Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tiểu luận Triết học: về cập phạm trù Nguyên nhân Kết quả. Vấn đề tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.66 KB, 33 trang )

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
VỀ CẬP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ

TRONG TÌNH TRẠNG TAI NẠN GIAO THÔNG HIỆN
NAY

1


Khái lược về phạm trù triết học
Định nghĩa về phạm trù
Trong quá trình suy nghĩ, con người thường xuyên phải sử dụng những khái niệm
nhất định như “người”, “động vật”, “kim loại”, vv… Những khái niệm đó là hình
thức của tư duy để phản ánh những mặt, những thuộc tính quan trọng nhất của lớp
sự vật, hiện tượng nhất định.
Tuỳ thuộc vào số lượng của sự vật, hiện tượng được khái niệm phản ánh mà ta có
các khái niệm rộng, hẹp khác nhau.
Phạm trù là khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối
liên hệ chung và cơ bản nhất của các sự vật và hiện tưọng thuộc một lĩnh vực hiện
thực nhất định.
Mỗi bộ môn khoa học đều có phạm trù riêng của mình. Chẳng hạn, vật lý học có các
phạm trù năng lượng, khối lượng…; trong sinh học có phạm trù biến dị, di truyền,
…; trong kinh tế học có các phạm trù hàng hóa, giá trị, mỹ học có các phạm trù cái
đẹp, cái bi, cái hài… v.v…
Phạm trù của phép biện chứng duy vật là những khái niệm chung nhất, phản ánh
những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản phổ biến nhất của toàn bộ
thế giới hiện thực (bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy), ví dụ như các phạm trù:
vật chất, ý thức, mâu thuẫn, nguyên nhân, kết quả, bản chất, hiện tượng.v.v...
Bản chất của phạm trù
2



Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng:
- Phạm trù được hình thành trong quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn. Mỗi
phạm trù là kết quả của giai đoạn nhận thức trước đó, đồng thời là điểm tựa cho giai
đoạn nhận thức kế tiếp để con người đi sâu tìm hiểu bản chất của sự vật. Vì vậy,
Lênin cho rằng, các phạm trù là những bậc thang của quá trình nhận thức.
- Là kết quả của hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn, các phạm trù
phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ tương ứng vốn có trong bản thân hiện
thực. Vì vậy, nội dung của chúng mang tính khách quan, bị thế giới khách quan quy
định (mặc dù hình thức tồn tại của phạm trù là chủ quan). Do đó, phạm trù là
những hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Phạm trù nguyên nhân, kết quả
Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự
vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau , từ đó tạo ra sự biến đổi
nhất định. Phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động
giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện
tượng.

Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm tính
tất yếu: không có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định và ngược lại
không có kết quả nào không có nguyên nhân.
3


Nguyên nhân sinh ra kết quả, do vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả,
còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân.
Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả và một kết quả có thể do
một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên.

Sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một kết quả có thể diễn
ra theo các hướng thuận, nghịch khác nhau và đều có ảnh hưởng đến sự hình thành
kết quả, nhưng vị trí, vai trò của chúng là khác nhau: có nguyên nhân trực tiếp,
nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài,... Ngược
lại, một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả, trong đó có kết quả chính và
phụ, cơ bản và không cơ bản, trực tiếp và gián tiếp,...
Trong sự vận động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả
cuối cùng. Ph.Ăngghen viết: "Chúng ta cũng thấy rằng nguyên nhân và kết quả là
những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào
một trường hợp riêng biệt nhất định; nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp
riêng biệt ấy trong mối liên hộ chung của nó với toàn bộ thế giới thì những khái
niệm ấy lại vẫn gần với nhau và xoắn xuýt với nhau trong một khái niệm về sự tác
động qua lại lẫn nhau một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn thay
đổi vị trí cho nhau; cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân thì ở chỗ khác hoặc
ở lúc khác lại là kết quả, và ngược lại".

Nhân - quả (nguyên nhân - kết quả) là một trong 6 cặp phạm trù cơ bản
của triết học Mac Lenin.

4


Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động qua lại giữa
các mặt, các bộ phận, các thuộc tính trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với
nhau gây ra một sự biến đổi nhất định.
Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do
nguyên nhân tạo ra. Ví dụ, sự tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố trong hạt ngô
là nguyên nhân làm cho từ hạt ngô nảy mầm lên cây ngô. Sự tác động giữa
điện, xăng, không khí, áp xuất, v.v (nguyên nhân) gây ra sự nổ (kết quả) cho
động cơ.

Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện. Nguyên cớ
là những sự vật, hiện tượng xuất hiện đồng thời cùng nguyên nhân nhưng chỉ
có quan hệ bề ngoài, ngẫu nhiên chứ không sinh ra kết quả. Ví dụ, Mỹ lợi dụng
nguyên cớ chống khủng bố và cho rằng Irắc có vũ khí huỷ diệt hàng loạt để
tiến hành chiến tranh xâm lược Irắc. Thực chất, Irắc không có liên quan tới
khủng bố và không có vũ khí huỷ diệt hàng loạt như thanh tra của Liên Hợp
quốc đã kết luận. Điều kiện là hiện tượng cần thiết để nguyên nhân phát huy
tác động. Trên cơ sở đó gây ra một biến đổi nhất định. Nhưng bản thân điều
kiện không phải nguyên nhân. Ví dụ, nguyên nhân của hạt thóc nảy mầm là do
những yếu tố bên trong hạt thóc tác động lẫn nhau gây nên, nhưng để nẩy
thành mầm thì phải có điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, v.v.
Triết học duy vật biện chứng cho rằng, mối liên hệ nhân quả có các
tính chất:
Tính khách quan. Điều này thể hiện ở chỗ, mối liên hệ nhân quả là vốn
có của sự vật, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Dù con
người có biết hay không thì giữa các yếu tố trong một sự vật, hoặc giữa các sự
vật vẫn liên hệ, tác động để gây ra những biến đổi nhất định.
Tính phổ biến thể hiện ở chỗ, mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã
hội, tư duy đều có mối liên hệ nhân quả. Không có hiện tượng nào không có
nguyên nhân của nó.
Tính tất yếu thể hiện ở chỗ, cùng một nguyên nhân như nhau, trong
những điều kiện như nhau thì kết quả gây ra phải như nhau. Nghĩa là nguyên
5


nhân tác động trong những điều kiện càng ít khác nhau thì kết quả do chúng
gây ra càng giống nhau.
Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:
- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết
quả về mặt thời gian. Tuy nhiên, không phải mọi sự nối tiếp nhau về thời gian

