Tải bản đầy đủ (.docx) (200 trang)

Đánh giá một số giải pháp quản lý sử dụng thuốc chống ung thư tại bệnh viện trung ương quân đội 108

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 200 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


NGUYỄN ĐỨC TRUNG

ĐÁNH GIÁ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG UNG THƯ
TẠI BỆNH VIỆN TWQĐ 108

LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


NGUYỄN ĐỨC TRUNG

ĐÁNH GIÁ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG UNG THƯ
TẠI BỆNH VIỆN TWQĐ 108
LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 62720412



Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Sơn Nam
PGS. TS. Phạm Nguyên Sơn

HÀ NỘI, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, được khai
thác một cách khách quan, khoa học theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu
trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực. Các kết quả này
chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Đức Trung


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này tôi đã nhận được sự quan tâm, động viên của rất
nhiều người từ gia đình bè bạn đến đồng nghiệp trong các cơ quan đơn vị và nhà
trường.
Đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới người thầy
hướng dẫn thứ nhất TS. Nguyễn Sơn Nam – chủ nhiệm khoa Dược – Bệnh viện
TWQĐ 108, người đã dành thời gian và tâm huyết hướng dẫn và truyền đạt cho tôi
nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng biết ơn thầy hướng dẫn PGS.TS. Phạm Nguyên Sơn - Phó
giám đốc Bệnh viện TWQĐ 108 đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ, nhân viên công tác tại khoa Dược và
các cơ quan trong Bệnh viện đã giúp đỡ tôi trong thời gian thu thập số liệu.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Bộ môn Quản lý và
Kinh tế dược đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
học tập và hoàn thành luận án tiến sĩ.
Tôi vô cùng biết ơn tất cả các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Dược Hà
Nội đã dạy dỗ tôi từ lúc ban đầu bước vào cổng trường Đại học. Những kiến thức
quý báu trong thời gian học tập tại trường là cơ sở để tôi thực hiện các nhiệm vụ
học tập, nghiên cứu và làm việc.
Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và
những người thân đã luôn sát cánh động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc sống và học
tập!
Hà Nội, ngày 06 tháng 08 năm 2019
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Đức Trung


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN......................................................................................... 3
1.1. BỆNH UNG THƯ.............................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm chung về ung thư....................................................................... 3
1.1.2. Tình hình bệnh ung thư trên thế giới......................................................... 3
1.1.3. Tình hình bệnh ung thư ở Việt Nam.......................................................... 4
1.2. CHI PHÍ Y TẾ CHO ĐIỀU TRỊ UNG THƯ................................................... 4
1.2.1. Chi phí cho điều trị ung thư trên thế giới................................................... 4
1.2.2. Chi phí cho điều trị ung thư ở Việt Nam.................................................... 5
1.3. THUỐC CHỐNG UNG THƯ........................................................................... 6
1.3.1. Khái niệm và phân loại thuốc chống ung thư............................................ 6
1.3.2. Sử dụng thuốc chống ung thư.................................................................... 7
1.3.3. Nguy cơ phơi nhiễm thuốc chống ung thư của cán bộ y tế........................ 8

1.4. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG UNG THƯ......9
1.4.1. Các bước trong quá trình sử dụng thuốc chống ung thư tại bệnh viện....9
1.4.2. Các giải pháp quản lý sử dụng thuốc chống ung thư tại bệnh viện........10
1.5. ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP CAN THIỆP TRONG QUẢN LÝ SỬ
DỤNG THUỐC CHỐNG UNG THƯ................................................................... 15
1.5.1. Đánh giá kinh tế........................................................................................ 15
1.5.2. Đánh giá an toàn....................................................................................... 18
1.6. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108..............24
1.6.1. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108....................................................... 24
1.6.2. Giới thiệu về khoa Dược − Bệnh viện Trung ương Quân đội 108..........25
1.6.3. Thực trạng hoạt động quản lý sử dụng thuốc chống ung thư tại Bệnh
viện...................................................................................................................... 26
1.7. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................. 29
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................31
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.......................31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 31
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................ 31
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 31
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.................................................................................. 31
2.2.2. Quy trình tiến hành nghiên cứu............................................................... 32
2.2.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu................................................................................ 40
2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU....................................................... 43
2.4. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU............................................................... 45


2.4.1. Xử lý và phân tích số liệu định lượng...................................................... 45
2.4.2. Xử lý và phân tích số liệu định tính.......................................................... 47
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 48
3.1. ĐÁNH GIÁ KINH TẾ CÁC GIẢI PHÁP..................................................... 48
3.1.1. Đánh giá kinh tế của pha chế tập trung thuốc chống ung thư................48

3.1.2. Lợi ích sử dụng mô-đun phần mềm chuyên dụng kê đơn thuốc CUT....54
3.2. ĐÁNH GIÁ VỀ AN TOÀN CỦA CÁC GIẢI PHÁP..................................... 58
3.2.1. An toàn trong pha chế tập trung thuốc CUT............................................ 58
3.2.2. An toàn trong kê đơn thuốc CUT bằng mô-đun phần mềm chuyên
dụng..................................................................................................................... 67
3.2.3. Đào tạo về thực hành an toàn trong sử dụng thuốc CUT........................70
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.......................................................................................... 79
4.1. VỀ CỠ MẪU NGHIÊN CỨU......................................................................... 79
4.2. VỀ CÁC GIẢI PHÁP CAN THIỆP............................................................... 81
4.2.1. Pha chế tập trung thuốc chống ung thư................................................... 81
4.2.2. Về việc sử dụng mô-đun phần mềm kê đơn thuốc CUT chuyên dụng....84
4.2.3. Đào tạo về thực hành an toàn khi sử dụng thuốc chống ung thư...........86
4.3. VỀ ĐÁNH GIÁ KINH TẾ CỦA CÁC GIẢI PHÁP...................................... 88
4.3.1. Pha chế tập trung thuốc chống ung thư................................................... 88
4.3.2. Kê đơn thuốc CUT bằng mô-đun phần mềm chuyên dụng.....................91
4.4. VỀ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CỦA CÁC GIẢI PHÁP..................................... 92
4.4.1. Pha chế tập trung thuốc chống ung thư................................................... 92
4.4.2. Kê đơn thuốc CUT bằng mô-đun phần mềm chuyên dụng.....................96
4.4.3. Đào tạo về thực hành an toàn trong sử dụng thuốc CUT cho điều
dưỡng.................................................................................................................. 99
4.5. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA NGHIÊN CỨU................................................... 106
4.5.1. Ưu điểm................................................................................................... 106
4.5.2. Hạn chế................................................................................................... 107
4.6. ĐỀ XUẤT HƯỚNG TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU......................................... 108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 109
1. KẾT LUẬN....................................................................................................... 109
1.1. Đánh giá kinh tế......................................................................................... 109
1.2. Đánh giá an toàn........................................................................................ 109
2. KIẾN NGHỊ...................................................................................................... 110



