Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

TẬP GIÁO ÁN MẪU SOẠN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC LỚP 2 TUẦN 1.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 66 trang )

TÀI LIỆU GIÁO DỤC HỌC
----------------™&™---------------

TẬP GIÁO ÁN MẪU
SOẠN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC
LỚP 2 TUẦN 1.

Giáo viên tiểu học


LỜI GIỚI THIỆU
Trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn lực
con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành
công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò
và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và nhà nước luôn quan
tâm và chú trọng đến giáo dục. Với chủ đề của năm học là “Tiếp tục đổi
mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục dạy học theo hướng trải
nghiệm sáng tạo cho học sinh” đối với giáo dục phổ thông. Mà trong hệ
thống giáo dục quốc dân, thì bậc Tiểu học có ý nghĩa vô cùng quan trọng
là hình thành nhân cách con người nhằm giúp học sinh hình thành những
cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản. Để đạt được mục tiêu trên
đòi hỏi người dạy học phải có kiến thức sâu và sự hiểu biết nhất định về
nội dung chương trình sách giáo khoa, có khả năng hiểu được về tâm
sinh lí của trẻ, về nhu cầu và khả năng của trẻ. Việc đổi mới phương
pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở
vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý. Ngoài ra,
phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh
nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải


tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân.
Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là
chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền
giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính
chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới
PPDH nói chung và đổi mới PPDH ở Tiểu học nói riêng là phát huy tính
tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng
tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng tất yếu trong cải
cách PPDH ở mỗi nhà trường.


Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học,
cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và
đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu
trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã
hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về
đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần
có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo
định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng này.
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học,
nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm
HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải

thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một
chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng,
hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm,
đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa
quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những
tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung
các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết
các vấn đề phức hợp.
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình
thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi
chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh
hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt


các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực
hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo
được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức(tự
chiếm lĩnh kiến thức)với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ
chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể
mà có những hình thức tổ chức thích hợp như: học cá nhân, học nhóm;
học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối
với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành,
vận dụng KT vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.
Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã
qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần
thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận
dụng CNTT trong dạy học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng
lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:

Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp
học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu
những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo
học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận
dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình
huống thực tiễn...
Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa
và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy
luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh
cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương
tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.
Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học
trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự


hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết
các nhiệm vụ học tập chung.
Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong
suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập(đánh giá lớp
học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của
học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng
dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân
và nêu cách sửa chữa các sai sót(tạo điều kiện để học sinh tự bộc lộ, tự
thể hiện, tự đánh giá).
Để có tài liệu giảng dạy kịp thời và sát với chương trình học, tôi đã
nghiên cứu biên soạn: “Tập giáo án mẫu theo hướng phát triển năng
lực học sinh tiểu học lớp 2, tuần 1” nhằm giúp giáo viên có tài liệu
giảng dạy nâng cao chất lượng giáo dục.
Trân trọng giới thiệu với thầy giáo và cô giáo cùng quý vị bạn đọc
tham khảo và phát triển tài liệu:


TẬP GIÁO ÁN MẪU
SOẠN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC
LỚP 2 TUẦN 1.
Trân trọng cảm ơn!


TẬP GIÁO ÁN MẪU
SOẠN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC
LỚP 2 TUẦN 1.
TUẦN 1:
Thứ hai ngày 03 tháng 9 năm 2018
TẬP ĐỌC (2 TIẾT):
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM (2TIẾT)
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Đọc đúng , rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu
phẩy, giữa các cụm từ. Hiểu nghĩa của các từ mới (nắn nót, nghuệch
ngoạc, mải miết, ôn tồn, thành tài,...)
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : Làm việc gì cũng phải kiên trì,
nhẫn nại mới thành công (HS trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- HS M3, M4 hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có
ngày nên kim.
2. Kĩ năng: Biết đọc ngắt nghỉ đúng giữa các cụm từ dài
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính kiên trì.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự
học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn
học; Thẩm mĩ

II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK; 1 thỏi sắt, 1 chiếc kim
khâu; Bảng phụ có ghi các câu văn, các từ cần luyện đọc.


- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát - hỏi đáp – thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “ động não”.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1:
1.Hoạt động khởi động (5 phút)
- HS hát bài Mái trường mến yêu!
- GV giới thiệu 8 chủ điểm của sách Tiếng Việt 2/Tập 1.
- GV yêu cầu cả lớp mở mục lục sách, gọi HS đọc tên 8 chủ điểm: Em là
HS; Bạn bè; Trường học; Thầy cô; Ông bà; Cha mẹ; Anh em; Bạn trong
nhà.
- Giới thiệu bài và tựa bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
2. HĐ Luyện đọc: (30 phút)
*Mục tiêu:
- Rèn đọc đúng từ
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân -> Nhóm -> Cả lớp.
a. GV đọc mẫu toàn bài.
- Lưu ý:
+ Lời người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi.
+ Lời cậu bé: Tò mò, ngạc nhiên.
+ Lời bà cụ: Ôn tồn, hiền hậu.