đều là quan hệ nhân quả. Ví dụ, ngày và đêm không phải là nguyên nhân của
nhau. Sấm và chớp không phải nguyên nhân của nhau. Muốn phân biệt nguyên
nhân và kết quả thì phải tìm ở quan hệ sản sinh, tức là cái nào sinh ra cái nào.
- Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả khác nhau tuỳ thuộc vào
điều kiện cụ thể, ví dụ: gạo và nước đun sôi có thể thành cơm, cháo, v.v phụ
thuộc vào nhiệt độ, mức nước, v.v.
- Ngược lại, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, ví dụ: sức
khoẻ của chúng ta tốt do luyện tập thể dục, do ăn uống điều độ, do chăm sóc y
tế tốt v.v chứ không chỉ một nguyên nhân nào. Một học sinh trượt đại học:
người cho rằng do học sinh đó lười học, người cho rằng cho học sinh đó học
kém, người cho rằng do học sinh đó kém may mắn. Bản thân học sinh đó cũng
ko hiểu vì nguyên nhân gì mà mình lại trượt đại học. …etc…
- Trong những điều kiện nhất định, nguyên nhân và kết quả có thể
chuyển hoá lẫn nhau. Nghĩa là cái trong quan hệ này được coi là nguyên nhân
thì trong quan hệ khác có thể là kết quả. Ví dụ, chăm chỉ làm việc là nguyên
nhân của thu nhập cao. Thu nhập cao lại là nguyên nhân để nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho bản thân.
- Kết quả, sau khi xuất hiện lại tác động trở lại nguyên nhân (hoặc thúc
đẩy nguyên nhân tác động theo hướng tích cực, hoặc ngược lại). Ví dụ, nghèo
đói, thất học làm gia tăng dân số, đến lượt nó, gia tăng dân số lại làm tăng
nghèo đói, thất học, v.v.
Một vài kết luận về mặt phương pháp luận:
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần tôn trọng tính khách quan
của mối liên hệ nhân quả. Không được lấy ý muốn chủ quan thay cho quan hệ
nhân quả.
6


- Muốn cho hiện tượng nào đó xuất hiện cần tạo ra những nguyên nhân
cùng những điều kiện cho những nguyên nhân đó phát huy tác dụng. Ngược

lại, muốn cho hiện tượng nào đó mất đi thì phải làm mất nguyên nhân tồn tại
của nó cũng như những điều kiện để các nguyên nhân ấy phát huy tác dụng.
- Phải biết xác định đúng nguyên nhân để giải quyết vấn đề nảy sinh vì
các nguyên nhân có vai trò không như nhau.
- Nguyên nhân có thể tác động trở lại kết quả; do đó, trong hoạt động
thực tiễn cần khai thác, tận dụng những kết quả đã đạt được để thúc đẩy
nguyên nhân tác động theo hướng tích cực phục vụ cho con người.
KẾT LUẬN:
Phạm trù triết học là những khái niệm chung nhất, rộng nhất phản ánh
những mặt, những mối liện hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên, xã hội và tư duy. Phạm trù triết học là công cụ của nhận thức, đánh dấu
trình độ nhận thức của con người. Là một trong 6 cặp phạm trù cơ bản, điều đó
cho thấy vị trí vai trò quan trọng và tính đúng đắn của phạm trù “nguyên
nhân - kết quả” và việc cần thiết phải vận dụng chúng trong cuộc sống.
Trong các tôn giáo (Phật giáo, Thiên Chúa Giáo …) , các thành ngữ, tục
ngữ, ca dao, văn học dân gian đều nhắc đến “nhân - quả” nhằm khuyên con
người nên sống hướng thiện, làm việc gì cũng phải nghĩ trước nghĩ sau, lường
trước các hậu quả để không làm điều ác, luôn làm điều tốt để có được những
kết quả tốt, góp phần làm cho cuộc sống và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Điều
đó càng cho thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của “nhân - quả”.
Tuy nhiên, trong thực tế, không phải ai cũng nhận rõ được nguyên nhân
và nhận thức được kết quả. Vấn đề là chúng ta mong muốn kết quả như thế
nào? Kết quả nhận được đôi khi không biết được là tốt hay là xấu? Ví dụ: trượt
đại học cho là kết quả xấu, nhưng nhờ đó trong tương lai có thể lại dẫn đến
một kết quả tốt…
Ví dụ vấn đề nữa là: nguyên nhân nào dẫn đến kết quả đấy thì chưa chắc
ai cũng đã phân tích đúng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả, mỗi

7



người có cách nhìn nhận khác nhau sẽ đưa ra nguyên nhân khác nhau, từ đó lại
có các hành động tiếp theo khác nhau và lại nhận được kết quả khác nhau…
Bởi vậy trong cuộc sống vẫn có người đau khổ, có người hạnh phúc, có
người thành công, có người thất bại… Đó là do nhận thức của mỗi người và
cách vận dụng quy luật nhân quả của mỗi người đến đâu.

