Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CÁI LÂN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG
HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN
CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chương trình: Điều hành cao cấp- EMBA

PHẠM VĂN HẢI


Hà Nội - 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG
HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN
CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Ngành: Quản trị kinh doanh
Chương trình: Điều hành cao cấp- EMBA
Mã số: 60340102


Họ và tên học viên: Phạm Văn Hải


Người hướng dẫn: PGS. TS. Đào Thị Thu Giang

Hà Nội - 2018


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích
dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao
nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Kết quả trình bày trong luận văn được thu thập
trong quá trình nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào.
Hà Nội, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn


2

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian khảo sát, nghiên cứu thực tế tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân,
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS. Đào Thị Thu
Giang và các thầy cô giáo Khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Ngoại thương,
tập thể ban lãnh đạo và cán bộ công chức Chi cục hải quan cảng Cái Lân cùng nhiều
ý kiến đóng góp của các PGS, TS và nhiều nhà khoa học kinh tế khác.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS. Đào Thị Thu Giang đã
nhiệt tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình làm luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các giảng viên tại trường Đại học Ngoại
thương, các bạn bè đã giúp đỡ trong suốt quá trình học tập nghiên cứu tại trường
cũng như quá trình hoàn thành luận văn.

Xin cảm ơn tập thể ban lãnh đạo và cán bộ công chức, các đồng nghiệp tại Chi
cục hải quan cảng Cái Lân đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 9 năm 2018
Tác giả


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG – BIỂU - SƠ ĐỒ - HÌNH VẼ....................................ix
TÓM TẮT LUẬN VĂN.........................................................................................xi
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ.........5
1.1. Khái niệm và quy trình thủ tục hải quan điện tử.......................................5
1.1.1. Khái niệm thủ tục hải quan....................................................................5
1.1.2. Khái niệm thủ tục hải quan điện tử........................................................6
1.1.3. Quy trình thực hiện thủ tục Hải quan điện tử:......................................7
1.2. Vai trò của việc áp dụng hải quan điện tử...................................................8
1.2.1. Vai trò đối với hội nhập quốc tế..............................................................8
1.2.2. Vai trò đối với công tác quản lý Nhà nước.............................................9
1.2.3. Vai trò đối với doanh nghiệp.................................................................10
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử
............................................................................................................................. 11
1.4. Kinh nghiệm thực hiện thủ tục hải quan điện tử của một số nước trên
thế giới................................................................................................................12
1.4.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc.................................................................12
1.4.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản..................................................................15

1.5. Bài học rút ra cho hải quan Việt Nam.......................................................18
1.5.1. Bài học thành công...............................................................................18
1.5.2. Bài học chưa thành công và nguyên nhân..........................................18
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CÁI LÂN....................................................21
2.1. Giới thiệu tổng quan về Chi cục hải quan cảng Cái Lân.........................21


4

2.1.1. Sơ lược cảng Cái Lân và Chi cục hải quan cảng Cái Lân..................21
2.1.2. Giới thiệu bộ máy tổ chức Chi cục hải quan cảng Cái Lân.................21
2.2. Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục hải quan cảng
Cái Lân...............................................................................................................24
2.2.1. Sơ lược quá trình hình thành thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam. 24
2.2.2. Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng thủ tục HQĐT tại Việt Nam..............29
2.2.3. Quá trình chuẩn bị cho việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử tại Chi
cục hải quan cảng Cái Lân.............................................................................30
2.2.4. Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu áp dụng tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân.........................................31
2.2.5. Kết quả thực hiện quy trình thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục hải
quan cảng Cái Lân..........................................................................................43
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng..............................................................................46
2.4. Đánh giá kết quả thực hiện........................................................................48
2.4.1. Những ưu điểm trong vận hành...........................................................48
2.4.2. Những khuyết điểm trong vận hành và nguyên nhân.........................49
CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CÁI LÂN. 55
3.1. Căn cứ của các giải pháp............................................................................55
3.1.1. Xu thế phát triển của thế giới và hội nhập của Việt Nam....................55

