Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Trả lời các câu hỏi đề thi tự luận môn Triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.67 KB, 16 trang )

TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỀ THI TỰ LUẬN
MÔN TRIẾT HỌC – BẬC CAO HỌC
PHẦN 1:
Câu 1: Phân tích tư tưởng “Thế giới quan” trong triết học Phật giáo? Liên hệ vai trò của
Phật giáo tại Việt Nam
GIẢI
1. Khái quát thân thế, sự nghiệp của Phật Thích Ca
Phật giáo là một trào lưu triết học xuất hiện vào thế kỉ VI – TCN. Người sáng lập Phật
giáo là thái tử Siddharta (Tất Đạt Đa), họ là Gôtama. Ông là thái tử của vua Tịnh Phạn, vua
một nước nhỏ ở Bắc Ấn Độ lúc đó (nay thuộc đất Nêpan) sáng lập.
Về năm sinh của Phật hiện nay có nhiều tài liệu khác nhau nhưng nhìn chung nhiều ý
kiến cho rằng Phật sinh vào ngày 4 tháng 4 năm 563 trước Công Nguyên. Nhưng theo truyền
thống Phật lịch thì tính là ngày 15 tháng 04 (rằm tháng tư) hay còn gọi là ngày Phật đản.
Năm 17 tuổi, ông cưới vợ và sinh được một người con trai đặt tên là La Hầu La. Mặc
dù sinh ra trong gia đình quý tộc dòng dõi Đế Vương, nhưng trước bối cảnh xã hội phân chia
đẳng cấp khắc nghiệt, với sự bất lực của con người trước những khó khăn của cuộc đời và xã
hội khiến ông sớm có ý định từ bỏ cuộc đời giàu sang phú quý để đi tìm một đạo lý cứu
người.
Năm 29 tuổi, ông đã từ bỏ hoàng cung để xuất gia tu đạo. Sau 6 năm tu khổ hạnh,
bằng sự kiên trì và nhạy cảm trí tuệ, cuối cùng Người đã giác ngộ tìm ra chân lý, tìm ra con
đường có thể dẫn con người đến sự giải thoát. Bằng lối tu đó, sau 49 ngày chìm đắm trong
những tư duy sâu thẳm, ông tuyên bố đã đạt đến chân lí, đã hiểu được bản chất sự tồn tại của
nhân sinh. Từ đó, ông được gọi là Thích Ca Mâu Ni – tức người giác ngộ chân lí đầu tiên có
họ là Thích Ca. Ông bắt đầu sự nghiệp hoằng hóa của mình, thu nạp đệ tử, thành lập các tăng
đoàn Phật giáo. Vào năm 483 TCN, ông tạ thế.
Xét về mặt triết học, Phật giáo được coi là triết lí thăng trầm về vũ trụ và con người.
Với mục đích giải phóng con người khỏi mọi khổ đau bằng chính cuộc sống đức độ của con
người. Phật giáo đã nhanh chóng chiếm được tình cảm và niềm tin của đông đảo
quần chúng lao động. Nó trở thành biểu tượng của lòng từ bi bát ái trong đạo đức truyền
thống của các dân tộc châu Á.
1




Kinh điển của Phật giáo rất đồ sộ, bao gồm 3 bộ phận gọi là Tam tạng kinh, đó là:
Tạng kinh (ghi lại những lời dạy của Phật Thích Ca), Tạng luật (những điều quy
định mà giáo đoàn Phật giáo phải tuân theo); Tạng luận (các tác phẩm luận giải về Phật
giáo của các học giả cao tăng về sau).
2. Tư tưởng “Thế giới quan” trong triết học Phật giáo:
* Quan điểm về thế giới quan của Phật giáo: Quan điểm về thế giới quan của
Phật giáo được thể hiện tập trung ở nội dung của 3 phạm trù là: vô ngã, vô thường và
duyên.
- Quan điểm “vô ngã” (không có cái “ta”, cái “tôi” chân thực): Phật giáo cho rằng
thế giới xung quanh ta và cả con người không phải do một vị thần sáng tạo ra mà được cấu
thành bởi sự kết hợp của hai yếu tố vật chất và tinh thần.
Vật chất gọi là “sắc”, là cái có thể cảm giác được, nó bao gồm đất, nước, lửa, không
khí. Tinh thần là “danh”, không có hình chất mà chỉ có tên gọi, bao gồm thụ, tưởng, thức.
+ Thụ: Những cảm giác, cảm thụ về khổ hay sướng, đưa đến sự xúc chạm lĩnh hội
thân hay tâm.
+ Tưởng: là sự suy nghĩ, tư tưởng.
+ Hành: ý muốn thúc đẩy hành động.
+ Thức: là sự nhận thức, phân biệt đối tượng tâm lý.
Chính cái “danh” và cái “sắc” đó kết hợp với nhau tạo thành “ngũ uẩn”. Ngũ uẩn tác
động qua lại tạo nên vạn vật và con người. Nhưng sự tồn tại chỉ là tạm thời, thoáng qua,
không có sự vật riêng biệt nào tồn tại mãi mãi. Do đó, không có cái “bản ngã” hay cái tôi
chân thực.