8


A.
1.

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài

Trong những năm vừa qua, cùng với sự tăng trưởng của Kinh tế, Việt Nam đã và
đang nhập những thiết bị tiên tiến nhằm củng cố, phát triển nền công nghiệp.
Phương tiện giao thông cũng là một trong những sản phẩm được nhập vào thị
trường Việt Nam đáng kể để phục vụ cho nhu cầu đi lại, làm việc và kinh doanh.
Bên cạnh sự phát triển không ngừng của phương tiện giao thông, với những hành
vi thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm mà tai nạn giao thông đã trở thành một trong
những vấn nạn lớn nhất hiện nay.
Theo thống kê trên báo cảnh sát nhân dân thì vào năm 2013, Việt Nam với số
dân 89,7 triệu thì có 9.369 người dân thiệt mạng do tai nạn giao thông. Một con số
không hề nhỏ.
Vào năm 2014, theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết toàn quốc xảy
ra 25.322 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.996 người, bị thương 24.417 người. Tuy
nhiên, con số này so với năm trước đã giảm, nhưng vẫn còn rất cao.
Năm 2015, Cả nước ghi nhận 22.850 vụ tai nạn giao thông, hơn 8.700 người chết

và hơn 21.000 người bị thương.
Năm 2016 (tính từ 16-12-2015 đến 15-12-2016), cả nước xảy ra 21.589 vụ tai
nạn giao thông, làm chết 8.685 người, làm bị thương 19.280 người. So với cùng kỳ
năm 2015, giảm 1.261 vụ ( giảm 5,52%), giảm 43 người chết (giảm 0,49%), giảm
1.792 người bị thương (giảm 8,5%).
Trong năm 2017, Toàn quốc xảy ra hơn 20.000 vụ tai nạn giao thông, làm chết
hơn 8.000 người, bị thương 17.000 người.
9


Qua điều tra, phân tích của các cơ quan chức năng đều cho rằng đa phần các vụ
tai nạn giao thông xảy ra là do ý thức của người tham gia giao thông (chiếm 71,6%).
Trong các vụ tai nạn giao thông, 66,7% là do mô tô, xe máy; ô tô chiếm 27,07%.
Vói số liệu trên chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của việc ý thức, trách nhiệm
của mỗi cá thể, tập thể khi tham gia giao thông.
Mặc dù các ban lãnh đạo đã chủ trương đề xuất ra các phương pháp, cũng như áp
dụng những chính sách khắt khe về việc vi phạm trật tự, an toàn giao thông nhưng
số lượng tai nạn giao thông vẫn chưa giảm đáng kể.
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi chọn đề tài “Vận dụng cặp phạm trù nguyên
nhân và kết quả để phân tích thực trạng tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay”
để thực hiện tiểu luận triết học của mình.
Câu hỏi nghiên cứu của Tiểu luận là: người dân Việt Nam cần làm gì và làm như
thế nào để góp phần làm giảm tỉ lệ thương vong của tai nạn giao thông ở Việt Nam.
2.

Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng tai nạn giao thông, phân tích, đánh giá ý thức, nhiệm vụ của
người dân trong vấn đề tai nạn giao thông và đề xuất một số giải pháp góp phần cải
thiện tỉ lệ tai nạn giao thông ở Việt Nam.

3.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: người dân Việt Nam và những kiều bào đang sống trên
lãnh thổ Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi nước Việt Nam trong giai đoạn
từ 2016 đến 2018.
4.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài

10


Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong đó, chú ý một số phương pháp chính là: Logic và
lịch sử, phân tích và tổng hợp, gắn lý luận với thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ đề tài
đặt ra.

11


B. Phần nội dung
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CẶP PHẠM TRÙNGUYÊN NHÂN VÀ KẾT
QUẢ
1.1.

Khái niệm cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả:
Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động qua lại giữa các


mặt, các bộ phận, các thuộc tính trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây
ra một sự biến đổi nhất định.
Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do nguyên
nhân tạo ra. Ví dụ, sự tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố trong hạt ngô là nguyên
nhân làm cho từ hạt ngô nảy mầm lên cây ngô. Sự tác động giữa điện, xăng, không
khí, áp xuất, v.v (nguyên nhân) gây ra sự nổ (kết quả) cho động cơ.
Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện. Nguyên cớ là những
sự vật, hiện tượng xuất hiện đồng thời cùng nguyên nhân nhưng chỉ có quan hệ bề
ngoài, ngẫu nhiên chứ không sinh ra kết quả. Ví dụ, Mỹ lợi dụng nguyên cớ chống
khủng bố và cho rằng Irắc có vũ khí huỷ diệt hàng loạt để tiến hành chiến tranh xâm
lược Irắc. Thực chất, Irắc không có liên quan tới khủng bố và không có vũ khí huỷ
diệt hàng loạt như thanh tra của Liên Hợp quốc đã kết luận. Điều kiện là hiện tượng
cần thiết để nguyên nhân phát huy tác động. Trên cơ sở đó gây ra một biến đổi nhất
định. Nhưng bản thân điều kiện không phải nguyên nhân. Ví dụ, nguyên nhân của
hạt thóc nảy mầm là do những yếu tố bên trong hạt thóc tác động lẫn nhau gây nên,
nhưng để nẩy thành mầm thì phải có điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, v.v.
Triết học duy vật biện chứng cho rằng, mối liên hệ nhân quả có các tính chất:
Tính khách quan: điều này thể hiện ở chỗ, mối liên hệ nhân quả là vốn có của
sự vật, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Dù con người có biết

12


hay không thì giữa các yếu tố trong một sự vật, hoặc giữa các sự vật vẫn liên hệ, tác
động để gây ra những biến đổi nhất định.
Tính phổ biến: thể hiện ở chỗ, mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội,
tư duy đều có mối liên hệ nhân quả. Không có hiện tượng nào không có nguyên
nhân của nó.
Tính tất yếu: thể hiện ở chỗ, cùng một nguyên nhân như nhau, trong những

điều kiện như nhau thì kết quả gây ra phải như nhau. Nghĩa là nguyên nhân tác động
trong những điều kiện càng ít khác nhau thì kết quả do chúng gây ra càng giống
nhau.
1.2.

Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả về

mặt thời gian. Tuy nhiên, không phải mọi sự nối tiếp nhau về thời gian đều là quan
hệ nhân quả. Ví dụ, ngày và đêm không phải là nguyên nhân của nhau. Sấm và chớp
không phải nguyên nhân của nhau. Muốn phân biệt nguyên nhân và kết quả thì phải
tìm ở quan hệ sản sinh, tức là cái nào sinh ra cái nào.
Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả khác nhau tuỳ thuộc vào điều
kiện cụ thể, ví dụ: gạo và nước đun sôi có thể thành cơm, cháo, v.v phụ thuộc vào
nhiệt độ, mức nước, v.v.
Ngược lại, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, ví dụ: sức khoẻ
của chúng ta tốt do luyện tập thể dục, do ăn uống điều độ, do chăm sóc y tế tốt v.v
chứ không chỉ một nguyên nhân nào.
b. Trong những điều kiện nhất định, nguyên nhân và kết quả có thể chuyển
hoá lẫn nhau. Nghĩa là cái trong quan hệ này được coi là nguyên nhân thì trong quan
hệ khác có thể là kết quả. Ví dụ, chăm chỉ làm việc là nguyên nhân của thu nhập

13


cao. Thu nhập cao lại là nguyên nhân để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
bản thân.
Kết quả, sau khi xuất hiện lại tác động trở lại nguyên nhân (hoặc thúc đẩy
nguyên nhân tác động theo hướng tích cực, hoặc ngược lại). Ví dụ, nghèo đói, thất
học làm gia tăng dân số, đến lượt nó, gia tăng dân số lại làm tăng nghèo đói, thất

học, v.v.
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần tôn trọng tính khách quan của
mối liên hệ nhân quả. Không được lấy ý muốn chủ quan thay cho quan hệ nhân quả.
- Muốn cho hiện tượng nào đó xuất hiện cần tạo ra những nguyên nhân cùng
những điều kiện cho những nguyên nhân đó phát huy tác dụng. Ngược lại, muốn
cho hiện tượng nào đó mất đi thì phải làm mất nguyên nhân tồn tại của nó cũng như
những điều kiện để các nguyên nhân ấy phát huy tác dụng.
- Phải biết xác định đúng nguyên nhân để giải quyết vấn đề nảy sinh vì các
nguyên nhân có vai trò không như nhau.
- Nguyên nhân có thể tác động trở lại kết quả; do đó, trong hoạt động thực
tiễn cần khai thác, tận dụng những kết quả đã đạt được để thúc đẩy nguyên nhân tác
động theo hướng tích cực phục vụ cho con người..

14


CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
VÀO PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TAI NẠN GIAO THÔNG Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY
2.1. Thực trạng tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay
Sáng ngày 05/07/2018, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức Hội nghị
trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Dự và chỉ
đạo hội nghị có Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An
toàn giao thông quốc gia.
Trong đó, đường bộ xảy ra 8.889 vụ, làm chết 4.027 người, bị thương 6.997
người. So với cùng kỳ năm 2017 giảm 568 vụ (-6.01%), giảm 04 người chết (0.10%), giảm 893 người bị thương (-11.32%).
Đường sắt xảy ra 62 vụ, làm chết 53 người, bị thương 28 người. So với cùng
kỳ năm 2017 giảm 14 vụ (-18.42%), giảm 12 người chết (-18.46%), giảm 02 người
bị thương (-6.67%).

Đường thuỷ nội địa xảy ra 40 vụ, làm chết 22 người, bị thương 02 người. So
với cùng kỳ năm 2017, giảm 10 vụ (-20%), giảm 04 người chết (-15.38%), giảm 12
người bị thương (-85.71%).
Lĩnh vực hàng không đã xảy ra 10 sự cố (trong đó có 03 sự cố mức C, 07 sự
cố mức D); so với cùng kỳ năm 2017 tăng 05 sự cố.
Lĩnh vực hàng hải đã xảy ra 08 vụ, làm chết 01 người. So với cùng kỳ năm
2017, giảm 02 vụ (-20.00%), giảm 11 người chết (-91.67%), giảm 01 người bị
thương (-100%).
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, có 35 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có số người chết vì tai nạn giao thông giảm so với cùng kỳ
15


năm 2017, trong đó 09 địa phương giảm trên 20% số người chết là: Vĩnh Phúc, Lào
Cai, Bạc Liêu, Yên Bái, An Giang, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Đắc Lắc.
Đặc biệt, các tỉnh: Vĩnh Phúc, Lào Cai, Bạc Liêu giảm trên 30% số người chết do
tai nạn giao thông.
Tuy nhiên, vẫn còn 26 địa phương có số người chết vì tai nạn giao thông tăng
so với cùng kỳ 2017, trong đó 10 tỉnh tăng trên 20% là: Quảng Nam, Kiên Giang,
Điện Biên, Hậu Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Cà Mau, Hải Dương, Bắc Giang, Tây
Ninh, trong đó, có 04 tỉnh có số người chết tăng trên 100% là: Cà Mau, Hải Dương,
Bắc Giang, Tây Ninh.
Về nguyên nhân tai nạn giao thông, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho
hay, phân tích trên 6.804 vụ tai nạn giao thông đường bộ: 26% do người điều khiển
phương tiện vi phạm làn đường khiển phương tiện vi phạm làn đường, phần đường;
8,77% do vi phạm tốc độ xe chạy; 8,86% do chuyển hướng không chú ý; 6,23% do
không nhường đường; 5,97% do vượt xe sai quy định; 7,82% do vi phạm quy trình
thao tác lái xe; 2,32% do tránh xe; 4,23% do sử dụng rượu bia; 29,8% do vi phạm
biển báo hiệu đường bộ, dừng đỗ sai quy định, không có Giấy phép lái xe, vi phạm
quy trình thao tác lái xe, phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật, do người đi

