong Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt (1985), câu tách biệt được

Trần Ngọc Thêm gọi là ngữ trực thuộc. Tác giả cho rằng: “Ngữ trực thuộc
là phát ngôn không hoàn chỉnh về cấu trúc” và không phải là những “câu
đặc biệt”, hay những trường hợp “ngoại lệ”. [20,47]
- Trong Ngữ pháp tiếng Việt (xuất bản lần dầu 1987, tái bản 2013), Diệp
Quang Ban có bàn đến hiện tượng câu tách biệt với tên gọi câu dƣới bậc. Tác
giả cho rằng:“Về thực chất, câu dưới bậc là một bộ phận của một câu trọn
vẹn được tách ra vì những lí do nghệ thuật. Câu dưới bậc không tồn tại một
cách độc lập, nó chỉ có giá trị nghệ thuật và ý nghĩa hiểu được xét trong mối
quan hệ với câu mà tứ đó nó được tách ra.”. [1,278]
2.1.3.2. Nghiên cứu ở góc độ phong cách học
Trong cuốn Phong cách học tiếng Việt (NXB giáo dục Hà Nội - 1999) tác
giả Đinh Trọng Lạc định nghĩa: “Tách biệt là biện pháp tu từ đặc trưng của
cú pháp biểu cảm, cụ thể là tách riêng một cách có dụng ý từ cấu trúc cú
pháp thống nhất ra một hay nhiều bộ phận biệt lập về mặt ngữ điệu, tách xa
nhau bằng một chỗ ngắt (trên chữ viết thì bằng dấu chấm hoặc một dấu tương
đương)”. [11,263]
Tác giả cũng khẳng định: “Có thể nói, tách biệt xuất hiện khá nhiều
trong thơ và đem lại một tác dụng biểu cảm – cảm xúc khá lớn”. [11, 264]
Đồng quan điểm nghiên cứu, tác giả Nguyễn Thái Hòa trong cuốn
Phong cách học tiếng Việt cũng đã nhận xét: “Tách các thành phần câu, nâng
các thành phần đó thành những câu, ngữ trực thuộc và câu dưới bậc là một
biện pháp tu từ quan trọng” [8,243]. Đồng thời, tác giả nhấn mạnh: “Phép
tách câu là một biện pháp tu từ học với dụng ý tu từ học rõ rệt, hoặc là miêu
tả nhịp điệu diễn biến của hình tượng, hoặc miêu tả nhịp điệu cảm xúc”.
[8,244].

4


2.1.3.3. Nghiên cứu câu tách biệt ở góc độ thực hành các kĩ năng đặt câu

- Trong cuốn Tiếng Việt thực hành (xuất bản lần đầu 1996, tái bản
2008), Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: “Tách câu có nghĩa là tách một bộ
phận của câu thành câu riêng biệt”. [21,214]
- Trong cuốn Tiếng Việt thực hành (2007) của tác giả Hoàng Kim Ngọc
trong phần nói về các cách biến đổi câu, nêu định nghĩa: “Tách câu có nghĩa
là một bộ phận của câu thành một câu độc lập nhằm mục đích làm nổi rõ một
thông tin nào đó”. [16,162]
Tác giả còn nêu điều kiện để nhận biết biện pháp tu từ tách câu đó là:
“Câu bị tách ra bao giờ cũng phải nằm sau một câu trọn vẹn nào đó”.
[5,163]
2.2. Lịch sử nghiên cứu câu trên ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học
Người đầu tiên trên thế giới đề xuất ra ba thuật ngữ: kết học, nghĩa học
và dụng học là nhà ngôn ngữ người Mĩ Ch.S Perice nhưng phải đến Ch.W
Morri, A.G Smith, ba thuật ngữ này mới được hoàn chỉnh và phổ biến. Theo,
A.G Smith “Kết học nghiên cứu những quan hệ hình thức giữa các tín hiệu,
nghĩa học nghiên cứu quan hệ tín hiệu với sự vật và dụng học nghiên cứu
quan hệ giữa tín hiệu với người dùng” [Dẫn theo Đỗ Hữu Châu [4,12]].
Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học cũng đã tiếp thu tư tưởng của ngữ
pháp chức năng để nghiên cứu câu.
Trong cuốn Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng (xuất bản lần đầu
1991, tái bản 2004) Cao Xuân Hạo đã phân hóa và đưa ra cấu trúc cơ bản của
câu phải dựa trên quan hệ đề - thuyết.
Trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học, tập 1 (1993) Đỗ Hữu Châu, Bùi
Minh Toán cũng đã phân biệt ba bình diện khác nhau ở đơn vị câu dựa trên lí
thuyết kí hiệu học của Ch. Morris, đó là bình diện nghĩa học, bình diện kết
học, bình diện dụng học.

