Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

KỸ NĂNG SOẠN THẢO VÀ ĐÀM PHÁN HỢP ĐỒNG ( KHOA LUẬT 0359033374)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.67 KB, 36 trang )

KỸ NĂNG SOẠN THẢO, ĐÀM PHÁN
VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
------- o0o -------

A/ PHẦN CHUNG :
I/ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG
II/ NHỮNG LOẠI HỢP ĐỒNG PHỔ BIẾN HIỆN
NAY
III/ CÁC NGUYÊN TẮC KHI SOẠN THẢO, ĐÀM
PHÁN VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
IV/ NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI
SOẠN THẢO, ĐÀM PHÁN VÀ KÝ KẾT HỢP
ĐỒNG


I/ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG :
1/ Bộ Luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ

ngày 01/01/2017
2/ Luật Thương Mại năm 2005 có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2006
3/ Bộ Luật Lao động năm 2012 có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/05/2013
4/ Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực từ ngày
01/07/2015
5/ Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày
01/07/2015



6/ Luật Công chứng 2014 có hiệu lực từ ngày
01/01/2015
7/ Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2014 có hiệu
lực từ ngày 01/01/2015
8/ Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2015
9/ Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 01/07/2015
10/ Luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ
sung năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.


II/ NHỮNG LOẠI HỢP ĐỒNG PHỔ BIẾN
HIỆN NAY :
1/ Hợp đồng Dân sự
2/ Hợp đồng Kinh tế, thương mại
3/ Hợp đồng lao động
4/ Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế,
thương mại
5/ Hợp đồng thông dụng và hợp đồng không thông
dụng


III/ CÁC NGUYÊN TẮC KHI SOẠN THẢO
ĐÀM PHÁN VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG :
1/ Hình thức và nội dung hợp đồng được soạn
thảo phải rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu
2/ Hình thức và nội dung hợp đồng không trái
pháp luật và trái đạo đức xã hội
3/ Khi đàm phán và ký kết hai bên phải thể hiện

sự tự nguyện, bình đẳng, thiện chí và hợp tác
4/ Khi đàm phán, ký kết các bên phải trung thực,
ngay thẳng không lừa dối, không ép buộc


IV/ NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI
SOẠN THẢO, ĐÀM PHÁN VÀ KÝ KẾT HỢP
ĐỒNG :

1/ Có kiến thức pháp luật về hợp đồng
2/ Có kỹ năng trong việc soạn thảo và đàm phán
ký kết hợp đồng
3/ Thực hiện tốt chức năng tư vấn cho người có
thẩm quyền ký kết hợp đồng
4/ Có khả năng tiên liệu tình huống, ứng xử tình
huống và thuyết phục đối tác


B/ PHẦN KỸ NĂNG SOẠN THẢO, ĐÀM PHÁN
VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG :
I/ KỸ NĂNG SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG
II/ KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN KÝ, KẾT HỢP ĐỒNG
III/ NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG
IV/ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG
V/ NHỮNG KINH NGHIỆM ĐỂ THÀNH CÔNG
TRONG VIỆC SOẠN THẢO, ĐÀM PHÁN VÀ
KÝ KẾT HỢP ĐỒNG



I/ KỸ NĂNG SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG :
1/ Ý nghĩa của việc soạn thảo hợp đồng :
a/ Là cơ sở dự thảo ban đầu để các bên tham gia
đóng góp ý kiến
b/ Là cơ sở để các bên đàm phán và ký kết
c/ Là cơ sở pháp lý để các bên thực hiện
d/ Là cơ sở pháp lý để các bên sửa đổi, bổ sung
trong quá trình thực hiện hợp đồng
đ/ Là cơ sở pháp lý để các bên thương lượng hoặc
khởi kiện khi xảy ra tranh chấp
e/ Là cơ sở pháp lý để nhà nước xem xét và giải
quyết tranh chấp