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
AHRQ
ATC

ASHP
B/C
BHYT
BK
BMA
BN
BS
BSC
CATO

Agen
and Q
Anat

Ame
Syste
Bene

Baye

Biolo
Com
Onco


CBYT
CCNSA

Cell

CCSA

Cell

CD
CUT
DALY

Com

DS
DSĐH
DSTH
ĐD
ĐL
ĐT
FDA
GDP
HCDL
HTL

Disab

Food
Gros



IARC
ICC
IRR
ISOPP
KAP
KP
MAB
na

NCD
nh
NIOSH
NPV
nr

OSHA
PL
PPE
PVS
SFPO
THAT
TKI
TWQĐ
USD
VNĐ
WHO

Inter

on C
Indic
Inter
Inter
Phar

Mon

Non

Natio
Safet
Net p

Occu
Adm

Perso

Socié
Onco

Tyro

Unite

Worl


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Một số thuốc CUT theo phân loại của IARC............................................ 7
Bảng 1.2. Một số nghiên cứu dạng câu hỏi khảo sát ở điều dưỡng.........................23
Bảng 1.3. Số bệnh nhân sử dụng thuốc từ Labo pha chế thuốc CUT tập trung.......27
Bảng 1.4. Trung bình số lần chuẩn bị thuốc CUT trên lượt bệnh nhân....................28
Bảng 1.5. Số lượng hoạt chất và BD các thuốc CUT sử dụng tại Bệnh viện...........28
Bảng 2.6. Thời điểm thực hiện các hoạt động nghiên cứu....................................... 33
Bảng 2.7. Các biến số nghiên cứu........................................................................... 35
Bảng 2.8. Đặc điểm mẫu nghiên cứu tham gia khảo sát.......................................... 40
Bảng 2.9. Đặc điểm đơn thuốc pha chế và đơn hoá trị liệu.....................................41
Bảng 2.10. Cỡ mẫu cho các nghiên cứu.................................................................. 43
Bảng 2.11. Công thức sử dụng để tính toán các chỉ số............................................ 46
Bảng 3.12. Giá trị tiết kiệm của thuốc CUT tại Labo giai đoạn 2011-2017.............48
Bảng 3.13. Hiệu suất tiết kiệm tính theo giá trị tại Labo giai đoạn 2011-2017........48
Bảng 3.14. Số lượng và giá trị tiết kiệm theo hoạt chất tại Labo từ 2011-2017.......50
Bảng 3.15. Mức khấu hao của tài sản cố định......................................................... 52
Bảng 3.16. Cơ cấu chi phí Labo pha chế thuốc CUT qua các năm dự án................53
Bảng 3.17. Chỉ số kinh tế của dự án đầu tư Labo pha chế thuốc CUT tập trung.....53
Bảng 3.18. So sánh trước và sau khi sử dụng mô-đun kê đơn thuốc CUT..............55
Bảng 3.19. So sánh pha chế thuốc CUT tại khoa lâm sàng và khoa Dược..............59
Bảng 3.20. Đánh giá về hoạt động pha chế tập trung thuốc chống ung thư.............60
Bảng 3.21. Triệu chứng cấp tính điều dưỡng gặp phải khi pha chế thuốc CUT tại
khoa phòng (khảo sát bộ câu hỏi phụ lục 01)................................................... 61
Bảng 3.22. Đánh giá ảnh hưởng lâu dài gây ra bởi thuốc CUT ở dược sĩ và điều
dưỡng (Kết quả khảo sát bộ câu hỏi phụ lục 01, 03)........................................ 62
Bảng 3.23. Chỉ số ICC của điều dưỡng tại các khoa trước 2010.............................63
Bảng 3.24. Chỉ số ICC ước tính của DSTH pha chế thuốc CUT............................. 63
Bảng 3.25. Sai sót lâm sàng trên đơn hoá trị liệu.................................................... 68
Bảng 3.26. Thực hành sử dụng TTB của điều dưỡng (Phụ lục 07)..........................70
Bảng 3.27. Thực hành của điều dưỡng theo khảo sát bằng bộ câu hỏi....................71
Bảng 3.28. Nhu cầu đào tạo của điều dưỡng........................................................... 72

Bảng 3.29. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy định, hướng dẫn THAT.....73
Bảng 3.30. Kiến thức của điều dưỡng tại khoa có sử dụng thuốc chống ung thư....76
Bảng 3.31. Đánh giá thay đổi về thái độ và thực hành của điều dưỡng...................78


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Tình hình mắc mới và tử vong của bệnh nhân ung thư trên thế giới..........3
Hình 1.2. Tỉ lệ sử dụng các phương pháp điều trị ung thư tại Bệnh viện K...............8
Hình 1.3. Quá trình sử dụng thuốc CUT tại bệnh viện............................................ 10
Hình 1.4. Cơ cấu chi phí cho việc pha chế tập trung thuốc CUT tại khoa Dược.....16
Hình 1.5. Sơ đồ các bước thực hiện của quy trình................................................... 26
Hình 2.6. Sơ đồ nội dung nghiên cứu...................................................................... 32
Hình 3.7. Cơ cấu tỉ lệ giá trị thuốc thừa dư qua các năm 2011-2017.......................49
Hình 3.8. Tương quan giữa số lượng và giá trị tiết kiệm của 15 hoạt chất được pha
chế thường xuyên tại Labo............................................................................... 51
Hình 3.9. Đánh giá thông tin trên đơn hoá trị liệu và phiếu pha chế.......................67
Hình 3.10. Mô hình lựa chọn theo BMA................................................................. 75


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư là bệnh ác tính của tế bào. Các thuốc điều trị ung thư là những thuốc
có tác dụng ức chế sự phát triển hay tiêu diệt tế bào ung thư vì vậy chúng được gọi
là các thuốc độc tế bào (cytotoxic drugs). Thuốc chống ung thư (CUT) có thể gây
ảnh hưởng độc hại với tế bào ác tính và cả các tế bào bình thường khác của cơ thể.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thuốc CUT không chỉ gây tác dụng độc hại trên người
bệnh sử dụng thuốc mà cả cán bộ y tế (CBYT) − những người phải tiếp xúc thường
xuyên có phơi nhiễm với thuốc CUT [69]. Để hạn chế ảnh hưởng của các thuốc
CUT, theo khuyến cáo của các tổ chức, hiệp hội ngành nghề Y Dược uy tín trên thế
giới thì tất cả giai đoạn tiếp xúc với thuốc CUT từ việc pha chế chuẩn bị đến sử
dụng thuốc trên người bệnh, CBYT cần phải sử dụng các trang thiết bị bảo hộ phù