- Quan điểm “vô thường” (vận động biến đổi không ngừng): quan điểm này cho
rằng thế giới là dòng biến đổi không ngừng, không nghỉ, theo chu trình bất tận: sinh, trụ, dị,
diệt.
+ Sinh: được sinh ra, tạo ra.
+ Trụ: lớn lên, trưởng thành, phát triển.

+ Dị: già yếu, bệnh tật, làm thay đổi hình hài.
+ Diệt: chết đi, mất đi.
2


Quan điểm “vô thường” của của Phật giáo thể hiện quan điểm duy vật biện chứng

- Quan điểm “duyên” (điều kiện giúp nguyên nhân thành kết quả): Phật giáo cho
rằng, mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ, từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất đều chịu sự chi phối
của luật nhân duyên. Trong đó, duyên là điều kiện giúp nguyên nhân thành kết quả, kết quả
ấy lại nhờ có duyên mà trở thành nguyên nhân khác, nhân khác lại nhờ có duyên mà thành
kết quả mới, cứ như vậy mà tạo nên sự biến đổi không ngừng của các sự vật. Trong thực tế,
quá trình nhân – quả là vô tận. Quá trình trước là cơ sở, nguyên nhân cho quá trình sau.
Ví dụ hạt lúa là quả của cây lúa đã thành, mà lại là cái nhân của cây lúa sắp thành tiếp
theo. Lúa muốn thành cây lúa, có bông thì lại phải nhờ có điều kiện và những mối liên hệ
thích hợp như đất, nước, không khí, ánh sáng. Những yếu tố đó chính là Duyên.
Như vậy, thong qua phạm trù vô ngã, vô thường và duyên, triết học Phật giáo đã bác
bỏ quan điểm duy tâm cho rằng Brahman sáng tạo ra con người và thế giới. Phật giáo cho
rằng con người và sự vật được cấu thành từ các yếu tố vật chất và tinh thần, các sự vật của
thế giới nằm trong quá trình biến đổi không ngừng. Đó là quan điểm duy vật biện chứng về
thế giới, mặc dù còn chất phác, mộc mạc nhưng rất đáng trân trọng.

* Quan điểm của triết học Phật giáo về nhân sinh:
Nội dung triết lí nhân sinh của Phật giáo được thể hiện tập trung trong thuyết “Tứ
diệu đế” tức là bốn chân lí tuyệt diệu mà đòi hỏi mọi người phải nhận thức được.
- Một là Khổ đế: Cuộc đời của mỗi con người là một bể khổ, ít nhất có tám nỗi khổ
(bát khổ), đó là sinh, lão, bệnh, tử, thụ biệt (thương nhau mà phải xa nhau), oán tăng hội
(ghét nhau mà phải gần nhau), sở cầu bất đắc (mong muốn mà không được), ngũ thụ uẩn (do
năm yếu tố tạo nên con người). Vậy con người ở đâu, làm gì cũng khổ.
- Hai là Nhân đế (tập đế): Giải thích nguyên nhân của sự khổ. Phật giáo cho rằng nỗi

khổ của con người là có nguyên nhân, có 12 nguyên nhân của sự khổ gọi là thuyết “thập nhị
nhân duyên”.

1. Vô minh: Không sáng suốt.
2. Duyên hành: Ý muốn thúc đẩy hành động.
3. Duyên thức: Tâm từ trong sáng trở nên u tối.
3


4. Duyên danh sắc: Sự hội tụ của các yếu tố vật chất và tinh thần sinh ra các cơ quan
cảm giác (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể và ý thức).
5. Duyên lục nhập: Quá trình xâm nhập của thế giới xung quanh vào các giác quan.
6. Duyên xúc: Sự tiếp xúc với thế giới xung quanh sinh ra cảm giác.
7. Duyên thụ : Sự cảm thụ, nhận thức trước sự tác động của thế giới bên ngoài.
8. Duyên ái: Sự yêu thích mà nảy sinh ham muốn dục vọng do cảm thụ thế giới bên
ngoài.
9. Duyên thủ : Do yêu thích mà muốn chiếm lấy, giữ lấy.
10. Duyên hữu: Sự tồn tại để tận hưởng cái đã chiếm đoạt được.
11. Duyên sinh: Sự ra đời, sinh thành do phải tồn tại.
12. Duyên lão tử : Già và chết vì có sự sinh thành.
Đó là 12 nguyên nhân và kết quả nối tiếp nhau tạo ra cái vòng lẩn quẩn của nỗi đau nhân
loại.
- Ba là Diệt đế: Phật giáo cho rằng mọi nỗi khổ đều có thể tiêu diệt được để đạt
được trạng thái Niết bàn.
- Bốn là Đạo đế: Con đường tu đạo để hoàn thiện đạo đức cá nhân, đó cũng là con
đường giải thoát khỏi nỗi khổ để đạt đến hạnh phúc. Phật giáo đưa ra 8 con đường chân
chính gọi là “bát chính đạo”.
1. Chính kiến: Hiểu đúng đắn tứ diệu đế.
2. Chính tư duy: Suy nghĩ đúng đắn.
3. Chính ngữ : Nói năng đúng đắn.

