Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH TỔNG HỢP CHẾ PHẨM ASPIRIN DẠNG VIÊN NÉN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.22 KB, 32 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ

ĐỀ CƯƠNG
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH TỔNG HỢP CHẾ PHẨM ASPIRIN
DẠNG VIÊN NÉN.”

Sinh viên thực hiện : Huỳnh Đức Kiên
Lớp : CNKTHH-DK03
Giảng viên hướng dẫn : Lê Ba Khoán

HảiDương, tháng năm 2016

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Từ vài trăm năm trước công nguyên, người Hy Lạp đã sử dụng nước sắc từ lá
cây liễu trắng để hạ sốt và giảm đau. Khoảng hơn 100 năm nay, vào năm 1899,
aspirin được viện nghiên cứu Bayer tung ra thị trường và từ đó aspirin được sử
dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Là thành phần chính của rất nhiều loại thuốc giảm
đau, thuốc chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và bệnh xương khớp,
ngoài ra aspirin còn có nhiều tác dụng trong những trường hợp nhất định khác nên
việc nghiên cứu cách sản xuất và cách sử dụng aspirin sao cho hợp lý là rất cần
thiết. Đối với sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật hóa học, việc sản xuất tổng hợp
chế phẩm aspirin là một đề tài nghiên cứu vô cùng khả thi và có tính ứng dụng
rộng dãi trên nhiều lĩnh vực.


Với lý do trên, Tôi lựa chọn đề tài “NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP ASPIRIN
ỨNG DỤNG LÀM DƯỢC LIỆU.” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
o Tìm hiểu quá trình tổng hợp aspirin trong phòng thí nghiệm, xác định
hiệu suất của phản ứng.
o

Xác định một số tính chất của aspirin nghiên cứu.

o

Tìm hiểu về các ứng dụng trong ngành dược của aspirin.

o

Đưa ra các cách sử dụng aspirin hợp lý.

3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2 năm 2016 đến tháng 5 năm 2016.
- Địa điểm nghiên cứu: Phòng thí nghiệm của khoa Thực phẩm và hóa học thuộc
trường Đại học Sao Đỏ - Sao Đỏ - Chí Linh – Hải Dương.

2


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguyên vật liệu sản xuất
1.1.1 Acid salisilic ( C7H6O3 )




Tên thông thường : acid salicylic



Công thức phân tử C7H6O3



Công thức cấu tạo – Cấu trúc không gian :

Acid Salicylic là một monohydroxybenzoic, một loại axit phenolic và beta
hydroxy acid. Nó có công thức C7H6O3 là chất hữu cơ kết tinh không màu được sử dụng
rộng rãi trong tổng hợp hữu cơ và có chức năng như một hormone thực vật. Nó có nguồn
gốc từ sự trao đổi chất của salicin. Ngoài ra nó là thành phần quan trọng trong việc điều
chế thuốc aspirin (acetylsalicylic acid), hoạt động trong một đó như một tiền chất acid
salicylic, nó có lẽ là chất tốt nhất được sử dụng làm một thành phần quan trọng trong
các sản phẩm chống mụn. Các muối và este của axit salicylic được biết đến như salicylat.
3


Acid salicylic có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ khi bôi lên da.
Ở nồng độ thấp, thuốc có tác dụng tạo hình lớp sừng (điều chỉnh những bất thường của
quá trình sừng hóa ). Ở nồng độ cao (>1% ) thuốc có tác dụng làm tróc lớp sừng.
Thuộc tính của acid salicylic
Công thức hóa học

C7H6O3

Phân tử gram


138.12 g·mol−1

Trạng thái

Không màu tới tinh thể trắng

Mùi

Không mùi

Tỷ trọng

1.443 g/cm3 (20°C)

Nhiệt độ nóng chảy

158.6°C (317.5°F; 431.8 K)

Nhiệt độ sôi

200°C (392 °F; 473 K)

Phân hủy

211°C (412 °F;484 K)
tại 20 mmHg

Thăng hoa


Thăng hoa tại 76°C

1.1.2 Anhyric acetic ( C4H6O3 )
Anhydride acetic, hoặc anhydride ethanoic, là các hợp chất hóa học với công thức

4


được sử dụng rộng rãi như là một thuốc thử trong tổng hợp hữu cơ.

