Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Hình tượng nghệ thuật trong truyện ngắn của chekhov

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.65 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===o0o===

PHÙNG THỊ ANH THÚY

HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA A. P. CHEKHOV

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

HÀ NỘI - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===o0o===

PHÙNG THỊ ANH THÚY

HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
A. P. CHEKHOV
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Thị Thu Hiền


HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Lê Thị Thu Hiền
người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy, cô giáo, bạn bè đã động viên,
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài nghiên cứu này đã tạo mọi điều kiện về thời gian cho tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian và năng lự có hạn nên
khóa luận của tôi còn nhiều hạn chế. Tôi rất mong nhận được những ý kiến,
đóng góp của (thầy) cô và các bạn để nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2019
Tác giả

Phùng Thị Anh Thúy


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu của khóa luận hoàn toàn là trung thực, và không trùng lặp với
các đề tài khác. Các số liệu, tài liệu trong luận văn có nguồn gốc cụ thể, rõ
ràng. Nếu có sai xót nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Hà Nội, tháng 4 năm 2019
Tác giả

Phùng Thị Anh Thúy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
5. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5
Chương 1. MỘT SỐ HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT CHÍNH TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA CHEKHOV ................................................................ 6
1.1. Khái niệm “Hình tượng nghệ thuật” .......................................................... 6
1.2. Bảng khảo sát ............................................................................................. 7
1.3. Những con người nhỏ bé............................................................................ 9
1.4. Những người phụ nữ bi kịch .................................................................... 18
1.5. Những đứa trẻ bất hạnh............................................................................ 22
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 24
Chương 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG TRONG TRUYỆN
NGẮN CHEKHOV......................................................................................... 25
2.1. Miêu tả chân dung, ngoại hình................................................................. 25
2.2. Miêu tả tâm lí nhân vật............................................................................. 29
2.3. Lựa chọn chi tiết tiêu biểu........................................................................ 33
2.4. Xây dựng những tình huống bất ngờ ....................................................... 37
2.5. Xây dựng “truyện không có truyện” ........................................................ 41
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 47
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học Nga chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng đối với nền văn học
thế giới. Các tác giả: Đôxtôiepxki, L.Tônxtôi, A.M.Gorki, M.A.Sôlôkhôp là
những tác gia tiêu biểu của văn học Nga. Trong đó, Anton Pavlovich Chekhov
là gương mặt điển hình nhất và được mệnh danh là “bậc thầy truyện ngắn”.
Chekhov sống trọn nửa cuối thế kỉ XIX cũng chính là thời đại của sự
khổ đau, bất hạnh và tối tăm nhất của nước Nga. Sinh ra và lớn lên trong một
gia đình tài hoa đã giúp cho Chekhov đến với nghệ thuật văn chương một
cách dễ dàng hơn. Ông thường viết về cuộc sống khổ cực, bất hạnh của nhân
dân Nga luôn phê phán chế độ hà khắc, luôn kìm kẹp, chèn ép của chế độ Nga
hoàng và hướng đến cuộc sống tự do, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước
Nga. Đọc truyện của ông “Người đọc chúng ta đang tự rèn luyện, tự giáo dục,
trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động, trong công việc, đang rất cần
Chekhov”. [3, tr 447]
Các tác phẩm của ông được không chỉ được nhân dân Nga đón nhận mà
còn thu hút được sự chú ý của đông đảo bạn đọc trên toàn thế giới. Nhiều
sáng tác của ông đã được chuyển thể từ văn bản văn học sang phim và nhiều
thể loại tiêu biểu khác. Ông là một trong những tác giả nước ngoài tiêu biểu
đã thu hút được nhiều sự chú ý của bạn đọc ở Việt Nam và toàn cầu
“Chekhov có nhiều bạn đọc ở khắp nơi. Người ta đã và đang đọc Chekhov
bằng nhiều thứ tiếng, người ta sẽ còn đọc Chekhov lâu dài nữa” [3, tr 447].
Bởi lẽ, các tác phẩm của ông là những câu chuyện đời thường diễn ra ngay
trong cuộc sống hàng ngày nên rất gần gũi và dễ tiếp nhận đối với bạn đọc.
Không chỉ vậy, các sáng tác của Chekhov còn được đưa vào trong chương
trình giảng dạy ở bậc trung học phổ thông và các môn chuyên đề ở bậc đại
học. Quả thật, A.P.Chekhov giữ một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng đối

với nền văn học. Trong cuốn giáo trình văn học Nga của Đỗ Hồng Chung đã
nhận định “Ông thực sự là người bạn của mỗi chúng ta, ông đến với chúng ta
bằng trí tuệ và tâm hồn, bằng tình yêu và lòng tin, bằng thái độ thành thực cởi

1


mở” [3, tr 447]. Những tác phẩm của ông vừa có hình thức giản dị tinh tế, “lời
ít ý nhiều” lại vừa chứa đựng nội dung phong phú, đa dạng đem lại bài học ý
nghĩa trong cuộc sống. Là sinh viên sư phạm tôi nhận thấy việc nghiên cứu
một đề tài liên quan đến văn học là một việc rất cần thiết nó đem lại cho ta
nhiều kiến thức bổ ích, những kinh nghiệm phục vụ cho công tác giảng dạy
trong tương lai.
Tính đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về tác phẩm
của ông, tuy nhiên một thực tế cho thấy rằng việc nghiên cứu này đã gặp
không ít những khó khăn. Chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Hình tượng
nghệ thuật trong truyện ngắn của Chekhov”. Ngoài ra, xuất phát nền đam mê
của bản thân với mảng văn học nước ngoài nên chúng tôi quyết định lựa chọn
đề tài này. Mong rằng sẽ cung cấp thêm nhiều nguồn tư liệu mới mẻ và hữu
ích đối với độc giả. Đồng thời, góp phần làm sáng rõ về thuật ngữ “hình
tượng nghệ thuật” và “cách thức xây dựng” trong truyện ngắn của ông.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong lời giới của tập truyện ngắn A.P.Chekhov NXB Hội Nhà Văn
(2006) do Phan Hồng Giang dịch có đoạn viết về sự nghiệp của ông: “Anton
Pavlovich Chekhov (1860-1904) - văn hào lỗi lạc Nga và thế giới nửa cuối
thế kỷ XIX .Ông được đánh giá là bậc thầy của thể loại truyện ngắn và là
người có công đầu đưa truyện ngắn lên địa vị xứng đáng, tạo điều kiện cho
thể loại này phát triển.” [9, tr 3]
Trong giáo trình “Lịch sử văn học Nga” (1962) tác giả: Hoàng Xuân
Nghị giới thiệu Chekhov là “bậc thầy vĩ đại, bất hủ” trong thể loại truyện

ngắn và kịch. Tác giả khẳng định: “Sự thật - đấy là khẩu hiệu và vũ khí mà
văn sĩ tự xác định cho mình” [15, tr 206]. Ông lí giải những nội dung tư tưởng
và giá trị thẩm mĩ trong sáng tác của Chekhov qua nhiều giai đoạn khác nhau.
Ở đó, tác giả lên án chế độ bất công, thói hợm hĩnh cường quyền của tầng lớp
thống trị. Lên án chế độ hà khắc nghiệt ngã của xã hội Nga, phê phán sự thờ ơ
sa đọa về mặt tinh thần của một bộ phận trí thức. Đồng thời, thể hiện sự đồng
cảm, tình yêu thương sâu sắc đối với con người lao động nghèo khổ và tin vào
một tương lai tốt đẹp hơn của đất nước Nga.