4. Chính nghiệp: Giữ nghiệp một cách đúng đắn.
5. Chính mệnh: Giữ ngăn dục vọng đúng đắn.
6. Chính tinh tiến: Cố gắng nỗ lực đúng hướng.
7. Chính niệm: Tâm niệm tin tưởng vững chắc vào sự giải thoát.
8. Chính định: Kiên định, tập trung tư tưởng cao độ mà suy nghĩ về tứ diệu
đế, về vô ngã, vô thường.

4


Theo con đường bát chính đạo nói trên, con người có thể diệt trừ được vô minh, đạt
tới sự giải thoát, nhập vào Niết bàn là trạng thái hoàn toàn yên tĩnh, sáng suốt, chấm dứt sinh
tử luân hồi.
Ngoài tám con đường chính để diệt khổ, Phật giáo còn đưa ra năm điều răn
để mỗi người chủ động thực hiện nhằm đem lại lợi ích cho mình và cho mọi người. Đó là
bất sát (không được sát sinh), bất dâm (không được dâm dục), bất vọng ngữ (không được nói
năng thô tục, bậy bạ), bất ẩm tửu (không được rượu trà), bất đạo (không được trộm cướp).
Như vậy, Phật giáo là một trào lưu triết học lớn của Ấn Độ trung đại. Ở giai đoạn đầu,
học thuyết triết học ấy chứa đựng những yếu tố duy vật và tư tưởng biện chứng về thế giới.
Phật giáo nói lên được tiếng nói phản kháng chế độ đẳng cấp khắc nghiệt, phê phán sự bất
công, đòi tự do, bình đẳng xã hội. Đồng thời, nó cũng nêu lên khát vọng giải thoát
con người khỏi những bi kịch của cuộc đời, khuyên con người sống lương thiện, từ bi, bác
ái, góp phần hoàn thiện đạo đức cá nhân. Tuy nhiên, triết lí nhân sinh của Phật giáo vẫn còn
mang nặng bi quan không tưởng và duy tâm về mặt xã hội.

3. Liên hệ vai trò của Phật giáo ở Việt Nam:
Với bản chất từ bi, bác ái, hỷ xả, Phật giáo nhanh chóng tìm được chỗ đứng và
dần dần bám rễ vững chắc trên Đất nước Việt Nam. Do phù hợp với truyền thống, đạo
đức của người Việt Nam nên Phật giáo thâm nhập vào VN một cách tự nhiên. Phật giáo có
nhiều ảnh hưởng và là nền tảng tư tưởng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa,

khoa học, giáo dục, kiến trúc, …như:
- Về chính trị: Phật giáo đã trở thành quốc giáo ở các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần,
góp phần kiến lập và bảo vệ chế độ phong kiến vững mạnh, giữ vững độc lập dân tộc. Phật
giáo có công trong việc đào tạo tầng lớp trí thức cho dân tộc. Trong đó có nhiều vị thiền sư,
quốc sư có đức độ và tài năng giúp nước an dân như: Ngô Chân Lưu, Pháp Nhuận, Vạn
Hạnh, Viên Thiếu, Không Lộ, … Bản chất từ bi, hỷ xả ngày càng thấm sâu vào đời sống
tinh thần dân tộc, hướng nhân dân và vua quan vào con đường thiện nghiệp, tu dưỡng
đạo đức, vì dân vì nước.
Đến thế kỷ 20, phật tử Việt Nam rất hăng hái tham gia các hoạt động xã hội như cuộc
vận động đòi ân xá cho Phan Bội Châu. Đến thời Diệm, Thiệu (1959-1975) cũng thế, các
tăng sĩ và cư sĩ miền Nam tham gia tích cực cho phong trào đấu tranh đòi hòa bình và độc lâp
cho dân tộc, nổi bật là những cuộc đối thoại chính trị giữa các tăng sĩ Phật Giáo và chính
5


quyền. Đến cuối thế kỷ 20, ta thấy tinh thần nhập thế này cũng không ngừng phát huy, đó là
sự có mặt của các thiền sư Việt Nam trong quốc hội của nước nhà.
- Về văn hóa: có Nhiều tác phẩm văn học có giá trị như truyện Từ Thức, truyện Tấm
Cám, truyện Quan Âm Thị Kính, ... Có những lễ hội tưng bừng như hội Lim, hội Chùa
Hương, Lễ Vu Lan báo hiếu.
Ảnh hưởng của Phật giáo về văn hóa của Việt Nam còn thể hiện qua các phong tục, tập
quán như: tập tục ăn chay, thờ phật, phóng sanh và bố thí, viếng chùa hái lộc đầu xuân,…
- Về kiến trúc: có nhiều công trình kiến trúc độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc, mang
tầm quốc tế của VN được xây dựng như: chùa Hương rộn ràng, nhộn nhịp sầm uất trong ngày
trẩy hội đầu xuân, chùa Tây Phương vời vợi, chùa Yên Tử mây mù, chùa Keo bề thế, chùa
Thiên Mụ soi mình trên dòng sông Hương.
Từ cuối thế kỷ XIII cho đến nay, Phật giáo không còn là quốc giáo nữa nhưng những
giá trị tư tưởng tích cực của nó vẫn còn là nhu cầu, sức mạnh tinh thần của nhân dân ta.
Phật giáo luôn luôn tồn tại và gắn liền với cuộc sống của con người Việt Nam. Việc
khai thác hạt nhân tích cực hợp lý của Đạo Phật nhằm xây dựng nhân cách con người Việt

Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, là một mục tiêu chiến lược đòi hỏi sự kết hợp giáo dục tổng hợp
của xã hội - gia đình - nhà trường - bản thân cá nhân, một sự kết hợp tự giác tích cực cả
truyền thống và hiện đại.
Tóm lại, triết lý Phật giáo nhìn nhận đúng đắn ở nhiều góc độ và đã mang lại nhiều
giá trị cho Việt Nam. Từ đó, chúng ta chắt lọc được những giá trị ưu việt này để áp dụng vào
công tác giáo dục đạo đức, nhân cách con người, góp phần làm lành mạnh hóa xã hội, hạn
chế mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Đồng thời, chúng ta cũng cần đấu tranh chống lại
việc lợi dụng và cố tình hiểu sai để biến thành những hủ tục, mê tín dị đoan, ảnh hưởng tiêu
cực đến đời sống con người và xã hội. Việc đánh giá, nhìn nhận về tầm ảnh hưởng, về vị trí
và vai trò của Phật giáo trong nền văn hóa và lịch sử của dân tộc cần phải dựa trên tinh thần
khoa học và khách quan để nhận rõ những mặt thiếu sót, lạc hậu, tệ nạn nhằm hạn chế, loại
bỏ cũng như nhìn thấy mặt tích cực hữu ích để duy trì và phát triển.

-----HẾT CÂU 1-----

6


Câu 2: Phân tích tư tưởng “triết lý nhân sinh” trong triết học Phật giáo? Ý nghĩa rút ra từ
phân tích vấn đề trên?
GIẢI

1. Khái quát thân thế, sự nghiệp của Phật Thích Ca
Phật giáo là một trào lưu triết học xuất hiện vào thế kỉ VI – TCN. Người sáng lập Phật
giáo là thái tử Siddharta (Tất Đạt Đa), họ là Gôtama. Ông là thái tử của vua Tịnh Phạn, vua
một nước nhỏ ở Bắc Ấn Độ lúc đó (nay thuộc đất Nêpan) sáng lập.
Về năm sinh của Phật hiện nay có nhiều tài liệu khác nhau nhưng nhìn chung nhiều ý
kiến cho rằng Phật sinh vào ngày 4 tháng 4 năm 563 trước Công Nguyên. Nhưng theo truyền
thống Phật lịch thì tính là ngày 15 tháng 04 (rằm tháng tư) hay còn gọi là ngày Phật đản.
Năm 17 tuổi, ông cưới vợ và sinh được một người con trai đặt tên là La Hầu La. Mặc

dù sinh ra trong gia đình quý tộc dòng dõi Đế Vương, nhưng trước bối cảnh xã hội phân chia
đẳng cấp khắc nghiệt, với sự bất lực của con người trước những khó khăn của cuộc đời và xã
hội khiến ông sớm có ý định từ bỏ cuộc đời giàu sang phú quý để đi tìm một đạo lý cứu
người.
Năm 29 tuổi, ông đã từ bỏ hoàng cung để xuất gia tu đạo. Sau 6 năm tu khổ hạnh,
bằng sự kiên trì và nhạy cảm trí tuệ, cuối cùng Người đã giác ngộ tìm ra chân lý, tìm ra con
đường có thể dẫn con người đến sự giải thoát. Bằng lối tu đó, sau 49 ngày chìm đắm trong
những tư duy sâu thẳm, ông tuyên bố đã đạt đến chân lí, đã hiểu được bản chất sự tồn tại của
nhân sinh. Từ đó, ông được gọi là Thích Ca Mâu Ni – tức người giác ngộ chân lí đầu tiên có
họ là Thích Ca. Ông bắt đầu sự nghiệp hoằng hóa của mình, thu nạp đệ tử, thành lập các tăng
đoàn Phật giáo. Vào năm 483 TCN, ông tạ thế.
Xét về mặt triết học, Phật giáo được coi là triết lí thăng trầm về vũ trụ và con người.
Với mục đích giải phóng con người khỏi mọi khổ đau bằng chính cuộc sống đức độ của con
người. Phật giáo đã nhanh chóng chiếm được tình cảm và niềm tin của đông đảo
quần chúng lao động. Nó trở thành biểu tượng của lòng từ bi bát ái trong đạo đức truyền
thống của các dân tộc châu Á.
Kinh điển của Phật giáo rất đồ sộ, bao gồm 3 bộ phận gọi là Tam tạng kinh, đó là:
Tạng kinh (ghi lại những lời dạy của Phật Thích Ca), Tạng luật (những điều quy
7


định mà giáo đoàn Phật giáo phải tuân theo); Tạng luận (các tác phẩm luận giải về Phật
giáo của các học giả cao tăng về sau).