3.1.2. Căn cứ vào bài học kinh nghiệm thực hiện thủ tục hải quan điện tử
của Hàn Quốc, Nhật Bản và kết quả thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại
Chi cục hải quan cảng Cái Lân......................................................................55
3.2. Các giải pháp...............................................................................................56
3.2.1. Hoàn thiện các hệ thống quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng CNTT. .56
3.2.2. Hoàn thiện mô hình thủ tục HQĐT và mô hình bộ máy tổ chức........59
3.2.3. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực..............................................61
3.2.4. Áp dụng các công cụ quản lý hải quan hiệu quả.................................64
KẾT LUẬN............................................................................................................68


5

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................71


6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASYCUDA
BTC
CBCC
CBL
CNTT
CO
CSDL
DN
GLTM
GS
HQ

HQĐT
HTTT
HTKB
HTXLDL
KS
TK
LAN
NK
NKD
QLRR
SXXK
TCHQ
TK
TM
TP
TQĐT
TTDL
WB
WCO
WTO
XKD
XK
NK
XLDL TQĐT
XNK
XNC

Hệ thống tự động hóa số liệu hải quan
Bộ Tài Chính
Cán Bộ Công Chức

Chống Buôn Lậu
Công Nghệ Thông Tin
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin)
Cơ sở dữ liệu
Doanh nghiệp
Gian Lận Thương Mại
Giám Sát
Hải quan
Hải quan điện tử
Hệ thống thông tin
Hệ thống khai báo
Hệ thống xử lý dữ liệu
Kiểm soát
Tờ khai
Mạng nội bộ
Nhập khẩu
Nhập kinh doanh
Quản lý rủi ro
Sản xuất xuất khẩu
Tổng cục hải quan
Tờ khai
Thương mại
Thành phố
Thông quan điện tử
Trung tâm dữ liệu
Ngân hàng thế giới (World Bank)
Tổ chức hải quan thế giới ( World Customs Organization)
Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
Xuất kinh doanh
Xuất khẩu

Nhập khẩu
Xử lý dữ liệu thông quan điện tử
Xuất nhập khẩu
Xuất nhập cảnh


7

DANH MỤC CÁC BẢNG – BIỂU - SƠ ĐỒ - HÌNH VẼ
BẢNG
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp so sánh hai phương thức thực hiện thủ tục hải quan..........7
Bảng 2.1: Tổng số DN tham gia xuất nhập khẩu qua các năm................................44
BIỂU
Biểu đồ 2.1: Số lượng tờ khai làm thủ tục XNK tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân
qua các năm 2013 – 2017........................................................................................43
Biểu đồ 2.2: Số lượng DN tham gia thủ tục HQĐT và chữ ký số qua các...............44
Biểu đồ 2.3: Số lượng kim ngạch XNK của các DN làm thủ tục tại Chi cục hải quan
cảng Cái Lân từ năm 2013 – 2017...........................................................................45
Biểu đồ 2.4: Tổng thu thuế cho Nhà nước qua các năm 2013 – 2017......................45
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Chi cục hải quan Cảng Cái Lân..............23
HÌNH
Hình 2.1: Mô hình thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam........................................28
Hình 2.2: Quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử............................................31
Hình 2.3: Quy trình thực hiện TTHQĐT đối với nhập khẩu hàng hóa....................32
Hình 2.4: Quy trình thực hiện TTHQĐT đối với hàng hóa xuất khẩu.....................33
Hình 2.5: DN thực hiện khai tờ khai điện tử............................................................34
Hình 2.6: DN thực hiện đăng ký thông tin doanh nghiệp........................................34
Hình 2.7: DN thực hiện đăng ký mới tờ khai nhập khẩu.........................................35
Hình 2.8: DN nhập thông tin chung.........................................................................35

Hình 2.9: DN nhập danh sách khách hàng...............................................................36
Hình 2.10: Dữ liệu danh sách hàng từ file excel......................................................36
Hình 2.11: Nhập danh sách hàng từ file excel.........................................................37
Hình 2.12: Cơ quan hải quan ghi nhận thời điểm kiểm tra tờ khai VNACCS.........38
Hình 2.13: Kết quả phân luồng của DN (luồng vàng).............................................39
Hình 2.14: Kết quả phân luồng của DN (luồng đỏ)................................................39
Hình 2.15: Kết quả phân luồng của DN (luồng xanh).............................................40


8

Hình 2.16 (a): Kiểm tra chứng từ hồ sơ hải quan điện tử.........................................41
Hình 2.16 (b): Kiểm tra chứng từ hồ sơ hải quan điện tử........................................41
Hình 2.16 (c): Kiểm tra chứng từ hồ sơ hải quan điện tử.........................................42


