Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt cơ bản giữa triết học Democritos và triết học Platon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.79 KB, 13 trang )

Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt cơ bản giữa triết học Democritos và triết học Platon

Mục Lục

1.

2.

3.

Giới thiệu về triết học Hi Lạp cổ đại.......................................................................................................1
1.1.

Sự ra đời, phát triển của triết học Hilạp cổ đại................................................................................1

1.2.

Giới thiệu chung về nhà triết học Democritos và Platon................................................................1

1.2.1.

Nhà triết học Democritos.........................................................................................................1

1.2.2.

Nhà triết học Platon.................................................................................................................2

Điểm tương đồng và khác biệt giữa triết học Democritos và Platon......................................................2
2.1.

Nét tương đồng giữa triết học Democritos và triết học Platon.....................................................2



2.2.

Sự khác biệt giữa triết học Democritos và triết học Platon............................................................4

2.2.1.

Về bản thể luận........................................................................................................................4

2.2.2.

Về nhận thức luận....................................................................................................................7

2.2.3.

Về quan điểm đạo đức.............................................................................................................9

2.2.4.

Về quan điểm xã hội- chính trị..............................................................................................10

Kết luận..................................................................................................................................................12

0


Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt cơ bản giữa triết học Democritos và triết học Platon
1. Giới thiệu về triết học Hi Lạp cổ đại
1.1. Sự ra đời, phát triển của triết học Hilạp cổ đại.
Hy lạp cổ đại là một quốc gia có khí hậu ôn hòa và rộng lớn. Với điều kiện tự nhiên thuận

lợi, Hy Lạp cổ đại sớm trở thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ có một nền công – thương nghiệp
phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng.
Lịch sử Hy lạp cổ đại trải qua 4 thời kỳ:

Thời kỳ Cờ rét ( đầu thiên niên kỷ III- thế kỷ XII TCN)

Thời kỳ Hôme ( thế kỷ XI- thế kỷ IX TCN)

Thời kỳ thành bang (thế kỷ VIII- thế kỷ VI TCN)

Thời kỳ Manxêđônin
Chế độ chiếm hữu nô lệ đã tạo ra cơ sở cho sự phân hóa lao động, đề cao lao động trí óc,
coi thường lao dộng chân tay. Điều này thúc đẩy sự hình thành tầng lớp trí thức biết xây dựng và
sử dụng hiệu quả tư duy lý luận để nghiên cứu triết học và khoa học.
Triết học cổ đại rất đa dạng, song nhìn chung chúng thể hiện khuynh hướng nhất nguyên
(CNDV, CNDT) và khuynh hướng nhị nguyên một cách rõ ràng và khá nhất quán.
Chủ nghĩa duy vật được hình thành ở trường phái Milê, trường phái Hêraclít, trải qua
trường phái đa nguyên và đạt đỉnh cao trong trường phái nguyên tử luận (Leucippus và
Democritos).
Chủ nghĩa duy tâm được hình thành ở trường phái Pytago, trải qua trường phái duy lý
Êlê, phái Ngụy biện và đạt đỉnh cao trong trường phái duy tâm khách quan của Platon.
1.2. Giới thiệu chung về nhà triết học Democritos và Platon.
1.2.1. Nhà triết học Democritos.
Democritos (khoảng 460 TCN), một triết gia người Hy Lạp sống trước
thời kỳ Socrates và già hơn Platon 30 tuổi, sinh ở thành phố Abdera, trong một
gia đình thương gia giàu có, có điều kiện đi du học nhiều nơi trên thế giới.