Thuộc tính của anhyric acetic
Trạng thái

Chất lỏng khôngmàu

Tỷ trọng và pha

1.082 g.cm-3, lỏng

Điểm nóng chảy

−731°C, -458o K, -1.284°F

Điểm sôi

1.398°C, 1.671 K, 2.548°F

Độ hòa tan trong nước

2.6 g/100 mL


Áp suất hơi

4 mmHg (20°C)

Chiết suất (nD)

1.3901

Nó là một chất lỏng không màu, có mùi mạnh mẽ của acid acetic, được hình thành
nhờ phản ứng với hơi nước trong không khí.
Anhydride acetic, giống như hầu hết các anhydrit axit, là một phân tử linh hoạt với
một cấu trúc nonplanar. Các liên kết hệ thống π qua oxy trung tâm cung cấp ổn định cộng
hưởng rất yếu so với lưỡng cực đẩy giữa hai cacbonyl oxy. Các rào cản năng lượng
chuyển động quay của trái phiếu giữa mỗi conformations aplanar tối ưu là khá thấp.
Giống như hầu hết các anhydrit axit, carbon carbonyl của anhydride acetic
có tính electrophin, như các nhóm ra là carboxylate. Sự bất đối xứng bên trong có thể
đóng góp vào electrophilicity mạnh acetic anhydride như hình học đối xứng làm cho một
mặt của một carbon carbonyl nhiều phản ứng hơn người khác, và khi làm như vậy có xu
hướng củng cố electropositivity của một carbon carbonyl sang một bên.

5


1.1.3 Acid sunfuric
Axit sulfuric hay axit sulphuric có công thức hóa học là H2SO4, là một chất lỏng
sánh như dầu, không màu, không mùi, không bay hơi, nặng gần gấp 2 lần nước
(H2SO4 98% có D = 1,84 g/cm3) . Nó là một axít vô cơ mạnh.

Thuộc tính của acid sunfuric

Tỷ trọng và pha

1,84 g/cm3, lỏng

Độ hòa tan trong nước

Tan vô hạn trong nước

Điểm nóng chảy

10°C, 283 K

Điểm sôi

338°C (dung dịch axit 98%)

pKa

-3,0

pKb

2,0

Độ nhớt

26,7 cP ở 20 °C

Nó hòa tan trong nước theo bất kỳ tỷ lệ nào. Tên gọi cổ của nó là dầu sulfat, được
đặt tên bởi nhà giả kim ở thế kỉ thứ 8, Jabir ibn Hayyan sau khi ông phát hiện ra chất này.

Axit sulfuric tinh khiết hoàn toàn không được tìm thấy trên Trái Đất, do ái lực rất
lớn giữa axít sulfuric và nước. Ngoài ra, axít sulfuric là thành phần của mưa axít, được
tạo thành từ điôxít lưu huỳnh trong nước bị ôxi hoá, hay là axít sulfuric bị ôxi hoá. Điôxít
lưu huỳnh được sản xuất khi nhiên liệu chứa lưu huỳnh (than đá hoặc dầu) bị đốt cháy.
Axít sulfuric được tạo thành trong tự nhiên bởi quá trình ôxi hoá quặng pyrit, ví dụ
như quặng pirit sắt. Phân tử ôxy ôxi hoá quặng pirit sắt (FeS2) thành ion sắt (II) hay Fe2+:
6