hợp [65], [71], [94].
Cán bộ y tế thực hiện pha chế thuốc CUT là đối tượng có nguy cơ bị ảnh
hưởng cao nhất. Tại nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay như Pháp, Mỹ, Úc... pha
chế thuốc CUT bắt buộc phải thực hiện tập trung tại khoa Dược bởi dược sĩ với các
trang thiết bị chuyên dụng như tủ cách ly (Isolator) hay tủ an toàn sinh học
(Biological Safety Cabinet − BSC). Điều này không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho
CBYT mà còn giúp tiết kiệm chi phí. Việc áp dụng quy trình chuẩn bị thuốc CUT
tập trung tại một số bệnh viện ở Pháp tiết kiệm từ 2,9-14,7% kinh phí sử dụng thuốc
CUT [34], [91]. Điều dưỡng trực tiếp sử dụng thuốc CUT cho người bệnh là đối
tượng có nguy cơ bị ảnh hưởng cao thứ hai bởi thuốc CUT sau những người thực
hiện pha chế. Do đó, hiện nay tại nhiều quốc gia trên thế giới để giảm thiểu nguy cơ
phơi nhiễm nghề nghiệp của thuốc CUT, các tổ chức hiệp hội ngành nghề, các
trường đại học đã tiến hành đào tạo cho điều dưỡng những kiến thức về thực hành
an toàn (THAT) khi làm việc với thuốc CUT.
Quá trình sử dụng thuốc CUT có những đặc điểm riêng biệt so với việc sử
dụng các thuốc khác là phải tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ đã lựa chọn. Phác đồ
điều trị ung thư thường kết hợp nhiều loại thuốc và liều dùng được cá thể hoá theo
thông số sinh học của người bệnh [87]. Sai sót dùng thuốc đối với thuốc CUT dạng
tiêm thường gây ra những hậu quả trầm trọng như làm tăng tác dụng phụ hoặc thất
bại điều trị, có trường hợp dẫn đến tử vong. Một số nghiên cứu ở Mỹ và Pháp đã
chứng minh tỉ lệ sai sót dùng thuốc CUT dao động từ 2-4% trên tổng số đơn thuốc
[31], [51], [68], [84], [85]. Vì vậy, nhiều giải pháp đã được áp dụng để giảm sai sót
trong quá trình kê đơn, đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất và ít tác dụng phụ trên

1


người bệnh. Một trong những giải pháp giúp hạn chế sai sót đã được thực hiện tại
nhiều nước trên thế giới là sử dụng phần mềm kê đơn chuyên dụng thuốc CUT [60].
Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108 là bệnh viện hạng đặc biệt, đa

khoa, chuyên khoa sâu, tuyến cuối của Quân đội. Với nhiều chuyên khoa điều trị
ung thư như huyết học, tiêu hóa, phổi, sản, tiết niệu... nên số lượng bệnh nhân ung
thư tới điều trị rất đông. Bệnh viện TWQĐ 108 cũng là đơn vị tiên phong trong thực
hiện các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả trong sử dụng thuốc CUT. Bệnh
viện đã áp dụng các giải pháp như tổ chức Labo pha chế thuốc CUT tập trung tại
khoa Dược, sử dụng mô-đun phần mềm kê đơn chuyên dụng thuốc CUT và đào tạo
cho điều dưỡng về THAT khi sử dụng thuốc CUT. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu
nào đánh giá cụ thể về hiệu quả của các giải pháp can thiệp này. Xuất phát từ thực tế
và những yêu cầu trong việc quản lý sử dụng thuốc CUT tại bệnh viện chúng tôi
thực hiện đề tài “Đánh giá một số giải pháp quản lý sử dụng thuốc chống ung thư
tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108” với hai mục tiêu sau:
1.
Đánh giá kinh tế các giải pháp quản lý sử dụng thuốc chống ung thư tại Bệnh
viện TWQĐ 108.
2.
Đánh giá về an toàn của các giải pháp quản lý sử dụng thuốc chống ung thư
tại Bệnh viện TWQĐ 108.
Kết quả của đề tài sẽ giúp cho Bệnh viện có cái nhìn tổng thể về thực trạng tình
hình sử dụng thuốc CUT và có những biện pháp tăng cường, nâng cao chất lượng
quản lý sử dụng thuốc CUT đảm bảo an toàn, hiệu quả và tiết kiệm.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. BỆNH UNG THƯ
1.1.1. Khái niệm chung về ung thư
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh
ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn, vô tổ chức không tuân theo các cơ chế
kiểm soát về phát triển cơ thể [7].

Ung thư không phải là một bệnh, hiện nay đã phát hiện hơn 200 loại ung thư
khác nhau trên cơ thể người. Những loại ung thư này tuy có điểm giống nhau về bản
chất song vẫn có nhiều khác biệt về nguyên nhân, tiến triển, phương pháp điều trị và
tiên lượng bệnh [6].
1.1.2. Tình hình bệnh ung thư trên thế giới
Dự báo về mô hình bệnh tật thế giới trong tương lai, Tổ chức y tế thế giới
(World Health Organization − WHO) cho rằng các bệnh không lây nhiễm (NCDs)
trong đó có ung thư sẽ trở thành nhóm bệnh chủ yếu đe dọa đến sức khỏe con người
[78], [80]. Tỉ lệ mắc mới và tử vong do ung thư được mô tả trong hình 1.1:

Hình 1.1. Tình hình mắc mới và tử vong của bệnh nhân ung thư trên thế giới
Tỉ lệ mắc mới và chết do bệnh ung thư toàn cầu đang ở mức đáng báo động.
Theo ước tính của WHO, năm 2008 trên thế giới có khoảng 12,4 triệu người mắc
mới bệnh ung thư và khoảng 7,6 triệu người chết do căn bệnh này, đến năm 2012 số
người mắc mới bệnh là 14,1 triệu và số ca tử vong là 8,2 triệu người. Tới năm 2018
thế giới đã xác nhận có 18,1 triệu bệnh nhân mắc mới và số tử vong là 9,6 triệu
người [95]. Với những thay đổi về dân số trong 2 thập kỷ tới nếu tỉ lệ mắc ung thư
trên toàn cầu không thay đổi thì dự báo đến năm 2030, mỗi năm thế giới sẽ có
khoảng 26,4 triệu người mắc mới bệnh ung thư và 17,0 triệu người chết do ung thư.

3


Trong đó, có tới 53% bệnh nhân mắc mới ung thư và 60% số bệnh nhân tử vong là
người dân của các nước đang phát triển [45], [80]. Tỉ lệ mắc và chết do ung thư
được dự báo sẽ ngày càng tăng lên trong vài thập kỷ tới ở tất cả khu vực trên thế
giới, nhưng tăng nhanh hơn ở các nước có thu nhập thấp. WHO ước tính so với năm
2008 đến năm 2030 tỉ lệ ca mới mắc ung thư tăng khoảng 82% ở các nước có thu
nhập thấp, 70% ở các nước có thu nhập trung bình thấp, 58% ở các nước có thu
nhập trung bình cao và 40% ở các nước có thu nhập cao [2].

1.1.3. Tình hình bệnh ung thư ở Việt Nam
Việt Nam, theo nhận định của Bộ Y tế, mô hình bệnh tật ở nước ta là một
mô hình kép, bên cạnh bệnh nhiễm trùng và suy dinh dưỡng của các nước chậm
phát triển, bệnh ung thư, tim mạch, tâm thần đang có nguy cơ tăng lên giống với các
nước công nghiệp phát triển. Nếu như trong thế kỷ 20, bệnh nhiễm trùng là bệnh có
tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong hàng đầu, thì thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của các bệnh không lây
nhiễm như ung thư, tim mạch, bệnh chuyển hóa...[4]. Theo thống kê của WHO năm
2012 tử vong toàn bộ của Việt Nam khoảng 520.000 người trong đó bệnh ung thư
đứng thứ hai với 18% tương đương 93.600 người [79].


