Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - SOẠN – DẠY THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.6 KB, 6 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SOẠN – DẠY THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC

I/. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Hội nghị Trung Ương Đảng đã xác định : thế hệ trẻ phát triển cao về trí tuệ,
cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, là người lao động đầy đủ phẩm chất :
tự chủ, năng động, sáng tạo.
Mối quan hệ giữa giáo dục và xã hội là quan hệ biện chứng, gắn bó với nhau.
Muốn đào tạo được con người khi vào đời là con người năng động, tự chủ, sáng tạo thì
phương pháp giáo dục cũng phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả
năng nghĩ và làm một cách tự chủ, năng động, sáng tạo ngay trong học tập & lao động ở
nhà trường. Song hiện nay, ưu thế tuyệt đối vẫn thuộc về phương pháp cổ truyền – thầy
là trung tâm, là chủ thể, nặng về đào tạo ra những con người “thiếu năng động”chậm
thích nghi với cuộc sống kinh tế xã hội đang biến đổi nhanh chóng.
Do đó mâu thuẫn chủ yếu trong quá trình giáo dục hiện nay là mâu thuẫn giữa
mục tiêu tiên tiến với phương pháp giáo dục lạc hậu cản trở việc thực hiện mục tiêu.
Mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết được bằng cuộc cách mạng về phương pháp giáo
dục, thực hiện chuyển biến cách mạng từ phương pháp cổ truyền lấy người thầy làm
trung tâm đến phương pháp giáo dục tích cực lấy học sinh làm trung tâm. Ngành giáo
dục đang đào tạo những con người làm chủ thế kỷ XXI, với những biến đổi & phát triển
của xã hội hiện nay, vấn đề bức xúc đối với hoạt động dạy học là phải đưa phương pháp
tích cực vào cuộc sống học đường, xây dựng các quy trình công nghệ giáo dục tích cực,
lấy học sinh làm trung tâm.
II/. THỰC TẾ CỦA VIỆC DẠY HỌC HIỆN NAY :
Theo phương pháp cổ điển : người giáo viên giảng bài cho học sinh nghe rồi đọc
nội dung bài cho học sinh chép, còn phía học sinh ngồi nghe thầy cô giảng bài rồi chép
nội dung bài do thầy cô đã soạn sẵn và chỉ cần học nội dung ấy. Đây là phương pháp
dạy “chay” tiết học phần lớn là giáo viên hoạt động, lớp học nặng nề, học sinh thụ động
tiếp thu kiến thức một cách ngao ngán.
Hiện nay, mặc dù đã được cải tiến ở một số khâu nhưng vẫn còn bắt gặp những
đôi mắt nhìn lên bảng chằm chằm một cách ngơ ngác, những tiếng thở dài, những gương


mặt nhăn nhó, châu mày. Buộc tôi phải tự hỏi mình, làm sao để học trò của mình tiếp
thu bài một cái vui vẻ hơn, lớp học sôi nổi hơn và rèn luyện cho các em tư duy độc lập –
sáng tạo.
III/. HƯỚNG GIẢI QUYẾT :
Được sự động viên của đồng nghiệp, tôi đã tiến hành soạn và dạy thao giảng một
số bài ở chương trình lớp 10 theo phương pháp tích cực từ năm học1999 – 2000, sau đó
áp dụng trên các lớp khối 10, vì khối 10 là khối đầu cấp, kiến thức không mới lắm so
với học sinh và có liên quan đến những kiến thức ở bậc THCS. Điển hình : soạn- dạy bài
26 “Sự Sinh Sản Hữu Tính Ở Động Vật”.
Qua thử nghiệm ban đầu, trên cơ sở thực giảng theo nội dung chương trình quy
định & tổ chức lớp học có nhiều khó khăn tuy cũng có những thuận lợi.
1) Thuận lợi :
- Lớp học : vui vẽ, sinh động.
- Học sinh : theo dõi bài, thảo luận sôi nổi ,tích cực tham gia xây dựng bài mới.
- Giáo viên : tinh thần phấn khởi, nhẹ nhàng.
- Hiệu quả tiết dạy – học : kiểm tra đánh giá sau tiết dạy & học :
Giỏi : 22/48 HS (45,83%) Trên TB : 44/48HS (91,67%)
Khá : 14/48 HS (29,17%) Dưới TB : 4/48 HS (8,33%)
T.B : 8/48 HS (16,67%)
Yếu : 4/48 HS (8,33%)
2) Khó khăn :
- Giáo viên đầu tư soạn bài giảng cho 1 tiết giảng mất rất nhiều thời gian.
Trong khi giáo viên dạy nhiều khối lớp, nhiều tiết, nhiều bài & còn nhiều
công tác kiêm nhiệm khác.
- Một số bài giảng có nội dung dài khó hoàn tất trong 45 phút
- Không có kinh phí để làm đồ dùng dạy học : photo phiếu học tập, bảng vẽ …
- Sĩ số lớp đông, khi áp dụng phương pháp học nhóm phải sắp xếp lại bàn ghế
mất thời gian và ồn ảnh hưởng đến xung quanh.
IV/. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
1) Bản thân :

- Có đầu tư soạn giảng nên chuyên môn được nâng dần.
- Giúp cho học sinh có thói quen tự giác học tập, tự suy nghĩ tìm tòi, quen dần
với phương pháp học mới, học sinh rụt rè nhút nhát thụ động dần dần mạnh dạng phát
biểu-tham gia xây dựng bài mới.
- Là biện pháp quản lý lớp, chống lười biếng trong học sinh.
- Không khí lớp học vui vẽ, sinh động làm tâm lý giáo viên phấn khởi.
2) Cho nhóm - tổ chuyên môn :
- Rút kinh nghiệm và xây dựng được tiết dạy theo phương pháp mới.
- Quen dần với phương pháp dạy học tích cực “lấy học sinh làm trung tâm”
V/. KẾT LUẬN :
Giáo dục chịu sự qui định của tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội,
đặc biệt sự phát triển về khoa học công nghệ. Tính môn hình muôn vẽ của môi trường
kinh tế xã hội ảnh hưởng trực tiếp sâu sắc tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, hoạt
động xã hội trong đó có giáo dục. Do đó phải đổi mới phương pháp dạy học “Lấy học
sinh làm trung tâm” nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học
sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; gây hứng thú, say mê học tập cho học sinh góp phần chống lười biếng, chống lưu
ban bỏ học.
Rồi đây những khó khăn sẽ được khắc phục, khi :
_Giáo viên có thời gian bồi dưỡng, học tập, nhất là đã quen với việc soạn và dạy
theo phương pháp mới.
_Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên áp dụng các phương pháp tích
cực trong dạy học, thực hiện đổi mới chương trình- sách giáo khoa, đổi mới cách thi cử
đánh giá chất lượng, tổ chức lớp học.

×