Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ĐỀ TÀI TÌM HIỂU quan điểm của sinh viên Học viện Ngân hàng về vấn đề sống thử hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.73 KB, 15 trang )

A, MỞ ĐẦU
I, GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1, Lý do lựa chọn đề tài
Theo điều tra của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), tại Việt
Nam, 20% học sinh, sinh viên có quan hệ tình dục, nhưng chỉ có
0.41-0.43% có hiểu biết đúng về các biện pháp tránh thai. Ngoài
ra, tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên (15-19) cũng chiếm tới hơn
20% tổng số ca phá thai, tính trung bình mỗi năm cả nước có
khoảng 300,000 ca nạo hút thai ở độ tuổi này. Việt Nam cũng là
nước dẫn đầu Đông Nam Á về tỷ lệ trẻ ở độ tuổi vị thành niên
sinh con.
Tình yêu sinh viên là chủ đề được rất nhiều bạn trẻ quan tâm bởi
nó thiết thực và gần gũi với cuộc sống. Có thể nói tình yêu là
nhu cầu chính đáng của tất cả mọi người, nhất là những sinh
viên xa nhà thiếu vắng tình cảm gia đình thì những sẻ chia của
“nửa kia” lúc khó khăn, vui buồn quả thật là một điều hạnh
phúc . Yêu và được yêu là món quà vô giá của cuộc sống. Thế
nhưng lối sống ‘tây hóa” của giới trẻ ngày nay đang gặm nhấm,
làm biến chất ý nghĩa đích thực của nó. Tại sao nói như vậy? Sẽ
chẳng có gì là lạ nếu ta đi vào bất cứ một xóm trọ nào đó mà bắt
gặp một trai một gái trong phòng, ăn chung, ngủ chung bởi bây
giờ sống chung với nhau trước hôn nhân đang là xu hướng
phổ biến trong lối sống của học sinh, sinh viên hiện nay. Lối
sống đó phát triển như một “ dịch bệnh”- dịch bệnh không có
trong danh mục của ngành y, dịch bệnh tràn lan làm xấu đi thuần
phong mỹ tục, nếp sống văn hóa tươi đẹp của 4000 năm lịch sử


Việt Nam. Đó là dịch bệnh sống thử - một trào lưu mới xuất hiện
trong giới trẻ khiến dư luận rất quan tâm.
Đối tượng được nói đến một cách phổ biến, lại rơi vào các học


sinh, sinh viên hay người trẻ vốn phải sống xa nhà, thiếu thốn
tình cảm, khó khăn trong cuộc sống nhưng lại chưa đủ bản lĩnh
để bươn chải vào đời. Và hơn nữa những đối tượng ấy còn đang
sống phụ thuộc vào trợ cấp của gia đình, đồng thời còn đang lo
học tập cho tương lai. Như vậy “sống thử” có thực sự phù hợp
hay không? Các bạn nhìn nhận vấn đề nhạy cảm này như thế
nào? Có hàng triệu ý kiến phản đối gay gắt nhưng cũng có
không ít lý do các bạn đưa ra để biện minh cho việc sống thử .
Phải chăng chuyện “sống thử” trước khi quyết định tiến tới hôn
nhân thực sự là một giải pháp tốt để tiến tới một cuộc hôn nhân
hoàn hảo hay nó chỉ là "cái bẫy của một quan niệm suy đồi trong
lãnh vực hôn nhân"? Phải chăng sống thử mang lại nhiều lợi ích
cho các bạn học sinh, sinh viên? Phải chăng nó vô hại đến cuộc
sống hiện tại và sau này của các bạn trẻ? Câu trả lời không còn
phải là vấn đề lo ngại của các nhà chức trách mà đang trở thành
vấn đề rất nỏng bỏng của toàn xã hội. Để hiểu rõ hơn, chúng tôi
tiến hành tìm hiểu về “ quan điểm của sinh viên Học viện
Ngân hàng về vấn đề sống thử hiện nay”. Từ đó đưa ra những
mặt tiêu cực và tích cực củavấn đề để chúng ta có một cách nhìn
đúng đắn hơn về vấn đề này.
Thứ nhất, sống thử đang là xu hướng phổ biến trong lối sống của
sinh viên hiện nay.
Thứ hai, lối sống thử trong xã hội hiện nay đã thể hiện phần nào
lối sống “tây hoá” của một bộ giới trẻ trong đó có cả học sinh,
sinh viên- làm làm xấu đi thuần phong mỹ tục, nếp sống văn
hóa.