Theo GLOBOCAN 2018 Việt Nam có tỉ lệ mắc mới ung thư là 151,4/100.000
người mỗi năm trong đó nam là 186,7/100.000 dân và nữ là 125,2/100.000 người.
Tỉ lệ chết cả 2 giới khoảng 104,4/100.000 người mỗi năm, nam là 146,2/100.000 và
nữ là 71,8/100.000 người. Các bệnh ung thư phổ biến bao gồm ung thư gan, ung thư
phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú và ung thư đại trực tràng [95].
1.2. CHI PHÍ Y TẾ CHO ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
1.2.1. Chi phí cho điều trị ung thư trên thế giới
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội ung thư Mỹ dựa trên chỉ số
DALY (disability-adjusted life year) cho kết quả là thiệt hại kinh tế (chưa tính đến
chi phí y tế trực tiếp cho điều trị) mà thế giới mất đi do bệnh ung thư năm 2008 là
khoảng 895 tỉ USD, tương đương 1,5% GDP (Gross domestic product) toàn cầu
[16]. Sự tốn kém trong điều trị và làm mất khả năng lao động, cướp đi sự sống của
bệnh ung thư nhiều hơn bệnh AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác.
Theo WHO, những bệnh mãn tính gồm tim mạch, ung thư, tiểu đường và bệnh
phổi là thủ phạm gây ra 68% trường hợp tử vong năm 2012 và tiêu tốn gần 3% chi
phí điều trị công và tư của ngành y tế toàn cầu [105]. Dự báo trong tương lai gần
ung thư sẽ vượt qua bệnh tim mạch để dẫn đầu trong các nguyên nhân gây tử vong.
Hiện nay bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và đứng thứ hai sau


4


ung thư về chi phí [49]. Các chi phí tài chính dành cho bệnh ung thư rất cao cho cả
người bị ung thư và cho xã hội nói chung. Cơ quan nghiên cứu chăm sóc sức khỏe
và chất lượng của Mỹ (Agency for Healthcare Research and Quality − AHRQ) ước
tính rằng chi phí y tế trực tiếp (tổng cộng tất cả chi phí chăm sóc y tế) đối với ung
thư ở Mỹ trong năm 2011 là 88,7 tỷ USD. Trong đó, 50% chi phí này là cho bệnh
nhân ngoại trú hoặc thăm khám tại phòng mạch bác sĩ, 35% chi phí là cho nằm viện
điều trị nội trú và 11% chi phí cho thuốc điều trị. Ở Pháp năm 2011, chi phí này ước
tính là 15 tỷ Euro, chiếm khoảng 8% ngân sách do Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả
trong năm. Trong số chi phí y tế trực tiếp cho bệnh ung thư thì tiền thuốc chiếm
khoảng 20%. Chi phí cho thuốc CUT tăng một phần do nhiều thuốc mới thuộc
nhóm điều trị đích như kháng thể đơn dòng (MAB) hay thuốc ức chế Tyrosine
kinase (TKI) xuất hiện và được sử dụng ngày một nhiều hơn. Năm 2011, chi phí cho
thuốc điều trị đích ở Pháp chiếm tới 65,9% toàn bộ các thuốc CUT. Pháp cũng là
nước cho phép người dân nhanh chóng được tiếp cận những thành tựu mới nhất
trong công nghiệp Dược, chỉ trong 10 năm từ 2001-2010 có 27 hoạt chất mới được
lưu hành tại Pháp thì đã có 11 thuốc thuộc nhóm điều trị đích [100].
Chi tiêu toàn cầu cho thuốc điều trị ung thư tiếp tục tăng với việc sử dụng
nhiều loại thuốc mới đạt mức 133 tỷ USD trên toàn thế giới trong năm 2017, năm
2013 con số này chỉ là 96 tỷ USD. Chi tiêu cho các loại thuốc điều trị ung thư tập
trung nhiều vào một số ít các phương pháp điều trị, với 35 loại thuốc hàng đầu
chiếm 80% trong tổng chi tiêu, trong khi hơn một nửa số thuốc trị ung thư có doanh
thu hàng năm dưới 90 triệu USD. Giá niêm yết của các loại thuốc trị ung thư mới đã
tăng đều đặn trong thập kỷ qua và chi phí trung bình hàng năm của một loại thuốc
ung thư mới được tung ra vào năm 2017 đã vượt quá 150.000 USD, so với 79.000
USD cho các loại thuốc ung thư mới ra mắt năm 2013 [14]. Một trong vấn đề làm
tăng chi phí thuốc CUT là giá các thuốc mới thâm nhập thị trường, các nhà sản xuất
thường đặt giá cao hơn những sản phẩm cũ khoảng 15-20% và tính vào đó mọi loại

chi phí liên quan. Việc xác định giá thuốc chống ung thư thế hệ mới dựa trên kết quả
nghiên cứu chi phí − lợi ích nên được xem xét để giảm gánh nặng về kinh tế cho
toàn xã hội [100].
1.2.2. Chi phí cho điều trị ung thư ở Việt Nam
Chi phí điều trị ung thư tại Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng
tăng. Do người bệnh được tiếp cận với những phương pháp điều trị tiên tiến như xét
nghiệm, kỹ thuật phẫu thuật hiện đại và hóa trị cũng sử dụng những loại thuốc mới

5


để đạt hiệu quả tốt hơn. Cứ sau 10 năm, chi phí điều trị bệnh ung thư lại tăng gấp
đôi. Chi phí điều trị các bệnh ung thư rất lớn, chi phí điều trị một ca ung thư vú giai
đoạn nhẹ chỉ cần phẫu thuật đã là 80 triệu đồng, giai đoạn nặng từ 650-700 triệu
đồng, chi phí điều trị ung thư gan giai đoạn nặng là 820 triệu đồng, ung thư trực
tràng giai đoạn sớm là 150-170 triệu đồng, ung thư đại tràng hoặc dạ dày giai đoạn
nặng từ 300-700 triệu đồng... Chi phí điều trị một ca ung thư cổ tử cung được phát
hiện ở giai đoạn sớm thấp hơn so với nhiều loại bệnh ung thư khác, chỉ 25-50 triệu
đồng, nhưng 70% người bệnh mắc bệnh ung thư cổ tử cung lại ở những vùng nông
thôn nên chi phí này vẫn là gánh nặng cho bệnh nhân [97].
Chi phí Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư
trong năm 2013 cao hơn nhiều so với năm 2012. Trong năm 2012, chi phí cho bệnh
nhân BHYT điều trị bệnh ung thư được Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả là 2.762 tỉ
đồng thì năm 2013 đã tăng lên đến 3.374 tỉ đồng [96]. Nhiều thuốc CUT có giá
thành rất cao mới được đưa vào sử dụng tại các bệnh viện với chi phí thanh toán
BHYT 50% cũng làm tăng đáng kể chi phí điều trị bệnh ung thư nói chung và ngân
sách BHYT nói riêng. Các thuốc mới điều trị đích dạng viên đối với 2 bệnh ung thư
phổ biến ở nước ta là ung thư gan, ung thư phổi như Nexavar hay Tagrisso có giá
thành điều trị tương ứng là 1.300.000.000 VNĐ/năm và 1.770.000.000 VNĐ/năm
với tỉ lệ thanh toán 50% làm tăng gánh nặng cho chi phí y tế không chỉ của BHYT