2


Hay trong quyển “Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX” (1978) tác giả Đỗ
Xuân Hà đã giới thiệu một cách khái quát về đặc điểm nghệ thuật của truyện
ngắn Chekhov. Bằng việc gắn sự xuất hiện các truyện của bậc thầy truyện
ngắn vào bối cảnh lịch sử, xã hội và văn học Nga những năm 80 và những
năm đầu thế kỉ XX.
Trong giáo trình “Lịch sử văn học Nga” của nhiều tác giả Đỗ Hồng
Chung, Nguyễn Kim Đính, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn
Trường Lịch, Huy Liên (1988) đã giới thiệu sơ lược một số nét tiêu biểu về
cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và đặc điểm truyện ngắn của Chekhov và những
đóng góp lớn của ông trong sự phát triển của văn học Nga.
Trong lời giới thiệu “Chất nhân bản trong Sekhop” Vương Chí Nhàn
(1999) đi sâu nghiên cứu về giá trị hiện thực và chất nhân bản, giá trị nhân
đạo trong tác phẩm của nhà văn, nhà nhân đạo chủ nghĩa Chekhov. Ông
không đứng trên cương vị lãnh đạo mà đặt mình vào lập trường của nhân dân
giúp họ nhận ra được sự thật về bản thân, cuộc sống tẻ nhạt đang diễn ra.
Trong cuốn “Tạp chí văn học số 1” của Đào Tuấn Ảnh (2004)
Ở thế kỉ XIX, Chekhov trở thành một trong những đỉnh cao của văn
học Nga văn học thế giới. Các tác giả trong và người nước luôn quan tâm đến

các tác phẩm của ông. Đặc biệt, trong nhiều bức thư và những bài viết của
mình M.Gorki đã khẳng định chỉ với nhưng câu chuyện vụn vặt, bé nhỏ
nhưng Chekhov đã làm nên một sự nghiệp vĩ đại - thức tỉnh con người từ bỏ
lối sống tầm thường, căm ghét cuộc sống tẻ nhạt không lối thoát. Chekhov
như một chiếc bình lớn chứa đựng trong đó rất nhiều màu sắc riêng, hương vị
riêng. Từ đó, thấy được tài năng của bậc thầy truyện ngắn cũng như những
vấn đề về con người trong xã hội Nga đương thời.
Trong “Tạp chí Nghiên cứu văn học số 2” La Côn có bài chủ nghĩa
nhân đạo trong tác phẩm của Chekhov đã khẳng định chủ nghĩa nhân đạo và
nhân tố làm nên sự thành công rực rỡ trong sự nghiệp văn chương của ông.
Thông qua quá trình tìm hiểu và thống kê tư liệu đề cập đến đối tượng
nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: Chekhov - nhà văn vĩ
đại có vai trò quan trọng của nền văn học trên thế giới, thành công với rất
3


nhiều thể loại nhưng tiêu biểu nhất là về mảng truyện ngắn. Hầu hết các bài
viết, các bài nghiên cứu đều nghiêng về việc tìm hiểu tiểu sử, cuộc đời và
phong cách sáng tác của ông. Các nhà nghiên cứu đi sâu khai thác các vấn đề
nổi bật như: Bản sắc văn hóa Nga, kiểu nhân vật chính,… Nhưng chưa tìm
hiểu về những hình tượng nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn của Chekhov.
Mặc dù đã có rất nhiều ông trình đã nghiên cứu về ông nhưng trong bài khóa
luận này chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu, và thực hiện nghiên cứu khoa học
với một đề tài mới mẻ hơn đó là: “Hình tượng nghệ thuật trong truyện ngắn
của A.P.Chekhov” để thấy được tổng quan về văn học Nga cũng như nền văn
học thế giới. Qua đó, thấy được rõ hơn về tài năng kiệt xuất của bậc thầy
truyện ngắn và sự phong phú, đa dạng của nền văn học nước Nga.
3. Mục đích nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận của chúng tôi đi sâu nghiên cứu về việc tìm hiểu hình tượng
nghệ thuật trong truyện ngắn của A.P.Chekhov qua đó thấy được đặc điểm

tiêu biểu về phong cách sáng tác của nhà văn. Nói cách khác là hiểu hơn về
một số hình tượng tiêu biểu và phương thức xây dựng hình tượng của ông. Để
thực hiện mục đích trên chúng tôi tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
+ Tiến hành tìm hiểu lí thuyết về hình tượng nghệ thuật nói chung và
trong truyện ngắn của Chekhov nói riêng
+ Khảo sát một số hình tượng tiêu biểu trong truyện ngắn của nhà văn
như: Con người nhỏ bé, người phụ nữ bi kịch, những đứa trẻ bất hạnh… Từ
đó, thấy được những giá trị và ý nghĩa của chúng đối với đất nước và nhân
dân Nga.
+ Tìm hiểu một vài đặc điểm của việc xây dựng hình tượng nghệ thuật
trong các tác phẩm của ông.
Vì không có điều kiện khảo sát toàn bộ tác phẩm Chekhov bằng tiếng
Nga, chúng tôi chỉ có thể làm việc trên cơ sở những truyện ngắn đã được dịch
ra tiếng Việt. Chủ yếu là qua “Truyện ngắn A.Chekhov” của Phan Hồng
Giang, Cao Xuân Hạo dịch và có tham khảo thêm "A.Sêkhốp - Truyện ngắn
(tập một, tập hai).

4


4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được chúng tôi thực hiện đó là:
+ Phương pháp khảo sát thống kê số liệu.
+ Phương pháp đối chiếu, so sánh.
+ Phương pháp phân loại, phân tích tác phẩm.
+ Phương pháp nghiên cứu lịch sử.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát.
5. Cấu trúc khóa luận
NỘI DUNG
Chương 1: Một số hình tượng nghệ thuật chính trong truyện ngắn của

A.P.Chekhov
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng hình tượng trong truyện ngắn của A.P.
Chekhov
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

5


Chương 1. MỘT SỐ HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT CHÍNH
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA CHEKHOV
1.1. Khái niệm “Hình tượng nghệ thuật”
Theo L.I.Timopheep, “Hình tượng là bức tranh về đời sống con người
vừa cụ thể vừa khái quát, được sáng tạo bằng hư cấu và giàu ý nghĩa thẩm
mĩ.”[19, tr 60]
“Trong tiếng latinh, imago có nghĩa là chân dung, hình ảnh. Trong
tiếng Nga, obraz có nghĩa là sự lột tả theo mẫu nào đó. Trong tiếng Hán,
tượng có nghĩa là hình vẽ để biểu đạt. Kinh dịch, thiên Hệ từ truyện có câu:
Thánh nhân lập tượng để tận ý (nghĩa là thánh nhân làm ra hình tượng để nói
hết ý mình. Trong lí luận văn học cổ Trung Quốc, hình tượng thường được
gọi là ý tượng hoặc đơn giản là tượng. Tuy nhiên không thể hiểu đơn giản
hình tượng chỉ là những bức tranh đời sống, những hình ảnh. Vì thế, ở đây
cần phân biệt hai khái niệm hình ảnh và hình tượng. Hình ảnh chính là những
bức tranh đời sống mà chúng ta gặp trong tác phẩm: Cây đa, giếng nước, con
đò, và cả con người... Nhưng tất cả mới chỉ là hình ảnh khi chúng chỉ mang ý
nghĩa biểu vật cho chính nó. Nhưng nếu những hình ảnh đó đã man những ý
nghĩa khác ngoài nó, những ý nghĩa mới, kết tinh, chứa đựng tư tưởng tình
cảm của con người, tức những ý nghĩa nhân sinh, khi đó hình ảnh mới trở
thành hình tượng. Các nhà mĩ học phương Tây cho rằng hình tượng có chức
năng biểu ý, còn người Trung Hoa thường dùng khái niệm ý tượng (hình ảnh