Thứ ba, thực trạng tỷ lệ nạo phá thai của học sinh, sinh viên Việt
Nam.

Thứ tư, phần lớn sinh viên còn đang sống phụ thuộc vào trợ cấp
của gia đình, đồng thời còn đang lo học tập cho tương lai. Như
vậy “sống thử” có thực sự phù hợp hay không?
2, Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu
*Mục đích nghiên cứu
Nếu trước đây tình trạng “sống thử” rất ít thấy ở nước ta, đôi khi
chỉ dừng lại ở mức độ quan hệ tình dục trước hôn nhân và
thường bị dư luận xã hội lên án. Tuy nhiên hiện nay, giới trẻ mà
đặc biệt là một bộ phận sinh viên cho rằng: “Sống thử không có
gì là xấu xa, mà nó giúp sinh viên quen dần với cuộc sống hôn
nhân sau này”. Nhưng các bạn không nhận thức cũng như kiểm
soát hết được tác hại của nó đối với cuộc sống sau này cũng như
việc học tập hiện tại và để lại không ít hậu quả đáng tiếc. “Sống
thử” giờ đây đã không còn là xa lạ và dần trở thành một điều
được cho là hết sức bình thường trong xã hội. Còn sinh viên Học
viện Ngân hàng nghĩ sao về tình trạng “sống thử”?
Vì lẽ đó, trong một phạm vi nhất định, đề tài nghiên cứu của
nhóm 3 nhằm thăm dò, cung cấp những cái nhìn toàn diện hơn
về quan niệm “sống thử” của sinh viên Học viện Ngân hàng.
Cùng với đó là các phân tích giúp chúng ta thấy được các mặt
tồn tại của vấn đề này.


*Ý nghĩa nghiên cứu
Việc nghiên cứu quan điểm của sinh viên đối với vấn đề “sống
thử” có ý nghĩa quan trọng trong quá trình học tập và phát triển
nhân cách của sinh viên. Đề tài này nghiên cứu thực trạng quan
điểm cùng mức độ quan tâm của sinh viên Học viện Ngân hàng
đối với vấn đề “sống thử” trong sinh viên và đề ra một số biện
pháp giáo dục để giúp sinh viên có cái nhìn đúng đắn hơn.

3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
o Đối tượng nghiên cứu: các bạn đang là sinh viên HVNH
 Dưới 18 tuổi
 Từ 18 đến 22 tuổi
 Trên 22 tuổi
*Phạm vi nghiên cứu: trường HVNH

4, Phương pháp thu thập số liệu
Trong cuộc điều tra về quan niêm sống thử của sinh viên hvnh
về vấn đề sống thử trong giới trẻ hiện nay chúng tôi đã sử dụng
1 số phương pháp như sau:
*Phương pháp điều tra:
+chọn mẫu: 50 sv


+ thu thập thông tin gián tiếp qua bảng hỏi (phiếu điều tra)
điều tra gián tiếp qua các phiếu điều tra thông qua mạng xã hội,
phương pháp có ưu điểm là triển khai, nghiên cứu trên quy mô
rộng, thu thập được nhiều ý kiến của nhiều người dùng 1 lúc do
đó thông tin có độ tin cậy cao hơn
+Sử dụng các phần mềm xử lý dữ liệu quen thuộc, đơn giản
như excel, spss để phân tích và tổng hợp dữ lieu 1 cách chính
xác nhất và khoa học
*Quy trình điều tra
- Lập bảng hỏi (có những nội dung cần thiết và sát với đề tài
nhất)
- Thông qua internet đăng lên group của sinh viên hvnh để điều
tra
-Nhận kết quả
Ưu điểm: Nhanh, gọn, dễ lấy được thông tin của các đối tượng

thuộc phạm vi nghiên cứu nhất
Nhược điểm: Vì là điều tra gián tiếp thông qua mạng xã hội nên
vẫn chưa đạt được độ chính xác cao (có thể vì độ thiếu trách
nhiệm của những người trả lời phiếu hỏi,…)
B, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1, Cơ sở lý luận
Sống thử là việc 2 người khác giới chung sống với nhau như vợ
chồng trước hôn nhân mà không có sự rang buộc về mặt pháp lý.