1



Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt cơ bản giữa triết học Democritos và triết học Platon
Democritos là một trong những nhà triết học duy vật vĩ đại nhất của dòng triết học duy vật Hi
Lạp cổ đại. Ông đã xây dựng trường phái nguyên tử luận thành một hệ thống chặt chẽ và có sức
thuyết phục dựa trên các quan niệm về nguyên tử của Leucippus-thầy của ông.
1.2.2. Nhà triết học Platon.
Platon (khoảng 427-347 TCN) sinh ra ở Athen, ông được hấp
thụ một nền giáo dục tuyệt vời từ gia đình, ông tỏ ra nổi bật trên mọi
lĩnh vực nghệ thuật và đặc biệt là triết học, có nhiều người coi ông là
triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với Socrates là thầy ông.
Platon là nhà triết học duy tâm khách quan. Điểm nổi bật trong hệ
thống triết học duy tâm của Platon là học thuyết về ý niệm. Một trong số những người môn đệ
của ông là Aristoteles, một triết gia Hy Lạp vĩ đại cuối cùng cũng là một người chịu ảnh hưởng
của Platon.
2. Điểm tương đồng và khác biệt giữa triết học Democritos và Platon.
2.1. Nét tương đồng giữa triết học Democritos và triết học Platon.
Hai ông sinh ra trong cùng một thời kỳ, cùng ở trong tầng lớp chủ nô, cùng chịu ảnh
hưởng của những điều kiện kinh tế- xã hội của Hy Lạp cổ đại, vì vậy mặc dù hai ông đại diện
cho hai trường phái triết học khác nhau, song triết học của hai ông vẫn mang những yếu tố tương
đồng như sau:
 Triết học của hai ông đi sâu vào những vấn đề bản thể luận, nhận thức luận. Đặc trưng
của triết học Hy Lạp cổ đại đó là triết học gắn liền với yêu cầu phát triển khoa học tự
nhiên, để tổng hợp những hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau nhằm xây dựng bức tranh
về thế giới như một hình ảnh chỉnh thể thống nhất mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong nó.
 Thuyết nguyên tử của Democritos cho nguyên tử là bản nguyên duy nhất sinh ra
thế giới vật chất, sinh ra cả linh hồn con người. Ông chia nhận thức con người
làm hai dạng: cảm tính và lý tính.
 Platon cũng nghiên cứu bản nguyên thế giới, ông cho ý niệm là bản nguyên duy
nhất của thế giới. Trên cơ sở học thuyết ý niệm, ông xây dựng quan niệm về nhận
2



Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt cơ bản giữa triết học Democritos và triết học Platon
thức luận: chia ý niệm thành 4 dạng, tương ứng với mỗi dạng có một dạng ý thức
tương ứng.
 Triết học của hai ông đều quan điểm bảo vệ nhà nước thống trị và coi thường người lao
động nô lệ, là công cụ lý luận bảo vệ sự thống trị của giai cấp chủ nô. Triết học là thế giới
quan của một giai cấp nhất định.
 Democritos cho rằng hoạt động chính trị, quản lý nhà nước là nghệ thuật đem lại
vinh dự và vinh quang cho con người , làm con người sống hạnh phúc được tự do.
Chính nhà nước đóng vai trò trật tự và điều hành xã hội. Nhưng nền dân chủ tự ở
đây là giai cấp chủ nô, còn nô lệ phải tuân theo người chủ.
 Platon còn thể hiện sự sùng bái nhà nước một cách thái quá, ông cho rằng mục
đích của triết học là xây dựng một nhà nước lý tưởng và hoàn thiện, đó là cái cao
quý nhất nhằm hoàn thiện con người. Vì thế, con người phải sống vì nhà nước
chứ không phải nhà nước vì con người xã hội. Ông xếp tầng lớp nông dân thợ thủ
công vào hạng người có bậc linh hồn thâp nhất trong “ nhà nước lý tưởng”. Ông
coi nô lệ không phải là người mà chỉ là “ động vật biết nói”, họ không có đời sống
đạo đức. Ông khuyên mọi tầng lớp biết sống đúng với tầng lớp của mình.
 Triết học của hai ông còn mang tính trực quan, tự phát, ngây thơ. Tuy hai ông là những
nhà triết học lớn, vĩ đại nhất thời đại, nhưng do trình độ nghiên cứu khoa học kĩ thuật còn
thô sơ, do ảnh hưởng thời đại nên những điều tư tưởng mà hai ông giả thích vẫn còn
mang tính chất trục quan, tự phát, ngây thơ.
 Democritos còn quy bản nguyên thế giới vào một vật chất cụ thể, chưa lý giải
được nguồn gốc nguyên tử, nguồn gốc của sự vận động, còn thừa nhận có một
phần bản chất thiên thần, chưa hiểu hết những nét đặc trưng của tư duy, ý thức
con người so với sự vật khác, phủ nhận hiện tượng ngẫu nhiên.
 Platon lại tuyệt đối hóa một mặt của quá trình nhận thức , tách ý thức, nhận thức
ra khỏi thế giới vật chất , ông còn buộc phải thừa nhận là còn tồn tại một “ thế
giới thứ ba” giống như hai thế giới kia và đứng ở trên chúng.
 Triết học của hai ông đề cao vai trò của quan điểm sống có đạo đức