2. Tư tưởng triết lý về nhân sinh của Phật giáo:
Nội dung triết lí nhân sinh của Phật giáo được thể hiện tập trung trong thuyết “Tứ
diệu đế” tức là bốn chân lí tuyệt diệu mà đòi hỏi mọi người phải nhận thức được.
- Một là Khổ đế: Cuộc đời của mỗi con người là một bể khổ, ít nhất có tám nỗi khổ
(bát khổ), đó là sinh, lão, bệnh, tử, thụ biệt (thương nhau mà phải xa nhau), oán tăng hội
(ghét nhau mà phải gần nhau), sở cầu bất đắc (mong muốn mà không được), ngũ thụ uẩn (do

năm yếu tố tạo nên con người). Vậy con người ở đâu, làm gì cũng khổ.
- Hai là Nhân đế (tập đế): Giải thích nguyên nhân của sự khổ. Phật giáo cho rằng nỗi
khổ của con người là có nguyên nhân, có 12 nguyên nhân của sự khổ gọi là thuyết “thập nhị
nhân duyên”.

1. Vô minh: Không sáng suốt.
2. Duyên hành: Ý muốn thúc đẩy hành động.
3. Duyên thức: Tâm từ trong sáng trở nên u tối.
4. Duyên danh sắc: Sự hội tụ của các yếu tố vật chất và tinh thần sinh ra các cơ quan
cảm giác (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể và ý thức).
5. Duyên lục nhập: Quá trình xâm nhập của thế giới xung quanh vào các giác quan.
6. Duyên xúc: Sự tiếp xúc với thế giới xung quanh sinh ra cảm giác.
7. Duyên thụ : Sự cảm thụ, nhận thức trước sự tác động của thế giới bên ngoài.
8. Duyên ái: Sự yêu thích mà nảy sinh ham muốn dục vọng do cảm thụ thế giới bên
ngoài.
9. Duyên thủ : Do yêu thích mà muốn chiếm lấy, giữ lấy.
10. Duyên hữu: Sự tồn tại để tận hưởng cái đã chiếm đoạt được.
11. Duyên sinh: Sự ra đời, sinh thành do phải tồn tại.
12. Duyên lão tử : Già và chết vì có sự sinh thành.

8


Đó là 12 nguyên nhân và kết quả nối tiếp nhau tạo ra cái vòng lẩn quẩn của nỗi đau
nhân loại.
- Ba là Diệt đế: Phật giáo cho rằng mọi nỗi khổ đều có thể tiêu diệt được để đạt
được trạng thái Niết bàn.
- Bốn là Đạo đế: Con đường tu đạo để hoàn thiện đạo đức cá nhân, đó cũng là con
đường giải thoát khỏi nỗi khổ để đạt đến hạnh phúc. Phật giáo đưa ra 8 con đường chân
chính gọi là “bát chính đạo”.


1. Chính kiến: Hiểu đúng đắn tứ diệu đế.
2. Chính tư duy: Suy nghĩ đúng đắn.
3. Chính ngữ : Nói năng đúng đắn.
4. Chính nghiệp: Giữ nghiệp một cách đúng đắn.
5. Chính mệnh: Giữ ngăn dục vọng đúng đắn.
6. Chính tinh tiến: Cố gắng nỗ lực đúng hướng.
7. Chính niệm: Tâm niệm tin tưởng vững chắc vào sự giải thoát.
8. Chính định: Kiên định, tập trung tư tưởng cao độ mà suy nghĩ về tứ diệu đế, về
vô ngã, vô thường.
Theo con đường bát chính đạo nói trên, con người có thể diệt trừ được vô minh, đạt
tới sự giải thoát, nhập vào Niết bàn là trạng thái hoàn toàn yên tĩnh, sáng suốt, chấm dứt sinh
tử luân hồi.
Ngoài tám con đường chính để diệt khổ, Phật giáo còn đưa ra năm điều răn
để mỗi người chủ động thực hiện nhằm đem lại lợi ích cho mình và cho mọi người. Đó là
bất sát (không được sát sinh), bất dâm (không được dâm dục), bất vọng ngữ (không được nói
năng thô tục, bậy bạ), bất ẩm tửu (không được rượu trà), bất đạo (không được trộm cướp).
Như vậy, Phật giáo là một trào lưu triết học lớn của Ấn Độ trung đại. Ở giai đoạn đầu, học
thuyết triết học ấy chứa đựng những yếu tố duy vật và tư tưởng biện chứng về thế giới. Phật
giáo nói lên được tiếng nói phản kháng chế độ đẳng cấp khắc nghiệt, phê phán sự bất công,
đòi tự do, bình đẳng xã hội. Đồng thời, nó cũng nêu lên khát vọng giải thoát con
người khỏi những bi kịch của cuộc đời, khuyên con người sống lương thiện, từ bi, bác ái,
góp phần hoàn thiện đạo đức cá nhân. Tuy nhiên, triết lí nhân sinh của Phật giáo vẫn còn
mang nặng bi quan không tưởng và duy tâm về mặt xã hội.
9


