Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Khoá luận tốt nghiệp tiếp nhận tác phẩm tam quốc diễn nghĩa từ góc nhìn điện ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.22 KB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ NGỌC

TIẾP NHẬN TÁC PHẨM
TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
TỪ GÓC NHÌN ĐIỆN ẢNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ NGỌC

TIẾP NHẬN TÁC PHẨM
TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
TỪ GÓC NHÌN ĐIỆN ẢNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. Nguyễn Thị Bích Dung

HÀ NỘI - 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Bích Dung . Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước
đây. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc

năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Tác giả gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thị Bích
Dung người hướng dẫn khoa học
Tác giả cũng xin lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Ngữ văn và tổ Văn học
nước ngoài đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày

tháng

Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc


năm 2019


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
6. Đóng góp mới của khóa luận ..................................................................................5
7.Cấu trúc khóa luận ...................................................................................................5
NỘI DUNG .................................................................................................................6
Chương 1: ĐIỆN ẢNH VÀ TÁC PHẨM TAM QUỐC DIỄN NGHĨA ......................6
1.1.Khái niệm điện ảnh ...............................................................................................6
1.2. Hiện tượng chuyển thể từ tác phẩm văn học sang điện ảnh.................................6
1.2.1.Diện mạo chung .................................................................................................6
1.2.2. Hình thức chuyển thể từ tác phẩm văn học sang điện ảnh ................................9
1.2.3.Những lưu ý khi chuyển thể .............................................................................10
1.3. Khái niệm cốt truyện trong tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh ................12
1.3.1. Khái niệm về cốt truyện trong tác phẩm văn học ...........................................12
1.3.2. Khái niệm cốt truyện trong tác phẩm điện ảnh ...............................................12
1.4. Khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh...................13
1.4.1.Khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học ....................................................13
1.4.2. Khái niệm nhân vật trong tác phẩm điện ảnh..................................................14
1.5. Khái niệm không gian, thời gian trong tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh.
...................................................................................................................................15
1.5.1. Khái niệm không gian, thời gian trong tác phẩm văn học .............................15
1.5.2. Khái niệm không gian thời gian trong tác phẩm điện ảnh ..............................17



1.6. Bảng khảo sát và phân loại các tác phẩm điện ảnh được chuyển thể từ tác phẩm
Tam Quốc diễn nghĩa ................................................................................................17
1.6.1. Bảng khảo sát ..................................................................................................18
1.6.2. Phân loại ..........................................................................................................19
1.7. Những vấn đề đặt ra khi chuyển thể từ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa .........20
Tổng kết chương 1 ....................................................................................................22
Chương 2: CỐT TRUYỆN, NHÂN VẬT VÀ KHÔNG GIAN THỜI GIAN
TRONG TAM QUỐC DIỄN NGHĨA DƯỚI GÓC NHÌN ĐIỆN ẢNH ....................23
2.1. Cốt truyện trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa dưới góc nhìn điện ảnh .........23
2.1.1. Từ tác phẩm văn học .......................................................................................23
2.1.2. Đến tác phẩm điện ảnh ....................................................................................24
2.1.3. Tạo điểm nhấn, gây ấn tượng qua việc xây dựng các tình tiết mở đầu và kết
thúc của tác phẩm điện ảnh .......................................................................................31
2.1.4. Những tồn tại và hạn chế khi chuyển thể ........................................................33
2.2. Nhân vật trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa dưới góc nhìn điện ảnh ...........36
2.2.1. Hệ thống nhân vật chính trong Tam quốc diễn nghĩa dưới góc nhìn điện ảnh
...................................................................................................................................36
2.2.2. Các tuyến nhân vật được hư cấu của tác phẩm điện ảnh ................................39
2.2.3 Các tuyến nhân vật bị lược bỏ ..........................................................................41
2.2.4. Hành động nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩa dưới góc nhìn điện ảnh .....42
2.2.5. Ngôn ngữ nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩa từ tác phẩm văn học đến tác
phẩm điện ảnh ...........................................................................................................45
2.2.5.1. Ngôn ngữ nhân vật người dẫn truyện...........................................................45
2.2.5.2. Ngôn ngữ nhân vật ......................................................................................46
2.3. Không gian và thời gian trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa dưới góc nhìn
điện ảnh .....................................................................................................................47
2.3.1. Không gian trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa dưới góc nhìn điện ảnh ....47