3


Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt cơ bản giữa triết học Democritos và triết học Platon


Democritos cho rằng đạo đức học giúp làm rõ số phận, cuộc sống hướng dẫn
hành vi của con người, thái độ của từng con người. Sống đúng mực ôn hòa không

gây hại cho mình và cho người là sống có đạo đức.
 Platon cho rằng sống có đạo đức hạnh phúc, sống có đạo đức là làm đièu thiện.
Hành vi hướng thiện là hành vi không dựa trên những khoái lạc, lợi thú chủ quan
mà là hướng tới những ý tưởng tuyệt đối khách quan.
2.2. Sự khác biệt giữa triết học Democritos và triết học Platon.
Nếu Democritos là đại diện cho tầng lớp chủ nô chủ trì vì tại thành bang Athen thì Platon
là đại diện cho tầng lớp chủ nô quý tộc trị vì tại thành Spác. Lịch sử Hi Lạp cổ đại đã diễn ra
cuộc đầu tranh tàn khốc, lâu dài của hai thành bang lớn nhất này do tính giai cấp của triết học
cho nên hệ thống triết học duy vật của Democritos đối lập với hệ thống triết học duy tâm của
Platon về mọi lĩnh vực: bản thể luận, nhận thức luận, đạo đức học, quan niệm chính trị xã
hội...Điều này dẫn đến một cuộc đấu tranh điển hình giữa trường phái CNDV và CNDT trong
triết học cổ đại
2.2.1. Về bản thể luận
a)

Thuyết nguyên tử của Democritos:

Theo ông, vũ trụ được cấu thành bởi hai thực thể đầu tiên là nguyên tử và chân không.
Nguyên tử là những hạt vật chất cực nhỏ, không nhìn thấy, không phân chia được, không
biến đổi, luôn vận động và tồn tại vĩnh viễn. Nguyên tử giống nhau về chất nhưng khác nhau về

hình dạng (hình cầu, hình móc câu, hình tứ diện, hình lõm...), về kích thước, về tư thế (nằm
ngang, đứng, nghiêng). Cũng giống như sự kết hợp của các chữ cái tạo thành các từ ngữ, thì ở
đây, sự kết hợp của các nguyên tử tạo thành các sự vật trong thế giới.
Chân không (không gian trống rỗng) không có kích thước và hình dáng, nhưng vô tận và
duy nhất; nó là điều kiện cần thiết cho sự vận động của nguyên tử.
Trong chân không, nguyên tử vận động theo nhiều hướng, theo nhiều kiểu: lúc chúng cố
kết tụ lại, lúc chúng tách rời tán rộng ra. Các nguyên tử, khi cố kết tụ lại thì sự vật được tạo
thành, và khi chúng tách rời nhau ra thì sự vật biến mất. Khi chuyển động chúng sẽ va chạm vào
nhau để tạo thành một cơn xoáy lốc nguyên tử. Cơn xoáy này đẩy các nguyên tử nhỏ nhẹ ra bên
4


Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt cơ bản giữa triết học Democritos và triết học Platon
ngoài, còn các nguyên tử to nặng thì được quy tụ vào tâm; nhờ đó mà các tầng lớp nguyên tử
cùng kiểu dáng, kích thước và trọng lượng như đất, nước, không khí, lửa... được tạo thành; và từ
đây, hình thành Trái Đất, sự sống, con người cùng các thiên thể trên bầu trời, trong vũ trụ…
Theo Democritos, sự sống phát sinh từ những vật thể ẩm ướt, dưới tác dụng của nhiệt độ.
Sinh vật sống đầu tiên được hình thành từ nước bùn, chúng sống dưới nước, sau đó lên sống trên
cạn và tiến hóa dần dần đưa đến sự xuất hiện con người.
Chỉ có sinh vật mới có linh hồn. Linh hồn cũng được tạo thành từ các nguyên tử, nhưng
đó là các nguyên tử hình cầu, nhẹ, nóng và chuyển động nhanh. Linh hồn khả tử, nó sẽ rời thể
xác và tan rã ra thành các nguyên tử dạng lửa khi sinh vật chết.
Nguyên tử vận động trong chân không theo luật nhân quả mang tính tất nhiên tuyệt đối.
Trong thế giới, mọi sự vật, hiện tượng xảy ra đều theo lẽ tất nhiên; vì vậy, bản tính thế giới là tất
nhiên. Sự thiếu hiểu biết, sự bất lực trong nhận thức của con người mới sinh ra cái ngẫu nhiên;
ngẫu nhiên mang tính chủ quan.
Như vậy, vạn vật trong thế giới, dù là vô sinh hay hữu sinh, đều xuất hiện và mất đi một
cách tự nhiên, không do thần thánh hay ai đó sáng tạo ra. Thậm chí, nếu có thần thánh thì họ
cũng được tạo ra từ nguyên tử và tồn tại trong chân không. Mặc dù Democritos không lý giải
được nguồn gốc của vận động, không biết được linh hồn là hiện tượng tinh thần; nhưng việc ông

khẳng định bản chất thế giới là vật chất - nguyên tử luôn vận động theo quy luật nhân quả; vũ trụ
vật chất là vô hạn và đa dạng, không được sáng tạo và không bị hủy diệt bởi các thế lực siêu
nhiên... là quan niệm duy vật, vô thần dũng cảm đương thời. Democritos đã cống hiến cho khoa
học tự nhiên và chủ nghĩa duy vật tư tưởng nổi tiếng về nguyên tử.
Dựa trên học thuyết nguyên tử, Democritos đã khẳng định sự rằng buộc theo luật nhân
quả, tính tất nhiên và tính khách quan của các hiện tượng tự nhiên. Quan điểm này là quan điểm
tiến bộ nhất trong triết học cổ đại , chống lại quan điểm mục đích luận, phê phán quan điểm tồn
tại lực lượng siêu nhiên thống trị và điều khiển thế giới. Điều này chứng tỏ ông là một người vô
thần. Nhưng ông lại phủ nhận cái ngẫu nhiên, cho rằng ngẫu nhiên là vô lý, do sự không biết của
con người sinh ra, trên thực tế về cơ bản chỉ tồn tại tính tất yếu. Quan điểm như thế đã dẫn
Democritos đến việc thừa nhận tất nhiên chỉ là một thứ tiền định và do đó rơi vào thuyết định
mệnh.
5


Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt cơ bản giữa triết học Democritos và triết học Platon
b)

Thuyết ý niệm của Platon:

Tiếp thu quan niệm của Socrates, đặc biệt đề cao vai trò của tri thức khái niêm trong nhận
thức thành cực đoan, Platon coi ý niệm là bản nguyên duy nhất hình thành nên toàn bộ thế giới:
Platon chia thế giới ra thành :
+ Thế giới ý niệm (lý tính) tồn tại trên trời mang tính phổ biến, chân thực, tuyệt đối, bất
biến, vĩnh hằng, duy nhất...
+ Thế giới sự vật (cảm tính) tồn tại dưới đất mang tính cá biệt, ảo giả, tương đối, khả
biến, thoáng qua, đa tạp...
Ý niệm là cái sản sinh, có trước, là nguyên nhân, là bản chất, là khuôn mẫu của sự vật.
Còn sự vật là cái được sản sinh, có sau, là cái bóng được mô phỏng, sao chép lại từ ý niệm. Bất
cứ sự vật nào cũng xuất hiện từ ý niệm và có quan hệ ràng buộc với ý niệm…

