Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Phát triển du lịch cộng đồng trường hợp dân tộc Sán Dìu xã Đạo Trù huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 53 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 3
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.....................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng.................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG...............6
1.1.

Khái niệm cộng đồng và du lịch cộng đồng............................................................6

1.1.1. Cộng đồng..............................................................................................................6
1.1.2. Du lịch.................................................................................................................... 7
1.1.3. Du lịch cộng đồng..................................................................................................8
1.2.

Điều kiện và tiêu chí để phát triển du lịch cộng đồng............................................11

1.2.1. Các điều kiện phát triển........................................................................................11
1.2.2. Các tiêu chí phát triển...........................................................................................14
1.3.

Các nguyên tắc và ý nghĩa phát triển du lịch cộng đồng.......................................15

1.3.1. Nguyên tắc phát triển...........................................................................................15
1.3.2. Ý nghĩa phát triển du lịch cộng đồng....................................................................17
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG
ĐỒNG NGƯỜI SÁN DÌU XÃ ĐẠO TRÙ.....................................................................18
2.1.

Thực trạng phát triển du lịch xã Đạo Trù..............................................................18



2.2.

Các điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch cộng đồng.........................................22

2.3.

Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội hướng tới phát triển du lịch cộng đồng........30

2.4. Phong tục, tập quán, nghi lễ và ẩm thực của người Sán Dìu phục vụ phát triển du
lịch cộng đồng................................................................................................................. 34
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
SÁN DÌU XÃ ĐẠO TRÙ...............................................................................................38
3.1.

Quan điểm phát triển du lịch cộng đồng dân tộc Sán Dìu xã Đạo Trù...................38

3.2.

Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng dân tộc Sán Dìu xã Đạo Trù.........39

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................48

1


Danh mục bảng
Bảng 1: Giá trị sử dụng của thực vật ở VQG Tam Đảo...................................................29
Bảng 2: Đa dạng thành phần động vật VQG Tam Đảo....................................................29


Danh mục hình
Hình 1: Bản đồ cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch ..................................................19
Hình 2: Cơ cấu các ngành kinh tế xã Đạo Trù năm 2015................................................20
Hình 3: Bản đồ hành chính xã Đạo Trù ...........................................................................23
Hình 4: Bản đồ tài nguyên du lịch tự nhiên......................................................................27
Hình 5: Bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn ...................................................................31
Hình 6: Bản đồ định hướng phát triển du lịch cộng đồng................................................43

Các chữ viết tắt
GIS
VQG
TP
UBND
WTO

Hệ thống thông tin địa lý
Vườn quốc gia
Thành phố
Ủy ban nhân dân
Tổ chức thương mại thế giới

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đạo Trù là một xã thuộc vùng đệm của VQG Tam Đảo, huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh
Phúc. Tổng dân số năm 2016 của xã là 15.132 người, trong đó có trên 87,5% dân số là
người dân tộc Sán Dìu sinh sống ở 13 thôn dân cư và có tới 11 thôn toàn bộ là dân tộc
thiểu số Sán Dìu.
2



Đối với người dân nơi đây thì xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các lĩnh
vực Công nghiêp – Xây dựng và Thương mại – Dịch vụ cũng là một hướng đi bắt buộc
phải theo. Bởi vì, quỹ đất sản xuất nông nghiệp ngày càng eo hẹp, diện tích đất tự nhiên
phần lớn lại thuộc sự quản lý của VQG Tam Đảo. Trong khi đó, người dân không được
phép vào rừng để săn bắt, khai thác các sản vật từ rừng như trước kia. Họ không được
trồng trọt, chăn thả gia súc, gia cầm trên các vùng đất thuộc VQG quản lý; số tiền thu
được từ công trông nom, chăm sóc và bảo vệ rừng tự nhiên cũng không được nhiều. Để
có thể đảm bảo được kế sinh nhai của các hộ gia đình người Sán Dìu trước bối cảnh ngày
nay, họ đã dần từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế của mình sang các lĩnh vực Thương
mại – dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xuất khẩu lao động.
Mặt khác, xã Đạo Trù còn có nhiều tiềm năng tài nguyên du lịch về tự nhiên và
nhân văn vẫn chưa được khai thác như: Đạo Trù là một xã duy nhất của huyện Tam Đảo
còn có vườn Cò tự nhiên, hồ Vĩnh Thành, hồ Đồng Mỏ, khu du lịch núi Tam Đảo II hay
truyền thống văn hóa mang đậm nét của dân tộc Sán Dìu và truyền thống đấu tranh trong
công cuộc gìn giữ và bảo vệ đất nước... Vì vậy, đề tài nghiên cứu “ Phát triển du lịch
cộng đồng: trường hợp dân tộc Sán Dìu xã Đạo Trù huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc”
giúp ích cho cộng đồng dân tộc Sán Dìu ở đây một hướng phát triển sinh kế mới, bên
cạnh các sinh kế truyền thống và góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế như đại hội Đảng
bộ xã Đạo Trù lần thứ 21 đã xác định.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
* Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng đối với dân tộc Sán Dìu
xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
* Các mục tiêu cụ thể:
- Làm rõ cơ sở lí luận về phát triển du lịch cộng đồng
- Phân tích thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng của xã Đạo Trù
- Đưa ra một số giải pháp cho phát triển du lịch cộng đồng cho người dân tộc Sán
Dìu ở nơi đây.
3