2FeS2 + 7O2 + 2H2O → 2Fe2+ + 4SO42- + 4H+
Fe2+ có thể bị ôxi hoá lên Fe3+:
4Fe2+ + O2 + 4H+ → 4 Fe3++ 2H2O
và Fe3+ tạo ra có thể kết tủa dưới dạng hiđrôxit. Phương trình tạo thành hiđrôxit là
Fe3+ + 3H2O → Fe(OH)3 + 3H+
Ion sắt (III) cũng có thể ôxi hóa pirit. Khi sắt (III) xuất hiện, quá trình có thể trở
nên nhanh chóng
Axit sulfuric có nhiều ứng dụng và nó được sản xuất với một sản lượng lớn hơn
bất kỳ chất hóa học nào, ngoại trừ nước. Sản lượng của thế giới năm 2001 là 165
triệu tấn với giá trị xấp xỉ 8 tỷ USD. Ứng dụng chủ yếu của nó bao gồm sản xuất phân
bón, chế biến quặng, tổng hợp hóa học, xử lý nước thải và tinh chế dầu mỏ.
Nhiều protein được tạo thành từ axit amin có chứa sulfua. Các axit này tạo ra axit
sulfuric (hay ion sulfat, SO42-) khi chúng được trao đổi trong cơ thể.

7


1.1.4 Etanol
Etanol còn được biết đến như là rượu etylic, ancol etylic, rượu ngũ cốc hay cồn, là
một hợp chất hữu cơ, nằm trong dãy đồng đẳng của rượu metylic, dễ cháy, không màu, là
một trong các rượu thông thường có trong thành phần của đồ uống chứa cồn. Trong cách

nói dân dã, thông thường nó được nhắc đến một cách đơn giản là rượu.
Etanol là một ancol mạch thẳng, công thức hóa học của nó là C2H6O hay C2H5OH.
Một công thức thay thế khác là CH3-CH2-OH thể hiện carbon ở nhóm metyl (CH3–) liên
kết với carbon ở nhóm metylen (–CH2–), nhóm này lại liên kết với oxy của nhóm
hydroxyl (–OH). Nó là đồng phân hoá học của đimetyl ete. Etanol thường được viết tắt
là EtOH, sử dụng cách ký hiệu hoá học thường dùng đại diện cho nhóm etyl (C2H5) là Et.

Thuộc tính của etanol
0,789 g/cm3, lỏng

Tỷ trọng và pha
Độ hòa tan trong nước

Tan vô hạn trong nước

Điểm nóng chảy

114,3°C (158,8 K)

Điểm sôi

78,4°C (351,6 K)

pKa

15,9 (H+ từ nhóm OH)

Độ nhớt

1,200 cP ở 20°C


Rượu etylic là một chất lỏng, không màu, trong suốt, mùi thơm dễ chịu và đặc
trưng, vị cay, nhẹ hơn nước (khối lượng riêng 0,7936 g/ml ở 15 độ C), dễ bay hơi
(sôi ở nhiệt độ78,39 độ C), hóa rắn ở -114,15 độ C, tan trong nước vô hạn, tan
8


trong ete và clorofom, hút ẩm, dễ cháy, khi cháy không có khói và ngọn lửa có màu xanh
da trời. Sở dĩ rượu etylic tan vô hạn trong nước và có nhiệt độ sôi cao hơn nhiều so
với este hay aldehyde có khối lượng phân tử xấp xỉ là do sự tạo thành liên kết hydro giữa
các phân tử rượu với nhau và với nước.
Etanol có tính khúc xạ hơi cao hơn so với của nước, với hệ số khúc xạ là 1,36242 (ở
λ=589,3 nm và 18,35 °C).
Điểm ba trạng thái của etanol là 150 K ở áp suất 4,3 × 10−4 Pa.
Etanol là một dung môi linh hoạt, có thể pha trộn với nước và với các dung môi hữu
cơ khác như axit axetic, axêton, benzen, cacbon tetrachlorua, cloroform, dietyl ete, etylen
glycol, glycerol, nitrometan, pyridin, và toluen. Nó cũng có thể trộn với các hydrocacbon
béo nhẹ như pentan và hexan, và với các clorua béo như trichloroetan và
tetrachloroetylen.
Aspirin là tinh thể có độ tan trong nước là 0,33% (ở 25 0C) nên có khả năng hòa tan
trong nước kém. C2H5OH thì tan vô hạn trong nước nên cho H 2O lạnh vào hỗn hợp, sau
đó lọc sẽ thu được aspirin tinh thể kết tinh. Tinh thể aspirin có màu trắng.
Aspirin tan kém trong dung dịch C2H5OH nhưng tan tốt khi dung môi C2H5OH được
đun nóng nên C2H5OH được chọn làm dung môi để kết tinh lại aspirin.

