Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Soạn thảo và thoả thuận hợp đồng ngoại thương. Những phát sinh và cách giải quyết.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.98 KB, 14 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày nay, muốn phát triển mỗi quốc gia phải
tích cực tham gia mở rộng quan hệ hợp tác Kinh tế – Thương mại. Thực tế đã chứng
minh “ Ngoại thương” là con đường tốt nhất để đưa đất nước hoà nhập với xu thế phát
triển chung của thế giới. Hoạt động ngoại thương đã có vai trò quan trọng trong sự
phát triển của mỗi quốc gia.
Thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ ....hiện đại và tiên tiến.
Trong khi Việt Nam đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
thì các hoạt động mở rộng quan hệ quốc tế và đẩy mạnh hoạt động ngoại thương là
nghiệp vụ có ý nghĩa chiến lược và là một bộ phận trọng yếu trong cơ cấu kinh tế.
Kinh doanh xuất nhập khẩu là một hoạt động Thương mại quốc tế bao gồm nhiều
nghiệp vụ kinh doanh trong đó có việc tiến hành thoả thuận và soạn thảo hợp đồng
ngoại thương. Mọi thiệt hại có thể do nhiều nguyên nhân: như nguyên nhân khách
quan, nguyên nhân chủ quan do thiếu kinh nghiệm kiến thức, chưa chú trọng đúng
mức đến tầm quan trọng trong khi thực thi tìm hiểu, đàm phán, soạn thảo, ký kết và
thực hiện hợp đồng. Quan tâm, cẩn thận trong đàm phán, kí kết hợp đồng sẽ tránh
được những tranh chấp, thiệt hại không đáng có. Do vậy vấn đề hợp đồng ngoại
thương thực sự là vấn đề quan trọng của các doanh nghiệp nước ta trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ buôn bán với tất cả các nước.
Từ những lý do nêu trên, em chọn đề tài “Soạn thảo và thoả thuận hợp đồng
ngoại thương. Những phát sinh và cách giải quyết”, bài tiểu luận của em gồm 3 phần
chính:
Phần 1: Đàm phán thoả thuận hợp đồng ngoại thương
Phần 2: Những phát sinh trong soạn thảo và thoả thuận
Phần 3: Giải pháp giải quyết phát sinh và một số biện pháp nâng cao
1 1
1, ĐÀM PHÁN THOẢ THUẬN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
1.1. Một số khái niệm và ý nghĩa của hợp đồng ngoại thương
1.1.1. Khái niệm đàm phán
Đàm phán là việc bàn bạc, trao đổi với nhau các điều kiện mua bán giữa các bên
để đi đến thống nhất kí kết hợp đồng. Nội dung của cuộc đàm phán cũng giống như


nội dung của một bản hợp đồng ngoại thương bao gồm: Tên hàng, phẩm chất, số
lượng, bao bì đóng gói, giao hàng, giá cả, thanh toán, bảo hiểm, .....
1.1.2. Khái niệm hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng là sự thoả thận một cách tự nguyện giữa hai hay nhiều bên bình đẳng
với nhau làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể.
Hợp đồng ngoại thương còn gọi là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hoặc
hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá là sự thoả thuận giữa những thương nhân có trụ sở
kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (Bên bán) có
nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho một bên khác gọi là bên nhập
khẩu (Bên mua), bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thoả
thuận.
Theo công ước Lahay 1964 về mua bán quốc tế động sản hữu hình thì hợp đồng
ngoại thương là loại hợp đồng mua bán hàng hoá, trong đó các bên kí kết có trụ sở
Thương mại đặt ở các nước khác nhau, hàng hoá được chuyển từ nước này sang nước
khác, hoặc việc trao đổi ý chí kí kết hợp đồng giữa các bên được thiết lập ở những
nước khác nhau.
Theo công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán quốc tế (công ước
quốc tế Viên 1980) thì hợp đồng ngoại thương là sự thoả thuận giữa các bên có trụ sở
Thương mại đặt ở những nước khác nhau.
Theo điều 80 luật Thương mại Việt Nam năm 1997 quy định: hợp đồng mua
bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hoá được kí kết
giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài.
2 2
1.1.3. Ý nghĩa của hợp đồng ngoại thương
Có một ý nghĩa rất quan trọng trong thương mại quốc tế. Đối với quan hệ mua
bán hàng hoá, sau khi các bên mua và bán tiến hành giao dịch và đàm phán có kết quả
thì phải tiến hành kí kết hợp đồng. Như vậy, hợp đồng thương mại quốc tế ghi nhận
kết quả của việc giao dịch đàm phán giữa các bên mua và bán, trong đó nội dung của
hợp đồng phải thể hiện đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ củ thể của các bên tham gia kí
kết. Hợp đồng thể hiện dưới dạng văn bản là hình thức bắt buộc đối với các đơn vị