mà của cả người bệnh ung thư [2]. Trong chi phí mà Bảo hiểm xã hội chi trả cho
bệnh nhân ung thư, thuốc chiếm 80% tổng chi phí điều trị, điều này có vẻ trái ngược
so với các nước phát triển khi chi phí thuốc chỉ chiếm khoảng 20% tổng chi phí điều
trị, tuy nhiên cách tính tổng chi phí ở nước ta chưa được tính đúng, tính đủ và giá
dịch vụ y tế ở các nước khác cao hơn nước ta nhiều [96].
1.3. THUỐC CHỐNG UNG THƯ
1.3.1. Khái niệm và phân loại thuốc chống ung thư
Do tính chất đặc thù nên thuốc CUT có thể được biết đến dưới nhiều tên gọi
khác nhau theo thuật ngữ quốc tế như Cytotoxic drugs (các thuốc độc tế bào);
Anticancer drugs (các thuốc CUT); Antineoplastic drugs (các thuốc CUT);
Hazardous drugs (các thuốc nguy hiểm). Thuốc CUT là những thuốc dùng để ức chế
sự phát triển hoặc tiêu diệt tế bào ung thư. Chúng có thể sử dụng đơn độc hoặc phối
hợp nhiều thuốc với nhau trong một phác đồ [6], [7], [54].
Có nhiều cách phân loại thuốc CUT khác nhau, theo cấu trúc tác dụng của mã
ATC (Anatomical Therapeutic Chemical), theo cơ chế tác dụng hoặc theo độc tính.

6


Việc phân loại thuốc theo nguy cơ gây ung thư (độc tính) của viện nghiên cứu ung
thư quốc tế (International Agency for Research on Cancer − IARC) rất quan trọng
trong thực hành sử dụng thuốc CUT [61], [101].
Nhóm 1: Chất gây ung thư (đã có bằng chứng trên người) gồm 120 chất.
- Nhóm 2A: có 82 tác nhân có khả năng gây ung thư cho người (bằng chứng trên
người hạn chế, nhưng đủ bằng chứng trên động vật).
- Nhóm 2B: Thuốc có thể gây ung thư cho người gồm 302 khoản (bằng chứng trên
người hạn chế, nhưng cũng không có bằng chứng trên động vật).
Nhóm 3: Không phân loại là chất gây ung thư cho con người có 501 tác
nhân.
Các thuốc CUT được sử dụng phổ biến hiện nay chủ yếu rơi vào nhóm 1,2,3

trong cách phân loại của IARC [46]. Tổng hợp và phân loại một số thuốc CUT theo
phân loại IARC tại Bệnh viện TWQĐ 108 chúng tôi có bảng 1.1:
Bảng 1.1. Một số thuốc CUT theo phân loại của IARC
Nhóm 1
Cyclophosphamide
Melphalan
Tamoxifen citrate

1.3.2. Sử dụng thuốc chống ung thư
Căn cứ vào các pha hoạt động của chu kỳ sinh sản tế bào ung thư mà các nhà
khoa học nhận thấy có những thuốc tác động lên tất cả các pha của chu trình, đôi khi
chúng còn tác động lên cả pha G 0 vì vậy chúng có hoạt tính CUT mạnh và được gọi
là nhóm tác nhân không đặc hiệu lên chu trình tế bào (cell cycle non-specific agents
− CCNSA); còn các thuốc khác chỉ tác động lên một pha nhất định của chu trình
tăng sinh tế bào nên được gọi là nhóm tác nhân đặc hiệu lên chu trình tế bào (cell
cycle specific agents − CCSA) nhóm này có hoạt tính CUT được cho là yếu hơn
nhóm trên [54].
Tùy theo tính chất của từng loại bệnh ung thư, giai đoạn bệnh và trên người
bệnh cụ thể mà người ta sử dụng nhóm thuốc nào và thứ tự lựa chọn phối hợp thuốc
trong phác đồ điều trị cho phù hợp. Mỗi bệnh nhân có những đáp ứng riêng biệt với
phác đồ điều trị hóa chất, vì vậy để điều trị mỗi bệnh người ta nghiên cứu nhiều
phác đồ cho phép các bác sĩ có thể lựa chọn phù hợp với từng cá thể bệnh nhân.

7


Hóa trị liệu (HTL − Chemotherapy) là phương pháp dùng thuốc để tiêu diệt
các tế bào ung thư bằng cách không đặc hiệu. Ban đầu, HTL được dùng như là một
liệu pháp để điều trị bệnh ung thư di căn, hoặc cho những trường hợp thất bại của
điều trị tại chỗ. Ngày nay, phương pháp điều trị bằng hóa chất đã phát triển và phạm

vi sử dụng đã mở rộng đáng kể, tham gia vào hầu hết phương pháp điều trị ung thư.

Hình 1.2. Tỉ lệ sử dụng các phương pháp điều trị ung thư tại Bệnh viện K giai
đoạn 2000-2004
Hoá trị liệu cũng là một phương pháp điều trị ung thư phổ biến ở Việt Nam.
Theo thống kê tại bệnh viện K trung ương, tỉ lệ sử dụng phương pháp hóa trị liệu tại
bệnh viện ngày càng tăng. Trong 5 năm từ 2000-2004, có 29.008 bệnh nhân ung thư
đến điều trị tại bệnh viện và 39% tổng số bệnh nhân được điều trị hóa chất [97].
Hầu hết phác đồ hóa trị liệu đều có tác dụng không mong muốn, hay gặp nhất
là độc tính đối với các tổ chức phân chia nhanh như tủy xương, biểu mô đường tiêu
hóa do thuốc ức chế không đặc hiệu khả năng nhân lên của tế bào. Đôi khi, độc tính
của chúng còn có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy, các thuốc dùng
trong hóa trị liệu cần phải được lưu ý: ngày giờ dùng thuốc, các điều trị bổ trợ cần
thiết, giám sát trong khi sử dụng và đặc biệt là cá thể hóa liều dùng.
1.3.3. Nguy cơ phơi nhiễm thuốc chống ung thư của cán bộ y tế
Thuốc CUT là thuốc độc tế bào không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp cho người
sử dụng mà còn cả CBYT − những người thường xuyên tiếp xúc. Tất cả mọi người
từ công nhân sản xuất, người giữ kho, người giao nhận cấp phát tại kho Dược, dược
sĩ tham gia vào quá trình pha chế thuốc CUT, người làm vệ sinh khu vực pha chế,