1.1.5 Acid chlohydrid
Axit clohydric (hay axít clohiđric, axít muriatic) là một axít vô cơ mạnh, do sự hòa
tan của khí hiđrô clorua (HCl) trong nước.
Axit clohydric đậm đặc nhất có nồng độ tối đa là 40%. Ở dạng đậm đặc axit này có
thể tạo thành các sương mù axit, chúng đều có khả năng ăn mòn các mô con người, gây

tổn thương cơ quan hô hấp, mắt, da và ruột. Ở dạng loãng, HCl cũng được sử dụng làm
chất vệ sinh, lau chùi nhà cửa, sản xuất gelatin và các phụ gia thực phẩm, tẩy gỉ, và xử
lý da. Axit clohydric dạng hỗn hợp đẳng phí (gần 20,2%) có thể được dùng như một tiêu
chuẩn cơ bản trong phân tích định lượng.

9


Axít clohiđric là một axít đơn, tức nó có thể phân ly cho ra một ion H + và ion clo,
Cl−. Khi hòa tan trong nước, H+ liên kết với phân tử nước tạo thành ion hydronium, H3O+
HCl + H2O → H3O+ + Cl−
Do phân ly hoàn toàn trong nước nên axít clohiđric được xếp vào nhóm axít mạnh
Ở điều kiện thông thường (nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn, chiếu sáng), dung dịch
Axit clohydric thường được quan sát thấy là một chất lỏng không màu, trong
suốt hoặc vàng nhạt (do lẫn hợp chất), có thể bốc khói, hơi nhớt, nặng hơn nước, khúc xạ
ánh sáng nhiều hơn nước chút đỉnh:

Mật Nồng độ
pH
độ
mol

Nồng độ

kg HCl/kg

kg HCl/
Baumé
m3


kg/l

mol/dm3

Độ
nhớt

Nhiệt
dung
riêng

mPa•
kJ/(kg•K)
s

Áp
suất
hơi

Điểm
Điể
nóng
m sôi
chảy

Pa

°C

°C


10%

104,80

6,6

1,048

2,87

−0,5

1,16

3,47

0,527

103

−18

20%

219,60

13

1,098


6,02

−0,8

1,37

2,99

27,3

108

−59

30%

344,70

19

1,149

9,45

−1,0

1,70

2,60


1.410

90

−52

32%

370,88

20

1,159

10,17

−1,0

1,80

2,55

3.130

84

−43

34%


397,46

21

1,169

10,90

−1,0

1,90

2,50

6.733

71

−36

36%

424,44

22

1,179

11,64


−1,1

1,99

2,46

14.100

61

−30

38%

451,82

23

1,189

12,39

−1,1

2,10

2,43

28.000


48

−26

Bảng trên sử dụng nhiệt độ 20 °C và áp suất 1 atm (101,325 kPa).

