Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Quá trình hình thành và hoàn cảnh ra đời tư tưởng HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.39 KB, 5 trang )

2. Quá trình hình thành và hoàn cảnh ra đời của “Không có gì quý hơn độc lập tự
do”
a. Quá trình hình thành tư tưởng

Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh đã dày công nghiên cứu, phân tích đúng đắn bản chất của chủ nghĩa thực
dân, đế quốc và vấn đề cách mạng ở các nước thuộc địa. Người khẳng định cách
mạng ở các nước thuộc địa muốn thành công triệt để phải tiến hành đấu tranh giành
quyền độc lập dân tộc, tự do, dân chủ cho nhân dân và quyền bình đẳng với các
dân tộc khác. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Người soạn thảo đã xác
định mục tiêu, phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam, trong đó nhấn
mạnh: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam
được hoàn toàn độc lập” (1). Đặc biệt, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 51941), Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: “Trong lúc này, quyền lợi của
bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân
tộc… nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc
lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu
mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không
đòi lại được” (2). Với mục tiêu tiên quyết giành lại độc lập, tự do cho dân tộc,
Đảng ta đã thức tỉnh, tập hợp rộng rãi mọi lực lượng yêu nước, không phân biệt
đảng phái, giai cấp, tín ngưỡng, nghề nghiệp,… tạo nên sức mạnh to lớn đánh
Pháp, đuổi Nhật, làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám (1945), khai sinh nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giữ vững ngọn cờ độc
lập, tự do, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân nêu cao ý chí,
quyết tâm “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không
chịu làm nô lệ” (3); nhất quán thực hiện đường lối “vừa kháng chiến, vừa kiến
quốc”; chú trọng giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân tộc và dân chủ, giữa độc lập
dân tộc và người cày có ruộng; chăm lo xây dựng chế độ mới của dân, do dân và vì
dân; thực hiện giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng đất cho nông dân sản xuất... Nhờ
đó, đã từng bước giải quyết đúng đắn, hài hòa lợi ích của các bộ phận; nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tạo ra động lực, sức mạnh to lớn để nhân


dân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ (năm 1954) “lừng lẫy năm châu, chấn
động địa cầu”, chấm dứt sự đô hộ của thực dân Pháp trên đất nước ta.
Trong cuộc đụng đầu lịch sử với đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng ta và Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Cách


mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền
nam. Nhờ đó, đã phát huy sức mạnh của tiền tuyến và hậu phương, dân tộc và thời
đại để đánh thắng kẻ thù xâm lược, hoàn thành mục tiêu của cách mạng. Đặc biệt,
khi đế quốc Mỹ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền nam, đồng thời sử dụng
không quân và hải quân tăng cường đánh phá miền bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh
tuyên bố đanh thép: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu
hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song
nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do” (4). Lời
hiệu triệu của Người thể hiện ý chí, quyết tâm của toàn thể dân tộc Việt Nam, động
viên mạnh mẽ lòng yêu nước, dũng khí cách mạng, thúc giục quân và dân cả nước
vượt qua mọi gian khổ, hy sinh, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, giải
phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã
hội.
(1) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.1.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2000, tr.113.
(3) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.480.
(4) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.108.
b. Hoàn cảnh ra đời tư tưởng

Đầu năm 1965, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ đã bị
quân và dân ta đánh bại. Tuy vậy, Mỹ vẫn chưa chịu từ bỏ cuộc chiến tranh xâm
lược Việt Nam. Chúng chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”,
tăng cường quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại

miền Bắc bằng sức mạnh không quân và hải quân Mỹ, hòng buộc phía Việt Nam
phải ngồi vào đàm phán theo điều kiện ép buộc của Mỹ.
 Miền Nam: Mùa hè năm 1965, Quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ: Nam triều

Tiên, Úc, Niu Di lân, v.v… ồ ạt đổ bộ vào miền Nam Việt Nam. Đến tháng 6 năm
1966, đội quân đó đã lên đến 30 vạn, trong đó có nhiều sư đoàn, lữ đoàn tinh nhuệ
của Mỹ trở thành lực lượng chiến lược chủ yếu, trực tiếp tiến hành chiến tranh.
 Miền Bắc: Cuộc chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân Mỹ từng bước

được mở rộng về quy mô và cường độ với tuyên bố: Đưa miền Bắc quay trở lại
thời kỳ đồ đá.


 Trên trường quốc tế, Mỹ triệt để lợi dụng mâu thuẫn Xô - Trung và mở “Chiến dịch

hòa bình” hòng cô lập Việt Nam.
 Trong nước, chính quyền Mỹ thi hành các biện pháp bưng bít thông tin, không gọi

lính trù bị, không tăng thuế, với hy vọng duy trì được sự ổn định nội bộ, tranh thủ
được sự đồng tình, ủng hộ của Quốc hội và nhân dân Mỹ với chiến tranh Việt Nam.
Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã quyết định chuyển toàn bộ hoạt động của miền Bắc từ thời bình sang thời chiến,
tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện có chiến tranh, quyết
tâm đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, phát huy vai trò hậu
phương lớn với tiền tuyến lớn miền Nam, đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục
bộ”, và làm tròn nghĩa vụ quốc tế với cách mạng hai nước Lào và Campuchia. Để
tinh thần đó thấu suốt đến toàn dân, toàn quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu
gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Ngày 17-7-1966, trên Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, lời kêu gọi nhân
dân cả nước quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

vang lên: “Chúng có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân hoặc nhiều hơn nữa...
Chúng có thể dùng hàng nghìn máy bay tăng cường đánh phá miền Bắc. Nhưng
chúng quyết không thể lay chuyển được chí khí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ, cứu
nước của nhân dân Việt Nam anh hùng... Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10
năm, 20 năm hay lâu hơn nữa; Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp
có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn
độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng
hoàng hơn, to đẹp hơn”.