3. Ý nghĩa của triết lý về nhân sinh của Phật giáo :
- Về mặt tích cực: Phật giáo nói lên được tiếng nói phản kháng chế độ đẳng cấp khắc
nghiệt, phê phán sự bất công, đòi tự do bình đẳng xã hội. đồng thời nêu lên khát vọng giải

thoát con người khỏi những bi kịch của cuộc đời, làm cho con người không ngừng tu dưỡng
phẩm chất, đạo đức cá nhân. Tiến tới giá trị Chân – Thiện - Mỹ.
Về mặt tiêu cực: trong triết lý nhân sinh của phật giáo vẫn mang nặng tính bi quan
không tưởng và duy tâm về xã hội.
Tóm lại, Triết lý nhân sinh Phật giáo nhìn nhận đúng đắn ở nhiều góc độ và đã mang
lại nhiều giá trị cho Việt Nam. Từ đó, chúng ta chắt lọc được những giá trị ưu việt này để áp
dụng vào công tác giáo dục đạo đức, nhân cách con người, góp phần làm lành mạnh hóa xã
hội, hạn chế mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Đồng thời, chúng ta cũng cần đấu tranh
chống lại việc lợi dụng và cố tình hiểu sai để biến thành những hủ tục, mê tín dị đoan, ảnh
hưởng tiêu cực đến đời sống con người và xã hội. Việc đánh giá, nhìn nhận về tầm ảnh
hưởng, về vị trí và vai trò của Phật giáo trong nền văn hóa và lịch sử của dân tộc cần phải
dựa trên tinh thần khoa học và khách quan để nhận rõ những mặt thiếu sót, lạc hậu, tệ nạn
nhằm hạn chế, loại bỏ cũng như nhìn thấy mặt tích cực hữu ích để duy trì và phát triển.

------HẾT CÂU 2---------

10


Câu 3: Phân tích “tư tưởng Mạnh Tử” trong triết học Trung Hoa cổ đại? Ý nghĩa rút ra từ
phân tích vấn đề trên?
GIẢI

1. Tư tưởng triết học của Mạnh Tử
Mạnh Tử (327-289 trước Công Nguyên) tên thật là Mạnh Kha, tự là Dư, sinh ra tại
nước Lỗ, nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Mạnh Tử là người kế thừa xuất sắc tư tưởng trường phái Nho gia trực tiếp từ tư tưởng
của Tử Tư và Tăng Sâm. Mạnh Tử đã đi sâu tìm hiểu bản tính con người trên cơ sở đạo nhân
của Khổng Tử, đề ra thuyết “Tính thiện”. Ông đã hệ thống hóa triết học duy tâm của Nho gia
trên phương diện thế giới quan và nhận thức luận.

Quan điểm triết học của Mạnh Tử thể hiện ở ba nội dung:
* Một là Quan điểm về thế giới quan: Mạnh Tử phát triển tư tưởng “thiên mệnh”
của Khổng tử và đẩy thế giới quan ấy đến đỉnh cao của chủ nghĩa duy tâm. Ông cho rằng
không có việc gì xảy ra mà không có mệnh trời, mình nên tùy phận mà nhận lấy cái mệnh
chính đáng ấy. Từ đó Mạnh Tử đưa ra học thuyết “vạn vật đều có đủ trong ta nên chỉ cần tự
tĩnh nội tâm là biết được tất cả” nghĩa là không phải tìm cái gì ở thế giới khách quan mà chỉ
cần tu dưỡng nội tâm là biết được tất cả.
* Hai là Quan điểm về bản chất con người: Ông là người đi sâu vào việc lý giải bản
chất con người, ông cho rằng con người khi sinh ra vốn là thiện “nhân chi sơ, tính bổn thiện”.
Tính thiện đó là do thiên phú mà có chứ không phải là do con người chọn. Nếu như con
người biết nuôi dưỡng, giữ gìn thì làm cho tính thiện ngày càng hoàn thiện hơn. Nếu như
không biết nuôi dưỡng, giữ gìn thì làm cho tính thiện ngày càng mai một đi, con người trở
nên xấu xa, nhỏ nhen, ti tiện không khác gì loài cầm thú.
Từ đó Mạnh Tử kết luận rằng: bản chất con người là thiện nhưng con người hiện thực
có thể là ác. Đó là do xã hội rối loạn, luân thường đạo lý bị đảo lộn. Cho nên để
thiết lập quốc gia thái bình, thịnh trị thì phải trả lại con người tính thiện bằng đường lối chính
trị lấy nhân nghĩa làm gốc.
* Ba là Quan điểm về chính trị xã hội: Trong học thuyết, quan điểm về chính trị - xã
hội Mạnh Tử có nhiều tiến bộ. Đặc biệt là tư tưởng của ông về “Dân quyền”, tức là đề cao
vai trò của quần chúng nhân dân.
11