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Cộng đồng dân tộc Sán Dìu xã Đạo Trù – huyện Tam Đảo – tỉnh Vĩnh Phúc
* Phạm vi nghiên cứu:
Xã Đạo Trù – huyện Tam Đảo – tỉnh Vĩnh Phúc
4. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp:
Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu là phương pháp truyền thống, được sử dụng
khá phổ biến trong các nghiên cứu nói chung cũng như nghiên cứu Địa lí nhân văn nói
riêng. Phương pháp này, giúp làm rõ cơ sở lý luận và các hướng cũng như các công trình
nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong đề tài. Việc phân tích và
tổng hợp các tài liệu và các công trình nghiên cứu trước đó giúp tránh trùng lặp trong
nghiên cứu, thừa kế các kết quả nghiên cứu trước đó theo hướng nghiên cứu của đề tài.
Các tài liệu thu thập được gồm các sách chuyên khảo, các luận án, dự án, kỉ yếu
hội thảo, bài viết, giáo trình, tài liệu... có liên quan đến đề tài nghiên cứu, và các tài liệu
về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội... thu thập từ UBND xã Đạo Trù.
Phương pháp khảo sát thực địa:
Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu khoa học,
vì nó giúp thị sát tình hình thực tế, có cái nhìn khách quan khi tiến hành nghiên cứu.
Đồng thời bổ sung được những nội dung, những thông tin mà các nghiên cứu trên tài liệu
có thể chưa phản ánh được hết. Do đó, nó góp phần chính xác hóa các nhận định khoa
học, giúp tác giả nhanh chóng, kịp thời điều chỉnh hướng nghiên cứu cho phù hợp và
hiệu quả.
Để đề tài có giá trị thực tiễn cao hơn, trong quá trình nghiên cứu, việc khảo sát
thực tế về các giá trị văn hóa của dân tộc Sán Dìu ở xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo là
nhiệm vụ rất quan trọng.
Phương pháp bản đồ, viễn thám và GIS:

4



Trong quá trình nghiên cứu lãnh thổ, đặc biệt là những nghiên cứu liên quan tới
Địa lí thì cần phải sử dụng phương pháp này để thể hiện một cách trực quan và tổng hợp
các vấn đề nghiên cứu. Từ đó, dễ dàng đưa ra được các giải pháp hữu ích mang tính khả
thi cao. Từ cơ sở dữ liệu thu thập được, đề tài sẽ tiến hành xây dựng một số bản đồ liên
quan đến hướng nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

5


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1. Khái niệm cộng đồng và du lịch cộng đồng
1.1.1. Cộng đồng
Có rất nhiều các khái niệm khác nhau về cộng đồng, trong đó một số khái niệm
được các học giả trong nước và nước ngoài sử dụng nhiều đó là:
Cộng đồng là một nhóm người sống trong một môi trường có những điểm tương
đối giống nhau, có những mối quan hệ nhất định với nhau (Korten, 1987)
Theo J.Hfichter, Cộng đồng là một tập thể người nhất định trên một lãnh thổ kinh tế
và văn hóa bao gồm các yếu tố:
- Tương quan cá nhân mật thiết với những người khác, tương quan này đôi khi
được gọi là tương quan mặt đối mặt, tương quan thân mật.
- Có sự liên hệ về tình cảm và cảm xúc
- Có sự tính nguyện hi sinh đối với những giá trị được tập thể coi là cao cả và có
ý nghĩa.
- Có ý thức với mọi thành viên trong tập thể.[9]
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2000, cộng
đồng được hiểu là một tập đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu chung về thành phần
giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú. Cũng có những cộng đồng xã hội
bao gồm cả một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc.

Một số học giả nổi tiếng trong nước như Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang cho
rằng: cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ),
là một nhóm người cũng chia sẻ và chịu ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung
được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên; và một cộng đồng là
một nhóm xã hội có các cơ thể sống chung trong một môi trường thường là có cùng các
mối quan tâm chung. Trong cộng đồng người đó có những kế hoạch, niềm tin, các mối
6


ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác có thể có và cùng ảnh hưởng đến đặc
trưng và sự thống nhất của các thành viên trong cộng đồng.
Các đặc điểm của cộng đồng:
- Đặc điểm kinh tế, xã hội. Ví dụ: Cộng đồng làng xã, khu dân cư, đô thị
- Đặc điểm huyết thống. Ví dụ: Cộng đồng của các thành viên trong cùng một họ tộc
- Mối quan tâm và quan điểm. Ví dụ: Nhóm sở thích trong một dự án phát triển.
- Môi trường, nhân văn. Ví dụ: Cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số sống trên một
địa bàn và các đặc điểm khác như tổ chức, vùng địa lý hoặc các khía cạnh tâm lý khác...
Qua đó, có thể thấy được khái niệm cộng đồng được hiểu theo nghĩa hẹp là một
nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được gọi tên như một đơn vị
hành chính (làng, bản, thôn, buôn, sóc), xã, huyện nhất định qua nhiều thế hệ và có
những đặc điểm chung về giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn, sử dụng các nguồn tài
nguyên môi trường có cùng các mối quan tâm về kinh tế - xã hội, có sự gắn kết về huyết
thống, tình cảm, và có sự chia sẻ về nguồn lợi và trách nhiệm trong cộng đồng.
1.1.2. Du lịch
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of
Official Travel Oragnization): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác
với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức là
không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống...
Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn
từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên

của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình.Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi
làm việc của họ. (Hội nghị LHQ về du lịch họp tại Rome - Italia (21/8 -5/9/1963).
Theo Tổ chức du lịch thể giới (World Tourism Organization) thì du lịch bao gồm tất
cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá
và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục
7


đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá
một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục
đích kiếm tiền.
Luật du lịch Việt Nam năm 2005 cũng có định nghĩa riêng của mình: Du lịch là các
hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiều, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng
thời gian nhất định.
Tựu chung lại, du lịch là một loạt các hoạt động có nhiều đặc thù, nhiều thành phần
tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp và diễn ra ở một nơi khác địa điểm cư trú.
Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội.
1.1.3. Du lịch cộng đồng
Khái niệm du lịch cộng đồng bắt đầu xuất hiện từ đầu thế kỉ XX, có các cách nhìn
nhận và hiểu biết khác nhau về khái niệm này, các khái niệm và định nghĩa khác nhau
thường tùy thuộc vào tác giả, khu vực địa lí hoặc nghiên cứu/ dự án cụ thể.
Theo Sổ tay du lịch cộng đồng Việt Nam - Phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường,
Chương trình ESAT, Du lịch cộng đồng mang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộc
sống địa phương, trong đó các cộng đồng địa phương trực tiếp tham gia vào các hoạt động
du lịch và chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường và văn hóa địa phương.
Du lịch cộng đồng thường được khởi xướng là mục tiêu căn bản trong quá trình
phát triển kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, có những lí do khác để cộng đồng theo đuổi
du lịch cộng đồng như bảo tồn văn hóa và môi trường cùng như có những lợi ích phát
triển khác mà di lịch cộng đồng mang lại như nâng cao năng lực quản lí địa phương, tạo