bộ, do công trình giao thông và các nguyên nhân khác.
Điều đáng chú ý là tình trạng chống lại cảnh sát giao thông khi thi hành
nhiệm vụ với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Trong 06 tháng đầu năm
2018 xảy ra 15 vụ, làm 16 cán bộ chiến sĩ bị thương, bắt giữ 13 đối tượng vi phạm.
Phát biểu tại hội nghị Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các địa
phương tăng cường trách nhiệm, đóng góp ý kiến, giải pháp để đảm bảo trật tự an
toàn giao thông thời gian tới.

16


Phó Thủ tướng đánh giá Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về việc xử
phạt trong lĩnh vực giao thông hiện chưa đủ mức răn đe, phòng ngừa những hành vi
gây tai nạn giao thông. Bộ Tư pháp cần xem xét đề xuất, sửa đổi để đảm bảo tính
nghiêm minh của pháp luật.
2.2. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông
Theo thống kê của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia 29,8% do vi phạm
biển báo hiệu đường bộ, dừng đỗ sai quy định, không có Giấy phép lái xe, vi phạm
quy trình thao tác lái xe, phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật, do người đi
bộ, do công trình giao thông và các nguyên nhân khác. Tiếp đến là do vi phạm làn
đường chiếm 26% trên tổng số nguyên nhân gây ra tai nạn. Làn đường thường
xuyên có xe qua lại nhưng đôi lúc lại không thiếu vắng đi việc mua bán trái phép.
Việc mua bán trái phép lấn chiếm lòng lề đường hiện đang là một nỗi lo cho nhà
nước nói chung và người dân nói riêng.
Mua bán ở lòng lề đường không chỉ mang theo những tai nạn về an toàn giao
thông mà còn mang nỗi lo về sức khỏe cho người dân. Đa phần mua bán lòng lề
đường, việc vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn để đi vào cơ thể người là không thể
tránh khỏi. Tuy nhiên, ý thức của người dân chưa cao nên việc cảnh giác này vẫn
còn hạn chế.
Một mặt khác, mua bán ở lòng lề đường không phải chịu những phần thuế và

không tốn tiền thuê mặt bằng nên bớt gánh nặng về chi phí cho người bán.
Kế đến là việc vi phạm tốc độ chạy xe chiểm 8,77%, việc vi phạm tốc độ
chạy xe đa phần nằm trong lứa tuổi thanh thiếu niên, trong lứa tuổi này tâm lý
chung vẫn còn hay hiếu thắng, thích thể hiện bằng cách chạy nhanh vượt ẩu. Một
phần nhỏ do tâm lý người đi làm, do bận việc gia đình mà việc đi làm tương đối trễ
giờ, từ đó muốn nhanh đến công sở mà vượt quá tốc độ giao thông cho phếp.
17


Gây tai nạn do chuyển hướng không chú ý chiếm 8,86%, đa phần do người
phụ nữ điều khiển. Trong tâm lý người phụ nữ như cái hộp, tất cả nỗi lo về gánh
nặng gia đình, con cái, và nhiều thứ khác đều chứa đựng. Từ đó, họ luôn mang trong
người tâm trạng suy nghĩ, lo lắng tham gia giao thông nên thường chuyển hướng thì
không chú ý quan sát và quên bật tín hiệu chuyển hướng để người tham gia giao
thông khác biết .
Do không nhường đường 6,23%, một tỉ lệ không lớn nhưng cũng không nhỏ,
không nhường đường có thể phân tích thành hai mặt. Một mặt, là việc không muốn
nhường đường cho người khác đi, từ đó xảy ra tình trạng chiếm đường bằng tốc độ,
cố gắng chạy nhanh hơn để có thể giành vị trí ưu tiên. Một mặt khác, do họ nhường
đường không đúng cách, và dẫn đến việc họ chiếm đường và gây tai nạn.
Do vượt xe sai quy định chiếm 5,97%, vượt xe sai quy định không chỉ ở xe
máy mà còn ở việc xe hơi, xe tải,… và nhiều phương tiện giao thông khác. Trong
quá trình tham gia giao thông các phương tiện có chiều hướng vượt lên trên trước.
Nhưng trong quá trình vượt xe họ không chú ý đến xung quanh.
Không ít xe máy, nhất là đối với các đối tượng là học sinh, chưa đến tuổi sử
dụng xe máy phân khối trên 97cm3, tuy nhiên các bậc phụ huynh vì thương con mà
cho các em chạy xe đến trường, cũng như cho phép các em được sử dụng phương
tiện trước tuổi mà chưa qua học lái xe của Bộ Giao thông. Một mặt khác, các em
học sinh vẫn đang trong lứa tuổi mới lớn, dễ dàng bị cám dỗ bởi những phương tiện
mạnh nên tìm tòi, thử nghiệm, việc phóng xe hay sử dụng phương tiện không đúng

cách cũng là một phần nguyên nhân.
Việc người tham gia giao thông nhưng không biết rõ luật giao thông. Khi đi
sát hạch lái xe đa phần người tham gia sát hạch chỉ muốn mình đạt được bằng lái xe
nhanh gọn nên nhiều khi chọn cách học tủ, học mẹo để dễ nhớ, dễ thi đậu. Vì vậy,