Sự sinh thành thế giới sự vật, con người được Platon lý giải từ thế giới ý niệm. Theo ông,
sự sinh thành thế giới sự vật xảy ra gắn liền với 4 yếu tố cơ bản là: tồn tại (ý niệm), không tồn
tại (vật chất), con số (quan hệ tỷ lệ), sự vật cảm tính. Chính sự tồn tại của ý niệm thông qua quan
hệ tỷ lệ của các con số tác động vào sự không tồn tại của vật chất sinh ra sự vật cảm tính. Tuy
nhiên, đây là một công việc sáng tạo đầy tính thần bí. Thần tạo hóa đã kiến tạo ra thế giới sự vật
hữu hình cảm tính bằng cách mô phỏng theo thế giới ý niệm. Thần linh là linh hồn vũ trụ; thần
linh xuất hiện dưới dạng các tinh tú và chỉ được nhận thức bằng chính linh hồn vũ trụ trong con
người (lý trí). Thần linh mang lại sự sống cho tất cả chim, cá, thú, con người và cả bản thân thần
linh. Đối với Platon, thần linh là thước đo của vạn vật. Platon cho rằng con người là sự kết hợp
của thể xác khả tử với linh hồn bất tử. Thể xác được cấu thành từ đất, nước, lửa, không khí nên
nó chỉ tồn tại thoáng qua và là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn.
Platon coi thế giới các ý niệm là sự tồn tại thực, nhưng cũng khẳng định cái không tồn tại
( vật chất) là một khía cạnh của tồn tại ( các ý niệm) cũng có thực. Như vậy vật chất cũng tồn tại
vĩnh viễn và không phải do thế giới ý niệm sinh ra, nó là căn nguyên tạo nên hình thù, chất liệu
cụ thể của sự vật làm cho chúng đa dạng cá biệt, nhất thời và biến đổi không ngừng. Các sự vật
là một dạng trung gian giữa ý niệm và cái không tồn tại (vật chất).

6


Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt cơ bản giữa triết học Democritos và triết học Platon
Các ý niệm theo cách hiểu của ông là các khái niệm, tri thức đã được khách quan hóa
chúng không được sinh ra hay mất đi từ cái gì đó mà tồn tại vĩnh viễn, bất biến, không phân chia
được, tách biệt khỏi thế giới các sự vật cảm tính và chỉ được nhận thức duy nhất bằng lý tính.
Nhưng tồn tại không mang tính thuần nhất mà là tổng thể các ý niệm khác nhau, trong đó chủ
yếu mang tính đạo đức.
2.2.2. Về nhận thức luận
a)

Nhận thức luận của Democritos:


Ông cho rằng đối tượng của nhận thức luận là thế giới vật chất chứ không phải thần linh.
Ông cho rằng mọi nhận thức của con người đều có nội dung chân thực, nhưng có mức độ rõ
ràng, đầy đủ của chúng khác nhau.
Ông chia nhận thức của con người ra làm hai dạng có liên hệ mật thiết với nhau:
 Nhận thức mờ tối ( nhận thức cảm tính) do giác quan mang lại, tức nhận thức cảm
tính, chỉ cho ta biết được dáng vẻ bề ngoài của sự vật.
 Nhận thức sáng suốt do suy đoán đem đến, tức nhận thức lý tính, muốn khám phá
ra bản chất của sự vật cần phải tiến hành nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính đáng
tin cậy, nhưng đó lại là một quá trình đầy khó khăn, phức tạp và đòi hỏi phải có
một năng lực tư duy tìm tòi khám phá của con người khao khát hiểu biết.
Như vậy, theo Democritos, nhận thức cảm tính là tiền đề của nhận thức lý tính; muốn
nắm bắt bản chất thế giới không thể không sử dụng nhận thức lý tính. Khi đề cao nhận thức lý
tính, Democritos tiến hành xây dựng các phương pháp nhận thức lôgích như quy nạp, so sánh,
giả thuyết, định nghĩa. Ông được Arixtốt coi là nhà lôgích học đầu tiên phát biểu về nội dung
lôgích học.
b)