10


Các tính chất vật lý của axít clohiđric như điểm sôi và điểm nóng chảy, mật độ,
và pH phụ thuộc vào nồng độ mol của HCl trong dung dịch axít. Chúng thay đổi trong
dung dịch với nồng độ phần trăm rất thấp từ 0% HCl đến hơn 40%.
Axít clohiđric được sản xuất với nồng độ lên đến 38% HCl (nồng độ phần trăm).
Các mức nồng độ cao hơn khoảng 40% có thể được sản xuất về mặt hóa học nhưng sau
đó tốc độ bay hơi cao đến mức việc cất giữ và sử dụng cần có những khuyến cáo đặc biệt,
như trong môi trường áp suất và nhiệt độ thấp.
Quá trình này tổng hợp trực tiếp từ khí clo và hiđro cho ra sản phẩm có độ tinh khiết
cao:
H2 + Cl2 → 2 HCl
(ΔH= -184,74 KJ/mol)
Phản ứng diễn ra trong buồng đốt được cung cấp khí clo và hyđro ở nhiệt độ trên
2000 °C có mặt ngọn lửa. Để đảm bảo rằng phản ứng diễn ra hoàn toàn, người ta cung
cấp lượng hyđro cao hơn clo một chút (1-2%) để không còn clo trong sản phẩm. Hỗn hợp
của hyđro và clo có khả năng gây nổ do đó cần những thiết bị đặc biệt có khả năng chịu
nhiệt cao, và một điểm không thuận lợi là các chất phản ứng có chi phí cao.
Thuộc tính của Acid chlohydrid
Công thức phân tử

HCl


Phân tử gram

36,46 g/mol

Trạng thái

Chất lỏng, trong suốt

Tỷ trọng

1,18 g/cm3

Điểm nóng chảy

–27,32 °C (247 K)

Điểm sôi

110°C (383 K) với dung dịch 20,2%;
11


48°C (321 K) với dung dịch 38%.

Độ hòa tan trong nước

Tan giới hạn trong nước

Khả năng hòa tan


Tan trong dimetyl ete, etanol,metanol

pKa

–8,0

1.1.6 Natri hydrocid
Natri hiđroxit hay hyđroxit natri (công thức hóa học NaOH) hay thường được gọi
là xút hoặc xút ăn da. Natri hydroxit tạo thành dung dịch kiềm mạnh khi hòa tan trong
dung môi như nước. Nó được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như giấy, dệt
nhuộm, xà phòng và chất tẩy rửa. Sản lượng trên thế giới năm 1998 vào khoảng 45 triệu
tấn. Natri hydroxit cũng được sử dụng chủ yếu trong các phòng thí nghiệm.
Natri hydroxit tinh khiết là chất rắn có màu trắng ở dạng viên, vảy hoặc hạt hoặc ở
dạng dung dịch bão hòa 50%. Natri hydroxit rất dễ hấp thụ CO2 trong không khí vì vậy
nó thường được bảo quản ở trong bình có nắp kín. Nó phản ứng mãnh liệt với nước và
giải phóng một lượng nhiệt lớn, hòa tan trong etanol và metanol. Nó cũng hòa tan
trong ete và các dung môi không phân cực, và để lại màu vàng trên giấy và sợi.

Thuộc tính của natri hydrocid
Công thức phân tử

NaOH

Phân tử gram

39,9971 g/mol
12



Trạng thái

Tinh thể màu trắng

Tỷ trọng, pha

2,1 g/cm³, rắn

Điểm nóng chảy

318 °C (591 K)

Điểm sôi

1.390 °C (1.663 K)
111 g/100 ml (20 °C)

Độ hòa tan trong nước
-2,43
pKb

Toàn bộ dây chuyền sản xuất xút ăn da (NaOH) là dựa trên phản ứng điện phân
nước muối (nước cái). Trong quá trình này dung dịch muối (NaCl) được điện phân thành
clo nguyên tố (trong buồng anốt), dung dịch natri hyđroxit, và hiđrô nguyên tố (trong
buồng catôt). Nhà máy có thiết bị để sản xuất đồng thời xút và clo thường được gọi là nhà
máy xút-clo. Phản ứng tổng thể để sản xuất xút và clo bằng điện phân là:
2Na+ + 2H2O + 2 e- → H2 + NaOH
Phản ứng điện phân dung dịch muối ăn trong bình điện phân có màng ngăn:
2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2


13


1.2. Công nghệ sản xuất
Sự tổng hợp aspirin được xếp vào dạng phản ứng este hóa, ở đó nhóm alcohol từ
salicylic acid phản ứng với acetic anhydride để tạo nên một este. Aspirin trong công
nghiệp dược được tổng hợp với một quy trình gồm 2 công đoạn. Đầu tiên phenol (chiết
xuất từ nhựa than đá) được xử lý bằng một bazơ natri để tạo ra natri phenolat, sau đó đem
phản ứng với carbon dioxide dưới nhiệt độ và áp suất cao để sinh ra salicylat, rồi đem
acid hóa để cho salicylic acid.