lập nguồn vốn xã hội. Phát triển du lịch cộng đồng là một quá trình đúng hơn là một sản
phẩm. Tuy nhiên, sự bền vững về mặt kinh tế sau cùng có được lại là bảo tồn nguồn tài
nguyên một cách bền vững.
Du lịch cộng đồng là du lịch có tính đến tính bền vững về mặt môi trường, văn
hóa và xã hội. Nó do chính cộng đồng quản lí và làm chủ vì lợi ích của cộng đồng vì
8


mục đích cho du khách khả năng nhận thức và tìm hiểu về cộng đồng và lối sống của
cộng đồng (Responsible Ecological Social Tour - REST ,1997)
Community based tourism: Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch có sự tham gia
trực tiếp của cộng đồng địa phương nhằm phát triển kinh tế địa phương, đồng thời góp
phần bảo tồn văn hóa, thiên nhiên bền vững, nâng cao nhận thức và tăng cường quyền
lực của cộng đồng. Cộng đồng được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch, nhận được sự
hợp tác, hỗ trợ của chính quyền địa phương, của chính phủ và từ các hoạt động hỗ trợ
quốc tế, nhằm mục đích khai thác bền vững các tiêm năng du lịch tự nhiên và nhân văn
tại địa phương để giới thiệu với khách du lịch (Handbook, 2000).
Tóm lại, các khái niệm du lịch cộng đồng có khác nhau nhưng đều có những đặc
điểm chung:
- Du lịch cộng đồng có sự tham gia trực tiếp, chủ yếu của cộng đồng địa phương
vào các hoạt động du lịch nhằm bảo tồn, khai thác bền vững các nguồn tài nguyên và
cộng đồng được hưởng lợi từ hoạt động du lịch.
- Chú ý đến vai trò cung cấp du lịch của cộng đồng địa phương và việc hưởng lợi
từ du lịch của họ.
- Du khách là tác nhân bên ngoài, là tiền đề mang lại lợi ích kinh tế và sẽ có
những tác động nhất định kèm theo việc thụ hưởng các giá trị về môi trường sinh thái tự
nhiên và nhân văn khi đến với một cộng đồng địa phương cụ thể.
- Cộng đồng địa phương là người kiểm soát các giá trị về mặt tài nguyên du lịch
để hỗ trợ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình khi có cơ hội tiếp
cận hệ thống tài nguyên du lịch tại không gian sinh sống của cộng đồng địa phương và

họ ngày càng được tăng cường về khả năng tổ chức, vận hành và thực hiện các hoạt
động, xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách. Từ đó, cộng đồng ngày
càng phát huy vai trò làm chủ của mình.
Du lịch cộng đồng có những đặc điểm như:

9


- Du lịch cộng đồng là phương thức phát triển mà cộng đồng dân cư địa phương
là chủ thể của mọi hoạt động bảo tồn, quản lý, khai thác tài nguyên môi trường du lịch
và các khâu, các hoạt động du lịch trong quá trình phát triển
- Cộng đồng địa phương giữ vai trò chủ đạo, duy trì các hoạt động kinh doanh du
lịch và hoạt động kinh tế - xã hội liên quan đến du lịch và du khách.
- Địa điểm tổ chức phát triển du lịch cộng đồng: là nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú
của cộng đồng địa phương - khu vực có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn.
- Du lịch cộng đồng bao gồm các yếu tố trợ giúp cộng đồng phát triển du lịch của
các bên tham gia
- Du lịch cộng đồng bao gồm các cơ chế, chính sách của cơ quan quản lý nhà
nước các cấp, của chính phủ và cách thức sản xuất kinh doanh các sản phẩm du lịch để
xã hội hóa du lịch.
Một số loại hình du lịch cộng đồng đã triển khai tại một số cộng đồng địa phương ở
Việt Nam đó là:
- Du lich sinh thái: là một hình thức du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên và kết hợp
tìm hiểu bản sắc văn hóa -xã hội của địa phương có sự quan tâm đến vấn đề môi trường
- Du lịch văn hóa: là một trong những thành phần quan trọng nhất của du lịch
cộng đồng từ khi văn hóa, lịch sử, khảo cổ học là yếu rố thu hút khách chủ yếu của cộng
đồng địa phương.
- Du lịch nông nghiệp: là một hình thức du lịch tại các khu vực nông nghiệp. Tới
đây khách du lịch có thể xem hoặc trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất nông
nghiệp tại địa phương.

- Du lịch bản địa: đề cập đến một loại du lịch mà khách du lịch đến nơi đồng bảo
dân tộc thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, nền
văn hóa vốn có của cộng đồng địa phương chính là yếu tố thu hút khách du lịch.

10


- Du lịch làng, bản: khách du lịch có thể chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống
thôn bản. Dân làng cung cấp các dịch vụ ăn ở, nhà trọ cho khách nghỉ qua đêm.
- Nghệ thuật và thủ công mĩ nghệ: đây không phải là một hình thức du lịch độc
lập, du lịch mang lại cơ hội kinh doanh tốt hơn cho ngành công nghiệp thủ công nghiệp
của địa phương, tăng doanh số bán hàng đồng thời cũng cung cấp cho khách du lịch về
di sản văn hóa và nghệ thuật phong phú và độc đáo của địa phương.
1.2. Điều kiện và tiêu chí để phát triển du lịch cộng đồng
1.2.1. Các điều kiện phát triển
- Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú và mang tính đặc trưng cao
Đây là điều kiện có ý nghĩa quyết định đến phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị
nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể sử dụng nhằm thõa mãn nhu
cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự
hấp dẫn du lịch (Pháp lệnh du lịch Việt Nam, 1999).
Được xem như là tiền đề phát triển của bất cứ loại hình du lịch nào. Thực tế cho
thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú hấp dẫn bao nhiêu, càng đặc sắc bao nhiêu thì
sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. Tài nguyên du lịch gồm
có hai loại là tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên
du lịch thiên nhiên là các yếu tố hợp phần tự nhiên, các hiện tượng tự nhiên và quá trình
biến đổi của chúng, tạo nên các điều kiện thường xuyên tác động đến sự sống và hoạt
động của con người được sử dụng vào mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn là
nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo, nghĩa là do con người sáng tạo ra có giá
trị phục vụ du lịch. Các giá trị đó lại được phân ra thành các giá trị văn hóa vật thể như

