Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

SANG KIN DY TIN HC THEO PHNG PHAP l

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.41 KB, 3 trang )

SÁNG KIẾN DẠY TIN HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP LẤY NGƯỜI HỌC LÀM
TRUNG TÂM, Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ
I/ Xuất phát:
- Học sinh tiếp thu bài thụ động qua bài học thầy/cô trình bày.
- Ngày nay hs có trang bị đầy đủ SGK, SBT của bộ môn được học kể cả học sinh được
bố mẹ trang bị máy vi tính có kết nối internet.

I/ Phương án:
- Trước tiên học sinh phải quán triệt phương pháp người học trung tâm (NHTT) ngày
từ đầu năm học (tránh trường hợp thử nghiệm một vài tiết trong quá trình giáo viên dạy làm
HS bị bất ngờ, khó có sự chuẩn bị)
- Phương pháp GV cần hướng dẫn HS từ đầu năm học như sau:
Khi cho HS chuẩn bài học trước ở nhà, nhiệm vụ các em phải học bài cũ và
đọc trước bài mới SGK, trong SGK có trình bày nội dung theo các đề mục.
1)NHTT của tiết lý thuyết:
Ví dụ: SGK tin học 8, Bài 1. MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH
1/Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?
a) Chuẩn bị của HS:
- Đề mục này SGK trình bày 5 đoạn, HS đọc thật kỹ các đoạn của đề mục 1, nếu hiểu
các ý trong các đoạn của đề mục 1, tìm hiểu tiếp các đề mục còn lại…Nếu tìm hiểu SGK và
bên ngoài cũng không tìm ra lời giải thỏa đáng. HS tự tìm cách đặt câu hỏi và ghi vào vở
soạn. Ghi rõ đề mục mấy? ,đoạn mấy của đề mục?, trang bao nhiêu?
b) Khi lên lớp GVghi tên bài học, đề mục đầu tiên(như ví dụ).
+ GV: có thể trích dẫn câu “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Vậy các em
phải đặt câu hỏi, hỏi càng nhiều các ý trong đề mục 1, vấn đề càng rõ.
+ Đây là bước GV cho HS thảo luận từng đề mục của SGK thông qua HS tự đặt câu
hỏi, theo từng đề mục SGK(từng ý của các đề mục, tới ý nào trong đề mục các em mới hỏi,
tránh việc em này đặt câu hỏi của ý sau, em kia đặt câu hỏi của ý trước trong 01 đề mục đó)
trước lớp học, những HS còn lại tự tìm đáp án trả lời.
+ GV cho HS khác biết đáp án của câu đó, trình bày trước lớp học.
+ Nếu cả lớp bí, không tìm ra câu trả lời, GV hướng dẫn học sinh tìm ra câu trả lời


của ý đó.
+ Nếu lớp thống nhất ý đó, GV thấy đúng theo nội dung đã chuẩn bị, GV cho HS ghi
nội dung vào vở học…
+ Nếu HS không phát hiện ý chính trong đề mục, GV phải đặt câu hỏi, để cả lớp tìm
câu trả lời và thống nhất bài ghi trong vở học.
c) Phương pháp trên có thể đưa người dạy vào thế “bí”:
Những cách sử lý sau:
Cách 1: GV cho HS đặt câu hỏi đó trả lời (có thể HS đó biết câu trả lời, nhưng vẫn
hỏi).
GV: Em có thể trình bày đáp án của mình được không?
Cách 2: GV truy cập vào internet thông qua một số từ khóa chính trong câu hỏi của
HS (trước khi cả lớp bí, giáo viên chưa lường trước những câu hỏi như vậy). Hướng dẫn HS
đi tìm câu trả lời.