5



Trong cuốn Câu tiếng Việt (2009) Nguyễn Thị Lương cũng theo hướng
của ngữ pháp chức năng mà nghiên cứu câu ở ba bình diện: ngữ pháp – ngữ
nghĩa – ngữ dụng.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là: Làm rõ đặc điểm của ba kiểu câu
trong sự so sánh với nhau trên tất cả các phương diện kết học, nghĩa học và
dụng học, đặc biệt là ở phương diện dụng học từ đó thấy giá trị sử dụng của
các kiểu câu đó trong hoạt động hành chức.
- Góp phần khẳng định những cống hiến về mặt nghệ thuật của nhà văn.
- Cung cấp những tư liệu cần thiết cho việc học tập và giảng dạy môn
Ngữ văn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi triển khai thực hiện
những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
+ Tổng quan các vấn đề lí thuyết về ba bình diện nghiên cứu câu.
+ Khảo sát, thống kê phân loại sự xuất hiện, sự hoạt động, phân bố của
ba kiểu câu: câu đặc biệt, câu tỉnh lược và câu tách biệt trong phạm vi khóa
luận (các tác phẩm trong tuyển tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ).
+ Thông qua kết quả khảo sát tìm hiểu về đặc điểm, vai trò và hiệu quả
sử dụng của từng kiểu câu trên ba bình diện trong tương quan so sánh ba kiểu
câu với nhau.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
“Câu đặc biệt, câu tỉnh lược và câu tách biệt trong truyện ngắn Nguyễn
Thị Thu Huệ”

6



4.2. Phạm vi nghiên cứu
Để so sánh ba kiểu câu một cách rõ nét hơn, đề tài tập trung khảo sát tư
liệu câu đặc biệt, câu tỉnh lược và câu tách biệt trong một số truyện ngắn tiêu
biểu của NTTH được tập hợp trong 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ,
NXB văn học (2006).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Thủ pháp khảo sát và thống kê, phân loại: chúng tôi thống kê các kiểu
loại của từng kiểu câu đặc biệt, câu tỉnh lược và câu tách biệt trong “37
truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ” để lấy làm cơ sở phân loại, tìm tỉ lệ khi
khảo sát ở các kiểu câu khác nhau.
- Phương pháp miêu tả: Đề tài đi sâu vào miêu tả các kiểu loại của ba
kiểu câu, để chỉ ra những đặc điểm riêng của mỗi kiểu loại của từng kiểu câu.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Trên cơ sở kết quả khảo sát, thống
kê, phân loại, khóa luận phân tích từng kiểu loại của ba kiểu câu mà NTTH
thể hiện theo những cách thức khác nhau. Từ đó, khái quát đặc điểm câu tách
biệt trong truyện ngắn.
- Phương pháp so sánh: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để so sánh
đối chiếu cách viết câu của NTTH với một số tác giả cùng thời để thấy được
nét riêng, sự sáng tạo mới mẻ của chị trong việc tổ chức câu văn. Và dùng để
chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa ba kiểu câu.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài được chia làm
ba chương:

7


Chương 1: Cơ sở lí thuyết

Chương 2: Câu đặc biệt, câu tỉnh lược và câu tách biệt trên bình diện
kết học
Chương 3: Câu đặc biệt, câu tỉnh lược và câu tách biệt trên bình diện
nghĩa học và dụng học