18


khi tham gia giao thông thì đã đã không hiểu đầy đủ luật, quy định. Điều này dẫn
đến không ít người tham gia giao thông mà vượt sai quy định an toàn giao thông.
Kế đến là vượt qua xe lớn khi đi xe gắn máy. Xe tải, xe khách thường là
những xe di chuyển với quán tính rất cao, việc vượt qua các loại xe này thường phải
chú ý cảnh giác và phải có một tốc độ chắc chắn, không bị dừng đột xuất khi vượt
qua, vì khi dừng như vậy các loại xe này cũng sẽ không có khả năng thắng kịp lúc.
Theo quy định vượt xe tải, xe khách bằng xe máy, thì xe máy phải chạy bên lề phải
của các loại xe này. Tuy nhiên không ít xe lại vượt bên trái nên dẫn đến việc gây ra
tai nạn không đáng có.
Vi phạm quy trình thao tác lái xe chiếm 7,82%, con số này tương đối cao. Và
quy trình thao tác lái xe chỉ vi phạm khi đối tượng lái xe nhưng không tìm hiểu các
quy trình một cách đúng quy trình điều khiển của nhà sản xuất. Việc vận hành
phương tiện là một việc tương đối đơn giản, tuy nhiên, phải hiểu được phương tiện
và quy trình vận hành, thì chúng ta mới có thể uyển chuyển mà điều hướng phương
tiện. Điều hướng phương tiện đúng, và hiểu quy trình chúng ta mới có thể xử lý tình
huống khi tham gia giao thông một cách an toàn nhất có thể. Tham gia giao thông là
một quy trình tương đối phức tạp, chúng không chỉ đòi hỏi ở việc sử dụng đúng tốc
độ, sử dụng đúng chức năng của phương tiện mà còn cần phải sử dụng đúng lúc,
đúng thời điểm.
Do tránh xe chiếm 2,32%. Tránh xe dẫn đến gây tai nạn giao thông, khi mới
nghe qua chúng ta chỉ có thể hình dung làm gì có việc đó. Nhưng thực tiễn đã chứng
minh không gì không thể xảy ra. Tránh xe gây tai nạn giao thông, là một việc vẫn

tồn tại vì các đối tượng tránh xe chỉ chú ý đến khía cạnh xe cần tránh chứ không hề
chú ý đến khía cạnh những xe khác, phương tiện khác đang lưu thông. Từ đó, sự
thiếu chú ý làm cho các đối tượng chủ quan mà gây tai nạn.

19


Do sử dụng rượu bia chiếm 4,23%. Rượu bia đang là một vấn đề đáng quan
tâm ở Việt Nam. Đa phần ở Việt Nam, rượu bia được sử dụng tương đối rộng rãi
trong các buổi tiệc, trong các ngày lễ, và người dân Việt Nam xem đó như một thú
vui, dùng để chia sẻ những nỗi niềm với nhau. Tuy nhiên, đằng sau việc sử dụng
rượu bia mang một hệ lụy không đáng có. Rượu bia có thể làm cho khả năng điều
khiển hành vi, ý thức suy giảm một cách tuyệt đối. Đa phần người sau khi dùng
rượu bia, sẽ có trạng thái căng thẳng, nhức đầu, tay chân bủn rủn, không kiểm soát
được hành vi của bản thân. Từ đó tham gia giao thông trở nên nguy hiểm hơn. Đặc
biệt, sau khi đã có hơi men, các đối tượng thường sẽ chạy xe vói tốc độ rất cao do
không kiểm soát đưuọc bản thân nữa.
Bên cạnh đó, người điều khiển giao thông không tuân thủ pháp luật một cách
nghiêm ngặt và tự giác. Đây là yếu tố chính dẫn đến tai nạn ngày càng gia tăng.
Theo thống kê cho thấy, chỉ khoảng 48% người điều khiển phương tiện (xe máy) có
giấy phép hợp lệ. Trong số đó, tôi thiết nghĩ phần lớn không nắm chắc luật lệ giao
thông một cách kỹ lưỡng, bởi những tiêu cực trong cấp phát bằng lái xe vẫn phổ
biến chiếm đến 52%.
Phương tiện (xe má) không qua kiểm định an toàn hằng năm. Xe máy ở Việt
Nam chỉ kiểm định một lần khi làm thủ tục đăng ký mà thôi. Cơ quan chức năng
không hề quan tâm đến sự xuống cấp sau đó của những phương tiện đang lưu hành
trên đường. Thiết nghĩ là cơ quan chức năng nên quy định chủ xe đăng ký kiểm định
xe máy định kỳ như xe ô tô.
Cơ sở hạ tầng cũng đóng một vai trò không nhỏ trong việc cung cấp cơ sở vật
chất cho việc tham gia giao thông. Sự phân bố không hợp lý của hệ thống biển báo

giao thông cũng như sự xuống cấp trầm trọng của các tuyến đường nói riêng và hệ
thống cơ sở hạ tầng nói chung cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn
đến tai nạn giao thông ở Việt Nam nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng.
20


Nguyên nhân gây tai nạn khi lái xe không phải là say rượu khi cầm lái mà là
phân tâm khi lái xe. Người lái xe bị phân tâm khi không tập trung sự chú ý vào con
đường trước mặt và công việc lái xe, thay vào đó là nói điện thoại, gởi tin nhắn, ăn
vặt, trang điểm,…Lái xe mất tập trung đặc biệt nguy hiểm vì nó có thể xảy ra bất cứ
lúc nào. Các nhà nghiên cứu Virginia Tech cảnh báo sử dụng tai nghe hay Bluetooth
để nói chuyện qua điện thoại di động không an toàn khi cầm tay. Tuyệt đối không sử
dụng điện thoại di động trong khi lái xe là an toàn hơn và có ý nghĩa thực tế đối với
mọi người tham gia giao thông.
Gởi tin nhắn tăng nguy cơ tai nạn gấp 23,2 lần so với lái xe một cách tập
trung chú ý. Các nghiên cứu của NHTSA và Virginia Tech đều đi đến kết luận là
soạn thảo và gởi tin nhắn là nguy hiểm nhất trong lúc tham gia giao thông.