2/ Các yêu cầu về hình thức và nội dung của hợp
đồng :
a/ Về hình thức hợp đồng :
- Phải phù hợp với quy định của pháp luật
- Cấu trúc của hợp đồng phải hoàn chỉnh, hợp lý
- Hợp đồng nên có tên gọi cụ thể, các điều khoản phải
có tên gọi phản ánh đúng nội dung
- - Ngôn ngữ dùng trong hợp đồng phải chuẩn xác, rõ
ràng, dễ hiểu và đồng nhất
b/ Về nội dung hợp đồng :
- Hợp đồng phải phản ánh đúng ý chí của các bên
- Thỏa thuận của các bên phải phù hợp với pháp luật
- Hợp đồng phải bao gồm đủ các nội dung chủ yếu
- Nội dung phải có tính tiên liệu cao : an toàn, có lợi
(tiên liệu và giảm thiểu rủi ro)



3/ Các bước soạn thảo hợp đồng :
a/ Xác định yêu cầu của các bên : Xác định mục đích và
lợi ích mà các bên hướng tới
b/ Xác định tính chấp và quan hệ hợp đồng : Dân sự,
kinh tế hay lao động; tên gọi của hợp đồng
c/ Tập hợp các thông tin cần thiết :
- Mẫu hợp đồng
- Các văn bản Luật và văn bản hướng dẫn dưới luật
- Tài liệu, số liệu sử dụng khi soạn thảo hợp đồng
d/ Xây dựng dự thảo hợp đồng :
- Phần mở đầu hợp đồng
- Phần nội dung hợp đồng
- Phần ký kết hợp đồng
- Phụ lục hợp đồng (Nếu có)


4/ Cấu trúc của một hợp đồng :
a/ Phần mở đầu của hợp đồng :
- Quốc hiệu
- Tên gọi của hợp đồng
- Số hiệu hợp đồng
- Các căn cứ ký kết hợp đồng
- Các bên trong hợp đồng, sự tham gia của bên thứ ba,
người đại diện theo ủy quyền
b/ Phần nội dung hợp đồng :
- Điều 1 : Định nghĩa hoặc giải thích từ ngữ
- Điều 2 : Đối tượng, nội dung chính hoặc mục đích
giao kết hợp đồng
- Điều 3 : Giá cả và phương thức thanh toán

- Điều 4 : Thời gian thực hiện hợp đồng
- Điều 5 : Địa điểm và phương thức thực hiện


Điều 6 : Quyền và nghĩa vụ các bên
- Điều 7 : Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu
- Điều 8 : Chấm dứt hợp đồng và hậu quả pháp lý
- Điều 9 : Phạt do vi phạm hợp đồng
- Điều 10 : Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
- Điều 11 : Sửa đổi, bổ sung hợp đồng
- Điều 12 : Trường hợp bất khả kháng
- Điều 13 : Giải quyết tranh chấp
- Điều 14 : Điều khoản thi hành
* Các điều khoản phụ (nếu có )
- Điều …. : Biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng
- Điều …. : Khuyến mãi, hoa hồng, chiếc khấu
- Điều ….. : Độc quyền
- Điều ….. : Chế độ bảo hành, chế độ hậu mãi
-


c/ Phần ký kết và tài liệu bổ trợ :
a/ Ngày ký kết và nơi ký kết
b/ Số lượng bản gốc hợp đồng và giá trị pháp lý
của bản gốc
c/ Đại diện các bên ký kết và đóng dấu
d/ Phụ lục hợp đồng kèm theo (nếu có)
đ/ Các tài liệu, số liệu, quy chế đính kèm hợp
đồng