9

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Để thực hiện đề tài: “Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân - thực trạng và giải pháp”, học viên đã
tổng quan lại tình hình nghiên cứu về đề tài, qua đó nhận thức được sự cần thiết của
việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại toàn Tổng cục hải quan nói chung và Chi
cục hải quan cảng Cái Lân nói riêng. Đồng thời đề tài sử dụng các phương pháp:
tổng hợp phân tích, so sánh, hệ thống hóa, duy vật biện chứng để phục vụ phân tích
thực trạng đề tài, tổng hợp số liệu để phân tích các nội dung nghiên cứu về quy trình
thực hiện thủ tục hải quan điện tử của Chi cục hải quan cảng Cái Lân, đưa ra các
giải pháp thực hiện hoàn thiện hoạt động này của Chi cục hải quan cảng Cái Lân.
Trong phạm vi của một luận văn thạc sỹ, học viên đã phân tích về khái niệm
hải quan điện tử; quy trình cũng như vai trò của việc áp dụng thủ tục hải quan điện

tử đối với Tổng cục hải quan; nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế
giới, từ đó rút ra các bài học tạo nên sự thành công và những thất bại cho Việt Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về khái niệm thủ tục hải quan
điện tử và quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử, đánh giá thực trạng thực hiện
thủ tục HQĐT tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân. Từ đó học viên đề xuất những
giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu tại chi cục, trong đó cụ thể là các giải pháp sau: hoàn thiện các hệ thống
quản lý (chương trình phần mềm), phát triển cơ sở hạ tầng CNTT; xây dựng mô
hình thủ tục HQĐT và mô hình tổ chức, bộ máy phù hợp; xây dựng và phát triển
nguồn nhân lực; xây dựng công cụ quản lý HQ hiệu quả bao gồm hệ thống thông tin
nghiệp vụ HQ, QLRR và KTSTQ…
Mặc dù đã hết sức cố gắng trong việc nghiên cứu, thu thập tài liệu, nhưng do
trình độ năng lực có hạn nên chắc chắn đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những
khiếm khuyết. Học viên rất mong nhận được những lời góp ý từ các thầy giáo, cô
giáo, bạn bè đồng nghiệp cũng như những người quan tâm đến đề tài nghiên cứu
của luận văn này.


1

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Với xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới đặc biệt là việc gia nhập sâu, rộng
vào tổ chức WTO, Việt Nam cần phải thực hiện các yêu cầu, các cam kết với các
nước, các tổ chức đã tham gia, ký kết như APEC, ASEAN, WTO v.v… Những công
việc mà ngành HQ phải thực hiện là đơn giản hóa thủ tục HQ theo công ước Kyoto
sửa đổi, thực hiện việc xác định trị giá hải quan theo Hiệp định trị giá GATT, thực
hiện Công ước hệ thống mô tả hài hòa và mã hóa hàng hóa (công ước HS), thực
hiện cam kết liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa (Hiệp định

TRIPs), đảm bảo hệ thống pháp luật về hải quan đầy đủ, thống nhất, rõ ràng và công
khai, phù hợp với các cam kết quốc tế, thực hiện nghiêm chỉnh, bình đẳng cho mọi
đối tượng. Việc thực hiện thủ tục hải quan chứng tỏ thiện chí, nỗ lực tích cực của
Nhà nước Việt Nam trong việc tham gia thực hiện các mục tiêu của các tổ chức này,
vì lợi ích quốc gia và quốc tế.
Xu thế phát triển của hải quan quốc tế ngày nay là ứng dụng CNTT vào hoạt
động quản lý một cách có hiệu quả. Việc ứng dụng thủ tục hải quan điện tử là con
đường phát triển của hầu hết các nước và là yêu cầu của HQ quốc tế trong xu hướng
toàn cầu hóa.
Thực hiện thủ tục HQ điện tử là một bước đột phá quan trọng của ngành hải
quan trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính. Qua một thời gian thực hiện,
thực tế cho thấy thủ tục hải quan điện tử là một hình thức thủ tục mới có nhiều ưu
điểm so với thủ tục hải quan thủ công, như: tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, tiết
kiệm nhân lực, thông quan hàng hóa nhanh chóng, giảm bớt thủ tục giấy tờ, tăng
doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp và nâng cao