2.3. Hậu quả của tai nạn giao thông
Tình hình giao thông ở nước ta ngày càng diễn biến phức tạp khi số lượng
phương tiện giao thông ngày càng tăng một cách chóng mặt. Trong những năm gần
đây, số lượng tai nạn giao thông ngày càng nhiều và xảy ra liên tục hơn so với trước
kia khi giao thông vẫn chưa phát triển. Đi đôi với việc cải thiện chất lượng của các
phương tiện giao thông, nhiều tuyến đường được mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng
thì tai nạn cũng trở thành một vấn đề được xã hội quan tâm hàng đầu. Tai nạn giao
thông(TNGT) đã và đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Nhiều gia đình đã
mất đi người thân, nhiều người trở thành tàn phế, kinh tế tụt hậu, con cái bơ vơ… là
những hậu quả nặng nề và kéo dài của tai nạn giao thông. TNGT được xem là một
trong những thảm họa lớn nhất đe dọa đến sinh mạng và sức khỏe của con người.
Hậu quả của nó rất nặng nề, không chỉ ảnh hưởng về mặt tinh thần mà còn dễ dẫn

đến nghèo đói, lạc hậu, bệnh tật bởi có tới 70% số vụ, số người tử vong là đối tượng
thanh niên, trụ cột trong gia đình.
21


Tai nạn giao thông không chỉ thiệt hại về người và của mà nó còn tác động
khiến người dân phải lo sợ mỗi khi ra đường, điều này đã trở thành vấn đề bức xúc
của toàn xã hội. Không chỉ là nổi đau về thể xác của người bị nạn mà nó còn ảnh
hưởng đến người dân và người thân xung quanh cả về tinh thần, trí lực, gây tổn thất
cho xã hội về vật chất,.... Những người may mắn sống sót chỉ bị thương nhẹ thì
không kể đến, nhưng người chết sẽ ảnh hưởng không chỉ cá nhân mà ảnh hưởng cả
một tập thể trong đó có gia đình. Những người bị thương nặng phải đối mặt với
những thương tật phải mang trong mình suốt đời mà không thể chữa lành được.
Đáng nói hơn, tai nạn giao thông có thể cướp đi sinh mệnh của những người là trụ
cột trong gia đình. Như vậy, không chỉ chịu đau đớn về thể xác, tinh thần mà chỗ
dựa của người thân sẽ mất đi khiến họ phải lâm vào những hoàn cảnh khó khăn
không thể biết trước được điều gì. Những người con phải chịu cảnh mồ côi cha hoặc
mẹ, những người vợ phải chịu cảnh mất chồng và những người đàn ông phải chịu
cảnh gà trống nuôi con. Hậu quả của tai nạn giao thông là không kể hết khi nó tác
động và gây tổn thương đến toàn xã hội và gia đình người bị nạn.
Tai nạn giao thông không loại trừ một ai, từ người già đến trẻ, từ những người
trụ cột trong gia đình đến những cô cậu học sinh sinh viên - những người con thân
yêu của cha mẹ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Và hậu quả của tai nạn
giao thông để lại thật là khủng khiếp, ngoài những trường hợp tử vong thì phần lớn
các trường hợp dù ít, dù nhiều đều để lại di chứng ở các mức độ khác nhau. Những
di chứng lớn nhất phải kể đến đó là di chứng về thần kinh, bệnh nhân bị chấn
thương sọ não (chiếm khoảng 45% các trường hợp), có nguy cơ tử vong rất cao
hoặc dù cứu sống được thì cũng để lại nhiều di chứng nặng nề như sống đời sống
thực vật, mất ngôn ngữ, liệt chân tay, động kinh, rối loạn tâm thần, hoang tưởng,
trầm cảm nặng sau chấn thương dẫn đến giảm hoặc mất khả năng tái hòa nhập cộng

đồng, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội
22


Những bệnh nhân bị gãy vỡ cột sống, đứt tủy gây liệt hai chân phải suốt đời
ngồi trên xe lăn. Còn những trường hợp nhẹ hơn thì cũng rách da, cơ, xây xát bầm
tím trên cơ thể (chiếm 100% số bệnh nhân nhập viện) có thể để lại sẹo xấu nếu vết
thương ở vùng hàm mặt, ngực. Nhiều bệnh nhân bị gãy răng, vỡ xương hàm, biến
dạng mặt mũi kể cả sau khi đã được phẫu thuật cũng vẫn còn di chứng, dò chảy
nước mũi, viêm tắc lệ đạo. Nặng hơn nữa thì bị gãy vỡ các xương như xương tay,
chân, xương chậu, xương đòn, xương sườn (chiếm khoảng 30% các trường hợp) và
thường có các di chứng như biến dạng lồng ngực, lệch trục, cong chân, chân cao
chân thấp nếu không được xử lý tốt. Ngoài ra còn nhiều trường hợp bị tổn thương
các tạng trong ổ bụng như vỡ gan, lách (chiếm 40% các trường hợp)...và nhiều bệnh
nhân phải cắt bỏ phần tạng bị vỡ nát như thận, hay một phần gan, lách...Nhiều năm
sau tai nạn, bệnh nhân vẫn phải chịu những cơn đau từ các vết sẹo, chỗ xương gãy
đã lành, những cơn đau đầu mỗi khi thay đổi thời tiết. Với những ca có thương tổn
lớn, nặng nề phải nằm viện dài ngày với viện phí lên đến hàng trăm triệu đồng. Đã
có những gia đình tán gia bại sản, khánh kiệt vì người thân bị tai nạn giao thông.
Hơn thế nữa, tai nạn giao thông còn ảnh hưởng đến xã hội, đến sự phát triển kinh tế
của đất nước. Vì đa số người bị chấn thương sọ não đều nằm trong độ tuổi lao động,
nhiều người trong số đó là kỹ sư, bác sĩ, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu khoa học...Đó
là những hệ lụy mà tai nạn giao thông để lại cho xã hội.
Bên cạnh đó, không chỉ ở những người bị tai nạn mang gánh những tổn
thương mất mát, mà những người xung quanh cũng phải gánh chịu những nỗi đau
không đáng có và những chi phí không đáng sinh ra. Gia đình phải chịu những tổn
thương về tinh thần, gánh nặng kinh tế, bên cạnh những chi phí cho gia đình họ còn
phải đảm nhiệm thêm chi phí thuốc men, chi phí bồi thường nếu nạn nhân là người
gây ra tai nạn. Không ít gia đình đã phải cầm cố những vật dụng trong gia đình hoặc
cầm cố những căn nhà để có tiền bồi thường cho nạn nhân. Có những gia đình chỉ

