ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN QUỐC HUY
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI
HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01
Kon Tum - 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. Trần Đình Khôi Nguyên
Phản biện 1: PGS.TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
Phản biện 2: PGS.TS. Võ Văn Nhị
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
vào ngày 9 tháng 3 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dự toán chi NSNN là bản dự trù về các khoản chi ngân sách
theo các chỉ tiêu xác định được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc triển khai thực
hiện chi NSNN hàng năm.
Công tác lập dự toán chi NSNN ở cấp huyện là nội dung
quan trọng để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước
về tài chính ở cấp huyện. Việc thực hiện tốt công tác lập dự toán chi
NSNN là một trong những điều kiện để thực hiện tốt các chức năng,
nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của địa
phương.
Ngân sách huyện là một bộ phận cấu thành của NSNN và là
công cụ để chính quyền cấp huyện thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn trong quá trình quản lý KT-XH, quốc phòng - an ninh
tại địa phương. Tuy nhiên hiện nay, quá trình quản lý Ngân sách các
cấp, trong đó có cấp huyện vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định,
chưa đáp ứng được yêu cầu mà Luật NSNN đặt ra. Trong bối cảnh
chung đó, thực tế tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum công tác lập
dự toán chi NSNN tuy đã có những bước phát triển nhưng vẫn còn
tồn tại những vấn đề bất cập: Công tác lập dự toán chi Ngân sách
mặc dù đã đáp ứng cơ bản các yêu cầu của mục tiêu, nhiệm vụ phát
triển kinh tế, xã hội trên địa bàn song hiệu quả ở một số lĩnh vực cụ
thể chưa cao. Từ việc nhận thức được sự cần thiết của công tác lập
dự toán chi NSNN và từ yêu cầu đổi mới công tác quản lý ngân sách
tại huyện Tu Mơ Rông nên tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: "Hoàn
thiện công tác lập dự toán chi NSNN tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh
Kon Tum”. Nhằm góp phần thực hiện tốt kế hoạch phát triển KT-
2
XH là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận lẫn
thực tiễn đang đặt ra hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về dự toán chi
NSNN cấp huyện.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác lập dự toán chi
NSNN tại huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum.
- Đề xuất những giải pháp nhằm củng cố và hoàn thiện công
tác lập dự toán chi NSNN tại huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum
trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quy
trình lập dự toán chi NSNN tại huyện Tu Mơ Rông.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu và đánh
giá thực trạng công tác lập dự toán Ngân sách cấp huyện tại huyện
Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.
- Thời gian: Các số liệu minh họa là số liệu dự toán chi ngân
sách năm 2018 tại huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng phương pháp
chuyên gia để giải quyết mục tiêu nghiên cứu. Tác giả tiến hành
phỏng vấn; quan sát, thu thập tài liệu; phân tích, tổng hợp các số liệu
thu thập được. Những phân tích chuyên gia được áp dụng để phát
hiện ra các vấn đề trong công tác lập dự toán ngân sách tại huyện Tu
Mơ Rông tỉnh Kon Tum.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục tài
liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:
3
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về lập dự toán chi NSNN
cấp huyện
Chương 2: Thực trạng công tác lập dự toán chi NSNN tại
huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện lập dự toán NSNN tại
huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
NSNN nói chung và ngân sách cấp huyện nói riêng được coi
là huyết mạch của nền kinh tế một quốc gia cũng như từng địa
phương. Để Ngân sách được sử dụng một cách có hiệu quả, ngay từ
bước lập dự toán từ đơn vị cơ sở cho đến các đơn vị cấp trên phải
được thực hiện một cách nghiêm ngặt, có hệ thống, trên nguyên tắc
tiết kiệm. Thực tế cho thấy có tương đối nhiều các nghiên cứu về
việc lập dự toán, được các tác giả đi trước nghiên cứu và đề xuất
phương án hoàn thiện như:
Đề tài “Hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán
NSĐP trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Nguyễn Thị Hồng
Phúc (2014) tập trung nghiên cứu những vấn đề về công tác lập,
phân bổ và giao dự toán NSĐP trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ năm
2010 đến năm 2012. Thông qua phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, nghiên cứu lý thuyết, vận dụng các văn bản quy
phạm pháp luật, khảo sát tình hình thực tế, thu thập tài liệu, phân tích
thống kê và các phương pháp so sánh đối chiếu, suy luận. Tuy nhiên,
việc lập dự toán NSĐP trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi lại chưa sát với
thực tế thực hiện, số dự toán chi được lập nhiều và số thu ít đi so với
khả năng của đơn vị; tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách trong
một số lĩnh vực chưa phù hợp, việc lập, phân bổ và giao dự toán
chưa bám sát quy hoạch phát triển KT-XH, còn dàn trải và chưa chú
4
trọng đến kết quả đầu ra...