Phân biệt sống thử và sống thật:
Sống thử: là kn chỉ sự chung sống như vợ chồng giữa người nam
và người nữ mà không cần đăng ký kết hôn theo quy định của
pháp luật, không chịu bất kì sự chi phối của pháp luật về mối
quan hệ của mình
Sống thật: Là đời sống vợ chồng có đăng ký kết hôn theo quy
định của pháp luật bảo hộ các quyền của 2 bên, có mối quan hệ
với pháp luật.
2, Tổng hợp thống kê
 Bảng hỏi
VẤN ĐỀ SỐNG THỬ TRONG SINH VIÊN
Câu 1: Vui lòng cho biết giới tính
o
Nam
o
Nữ
o
Khác
Câu 2: Độ tuổi của bạn ??
o

Dưới 18
o
Từ 18 - 22
o
Trên 22
Câu 3 : Theo bạn sống thử là gì
o
Là một nam một nữ sống với nhau như vợ chồng
nhưng không có sự ràng buộc về pháp luật
o
Chỉ là hình thức góp gạo thổi cơm chung
o
Là ăn cơm trước kẻng


o

Sống chung với nhau nhưng không quan hệ

Câu 4: Bạn đã từng nghe chuyên sống thử trong giới trẻ
đặc biệt là sinh viên thời nay ????
o
Rất nhiều. Hiện tượng này rất phổ biến
o
Có nghe qua nhưng không phổ biến
o
Chưa bao giờ nghe qua
Câu 5: Bạn biết hiện tượng sống thử qua ???
o
Internet

o
truyền miệng
o
Sách báo, truyền hình
o
Cả 3 phương án trên
Câu 6 :Theo bạn sống thử trong sinh viên có ảnh hưởng
đến vấn đề gì ?
o
Học tập
o
Tâm lý
o
Tài chính
o
Sức khỏe
o
Mọi người xung quanh
o
Vấn đề khác
Câu 7: Theo bạn, nguyên nhân dẫn đến việc sống thử
của sinh viên là gì ?
o
Chỉ đơn thuần là tình yêu thôi thúc
o
Góp gjao thổi cơm chung cho rẻ
o
Để thỏa mạn nhu cầu tình dục
o
Tò mò muốn biết sống thử như thế nào

o
Mục khác:
Câu 8: Theo bạn, sinh viên có nên sống thử ??


Nên sống thử vì nó giúp các bạn trẻ có thêm kinh
nghiệm cho cuộc sống hôn nhân sau này
o
Không nên vì sẽ mang lại ảnh hưởng xấu đến việc
học tập và sinh hoạt của sinh viên
o
Mục khác:
o

Câu 9: Bạn đã từng sống thử ??
o
Chưa
o
Rồi
o
Đã từng nghĩ đến nhưng chưa sống thử
Câu 10: Nếu bạn đã từng ống thử, bạn thấy thái độ của
bạn bè gia đình với mọi người xung quanh đối với việc
đó như thế nào?
o
Phản đối gay gắt
Đồng tình ủng hộ
o
Mục khác:
(Biểu đồ)

3, Phân tích số liệu
(************* qua biểu đồ vd như mức độ quan tâm bnh
% rút ra ý nghĩa)
 Phương pháp phân tích
- Đối với mục tiêu cụ thể 1: Ứng dụng phương pháp thống
kê miêu tả và biểu đồ diện tích hình tròn để mô tả thực
trạng sống thử của các bạn trẻ hiện nay.


- Đối với mục tiêu cụ thể 2: Ứng dụng phương pháp thống
kê miêu tả và biểu đồ diện tích tròn để phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến việc sống thử của giới trẻ hiện nay.
- Đối với mục tiêu cụ thể 3: Sử dụng phương pháp tự luận
để nêu ra các nguyên nhân, hậu quả của sống thử và các
biện pháp giúp cho giới trẻ có cái nhìn toàn diện, đúng đắn
nhằm hạn chế tác hại của việc sống thử.
C, Kết luận nghiên cứu
*Qua điều tra, tìm hiểu thực tế có thể thấy phần lớn sinh viên
hvnh vó cái nhìn đúng đắn về vấn đề sống thử và hầu hết các
bạn đã được nghe rất nhiều về sống thử tuy nhiên vẫn còn những
bộ phận không nhỏ các bạn sinh viên có quan niêm lệch lạc về
vấn đề sống thử vậy từ kết quả phân tích dữ liêu trên chúng tôi
có thể đúc kết cho các bạn các nguyên nhân, tác động hậu quả,
giải pháp cho vấn đề đang nhức nhối xã hội này
*Nguyên nhân
*Nguyên nhân bản thân:
Sinh viên, công nhân khi sống xa nhà thường thiếu thốn tình
cảm hoặc vật chất hoặc cả hai. Do đó họ cần có 1 chỗ dựa tinh
thần cũng như chia sẻ gánh nặng kinh tế. Mặt khác tư tưởng các
bạn đã cởi mở hơn trong vấn đề tình dục trước hôn nhân và