Ông cho rằng trong một quốc gia quý nhất là dân rồi mới tới vua, đến của cải xã tắc
“Dân vi quý, quân vi khinh, xã tắc thứ chi”.
Với tinh thần ấy, Mạnh Tử chủ trương xây dựng một chế độ “bảo dân, dưỡng dân”, tức
là phải chăm lo, bảo vệ cho nhân dân. Ông yêu cầu người trị vì đất nước phải quan tâm đến
dân nuôi dưỡng, chăm lo cho dân, phải tạo cho dân có nhà cửa ruộng vườn, tài sản bởi vì
“hằng sản mới hằng tâm”.
Vì vậy, ông chủ trương khôi phục lại chế độ “Tĩnh điền” để chia ruộng đất cho dân,

Đồng thời ông khuyên các bậc vua chúa phải tiết kiệm chi tiêu, thu thuế của dân có chừng
mực.
Đó là những quan điểm hết sức mới mẻ và tiến bộ của ông, khiến ông mạnh dạn đưa
vào đường lối chính trị của Nho gia hàng loạt vấn đề mới mẻ, toát lên tinh thần dân bản theo
đường lối lấy dân làm gốc.
2. Ý nghĩa rút ra từ phân tích vấn đề trên:
Nếu bỏ qua quan điểm duy tâm về thế giới quan thì tư tưởng Mạnh Tử trong triết học
Trung Hoa cổ, Trung đại có nhiều ý nghĩa thiết thực như sau:
- Ý nghĩa về mặt chính trị xã hội: Ông đã luận giải khá sâu sắc rằng, sự ổn định và
phát triển của xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chúng quy định và ràng buộc lẫn nhau, như
đạo đức của giới quan chức, sự gương mẫu của nhà cầm quyền, các chủ trương, chính sách
chính trị của nhà cầm quyền.
- Tư tưởng “Dân bản” tức là lấy dân là gốc nước - là điểm chói sáng trong triết lý của
Mạnh Tử. Với tư tưởng Dân bản, Mạnh Tử đã kế thừa truyền thống tôn dân trong lịch sử tư
tưởng Trung Quốc cổ đại, nhưng ông đã bổ sung, hoàn thiện, phát triển và nâng lên thành
đường lối chính trị thực tiễn của nhà nước nhằm mục tiêu trị quốc, an dân, bình thiên hạ. Đây
là luận điểm cốt lõi trong chiến lược chính sự của Mạnh Tử.
Tóm lại, Tư tưởng Mạn Tử còn bị hạn chế bởi hoàn cảnh lịch sử và lập trường giai
cấp, nhưng tư tưởng Dân bản trong học thuyết Nhân chính của Mạnh Tử vẫn phản ánh khách
quan ước nguyện của quần chúng, nhân dân lao động Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến
quốc. Mặt khác, nó cũng đã đóng góp vào kho tàng lý luận chung của nhân loại. Đây là một
tư tưởng có giá trị cao trong việc xây dựng nhà nước cầm quyền cũng như xây dựng một
chiến lược chính trị để trị quốc có hiệu quả. Tư tưởng này vẫn có ý nghĩa thiết thực đối với
việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân trong thời kỳ
đổi mới ở nước ta hiện nay.
12


---------------HẾT CÂU 3----------------


13


Câu 4: Phân tich tư tưởng duy vật trong triết học Đêmôcrit trong triết học Hy Lạp cổ
đại? Ý nghĩa triết học rút ra từ vấn đề trên?

GIẢI
1. Tư tưởng triết học Đêmôcrit trong triết học Hy Lạp cổ đại
Đêmôcrit (460 – 370 trước Công Nguyên) là một trong những nhà triết học duy vật vĩ
đại trong thế giới cổ đại. Ông sinh ra ở Apđe, một thành phố thương mại lớn nhất vùng Tơ –
ra – xơ trong một gia đình giàu có, có điều kiện để học tập và đi du lịch nhiều nơi, do vậy
ông có tầm hiểu biết rộng, nắm được hầu hết những kiến thức đương thời như: Triết học,
Logic học, Toán học, Vũ trụ học, Vật lý học, Sinh vật học, Tâm lý học, Đạo đức học, Mỹ
học, Ngôn ngữ học, … Vì vậy, ông được coi là người có bộ óc bách khoa đầu tiên của Hy
Lạp. Quan điểm duy vật của ông được thể hiện ở những nội dung sau:
* Một là Quan điểm về thế giới: lần đầu tiên trong lịch sử, Đêmôcrit nêu lên khái
niệm không gian, theo ông không gian là một khoảng trống mà ở đó các nguyên tử vận động
liên kết lại với nhau. Ông là người đã thấy được mối liên hệ giữa vật chất, vận động và không
gian. Ở đây, Đêmôcrit đã thể hiện lập trường duy vật về tự nhiên.
* Hai là lý luận về nhận thức: Đêmôcrit chia nhận thưc thành 2 dạng là nhận thức
mờ tối và nhận thức chân lý.
- Nhận thức mờ tối: là nhận thức do các giác quan mang lại.
- Nhận thức chân lý: là nhận thức do sự phân tích sâu sắc sự vật để nắm bản chất sâu
sắc bên trong của nó
Hai dạng nhận thức trên, có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Trong đó nhận thức chân
lý sâu sắc hơn vì nó phản ánh được bản chất bên trong của sự vật.
Đêmôcrit còn là người đặt nền móng cho sự ra đời của logic học với tư cách là khoa
học của tư duy. Ông là người đầu tiên trong lịch sử viết tác phẩm “Bàn về logic học”.
Ông coi logic học là một công cụ để nhận thức các hiện tượng của tự nhiên. Ông là
người nhấn mạnh phương pháp quy nạp, tức là phương pháp đi từ cái riêng đến cái chung