có ý) là vì thế. Cây tre trong bài thơ Tre Việt Nam (Nguyễn Duy) là hình
tượng bởi ngoài nghĩa cụ thể, nó còn mang ý nghĩa khái quát về con người
Việt Nam bất khuất, kiên cường, bền bỉ trong khó khăn, vất vả, đói nghèo. Cô
Tấm (Tấm Cám) là hình tượng, bởi vì nhân vật đó đã thể hiện ước mơ về
hạnh phúc, công lí của người xưa”. [16, tr 14]
“Do đó, có thể hiểu hình tượng là phương thức phản ánh thế giới đặc thù
của văn học bằng những hình thức đời sống, được sáng tạo bằng hư cấu và
tưởng tượng, vừa cụ thể vừa khái quát mang tính điển hình, giàu ý nghĩa thẩm
mĩ, thể hiện tư tưởng và tình cảm con người. Mỗi hình tượng là một tế bào góp
phần làm nên tác phẩm nghệ thuật trong đó chứa đựng nội dung cuộc sống,
những thông tin về đời sống, những quan niệm, tư tưởng cảm xúc của tác giả”.
[16, tr 15]
6


1.2. Bảng khảo sát
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27

Tên tác phẩm

Tên nhân vật

Tỉ lệ
xuất
hiện

Con người nhỏ bé
Cái chết của một viên công chức Ivan Đơmitơrits Tserviakop
Anh béo, anh gầy
Con kì nhông
Phẫu thuật
Mặt nạ

Hai kẻ thù
Veroka
Vé trúng số
Điều bí ẩn
Thủ đoạn
Ionuts
Người trong bao
Khóm phúc bồn tử
Một chuyện tình yêu
Phòng số 6
Người đàn bà phù phiếm
Nát lòng
Thầy giáo dạy văn
Một tấm kịch
Vở kịch vui
Rối ren
Dọc đường
Một chuyến công vụ
Điều bí ẩn
Những buổi học đắt tiền
Cơn bệnh thần kinh
Người tu sĩ vận đồ đen

Anh gầy (Porphiri)
55%
Ôtsumelop
Kuriatin
Belibukhin
Kirilop
Ivan Alechxayen Ogonep

Ivan Đômitorits
Navaghin
Sêlextop
Ionuts
Belicop
Nicolai Ivanuts
Aliokhin
Raghin
Đưmốp
Iona
Nikitin
Paven Vaxilits
Klotskop
Masenka Pavletxkaya
Grigori Petororich Likharep
Lujin
Navaghin
Vorolop
Vaxilep
Anđơrây VátsilievitsKovorin

7


STT
28
29
30
31
32

33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46

47

48
49
50

Tên tác phẩm

Tên nhân vật

Selextop
Piotro Petrovic
Vanka
Người phụ nữ
Một chuyện đùa

Nadia
Nữ hầu tước
Vera Gavrilopna
Một chuyện tình yêu
Anna Alechxayepna
Volodia lớn và Volodia bé
Xophin Loropna
Người vợ chưa cưới
Nadia
Trong khe núi
Lipa
Chị bếp lấy chồng
Peladi
Đêm noen
Natalya
Cô đào hát
Pasa
Trong khe núi
Lipa
Người đàn bà có con chó nhỏ
Anna Xergheepna
Huân chương Anna nhị đẳng
Anna
Một chuyện đùa
Nadia
Những buổi học đắt tiền
Alixa Oxipopna
Những người đàn bà
Xophia, Masenka, Varva
Agafia

Agafia
Những đứa trẻ
Lũ trẻ
Gơ-rê-goa
Anna
A-lét-xi
Xô-ni-a
An-đơ-rê
Ăng-đơ-rê
Vanka
Vanka Giukop
Buồn ngủ
Varka
Chuyện đời vặt vãnh
Aliosa

Tỉ lệ
xuất
hiện

Thủ đoạn
Ngôi nhà có căn gác nhỏ
Vanka

8

29 %

16%



1.3. Những con người nhỏ bé
Chekhov, Gogol, Puskin, L.Tonxtoi, Đoxtoiepxki… đều là các nhà
văn tiêu biểu sống vào những năm cuối của thế kỉ XIX nước Nga đã xảy ra
nhiều biến động lớn. Các nhà văn nói chung và tác gia Chekhov nói riêng đã
chứng kiến toàn bộ bức tranh đen tối với những chính sách dã man tàn bạo,
những chỉ thị độc đoán, hà khắc, mối mọt, ngột ngạt bầu không khí ngạt thở
mà Nga Hoàng gây ra. Cuộc sống của nhân dân lâm vào cảnh lâm vào lầm
than, khổ cực, họ bị tước đi quyền sống, quyền tự do, họ bị kìm kẹp về cả tâm
hồn lẫn thể xác. Nguyên nhân trực tiếp gây ra những điều bởi chế độ chuyên
chế Nga hoàng khắc nghiệt, tàn nhẫn đã biến Nga từ một quốc gia tươi đẹp,
trù phú, ấm no hạnh phúc trở thành một trong những nhà tù lớn nhất Châu Âu.
Nước Nga cuối thế kỉ XIX là đất nước của những vũng bùn bẩn thỉu, lấy đi
bao nhiêu nước mắt và sự hi sinh của nhân dân lao động. Những người dân vô
tội phải chịu đựng biết bao khổ đau, phẫn uất, sự căm ghét mà chế độ Nga
Hoàng đã gây ra cho họ. Tưởng chừng như, họ - những con người bị áp bức,
bóc lột sẽ đứng lên đấu tranh chống lại nhưng thế lực tàn ác ấy để giành lại sự
tự do, cuộc sống hạnh phúc cho mình. Nhưng không phải như vậy họ bị xoáy
sâu vào vùng lầy ấy, những điều tốt đẹp thì bị chà đạp không thương tiếc còn
những điều xấu xa, khinh ghét lại được tôn vinh kiêng nể. Trước khi Chekhov
trở thành một nhà văn thì ông đã từng là một người bác sĩ cho nên ông đã
nhận định đất nước mà ông đang sống cũng giống như ông một cơ thể đang
mắc một căn bệnh nan y khó mà có thể cứu chữa được. Nếu như những người
khác nghĩ đó là những điều bình thường thì Chekhov lại nhận ra được điều bất
bình thưởng ở đây. Tiêu biểu nhất đó chính là những người nhỏ bé trong xã
hội. Họ nhỏ bé không phải vì thân hình họ bé nhỏ mà do thời đại và xã hội đã
biến những con người bình thường trở nên thu nhỏ lại về thân phận và tâm lí.
Trong những sáng tác của Chekhov có thể chia thành các kiểu nhân
vật con người nhỏ bé sau: nhân vật nhỏ bé về thân phận và nhân vật nhỏ bé
về tâm lí. Thứ nhất, nhân vật nhỏ bé về thân phận. Ta có thể bắt gặp kiểu