2

hiệu quả quản lý. Việc làm này đã được cộng đồng doanh nghiệp, dư luận đánh giá
cao và đây cũng là một đóng góp quan trọng, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập của
Việt Nam với nền kinh tế thế giới.
Cảng Cái Lân là một cảng nước sâu thuộc cụm cảng Hòn Gai - tỉnh Quảng
Ninh. Theo quy hoạch định hướng phát triển hệ thống cảng biển của Chính phủ và
với mục tiêu đến năm 2020 tỉnh Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp và
dịch vụ hiện đại, Quảng Ninh sẽ tập trung phát triển hoàn thiện hệ thống cảng biển.
Trong đó, trọng tâm hoàn thiện 9 bến làm hàng container tại khu vực Cái Lân. Bên
cạnh những ưu điểm chung, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục hải
quan cảng Cái Lân cũng còn có những hạn chế cần phải khắc phục để hoàn thiện và
phát triển thủ tục hải quan điện tử trong thời gian tới. Chính vì vậy, học viên đã

chọn đề tài “Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi
cục hải quan cảng Cái Lân – thực trạng và giải pháp” để làm luận văn cao học.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, Tổng cục hải quan đã có sự phát triển vượt bậc khi
đưa mô hình thực hiện thủ tục hải quan điện tử vào áp dụng. Trước đây, đã có một
số tác giả tiến hành nghiên cứu, phân tích đánh giá về thương mại điện tử và một số
lĩnh vực hoạt động hải quan như:
- Đoàn Thị Hồng Vân, Công trình NCKH cấp Bộ (2001): Một số giải pháp
đẩy mạnh quá trình hội nhập của Hải quan Việt Nam với Hải quan các nước.
- Trần Đình Thọ, Luận văn thạc sỹ (2001): Những biện pháp cải cách và hiện
đại hóa công tác quản lý hành chính Hải quan Việt Nam giai đoạn 2001 – 2006.
- Lê Hương Thủy, Luận văn Thạc sỹ (2001): Hoàn thiện kiểm soát nội bộ
ngành Hải quan.


3

- Nguyễn Hồng Sơn, Luận văn Thạc sỹ (2002): Một số giải pháp ứng dụng
tin học vào quản lý hành chính ngành Hải quan giai đoạn 2002-2005.
- Bùi Lê Hùng, luận văn thạc sỹ (2001): Giải pháp hoàn thiện thủ tục hải
quan tại chi cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh để góp phần thực hiện Hiệp định
thương mại Việt Mỹ.
- Nguyễn Thanh Long, luận văn thạc sỹ (2006): Thực hiện thủ tục hải quan
điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chi cục hải quan thành phố Hồ
Chí Minh: thực trạng và giải pháp.
- Nguyễn Bằng Thắng, Luận án tiến sĩ (2014): ): Hoàn thiện thủ tục hải quan
điện tử Việt Nam theo hướng áp dụng các chuẩn mực hải quan hiện đại đến năm
2020.
- Trần Thị Hương Giang, luận văn thạc sỹ (2015): Thực trạng và giải pháp
phát triển hải quan điện tử tại Việt Nam.

Những công trình nghiên cứu nêu trên nhìn chung cung cấp được những vấn
đề cơ bản về lý luận chung nhưng việc vận dụng vào thực tế và các giải pháp đưa ra
mới chỉ mang tính thời điểm. Thực tế nền kinh tế luôn vận động không ngừng, các
quy định và chính sách mới được ban hành do đó các giải pháp có thể đúng tại thời
điểm này nhưng tại thời điểm khác sẽ không có giá trị.
Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu chưa có công trình nào nghiên cứu cụ
thể, toàn diện thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan Quảng Ninh nói chung và
Chi cục hải quan cảng Cái Lân nói riêng, đặc biệt là trong bối cảnh ngành hải quan
đang tiến hành cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, ứng dụng hệ thống
VNACCS/VCIS. Do vậy việc lựa chọn đề tài này có ý nghĩa thiết thực và không bị
trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đây.