2.3.1.1. Không gian chiến trận ..................................................................................47
2.3.1.2. Không gian thiên nhiên ................................................................................48
2.3.1.3. Không gian kiến trúc cung đình, thành quách .............................................49
2.3.2. Thời gian trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa dưới góc nhìn điện ảnh .......50
2.3.2.1. Từ tác phẩm văn học .............................................................ng thể hiện được vẻ đẹp của vùng đất này.
2.3.1.3. Không gian kiến trúc cung đình, thành quách
Một không gian khác diễn ra những sự kiện đó là nơi cung đình, thành
quách. Trong bộ phim “Quan Vân Trường” những cung điện nơi vua và các quan
chầu đều mang nét đặc chưng của kiến trúc thời Hán, với việc sử dụng các tông màu
trầm, các vật trang trí bằng có hoa văn họa tiết khắc trạm, những mái nhà được tận
dụng để làm nổi bật lên không gian cổ kính, tráng lệ. Tiếp đến là quang cảnh các ải
mà Quan Vân Trường phải vượt qua, ải thứ nhất những hình ảnh Quan Vân Trường
giao đấu với viên tướng giữ thành, những cuộc rượt đuổi, màn đấu võ giữa hai
người diễn ra trong những ngõ hiểm quanh co trong thành, hẹp dài và cao, các bức
tường này đều được xây dựng bằng đất, cảnh phố xá nhộn nhịp với kẻ mua người
bán, những hình ảnh này không xuất hiện trong tác phẩm nhưng khi làm phim thì

49


đây là cái nền quan trọng tạo sự thuận lợi để triển khai các cảnh quay trong phim.Ở
ải thứ hai là cuộc chiến trong xưởng vũ khí với những bậc thanh, bể nước, đã tạo
nên một chiến trường thu nhỏ kết hợp với ánh sáng ban đêm và màn võ thuật của
các nhân vật đã tạo nên hiệu ứng thị giác. Có rất nhiều bộ phim khi công chiếu
thành công những bối cảnh xuất hiện trong phim được khác giả chú ý và đế tham
quan du lịch. Trong bộ phim “Khổng Tước Đài” khung cảnh diễn ra chính của bộ
phim và trong cung vua Hán đế và phủ Tào Tháo, các cảnh quay đã cho thấy sự
nguy nga lộng lẫy của cung vua, nơi hậu cung rộng lớn, các ở phủ Tào Tháo cũng
thể hiện được vị thế của ông ta, không khác gì là mô hình của hoàng cung, với sự

canh phòng cẩn mật, tạo sự bề thế và oai phong của một chuyên quyền. hai bộ phim
còn lại là “Tam Quốc Chí: Huyền thoại Triệu Tử Long (Rồng tái sinh)” và “Đại
chiến Xích Bích” các cảnh quay nơi cung đình, hậu cung không nhiều chỉ rất ngắn
như lễ đăng cơ của vua nhà Thục sau khi Lưu Bị mất trong phim“Tam Quốc Chí:
Huyền thoại Triệu Tử Long (Rồng tái sinh)” nó diễn ra ngay trước đại điện trên bậc
tam cấp trong màn mưa tuyết điều này càng tôn lên vẻ tráng lệ, uy nghi cho cảnh
quay. Hay những cảnh quay ở trong đại điện của Tôn Quyền khi họp bàn về việc
đánh hay hàng Tào cũng làm lộ ra uy thế của bậc chư hầu. Cả hai bộ phim này chủ
yếu quay ở không gian chiến trường và thành quách doanh trại nơi huấn luyện binh
lính, diễn ra các trận đánh. Bối cảnh của phim “Đại chiến Xích Bích” đến nay đã là
một phim trường nổi tiếng và cũng dành cho khách du lịch tham quan. Cả bốn bộ
phim dù ít hay nhiều cũng rất chú ý vào bối cảnh của cung đình vì nó cũng thể hiện
nết đặc trưng của thời đại lịch sử diễn ra câu chuyện.
2.3.2. Thời gian trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa dưới góc nhìn điện ảnh
2.3.2.1. Từ tác phẩm văn học
Thời gian trong tiểu thuyết của Trung Quốc là trận tự thời gian hình tuyến
và tuần hoàn, trong hình tuyến có chu kì: Thịnh đến suy, hợp đến phân, phân lại
hợp. trong tác phẩm có một nhận định ngay ở phần mở đầu tác phẩm: “thế lớn trong
thiên hạ, cứ tan lâu rồi lại hợp, hợp lâu rồi lại tan: Như cuối đời nhà Chu, bảy nước