23


có một hoặc hai người gánh vác tránh nhiệm trụ cột gia đình, tuy nhiên, tai nạn giao
thông đã cướp đi khả năng lao động, làm cho gia đình họ phải đối mặt với rất nhiều
khó khăn. Những đứa bé đã phải mồ côi từ nhỏ. Những người mẹ đã trăm tuổi già
nhưng không ai nuôi. Những cảnh gia đình tan hoang chỉ vì mất đi người trụ cột, trở
thành những gánh nặng của xã hội, những đứa bé không ai giáo dưỡng sẽ có khả
năng trở thành những đối tượng xấu trong tương lai.
Những nạn nhân còn sống sót sau tai nạn, nhưng không còn khả năng lao
động hoặc bị tàn phế phải chịu những cảnh thương tâm ngắm nhìn gia đình bao bọc,
lo lắng và nuôi dưỡng mình. Mà không có cách nào để giúp đỡ gia đình họ vượt qua
khó khăn. Đó là những nỗi đau tinh thần, những nỗi đau còn thấm thía hơn những
nỗi đau về thể xác, nước mắt có chảy cũng chỉ có thể chảy ngược vào trong lòng.
Đó là những hậu quả khắc nghiệt mà tai nạn giao thông để lại, những hậu quả
tưởng chừng như chỉ xảy ra đối với nạn nhân nhưng thật chất nó còn ảnh hưởng đến
gia đình, đến những người xung quanh một cách gián tiếp.
Bi thảm nhất là những cảnh những đứa bé mồ côi cha mẹ, những đứa bé còn
rất nhỏ, còn chưa ý thức được đâu là đúng đâu là sai mà đã phải chịu cảnh mồ côi.
Những đứa bé đang trong thời gian cặp sách đến trường cũng phải bỏ học chỉ vì gia
đình rơi vào cảnh khó khăn trên.
Bên cạnh những nguyên nhân gây ra tai nạn trên còn những nguyên nhân do
thiếu ý thức của người dân và những công nhân làm đường phố. Người dân đã quen
với việc thiếu ý thức vệ sinh đường phố, họ đổ rác không đúng nơi quy định, họ
biến những khu vực công cộng thành những bãi rác, làm con đường trở nên hẹp lại
do bỏ rác bừa bãi. Và nhiều thiệt hại về môi trường.

24



Những công nhân tu sửa đường phố, khi làm việc đã bất cẩn mà không để
những biển cảnh báo làm cho những người dân vô tội đi trong đêm mà đi nhầm vào
vùng nguy hiểm gây ra tai nạn. Đây cũng là một phần trách nhiệm của công nhân tu
sửa vì họ đã gián tiếp gây ra tai nạn giao thông và người thiệt hại chính là những
người tham gia giao thông vô tội.
Tai nạn giao thông dù có đi qua nhưng nỗi đau luôn đè nặng người ở lại,
không chỉ gia đình, người thân của họ chịu mất mát, thiệt thòi mà cả xã hội cũng
đau cùng nỗi đau chung. Đằng sau mỗi vụ tai nạn giao thông là cảnh ngộ thương
tâm của gia đình không gì xóa tan và bù đắp được… Sau tai nạn là những ám ảnh,
dằn vặt về tinh thần. Trong tận cùng sự đớn đau, đã có rất nhiều người phải hối hận:
“giá mà tôi cẩn thận hơn”, “giá như lúc đó tôi bình tĩnh hơn”, “giá như tôi không
uống rượu bia trước khi lái xe”... vì thực tế có người đã “nhanh một phút để chậm
cả đời”. Thay vì hối hận muộn màng của những người gây ra tai nạn, mỗi chúng ta
cần biết cách tự bảo vệ bản thân, gia đình mình và cộng đồng bằng cách tham gia
giao thông bằng ý thức tự giác, để ngày càng bớt đi những đau thương mất mát vì
tai nạn giao thông. Những câu khẩu hiệu: “Phía trước tay lái là sự sống”; “Hãy lái
xe bằng cả trái tim”; “Nói không với rượu bia trước khi lái xe”; “Hãy đội mũ bảo
hiểm khi ngồi trên xe mô tô, gắn máy”; “An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”…
đều là những lời kêu gọi tha thiết, gần gũi và rất dễ thực hiện với tất cả mọi người.
Những lời kêu gọi ấy không ở đâu xa, mà ở ngay trong mỗi trái tim tình cảm, có
trách nhiệm trước an toàn tính mạng của chính mình và người khác. Lời kêu gọi ấy
muốn nhắn nhủ với tất cả mọi người trước khi tham gia giao thông một điều: Hãy
nghĩ đến sự an toàn của mình, nghĩ đến sự mong đợi của người thân trong gia đình,
anh em, bè bạn và sự an toàn của những người đồng hành khác.
2.4. Một số giải pháp khắc phục:

25



×