4

1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về thủ tục hải quan điện tử, khẳng định
sự cần thiết phải áp dụng thủ tục hải quan điện tử, nghiên cứu cơ sở pháp lý của thủ
tục hải quan điện tử, kinh nghiệm thực hiện thủ tục hải quan điện tử của một số
nước.
- Phân tích, đánh giá một cách khách quan tình hình thực hiện thủ tục hải
quan điện tử tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân. Chỉ rõ những ưu điểm, nhược điểm
của quy trình thủ tục và những nhân tố tác động.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quy trình thủ tục hải
quan điện tử tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân, nói riêng và phát triển mô hình
thông quan điện tử tại Việt Nam, nói chung.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Thủ tục Hải quan điện tử.
- Thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Tiếp cận dưới góc độ Chi cục Hải quan.
- Kinh nghiệm thực hiện thông quan điện tử của một số nước trên thế giới
đặc biệt là những quốc gia trong vùng Đông Nam Á do có những nét tương đồng về
vị trí địa lý cũng như nền kinh tế.


5

- Thực tế thực hiện thủ tục hải quan điện tử của Chi cục hải quan cảng Cái
Lân từ năm 2013 đến 2017.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khi giải quyết vấn đề cụ thể, có sử dụng các phương pháp nghiên cứu
đặc thù của chuyên ngành quản lý kinh tế là tổng hợp phân tích, so sánh, hệ thống
hóa, duy vật biện chứng để phục vụ cho nghiên cứu… để phân tích tình hình gắn
với điều kiện cụ thể từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá, kết luận cụ thể. Một mặt
dùng phương pháp phân tích tình huống đảm bảo 2 tiêu chí: 1) Mang lại hiệu quả
cho công tác hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất – nhập khẩu; 2) Vụ việc có tính
chất phức tạp của Doanh nghiệp.
1.6. Bố cục luận văn
Ngoài tóm tắt chương, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có kết
cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về thủ tục hải quan điện tử.
Chương 2: Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục hải quan
cảng Cái Lân.
Chương 3: Những giải pháp để hoàn thiện và phát triển thủ tục hải quan điện
tử tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân.


6


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm và quy trình thủ tục hải quan điện tử
1.1.1. Khái niệm thủ tục hải quan
Để hiểu rõ khái niệm về thủ tục hải quan điện tử, trước hết cần phải hiểu khái
niệm về thủ tục hải quan.
Công ước Kyoto định nghĩa như sau: “Thủ tục hải quan là tất cả những công
việc mà những người liên quan và cơ quan hải quan phải thực hiện theo quy định
của pháp luật hải quan”. [CITATION Côn \p 10 \l 1033 ]
Ở Việt Nam, thủ tục hải quan được Luật Hải quan năm 2014, tại khoản 23,
Điều 4 quy định: “Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và
công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của luật này đối với hàng hóa,
phương tiện vận tải”. [CITATION Luậ \p 27 \l 1033 ] Định nghĩa này được cụ thể
hóa tại Điều 21, tóm tắt như sau: Khi làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập
khẩu, người khai hải quan phải: Khai, nộp/xuất trình tờ khai hải quan và các chứng
từ thuộc hồ sơ hải quan bằng giấy hoặc ở dạng chứng từ điện tử, xuất trình hàng hóa
để hải quan kiểm tra, nộp thuế theo quy định của pháp luật; công chức hải quan
phải: Đăng ký hồ sơ hải quan, kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa,
thu thuế theo quy định của pháp luật, quyết định việc thông quan.
Hiểu đơn giản thì thủ tục hải quan là những thủ tục cần thiết để hàng hóa,
phương tiện vận tải được nhập khẩu/nhập cảnh vào trong quốc gia hoặc xuất
khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới, lãnh thổ quốc gia đó.
Thực tế cho thấy, thủ tục hải quan là một thủ tục bắt buộc ở tất cả hơn 200
vùng lãnh thổ, quốc gia trên toàn thế giới, trong đó bao gồm Việt Nam. Mục đích
của việc làm thủ tục hải quan được thể hiện trên 2 phương diện chính:


7

- Phương diện kinh tế: Mục đích quan trọng nhất của thủ tục hải quan là

giúp Nhà nước tính và thu thuế. Hoàng hóa, phương tiện xuất – nhập khẩu khi đưa
đi hoặc nhập vào Việt Nam đều phải tính thuế. Đây là biện pháp đảm bảo cân đối và
ổn định thị trường.
- Phương diện an ninh: Thủ tục hải quan chính là một thao tác an ninh để
quản lý hàng hóa, đảm bảo hàng hóa ra – vào mỗi lãnh thổ mà không thuộc danh
mục cấm của lãnh thổ đó.
1.1.2. Khái niệm thủ tục hải quan điện tử
Trên thực tế, không có khái niệm, định nghĩa thống nhất về thủ tục hải quan
điện tử. Hải quan các nước trên thế giới, tùy theo quan điểm, đặc điểm, mức độ phát
triển của quốc gia để tiến hành triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo mô
hình riêng của mình. Điều này được thể hiện thông qua cách sử dụng từ ngữ về thủ
tục hải quan điện tử- phụ thuộc vào phạm vi, chức năng, mức độ: Hải quan Thái
Lan sử dụng ECustoms (electronic customs - là hệ thống hoàn chỉnh nhằm tạo thuận
lợi cho quá trình nhập khẩu hàng hóa vào Thái Lan); Hải quan Nhật Bản dùng
NACCS (Hệ thống thông quan).
Khái niệm “thủ tục hải quan điện tử” được quy định tại điều 3, Nghị định số
08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 như sau: “Thủ tục hải quan điện tử là
thủ tục hải quan trong đó việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi
các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có
liên quan thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan”.[CITATION
Ngh \l 1033 ]
Do đó, theo nghĩa hẹp: Thủ tục HQĐT là việc ứng dụng công nghệ thông tin
để thông quan tự động. Tuy có khác nhau về phạm vi, mức độ ứng dụng công nghệ
thông tin, thủ tục HQĐT có một số đặc điểm chung như sau: Ứng dụng mạnh mẽ
công nghệ thông tin, phù hợp với trình độ phát triển công nghệ thông tin của quốc


8

gia; trao đổi, chia sẻ thông tin dữ liệu điện tử giữa các bên liên quan thông qua hệ

thống xử lý dữ liệu điện tử như: Các bộ quản lý chuyên ngành, các ngành (Ngân
hàng, Bảo hiểm, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thuộc Chính phủ... ),
các hãng vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu…; cung cấp các dịch vụ điện tử cho
người khai hải quan như: Dịch vụ khai báo điện tử, dịch vụ thanh toán điện tử,
thông quan điện tử…
Theo nghĩa rộng: Thủ tục HQĐT là thủ tục hải quan theo đó cơ quan hải quan
áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin và trang
thiết bị hiện đại để cung cấp các dịch vụ về thông quan hải quan cho người khai hải
quan, phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh và các bên có liên quan khác.
Có thể hiểu nôm na, khái niệm thủ tục HQĐT là thủ tục hải quan, trong đó
việc khai báo và gửi hồ sơ của người khai hải quan cùng với việc tiếp nhận và đăng
ký hồ sơ hải quan của công chức hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý
dữ liệu điện tử của hải quan. Nói cụ thể hơn, thủ tục hải quan điện tử là công việc
người khai và công chức hải quan phải thực hiện đối với hàng hóa xuất nhập khẩu,
phương tiện vận tải; trong đó người khai hải quan phải khai báo, gửi hồ sơ của mình
và tiếp nhận, đăng ký hồ sơ hải quan của công chức hải quan qua hệ thống xử lý dữ
liệu điện tử của hải quan.
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp so sánh hai phương thức thực hiện thủ tục hải quan

Tiêu chí so sánh

Thủ tục hải quan truyền thống

Thủ tục hải quan điện tử

1. Quy trình

Phức tạp

Đơn giản


2. Công nghệ

Thủ công, cơ giới

Công nghệ thông tin

3. Kỹ thuật

Văn bản giấy

Kỹ thuật số


9

4. Công cụ

Công cụ văn phòng truyền thống

Hệ thống máy tính

5. Phương thức giao tiếp

Trực tiếp Người – Người

Hệ thống Internet

6. Nhân sự


Đa năng

Chuyên môn hóa cao

7. Bộ máy

Cồng kềnh

Tinh giảm

8. Cơ chế vận hành

Xin – cho

Chuẩn mực, thông lệ

9. Chính sách

Thay đổi khó lường

Dễ định lượng

10. Khả năng hội nhập

Khó khăn

Thuận lợi
Nguồn: Tác giả tổng hợp

1.1.3. Quy trình thực hiện thủ tục Hải quan điện tử:

1.1.3.1. Đối với doanh nghiệp có hàng hóa xuất – nhập khẩu:
Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá
(nếu cần) theo đúng tiêu chí và khuôn dạng chuẩn và gửi tới hệ thống của cơ quan
hải quan.
Bước 2: Doanh nghiệp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan về số tờ
khai hải quan, kết quả phân luồng và thực hiện một trong các nội dung sau:
+ Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
Lô hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan thì chuyển sang bước 4.
+ Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung
hồ sơ hải quan thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để
cơ quan hải quan kiểm tra. Nếu lô hàng được chấp nhận thông quan thì thực hiện