không còn quá e dè trước dư luận xã hội. Còn đối với công chức
và những người thành đạt họ sống thử chủ yếu về nhu cầu tính
cảm.
*Nguyên nhân gia đình:


Do cha mẹ sống không hạnh phúc làm con cái mất lòng tin vào
gia đình. Hơn nữa cha mẹ không quan tâm đến con cái làm cho
con cái có cảm giác không còn điểm tựa và bấp bênh trong tâm
lý. Các bạn rơi vào tình trạng này thường rất nghe lời người yêu
nên dễ dàng đồng ý nếu người yêu đề nghị sống thử.
Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, trưởng khoa tâm lý Đại học sư
phạm TPHCM : “Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình
trạng “sống thử” ở giới trẻ là do sự giáo dục của gia đình còn
quá lỏng lẻo, ít quan tâm tới các em, nhất là lúc các em đang
tuổi cặp kè yêu đương, các em muốn có người đồng hành để
chia sẻ”
*Nguyên nhân xã hội:
Do ảnh hưởng văn hóa phương Tây nên nhiều bạn cho rằng sống
thử là điều bình thường, Hơn nữa, do các bạn bị ảnh hưởng của
truyền thông từ việc xem phim ảnh, tạp chí, các trang web đen.
“Tai nghe không bằng mắt thấy” nên nhiều bạn “ Sống thử” để
biết. Cách suy nghĩ mang tính trào lưu này khiến các bạn sống
buông thả, không xem trọng hôn nhân và gia đình.

Theo TS tâm lý học Trương Thị Bích Hà: “Do đến với nhau chỉ
vì tò mò, vì tiết kiệm, vì người khác sống thử thì mình cũng
sống thử và chỉ để thỏa mãn dục vọng nhất thời. Mặt khác, do
hội nhập văn hoá làm cho giới trẻ sống “tây hoá” không còn biết
đến nền tảng đạo đức của con người”.

*Tác động của việc sống thử


Tiêu cực
- Không phù hợp thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
- Nhiều cặp đôi sống thử chỉ là cách chung sống với nhau chứ
không hề có định hướng rõ ràng cho tương lai là có lấy nhau hay
không.
- Không còn hào hứng cho cuộc hôn nhân
Hôn nhân là chuyện trọng đại cả đời, vì thế mà các cặp đang
sống thử và có ý định kết hôn cần lưu ý. Đôi khi, việc chung
sống dưới một mái nhà trước khi cưới với người mình yêu sẽ
gây ra cảm giác nhàm chán, không thú vị với cuộc hôn nhân
nữa.
- Gây ra nhiều rắc rối về mặt pháp lý
Nếu mối quan hệ trở nên tốt đẹp sau sống thử thì đó là điều quá
tuyệt vời, song rất nhiều cặp đôi đã đổ vỡ cũng vì sống thử. Đặc
biệt hậu sống thử,khi cả hai cùng đầu tư vào một tài sản chung
nào đó thì có thể lúc đó hai người sẽ gặp rắc rối liên quan đến
pháp lý.
- Tranh cãi
Tranh cãi là điều không thể tránh khỏi khi quyết định sông thử.
Dù là sinh viên hay đã đi làm thì vấn đề mưu sinh vẫn không thể
nào không tồn tại. Mỗi người một quan điểm, mỗi người một ý
kiến, nếu không biết kiềm chế nhau thì hai người cũng sẽ sớm
đường ai nấy đi.