Trong cuộc chiến tranh này, đế quốc Mỹ đã huy động và sử dụng một lực
lượng quân sự và phương tiện chiến tranh khổng lồ hòng tiêu diệt lực lượng cách
mạng nước ta. Mỹ đã chi trực tiếp cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam tới gần 700 tỉ
USD ( nếu tính cả chi phí gián tiếp thì lên tới gần 1.000 tỉ USD gấp gần 3 lần số
tiền Mỹ chi trong cuộc chiến tranh thế giới hai (khoảng 341 tỉ USD) và gấp 20 lần
Mỹ chi các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (khoảng 54 tỉ USD…), Mỹ đã huy động
tới 70% lục quân, 60% lính thuỷ đánh bộ; 40% hải quân và 60% không quân của
nước Mỹ, với hơn 6,5 triệu lượt thanh niên trực tiếp tham gia chiến tranh ở Việt
Nam cùng với 22.000 xí nghiệp quốc phòng trên nước Mỹ trực tiếp phục vụ chiến
tranh ở Việt Nam.


Mỹ đã sử dụng 15 triệu tấn bom đạn các loại ném xuống chiến trường Việt
Nam, cùng hàng chục triệu lít chất độc màu da cam mà chúng thả xuống chủ yếu ở
chiến trường Việt Nam, làm 17% diện tích ở nước ta bị phơi nhiễm, gần 5 triệu nạn
nhân phải mang dị tật suốt đời và còn ảnh hưởng nhiều đến cả thế hệ con cháu họ
trong tương lai. Trong chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, bình quân mỗi người phải
chịu 45,5 kg bom đạn, tính ra 1 km 2 chịu 6 tấn bom đạn. Với tinh thần “thóc không
thiếu một cân, quân không thiếu một người”, miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã dốc
lòng, dốc sức chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam.
Trong thời điểm đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ và quân các nước

chư hầu vào tham chiến trực tiếp trên chiến trường miền Nam; đồng thời, leo thang
đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân, nhằm đè bẹp ý chí đấu tranh giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam. Lời kêu gọi “Không
có gì quý hơn độc lập, tự do” là động lực tinh thần to lớn, thôi thúc lớp lớp các thế
hệ người Việt Nam đồng tâm, nhất trí, anh dũng, kiên cường, sẵn sàng hiến dâng
máu xương, chiến đấu, hy sinh đánh thắng hai đế quốc đầu sỏ, hung bạo, giải
phóng dân tộc và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, trở thành dân tộc tiêu biểu cho
lương tri của nhân loại trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới ở
thế kỷ XX.
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5: 1966-1969,
H. Chính trị quốc gia, 2011, tr.130-133.


Dành cho nhóm nếu bị hỏi về CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT:

Từ giữa năm 1961, Mỹ-Diệm đã tiến hành cuộc “chiến tranh đặc biệt”. Đó là cuộc
chiến tranh “dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam”, kết hợp những thủ đoạn
chiến tranh xâm lược tàn bạo của đế quốc có vũ khí và trang bị kỹ thuật hiện đại
với những biện pháp khủng bố, đàn áp dã man. Lực lượng chủ yếu của Mỹ-ngụy
trong chiến tranh đặc biệt là quân đội của ngụy quyền tay sai do Mỹ tổ chức, trang
bị, huấn luyện và chỉ huy. Tiến hành cuộc “chiến tranh đặc biệt”, ngoài mục đích
xâm lược miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ còn âm mưu biến miền Nam Việt Nam
thành nơi thí nghiệm cuộc chiến tranh đó để rút kinh nghiệm đàn áp phong trào
giải phóng dân tộc, đe doạ các nước mới giành được độc lập, bắt các nước đó phải
chấp nhận chính sách thực dân mới.
Để tiến hành“chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ đề ra kế hoạch Xtalây-Taylo với 3
biện pháp chiến lược:
1- Tăng cường xây dựng lực lượng quân ngụy, dùng lực lượng quân ngụy mạnh do
cố vấn Mỹ chỉ huy, được một số đơn vị quân Mỹ yểm trợ, áp dụng chiến thuật cơ



động bằng máy bay lên thẳng và xe thiết giáp nhanh chóng đập tan lực lượng cách
mạng lúc còn đang nhỏ, yếu.
2- Giữ vững thành thị, xây dựng bộ máy kìm kẹp ngụy quyền thật mạnh để ngăn
chặn phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, khống chế, dập tắt các cuộc
đấu tranh cách mạng ở nông thôn, bình định đồng bằng, lập ấp chiến lược.
3- Ra sức phong toả biên giới, kiểm soát ven biển, cắt đứt sự chi viện từ miền Bắc,
cô lập cách mạng miền Nam.
Thực hiện kế hoạch này, đế quốc Mỹ hy vọng chuyển sang thế tiến công để giành
lại thế chủ động hòng “bình định” xong miền Nam trong vòng 18 tháng.
Chiến tranh cục bộ là một chiến lược chiến tranh do Hoa Kỳ tiến hành trong giai
đoạn 1965–1967 trong Chiến tranh Việt Nam. Nội dung cơ bản của chiến lược là
dùng ưu thế hỏa lực, công nghệ và quân số của lính viễn chinh Mỹ để đè bẹp Quân
Giải phóng miền Nam, đồng thời dùng không quân đánh phá miền Bắc nhằm bảo
vệ chế độ Việt Nam Cộng hòa, thiết lập ảnh hưởng lâu dài của Mỹ lên miền Nam
Việt Nam. Đây cũng là giai đoạn khốc liệt nhất trong cả cuộc chiến tranh.



×