Tác giả Nguyễn Quốc Anh (2015) với đề tài “Quản lý NSNN
tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh” tập trung trả lời câu hỏi: Thực
trạng của công tác quản lý NSNN tại địa bàn huyện Đức Thọ thời
gian qua thế nào và giải pháp cơ bản nào để hoàn thiện công tác quản
lý NSNN tại huyện Đức Thọ thời gian tới. Luận văn đã hệ thống hóa
những vấn đề lý luận về quản lý NSNN nói chung và quản lý ngân
sách cấp huyện nói riêng, thực hiện việc phân tích, đánh giá tương
đối đầy đủ thực trạng công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện
Đức Thọ, chỉ ra những kết quả đạt được, mặt hạn chế và nguyên
nhân, từ đó đề ra những quan điểm và đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện Đức Thọ trong thời
gian tới.
Tác giả Phạm Thị Lan Anh (2017) với đề tài “Hoàn thiện
công tác lập, phân bổ và giao dự toán NSĐP cho ngân sách quận,
huyện tại Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng” đã nghiên cứu về
NSNN và nội d trên
cơ sở đó UBND huyện giao dự toán cho các đơn vị trên địa bàn
huyện thực hiện theo quy định.
15
2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI NGÂN
SÁCH TẠI HUYỆN TU MƠ RÔNG, HUYỆN KON TUM
2.4.1. Kết quả đạt đƣợc
Trong quá trình lập dự toán ngân sách, phòng Tài chính - Kế
hoạch đã xây dựng và áp dụng mô hình dự toán ngân sách từ dưới
lên có tác dụng tích cực trong việc thu thập ý kiến của các cơ quan,
đơn vị, ngân sách cấp xã tham gia vào quá trình lập dự toán chi ngân
sách.
Công tác lập dự toán ngân sách cấp huyện tại các cơ quan,
đơn vị dự toán trong những năm gần đây tại huyện Tu Mơ Rông luôn
được thực hiện theo yêu cầu của pháp luật, đầy đủ các tiêu chí phân
bổ dự toán từ trên xuống cũng như nhu cầu chi tiêu từ dưới lên, dự
toán luôn đảm bảo được tính công khai, minh bạch, sự công bằng và
bình đẳng trong xây dựng và phân bổ NSNN.
Việc xét duyệt dự toán và phân bổ Ngân sách chi đã chú
trọng đến các nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên cho việc thực hiện các
mục tiêu kinh tế, xã hội của địa phương mà Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ huyện đã đề ra.
2.4.2. Những hạn chế và tồn tại
Thứ nhất: Đối với công tác lập dự toán, căn cứ lập dự toán
của một số khoản chi như: Chi văn hóa - thông tin, chi y tế, chi sự
nghiệp thể dục, thể thao, chi dân quân tự vệ, an ninh trật tự chưa phù
hợp, chưa bám sát với tình hình thực tế của cấp xã, các mục tiêu kinh
tế, xã hội của xã đề ra do các khoản chi này có tính chất biến động,
cán bộ tài chính xã chưa thực sự chú trọng lập dự toán đối với những
khoản chi này.
Thứ hai: Đối với công tác chấp hành dự toán thì còn tồn tại
một số khoản chi chưa tiết kiệm do các Ban ngành, đơn vị chưa thực
16
hiện nghiêm túc Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bên cạnh
đó, còn một số chi tiêu tiết kiệm, khoản chi chưa đúng chế độ nhưng
xã vẫn thực hiện chi.