các di tích văn hóa, lịch sử, các sản phẩm truyền thống…hay các giá trị văn hóa phi vật
thể như các phong tục, tập quán, các lễ hội…của cộng đồng.
Du lịch cộng đồng được xác lập trên một địa điểm xác định gắn với các giá trị tài
nguyên sẵn có của nó, là sự hòa quyện của các giá trị tự nhiên và nhân văn. Nếu không
11


có sẵn tài nguyên du lịch thì dù cho nguồn nhân lực rất dồi dào hay chính quyền địa
phương tại địa bàn đó tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch thì du lịch
tại đó cũng không thể phát triển. Vì vậy đứng trên góc độ địa lý thì việc nghiên cứu tài
nguyên du lịch luôn là nền tảng cho sự phát triển du lịch địa phương.
- Yếu tố cộng đồng và sự tham gia rộng rãi và hiệu quả
Điều này được đánh giá trên các yếu tố số lượng thành viên, bản sắc dân tộc,
phong tục tập quán, trình độ học vấn và nhận thức trách nhiệm về tài nguyên và phát
triển du lịch. Xác định phạm vi cộng đồng và những dân cư sinh hoạt và lao động cố
định, lâu dài trong hoặc liên kề vùng có tài nguyên thiên nhiên.
Cộng đồng dân cư đóng vai trò xuyên suốt trong hoạt động du lịch, vừa là chủ thể
tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, vừa là người quản lý, có trách nhiệm bảo tồn tài
nguyên du lịch. Các yếu tố quyết định tới sự phát triển du lịch cộng đồng là:
+ Sự ý thức về tầm quan trọng cũng như tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp
sản phẩm du lịch đúng nghĩa, điều đó phái bắt nguồn từ việc nhận thức về lợi ích của du
lịch cộng đồng tới sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa và môi trường.
+ Ý thức tự hào về cộng đồng tức là tự hào về truyền thống văn hóa địa phương
+ Ý thức về trách nhiệm bảo tồn các tài nguyên tự nhiên, môi trường và văn hóa
địa phương
+ Cộng đồng phải có trình độ văn hóa nhất định để hiểu được các giá trị văn hóa
địa phương, tiếp thu và ứng dụng các kiến thức văn hóa và kỹ thuật phù hợp vào hoạt
động du lịch
+ Cộng đồng phải có trình độ hiểu biết về hoạt động du lịch để từ đó cân bằng
giữa lợi ích kinh tế và văn hóa, môi trường, giữa văn hóa địa phương và nhu cầu của

khách, đó là cơ sở để không làm mai một các giá trị văn hóa địa phương dẫn tới sự
xuống cấp các sản phẩm du lịch đặc trưng.

12


- Cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch và sự
tham gia của cộng đồng
Chủ trương của nhà nước thể hiện ở mục tiêu phát triển và chiến lược phát triển
du lịch quốc gia đến các văn bản pháp luật có tính pháp lý với việc quản lý hoạt động du
lịch. Nếu nhà nước có chủ trương phát triển du lịch thì có các chính sách thuận lợi thu
hút khách du lịch và đầu tư cho du lịch. Từ đó nhà nước sẽ có những đầu tư cho địa
phương như hỗ trợ vốn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đào tạo về kỹ thuật làm
du lịch.
Chính quyền địa phương có vai trò quan trọng điều kiện phát triển du lịch cộng
đồng. Bằng tiếng nói của mình, họ có thể bác bỏ, cấm đoán hay khuyến khích việc xây
dựng điểm du lịch cũng như phát triển du lịch. Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương thể
hiện ở các mặt
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan như việc cấp thủ tục
hành chính, các quy định không quá khắt khe đối với khách du lịch
+ Khuyến khích và hỗ trợ địa phương tham gia hoạt động du lịch: Hỗ trợ đầu tư
vốn, kỹ thuật cho cộng đồng, có những chính sách thông thoáng, mở cửa đối với các tổ
chức, đoàn thể tham gia phát triển du lịch.
+ Tham gia định hướng chỉ đạo và quản lý các hoạt động du lịch
+ Tạo môi trường an toàn cho khách du lịch bằng các biện pháp an ninh cần thiết.
- Khách du lịch là động lực để phát triển du lịch cộng đồng
Đối tượng của du lịch bao giờ cũng là khách du lịch. Đứng dưới góc độ du lịch nói
chung, họ là khách thể, là yếu tố tạo ra thị trường. từ đó cho thấy tầm quan trọng mang
tính quyết định sự hình thành và phát triển của một loại hình du lịch cũng như điểm du
lịch. Khách du lịch tiếp cận các nguồn tài nguyên du lịch cũng như nhu cầu cơ bản khác.

Cộng đồng địa phương được hưởng lợi khi cung cấp các sản phẩm du lịch cho khách.
Như vậy khách du lịch là động lực để phát triển du lịch.
13


1.2.2. Các tiêu chí phát triển
Theo UNWTO (World Tourism Organization), 2008 cho rằng những tiêu chí của
một du lịch cộng đồng đang hướng tới gồm các tiêu chí sau:
-

Tiêu chí 1: Người trong cộng đồng nên được tham gia vào quá trình lên kế
hoạch và quản lý hoạt động du lịch tại cộng đồng.

-

Tiêu chí 2: Hoạt động du lịch này phải mang lại lợi ích một cách công bằng cho
cộng đồng (lợi ích bao gồm nhiều mặt như sức khỏe, giáo dục và các hoạt động
khác).