nhân vật này trong các truyện ngắn của Chekhov như: “Hai kẻ thù”;“Một
chuyện đùa”; “Chuyện đời vặt vãnh”;“Quân ăn hại”… Trong truyện ngắn
“Hai kẻ thù” là câu chuyện trớ trêu về bác sĩ Kirilop và Aboghin. Trong lúc
9


con trai của bác sĩ hội đồng tự quản địa phương đã bị chết vì căn bệnh bạch
hầu thì một người lạ mặt tên là Aboghin với gương mặt sợ hãi và kinh ngạc
hắn chạy đến van nài, cầu xin Kirilop hãy cứu giúp vợ của hắn. Nhưng y đâu
có nghĩ cho người khác, đâu hiểu được nỗi mất mát vô cùng lớn của một
người cha vừa mất đi đứa con duy nhất và cũng là cuối cùng của Kirilop.
Nỗi mất mát vô cùng to lớn như vậy mà Aboghin vẫn cố tình van nài, cầu
xin bác sĩ đi về nhà cùng mình để khám cho vợ ông ta. Nhưng nào đâu phải
chưa bệnh gì đâu, vị bác sĩ đang đau đớn tột cùng vì vừa mất đi con trai yêu
quý lại phải ngồi chứng kiến màn kịch của Aboghin và vợ y là Paptsinxki.
Đó là một điều sỉ nhục, lăng mạ và đưa bác sĩ Kirilop ra là trò đùa tiêu khiển
“Con tôi mới chết, vợ đang buồn nẫu ruột, cả nhà không còn ai… bản thân
tôi đứng cũng không vững nữa, đã ba đêm rồi tôi không ngủ… và rồi thế
nào? Người ta ép tôi phải sắm vai trong một vở hài kịch tầm thường, sắm vai
một đồ vật giả trên sân khấu” [10, tr 70] hắn giễu cợt và cười trên nỗi đau
khổ của người khác. Trên đường ra về ánh mắt của bác sĩ vẫn còn nhìn theo
Aboghin với vẻ khinh miệt và coi thường. Vì lòng nhân đạo mà vị bác sĩ ấy
đã gạt đau thương mất mát gác lại trọng trách trụ cột của gia đình trong đám
ma của con trai để đi cứu giúp bệnh nhân. Nhưng trớ trêu thay lòng tốt của
ông bị người khác đem ra để chơi một trò chơi hèn hạ và đê tiện thay vì nghĩ
đến người vợ đang đau đớn khóc lóc ở nhà và đứa con tội nghiệp phải ra đi
quá sớm thì Kirilop lại nghĩ đến kẻ vừa đưa ông ra làm trò đùa một trò đùa đê
hèn. Trong tâm trí vị bác sĩ này “đã hình thành một định kiến không có gì
có thể thay đổi được những con người ấy” và “những cái định kiến không
công bằng, không tương xứng với trái tim con người, sẽ không biến đi và mãi

mãi còn lại trong tâm trí người bác sĩ cho đến khi nằm dưới mồ” [10, tr 77].
Kirilop - người bác sĩ có lương tâm nghề nghiệp ấy tuy bị xúc phạm, sỉ nhục
nặng nề nhưng vẫn luôn ước mơ hi vọng về công lí và một tương lai tốt đẹp
hơn.
Thứ hai, nhân vật nhỏ bé về tâm lí. Ở loại này ta lại chia ra làm ba loại:
“Nhân vật nô lệ trước quyền uy và sợ hãi cấp trên”; “Nhân vật nô lệ trước
danh vọng và đồng tiền”; “Nhân vật chịu sự khuất phục hoàn cảnh, có tâm lí
bạc nhược và ngụy biện”. Ta có thể bắt gặp loại nhân vật này ở các tác phẩm
như: “Anh béo anh gầy”, “Con kì nhông”, “Một chuyện tình yêu”,...
10


“Kiểu nhân vật nô lệ trước quyền uy và sợ hãi cấp trên”. “Con kì
nhông” là câu chuyện xoay quanh việc một người bị chó cắn. Thầy quản Cútlít Phát xử lí vụ việc nhưng vì những lời nói bên ngoài lo sợ con chó là của
ngài thiếu tướng nên đã liên tục thay đổi cách xử lí và thái độ. Thầy quản Phát
lo sợ rằng nếu phạt nhầm con chó của ngài thiếu tướng sẽ bị mất lòng nên đã
hết lần này đến lần khác thay đổi cách xử phạt. Biết chủ nhân của nó là
em của thiếu tướng nên đã tha cho con chó, con vật đã cắn bị thương một
người vô tội. Hay như trong truyện “Cái chết của một viên chức” chỉ vì một
cái “hắt hơi” trước một vị tướng mà viên chức đó đã tự buộc tội bản thân cho
đến chết. Truyện kể về một việc rất nhỏ nhặt bình thường của con người đó là
việc hắt xì hơi “Các bạn thấy đấy, y đã hắt hơi. Không đâu lại có lệ cấm
người này người nọ hắt hơi cả. Người nhà quên hắt hơi, cảnh sát trưởng hắt
hơi, và đôi khi cả các viên chức bậc ba cũng hắt hơi. Ai mà chẳng hắt hơi”.
Tsêrviakôp cũng như bao người khác hắt hơi là sự ngẫu nhiên thường tình và
không có gì ngại ngùng. Sẽ không có gì xảy ra nếu đó là một người bình
thường. Nhưng trớ trêu thay đó lại là Brigialốp - đương nhiệm tại tổng cục
đường sắt khiến viên quản trị hành chính thấy lo lắng. Luôn lo sợ cấp trên đó
là tâm lí của những kẻ thấp kém đã khiến cho Tsêrviakôp lo lắng và xin lỗi rối
rít. Thực tế thì Brigialop chẳng có ý nghĩ trách mắng anh công chức nhưng y

lại cứ khẳng định là mình đã phạm phải một lỗi tày đình và không nhận được
sự đồng cảm của vị tướng từ lời xin lỗi, về nhà Tsêrviakôp ăn không ngon,
ngủ không yên, y liên tiếp tìm đến vị tướng anh ta đi tới đi đi lui chỉ để xin
lỗi vì một cái hắt hơi bình thường. Vị tướng không giận vì anh ta hắt hơi vào
mình mà ông ta bực mình vì bị quấy rầy và làm phiền quá nhiều, đỉnh điểm
của cơn phẫn nộ vị tướng đã quát to: “xéo ngay” viên tướng dậm chân quát.
Chính hai từ ấy cũng chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết hết sức
vô lí của viên quản trị hành chính. Tâm lí nhỏ bé về thân phận của người
công chức bậc thấp được thể hiện qua cái chết của Tseviakop, đó là điều tất
yếu trong chế độ Nga hoàng ngạt thở cuối thế kỉ XIX. Với Chekhov điều quân
trọng nhất của một con người là nhân cách. Không chỉ ý thức được nhân
phẩm mà còn phải biết giữ gìn, coi trọng và bảo vệ nó mới là điều mà “bậc
thầy truyện ngắn” muốn gửi gắm đối với mọi người. Tác giả muốn chế giễu
sự sợ hãi, con người không có chính kiến, sự rụt rè khúm núm khi đứng
trước cấp trên, luôn luôn mặc cảm
11