Thứ ba: Công tác hạch toán quyết toán chưa kịp thời, còn
xảy ra hiện tượng sai sót và tính công khai chưa được cao.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại
Một số đơn vị dự toán cấp dưới khi xây dựng dự toán thường
không bám sát định mức đã quy định, không theo hướng dẫn của cơ
quan quản lý tài chính.
Việc xây dựng dự toán chi NS địa phương theo cơ chế hiện
nay phải căn cứ vào hệ thống tiêu chí định mức phân bổ NS, định
mức chi NS, chế độ chi tiêu tài chính do Chính phủ và HĐND,
UBND tỉnh quy định. Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực chi, nhiệm vụ chi
hiện chưa được định mức hoá, chưa có mức chi tiêu cụ thể, chưa
định mức hoá được hết các nhiệm vụ chi nghiệp vụ đặc thù ở các cơ
quan đơn vị… dẫn tới dự toán lập chưa cụ thể, chưa chi tiết đến từng
đơn vị sử dụng NS.
Công tác xây dựng dự toán chi Ngân sách chưa đồng bộ với
công tác xây dựng các kế hoạch, dự án, đề tài khác như kế hoạch đào
tạo, kế hoạch dạy nghề, dự án, đề án nghiên cứu khoa học công nghệ,
dự án bảo vệ môi trường…
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chương hai, tác giả đã nêu rõ quy trình lập dự toán chi
NSNN tại huyện Tu Mơ Rông, tại các đơn vị dự toán và tại Phòng
Tài chính-Kế hoạch.
Dựa trên những phân tích về công tác lập dự toán NSNN tại
huyện Tu Mơ Rông, tác giả sẽ rút ra được những kết quả đạt được,
những hạn chế và tồn tại cũng nguyên nhân của nó.
17
CHƢƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LẬP DỰ TOÁN NSNN TẠI
HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM
3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN
TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM
3.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI NSNN
TẠI HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM
3.2.1. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
3.2.2. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách quy định về công
tác lập dự toán chi NSNN
Trên cơ sở Nghị định của Chính Phủ, Thông tư hướng dẫn
của Bộ, văn bản của Tỉnh, Sở thì UBND huyện phải xây dựng văn
bản chỉ đạo, văn bản hướng dẫn để các đơn vị lập dự toán có thể dựa
vào đó làm căn cứ lập dự toán và cấp có thẩm quyền xét duyệt dự
toán chi ngân sách cấp huyện phù hợp với tình hình thực tế tại địa
phương.
Bất cập nhất thường xảy ra là vấn đề kinh phí đối với những
nhiệm vụ trong việc thực hiện chính sách. Nếu trong quá trình lập dự
toán mà đối tượng áp dụng chưa rõ ràng thì cơ quan tham mưu phải
phối hợp với các phòng ban chuyên môn của huyện, cụ thể hóa.
Trong trường hợp ngoài khả năng của huyện thì phải xin ý kiến của
UBND tỉnh. Báo cáo cụ thể để khi phân bổ và thực hiện không ảnh
hưởng đến đối tượng.
Yêu cầu nắm rõ nguyên tác và tiêu chí phân bổ của từng năm
thực hiện. Đề xuất các phương án cân đối ngân sách và các biện pháp
nhằm thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách.
Thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị
định 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 và Nghị định 117/2013/NĐ-
18
Cp ngày 07/10/2013 của Chính Phủ. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ
đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện trong quản lý, giám sát chi
NSNN.
Khi xây dựng dự toán chi NSĐP, UBND các cấp cần chủ
động xây dựng dự toán chi NSĐP trên cơ sở nguồn thu NSĐP được
hưởng theo phân cấp, tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu
giữa NSTW và
NSĐP,
số
bổ
sung
cân
đối
từ NSTW,
NSTW cho NSĐP được giao. Đồng thời, phải dựa trên cơ sở mục
tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2016-2020 và mục
tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH năm của địa phương.
3.2.3. Hoàn thiện quy trình và công tác dự toán chi
NSNN.
Quy trình lập dự toán tại các đơn vị lập dự toán cần tuân thủ
nghiêm ngặt các quy định do Nhà nước ban hành và các văn bản
hướng dẫn liên quan. Các đơn vị lập dự toán phải thực hiện nghiêm
túc phù hợp với điều kiện thực tế nhưng phải tiết kiệm nguồn ngân
sách.