-

Tiêu chí 3: Hoạt động du lịch này nên bao gồm tất cả các thành viên của cộng
đồng hơn chỉ là sự tham gia của một vài thành viên.

-

Tiêu chí 4: Quan tâm đến sự bền vững của môi trường.

-


Tiêu chí 5: Mọi hoạt động du lịch cộng đồng phải tôn trọng nền văn hóa và các
“cấu trúc xã hội” tại cộng đồng.

-

Tiêu chí 6: Có hệ thống, phương pháp để giúp người trong cộng đồng có thể
“vượt qua” những ảnh hưởng của những khách du lịch phương tây.

-

Tiêu chí 7: Hoạt động du lịch thường được giữ ở quy mô nhỏ nhằm hạn chế tối
đa những ảnh hưởng đến văn hóa và môi trường.

-

Tiêu chí 8: Hướng dẫn tổng quan cho khách du lịch về cộng đồng để giúp họ có
những hành động hợp lý trong quá trình du lịch.

-

Tiêu chí 9: Không yêu cầu người trong cộng đồng phải thực hiện những hoạt
động trái với văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của họ.

-

Tiêu chí 10: Không yêu cầu người dân trong cộng đồng tham gia vào các hoạt
động du lịch nếu họ không muốn.

14



1.3. Các nguyên tắc và ý nghĩa phát triển du lịch cộng đồng
1.3.1. Nguyên tắc phát triển
Hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng hiện nay nhận được nhiều mối quan tâm từ
các tổ chức Phi Chính phủ, các nhà hoạt động kinh tế - xã hội, hay những người thích đi
du lịch có trách nhiệm… Du lịch cộng đồng dựa nhiều vào cộng đồng và tạo điều kiện
giúp đỡ các hoạt động bảo tồn, duy trì các bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của cộng
đồng dân cư địa phương. Để du lịch cộng đồng dần trở thành một lĩnh vực chính yếu
trong ngành công nghiệp không khói thì có những nguyên tắc phát triển riêng của nó.
Theo tổ chức WTO (2004), các nguyên tắc để phát triển du lịch cộng đồng cần phải
dựa trên các nguyên tắc của du lịch bền vững:
-

Sử dụng tối ưu nguồn môi trường, duy trì các tiến trình sinh thái học chủ yếu
và giúp bảo tồn nguồn tự nhiên và hệ sinh thái được thừa hưởng.

-

Khía cạnh xác thực nền văn hoá - xã hội của cộng đồng địa phương, đảm bảo
họ đã xây dựng, kế thừa văn hoá và giá trí truyền thống, đồng thời góp phần
vào sự hiểu biết và thông cảm đối với các nền văn hoá khác nhau.

Đảm bảo sự vận hành nền kinh tế lâu dài ổn định, cung cấp các lợi ích kinh tế - xã
hội đến tất cả những người có liên quan nhằm phân bổ công bằng.
Năm 2008, tác giả Võ Quế cho rằng các nguyên tắc để phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng bao gồm:
-

Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện
và quản lý, đầu tư và có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng.


-

Phù hợp với khả năng của cộng đồng.

-

Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng

-

Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với tài nguyên và văn hoá.

15


Năm 2013, Quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (WWF) thực hiện chương
trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội dưới sự tài trợ
của cộng đồng Châu Âu tài trợ thì các nguyên tắc cơ bản của du lịch cộng đồng bao gồm:
- Tôn trọng văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên
Tất cả các hoạt động du lịch đều có những tác động tích cực lẫn tiêu cực đến cộng
đồng địa phương và môi trường thiên nhiên. Nguyên tắc đầu tiên cho phát triển du lịch
cộng đồng là phải tôn trọng các giá trị văn hóa, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể
cùng với sự tôn trọng các đặc điểm tự nhiên của địa phương nhằm duy trì cấu trúc xã hội
ở địa phương. Do đó, cộng đồng phải nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình
trong việc cung cấp các trải nghiệm du lịch mà còn phải hiểu các tác động của du lịch
ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và văn hóa của cộng đồng mình.
- Bình đẳng xã hội
Các thành viên của cộng đồng tham gia lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các hoạt
động du lịch trong cộng đồng của mình. Cộng đồng địa phương tham gia vào công tác

chuẩn bị lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch trong cộng đồng của
mình và các lợi ích kinh tế được công bố công khai và chia đầy đủ cho những thành viên
trong cộng đồng tham gia.
- Chia sẻ lợi ích chung
Lợi ích thu được từ du lịch cộng đồng đỏi hỏi phải được chia sẻ minh bạch giống
như cho các đối tác liên quan khác. Doanh thu từ các hoạt động du lịch thường được chia
cho tất cả những người tham gia, và một phần để riêng đóng góp cho toàn bộ cộng đồng
địa phương thông qua các tổ chức của cộng đồng như lãnh đạo thôn, chi bộ thôn… quĩ
này có thể được sử dụng để tái đầu tư cho các mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng thôn, giữ
gìn vệ sinh môi trường… hoặc các lĩnh vực liên quan tới giáo dục và y tế của cộng đồng.
Sở hữu và tham gia của địa phương: Một số mô hình du lịch cộng đồng thành công cho
thấy sự khai thác một cách hiệu quả các kiến thức và nguồn lực địa phương để đạt được
các kết quả trong phát triển du lịch. Sự tham gia của cộng đồng địa phương từ khâu lập
16


kế hoạch đến thực hiện và đánh giá rất quan trọng để đảm bảo đạt được một cách tốt nhất
quyền sở hữu của địa phương và phát huy tối đa sự tham gia của địa phương.
1.3.2. Ý nghĩa phát triển du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa
bản địa, các di sản tự nhiên của cộng đồng địa phương. Du lịch cộng đồng còn góp phần
phục hồi và phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống, các ngành nghề thủ công
truyền thống hay bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Du lịch cộng đồng còn tạo
ra cơ hội giao lưu văn hóa – kinh tế giữa các dân tộc ở Việt Nam cũng như các nước khác.
Ngoài ra, phát triển du lịch cộng đồng còn có nhiều ý nghĩa mang lại một nguồn
sinh kế mới cho các hộ gia đình trong cộng đồng, tạo thêm cơ hội việc làm mới thay cho
việc chỉ biết làm nông nghiệp. Phát triển du lịch cộng đồng còn có ý nghĩa giúp cho định
hướng cơ cấu kinh tế của địa phương, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, cải thiện chất lượng
lao động địa phương và giảm di cư nông thôn ra các thành phố lớn.
Phát triển du lịch cộng đồng còn có ý nghĩa thúc đẩy sự công bằng trong phát triển

du lịch với việc mang lại cho cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch vụ, phát
triển cơ sở hạ tầng nông thôn, cải thiện các điều kiện y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng
và phát triển giáo dục.