10

tiếp bước 4, nếu cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa thì chuyển
sang bước 3.
Bước 3: - Luồng đỏ: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa để cơ
quan hải quan kiểm tra.
Bước 4: Doanh nghiệp in tờ khai trên hệ thống của mình để đi lấy hàng.
1.1.3.2. Đối với cơ quan hải quan
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai: Hệ thống tự động
tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn (nếu có) cho người khai hải quan và cấp số tờ khai
hải quan sau khi nhận thông tin khai trước của người khai hải quan. Trường hợp
người khai hải quan thông báo không thực hiện đăng ký được tờ khai hải quan, Chi
cục hải quan nơi đăng ký tờ khai căn cứ vướng mắc của doanh nghiệp để hướng dẫn
xử lý.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ hải quan.
Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa.
Bước 4: Kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí.

Bước 5: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ.
1.2. Vai trò của việc áp dụng hải quan điện tử
1.2.1. Vai trò đối với hội nhập quốc tế
Trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay, Việt Nam cần phải
thực hiện các yêu cầu cam kết với các nước, các tổ chức đã tham gia ký kết như
ASEAN, APEC … Nhiệm vụ của ngành hải quan là phải đơn giản hóa thủ tục hải
quan theo công ước Kyoto sửa đổi, thực hiện việc xác định giá trị hải quan theo


11

hiệp định trị giá GATT, thực hiện công ước hệ thống mô tả hài hòa và mã hóa hàng
hóa (công ước HS), thực hiện cam kết liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối
với hàng hóa (Hiệp định TRIPs), đảm bảo hệ thống pháp luật về hải quan đầy đủ,
thống nhất, rõ ràng và công khai, phù hợp với các cam kết quốc tế, thực hiện
nghiêm chỉnh, bình đẳng cho mọi đối tượng. Việc thực hiện HQĐT chứng tỏ được
thiện chí và nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc tham gia thực hiện các mục
tiêu của các tổ chức này, vì lợi ích quốc gia và quốc tế.
Thủ tục HQĐT từ phạm vi quốc gia đã mở ra phạm vi toàn cầu trong một thời
gian ngắn đã làm giảm thiểu sự phức tạp và xung đột về thủ tục hải quan giữa các
nước, tạo ra hàng loạt thuận lợi và thống nhất trong hợp tác và giao thương quốc tế,
tránh tổn thất và rủi ro xuất phát từ lỗi thủ tục gây ra. Khi không có thủ tục HQĐT
thì từng quốc gia sẽ gặp nhiều khó khăn trong phát triển thương mại, đầu tư, du lịch
quốc tế. Mặt khác, những lợi ích và thuận lợi trong hợp tác quốc tế về các lĩnh vực
đó cũng rất khó thâm nhập vào từng quốc gia.
Vai trò gắn kết nhanh, hiệu lực cao, hiệu quả tốt của thủ tục hải quan điện tử
trong hợp tác và phát triển giao thương tại mỗi quốc gia đều được thể hiện rõ ràng
trên thực tiễn trong nhiều thập kỷ qua. Minh chứng cho vai trò của thủ tục hải quan
điện tử là hàng loạt quốc gia đã đưa tốc độ phát triển thương mại quốc tế lên cao
hơn tốc độ tăng trưởng GDP của mình.

1.2.2. Vai trò đối với công tác quản lý Nhà nước
Mỗi quốc gia đều phải quản lý mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của mình,
một trong những công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện việc quản lý này, đó là
thủ tục hành chính. Trong quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất - nhập khẩu
hàng hóa, xuất - nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải, nhà nước đặt ra bộ thủ
tục hành chính để người dân và doanh nghiệp dễ dàng thực hiện.