8


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Lí thuyết ba bình diện nghiên cứu câu
1.1.1. Bình diện kết học
Kết học là phương diện liên kết tín hiệu với tín hiệu để gửi gắm một thông
điệp.
Cao Xuân Hạo trong Tiếng Việt – Sơ thảo Ngữ pháp chức năng (xuất bản
lần đầu 1991, tái bản 2004) đã diễn giải lí thuyết kết học của Ch. W Morris
như sau: “Bình diện cú pháp là bình diện của những khái niệm được xác định
bằng những tiêu chuẩn hình thức thuần túy. Các chức năng cú pháp như chủ
ngữ, vị ngữ, bổ ngữ trực tiếp, bổ ngữ gián tiếp, định ngữ được xác định không
phải căn cứ vào việc các ngữ đoạn biểu thị cái gì, mà vào mối quan hệ ngữ
pháp với ngữ đoạn khác được biểu thị bằng những phương tiện hình thức gọi
là tác tử cú pháp như hình thái cách hoặc các chuyển tố, các giới từ, bằng sự
phù ứng về số, về ngôi với một danh ngữ nhất định”. [6,21]
Nghiên cứu bình diện kết học là phải làm rõ:
- Những cách thức và quy tắc kết hợp các từ ngữ để tạo thành câu
- Đặc điểm và chức năng của các thành phần trong câu
- Mô hình cấu trúc của câu chia theo cấu tạo
1.1.2. Bình diện nghĩa học
Ở bình diện ngữ nghĩa, ngôn ngữ chủ yếu được nghiên cứu ở mặt quan hệ
giữa tín hiệu với vật được quy chiếu trong thông điệp.

Nghĩa hẹp: Nghĩa học gồm hai mặt chính: Nghĩa biểu hiện và nghĩa
logic.
Nghĩa rộng: Nghĩa học là bộ môn nghiên cứu về nghĩa, về các ý nghĩa,
tức là nghĩa học không chỉ nghĩa từ vựng mà còn nghiên cứu nghĩa ngữ pháp,

9


nghĩa trong sử dụng ngôn ngữ, tức là phần nghĩa vừa thuộc về nghĩa từ ngữ,
vừa thuộc về dụng học.
Thuộc về bình diện nghĩa của câu gồm có nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái.
Nguyễn Thị Lương khẳng định: “Bình diện nghĩa của câu nghiên cứu
phần nghĩa tường minh: nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái”. [13,23]
* Nghĩa miêu tả (còn gọi là nghĩa sự vật, nghĩa biểu hiện): “Là phần
phản ánh sự việc, hiện tượng, sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất, quan
hệ… ngoài thực tế khách quan được đưa vào câu. Nội dung phản ánh hiện
thực đó được gọi là sự việc (hay sự thể). Mỗi câu thường ứng với một sự
việc”. [13,23]
* Nghĩa tình thái: “Là phần nghĩa của câu thể hiện thái độ, ý định, mục
đích hay quan hệ giữa người nói với người nghe, giữa người nói với hiện thực
(sự tình) được phản ánh trong câu, giữa nội dung được phản ánh trong câu
với hiện thực ngoài thực tế khách quan”. [13,178]
1.1.3. Bình diện dụng học
Vấn đề mà dụng học đặc biệt quan tâm chính là: “Lĩnh vực hoạt động
thực hiện chức năng giao tiếp của ngôn ngữ, còn được gọi là lĩnh vực của lời
nói hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả các sản phẩm của giao tiếp bằng ngôn
ngữ và các cơ chế, các quy tắc sản sinh ra chúng.” [Dẫn theo Đỗ Hữu Châu
[4,93]].
Nguyễn Thị Lương bổ sung thêm: “Bình diện này nghiên cứu mối quan
hệ giữa câu với người sử dụng, giữa câu với việc sử dụng câu trong một tình

huống giao tiếp cụ thể nhằm phát hiện những ý nghĩa của câu – phát ngôn
trong tình huống cụ thể đó (gọi là nghĩa ngữ dụng của câu).”. [13,24]
Như vậy, hiểu một cách đơn giản, nhiệm vụ của dụng học là nghiên cứu
ngôn ngữ trong sử dụng, nghĩa là phải làm rõ.
- Giá trị thông báo của câu (đâu là tin cũ, đâu là tin mới)