II/ KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN VÀ KÝ KẾT HỢP
ĐỒNG :
1/ Các công việc cần chuẩn bị trước khi đàm phán hợp đồng :
a/ Tìm hiểu đầy đủ thông tin : về thị trường, về đối tượng
kinh doanh, về đối tác, về đối thủ cạnh tranh
b/ Chuẩn bị tất cả các phương án để đàm phán (phương án
tối đa, phương án tối thiểu, những nhượng bộ có thể chấp
nhận được, những đòi hỏi đổi lại cho mỗi nhượng bộ
………)
c/ Xác định vị thế trong giao dịch để đàm phán
d/ Chuẩn bị nhân sự đàm phán (Trưởng đoàn, luật sư,
phiên dịch, phụ trách thương mại ….)
đ/ Chuẩn bị chiến thuật (thời gian, địa điểm, thái độ, nội
dung trình bày ……)


2/ Những vấn đề cần lưu ý khi đàm phán hợp đồng :
a/ Tạo ấn tượng ban đầu (Cơ sở vật chất, những người
tham gia, phong cách, cử chỉ ……..)
b/ Người đàm phán cần chú ý đến các hành động, cử
chỉ, thái độ và động tác của cơ thể trong quá trình
đàm phán
c/ Phải xác định rõ mục tiêu đàm phán và luôn luôn
bám sát theo đuổi mục tiêu này trong suốt quá trình
đàm phán (cần dự trù nhiều phương án từ phương
án tốt nhất đến phương án xấu nhất có thể chấp
nhận được)
d/ Người đàm phán phải biết trình bày, sử dụng từ ngữ
khôn khéo, linh hoạt không nên câu nệ câu chữ trong

hợp đồng, điều quan trọng là nội dung, bản chất hợp
đồng không thay đổi


đ/ Khi đàm phán phải giữ thái độ bình tỉnh, thiện
chí nhưng không nên thể hiện thái độ quá cần
đối tác
e/ Người được giao trách nhiệm chính trong đàm
phán cần phải biết rõ mình được phép đi tới đâu,
tự do đàm phán đến giới hạn nào
f/ Trong đàm phán cần phải có ý thức sẳn sàng
thỏa hiệp nếu quyền lợi của mình được đảm bảo
g/ Cần chốt lại những vấn đề các bên đã thỏa thuận
được trước khi chuyển sang nội dung đàm phán
mới.
h/ Cần chuẩn bị phương án phải đàm phán với một
đối tác khác nếu bên kia không có thiện chí khi
đàm phán.


3/ Các chiến thuật khi đàm phán :
a/Người đàm phán sử dụng 03 phương tiện chủ yếu
trong đàm phán : Lời nói, cử chỉ và thái độ
b/ Kết hợp cách thức cứng rắn và mềm dẻo
c/ Phải ứng biến nhanh khi đàm phán, tính bí mật và
bất ngờ
d/ Nhiều lúc người đàm phán phải biết giấu mục đích
đ/ Phải biết sử dụng sức ép thời gian khi đàm phán
e/ Khi cần thiết phải thay đổi nhà đàm phán
f/ Thẩm quyền người đàm phán hạn chế

g/ Khi đàm phán phải biết đánh lạc hướng
h/ Nếu cần phải dùng tửu kế hoặc mỹ nhân kế


4/ Các hình thức đàm phán :
a/ Đàm phán trực tiếp tại nơi làm việc hoặc ngoài
nơi làm việc
b/ Đàm phán qua điện thoại
c/ Đàm phán qua thư tín
d/ Đàm phán thông qua người trung gian


4/ Những điều cần tránh khi đàm phán :
a/ Tham gia đàm phán khi tinh thần thiếu minh mẫn
b/ Không biết đối tác ai là người có quyền quyết định
c/ Không biết điểm mạnh của mình là gì và không sử
dụng điểm mạnh đó khi đàm phán
d/ Bước vào đàm phán với mục đích chung chung
không rõ ràng, cụ thể
đ/ Không đề xuất những quan điểm và lý lẽ có giá trị
e/ Không kiểm soát được những yếu tố tưởng như
không quan trọng như thời gian, địa điểm và trật tự
của các vấn đề cần đàm phán.
f/ Nhanh chóng từ bỏ khi cuộc đàm phán dường như
đi đến thế bế tắc
g/ Không biết kết thúc đúng lúc