thân phận hèn kém. “Anh béo” và “anh gầy” vô tình gặp nhau ở nhà ga câu
chuyện tưởng chừng bình thường nhưng ẩn sâu đằng sau đó cũng là một hình
ảnh của những con người công chức nhỏ bé luôn sợ sệt, luồn cúi và nịnh nọt
cấp trên. Hai nhân vật chính vốn là những người bạn học rất thân thiết, họ vô
tình gặp lại nhau cùng sự vô tư trong sáng. Câu chuyện của họ ban đầu diễn ra
rất thân mật tình cảm, anh gầy còn khoe khoang với bạn về việc kết hôn rồi
giới thiệu vợ con mình với bạn rất vui vẻ nhưng sau khi anh gầy biết bạn
mình đã là viên chức bậc ba rồi thì bỗng dưng anh ta “tái mét mặt, ngây ra
như phỗng đá, nhưng lát sau thì anh ta toét miệng cười, mặt mày nhăn nhúm,
dường như mắt anh ta sáng hẳn lên” [10, tr 12]. Giờ đây mối quan hệ của họ
không còn là đơn thuần là bạn bè thân mật suồng sã nữa mà là cấp trên và cấp
dưới. Khoảnh khắc ngắn ngủi ấy đã, thay đổi rất nhiều thứ đặc biệt là ở cách

xưng hô “cậu - tớ” được thay bằng thái độ trang trọng, kính cẩn, khép nép:
“Dạ bẩm quan trên, tôi… tôi rất lấy làm hân hạnh ạ” [10, tr13]. Chính xã hội
đầy bất công ấy đã đã tạo ra bức tường chắn ngăn cách con người - con người.
Câu chuyện “Anh béo anh gầy” đã cho thấy rõ hơn về sự “nhỏ bé” cả về than
phận và nhân phẩm của nhân vật viên chức quèn trong xã hội .
Chekhov là một trong những người dành cả cuộc đời, sự nghiệp sáng
tác của mình để đi sâu tìm tòi khám phá, phân tích, khai thác những “căn bệnh
xã hội” len lỏi trong bộ phận trí thức. Tiêu biểu như trong truyện ngắn“Con kì
nhông” nói về viên cảnh sát Ôtsumelôp có khả năng thay đổi quan điểm như
việc thay đổi bộ lông của loài kì nhông. Có lần đi ngang qua chợ, y bắt gặp
đám đông đang xúm lại quanh người thợ kim hoàn bị chó cắn vào tay chảy
máu ròng ròng. Bên cạnh anh ta là con chó nhỏ, lông xơ xác run rẩy đang sợ
bị phạt. Ban đầu viên cảnh sát ra oai sẽ trừng phạt kẻ vô lại đã thả rông chó ra
ngoài đường. Nhưng lúc nghe nói đó là con chó của vị tướng thì viên cảnh sát
lớn tiếng xỉ vả người thợ kim hoàn to đầu mà dại, trêu chó để chó cắn. Lúc
nghe nói “chó của ngài thiếu tướng là loại chó quý, chó nòi chứ đâu như con
này - có trời mới biết là loại chó gì! Lông không xù, trông mã chả ra làm
sao… Nhìn vào chỉ tổ bẩn mắt thôi…” [10, tr 18]. Ôtsumelôp lại dọa đập chết
con chó. Rồi khi biết con chó là của em ngài thiếu tướng, viên cảnh sát không
cho con chó là dại nữa mà cho nó là loại chó quí “… Nó khôn ranh gớm… Nó

12


vừa ngoạm tay thằng cha kia một cái đấy! ... Hà, hà, hà… mà này chú cún,
việc gì chú phải run lên thế nữa? Chặc, chặc, chắc chú mình đang nổi cơn
thịnh nộ đây… Chà, kiếm đâu ra con cún kháu khỉnh quá ta” [10, tr 20]. Viên
cảnh sát thay đổi ý kiến của mình nhanh như chong chóng mục đích để nịnh
bợ các quan to đem lại lợi ích cho bản thân hắn.
“Kiểu nhân vật nô lệ trước danh vọng và đồng tiền”. Trong tác phẩm

“Khóm phúc bồn tử” nhân vật Nicolai Ivanuts vì muốn thực hiện được mong
muốn của mình đã không ngại hi sinh mọi thú vui tuổi trẻ, sống khổ cực, tằn
tiện từng đồng xu lẻ, chấp nhận lấy một bà góa già xấu xí chỉ để chiếm đoạt
khối tài sản của bà. Chỉ vì lối sống của mình mà đã khiến cho bà góa không
lâu sau phải chết. Qua đó nhà văn muốn phê phán thói hám danh, bất chấp thủ
đoạn, cách thức để đạt được điều mà mình mong muốn mà không để tâm đến
hậu quả. Phê phán những kẻ hám vinh hoa, thói hợm hĩnh.
Trong truyện “Iônứt”, tác giả đã miêu tả sự tha hóa về lối sống, tinh
thần của bác sĩ Iônứt. Khi mới tốt nghiệp, anh còn là một thanh niên vừa yêu
đời, vừa yêu nghề nhiều lại có nhiều ước mơ tươi đẹp và cả tình yêu ban đầu
cũng thật trong sáng, ngây thơ, đáng ngưỡng mộ. Nhưng bốn năm anh sau đã
thay đổi, anh chán ghét chính bản thân mình cả cuộc sống tầm thường của gia
đình người yêu “Ivan Ptorovits hầu như không già đi, chẳng có thay đổi gì,
vẫn ham trò chơi chữ và kể chuyện tiếu lâm như xưa; Vera Ioxipopna vẫn
đọc tiểu thuyết của mình cho các vị khách với niềm thích thú như xa. Còn
Kochich ngày nào cũng chơi đàn dương cầm đến chừng bốn giờ đồng hồ” [10,
tr 264]. Iônứt ghét bỏ mọi thứ, đặc biệt là cuộc sống đang từng ngày diễn ra
trong gia đình Tuốckin. Để kết thúc sự đau khổ này anh ta nhanh chóng tìm
đến cái chết. Vài năm sau, anh ta trở nên vô cùng giàu có nhưng cùng với đó
từ một người hiền lành yêu đời anh ta đã biến thành một kẻ đê tiện đáng khinh
ghét: “Khi ở Hội tương trợ tín dụng người ta nói tới một ngôi hà nào sắp bán
là anh chẳng nể nang gì đi thẳng đến nhà ấy, qua khắp các phòng, không thèm
để ý tới điều rằng đàn bà, trẻ con trong nhà còn chưa kịp ăn vận quần áo tử tế”
[10, tr 264]. Đến cuối cùng anh không còn muốn đến gặp gia đình của người
yêu. Iônứt ở một mình, cô độc, chán chường, bế tắc và không quan tâm đến
mọi thứ xung quanh. Tại sao Iônứt lại trở thành kẻ cô đơn, ích kỉ, tham lam
như vậy? Bởi
13