Quy trình này được gọi là phản ứng Kolbe-Schmitt.

Salicylic acid được acetyl hóa bằng acetic anhydride để cho aspirin và acetic
acid như một sản phẩm phụ. Tuy nhiên phương pháp này cho năng suất kém do sự khó
khăn trong việc tách chiết ra khỏi nước. Một phương pháp tách chiết cho năng suất cao
hơn là acid hóa bởi acid phosphoric và đun nóng các chất phản ứng ngược dòng nước
trong một bồn nước sôi trong thời gian khoảng 40 đến 60 phút.
Sự tổng hợp đầu tiên aspirin từ salicylic acid liên quan đến acetyl hóa bằng acetyl
chloride (CH3COCl ). Sản phẩm phụ từ quá trình này là acid hydrochloric, là một chất có
hại cho môi trường. Như mô tả ở trên, sau này người ta đã tìm thấy acetic anhydride là
chất để acetyl hóa tốt hơn, với sản phẩm phụ sinh ra là acid acetic không có các đặc tính
có hại như acid hydrochloric và còn có thể được tái sử dụng. Phương pháp này cũng được
tiến hành trong các phòng thí nghiệm thực tập của sinh viên.
Sơ đồ tổng hợp aspirin

14


Aspirin cô đặc thường có mùi giống như giấm, bởi vì aspirin có thể tự phân tách

thành acid salicylic và acid acetic. Hằng số phân ly acid ([[pK a]]) của acid acetylsalicylic
là 3.5 tại 25 °C

Bảng thuộc tính của aspirin
Công thức phân tử

C9H8O4

Trạng thái

Tinh thể rắn

Phân tử gam

180.160 g/mol

Tên gọi khác

2-acetyloxybenzoic acid
2-(acetyloxy)benzoic acid
acetylsalicylate
acetylsalicylic acid
O-acetylsalicylic acid

Tỷ trọng

1.40 g/cm³

Điểm nóng chảy


138–140 °C (280–284 °F)

Điểm sôi

140 °C (284 °F) (phân ly)

1.3. Lịch sử nghiên cứu
15


Aspirin, hay acetylsalicylic acid (ASA ), (acetosal ) là một dẫn xuất của acid
salicylic, thuộc nhóm thuốc chống viêm non-steroid; có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống
viêm; Nó còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, khi dùng liều thấp kéo dài có thể phòng
ngừa đau tim và hình thành cục nghẽn trong mạch máu.
Các dẫn xuất của acid salicylic đã được sử dụng làm thuốc từ thời cổ xưa. Trong
thời kỳ hiện đại, một nhà hoá học người Pháp Charles Frederic Gerhardt, là người đầu
tiên tìm ra vào năm 1853 và sau đó đặt tên là aspirin (năm 1899). Trong quá trình tổng
hợp và nghiên cứu đặc tính của các acid anhydride khác nhau, ông đã trộn acetyl chloride
( CH3COCl ) với dung dịch muối natri salicylate (C 7H5NaO3 ). Một phản ứng hóa học
mạnh đã xảy ra sau đó và kết quả thu được một chất kết tinh, Gerhardt gọi chất thu được
là "salicylic-acetic anhydride" (wasserfreie Salicylsäure-Essigsäure ). Khi Gerhardt thử
hòa tan chất rắn này vào dung dịch natri carbonate loãng, nó ngay lập tức bị phân huỷ
thành muối natri salicylat và acid acetic. Sự khám phá ra aspirin ("salicylic-acetic
anhydride" ) là một trong nhiều phản ứng hóa học mà Gerhardt công bố trong một tài liệu
về anhydrid, và sau đó ông không tiếp tục nghiên cứu nữa. 6 năm sau.
Vào năm 1859, von Gilm đã thu được acetylsalicylic acid nguyên chất (ông gọi là
"acetylirte Salicylsäure", acetylated salicylic acid) từ phản ứng giữa salicylic acid với
acetyl chloride. Năm 1869 Schröder, Prinzhorn và Kraut đã làm lại thí nghiệm của
Gerhardt (từ natri salicylate) và von Gilm (từ salicylic acid) và kết luận rằng, cả hai phản
ứng này đều cho cùng một chất đó là acetylsalicylic acid.