50


chanh giành xâu xé nhau rồi lại hợp về nhà Tần. Đến khi nhà Tần mất, thì Hán – Sở
tranh hung rồi thiên hạ lại hợp về tay nhà Hán” [11, tr 23, Q1]
Thời gian trong tác phẩm nói chủ yếu về quá trình phân tranh của các thế
lực chư hầu, quan lại, cuộc sống nhân dân khổ cực làm dấy lên những cuộc khởi
nghĩa của nông dân nhưng nổi bật là cuộc chiến tranh của ba nhà Ngụy Thục Ngô.
Trận tự kể chuyện theo các mốc thời gian, mỗi mốc sẽ sảy ra những sự kiện theo
chiều phát triển của thời gian ít khi đảo lại trận tự này như: “Ngày rằm tháng tư năm

Kiến Ninh thứ hai (167 sau Công lịch), vua ngự điện Ôn Đức. Tự nhiên có cơn gió
to ầm ầm kéo đến….” hay “Tháng hai, năm Kiến Ninh thứ tư (169), tỉnh Lạc Dương
có động đất…”, “Năm Quang Hòa thứ nhất (178), một con gà mái ự dung hóa ra gà
trống”[11,tr24, Q1]. Mốc thời gian lưu Bị mất “Bấy giờ là ngày hai mươi tư tháng
tư, mùa hạ, năm Chương Vũ thứ ba (222). Các quan không ai không thương
xót”[11, tr.354, Q3]. Vài năm sau là Gia Cát Lượng cũng mất “Bấy giờ là ngày hai
mươi tháng ba, mùa thu, năm Kiến Hưng thứ mười hai (Công lịch: 234)” [11,
tr.193, Q4]. Thời gian trong tác phẩm ít khi là thời gian trong tâm tưởng hoặc hồi cố
của các nhân vật vì bộ tiểu thuyết viết về thời kì lịch sử gần 100 năm nên các sự
kiện là vô cùng nhiều điều này làm cho tác giả phải liệt kê các mốc sự kiện thời
gian sao cho ngắn gọn ít khi biểu đạt nội tâm của các nhân vật.
2.3.2.2. Đến tác phẩm điện ảnh
Khác với thời gian trong tiểu thuyết chương hồi, trong điện ảnh vì sự dụng
kênh hình ảnh cho nên thời gian của bộ phim là thời gian đồng hiện, tất cả thời gian
dù qua các năm hay các mùa xuân hạ thu đông thì đều được thể hiện trên khung
hình trong thời lượng nhất định, điều này dẫn đến khi mà muốn chuyển cảnh hoặc
thời gian người ta dùng thuyết minh hoặc những kĩ thuật ghép cảnh trong điện ảnh.
Trong các bộ phim điện ảnh còn sử dụng việc đan xen giữa các sự kiện đã sảy ra
trong quá khứ và đang diễn ra ở hiện tại, các nhân vật có thời gian để hồi tưởng lại
quá khứ để cho khán giả phần nào hiểu được nguyên nhân hành động và tâm lí của
nhân vật. trong bộ phim “Quan Vân Trường” mỗi khi nhớ đến nhân vật Khởi Lam
“Quan Vân Trường” luôn nhớ đến những hình ảnh khi xưa lần đầu gặp và cảm mến