đó là cuộc sống rẻ tiền, ti tiện, tầm thường của xã hội tư sản nơi mà đồng tiền
là chân lí và lẽ sống mới là điểu quan trọng nhất.
Đến với gia đình Sưbukin ở trong tác phẩm “Trong khe núi” đó là một
gia đình vô giàu có và họ sống bằng cách lừa gạt, vui sướng trên sự đau khổ
của người khác - những người lao động nhỏ bé. Lão Gorigori có một cửa hàng
buôn bán thực phẩm phụ nhưng chẳng thực chất đó chỉ là là dối mọi người mà
thôi, công việc của lão ta đó chính là buôn bán rượu, gia súc, lúa mì… Ở nước
ngoài ông ta kiếm được mỗi đôi chim ba hào để làm mũ cho phụ nữ quý tộc,
hơn thế lão ta còn mua rừng để chặt gốc và cho vay với giá rất cao. Những
việc làm của y thật quá đáng liệu ông ta có biết rằng những việc làm ấy đã
phần nào làm tăng thêm nỗi khổ, sự vất vả và đau khổ đối với những người
lao động chân chính hay không? Có thể nói, bà Vacvara tuy sống trong một
gia đình giàu có sung sướng, nhưng bà lại không cảm thấy vui vẻ. Ngược lại,
bà cảm thấy buồn bã, đau khổ vì chính gia đình bà ta đã gây ra nỗi khổ cho
những người lao động nhỏ bé ngoài kia. Đó đều là những điều giả dối bất
lương, bà mong muốn hãy dừng ngay những điều lừa bịp ấy đi và thay vào đó
là những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Quả thật, vì lợi nhuận, vì đồng
tiền, vì tham vọng của bản thân mà con người ta có thể bất chấp mọi thủ đoạn
để có được lợi ích cho chính họ. Gạt bỏ lương tâm, đạo đức, tình thương của
họ sang một bên thay vào đó là sự ích kỉ, tham lam, bất chấp thủ đoạn để trở
nên giàu kể cả phài chà đạp lên nỗi khổ của đồng loại của mình.
“Đánh cược” là một trong những truyện ngắn đặc sắc đã phản ánh rõ
nét về những con người chấp nhận làm nô lệ của đồng tiền. Lão chủ nhà băng
“dạo ấy còn trẻ, tính tình còn bồng bột, không kìm được mình” [10, tr 196]
nên mới sẵn sàng đánh cược như vậy. Còn anh luật sư trẻ tuổi gạt bỏ tự do,
hạnh phúc của bản thân chỉ để đạt được khối tài sản của ông chủ ngân hàng.
Ông ta đã sẵn sàng bỏ ra cả hai triệu đồng để minh chứng cho việc án tử hình
hay án tù trung thân tồi tệ hơn. Công việc thừa thãi ấy với mục đích cuối cùng
cốt để thỏa mãn thú vui của lão, ta đây, tự kiêu, tự đại “của một kẻ no nê, thừa
thãi” một trò đùa kì quặc, ngu xuẩn và vô nghĩa. Anh luật sư trẻ tuổi chỉ vì

hám vinh hoa, tiền bạc mà đánh đổi cả tuổi thanh xuân tuổi trẻ từ bỏ tự do,
đồng ý ngồi tù để nhận hai triệu đồng. Trong mười lăm năm, làm nô bộc của
14


đồng tiền anh ta đã có cơ hội đọc được những loại sách mà trước kia mình
chưa từng nghĩ tới “từ nửa sau của năm thứ sáu kẻ ngồi tù quay sang miệt mài
học các ngoại ngữ, nghiên cứu triết học và lịch sử” hay “từ năm thứ mười một
trở đi, anh luật gia ngồi yên sau bàn và chỉ đọc cuốn Kinh thánh”. Sau chừng
ấy năm anh ta đã trở thành con người khác không còn là một anh công chức
bậc thấp với tham vọng cướp đoạt khối tài sản khổng lồ của ông chủ nhà
băng. Anh ta cảm thấy coi thường tất cả mọi thứ anh ta khinh bỉ vì sao con
người ta lại có thể từ bỏ quyền tự do, quyền sống và sức khỏe để đổi lấy mảnh
đất đất u ám, đen tối, đau khổ. Hơn tất cả mọi thứ với anh bây giờ tiền bạc
không còn ý nghĩa nữa, vì tri thức khoa học đã đem đến cho anh trở thành con
người đứng cao hơn kẻ khác và anh ta chấp nhận từ bỏ hai triệu đồng đã cược
với lão chủ nhà băng để lấy lại quyên sống, quyền tự do và hạnh phúc của
mình. Đầu tư chứng khoán thua lỗ cùng tính cách vội vàng, lão chủ nhà băng
đã suy sụp hoàn toàn, lão lo sợ và nhận ra được nhừng trò ngu ngốc của mình.
Lúc này lão ta lại có thể sẵn sàng giết người để giữ lấy số tiền mà lão đã đánh
cược với viên luật sư, hắn ta vì không muốn mất số tiền hai triệu ấy mà đã lập
mưu giết chết con người đang bị giam lỏng ấy. Chekhov đã cho ta thấy con
người có thể sẵn sàng làm nô lệ của đồng tiền, ngay cả việc phải giết người
hay làm những điều trái với lương tâm. Với truyện ngắn này, ông đã hướng
cho con người tìm đến với ánh sáng của tương lai tốt đẹp. Con người hãy là
chính mình chiếm lĩnh tri thức đừng phụ thuộc hay làm nô lệ của đồng tiền.
Ở một tác phẩm khác, truyện ngắn “Mặt nạ” một tầng lớp trí thức ra
sức nịnh nọt một kẻ lắm tiền nhưng vô lại. Trong buổi “khiêu vũ trá hình với
mục đích từ thiện” những người bên ngoài đội lốt trí thức ấy lại đeo một chiếc
mặt nạ để che đi cái xấu xa, giả tạo của họ. Tất cả mọi người đều tham gia

nhảy nhưng năm vị viên chức này không đeo mặt nạ, ngồi trong phòng đọc
sách báo theo kiểu “tư duy”. Bỗng nhiên có một ông to béo bước vào phòng,
hắn quát tháo, xúc phạm và đuổi mấy vị viên chức kia ra khỏi phòng để hắn
vui đùa. Khi tên vô lại bỏ chiếc mặt nạ xuống thì họ lại lo lắng, sợ sệt. Kẻ vừa
phá bĩnh vừa rồi chính là ông Piachigôrôp - một nhà triệu phú bản địa. Có vị
viên chức không hé răng nói nửa lời lặng lẽ rón rén kiềng chân ra khỏi phòng
đọc: “Mặt buồn thiu, ngơ ngác như những người có tội”. Đây quả thật là dịp