8


bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng đều luôn phải chú ý để giảm thiểu đến mức thấp nhất nguy
cơ phơi nhiễm với thuốc CUT [59], [102].
Cán bộ y tế thực hiện pha chế thuốc CUT là đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm,
bị ảnh hưởng cao nhất bởi thuốc CUT. Nghiên cứu đã cho thấy mức độ vấy nhiễm ở
khoa Dược cao hơn ở bệnh phòng. Khu vực phơi nhiễm cao nhất tại khoa Dược là
những khu vực liên quan trực tiếp đến pha chế [29]. Nghiên cứu bởi B.Favier và
cộng sự năm 2013 cho thấy ngay cả với lọ thuốc CUT còn nguyên vẹn, chưa sử

dụng cũng tìm được sự vấy nhiễm thuốc CUT trên vỏ lọ của nhà sản xuất [33]. Kết
quả nghiên cứu thực hiện bởi Kai Falck và cộng sự đăng trên tạp chí Lancet, bằng
thử nghiệm Ames cho thấy nước tiểu của những CBYT tham gia vào việc pha chế
thuốc CUT mà không có trang thiết bị bảo hộ phù hợp gây biến đổi gen [48].
Sau cán bộ y tế thực hiện pha chế thì điều dưỡng trực tiếp sử dụng thuốc CUT
cho bệnh nhân là đối tượng có nguy cơ bị ảnh hưởng cao thứ hai. Trong khi thực
hiện sử dụng thuốc cho người bệnh, điều dưỡng nếu gặp phải những tai nạn như dây
thuốc CUT ra bộ phận cơ thể, dây vào niêm mạc hay kim tiêm gắn với thuốc CUT
đâm vào tay, đổ thuốc ra sàn, đệm...thì đây được coi là những trường hợp nguy cơ
phơi nhiễm cao. Điều dưỡng ngay cả khi thực hành cẩn thận, không gặp các tai nạn
trong quá trình sử dụng thuốc thì vẫn có nguy cơ phơi nhiễm với thuốc.
Để giảm vấy nhiễm với thuốc CUT thì cán bộ y tế khi làm việc tại khu vực
liên quan đến thuốc CUT phải luôn chú ý THAT, kể cả khi đã mang mặc các trang
thiết bị bảo hộ phù hợp và thực hiện quá trình khử nhiễm đúng quy định. Nghiên
cứu thực hiện bởi Harrison và cộng sự năm 1996 đã cho thấy mọi khu vực liên quan
đến thuốc CUT đều có nguy cơ vấy nhiễm, ngay cả những khu vực xa nơi pha chế
như sàn nhà hay tay nắm cửa sau khi đã thực hiện khử nhiễm [40].
1.4. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG UNG THƯ
1.4.1. Các bước trong quá trình sử dụng thuốc chống ung thư tại bệnh viện
Sử dụng thuốc CUT tại bệnh viện khác hẳn với việc sử dụng các thuốc thông
thường khác vì chúng có độc tính nội tại, liều dùng cá thể hóa trên từng bệnh nhân
và phần lớn thuốc CUT được kế hoạch hóa trước các liệu trình điều trị theo phác đồ,
sử dụng lặp lại theo chu kỳ. Quá trình đưa thuốc CUT dạng tiêm truyền từ nơi cung
ứng đến nơi sử dụng cho bệnh nhân cần có sự phối hợp giữa khoa Dược và khoa
lâm sàng trong việc pha chế, chuẩn bị thuốc. Sơ đồ trong hình dưới đây mô tả phân

9


công nhiệm vụ của các nhân viên y tế trực tiếp tham gia vào quá trình: Bác sĩ, dược

sĩ đại học (DSĐH), dược sĩ trung học (DSTH) và điều dưỡng.

Hình 1.3. Quá trình sử dụng thuốc CUT tại bệnh viện
1.4.2. Các giải pháp quản lý sử dụng thuốc chống ung thư tại bệnh viện
Nhiều giải pháp đã được áp dụng để giúp quản lý sử dụng thuốc CUT trên thế
giới như pha chế tập trung thuốc CUT, tin học hóa toàn bộ quá trình sử dụng thuốc
CUT trong bệnh viện từ kê đơn, pha chế đến sử dụng và đào tạo cho CBYT về thực
hành an toàn khi làm việc với thuốc CUT.
1.4.2.1. Pha chế tập trung thuốc chống ung thư
Thấy rõ được những nguy cơ phơi nhiễm có thể ảnh hưởng độc hại đến sức
khỏe, từ năm 1986 Cơ quan quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp của Mỹ
(occupational Safety and Health Administration − OSHA) đã có hướng dẫn về các
thiết bị, trang phục, quy trình cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho cán bộ y tế khi
tiếp xúc với thuốc CUT [62]. Viện nghiên cứu quốc gia về sức khỏe và an toàn nghề

10


nghiệp của Mỹ (National Institut for Occupation Safety and Health − NIOSH) đã có
hướng dẫn với các tiêu chuẩn bắt buộc đối với cơ sở y tế nhằm bảo vệ tốt nhất cho
dược sĩ, điều dưỡng trước nguy cơ phơi nhiễm do tiếp xúc với thuốc điều trị ung thư
[59]. Năm 1987, Hiệp hội dược học ung thư Pháp (Société Française Pharmacie
Oncologique − SFPO) đã đưa ra khuyến cáo về việc cần đưa phân liều thuốc điều trị
ung thư tập trung về khoa Dược bệnh viện, đặt dưới sự giám sát và thực hiện của
dược sĩ. Đến năm 2004 trên cơ sở của điều L162-22-7 của luật An toàn xã hội, việc
này mới trở thành bắt buộc đối với các cơ sở y tế trên toàn nước Pháp [92].
Theo khuyến cáo của SFPO việc thiết lập phòng pha chế thuốc CUT cần tuân
theo việc lựa chọn sử dụng trang thiết bị pha chế chuyên dụng là tủ an toàn sinh học
(Biological Safety Cabinet − BSC) hay Isolator. Việc lựa chọn trang thiết bị còn phụ
thuộc vào quy mô và tần suất pha chế thuốc CUT của từng đơn vị. Đối với một

Labo pha chế thuốc CUT tập trung cần quan tâm đến địa điểm, con người và sản
phẩm.

Việt Nam vấn đề này được đề cập đến vào năm 2011. Điều 18, chương III
của thông tư số 22/2011/TT-BYT đưa ra khái niệm về chuẩn bị thuốc CUT và trách
nhiệm của khoa Dược trong hoạt động này:
“Chuẩn bị thuốc điều trị ung thư: khoa Dược đảm nhiệm việc pha chế thuốc
điều trị ung thư vào trong dịch truyền hoặc trong dung dịch tiêm cho khoa lâm
sàng. Nơi chưa có điều kiện thì khoa Dược phải xây dựng quy trình pha chế, hướng
dẫn và kiểm soát việc pha thuốc chống ung thư cho người bệnh tại khoa lâm sàng.
Phòng chuẩn bị thuốc chống ung thư phải đảm bảo an toàn cho người chuẩn bị và
an toàn cho môi trường" [3].
Tuy nhiên, Bộ Y tế chưa có văn bản ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
này dẫn đến các quy định pháp lý liên quan đến quy trình pha chế thuốc CUT như
trang thiết bị, con người, quy trình kỹ thuật chưa có tiêu chuẩn cụ thể. Việc thực
hiện pha chế thuốc CUT là do các cơ sở y tế căn cứ vào tình hình cụ thể của đơn vị
mình để tổ chức triển khai cho phù hợp.
Trước năm 2010, Việt Nam chưa có bệnh viện công lập nào tổ chức pha chế
thuốc CUT tập trung tại khoa Dược. Các thuốc điều trị ung thư dạng tiêm do khoa
Dược cấp phát được điều dưỡng pha loãng, sử dụng trực tiếp cho bệnh nhân. Từ
năm 2010, Bệnh viện TWQĐ 108 là đơn vị tiên phong thực hiện pha chế tập trung
thuốc CUT tại khoa Dược. Sau đó, khi thông tư 22/2011/TT-BYT có hiệu lực thì
một số bệnh viện trên địa bàn và tỉnh phía Bắc đến học hỏi kinh nghiệm và triển

11


khai như: Bệnh viện Huyết học truyền máu Trung ương, Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh
viện Bạch Mai (Trung tâm ung bướu và Y học hạt nhân), Bệnh viện Ung bướu Hà
Nội, Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh...