51


Khởi Lam lúc còn chưa quên Lưu Bị, những hình ảnh này đan xen vào hiện thực
như muốn nhắc về một thứ tình cảm nồng nhiệt đã bị dấu kín khi mà Khởi Lam đã
sắp trở thành vợ của Lưu Bị, nội tâm giằng xé khi mà tình cảm chưa hết nhưng phải
giữa đạo nghĩa huynh đệ. Trong tác phẩm “Khổng Tức Đài” nhân vật Linh Lung

luôn mơ tưởng về quãng thời gian mà cô cùng Mục thuận sống khi còn nhỏ nô đùa
chạy trên đồng cỏ bao la, chính chi tiết này đã làm khán giả hiểu hơn về mong
muốn được tự do thoát khỏi những toan tính, mong ước được sống hạnh phúc với
Mục Thuận của nhân vật này. Trong bộ phim “Tam Quốc Chí: Huyền thoại Triệu
Tử Long ( Rồng tái sinh)” nhân vật “Triệu Tử Long” luôn hồi tưởng về một người
con gái, hình ảnh khuôn mặt nụ cười của cô luôn dạng rỡ điều này làm cho người
anh hung thể hiện được tấm lòng ấm áp, lời hứa về việc sẽ trở về luôn đau đáu trong
tâm trí nhân vật, nó mãi là nỗi tiếc nuối của người anh hùng này. Trong bộ phim
“Đại chiến Xích Bích” cả Tào Tháo và Chu Du đều nhớ về nàng Tiểu kiều, nhưng
nếu Tào Tháo nhớ đến tiểu Kiều vì muốn chiếm hữu, vì mê mẩn sắc đẹp của nàng,
điều này thể hiện sự háo sắc và ham muốn chiếm hữu của hắn, Tào Tháo có rất
nhiều người đẹp những riêng hai nàng Kiều của Giang đông thì Tháo mãi mãi
không có được. Còn Chu Du nỗi nhớ này là nhớ về hình ảnh người vợ thủy chung
biết hi sinh vì nghiệp lớn, khi nàng đang mang thai mà vẫn dấn thân vào trại Tào để
giúp Chu Du mặc dù chi tiết này không có trong truyện nhưng nó góp phần thể hiện
tình cảm khăng khít của hai vợ chồng và tăng thêm phần kich tính hấp dẫn cho bộ
phim.
Việc thay đổi hay ghép nối cũng như lược bỏ thời gian trong các bộ phim
phụ thuộc rất nhiều vào cốt truyện, những nội dung sẽ được đưa lên phim và dụng ý
của nhà sản xuất cũng như những điều kiện khách quan khác.
Tiểu kết chƣơng 2
Cốt truyện là nội dung rất quan trọng trong một tác phẩm chuyển thể, nội
dung dựa vào cốt truyện của nguyên tác mà sáng tạo, tùy vào cảm quan nghệ thuật
và sức sáng tạo của người nghệ sĩ mà cải biên nguyên tác nhưng không nên quá xa
vào sáng tạo mà bỏ quên tác phẩm gốc, vì những giá trị về tư tưởng được tác giả gửi

52


gắm qua cốt truyện là một điều cần phải lưu ý, nếu đánh mất điều này sẽ tạo nên

những hiệu ứng không tốt cho những độc giả của tác phẩm gốc.
Nhân vật trong các bộ phim điện ảnh dù là nhân vật chính hay phụ, nhân vật
được hư cấu hay lược bớt đều có những chức năng riêng, ẩn chứa những mục đích
của người chuyển thể, các nhân vật thể hiện bản thân mình qua hành động qua cử
chỉ lời nói, ngôn ngữ, nhân vật kể chuyện là một đặc trưng của tiểu thuyết chương
hồi, ở nguyên tác nó đóng vai trò lớn trong tác phẩm nhưng khi vào phim thì nó chỉ
đóng vai trò phụ trợ để cung cấp thêm thông tin mà thôi. Các nhà làm phim cần xây
dựng những nhân vật sao cho hợp lí phù hợp với nội dung, tư tưởng của tác phẩm
gốc, nhưng vẫn toát lên được những nét tính cách riêng của từng nhân vật.
Việc xây dựng không gian thời gian trong một tác phẩm văn học luôn có sự
khác biệt với điện ảnh vì đó là đặc điểm của thể loại, vì vậy khi chuyển thể cần thể
hiện sao cho phù hợp, tạo cảm giác chân thực cho khán giả. việc chuyển thể là công
việc hết sức khó khăn và phức tạp nó đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố, cho nên
khi chuyển thể cần chú ý một số lưu ý để công việc chuyển thể được thực hiện tốt
và tạo ra được một tác phẩm nghệ thuật sáng tạo, được khán giả đón nhận.