Nhận thức luận của Platon:

Theo Platon, nhận thức là sự hồi tưởng lại (trực giác thần bí) của linh hồn bất tử - lý trí
về những gì nó đã từng chiêm ngưỡng được trong thế giới ý niệm nhưng lãng quên. Platôn nhấn
mạnh:”Hãy tìm kiếm tri thức nơi mình - điều đó có nghĩa là hồi tưởng”. Hồi tưởng bắt đầu như

7


Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt cơ bản giữa triết học Democritos và triết học Platon
thế nào? Khi quan sát các sự vật lập tức trong linh hồn xuất hiện ý niệm tương đồng hay khác
biệt, giúp chủ thể so sánh chúng với nhau.

Ông chia linh hồn thành 9 thứ bậc trú ngụ trong 9 hạng ngời khác nhau:
Hạng 1: Linh hồn nhận thứ được phần lớn chân lý thường trú trong các nhà triết học
Hạng 2: Trú ngụ trong các vị vua chúa hay tướng lĩnh
Hạng 3: Trú ngụ trong các quan chức nhà nước
Hạng 4: Trú ngụ trong các nhà thể thao, thầy thuốc
Hạng 5: Trú ngụ trong nhà tiên chi, người tín ngưỡng
Hạng 6: Trú ngụ trong nhà thơ, họa sĩ, người làm nghệ thuật
Hạng 7: Trú ngụ ở trong người thơ thủ công, nghề nông nghiệp
Hạng 8: Trú ngụ trong các nhà hùng biện giáo dục
Hạng 9: Trú ngụ trong bạo chúa, tham quan
"Cấu trúc linh hồn" chia làm ba thành phần :
 Yếu tố cao nhất: Thuần lý (đóng vai trò như một người điều khiển tối cao )
 Yếu tố thứ hai: Nguồn gốc của hành động và một số tình cảm đạo đức
 Yếu tố thấp nhất: Tính chất dục vọng
Linh hồn nhận thức bằng cách đàm thoại trực tiếp với nhau để làm thức tĩnh lại các ý
niệm trong bản thân mình. Tranh luận, sự va chạm giữa các ý kiến riêng khác hay thậm chí trái
ngược nhau để tiến đến sự thừa nhận những ý kiến chung; chúng là biện pháp khám phá ra các ý
niệm phổ biến, vĩnh hằng, chân thực, là công cụ để nhận thức chân lý.
Như vậy, theo Platon, nhận thức chân lý thực chất là khám phá ra ý niệm tồn tại sẵn trong
linh hồn con người. Đó là nhiệm vụ dành riêng cho tư duy lý luận thuần túy. Nhận thức chân lý
hoàn toàn diễn ra bên ngoài hoạt động cảm tính của con người, vì hoạt động cảm tính chỉ mang
8


Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt cơ bản giữa triết học Democritos và triết học Platon
lại kiến giải sai lầm về thế giới sự vật. Trong triết học của Platon, nhận thức chân lý (ý niệm) là
cơ sở để con người có được hành vi đạo đức; và hành vi đạo đức của con người là chỗ dựa cho
các hoạt động chính trị – xã hội.
2.2.3. Về quan điểm đạo đức
a)


Quan niệm về đạo đức của Democritos:

Democritos quan niệm đối tượng nghiên cứu của đạo đức học là cuộc sống, hành vi, số
phận con người riêng biệt . Hạt nhân trung tâm trong đạo đức là lương tâm, sự lành mạnh về tinh
thần của mỗi cá nhân. Sự hiểu biết là cơ sở của hành vi đạo đức. Sống đúng mực, ôn hòa, không
gây hại cho mình và cho người là sống có đạo đức. Hạnh phúc của con người là trạng thái mà
trong đó con người sống trong sự hưởng lạc vừa phải trong sự thanh thản của tâm hồn tự do. Mặc
dù Democritos coi hạnh phúc hay bất hạnh, tốt hay xấu… đều phải dựa trên nghề nghiệp, nhưng
ông luôn phản đối sự giàu có quá đáng, phản đối sự trục lợi bất lương, bởi vì chúng là cội nguồn
dẫn tới sự bất hạnh cho con người. Ông luôn đề cao những hành động vị nghĩa cao thượng của
con người, bởi vì chỉ có những hành vi đầy nghĩa khí mới làm cho con người trở thành vĩ đại.
Theo Democritos, con người lúc đầu sống theo bầy đàn, ăn lông ở lỗ nhưng do nhu cầu
giao tiếp mà có tiếng nói; do nhu cầu ăn ở mà có nhà cửa, quần áo, biết chăn nuôi, săn bắn, trồng
trọt...; nghĩa là, nhu cầu vật chất để tồn tại và phát triển của con người là động lực phát triển xã
hội.
Là đại biểu của tầng lớp chủ nô dân chủ, Democritos luôn xuất phát từ quan niệm duy vật
để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp mình, bảo vệ chế độ dân chủ chủ nô. Theo ông, chế độ dân chủ
chủ nô phải gắn liền với nền thương mại và sản xuất thủ công, nhưng nó cũng phải gắn liền với
tình thân ái, với tính ôn hòa và lợi ích chung của công dân tự do, chứ không phải của nô lệ. Nô lệ
cần phải tuân theo mệnh lệnh của ông chủ. Nhà nước cộng hòa dân cử là nền tảng của chế độ dân
chủ chủ nô phải biết tự điều hành hoạt động của mình theo các chuẩn mực đạo đức và pháp lý.
Quản lý nhà nước phải coi như một nghệ thuật mang lại cho con người hạnh phúc, vinh quang,
tự do và dân chủ.
b)

Quan niệm về đạo đức của Platon

Xuất phát từ đạo đức học duy lý, Platon cho rằng, sống hạnh phúc là sống có đạo đức.
Sống có đạo đức là làm điều thiện. Hành vi hướng thiện là hành vi không dựa trên khoái lạc, lợi

9


Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt cơ bản giữa triết học Democritos và triết học Platon
thú chủ quan mà là hướng đến những ý tưởng tuyệt đối khách quan thuộc về thế giới ý niệm ở
trên trời. Con người chỉ nhận thức được những ý tưởng này bằng lý trí.
Theo Platon, con người muốn sống hạnh phúc phải dùng lý trí để chiêm nghiệm những ý
tưởng và khắc phục những dục vọng vật chất thấp hèn, giúp linh hồn thoát khỏi gông cùm của
nhà tù thể xác. Dục vọng phải phục tùng trái tim, trái tim phải làm theo khối óc là điều kiện tiên
quyết để sống hạnh phúc…
Như vậy, theo Platon, con người không thể tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình ở xung
quanh mình. Hạnh phúc của con người nằm trong thế giới ý niệm ở trên trời.
2.2.4. Về quan điểm xã hội- chính trị
a)

Quan niệm về chính trị xã hội của Democritos

Là đại biểu của tầng lớp chủ nô dân chủ, Democritos luôn xuất phát từ quan niệm duy vật
để đấu tranh chống lại bọn chủ nô quý tộc để bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp mình, chế độ dân chủ
chủ nô. Theo ông, chế độ dân chủ chủ nô phải gắn liền với nền thương mại và sản xuất thủ công,
nhưng nó cũng gắn liền với tình thân ái, với tính ôn hòa và lợi ích chung của công dân tự do, chứ
không phải của nô lệ.
Nhà nước cộng hòa dân cử là nền tảng của chế độ dân chủ chủ nô, phải biết tự điều hành
hoạt động theo các chuẩn mực đạo đức và pháp lý. Quản lý nhà nước phải coi như một nghệ
thuật mang lại con người hạnh phúc, vinh quang, tự do, dân chủ.
b)