5/ Những việc cần làm khi đàm phán thành công và hai bên
đi đến ký kết hợp đồng :


a/ Cần kiểm tra lại một lần nữa nội dung hợp đồng
trước khi ký kết
b/ Kiểm tra tư cách chủ thể ký kết hợp đồng
c/ Các bên ký kết hợp đồng tại bàn đàm phán hoặc
chọn địa điểm thích hợp để ký kết
d/ Nếu các bên có thoả thuận biện pháp đảm bảo thực
hiện hợp đồng thì phải thực hiện đúng theo quy định
của pháp luật về giao dịch đảm bảo
đ/ Lưu ý ghi ngày tháng năm, số hợp đồng, chữ ký và
đóng dấu, đóng giáp lai nếu có nhiều trang
e/ Đối với hợp đồng yêu cầu phải có công chứng, chứng
thực thì phải thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định
của pháp luật
f/ Nếu có giao dịch đảm bảo phải đăng ký với nhà nước


III/ NHỮNG BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC
HIỆN NGHĨA VỤ TRONG HỢP ĐỒNG :
1/ Các biện pháp đảm bảo :
a/ Cầm cố
b/ Thế chấp
c/ Đặt cọc
d/ Bảo lãnh
đ/ Ký quỹ
e/ Ký cược
f/ Tín chấp
g/ Cầm giữ tài sản
h/ Bảo lưu quyền sở hữu



2/ Một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng các
biện pháp đảm bảo :
a/ Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng
biện pháp đảm bảo :
- Hai bên có quyền thỏa thuận việc áp dụng
biện pháp bảo đảm để thực hiện toàn bộ nghĩa
vụ hay một một phần nghĩa vụ trong hợp đồng
- Nếu hai bên không có thỏa thuận trước hoặc
pháp luật không quy định thì xem như việc áp
dụng biện pháp bảo đảm nhằm để đảm bảo
toàn bộ nghĩa vụ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi
thường thiệt hại


b/ Tài sản dùng để đàm bảo thực hiện nghĩa vụ
trong hợp đồng :
- Vật : phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo
đảm và được phép giao dịch. Vật bảo đảm có
thể là vật hiện có cũng có thể là vật được hình
thành trong tương lai
- Tiền, giấy tờ có giá trị : Tiền, cổ phiếu, trái
phiếu, kỳ phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác
- Quyền tài sản : Quyền tác giả, quyền sở hữu
công nghiệp, quyền được nhận tiền bảo hiểm,
quyền đòi nợ, quyền đối với phần vốn góp
trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ
các hợp đồng và quyền sử dụng đất.



c/ Thứ tự ưu tiên thanh toán khi có bảo đảm :
- Trong trường hợp các giao dịch bảo đảm đều
đã được đăng ký với nhà nước thì giao dịch nào
đăng ký trước sẽ được ưu tiên thanh toán trước
- Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm
thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có giao dịch bảo
đảm có đăng ký và có giao dịch bảo đảm không
đăng ký thì giao dịch bảo đảm nào có đăng ký sẽ
được ưu tiên thực hiện trước.
- Trong trường hợp một tài sản dùng để bảo
đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà các giao dịch
bảo đảm đều không có đăng ký thì ưu tiên thanh
toán theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm


IV/ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP
ĐỒNG :
1/ Các căn cứ để giải quyết tranh chấp về hợp
đồng :
a/ Các quy định của Bộ luật, luật và văn bản hướng
dẫn dưới luật
b/ Hợp đồng do các bên ký kết
c/ Các phụ lục hợp đồng do các bên ký kết
d/ Các văn bản trao đổi qua lại giữa các bên
đ/ Các tài liệu, giấy tờ, chứng từ có liên quan


×