10


- Mục đích phát ngôn của câu (câu được nói ra để nhằm mục đích gì)
- Nghĩa hàm ẩn của câu (câu được nói ra trong văn cảnh đó có nghĩa là gì)
Ba bình diện nghiên cứu câu có mối quan hệ gắn bó khăng khít với
nhau: “Hình thức câu được dùng để biểu thị nội dung nghĩa của câu; muốn
hiểu đúng nghĩa của câu, cần đặt câu trong ngữ cảnh. Ba bình diện ấy tồn tại
vì nhau, dựa vào nhau, không thể hiểu thấu đáo một bình diện nếu tách nó
khỏi hai bình diện kia.” [13,25]
1.2. Câu đặc biệt, câu tỉnh lƣợc và câu tách biệt
1.2.1. Câu đặc biệt
1.2.1.1. Khái niệm câu đặc biệt
Nguyễn Thị Lương: “Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình
chủ ngữ - vị ngữ, mà chỉ được cấu tạo thành bởi một từ hoặc một cụm từ
chính phụ hay cụm từ đẳng lập nhưng vẫn là một cấu trúc cú pháp độc lập, có
chức năng biểu đạt một hành động ngôn ngữ như những câu bình thường.”.
[13,105]
(1) “Ôi giời! Các bác đánh cầu lông.”
(Coi như không biết)
Ở ví dụ trên, CĐB là “Ôi giời!” không có cấu tạo theo mô hình CN - VN
(2) “Khỉ con. Cô bé tí của anh. Ngày mai thuyền ra khơi, cát sẽ xóa mọi dấu
vết.”
(Cát đợi)

1.2.1.2. Phân loại câu đặc biệt
Trong khóa luận này, chúng tôi dựa vào cách chia câu đặc biệt của Đinh
Trọng Lạc [10,90] câu đặc biệt danh từ (CĐB DT), câu đặc biệt vị từ (CĐB
VT) và câu đặc biệt tình thái từ (CĐB TTT).
a. Câu đặc biệt danh từ

11


Câu đặc biệt danh từ là câu có trung tâm cú pháp chính là danh từ hoặc cụm
danh từ.
- CĐB DT có cấu tạo là một danh từ:
(3) “Mưa. Nước xối xả đổ xuống mái hiên.”
(Kí ức)
(4) “ Hoàng hôn. Đường phố mát rượi.Em nằm trong phòng.”
(Sơ ri đắng)
“Mưa.” và “Hoàng hôn.” trong hai ví dụ trên là CĐB DT có cấu tạo bởi một
DT riêng, dùng để chỉ những hiện tượng tự nhiên.
- CĐB DT có cấu tạo là một cụm danh từ:
(5) “Tôi không biết gì nữa ngoài cảm giác tất cả tan biến hết. Con gái.
Người đàn ông thích ăn xôi buổi sáng cho chắc dạ và uống cà phê trong lúc
yêu đương, lúc nào cũng chỉ cà phê. Những chùm pháo hoa… Thiên đường
tuổi mười sáu!...”
(Hậu thiên đường)
b. Câu đặc biệt vị từ
Câu đặc biệt vị từ có trung tâm cú pháp chính là vị tố (động từ, tính từ)
hoặc cụm từ.
- CĐB VT có cấu tạo là từ:
(6) “Bốp!” Chàng thẳng tay vào mặt nàng. Nàng sững lại vì bất ngờ. Chàng
đứng dậy, lại chiếc bàn của nàng xới tung lên. Một quyển album Thái Lan,

một bộ tiểu thuyết, một cái đèn ngủ…”
(Tình yêu ơi, ở đâu?)
Có thể thấy, từ in đậm trong ví dụ trên là CĐB VT được cấu tạo bởi một
động từ duy nhất – “Bốp!”.
- CĐB VT có cấu tạo là cụm từ:

12


(7) “Bịch giấy vỡ toang. Trên nền vải nâu. Lốm đốm màu đỏ pha vàng của
những trái sơ ri lăn tung tõe trong lòng em. Em cười khanh khách: Tuyệt
quá!”
(Sơ ri đắng)
Xét ví dụ trên, ta thấy, bộ phận in đậm là hai CĐB VT được cấu tạo bởi
cụm tính từ “Tuyệt quá!”.
c. Câu đặc biệt tình thái từ
Câu đặc biệt tình thái từ thường dùng để bộc lộ cảm xúc.
- Câu đặc biệt được tạo thành các quán ngữ tình thái:
(8) “ – Qua tháng 9 âm. May ra nó hết bị bùa mê thuốc lú, nó bị thằng kia
đá, đi với con khác xinh hơn, nó thề với em thôi.
- Giời ơi. Còn những bốn tháng nữa, em chịu thế nào được. Một ngày
không thấy ló là em không làm được việc gì.”
(Nào ta cùng lãng quên)
Có thể thấy, “Giời ơi.” trong ví dụ trên được cấu tạo bởi tổ hợp từ mang
tính chất quán ngữ tình thái dùng để bộc lộ cảm xúc.
Câu đặc biệt được tạo thành từ các tình thái từ:
(9) “ – Nhưng bà già thế này, ai nỡ bắt hầu mình. Mẹ trông bà ấy đáng
thương lắm.
- Dào. Thế bây giờ mẹ để chúng con nghỉ hưu non trông mẹ nhé? Cùng
tuổi già với nhau mới có chuyện mà nói. Hợp quá còn gì. Thôi con phải đi