53


KẾT LUẬN
Việc chuyển thể từ các tác phẩm văn học sang điện ảnh đã có từ rất lâu,
nhưng với sự khác biệt về loại hình nghệ thuật nên việc chuyển thể đôi khi gặp
nhiều khó khăn như việc viết kịch bản chuyển từ văn học sang kịch bản điện ảnh
cũng cần những sự sáng tạo để tạo ra tác phẩm nghệ thuật vì chuyển thể làm tái sinh
tác phẩm văn học một lần nữa, bối cảnh của phim cũng là một khó khăn khi nhiều
bối cảnh không có ngoài đời thực, mà cần dựng phim trường và dùng kĩ xảo đồ họa
để có thể tạo nên bối cảnh giống với yêu cầu của tác phẩm. Việc chuyển thể cũng
đòi hỏi phải chọn lựa diễn viên sao cho phù hợp vì diễn viên sẽ là người trực tiếp
truyền tải nội dung, thông điệp của bộ phim đến với khán giả.
Việc sáng tạo cốt truyện từ tác phẩm văn học cần tuân thủ những yêu cần,

nguyên tắc vì nếu sáng tạo mà không có chủ đích và hợp logic thì sẽ làm cho khán
giả khó chấp nhận vì đôi khi họ đã đọc tác phẩm gốc, việc này quyết định rất nhiều
đến thành công của việc chuyển thể, một cốt truyện hay sẽ gây được ấn tượng và
đôi khi còn thành công hơn tác phẩm gốc. Nhưng sáng tạo không được đi quá xa so
với tư tưởng và quan điểm mà tác giả đã gửi gắm vào nguyên tác, việc chuyển thể
đôi khi sẽ có những bổ sung hoặc làm mới so với tác phẩm cũng có thể chỉ lấy một
phần rất nhỏ hoặc một nhân vật có trong tác phẩm để đem lại góc nhìn khác cho
người xem, trong bốn bộ phim điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm Tam quốc diễn
nghĩa chúng ta có thể thấy được điều này, dung lượng tác phẩm quá lớn nên trong
thời lượng cho phép các nhà làm phim không thể làm toàn bộ về tác phẩm được,
qua mỗi bộ phim ta lại thấy những góc nhìn mới về các nhân vật. Chuyển thể còn
qua phần mở đầu và kết thúc, việc này nhằm gây ấn tượng, tò mò cho người xem và
nó còn để lại dư vị sau khi kết thúc bộ phim, một cái kết ấn tượng hay bỏ lửng để
người xem có những trăn trở sẽ giúp tạo những hiệu ứng cho khán giả.
Chuyển thể nhìn qua không gian và thời gian cũng là điều cần thiết, không
gian và thời gian là nơi diễn ra câu chuyện, nơi các nhân vật bộc lộ mình, bối cảnh
là yếu tố bổ trợ vô cùng quan trọng, trong các bộ phim Tam quốc, không gian chính
bao gồm không gian chiến trận là đặc trưng, không gian thiên nhiên, không gian

54


thành quách cung đình, những không gian này tạo điều kiện cho các nhà làm phim
có thể đem lại những hình ảnh vô cùng hoành tráng, hùng vĩ và mênh mông cho
khán giả. Thời gian trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa là thời gian tuyến tính, các
mốc sự kiện sảy ra theo trình tự thời gian nối tiếp nhau, còn thời gian trong các bộ
phim lại tùy thuộc vào ý đồ của nhà sản xuất mà có sự đan xen đồng hiện trên cùng
một khung hình, quá khứ, hiện tại và tương lại thông qua suy nghĩ của nhân vật mà
hiện lên, đây là một đặc trưng của loại hình nghệ thuật này.
Đối với một tác phẩm điện ảnh không thể thiếu nhân vật, nhân vật sẽ đưa