17


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG
ĐỒNG NGƯỜI SÁN DÌU XÃ ĐẠO TRÙ
2.1. Thực trạng phát triển du lịch xã Đạo Trù
Xã Đạo Trù được thiên nhiên ưu đãi có khí hậu ôn hòa, cảnh quan môi trường
tuyệt đẹp với núi non hùng vĩ, rừng tự nhiên bao phủ chiếm tới 60% diện tích toàn xã.
Để khai thác những thế mạnh, tiềm năng sẵn có xã Đạo Trù đã xác định lấy thương mại
dịch vụ du lịch là ngành mũi nhọn trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội thời gian tới.
Trên thực tế xã Đạo Trù vẫn là một xã nghèo của huyện Tam Đảo, nông nghiệp còn
chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, tiềm năng về du lịch của xã Đạo Trù rất lớn
nhưng việc đầu tư còn thấp, khai thác chưa có hiệu quả, chất lượng các hoạt động du
lịch, dịch vụ còn thấp và manh mún; cơ sở hạ tầng kỹ thuật kém và còn nhiều bất cập, tỷ
lệ lao động không có việc làm còn cao, mặt bằng dân trí, chất lượng nguồn nhân lực nhìn
chung còn thấp…điều đó đã gây khó khăn cho phát triển du lịch ở xã Đạo Trù. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây với việc làm tốt công tác quy hoạch, giải phóng mặt
bằng, triển khai các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, thu hút được các nhà
đầu tư vào Đạo Trù... đã tạo điều kiện cho kinh tế của xã có tốc độ tăng trưởng cao và du
lịch ở xã ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của xã. Thực tế cho thấy
rằng, đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế dần theo hướng giảm tỷ trong nông-lâmthủy sản tăng dần tỷ trọng du lịch-dịch vụ. Trong gian đoạn 2005-2010 cơ cấu kinh tế
của xã ngành nông-lâm-thủy sản chiếm tới 80%, du lịch-dịch vụ chiếm 9,5% đến năm
2014 thì tỷ trọng sản xuất nông-lâm-thủy sản giảm xuống chỉ còn 73%, du lịch-dịch vụ
tăng 15%. Trong năm 2015, du lịch - dịch vụ tiếp tục đạt 14,8%, sản xuất nông - lâm thủy sản giảm xuống còn 70,4%, giá trị sản xuất ngành du lịch-dịch vụ đạt tới 37,940 tỷ
đồng, bình quân tăng 10,2% trong giai đoạn 2010-2015, giải quyết nhu cầu công việc
hàng năm trên 340 lao động địa phương, thu nhập bình quân của hộ gia đình tăng thêm

từ 10-12 triệu đồng/năm1. Đây là những kết quả bước đầu quan trọng tạo động lực cho
du lịch xã Đạo Trù phát triển.

1 Số liệu phòng thống kê huyện Tam Đảo cung cấp

18


19


Hình 1: Bản đồ cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch

14.8 0%

14.78 %

70.42%

N-L-TS
DL-DV
CN-XD

Cơ cấu các ngành kinh tế
Nông- Lâm nghiệp-Thủy sản: 70,42%
Du lịch-Dịch vụ: 14,80%
Công nghiệp-Xây dựng: 14,78%

Hình 2: Cơ cấu các ngành kinh tế xã Đạo Trù năm 2015
Những năm gần đây du lịch cộng đồng đang là loại hình du lịch thu hút được rất

nhiều khách du lịch. Là hình thức khách du lịch ở tại nhà dân, tham gia vào các công
việc hàng ngày của dân bản xứ, trải nhiệm các giá trị văn hóa, hòa nhập với cuộc sống
của người dân. Người dân có thể cung cấp cho khách du lịch các dịch vụ như: nơi cư trú,
ẩm thực của cộng đồng địa phương, cho thuê xe máy, xe đạp… Xã Đạo Trù là nơi sinh
sống của dân tộc Sán Dìu. Họ có rất nhiều nét văn hóa đặc sắc. Trong đó phải kể đến hát
Soọng Cô là làn điệu dân ca đặc sắc của đồng bào dân tộc Sán Dìu, được lưu giữ hàng
trăm năm trong kho tàng văn hóa, văn nghệ dân gian của người Sán Dìu. Để gìn giữ điệu
hát Soọng Cô của đồng bào còn mãi với đời sau, những năm qua, được sự giúp đỡ của
các ngành chức năng, chính quyền địa phương cũng đã có nhiều nỗ lực để khôi phục lại
những điệu hát này. Hiện nay, trên địa bàn xã đã thành lập 13 câu lạc bộ hát soọng cô ở
12 thôn. Các câu lạc bộ này hoạt động rất sôi nổi, thu hút nhiều hội viên tham gia. Họ
sẵn sàng tự nguyện đóng góp kinh phí để tổ chức các cuộc hát giao lưu.
Hiện nay, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ để phát triển du lịch cộng đồng tại xã
Đạo Trù còn nhiều hạn chế; chưa có một dự án du lịch cộng đồng nào được triển khai
theo đúng tiêu chí. Mức độ tham gia của cộng đồng vẫn chỉ ở mức cung cấp các dịch vụ
nhỏ lẻ, chưa tham gia vào quá trình tổ chức và ra quyết định, xây dựng các kế hoạch
20