1.4.2.2. Tin học hóa toàn bộ quá trình sử dụng thuốc chống ung thư tại Bệnh viện
Một giải pháp đã được ứng dụng tại nhiều nước trên thế giới là sử dụng các
phần mềm tin học ứng dụng trong các bước của quá trình sử dụng thuốc CUT trong
Bệnh viện. Đó có thể là một giải pháp tổng thể kết nối các mô-đun (module) chuyên
dụng trong từng khâu hoặc là các mô-đun đơn lẻ ứng dụng trong từng bước cụ thể
của quá trình. Tin học được coi là một công cụ phòng ngừa hiệu quả sai sót dùng
thuốc trong điều trị ung thư bằng cách thúc đẩy đơn hóa trị liệu được chuẩn hóa.
a. Các phần mềm tham gia toàn bộ quá trình chuẩn bị thuốc chống ung thư
Năm 1996 phần mềm CHIMQUEST bắt đầu được ứng dụng ở Châu Âu với
những tính năng đơn giản: (1) Soạn thảo văn bản liên quan đến pha chế thuốc CUT:
kê đơn, kế hoạch sản xuất, nhãn thuốc, lưu thông tin bệnh nhân (chu trình, số lần
truyền,…); (2) Thực hiện hoạt động đơn giản: theo dõi lượng thuốc tiêu thụ tương
ứng số lượng bệnh nhân, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất; (3) Truy nguyên
dữ liệu liên quan đến từng lượt pha chế đã được thực hiện: số lô sản xuất. Thông tin
được cung cấp đầy đủ theo trình tự các bước thực hiện nhưng sự kết nối chưa cao do
đó chưa thực sự thuận tiện khi sử dụng. Phần mềm này cũng chỉ ứng dụng cho đơn
vị có số lần chuẩn bị khoảng 5.000 lần mỗi năm [82].
Phần mềm CATO (Computer aide therapy for oncology) thuộc tập đoàn
Becton Dickinson tại Áo là một trong ứng dụng được sử dụng hàng đầu ở châu Âu
cho pha chế thuốc CUT tại bệnh viện. CATO là giải pháp phần mềm cho phép hỗ trợ
bác sĩ và dược sĩ trong từng giai đoạn của kế hoạch điều trị và pha chế thuốc CUT
tại khoa Dược. Với công nghệ hiện đại, cơ sở dữ liệu được cập nhật, phần mềm
CATO cho phép thực hiện ở cả bệnh viện quy mô nhỏ và lớn [99]. Một phần mềm
cũng được sử dụng phổ biến là ASCLEPIOS do COACHIS-santé thuộc tập đoàn
ALMA của Pháp cung cấp [98].
b. Các phần mềm tham gia một phần quá trình chuẩn bị thuốc chống ung thư
Từ năm 2012, CHIMIO là phần mềm chuẩn hóa kê đơn cho hóa trị liệu đã
được sử dụng tại liên vùng y tế PACA (Provence Alpes Côte d’Azur) và đảo Corse
ở Pháp. CHIMIO cho phép lên kế hoạch điều trị cho từng bệnh nhân cụ thể qua việc
thiết lập hồ sơ chi tiết của bệnh nhân từ các thông số sinh học như chiều cao, cân

nặng, diện tích bề mặt cơ thể đến các kết quả xét nghiệm máu và cả những dấu ấn tế

12


bào quan trọng như tình trạng thụ thể HER dương tính hay âm tính. CHIMIO còn
giúp các bác sĩ thiết lập được liệu trình điều trị tối ưu cho bệnh nhân trên cơ sở dữ
liệu về thuốc sẵn có trên hệ thống và kể cả những thay thế, điều chỉnh khi cần [103].
STABILIS là phần mềm mở, trực tuyến cung cấp những thông tin quan trọng
liên quan đến dung môi, đóng gói và độ ổn định của thuốc sau khi được pha chế ở
các nồng độ với điều kiện bảo quản thích hợp. STABILIS còn cung cấp bằng chứng
của dữ liệu để có thể so sánh lựa chọn giải pháp tối ưu trong những giải pháp đã
được hiển thị của chương trình. STABILIS không chỉ dành cho pha chế thuốc CUT
mà cơ sở dữ liệu đầy đủ cho các loại thuốc tiêm truyền khác. Dữ liệu thuốc CUT chỉ
chiếm 35% trong toàn bộ cơ sở dữ liệu của phần mềm này [104].
Tin học được thừa nhận có đóng góp quan trọng trong việc sử dụng an toàn
thuốc CUT như đảm bảo chu trình thuốc, xác nhận, lưu trữ hệ thống của hồ sơ sản
xuất. Tuy nhiên bản thân nó cũng có tính rủi ro cần được đánh giá khi sử dụng.
Quản lý sự cố và báo cáo giám sát thiết bị y tế là rất cần thiết để cải thiện an toàn
của quá trình, chiến lược kiểm soát rủi ro để giảm tần số và ngăn chặn càng nhiều
càng tốt những nguy cơ mất an toàn.
Để có thể triển khai được phần mềm phù hợp và đáp ứng công việc cần phải
có các nghiên cứu tìm hiểu về nhu cầu của người sử dụng và đánh giá hiệu quả.
Nghiên cứu thực hiện bởi tác giả Cindy và cộng sự cho thấy người kê đơn mong
muốn một phần mềm kê đơn giúp tăng mức độ chính xác trong kê đơn, xác định
những vấn đề sai sót trong kê đơn tốt hơn và giúp cải thiện quy trình làm việc, nâng
cao quản lý về liệu pháp điều trị trong thực hành. Phối hợp tốt giữa những người kê
đơn và dược sĩ, giảm cuộc gọi từ dược sĩ để làm rõ vấn đề kê đơn từ đó giúp tiết
kiệm chi phí, tăng cường giao tiếp với người bệnh, nâng cao mức độ hài lòng của
người bệnh [74].