họp đây. Mẹ cần gì cứ sai bà ấy. Vài hôm là quen thôi. Lương tháng 200.000
đồng, một năm hai bộ quần áo, cơm nuôi. Con chịu hết.”
(Của để dành)
“Dào.” Trong ví dụ trên là CĐB TTT có cấu tạo là thán từ thường dùng
để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói nhưng không gọi tên cảm xúc.

13


1.2.2. Câu tỉnh lược
1.2.2.1. Khái niệm câu tỉnh lược
Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Hiện tượng tỉnh lược các yếu tố của một phát
ngôn mang chức năng liên kết phát ngôn nếu thỏa mãn hai điều kiện: yếu tố
tỉnh lược cần thiết cho việc hiểu nội dung của phát ngôn và việc khôi phục
yếu tố tỉnh lược phải dựa vào một phát ngôn khác gần đó. Nếu đáp ứng được
hai điều kiện này thì đó là hiện tượng tỉnh lược liên kết hay các phép tỉnh
lược liên kết hay các phép tỉnh lược nói chung.”. [20,160]
(10) “Tôi vẫn nghĩ đến cái sự chết của mình, nó sẽ như hồi chuông lảnh lót,
không dứt ngân lên giữa cuộc đời. Và khối kẻ sẽ phải điếc tai.
-  Về đi! – Ông ra lệnh.
Tôi chần chừ, bỗng cảm giác ông ấy giống con ma.”
(Đêm dịu dàng)
Dạng đầy đủ: Cháu về đi!
Trong câu trên, chủ ngữ đã bị tỉnh lược và để khôi phục được thành phần
này cần dựa vào ngữ cảnh để biết rằng chủ thể được nhắc tới ở đây là
“Cháu”.
1.2.2.2. Phân loại câu tỉnh lược
- Dựa vào các thành phần chính bị tỉnh lược, Phạm Văn Tình chia câu tỉnh
lược thành ba loại sau:
+ Câu tỉnh lược chủ ngữ

+ Câu tỉnh lược vị ngữ
+ Câu tỉnh lược cả chủ ngữ và vị ngữ: Với trường hợp này,
câu có thế bị tỉnh lược toàn phần (còn lại ở dạng im lặng) hoặc là câu chỉ còn
lại các hư từ.
- Đồng quan điểm với Phạm Văn Tình, dựa vào các thành phần chính bị
tỉnh lược, Nguyễn Kim Thản (trong cuốn Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt) và

14


Nguyễn Thị Lương (trong cuốn Câu tiếng Việt) chia câu tỉnh lược thành ba
loại sau:
+ Câu tỉnh lược chủ ngữ
+ Câu tỉnh lược vị ngữ
+ Câu tỉnh lược cả chủ ngữ và vị ngữ
Trong phạm vi của khóa luận nghiên cứu ba kiểu trong “37 truyện ngắn
Nguyễn Thị Thu Huệ” chúng tôi xin đi theo cách phân loại của Phạm Văn
Tình, Nguyễn Kim Thản và Nguyễn Thị Lương. Đó là chia câu tỉnh lược
thành ba loại: câu tỉnh lược chủ ngữ (CTL CN), câu tỉnh lược vị ngữ (CTL
VN) và câu tỉnh lược cả chủ ngữ và vị ngữ (CTL CN & VN).
a. Câu tỉnh lược chủ ngữ
Theo Diệp Quang Ban quan niệm câu tỉnh lược chủ ngữ là “Những câu
trong đó đáng lẽ được nêu ra để làm chủ ngữ trong câu thì lại vắng mặt.”.
[2,280].
Xét về cấu tạo, trong tiếng Việt thường gặp một số dạng câu tỉnh lược chủ
ngữ sau đây:
- CTL CN mà dạng thể hiện là từ:
(11) “Tôi không có ý định ngày nào cũng phải nhớ về nó, khi cuộc sống của
mình bây giờ đã khác lắm rồi. Nhưng  cũng không bao giờ quên. Nó là một
phần đời của tôi, là cánh cửa đầu tiên tôi đập mặt mình vào.” (Biển ấm)