- Mọi người bàn tán, dèm pha
Việc này thực sự ảnh hưởng rất nhiều đến người con gái vì theo

thuần phong mỹ tục VN thì người con gái cần có những phầm
chất tốt đẹp. Và dĩ nhiên, việc “góp gạo thổi cơm chung” trước
hôn nhân là điều không thể chấp nhận được. Ở VN chưa có luật
cấm hoặc cho phép, xong đa phần mọi người đều không đồng
tình với cách sống này.
- Mang thai ngoài ý muốn
Rất nhiều bạn gái đã lỡ dại khi quyết định vội vang cho việc
sống thử, để rồi phải đau đớn vác bụng bầu đi phá. Hoặc trở
thành những người mẹ đơn thân khi tuổi đời còn khá trẻ.
- Gây hoảng loạn tâm lý: Đây là điều không tránh khỏi hậu sống
thử. Đặc biệt đối với các bạn nữ.
Tích cực
- Có nhiều thời gian bên nhau
Khá nhiều người khi đang yêu nhau họ rất muôn ở bên người
yêu của mình mọi lúc mọi nơi, muốn chia sẻ mọi công việc,
mọi câu chuyện với nhau và họ tìm đến “sống thử”. “Sống thử “
sẽ giúp họ có nhiều thời gian bên nhau hơn, giúp họ thấy hanh
phúc hơn khi được thấy người mình yêu sau một ngày mệt mỏi..
-Cùng nhau chia sẻ tài chính
Đây chính là một lợi ích mà sống thử đem lại. Nếu bạn là sinh
viên đang sống xa nhà, thì việc sống thử sẽ giúp bạn tiết kiệm
chi tiêu hàng tháng, bởi vì khi sống hai người thì mọi thứ tiền:


ăn uống, điện nước,..... có thể chia sẻ với nhau. Do đó, áp lực
tài chính cũng giảm đi nhiều.
- Hiểu nhau hơn
Nhờ sống thử mà hai người yêu nhau trở nên gắn bó, hiểu rõ
nửa kia hơn, để từ đó làm cơ sở tiến tới hôn nhân
- Thoải mái, tự do “yêu đương” mà không bị ngăn cấm

Một nam một nữ chung một mái nhà thì sự ham muốn về thể
xác lẫn tinh thần là điều không tránh khỏi. Và nó cũng đóng vai
trò quan trọng trong việc xây dựng sự tin tưởng và thoải mái từ
hai phía khi quyết định sống lâu dài với nhau.
Giải pháp


Bản thân:

- Học hỏi, trau dồi kiến thức về tình yêu, hôn nhân gia đình
và những mặt trái của việc sống thử
- Tham gia các hoạt động tậ thể, giao lưu, tiếp xúc nhiều
với xã hội để mở mang kiến thức
- Nói không với sống thử, đồng thời trong tình yêu nhất là
các bạn nữ không nên chứng minh tình yêu của mình bằng cách
dâng hiến tất cả cho tình yêu.



Gia đình:

- Giáo dục con từ khi còn nhỏ, động viên, dạy bảo, hướng
con cái đến một cuộc sống lành mạnh. Hiện nay, tuy phần lớn
các bậc phụ huynh đều có những giải pháp giáo dục giới tính


cho con mình song một bộ phận còn né tránh vấn đề giáo dục
giới tính vì họ chưa hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này.
- Quan tâm đầy đủ đến đời sống tinh thần của con gái
- Luôn tạo co con cảm giác được sống trong 1 gia đình

hạnh phúc
- Không nên cấm đoán con cái khi chưa giải thích rõràn cho
con mọi vấn đề.

Nhà trường: Tổ chức các buổi tọa đàm cho sinh viên bàn về
việc sống thử


Xã hội

- Tích cực đẩy mạnh việc truyền thong: Cần phải tăng
cường tuyên truyền trên các thông tin đại chúng các vấn đề về
tình yêu tình dục. Đặc biệt là tác hại nghiêm trọng của việc sống
thử, nhất là đối với những bạn nữ
- Ngăn chặn, loại bỏ những bài nhạc, tiểu thuyết, phim
ảnh, tạp chí về yêu đương và cả những trang web đen: Các tổ
chức, đoàn thể vào cuộc mạnh mẽ đối với vấn đề sống thử trong
sinh viên, nghiêm cấm buôn bán những băng hình, phim ảnh
mang tính chất đồi trụy, ngăn chặn hết mức có thể nhất là trên
mạng internet.
MỤC LỤC
A . MỞ ĐẦU 1


I –Giới thiệu đề tài nghiên cứu
1. Lý do lựa chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu, ý nghia nghiên cứu.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
4. Phương pháp thu thập số liệu
B. NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận
2. Tổng hợp thống kê
3. Phân tích số liệu
C. KẾT LUẬN



×