nhằm vạch ra bản chất của sự vật.
Ví dụ: Từ những đặc điểm riêng – đến đặc điểm chung – đến khái niệm
+ Cây lúa có đặc điểm: Lá hình mác, thân thảo, rễ chùm. Cây xoài có đặc điểm:
Lá hình bầu dục, thân gỗ, rễ cọc. Cây mít có đặc điểm: Lá hình bầu dục, thân gỗ, rễ cọc. Các
cây này đều có đặc điểm chung là đều có lá, thân, rễ - Khái niệm “Cái cây”.
14


+ Từ các đặc điểm: Động vật biết chế tạo công cụ lao động và có ý thức – Khái
niệm “Con người” vừa là thực thể sinh vật vừa là thực thể xã hội.
+ Từ các đặc điểm chung và các dạng vật chất vô cơ, vật chất hữu cơ, vật chất
xã hội là đều tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người – Khái niệm
“Vật
chất”.
* Ba là Quan điểm về chính trị xã hội:
Đêmôcrit phê phán mạnh mẽ tôn giáo. Ông cho rằng những thần thánh của tôn giáo
Hy Lạp chỉ là sự nhân cách hóa những hiện tượng của tự nhiên hay thuộc tính của con
người. Đêmôcrit là người đứng trên lập trường của tầng lớp chủ nô dân chủ chống lại bọn
chủ nô quý tộc, bảo vệ chế độ chủ nô dân chủ, ông coi chế độ nô lệ là hợp lý.
Đêmôcrit có những quan điểm tiến bộ về mặt đạo đức. Theo ông, phẩm chất con
người không phải ở lời nói mà ở việc làm. Con người cần hành động có đạo đức, còn hạnh
phúc của con người là ở khả năng trí tuệ, ở khả năng tinh thần nói chung và đỉnh cao hạnh
phúc là trở thành nhà thông thái, trở thành công dân của thế giới.
Tóm lại, những quan điểm, tư tưởng triết học của Đêmôcrit còn mang tính chất phát,
mộc mạc, chất phát, song nó đã đưa triết học duy vật Hy Lạp cổ đại lên bước tiến mới, đóng
góp cho kho tàng triết học của nhân loại những thành quả vô giá.

2. Ý nghĩa triết học rút ra từ các quan điểm tư tưởng của Đêmôcrit:
Đêmôcrit là nhà triết học toàn diện, tư tưởng triết học của ông mang lại nhiều ý nghĩa to lớn
cho nhân loại:

- Đóng góp to lớn trong lý luận nhận thức của Đêmôcrít không chỉ ở tính chất biện
chứng của nó, mà còn ở chỗ, với lý luận nhận thức này, ông đã khắc phục được tính chất hạn
chế trong chủ nghĩa hiện thực ngây thơ ở các nhà triết học thuộc trường phái Iôni. Và, đặc
biệt, khi ý thức rõ toàn bộ sự phức tạp trong mối quan hệ giữa chủ thể nhận thức và khách thể
nhận thức, lần đầu tiên trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại, Đêmôcrít đã đưa ra khái niệm
Iđôlơ (hình ảnh, hình tượng) để lý giải sự tác động của khách thể nhận thức đến chủ thể nhận
thức.
- Sự thừa nhận tính quy luật, tính tất yếu, tính nhân quả phổ biến trong giới tự nhiên là
một trong những thành tựu có giá trị của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại. Công lao của
15


Đêmôcrít trong lĩnh vực này thật là đáng kể. Tuy nhiên, sai lầm của ông là đã tuyệt đối hoá
tính tất yếu, đồng nhất tính tất yếu với tính nhân quả, phủ nhận tính ngẫu nhiên.
- Ông cho rằng mọi vật biến đổi không ngừng như một dòng chảy "người ta không thể
tắm hai lần trên một dòng sông". Ông là người sáng lập ra phép biện chứng duy vật cổ đại.
- Nét đặc sắc trong triết học duy vật của Đêmôcrit là chủ nghĩa vô thần.
Ông cho rằng sở dĩ con người tin vào thần thánh là vì con người bất lực trước
những hiện tượngk h ủ n g k h i ế p c ủ a t ự n h i ê n . Nó đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự
phát triển tiếp theo của triết học duy vật.
- Đêmôcrit có những tiến bộ về mặt đạo đức. Theo ông, phẩm chất của con người
không phải ở lời nói mà là ở việc làm.

--------HẾT CÂU 4---------

16




×