Xét ví dụ “Nhưng  cũng không bao giờ quên”, ta thấy đây là CTL CN
thiếu chủ ngữ “Tôi”.
- CTL CN mà dạng thể hiện là cụm từ:
(12) “Tôi thò tay vào túi. Chỗ tiền ít ỏi bà dúi cho tôi chắc đủ trả cho chỗ
chim còn sống trong lồng.
- Cháu muốn mua chỗ chim còn sống.
Ông ngẩng nhìn tôi. Hơi nhếch nhếch một bên mép, giọng khản đặc:

15


- Năm trăm.
Chỗ tiền của tôi, có thể mua được bốn lần chỗ chim đó.”
(Biển ấm)
Dạng đầy đủ: “Chỗ chim này năm trăm”
Trong ví dụ trên, thành phần bị tỉnh lược là chủ ngữ mà dạng thể hiện là
một cụm danh từ.
b. Câu tỉnh lược vị ngữ
Phạm Văn Tình cho rằng: “Việc tỉnh lược vị ngữ đòi hỏi những điều kiện
rất ngặt nghèo, nếu không sẽ phá vỡ logic về mặt cấu trúc kết hợp và làm cho
phát ngôn và lược ngôn ở đây cũng rất hẹp, thường theo quan hệ 1:1.”.
[23,114]
- Câu tỉnh lược vị ngữ một phần:
(13) “- Em. Em khóc sao?
- Vâng. Em thấy xót xa cho nàng.
-  Cho nàng hay cho em? – Anh nắm lấy tay tôi, bóp nhẹ.”
(Người xưa)
Dạng đầy đủ: “Em Xót xa cho nàng hay cho em?”
Bộ phận in đậm trong ví dụ trên là một câu tỉnh lược, trong đó thành phần
bị tỉnh lược không chỉ là chủ ngữ “Em” mà còn là cả tính từ trung tâm của vị

ngữ “xót xa”.
- Câu tỉnh lược vị ngữ toàn phần:
(14) “- Hôm nay lớp mình có bạn nghỉ học.
- Ai Ø?
- Bạn Cảnh Ø.”

16


c. Câu tỉnh lược cả chủ ngữ và vị ngữ
CTL CN & VN là câu mà ở đó việc tỉnh lược diễn ra đồng thời đối với
các chủ ngữ và vị ngữ khiến cho trong câu không còn thành phần nòng cốt
nào.
(15) “Bà Vy mở sững mắt và đỏ mặt vì cách nói năng của cô gái. Đến mấy
bà buôn lợn đầu cầu chửi nhau cũng không chanh chua bằng cô này. Bà Vy
quay mặt đi thở dài:
- Thế cháu đi làm nghề này lâu chưa?
- Chưa. Nàm thử vài việc chả gì ra cái gì mà về quê lại gặp
bọn chó dái. Đéo về nửa. Đéo có tiền khổ nắm.”
(Của để dành)
Dạng đầy đủ: “Cháu chưa làm nghề này.”
Trong câu trên, chủ ngữ (Cháu) và động từ trung tâm (làm) của vị ngữ đã
bị lược bỏ, chỉ còn lại phụ từ “Chưa” bổ ngữ cho động từ.
(16) “Cậu đứng tựa lung vào tường, hai tay khoanh trước ngực. Trông cậu
như hóa đá. Mắt cậu đầy nước. Tôi mong đó là nước mưa bắn vào chứ đừng
phải là nước mắt.
- Vào đi cậu, mưa ướt hết bây giờ.
- ….
Im lặng.Gió phần phật như muốn bứt tất cả những gì nó gặp trên đường.
Bỗng điện tắt phụt .”

(Nước mắt đàn ông)
Ở đây, lượt lời của nhân vật “cậu” đã bị tỉnh lược hoàn toàn và biểu hiện
ở dạng im lặng. Có thể thấy, đây là một dạng đặc biệt của câu tỉnh lược toàn
phần.