15


may hiếm có để những người này nịnh bợ” một kẻ vô lại, hống hách, với bộ
mặt giả tạo và là một nhà thiện nguyện” giàu có. Tác giả Chekhov đã chỉ ra
bản chất hèn nhát, rúm ró của những viên chức kia. Đây quả thực là thái độ,
tâm lí nô lệ trước sức mạnh của đồng tiền. Chekhov chỉ ra cho ta thấy tính dị
hình dị dạng của những con người tưởng như “bình thường” nhưng lại “không
bình thường”. Cái xấu, cái ác không chỉ có sức tàn phá mạnh mẽ đến con
người mà nó còn làm hoen ố bản chất tốt đẹp ẩn sâu bên trong của họ.
“Kiểu nhân vật chịu sự khuất phục hoàn cảnh, có tâm lí bạc nhược và
ngụy biện”. Như trong truyện ngắn “Người trong bao”, nhân vật Belicop chỉ
vì tiếng cười của Varenco mà ngã bệnh chết. Đây là một trong những truyện
hay và đặc sắc được lựa chọn để đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc trung
học phổ thông và bậc đại học. Chính những chính sách hà khắc ngặt nghèo
của Nga hoàng đã khiến cho cả xã hội hải khiếp sợ: Họ không dám cười to,
không dám gửi thư, không dám cứu giúp những người gặp khó khăn hoạn
nạn…giống như thầy giáo dạy tiếng Hi Lạp Belicop. “Cuộc sống làm hắn khó
chịu, sợ hãi, buộc hắn phải thường xuyên lo âu và có lẽ như để bào chưa cho
thái độ nhút nhát, ghê tởm với thực tại, lúc nào hắn cũng ca ngợi quá khứ
ngợi ca những thứ không bao giờ có thật”. Hắn ta luôn trốn tránh mọi thứ và
ẩn mình vào một cái bao lớn: “Ô hắn để trong bao, chiếc đồng hồ quả quýt

cũng để trong bao bằng da hươu, và khi rút chiếc dao nhỏ để gọt bút chì thì
chiếc dao ấy cũng đtặ trong bao; cả bộ mặt hắn ta nữa dường như cũng ở
trong bao vì lúc nào hắn cũng giấu mặt sau chiếc áo bành tô cổ bẻ dựng lên”
[10, tr 267]. Như vậy, nhân vật Belicop là một hình tượng điển hình. Rõ nét
nhất là những người trí thức tuy họ có tài năng, phẩm hạnh tốt đẹp nhưng
cuộc sống với hiều bất công ngang trá với xã hội rối ren ấy đã tàn phá đi
những giá trị mà họ vốn có. “Phòng số 6” với hình ảnh Raghin - là biểu hiện
của thói bàng quan viên chức. Được phân công về làm giám đốc ở một bệnh
viện nơi mà ông ta phải hằng ngày chứng kiến những điều xấu xa, thối nát đã
được phơi bày ngay từ từ người quản lý, mụ thủ kho, và viên y tá trưởng tất
cả bọn học không quan tâm đến tình trạng sức khoẻ của người bệnh mà chỉ
chăm chăm lo ăn xén, ăn bớt của bệnh nhân. Sau khi kiểm tra toàn bộ tình
hình của bệnh viện, vị bác sĩ kết luận rằng cơ quan này không có đạo đức

16


nghề nghiệp và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người ở thành phố. Mặc
dù đã nhận ra được những điều trái với lẽ sống của mình nhưng với bản tính
nhu nhược không đủ niềm tin, sức mạnh để có thể đấu tranh chống lại cái ác.
Raghin để mặc cho những điều xấu xa hoành hành tác oai tác quái ở nơi mình
phụ trách, vị bác sĩ bất lực hoàn toàn và chấp nhận sống chung với các xấu.
Ông ta chán chường, mệt mỏi ban đầu là bác sĩ làm việc rất chăm chỉ, nhiệt
huyết luôn tận tình cứu giúp mọi người thì giờ đây ông luôn chán chường và
buông xuôi tất cả mọi thứ. Raghin dửng dưng, bàng quan, thờ ơ trước những
cái xấu cái đen tối đang hoành hành xung quanh. Nếu như ban đầu khi mới
được bổ nhiệm về bệnh viên vị bác sĩ này luôn hăng hái, năng nổ với công
việc thì giờ đây vị ông không còn đến bệnh viện một nhiều như trước nữa mà
thay vào đó là thảnh thơi ở nhà ngồi một mình trong phòng đọc sách và nhắm
rượu với dưa chuột muối. Ông không nhận lỗi về bản thân mình còn bao biện

cho thái độ vô trách nhiệm của mình bằng cách đổ hết mọi tội lỗi cho thời đại
do cuộc đời đã biến ông trở thành con người như vậy. Nhưng không phải tất
cả mọi thứ đều quay lưng lại với Raghin bởi vị bác sĩ này đã tìm thấy sự đồng
cảm với Gromov - một bệnh nhân tâm thần. Anh sống trong nhà thương điên
bẩn thỉu hôi hám cùng với năm bệnh nhân khác nhưng Gromov là con người
rất thông minh, có trí tuệ. Khi nói chuyện Gromov bác sĩ Raghin đã bị mọi
người cho rằng ông có vấn đề về tâm thần và ông bị cưỡng chế nhốt trong nhà
thương điên. Đây chính là giây phút cao trào khiến ông mới thực sự nhận ra
cái nơi mà người ta vốn gọi là nhà thương điên mà là nhà tù khủng khiếp,
cũng giống như Chekhov nhận thấy thời đại mà ông đang sống chính là nhà tù
tăm tối nhất mọi thời kì của nước Nga. Cuối cùng chính vị bác sĩ ấy cũng trở
thành một trong những nạn nhân xấu số cùng với những người khác và rồi
chết một cách đau đớn. Qua hình tượng nhân vật người công chức bậc thấp ấy,
tác giả thể hiện được ra tương lai tối tăm, mịt mờ của những kẻ lãnh đạm, vô
cảm không dám đứng lên đấu tranh cuối cùng sẽ phải đón nhận kết cục bi
thảm.
Ở tác phẩm “Nhà tu hành vận đồ đen” Chekhov cũng viết về một kiểu
viên chức có lối sống giàu ảo tưởng, xuất chúng không ai có ấy là nguyên
nhân trực tiếp khiến cuộc sống của chính anh ta rơi vào bi kịch. Korvin tự cho
mình là một người có tài năng vĩ đại lấy đó làm thú vui với khả năng hơn hẳn
17


người bình thường bởi lẽ anh ta có thể nói chuyện với thế lực siêu nhiên. Kết
quả là gậy ông đập lưng ông, anh đã không làm được điều gì tốt đẹp mà còn
bị mắc bệnh ảo tưởng. Tuyệt vọng, chán nản về bản thân Korvin anh ta đâm
ra suy nghĩ tiêu cực nên cũng căm ghét, trách móc những người thân đã yêu
thương và chiều chuộng anh. Chekhov còn muốn lên án, phê phán môi trường
sống đã tiếp tay, nuôi dưỡng, bao bọc cho ước mơ viển vông hão huyền
không có thật của con người.

Hay như nhân vật Lexinhitxki trong “Một chuyến công vụ” anh ta là
viên thủ quỹ ở một hội đồng địa phương, hắn tự tử là do chán đời, vì cuộc
sống của y quá nhàm chán và cô độc. Được thừa hưởng một gia tài lớn từ
người cha làm nhiều việc bất chính, người con trai đã tiêu pha hoang phí, nợ
nần chồng chất, song việc học hành cũng chẳng ra sao. Tâm lí của một kẻ
kiêu căng, hợm hĩnh, luôn sống trong sung sướng phù du giờ đây đã bị tàn lụi
khiến cho anh ta bị mọi người xung quanh kì thị, tránh xa. Cuộc sống tẻ nhạt,
buồn chán ấy đã làm cho viên thủ quỹ rơi vào hố sâu tuyệt vọng anh ta cảm
thấy cuộc sống thật chán nản và vô cùng bế tắc. Không còn lỗi thoát, không ai
muốn tiếp xúc anh ta đã lựa chọn đến cái chết để chấm dứt những ngày tháng
vô nghĩa. Cái chết tất yếu của những kiểu người sống theo lỗi mòn cũ, đơn
độc sống không bằng chết.
Chekhov đã dùng tiếng cười phê phán sự nhỏ bé, mặc cảm, tâm lí nô lệ
của con người. Ông muốn con người vứt bỏ cái vỏ bọc bên ngoài để hướng
đến một cuộc sống tự do. Ta thấy được tài năng của ông trong sự nghiệp đổi
mới, hoàn thiện phát triển thể loại truyện ngắn. Ông quan tâm đến con người
từ nhiều khía cạnh, sự tác động làm biến đổi con người làm con người trở nên
nhỏ bé. Ông dùng tiếng cười để phê phán những mặt tiêu cực của con người
để từ đó mọi người thấy được để loại bỏ xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
1.4. Những người phụ nữ bi kịch
Phụ nữ là một trong những đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn quan
tâm. Không chỉ ở nước Nga nói riêng mà còn trên toàn thế giới nói chung.
Đặc biệt, trong truyện ngắn của Chekhov thì “hình tượng người phụ nữ”
thường được xây dựng bởi ngoại hình xinh đẹp nhưng họ lại là nạn nhân của