xuất nhập khẩu của nước ta. Với hình thức này, nó bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho các
bên mua bán, xác định rõ trách nhiệm của các bên. Hơn nữa, trong kinh doanh thương
mại quốc tế có sự khác nhau về ngôn từ, chính trị, luật pháp. tôn giáo, tập quán,….
Hợp đồng dưới hình thức văn bản sẽ giúp cho các bên thống nhất về mặt ngôn từ, tập
quán. Để tiếp tục kinh doanh thương mại quốc tế, là một lĩnh vực kinh doanh phức tạp
do ảnh hưởng của nhiều nhân tố trong nước và ngoài nước, ảnh hưởng của khả năng
thực hiện, thiện chí của các bên tham gia kí kết mà có thể dẫn tới nhiều rủi ro, nhiều
tranh chấp xảy ra giữa các bên, khi đó hợp đồng sẽ trở thành một bằng chứng quan
trọng để tiến hành giải quyết các tranh chấp về mua bán xảy ra giữa các bên. Ngoài ra,
hợp đồng tạo thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm tra, thống kê việc thực hiện hợp đồng
theo quy định chung của quản lý nhà nước.
1.2. Các giai đoạn đàm phán hợp đồng ngoại thương
1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị:
Thu thập thông tin: trước khi đàm phán cần phải nắm bắt được các thông tin
như:
 Mỗi bên có lợi gì trong thương vụ này
 Đối phương là ai và người đại diện cho đối phương là người như thế nào
 Khuynh hướng thị trường ra sao
3 3
Chuẩn bị chiến lược: trước khi đàm phán ta cần xác định tư duy chiến lược của
mình. Chúng ta sẽ sử dụng công cụ hay phương tiện gì trong quá trình đàm phán (hăng
hái, nhiệt tình, thờ ơ, đơn giản, thúc ép hay lạnh nhạt).
Chuẩn bị kế hoạch: trước khi đàm phán, cần phải xác định được mục tiêu của
cuộc đàm phán (yêu cầu tối đa, tối thiểu, giá cả cao nhất và thấp nhất, v.v...).
1.2.2. Giai đoạn đàm phán
Tiếp xúc ban đầu: Đây là giai đoạn nhằm xây dựng bầu không khí hợp tác trong
cuộc đàm phán bởi lẽ những ấn tượng ban đầu thường khó quên.
Tiến hành thương lương: Đây là giai đoạn chính của đàm phán, là giai đoạn
triển khai các vấn đề đàm phán theo như kế hoạch đã vạch ra trong giai đoạn chuẩn bị.
Kết thúc thương lượng: Trong giai đoạn này thì cuộc đàm phán đã hoàn thành,

các vấn đề bàn bạc đã được các bên thống nhất.
1.2.3. Giai đoạn sau đàm phán
Giai đoạn này cần phải tỏ rõ thiện chí thực hiện những gì đã đạt được trong
cuộc đàm phán. Tuy nhiên, cũng lại cần phải tỏ ra rất sẵn sàng xem xét lại những điều
thoả thuận nào đó.
1.3. Các hình thức đàm phán hợp đồng ngoại thương
1.3.1. Đàm phán giao dịch qua thư từ, điện tín
Ngày nay thư từ và điện tín vẫn còn là phương tiện chủ yếu để giao dịch giữa
những người xuất nhập khẩu. Những cuộc tiếp xúc ban đầu thường qua thư từ. Ngay
khi sau này hai bên đã có điều kiện gặp gỡ trực tiếp thì việc duy trì quan hệ cũng phải
thông qua thư tín Thương mại.
Là hình thức đàm phán giao dịch thuận tiện đỡ tốn kém nhất, thường được sử
dụng rộng rãi và thường xuyên nhất, chủ động về thời gian gửi thông tin và thông báo.
Hình thức đàm phán này thường dùng cho những vấn đề không phức tạp, dễ
diễn đạt, dễ hiểu nhau, hoặc dùng khi kí hợp đồng có giá trị nhỏ.
4 4
1.3.2. Đàm phán giao dịch qua điện thoại
Hình thức này giúp cho việc đàm phán được tiến hành nhanh chóng, khẩn
trương, đúng vào thời điểm cần thiết, nhưng chi phí rất cao, hạn chế về mặt thời gian,
các bên không thể trình bày với nhau một cách chi tiết và khi trao đổi bằng điện thoại
chỉ trao đổi bằng miệng do đó không có gì làm bằng chứng cho những thoả thuận.
1.3.3. Đàm phán giao dịch bằng cách gặp gỡ trực tiếp
Là hình thức giao dịch đối diện với nhau trên cùng một bàn đàm phán. hình
thức này thường áp dụng với hợp đồng có giá trị lớn, với những vấn đề có tính nguyên
tắc (nguyên tắc giao dịch tay đôi, …)
Hình thức đàm phán này giúp đẩy nhanh tốc độ giải quyết vấn đề. Tuy nhiên,
đây là hình thức đàm phán khó khăn nhất trong các hình thức đàm phán, do đó đòi hỏi
hai bên đàm phán phải chắc chắn về nghiệp vụ, có tính chủ động và quyết đoán.
1.4. Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng ngoại thương
1.4.1. Điều khoản về tên hàng

Là điều khoản quan trọng trong hợp đồng. Nó nói lên chính xác đối tượng của
trao đổi mua bán, giúp các bên xác định được sơ bộ loại hàng cần mua bán. Để làm
được điều đó phải ghi tên hàng như sau:
+ Ghi tên hàng bao gồm tên thông thường, tên Thương mại, tên khoa học,
+ Ghi tên hàng kèm tên địa phương sản xuất ra nó,
+ Ghi tên hàng kèm với quy cách chính thức của nó,
+ Ghi tên hàng kèm tên nhà sản xuất ra nó,
+ Ghi tên hàng kèm công dụng của hàng hoá đó .
1.4.2. Điều khoản về số lượng
Nhằm nói lên mặt lượng của hàng hoá được giao dịch, điều khảon này bao gồm
các vấn đề đơn vị tinh số lượng hàng hoá, phương pháp quy định số lượng, phương
pháp quan điểm trọng lượng
5 5

×