thực hiện trong du lịch cộng đồng. Việc tạo dựng các sản phẩm du lịch trọn gói, hấp dẫn
khách du lịch và lập chương trình cho các tuyến, chương trình du lịch tại cộng đồng còn
chưa được quan tâm thỏa đáng. Chủng loại, kiểu dáng các sản phẩm thủ công truyền
thống chưa phong phú, đa dạng và chất lượng chưa cao để hấp dẫn khách du lịch. Trong
khi đó các công ty du lịch lại chưa thực sự đánh giá, đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu để nắm
bắt được nhu cầu và mong muốn của khách du lịch. Hai bộ phận doanh nghiệp và cộng
đồng hoạt động một cách riêng lẻ, không có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Cùng với đó,
các cấp quản lý chưa thực sự quan tâm đầu tư phát triển du lịch cộng đồng; chưa có các
chính sách đãi ngộ tốt đối với các nghệ nhân làng nghề; sự mất dần các giá trị truyền
thống của các cộng đồng và thay vào đó là đô thị hóa, bê tông hóa cảnh quan làng quê.
Bên cạnh đó là sự xuống cấp nghiêm trọng của các điểm di tích lịch sử, các thắng cảnh

du lịch. Thực trạng và những hạn chế này đang làm lãng phí một nguồn tài nguyên du
lịch quý giá của địa phương. Tuy nhiên, trong tương lai không xa thì đây sẽ được xác
định là một trung tâm về du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng người Sán Dìu.
Đạo Trù cũng được tỉnh có chủ trương xây dựng làng văn hóa tại thôn Đạo Trù
Thượng xã Đạo Trù theo hướng phục vụ du khách tại cộng đồng. Đây là thôn có đầy đủ
tiêu chí về tài nguyên thiên nhiên, lịch sử văn hóa, những phong tục tập quán đặc sắc.
Nơi đây cũng được nhiều du khách biết đến và tham quan, tuy nhiên số lượng nguồn
khách đến không ổn định và đang bị suy giảm do nhiều nguyên nhân; trong đó nguyên
nhân chủ yếu là những giá trị truyền thống đang dần bị mai một và chưa có chính sách
cụ thể để bảo tồn nhằm phát triển du lịch bền vững. Việc xây dựng làng văn hóa để phục
vụ du lịch cộng đồng tại thôn Đạo Trù Thượng đi vào hoạt động hiệu quả sẽ là bước đệm
quan trọng, có tính chất đòn bẩy cho các chương trình, dự án du lịch cộng đồng khác
phát triển tại xã Đạo Trù. Du lịch cộng đồng đem lại lợi ích thiết thực đối với người dân
trong việc cải thiện đời sống. Du lịch phát triển thì các loại hình dịch vụ cũng được mở
rộng và phát triển. Dịch vụ và việc làm là kết quả dây chuyền. Sự phát triển hình thức du
lịch cộng đồng ở Đạo Trù đã tạo ra một môi trường mới cho sự phục hồi các thực hành
văn hóa truyền thống. Nguồn lợi kinh tế từ việc bán các sản phẩm văn hóa đã trở thành
chất xúc tác cho người dân tự sưu tàm vào bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Hoạt
động du lịch phát triển đã tạo tiền đề cho việc khôi phục các sinh hoạt văn hóa truyền
21


thống của cộng đồng vốn đã bị mai một. Du lịch phát triển phần nào đó tác động trực
tiếp tới đời sống người dân. Sự xuất hiện của khách du lịch dẫn tới sự giao thoa văn hóa.
Người dân tiếp thu và chọn lọc các thực hành văn hóa bên ngoài làm phong phú, đa dạng
thêm văn hóa của cộng đồng. Tuy nhiên, cũng do sự giao thoa văn hóa mà một số hoạt
động văn hóa truyền thống bị lấn át và mai một dần hay mất đi những giá trị mà nó vốn
có như nhà ở, trang phục….Như vậy, phát triển du lịch cộng đồng là hướng đi phù hợp
với điều kiện kinh tế - xã hội của xã Đạo Trù. Đây là loại hình du lịch không đòi hỏi đầu
tư lớn, nhưng kết quả thu lại được rất là lớn và hiệu quả về kinh tế cũng như môi trường.

Cộng đồng làm du lịch sẽ huy động được nội lực từ cộng đồng, khai thác có hiệu quả cơ
sở hạ tầng, cơ sở vật chất hiện có của cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống. Du lịch
cộng đồng có tác động hai mặt đến đời sống cộng đồng dân tộc. Vì vậy, chúng ta cần có
một giải pháp hợp lý làm sao để vừa phát triển du lịch, phát triển kinh tế xã hội vừa bảo
tồn các giá trị văn hóa truyền thống của người Sán Dìu.
2.2. Các điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch cộng đồng
2.2.1. Vị trí địa lý
Đạo Trù là xã miền núi gần như bị khép kín bởi hệ thống đồi, núi bao bọc. Phía
Bắc giáp xã Ninh Lai thuộc huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang; Phía Tây có suối Vực
Chuông giáp xã Bồ Lý và dãy Phủ Mây Đại Đình; Phía Đông tiếp giáp với dãy núi Tam
Đảo trùng điệp với các núi Con Voi, Con Hổ và tiếp giáp với xã Văn Yên, Mỹ Yên,
Hoàng Nông huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên; Phía Nam có dãy núi Ngang tiếp giáp với
xã Đại Đình.
Đạo Trù là địa phương có hệ thống đường giao thông liên xã khá thuận lợi. Xã nằm
trên trục đường liên tỉnh 302 nối với quốc lộ 2C với huyện Lập ThạchĐường liên xã thứ
nhất được bắt nguồn từ Km 11 Quốc lộ 2B Vĩnh Yên đi Tam Đảo chạy qua trung tâm của
xã lên huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. Con đường liên xã thứ hai từ trung tâm xã
qua xã Bồ Lý ra Bến Trang nối liền quốc lộ 2C đi Tuyên Quang. Con đường liên xã thứ ba
bắt đầu từ thôn Vĩnh Ninh đi qua suối Lạnh qua xã Yên Dương. Hệ thống giao thông
thuận lợi cũng là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch tại địa phương.