câu chuyện đến với khán giả, vệc khó khăn đối với nhà làm phim là làm thế nào để
người xem cảm nhận như nhân vật đang thật sự hiện hữu, khán giả cùng được trải
qua câu chuyện với nhân vật như vậy mới đem lại cảm xúc chân thật cho người
xem. Trong các bộ phim chuyển từ tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa các nhân vật
được xây dựng sao cho sát nguyên mẫu nhất để lột tả được hết hình tượng của các
nhân vật bất hủ, chính việc lựa chọn nhân vật làm nhân vật chính mà các nhà làm
phim đã lược bỏ đi một số nhân vật, thêm vào đó là sang tạo thêm một số nhân vật
để tăng sự kich tính và làm mới bộ phim của mình chính điều này đã gây những ý
kiến trái chiều cho những bộ phim. Nhân vật còn được xây dựng thong qua hành
động, thể hiện tính cách của từng nhân vật một, trong nguyên tác Tam quốc diễn
nghĩa đây là môt điều rất dễ thấy, khi xây dựng tứ đại tuyệt Lưu Bị tuyệt nhân,
Quan Công tuyệt nghĩa, Gia Cát lượng tuyệt trí, Tào Tháo tuyệt gian. Nhân vật còn
được xây dựng qua ngôn ngữ và lời thoại, người dẫn truyện là một đặc trưng của
tiểu thuyết chương hồi, sử dụng ngôi kể thứ ba, người dẫn chuyện dẫn dắt câu
chuyện, nhìn thấy những hành động của nhân vật dự đoán được tất cả những việc
xảy ra trong tác phẩm, nhưng khi chuyển sang phim vai trò của người dẫn truyên
giản đi rất nhiều nhường chỗ cho những yếu tố khác, lúc này nhân vật này chỉ còn là
thuật lại sự việc đã và sẽ xảy ra trong bộ phim, hay người dẫn truyện có thể là chính
một nhân vật trong bộ phim để có cái nhìn sâu hơn. Thong qua lời thoại các nhà làm
phim cũng để nhân vật của mình bộc lộ những gì muốn truyền tải một cách gián
tiếp, ngôn ngữ của từng nhân vật sẽ găn với tính cách và hình tượng riêng.

55


Nói chung việc chuyển thể từ văn học sang điện ảnh là vô cùng khó khăn,
một tác phẩm thành công cần hội tụ đủ của nhiều yếu tố, sự sáng tạo là cần thiết để
tránh trở thành “Bản sao” của nguyên tác nhưng cần sự tiết chế để không quá đi xa
so với nguyên tác, muốn làm được điều này đòi hỏi người chuyển thể phải thực sự
để tâm, có sự hiểu biết và khả năng sáng tạo để tạo nên một tác phẩm tốt, một tác

phẩm chuyển thể sẽ gây được nhiều sự chú ý của khán giả, điều này phần nào cũng
gây áp lực không nhỏ cho nhà làm phim, nhưng nếu vượt qua được thì thành quả vô
cùng tự hào.

56


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David Bordwell và Kristin Thompson (2013), Nghệ thuật điện ảnh, Nxb Thế giới
liên kết với Công ty văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, Hà Nội
2. Mai Hồng Dịch (1961), Văn học và điện ảnh, Nxb Văn học
3. Trần Thị Dung (2016), Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh từ
phương diện cốt truyện và nhân vật (Qua Trăng nơi đáy giếng, cánh đồng bất
tận), Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Đạm (1999),Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng
5. Đỗ Thị Ngọc Điệp (2006), Chất điện ảnh trong văn học qua một số tiểu thuyết
của Morguerite Duras, Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2015), Từ điển thuật ngữ văn học,
Nxb Giáo dục
7. Bùi Trần Quỳnh Ngọc (2017), Chuyển thể và liên văn bản (Trường hợp tác phẩm
Long thành cầm giả ca), Tạp chí khoa học
8. Nhiều tác giả (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục Hà Nội.
9. Trần Đình Sử (1999), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục
10.Trần Đình Sử (chủ biên) (2015), Giáo trình lí luận văn học tác phẩm và thể loại
văn học, Nxb Đại học Sư phạm
11. La Quán Trung, Tam quốc diễn nghĩa 4 tập, Nxb Văn học
12. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin
13. Daniel (2008), Phim Tam Quốc Chí: Huyền thoại Triệu Tử Long (Rồng tái sinh)
14. Mạch Triệu Huy (2011), Phim Quan Vân Trường),
15. Ngô Vũ Sâm (2008,20009), Phim Đại chiến Xích Bích

16. Triệu Lâm Sơn(2012), Phim Khổng Tước Đài



×