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cần xây dựng quy trình
kiểm tra lập dự toán chi ngân sách của các đơn vị trong quá trình các
đơn vị nộp lên tổng hợp.
Lập dự toán ngân sách phải thể hiện đầy đủ tình hình của
đơn vị, địa phương, không được làm sơ sài, cơ sở dữ liệu, số liệu
phục vụ dự báo phải đầy đủ, số liệu phải đảm bảo về mặt chất lượng.
Chú trọng công tác lưu trữ phải hợp lý và khoa học để có thể so sánh,
đánh giá giữa các năm.
Trong quá trình lập dự toán, phải xây dựng những nhiệm vụ
thật sự có nguồn lực, có trọng tâm mang lại hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, cơ quan tài chính phải luôn bám sát hoạt động
19
của mỗi đơn vị, kịp thời đưa ra những chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể,
khách quan để tránh trường hợp sai sót trong quá trình lập dự toán tại
các đơn vị trên địa bàn.
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cần tham mưu cho
UBND huyện xây dựng và ban hành hệ thống các chỉ tiêu, phương
pháp xác định và đánh giá kết quả chấp hành dự toán theo đúng pháp
luật. Gắn trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền và đơn vị sử
dụng ngân sách với kết quả trong quản lý, sử dụng ngân sách khi
triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tăng cường trách
nhiệm giải trình, tính minh bạch và sự giám sát của các cơ quan quản
lý trong chấp hành dự toán chi ngân sách trên địa bàn huyện.
Thực hiện có hiệu quả việc lập dự toán chi NSNN, bố trí
ngân sách sát đúng với nhiệm vụ của từng đối tượng và loại hình
hoạt động, góp phần hạn chế những tiêu cực, lãng phí ngay từ khâu
lập dự toán ngân sách.
3.2.4. Phát triển cơ sở vật chất và công tác quản lý để
hoàn thiện quy trình lập dự toán chi ngân sách
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị với các Sở ngành, UBND tỉnh, HĐND
tỉnh.
Xây dựng cụ thể các quy định, hướng dẫn các sở, ngành
thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố trong công tác xây dựng và
tổ chức thực hiện dự toán NSNN ngày càng được hoàn thiện hơn,
bám sát với tình hình thực tế của từng địa phương trên địa bàn tỉnh.
Quan tâm, cân đối nguồn ngân sách tỉnh, dành những nguồn
vốn ưu đãi để hỗ trợ huyện nghèo theo Nghị 30a/2008/NQ-CP của
Chính phủ.
Cần tăng thời gian cho công tác lập dự toán chi NSNN để có
20
đủ thời gian cho các đơn vị thảo luận lập dự toán ngân sách một cách
kỹ lưỡng, đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch.
HĐND cấp tỉnh ban hành một số loại định mức tiêu chuẩn
phù hợp với khả năng NSĐP và điều kiện KT-XH của từng vùng.
Cần mở rộng quyền tự chủ của địa phương trong quyết định
chi tiêu; cho phép chính quyền địa phương tự chủ chi ngân sách ở
một mức độ thích hợp trong việc ra các Quyết định chi tiêu theo ưu
tiên của địa phương.
Bổ sung quy định về trách nhiệm báo cáo, giải trình của các
đơn vị dự toán và UBND cấp dưới trước HĐND, UBND cấp trên về
hiệu quả chi NSNN trong khâu lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán
thu, chi NSNN.
3.3.2. Kiến nghị với HĐND-UBND huyện
Đổi mới công tác cán bộ, xây dựng chế độ công vụ rõ ràng,
minh bạch.
Cần tập trung hơn nữa trong việc đưa ra những quyết sách
nhằm thúc đẩy phát triển về KT-XH, giữ vững quốc phòng-an ninh,
đời sống cán bộ, nhân dân trên địa bàn huyện.
Chỉ đạo các Ban của HĐND huyện thẩm tra dự toán chi
đúng thời gian quy định.