Năm 1897, Felix Hoffmann, một nhà hóa học thuộc hãng thuốc Bayer, cũng thu
được acetylsalicylic acid từ phản ứng của salicylic acid và acetic anhydride; về bản chất
thì không khác so với thí nghiệm của Gilm và Kraut nhưng điểm khác là đã thay thế
acetyl chloride bằng acetic anhydride. Sự tổng hợp này cơ bản đáp ứng được yêu cầu của
Bayer trong việc tìm ra aspirin. Mãi về sau, vào năm 1949, một nhà nghiên cứu khác của
Bayer là Arthur Eichengrün, khi ấy đã 81 tuổi, "đã khẳng định rằng, chính ông đã hướng
dẫn Hoffmann tổng hợp acetylsalicylic acid và không được biết mục đích của công việc
này. Năm 2000, Walter Sneader thuộc Đại học Strathclyde ở Glasgow đã kiểm chứng lại
trường hợp này và khẳng định "Arthur Eichengrün đã nói sự thật khi viết rằng
acetylsalicylic acid đã được tổng hợp dưới sự chỉ huy của ông và thuốc này đã được công
bố năm 1899 mà không có tham gia của ông".
16


Axel Helmstaedter, Tổng thư ký Hội Lịch sử Dược quốc tế (The International
Society for the History of Pharmacy), sau đó đã đặt câu hỏi về tính mới trong khám phá
của Sneader, và ghi chú chi tiết một số bài báo gần đây thảo luận về tranh chấp giữa
Hoffmann và Eichengrün. Bayer đã phản đối Sneader trong một thông cáo báo chí rằng,
theo hồ sơ lưu trữ, Hoffmann và Eichengrün có vị trí ngang bằng nhau, và Eichengrün
không phải là cấp trên của Hoffmann. Hoffmann đã được ghi tên bản quyền ở Hoa Kỳ
như một nhà phát minh, điều mà Sneader đã không đề cập đến. Eichengrün đã rời Bayer
vào năm 1908, và đã có rất nhiều cơ hội đòi hỏi sự ưu thế đăng ký bản quyền aspirin,
nhưng ông ta đã không làm điều đó kể từ trước năm 1949; ông ta đã không đòi hỏi cũng
như nhận bất cứ khoản lợi nhuận nào từ việc bán aspirin. Sự tranh luận này không làm lu
mờ sự thực lịch sử về aspirin, nguồn gốc của nó không phải là vấn đề về công nghiệp
dược phẩm mà là về nghiên cứu mang tính học thuật.
Thật ra, aspirin nguyên chất đã được von Gilm và nhóm Kraut tổng hợp ra trước
Hoffmann rất lâu, nhưng Bayer vẫn cứ khẳng định "Acetylsalicylic acid nguyên chất và
bền vững, thành phần dược chất của Aspirin đã được tiến sĩ Felix Hoffmann một nhà hóa
học trẻ làm việc tại Bayer hóa tổng hợp ra lần đầu tiên năm 1897. Mãi đến những năm

1970 cơ chế tác dụng của aspirin và các thuốc NSAID khác mới được biết rõ ràng.