Cách 3: GV có thể hẹn HS trả lời câu hỏi đó ở tiết sau(vì GV và HS cùng đồng
hành đến hết năm học).
Phải chấp nhận vì nghề nào nghiệp đó, lấy nghề dạy nghề.
d) Tương tự xử lý những đề mục còn lại trong SGK (theo hướng đi vừa trình bày ở
trên).
2)NHTT của tiết thực hành:
- Có thể dạy thực hành như sau: GV có thể ôn lại cách thực hiện bài lý thuyết trước
thông qua máy chiếu, bảng tương tác, TV màn ảnh rộng…nếu có phân các nhóm
trưởng(thường phân từ đầu đầu năm học, theo dõi qua quá trình học tập của những em này.
Giáo viên có thể phân lại những HS học tốt, làm được vào nhóm trưởng). Nhóm trưởng biết
và thực hiện nhanh bài thực hành của mình. GV có thể cử từng người trong nhóm trưởng qua
chỉ giúp các nhóm chưa làm được. Mục đích: rút ngắn thời gian, thực hành đi nhanh, nhiều
em biết làm bài thực hành và làm những bài trên thực tế. Tạo tính đoàn kết lớp học.
- Phải có hình thức khuyến khích để phát huy những em đảm nhận làm nhóm trưởng…


Những cách vào đề cho HS theo hướng NHTT.
- Dạy học phải xuất phát từ gia đình, nhà trường và xã hội. Việc dạy học của GV có
thể lấy những hình ảnh xuất phát từ gia đình, dẫn giải để HS đi theo NHTT.
Ví dụ1:
GV: Các em ngày nào cũng ăn cơm, ngày nào cũng học. Mỗi bữa cơm, cha/mẹ đã
nấu cơm sẵn, em về nhà có thể trình bày bữa cơm và mời người thân ăn cùng (thể hiện tình
yêu với người thân trong gia đình). Các em ăn cơm do cha/mẹ nấu nhiều lúc có em còn nói:
cơm hôm nay nấu bị khô, canh hơi mặn … Các em cũng thấy rõ, trong xã hội ngày nay không
ít học sinh khi học qua những tiết thầy/cô dạy, có em còn ra ngoài truyền miệng nhau: “thầy
này dạy hay, cô nọ dạy tệ…” . Vậy: tại sao các em không chịu xây dựng bài học?(thông qua
việc đặt câu hỏi…)
Cái cốt của người dạy cho học sinh phát huy tính tự học.
=============================================================
==================
Quá trình thử nghiêm trong 01 năm qua
- Trong quá trình thực hiện thử nghiệm: những lớp chọn của trường (lớp 7A1, 7A2)
HS cảm thấy thích đặt câu hỏi(vì trong vở soạn bài học mới của HS gọn hơn, giảm đối phó
khi soạn bài) để người khác trong lớp trả lời. Có 1 số câu hỏi của học sinh muốn hỏi ý đó,
nhưng thiếu kỹ năng diễn đạt câu từ( vì cách học thụ động ở cấp học dưới, làm cho các em
mất dần tính hỏi để học). GV nên hướng dẫn các em chỉnh câu hỏi sao cho gọn, dễ hiểu, câu
hỏi toát được ý muốn hỏi, những em khác nghe xong câu hỏi, hiểu ngay ý bạn muốn hỏi và
muốn trình bày ngay ý đó.
- Có những lúc đầu buổi học, tôi có hỏi: các em thích học theo kiểu cũ hay mới, đa
phần lớp học đồng thanh, thích học theo kiểu mới.
-Về phần thực hành, HS tiếp thu nhanh cách làm vì tôi thường kiểm tra bài cũ(những
bài mang tính thực hành) bắt buột học sinh: phải nêu lý thuyết xong, lại làm theo lý thuyết


vừa trình bày, lý thuyết và thực hành khớp, đạt 10 điểm. Lý thuyết đúng, làm không xong 6
điểm.Trình bày lý thuyết không xong, làm đúng hoàn toàn 8 điểm


Họ tên: Nguyễn Đồng Thịnh
Giáo viên: dạy tin học cấp THCS
Quê quán: Tả Giang 2, Tây Giang, Tây Sơn, Bình Định.
Số điện thoại: 01683382728



×