12

Các quy định thủ tục hành chính không theo kịp sự phát triển của đời sống
kinh tế xã hội, nên Nhà nước luôn phải thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo
hướng gọn nhẹ, minh bạch, hợp hiến. Nhưng với phương thức quản lý thủ công thì
khó thực hiện được, chỉ khi ứng dụng công nghệ thông tin mới đạt được mục tiêu
cải cách hiện đại hóa.
Trong lĩnh vực hải quan, khi áp dụng TTHQĐT đã cho thấy tiềm năng to lớn
cần khai thác để thực hiện cải cách hành chính vốn rất ì ạch tại lĩnh vực này.
- TTHQĐT cho phép đơn giản hóa và giảm thiểu số lượng thủ tục hành chính
của ngành hải quan. Đây là một trong những mục tiêu rất khó thực hiện khi Nhà
nước còn thực hiện thủ tục hải quan theo phương thức truyền thống.
- TTHQĐT cho phép thực hiện triệt để hơn nguyên tắc quản lý tập trung
thống nhất của ngành hải quan.
- TTHQĐT tác động và thúc đẩy các cơ quan quản lý Nhà nước khác phải
đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa - ứng dụng công nghệ thông tin trong thủ tục hành
chính để đảm bảo phục vụ người dân và nâng cao hiệu quả quản lý.
- TTHQĐT với ưu thế như công khai, rõ ràng, minh bạch nên cho phép tăng
cường hiệu lực và hiệu quả của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hải quan, trong đó
dễ thấy nhất là: giao thương quốc tế của quốc gia được tăng trưởng và phát triển bền
vững hơn; ngân sách Nhà nước giảm thất thoát vì sự minh bạch từ những nguồn thu
hải quan; an ninh quốc gia, an ninh thương mại, trật tự an toàn xã hội trong hội nhập

quốc tế về thương mại, đầu tư, du lịch được cải thiện rõ rệt.
1.2.3. Vai trò đối với doanh nghiệp
Trong lĩnh vực giao thương quốc tế, các doanh nghiệp ngoài việc theo đuổi
mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận tối đa, còn kỳ vọng đạt nhiều mục tiêu phát sinh


13

khác như: giảm chi phí, giảm rủi ro, tăng thuận lợi hội nhập, tăng năng lực cạnh
tranh.
Trước khi TTHQĐT ra đời, việc đạt lợi nhuận tối đa không phải là trường hợp
hiếm hoi của doanh nghiệp trong giao thương toàn cầu. Tuy nhiên, để đạt được điều
đó, các doanh nghiệp đã phải giảm thiểu các mục tiêu phát sinh, trong đó phải chấp
nhận: tăng chi phí, rủi ro cao, khó khăn trong hội nhập, suy giảm năng lực cạnh
tranh.Với việc xuất hiện TTHQĐT và Nhà nước đưa vào vận hành, doanh nghiệp
ngày càng nhận ra phương thức thực hiện thủ tục hải quan này có vai trò quan trọng
đối với Nhà nước và cả đối với doanh nghiệp.
- TTHQĐT cho phép doanh nghiệp giảm thiểu nhiều loại chi phí về hải quan,
trong đó nổi bật là: giảm chi phí làm tờ khai hải quan; giảm thời gian kiểm tra hải
quan (nhất là đối với luồng vàng và luồng đỏ); giảm thời gian kiểm tra sau thông
quan; giảm thời gian xử lý các lỗi kỹ thuật nghiệp vụ; giảm chi phí đưa và nhận hối
lộ giữa doanh nghiệp với công chức hải quan. Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp do
cắt giảm chi phí lưu kho bãi, nâng cao sức cạnh tranh.
- TTHQĐT giúp doanh nghiệp tránh hoặc giảm thiểu được nhiều rủi ro trong
giao thương quốc tế, trong đó dễ thấy nhất là: giảm thiểu xung đột thủ tục giữa các
quốc gia do áp dụng chung các chuẩn mực quốc tế; giảm thiểu tác động phá hoại
của buôn lậu và gian lận thương mại do được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời
theo những chuẩn mực chung và thống nhất trên phạm vi quốc gia, khu vực và toàn
cầu.
- TTHQĐT tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp hội nhập quốc tế, trong đó

có những thuận lợi mà trước đây không có như: xóa bỏ các rào cản quốc gia khi
được thực hiện “một cửa quốc gia”, “một cửa khu vực”.


×