17


1.2.3. Câu tách biệt
1.2.3.1. Khái niệm câu tách biệt
Câu tách biệt (CTB) hay cũng gọi là câu dưới bậc có rất nhiều cách định
nghĩa:
“Câu dưới bậc là một kiểu câu có trông văn bản được tạo ra bằng cách
tách thành phần phụ như trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ hoặc một thành phần
của câu ghép thành một câu riêng, hoàn chỉnh về hình thức: mở đầu bằng
chữ cái viết hoa, kết thúc bằng dấu ngắt câu và có một nội dung nhất định.”.
[15,37]
“Về thực chất, câu dưới bậc là một bộ phận của một câu trọn vẹn được
tách ra vì những lí do nghệ thuật và có ý nghĩa hiểu được xét trong mối quan
hệ với câu mà từ đó nó được tách ra”. [1,278]
Phạm Văn Tình [22,138] gọi câu tách biệt là một dạng của ngữ trực thuộc
tỉnh lược chủ ngữ + vị ngữ: tỉnh lược bằng cách tách câu tạo hàm ý.
(17) “ Hai năm sau. Anh mang về từ gạch lát nền. Gạch lát tường buồng
tắm. Những bộ bàn ghế. Những chiếc đèn bàn, đèn ngủ.”
(Tân cảng)
Các câu in đậm trong ví dụ (17) chính là câu tách biệt có được do hoạt
động tách các bổ ngữ của động từ “mang về” câu cơ sở ra thành câu riêng.
Nếu không đặt các câu tách biệt này trong quan hệ với câu mà từ đó nó tách
ra ta khó có thể hiểu trọn vẹn nghĩa của chúng. Dựa vào câu trước, có thể khôi
phục ví dụ trên như sau:

“Hai năm sau. Anh mang về từ gạch lát nền, gạch lát tường buồng tắm,
những bộ bàn ghế, những chiếc đèn bàn, đèn ngủ.”
Như vậy có thể thấy, điều kiện tồn tại của CTB là văn cảnh, là sự liên kết
với những câu lân cận xung quanh. Tách ra khỏi văn cảnh, CTB không thể tồn

18


tại và sẽ trở thành những câu sai ngữ pháp. Một yếu tố khác đồng thời quyết
định sự tồn tại của CTB là giá trị tu từ mà chúng mang lại.
1.2.3.2. Phân loại câu tách biệt
Trên cơ sở đó khóa luận chúng tôi đã tiến hành khảo sát trong “37
truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ” thì thấy có một số kiểu câu tách biệt sau:
Câu tách biệt tương đương thành tố phụ của cụm từ ( CTB  TTPCCT); câu
tách biệt tương đương với thành phần phụ của câu (CTB  TTPCC); câu
tách biệt tương đương với thành phần biệt lập của câu (CTB  TPBLCC).
a. Câu tách biệt tương đương thành tố phụ của cụm từ
- Câu tách biệt tương đương bổ ngữ:
(18) Anh mang về từ gạch lát nền. Gạch lát buồng tắm. Những bộ bàn ghế.
Những chiếc đèn bàn, đèn ngủ”.
(Tân cảng)
Trong ví dụ trên, hàng loạt bổ ngữ chỉ đối tượng bổ nghĩa cho động từ
“mang về” được tách ra thành những câu riêng biệt. Chúng ta có thể ghép các
câu bị tách ra với câu trước nó để thành một câu hợp lí sau:
“Anh mang về gạch lát nền, gạch lát buồng tắm. những bộ bàn ghế,
những chiếc đèn bàn, đèn ngủ.”
- Câu tách biệt tương đương định ngữ
(19) “Nhưng cứ đến giao thừa, dù ngày tất niên đó lạnh hay mưa rét, ba mẹ con
cũng nhận được một gói quà. Của người lữ hành nhỡ tàu đêm giao thừa ấy”.
(Lời thì thầm của mùa xuân)

Ở ví dụ trên, câu “Của người lữ hành nhỡ tàu đêm giao thừa ấy” vốn là
thành phần định ngữ cho danh từ “một gói quà” nhằm nhấn mạnh nguồn gốc
của gói quà được nhận nhưng đã được tách ra thành câu riêng.

19


×