22


Hình 3: Bản đồ hành chính xã Đạo Trù
23


2.2.2. Địa hình:
Xã Đạo Trù có địa hình thuộc vùng bán sơn địa, địa hình tương đối phức tạp, có

độ cao thấp không đồng đều:
Địa hình núi cao là dãy núi Tam Đảo trùng điệp bao bọc phần lớn diện tích phía
Đông của xã với đỉnh cao nhất là đỉnh Tam Đảo Bắc cao 1.592m, cùng với đó là các núi
Con Hổ, Con Voi ... tạo nên một địa hình hùng vĩ, kết hợp điều kiện khí hậu trong lành,
mát mẻ thích hợp cho các loại hình du lịch tự nhiên như leo núi, đi bộ trong rừng...
Địa hình đồi được bố trí theo dạng bát úp khá cao nằm ở phía Bắc của xã. Địa
hình đồi thường tạo ra không gian thoáng đãng bao la – thích hợp cho các du khách ưa
thích dã ngoại,và các hoạt động du lịch cắm trại, thăm quan.
Phía Nam xã Đạo Trù là địa hình đồng bằng, nơi tập trung dân cư của xã, địa hình
bằng phẳng rất thích hợp để xây dựng các khu nhà nghỉ phục vụ du khách đồng thời
cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, lễ hội để phục vụ du khách.
2.2.3. Khí hậu
Khí hậu là một trong những thành phần quan trọng nhất của thiên nhiên của xã
Đạo Trù. Yếu tố khí hậu có ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống dân cư của xã do địa
hình của xã khá phức tạp đã tạo ra nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
Đạo Trù là một xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nhiều mưa;
đặc điểm khí hậu chia 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa hè nắng nóng và mưa nhiều, mùa
đông lạnh và khô hanh, nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,3 0C. Tháng có nhiệt độ thấp
nhất là các tháng 12, tháng 1, tháng 2. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28 0C.Lượng
mưa trung bình hàng năm là 1.815mm, lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 3.210mm
tập trung vào các tháng 6,7,8 gây ngập úng cho các vùng đất chiêm trũng. Tháng có
lượng mưa thấp nhất là tháng 12, 1, 2 với lượng chỉ 74mm.
Số giờ nắng trung bình cả năm từ 1.510 – 1.560 giờ, số giờ nắng trung bình tháng
cao nhất là 210 giờ, tháng thấp nhất là 45 giờ.
Độ ẩm không khí bình quân trong cả năm là 83%. Độ ẩm cao nhất trong năm là
93% và thấp nhất là 63% thường vào những mùa khô.
Gió có hai hướng rõ rệt, mùa khô thời tiết thường khô hanh và lạnh nên gió mùa
này thường là gió mùa Đông Bắc, mùa hè thời tiết nóng nên gió mùa này thường là gió

24



mùa Đông Nam. Gió thường xuất hiện ít nên cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến đời
sống của người dân.
Khí hậu mát mẻ, không khí thoáng đãng thích hợp cho các hoạt động nghỉ dưỡng,
vui chơi ngoài trời... Đây có thể là điểm đến lí tưởng để tổ chức các hoạt động vui chơi
giải trí ngoài trời hay nghỉ dưỡng mỗi dịp cuối tuần.
Tam Đảo nói chung hay Đạo Trù nói riêng được ví như Đà Lạt hay Sa Pa thứ hai
của miền Bắc với nền nhiệt độ mát mẻ quanh năm, bên cạnh những cánh rừng bạt ngàn
của Vườn quốc gia, đây là điểm đến lí tưởng cho việc nghỉ dưỡng của nhiều người.
2.2.4. Thủy văn:
Đạo Trù có các con sông, suối bắt đầu từ dãy Tam Đảo chảy qua xã: Suối Lạnh,
Suối On, Suối Bạc, Suối Thác Lác,suối Bến Tắm, suối Rốc Rít... những con suối này có
nhiệm vụ dẫn nước về để phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân. Cùng với các
suối trên, hệ thống ao hồ nằm rải rác trên địa bàn xã tạo nên một số cảnh quan đẹp có thể tổ
chức các hoạt động tham quan, ngắm cảnh. Hệ thống sông suối chảy qua dãy núi Tam Đảo
cũng tạo ra những cảnh quan thác đẹp như: Thác Tắm (Suối Rốc Rít, thôn Vĩnh Ninh), Bến
Tắm (thôn Đồng Giếng)... là những điểm thu hút khách du lịch đến với Đạo Trù.
Ngoài ra, để hoàn thiện hệ thống thủy lợi của xã, cung cấp nước tưới cũng như
nước sinh hoạt cho người dân trong cũng như ngoài xã, một số hồ nhân tạo được hình
thành cũng tạo nên những cảnh quan đẹp ở đây:
Hồ Vĩnh Thành - hồ nhân tạo - thuộc thôn Vĩnh Ninh, hồ nằm dưới thung lũng
thuộc dãy núi Con Voi, trên lưu vực suối Lạnh, lòng hồ có diện tích khoảng 6 ha, có mặt
nước trong xanh quanh năm, mặt hồ phẳng lặng như một chiếc gương khổng lồ soi chiếu
cho những dãy núi cao và thảm thực vật xung quanh, tạo nên một khung cảnh nên thơ,
trữ tình.Vào những ngày hè, đây còn là nơi lý tưởng để du khách thập phương hay những
cô cậu thanh niên, học sinh đến du ngoạn, tắm mát, hòa mình vào hồ nước trong xanh,
ngắm cảnh đẹp và chụp lại những tấm hình làm kỷ niệm. Hồ Vĩnh Thành được xây dựng
cách đây 17 năm, hồ có số lượng loài cá khá đa dạng và có một số loài cá có thể đạt
trọng lượng từ 10 -15kg, vì thế đây cũng là nơi giải trí lí tưởng dành cho những ai có sở

thích câu cá.
Hồ chứa nước Đồng Mỏ có diện tích 23km 2, đảm bảo nước tưới tiêu nông nghiệp
cho xã Đạo Trù và một phần xã Bồ Lý. Công trình còn nguồn cung cấp nước sạch cho
25


×