Việt Nam, ứng dụng tin học trong y tế đang phát triển đặc biệt trong quản lý
bệnh viện. Nhiều công ty phần mềm của Việt Nam có những đội ngũ chuyên gia để
xây dựng phần mềm bệnh viện với những yêu cầu quản lý ngày càng cao như FPT,
Vimes, Onemes, Nanosoft…. Các lập trình viên của Việt Nam là những kỹ sư tin
học có trình độ chuyên môn giỏi có thể nắm bắt được những công nghệ tiên tiến
nhất của thế giới trong lĩnh vực lập trình.
Các nhà quản lý trong bệnh viện hiểu được lợi thế của việc đầu tư cho tin học
hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện nên đã thay đổi được tư
duy cũ là chủ yếu đầu tư mua sắm phần thiết bị cứng. Chính phủ có định hướng ưu

13


tiên cho việc phát triển công nghệ thông tin nên có nhiều các dự án lớn của Bộ Khoa
học công nghệ dành cho các bệnh viện như ở Bệnh viện TWQĐ 108, Bệnh viện
Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức…
1.4.2.3. Đào tạo về thực hành an toàn cho điều dưỡng
Ngay cả khi hoạt động chuẩn bị thuốc CUT được thực hiện tập trung tại khoa
Dược thì điều dưỡng vẫn là đối tượng có nguy cơ cao tiếp xúc với thuốc CUT do
phải thực hiện các hoạt động sử dụng thuốc cho người bệnh, vận chuyển thuốc,
phân loại rác thải có chứa hoá chất, dọn dẹp chất thải của người bệnh.
Điều dưỡng nhận thức được tầm quan trọng của đào tạo về THAT và cho rằng
họ cần phải được đào tạo về THAT trước khi làm việc (nghiên cứu thực hiện bởi tác
giả Sevcan Topçu năm 2017) [72]. Điều dưỡng có nhu cầu được đào tạo về THAT
tại nơi làm việc. Theo nghiên cứu của tác giả Kyeong Weon Jeong tại Seoul cho
thấy 70,8% điều dưỡng mong muốn được đào tạo về THAT [47]. Bên cạnh đào tạo,
điều dưỡng cho rằng cần phải có hoạt động để nhắc nhở họ về THAT và cần xây
dựng một văn hoá an toàn. Điều dưỡng cho rằng vì đồng nghiệp của họ không quan
tâm về vấn đề này nên bản thân họ cũng bị ảnh hưởng [72].

Một số nghiên cứu đã chỉ ra nguồn cung cấp kiến thức THAT ở điều dưỡng rất
đa đạng. Có cả những nguồn mang tính chính thống (được đào tạo bởi trường học,
hiệp hội ngành nghề hoặc nơi làm việc) và không chính thống (tự tìm hiểu từ
internet, chia sẻ từ đồng nghiệp...). Tại Iran, theo nghiên cứu của tác giả Abdol và
cộng sự thì nguồn cung cấp kiến thức về THAT của điều dưỡng phần lớn vẫn là
nguồn tài liệu không chính thống (52% tự nghiên cứu từ tài liệu và internet, 14% từ
đồng nghiệp). Tuy nhiên, tại Iran đã có sự tham gia đào tạo của các hiệp hội dược và
trường: 27% do hiệp hội dược và trường đại học đào tạo, 3% tham dự các hội thảo,
4% các lớp đào tạo tại bệnh viện [70]. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, tỉ lệ kiến thức chính thống
cao hơn: phần lớn kiến thức điều dưỡng có được là từ quản lý của bệnh viện
(35,2%), tiếp theo là truyền thông (21,0%), hiệp hội điều dưỡng (12,6%) và các
nguồn khác như đại học, sách, mạng internet... (15,9%) [73]. Tại các quốc gia phát
triển như Anh, Canada và Hàn Quốc, tỉ lệ điều dưỡng được đào tạo về THAT cao
hơn. Tại Hàn Quốc, 61,0% điều dưỡng được giáo dục về an toàn tại trường học và
69,9% được giáo dục tại nơi làm việc theo nghiên cứu của tác giả Kyeong Weon
Jeong. Tại Anh, Columbia và Canada thì 69,7% điều dưỡng đã từng được đào tạo về
an toàn nơi làm việc và an toàn khi làm việc với thuốc CUT [42].

14


Tại Việt Nam, hiện nay chưa có bất kỳ hướng dẫn chính thức nào về THAT
cho điều dưỡng khi làm việc, tiếp xúc với thuốc CUT được ban hành bởi cơ quan
quản lý có thẩm quyền hay cơ sở khám chữa bệnh.
1.5. ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP CAN THIỆP TRONG QUẢN LÝ SỬ
DỤNG THUỐC CHỐNG UNG THƯ
Sử dụng thuốc phải đảm bảo hợp lý, an toàn và hiệu quả [56]. Vấn đề này cũng
đã được đưa vào trong chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 [5]. Quản lý sử dụng thuốc CUT cũng phải
đảm bảo các vấn đề này trong đó đặc biệt chú ý đảm bảo vấn đề an toàn và hiệu quả

kinh tế do thuốc CUT là các thuốc độc tế bào và có chi phí điều trị cao. Đó cũng là
vấn đề được tác giả Torsten đề cập đến đầu tiên khi phân tích những thách thức hiện
nay trong thực hành liên quan đến sử dụng thuốc CUT. Phân tích này cũng cho thấy
dược sĩ cần phải có vai trò trong thực hiện các hoạt động liên quan đến thuốc CUT
đặc biệt là công tác chuẩn bị, pha chế [43].
1.5.1. Đánh giá kinh tế
1.5.1.1. Khía cạnh kinh tế của pha chế tập trung thuốc chống ung thư
Vấn đề sử dụng tiết kiệm, giảm lãng phí cũng rất quan trọng do thuốc CUT
thường đắt tiền và là thuốc độc tế bào, nếu sử dụng không hết phải xử lý thuốc thừa
dư sẽ tốn kém hoặc lượng thuốc đó thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng không tốt.
Giải pháp được áp dụng trong quản lý sử dụng thuốc CUT là pha chế tập trung tại
khoa Dược đã cho thấy tiết kiệm chi phí [32], [44].
a. Trên thế giới
Nghiên cứu được thực hiện ở Pháp năm 1998, so sánh pha chế thuốc CUT tập
trung tại khoa Dược với pha chế thuốc CUT tại các khoa lâm sàng [91]. Nghiên cứu
đã chỉ ra cơ cấu chi phí của thực hiện pha chế thuốc CUT tập trung tại khoa Dược
bên ngoài chi phí về thuốc và so sánh chi phí thực hiện trên một lượt pha chế tại
khoa Dược so với khoa lâm sàng. Các chi phí được đưa vào tính toán bao gồm:
Chi phí bảo trì: Đối với Isolator được thực hiện theo các khuyến nghị của nhà
sản xuất (thay đổi tay găng, bộ lọc HEPA, bộ lọc thô......).
- Chi phí vận hành: dựa trên kiểm kê hàng ngày danh mục sử dụng của hệ
thống
Chi phí khấu hao: thường được tính chia cho 5 năm sử dụng thiết bị: Isolator,
tủ bảo quản thuốc, hệ thống máy tính.....
Chi phí nhân công: chi phí nhân công thực tế của từng đối tượng liên quan đến
pha chế thuốc CUT.

15



×