Quan niệm về chính trị xã hội của Platon

Theo ông” nhà nước lý tưởng “là nhà nước cộng hòa. Ông chia xã hội của “nhà nước lý

tưởng” thành 3 đẳng cấp dựa theo đặc trưng của từng đẳng cấp:
 Đẳng cấp thứ nhất là các nhà triết học, các nhà thông thái đảm nhận vị trí lãnh đạo
nhà nước.
 Đẳng cấp thứ hai là các vệ quân làm nhiệm vụ bảo vệ “ nhà nước lý tưởng”
 Đẳng cấp thứ ba là nông dân và thợ thủ công, có nhiệm vụ chủ yếu làm ra của cải
vật chất, đảm bảo cuộc sống cho nhà nước.
10


Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt cơ bản giữa triết học Democritos và triết học Platon
Nhà nước được hình thành nhằm đảm bảo cho sự phân công trên được thực hiện. Tuy
nhiên, chế độ sở hữu tư nhân không chỉ làm cho nhà nước không thực hiện được sứ mệnh cao cả
của mình, mà hơn thế nữa, nó làm cho nhà nước tha hóa, gây ra sự băng hoại đời sống đạo đức,
phá hoại tính hài hoà của xã hội. Vì vậy, cần phải xóa bỏ sở hữu tư nhân; phải xây dựng chế độ
sở hữu công xã với tài sản chung, cha mẹ con cái chung,… trên cơ sở thực hiện một quy trình
giáo dục đào tạo tuyển lựa đặc biệt có chú trọng đến thành phần tinh túy trong xã hội. Theo
Platon, chế độ xã hội tốt nhất phải là chế độ cộng hòa quý tộc do một vị vua là triết gia tài ba
nhất lãnh đạo.
Như vậy, nếu quan niệm về đạo đức duy lý của Platon bị bám đầy tính chất duy tâm thần
bí là cơ sở cho nền đạo đức Thiên chúa giáo sau này, thì quan niệm về chính trị - xã hội của
Platon cũng bám đầy tính bảo thủ và mâu thuẫn. Bởi vì, Platon vừa đòi hỏi phải xóa bỏ tư hữu,
lại vừa đòi hỏi phải bảo vệ cho bằng được chế độ đẳng cấp và sự bất bình đẳng trong xã hội. Một
mặt, Platon kêu gọi phải xây dựng cho bằng được nhà nước cộng hòa lý tưởng; nhưng mặt khác,
ông ra sức bảo vệ cho bằng được lợi ích và địa vị của tầng lớp chủ nô quý tộc chống lại nhà nước
dân chủ Athen.
3. Kết luận
Qua phần trình bày trên, chúng ta thấy rõ những quan điểm riêng về triết học của
Democritos và Platon, thể hiện cuộc đấu tranh giữa hai trường phái duy tâm và duy vật thật
quyết liệt ngay từ những ngày đầu phôi thai của triết học, thể hiện tính giai cấp của triết học. Hai
chủ nghĩa tuy có nhiều điểm khác biệt, có những nét tinh túy riêng nhưng cũng có những bản

chất chung.
Tuy những học thuyết của cả hai ông vẫn còn mang nhiều tính tự nhiên, chất phác, sơ
khai nhưng nó đã đặt những viên gạch đầu tiên cho nền triết học Hy Lạp cổ đại nói riêng, cũng
như nền văn minh nhân loại nói chung. Những hạn chế, những quan điểm sai lệch của cả hai ông
chỉ được đánh giá một cách đúng đắn , khách quan nhất, cũng như bổ sung hoàn thiện một cách
đầy đủ nhất qua triết học Matxit khi nền khoa học đã đạt đến đỉnh cao của nhân loại.

11


Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt cơ bản giữa triết học Democritos và triết học Platon

12



×