18


xã hội đầy rẫy bất công. Dưới ngòi bút tài hoa, điêu luyện của nhà văn
Chekhov, hiện lên những con người đẹp đẽ nhưng mang số phận bất hạnh họ

có trái tim trong sáng, tình yêu vô bờ bến và trí tuệ đáng ngưỡng mộ. Trong
các tác phẩm của nhà đại thi hào này “phái yếu” luôn được hiện lên một cách
rõ nét và đáng yêu với tư tưởng vô cùng tiến bộ đó chính là hãy trả tự do cho
họ, hãy giải phóng họ khỏi cái xã hội chuyên chính Nga hoàng cổ hủ và lạc
hậu này đi và hãy đem lại hạnh phúc cho họ. “Hình tượng những người phụ
nữ” xuất hiện ít hơn nhưng nó vẫn được Chekhov đi sâu khắc họa một cách
chân thực và rõ nét họ thường được xây dựng theo một motip đó chính là
những người không có tình yêu hạnh phúc. Đây là bi kịch lớn nhất cuộc đời
của người phụ nữ, mặc dù đã tìm được tình yêu thật sự, nhưng không thể giũ
bỏ tất cả để đấu tranh và có được hạnh phúc cho bản thân. Cũng giống như ở
Việt Nam và các nước Phương Đông tư tưởng trọng nam khinh nữ cũng xuất
hiện ở Nga vào cuối thế kỉ XIX, người phụ nữ Nga sống lầm lũi giống như cô
Mị trong truyện “Vợ chồng A Phủ”. Nếu như cô Mị phải quần quật làm việc
suốt ngày cho nhà thống lí Pá Tra để gạt nợ cho cha thì trong truyện ngắn
“Những người đàn bà” xuất hiện nhân vật Xophia cũng bị ép phải lấy một
người đàn ông mà mình không yêu để rồi sau đó cuộc đời của chị gặp nhiều
đau khổ. Chồng chị là Phedor sau cuộc hôn nhân không có yêu ấy anh ta đã
nhẫn tâm đuổi vợ mình khỏi xưởng máy về với bố, để anh ta đưa cô tình nhân
về chung sống với mình, đến con của chị anh ta cũng gán đi cho một ông chủ.
Chị đau khổ vô cùng cùng một lúc người phụ nữ ấy mất đi cả chồng lẫn con
làm việc suốt cả ngày vẫn bị người ta la mắng chửi bới - một người đàn bà bất
hạnh. Nếu như Xophia như con rùa lùi lũi cam chịu số phận thì Varvara lại
được xây dựng theo nét riêng rất phá cách. Cô nàng nói thầm với chị dâu rằng
cô ta có thể giết chết chồng của mình là Aliosa và dược tự do, thoải mái đi tìm
hạnh phúc của riêng mình.
Ngoài ra, còn có hàng loạt các câu chuyện nói đến những người phụ nữ
có số phận bất hạnh như trong “Người đàn bà có con chó nhỏ” nói về nhân
vật Anna Xergheepna cũng kết hôn với một người trí thức nhưng anh ta lại
luôn phục tùng cô như một kẻ nô lệ. Điều đó khiến cho Anna chán ghét và
muốn đi đến một nơi xa để nghỉ mà không có chồng bên cạnh. Trên bãi biển


19


Yanta cô đã tìm thấy tình yêu đích thực của cuộc đời mình đó là Gurop một
người đàn ông đã ngoài bốn mươi tuổi đã có vợ và hai đứa con. Họ có chung
hoàn cảnh đó là đều chán ghét cuộc sống hôn nhân hiện tại và muốn tìm đến
hạnh phúc đích thực của cuộc đời mình. Nhưng khi đã tìm được tình yêu thực
sự thì họ lại nhận ra rằng đó là mối quan hệ bất chính, trớ trêu thay cả hai đều
đã có gia đình riêng của mình. Có quá nhiều rào cản để đưa họ đến với nhau
nhưng với lối viết văn sắc bén của Chekhov ông đã giải phóng cho nhân
vật của mình. Cuối cùng Anna đã gạt bỏ mọi những định kiến của xã hội,
những chuẩn mực của một người phụ nữ được quy định chặt chẽ, hà khắc
trong chế độ thối nát của Nicolai III chỉ để khao khát được hạnh phúc dù chỉ
một lần trong đời, nhưng niềm hạnh phúc ấy lại không thể công khai. Dù đã
tìm được tình yêu đích thực của cuộc đời mình, song nàng vẫn phải chấp nhận
với sự thực là mình đã có chồng và mình đang đi ngoại tình. Có thể nói, đây là
một điểm mới một sự tiến bộ vượt bậc của các nhà văn trên thế giới nói chung
và của bậc thầy truyện ngắn người Nga nói riêng. Nhân vật nữ trong tác phẩm
của ông được thể hiện một cách tự do nhất, phóng khoáng nhất không bị áp
đặt gò bó bởi những điều cổ hủ, lạc hậu thối nát đương thời. Giống như nhân
vật Varenka trong tác phẩm “Người trong bao” đã được đưa vào trong sách
giáo khoa Ngữ văn lớp
11. Đó là một cô gái vô cùng thoải mái, tự do và phóng khoáng cô mặc váy
đạp xe giữa sân trường và cười đùa với mọi người vô cùng tự nhiên không có
gì gò bó. Mặc dù, cô đang sống trong cái xã hội toàn những con người nhỏ bé,
thu mình vào trong một cái bao lớn như Belicop.
Trong các tác phẩm của Chekhov “người phụ nữ” thường được thể hiện
rõ qua những bi kịch trong cuộc sống. Trong truyện “Đêm noen” cô gái tên
Natalya cũng không hề yêu chồng mình là Litvinop. Trong suy nghĩ của nàng

cũng đã từng mong rằng chồng của mình hãy chết trên biển khơi để cô có thể
tìm hạnh phúc của mình. Nhưng những ý nghĩ ấy đã biến mất khi chồng cô từ
biển hơi trở về đất liền, cô gái gào thét với vì đau khổ và bất lực nếu chồng
trở về thì Natalya lại quay lại cuộc sống đau khổ như trước kia. Nhưng
Chekhov không để câu chuyện diễn ra bình lặng như vậy mà đến cuối truyện
lại có bất ngờ khác xảy đến. Anh chồng khi nghe thấy vợ thét lên như vậy đã
nhảy lên thuyền để biến ước muốn của vợ mình thành hiện thực. Nhưng bất
20


×