17


Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
2.1.1 Nghiên cứu tổng hợp aspirin quy mô phòng thí nghiệm
a. Thí nghiệm xác định tỷ lệ acid salicylic so với anhyric acetic
Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ acid salicylic so với anhyric acetic

Anhyric acetic, acid salicylic, acid sunfuric
(1ml)

Phối trộn

Tỉ lệ acid salicylic/anhyric acetic

Đun nóng
18


Làm nguội

Lựa chọn tỷ lệ tối ưu

b. Thí nghiệm xác định tỷ lệ acid sunfuric

Anhyric acetic, acid salicylic, acid sunfuric
(1ml)


Phối trộn

Tỉ lệ acid sunfuric

Đun nóng

Làm nguội

19


Lựa chọn tỷ lệ tối ưu

c. Thí nghiệm xác định tỷ lệ etanol so với aspirin thô.

Aspirin thô, etanol, nước

Phối trộn

Tỉ lệ etanol

Bổ sung nước

Làm nguội

20


Lọc thu sản phẩm


Xác định tỷ lệ tối ưu

d. Thí nghiệm điều chế aspirin trong phòng thí nghiệm

Acid salicylic

Anhyric acetic
Acid sunfuric

Đun nóng

Làm nguội

Bổ sung nước

Lọc thô
Rượu nóng
Bổ sung nước

Hòa tan

Làm nguội

Lọc thu sản phẩm
21


e. Thí nghiệm xác định độ pH của sản phẩm.
Sử dụng quỳ tím để xác định độ pH của sản phẩm

f. Thí nghiệm xác định hàm lượng acid acetyl salisilic trong sản phẩm (xác định độ tinh
khiết của aspirin).
Aspirin mẫu

H2O

NaOH

Đung nóng
Không
chuyển hồng

Bổ sung NaOH

Làm lạnh

Chuyển
hồng

Chuẩn độ bằng

Mất màu và chuyển
đục
22

Phenol


2.1.2 Xác định các tính chất của aspirin
a. Thí nghiệm xác định nhiệt độ nóng chảy của aspirin sản phẩm qua đó đánh giá khách

quan về độ tinh khiết của sản phẩm.

Aspirin thô

Aspirin sản phẩm

Aspirin thương
phẩm

Nung

130oC

131oC

132oC

133oC

So sánh kết quả

Đánh giá độ tinh khiết
23

134oC

135oC

136oC



b. Thí nghiệm xác định tỷ trọng của aspirin sản phẩm.
2.1.3 Tìm hiểu về dược lý, cơ chế tác dụng và ứng dụng làm chế phẩm
a. Tìm hiểu dược lý của aspirin.
b. Tìm hiểu ứng dụng của chế phẩm aspirin.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Cơ sở lý thuyết

COOH
OH

COOH
OCOCH3
+

CH3 C

O

O
Acid salysilic

C

CH3

+ CH3COOH

O


Anhydric acetic

Acid acetyl salysilic

cid acetic

(Aspirin)

Phản ứng điều chế aspirin chính là phản ứng este hóa giữa acid salicylic và anhydride
acetic trong môi trường acid.
Cơ chế phản ứng este hóa giữa anhydride acetic và acid salicylic là S N.

24


2.2.2. Cơ chế phản ứng

H+

CH3 C

..
O

O

C

CH3


CH3 C

+
O

C

O

H

O

O

CH3

-

OH

CH3 C

+C

OH

H
+


+

CH3 C

O

O
COOH
O

CH3

CH3 C

..
OH

OH

O
COOH
O-

COOH
+

O

CH3 C


+
OH2

O

2.3 Phương pháp thực nghiệm
2.3.1 Tổng hợp aspirin
a. Thao tác thực hành thí nghiệm.
b. Trình bày báo cáo kết quả thí nghiệm.

Cơ sở quy trình thực hiện thí nghiệm.
 Kết quả thí nghiệm.

25

O

C
O

CH3


×