Thông báo rộng rãi các thông tin về dự toán chi ngân sách
huyện để các đơn vị dự toán nắm được thông tin tốt nhất, tránh tiêu
cực trong quá trình lập dự toán chi ngân sách huyện.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ công chức
ngành Tài chính và Kế toán các Đơn vị dự toán trên địa bàn huyện.
Tài liệu đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng phải sát với thực tiễn
của địa phương.
Tăng cường cơ sở vật chất, áp dụng tốt khoa học, công nghệ
21
trong quá trình lập dự toán chi NSNN cấp huyện.
Giải quyết triệt để những khó khăn vướng mắc trong quá
trình lập dự toán chi và điều hành ngân sách.
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nghiên cứu, tìm hiểu kỹ Luật
NSNN, văn bản quy định, hướng dẫn, các tiêu chuẩn, định mức của
Trung Ương và của tỉnh về công tác lập dự toán thu chi ngân sách.
Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện tốt khi lập dự
toán chi, tránh sai sót, thiếu đầu việc.
3.3.3 Kiến nghị với các đơn vị liên quan
Cần chủ động nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ chế, chính
sách về chi và quản lý chi NSNN gắn với tình hình thực tế trên địa
bàn huyện, nâng cao chất lượng phân bổ NSNN theo nguyên tắc
công bằng, hợp lý, công khai, minh bạch.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
quản lý tài chính ngân sách, đặc biệt là quan tâm đến đội ngũ cán bộ
công chức quản lý chi đầu tư XDCB.
Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực quản
lý chi NSNN.
Cần bố trí chuyên viên có đủ kinh nghiệm, nắm bắt tình hình
ngân sách để kiểm soát, giải quyết tình trạng các đơn vị dự toán lập
các chỉ tiêu dự toán dưới mức khả năng, để dễ dàng hoàn thành chỉ
tiêu dự toán.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác triển khai dự
toán một cách tích cực hơn nữa.
Chú trọng hơn trong công tác đánh giá ước thực hiện của
năm hiện tại, làm nền tảng cho công tác lập dự toán ngân sách năm
kế hoạch.
22
Củng cố hệ thống thông tin tài chính - ngân sách, hệ thống
kế toán ngân sách, kế toán kho bạc và kế toán tại các đơn vị sử dụng
NSNN.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Dựa trên cơ sở thực trạng dự toán chi thường xuyên, dự toán
chi đầu tư tại các đơn vị dự toán và công tác tổng hợp, kiểm soát lập
dự toán chi tại phòng Tài chính - Kế hoạch được phân tích ở chương
2, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện lập dự toán
NSNN tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Theo tác giả, để hoàn
thiện công tác lập dự toán chi NSNN tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh
Kon Tum cần nâng cao chất lượng nguồn lực; tăng cường cơ sở vật
chất, áp dụng tốt khoa học công nghệ, hoàn thiện các cơ chế, chính
sách quy định về công tác lập dự toán chi NSNN cấp huyện. Đồng
thời, tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với các Sở ngành, UBNDHĐND tỉnh và HĐND - UBND huyện trong công tác lập dự toán chi
NSNN cấp huyện.
23
KẾT LUẬN
Dự toán chi ngân sách là một công cụ quản lý có hiệu quả.
Nếu được lập khoa học và sát với thực tế, dự toán ngân sách sẽ mang
lại nhiều lợi ích và góp phần phát huy các nguồn lực và khả năng của
địa phuơng, đề ra phương hướng sử dụng kinh phí NSNN đúng mục
đích, đúng chế độ, tiết kiệm, đối phó kịp thời với mọi tình huống xảy
ra đột xuất trong tương lai, hạn chế được những khó khăn về phát
sinh kinh phí ngoài kế hoạch.
Với mục tiêu nghiên cứu là tập trung hoàn thiện Quy trình lập
dự toán chi NSNN tại huyện Tu Mơ Rông, đề tài sẽ tập trung hệ
thống hóa những vấn đề lý luận về dự toán ngân sách; Phân tích thực
trạng về công tác lập dự toán để đánh giá ưu điểm và tồn tại của quy
trình dự toán ngân sách. Từ đó, đề ra những giải pháp hoàn thiện
công tác lập dự toán chi ngân sách tại huyện Tu Mơ Rông trong thời
gian tới.