+ Cần nhấn giọng ở các từ ngữ: mài sắt, to như thế, nắn nót, tảng đá,…
+ Dự kiến HS phát hiện từ khó đọc và luyện đọc: quyển, nghuệch ngoạc,
nắn nót, mải miết...
*Trưởng nhóm điều hành:
b. HS đọc nối tiếp từng câu (cá nhân- nhóm).
c. HS đọc từng đoạn(cá nhân- nhóm).
- Giải nghĩa từ: ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết,
ôn tồn, thành tài.


/? /Đặt câu với từ “nghuệch ngoạc”?
/?/ Đặt câu với từ “mải miết”?
- Luyện câu( nhóm).:
+ Câu dài: Mỗi khi cầm quyển sách,/cậu chỉ đọc vài dòng/ đã...,/rồi bỏ
dở
+ Câu nghi vấn: Bà ơi,/ bà làm gì thế?//
+ Câu cảm thán: Thỏi sắt to như thế,/ làm sao bà mài thành kim được?//
d. HS đọc từng đoạn trong nhóm.
e. HS thi đọc giữa các nhóm.
-TBHT tổ chức cho HS thi đọc (trước lớp)
- GV + HS nhận xét chung và tuyên dương các nhóm.
TIẾT 2:
3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)
*Mục tiêu:
- HS hiểu nội dung bài. Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : Làm việc gì cũng
phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân => Chia sẻ cặp đôi => Chia sẻ
trưóc nhóm

+ Lúc đầu cậu bé học hành thế nào?
+ Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
+ Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì?
+ Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài được thành chiếc kim nhỏ không?
+ Những câu nào cho thấy cậu bé không tin?
+ Bà cụ giảng giải như thế nào?
+ Đến lúc này cậu bé có tin lời bà cụ không?
+ Câu chuyện này khuyên ta điều gì?
* Nội dung chính của bài là gì?
+TBHT điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.


* GV kết luận: Làm việc gì cũng phải kiên trì nhẫn nại mới thành công.

4. HĐ Đọc diễn cảm: (10 phút)
*Mục tiêu:
- HS đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần
thiết.
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân – nhóm - cả lớp.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn của bài
- HS nêu lại giọng đọc của bài
- HS luyện đọc phân vai trong nhóm.
- HS thi đọc phân vai trước lớp
- GV +HS nhận xét và cùng lớp bình chọn HS đọc tốt nhất, nhóm đọc
phân vai tốt nhất
5. HĐ vận dụng, ứng dụng(3 phút)
- Tổ chức cho HS nói về những tính cách của bản thân trong cuộc sống .
- Đọc những câu chuyện cùng chủ đề.
6. Hoạt động sáng tạo: (2 phút)
- Cùng bạn sắm vai theo tính cách của một nhân vật trong câu chuyện.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
......................................................................................................
************************************************
TOÁN:


TIẾT 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết đếm, đọc, viết các số đến 100.
- Nhận biết được các số có một chữ số, các số có hai chữ số; số lớn
nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số
liền trước, số liền sau.
2. Kĩ năng:
- Biết nhận biết, so sánh các số trong phạm vi 100
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự
học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô
hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II.CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng dạy học:
- GV: + 3 bảng ô vuông( như bài 2 SGK).
+ Viết nội dung bài 1 lên bảng phụ; bút dạ.
- HS : SGK, Vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp quan sát - hỏi đáp – thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “ động não”.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. HĐ khởi động: (5 phút)
-TBVN cho lớp hát bài Thầy cô cho em mùa xuân
/? / Kết thúc năm học lớp 1, các em được học đến số nào?
- Giới thiệu bài: Trong bài học đầu tiên của môn toán lớp 2, chúng ta sẽ
cùng nhau ôn tập về các số trong phạm vi 100.
- Ghi đầu bài lên bảng
2. HĐ thực hành (ôn tập, củng cố kiến thức lớp 1): (23 phút)
*Mục tiêu:


- HS ôn lại cách đọc, viết các số đến 100.
- Nhận biết được các số có một chữ số, các số có hai chữ số; số lớn nhất,
số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền
trước, số liền sau.
*Cách tiến hành:
+ Việc 1: Củng cố về số có một chữ số.
+ Việc 2: Củng cố về số có hai chữ số.
+ Việc 3: Củng cố về số liền sau, số liền trước
* HS tự làm cá nhân lần lượt 3 bài vào vở.
Bài 1 (…)
Bài 2 (…)
Bài 3 (…)
+ GV theo dõi, quan sát, kiểm tra, đánh giá kq bài làm của HS.
+ Dự kiến tình huống hỗ trợ hs: Có bao nhiêu số có hai chữ số?
( Gợi ý cho HS: dãy số từ 10 đến 19 có bao nhiêu số? Dãy số khác tương
tự).
Bài tập chờ ( M3, 4): Số liền trước và số liền sau của một số hơn kém

nhau bao nhiêu đơn vị?
+ GV yêu cầu HS (M3,4 ) đi trợ giúp HS M1,2.
- TBHT tổ chức cho HS báo cáo KQ trước lớp.
- GV kết luận chung.
Lưu ý: Đọc đúng theo thứ tự, không bỏ sót
3. Hoạt động ứng dụng: (2 phút)
+ Khi đứng xếp hàng em đứng số bao nhiêu?
+Em đứng trước bạn mang số bao nào ?
+ Em đứng sau bạn số bao nhiêu?
+ HS tìm số ở giữa hai số 86 và 93
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- Tìm hiểu số tuổi hai năm trước của mẹ? Số tuổi ba năm sau tuổi của
bố? ...
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:


.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
..........................................................
*********************************************
ĐẠO ĐỨC
HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (TIẾT 1)
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu và nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt
đúng giờ

2.Kĩ năng
- Học sinh nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ
3.Thái độ
- Có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.
4.Năng lực:
- Giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề; Tư duy phản biện; Tự
điều chỉnh hành vi.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên:
+ Phiếu thảo luận.
+ Đồ dùng cho HS sắm vai.
- Học sinh: Vở bài tập Đạo đức
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
I.


- Phương pháp vấn đáp; PP thảo luận nhóm/ lớp; PPđộng não; PP
đóng vai; PP liên hệ thực tiễn.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
-TBVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi Làm theo hiệu lệnh
- Giới thiệu bài: Học tập, sinh hoạt đúng giờ.
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (20 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh hiểu và nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng
giờ. có ý kiến và biết bày tỏ ý kiến trước các hành động.

- HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong từ tình huống cụ thể.
* Cách tiến hành: HĐ nhóm
Việc 1: Bài tỏ ý kiến
- GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm - HS thảo luận 4
bày tỏ ý kiến về việc làm trong tình
huống: Việc làm nào đúng, việc làm nào
sai?
+ Tình huống 1: xem tranh 1
+ Tình huống 2: xem tranh 2
- Trao đổi tranh luận
- Cho HS thảo luận
- Đại diện nhóm chia sẻ
trước lớp
-Các nhóm khác nghe và
tranh luận, trao đổi, thống
nhất nội dung
Kết luận:
- HS lắng nghe
- Giờ học toán mà Lan và Tùng làm việc
khác, không chú ý nghe giảng sẽ không
hiểu bài ảnh hưởng đến kết quả học tập
- Vừa ăn vừa xem truyện sẽ có hại cho
sức khoẻ
- HS quan sát tranh


Việc 2: Xử lý tình huống
- Cho HS quan sát tranh
+ GV gọi HS nêu tình huống ở bài tập 2.
- Phát phiếu, chia nhóm thảo luận, đóng

vai theo tình huống của bài tập.
Tình huống 1: Xem bài tập 2
/?/Theo em, bạn ấy có thể ứng xử như thế
nào? Em lựa chọn giúp bạn cách ứng xử
cho phù hợp?
Tình huống 2: Đầu giờ xếp hàng vào lớp,
Tịnh và Lam đi học muộn, khoát cặp
đứng ở cổng trường, Tịnh rủ bạn: “Đằng
nào cũng bị muộn rồi. Chúng mình đi
mua bi đi”
- Cho HS thảo luận
- Cho HS từng nhóm sắm vai

- Thảo luận nhóm và sắm vai
(Nhóm 6)

- HS thảo luận nhóm
- Nhóm 1 và 2: Thảo luận,
sắm vai và xử lý .
- Nhóm 3 và 4: Thảo luận,
sắm vai và xử lý
- HS trao đổi, tranh luận, đưa
ra thống nhất chung:
- GV đề nghị TBHT điều hành cho lớp +TH1: Tắt tivi và đi ngủ
chia sẻ
+TH2: Không nên bỏ học
+ Tổ chức cho HS trao đổi tranh luận giữa
các nhóm
Kết luận: Mỗi tình huống có thể có nhiều
cách ứng xử. Chúng ta nên biết lựa chọn

cách ứng xử phù hợp nhất.
3. HĐ thực hành: Giờ nào việc nấy (8 phút)
*Mục tiêu:
- HS biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và
sinh hoạt đúng giờ.
*Cách tiến hành:


- GV giao nhiệm vụ thảo luận cho từng - Nhận nhiệm vụ cho nhóm
nhóm
để thảo luận và cử đại diện
- Cho HS thảo luận nhóm
chia sẻ:
+ Súc miệng, đánh răng, ăn
Nhóm 1: Sáng thức dậy em làm gì?
sáng, đi học
+ Ăn trưa, ngủ trưa
Nhóm 2: Buổi trưa em làm những việc gì? + Học bài, ăn cơm chiều
Nhóm 3: Buổi chiều em làm những việc + Xem hoạt hình, ôn bài, đi
gì?
ngủ
Nhóm 4: Buổi tối em làm những việc gì?
/?/ Việc học tập và sinh hoạt đúng giờ - HS trả lời.
mang lại lợi ích gì?
Kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lý để - Lắng nghe
đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc
nhà và nghỉ ngơi.
4.Hoạt động vận dụng, ứng dụng(3 phút)
- Tổ chức cho HS thi kể những mẩu chuyện,tấm gương về học tập, sinh
hoạt đúng giờ.

5. Hoạt động sáng tạo(1phút)
-HS lập kế hoạch để thực hiện cho hợp lý về cách sử dụng quỹ thời gian
cho học tập, lao động,... hiệu quả.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
......................................................................................................
**********************************************************
********************
Thứ ba ngày 4 tháng 9 năm 2018
KỂ CHUYỆN:


TIẾT 1: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I.MỤC TIÊU:
1. KiẾN thức
- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn của
câu chuyện.
- HS M3,4 biết kể lại toàn bộ câu chuyện.
2. Kĩ năng
- Biết thể hiện lời kể tự nhiên và phối hợp được lời kể với nét mặt,
điệu bộ. Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng nhân vật.
3.Giáo dục: Giáo dục HS có ý thức trong học tập.
4.Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự
học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn
học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng dạy học:

- GV: Các tranh minh hoạ trong SGK, 1 thỏi sắt, 1 hòn đá, 1 chiếc kim
khâu, 1 chiếc bút lông, 1 tờ giấy, 1 khăn quấn đầu.
- HS: Giấy, bút.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát - hỏi đáp – thảo luận nhóm – đóng vai.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “ động não”.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Hoạt động khởi động(2 phút)
- HS hát đồng ca, ổn định tư thế học tập .
- Giới thiệu các tiết kể chuyện trong sách Tiếng Việt 2.
- Giới thiệu tên bài học: Có công mài sắt, có ngày nên kim
2. Hoạt động hướng dẫn kể chuyện(10 phút)
* Mục tiêu: HS dựa vào tranh và nd bài tập đọc đó học để kể lại từng đoạn
câu chuyện.
* Cách tiến hành: Hoạt động nhóm.
+ Gọi HS đọc yêu cầu của bài


+ Yêu cầu HS quan sát kĩ 4 bức tranh trong SGK
+ Yêu cầu HS chia nhóm, dựa vào tranh minh hoạ và các gợi ý để kể
+ Cho HS thảo luận nhóm 4 tìm giọng kể và báo cáo trước lớp.
3. Học sinh thực hành kể chuyện (20 phút)
* Mục tiêu: biết kể lại toàn bộ câu chuyện. Biết thể hiện lời kể tự nhiên và
phối hợp được lời kể với nét mặt, điệu bộ. Biết thay đổi giọng kể cho phù
hợp với từng nhân vật.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm giao việc.
- HS thảo luận nhóm 4 kể chuyện và trao đổi cùng các bạn nội dung theo
các bức tranh.
+ Các nhóm thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh trước lớp.

+Thi kể toàn bộ câu chuyện
Lưu ý đối tượng HS M3, M4 nêu được nội dung ý nghĩa câu chuyện trước
lớp,
- Cả lớp nhận xét,bình chọn bạn kể chuyện hay nhất,bạn hiểu câu chuyện
nhất.
- GV chốt lại nội dung câu chuyện, giáo dục HS(…)
*Lưu ý:
+HS M1,2 kể được từng đoạn theo tranh.
+ HSM3,4 kể toàn bộ câu chuyện.
4. Hoạt động vận dụng, ứng dụng. (3phút)
* GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế.
-Trong cuộc sống (học tập) nếu em chưa đạt kết quả cao em sẽ làm gì? Tại
sao em lại làm như vậy?
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
......................................................................................................


*********************************************
TOÁN:
TIẾT 2: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (TT)
I. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức:
- HS biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị,
thứ tự của các số.
2.Kĩ năng:
- HS biết so sánh các số trong phạm vi 100; Bài tập cần làm: Bài 1, 3,

4, 5.
3. Thái độ: Tự tin hứng thú trong học tập.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự
học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô
hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
- GV: Bảng phụ: Kẻ, viết sẵn bảng( như nội dung bài 1SGK).
- HS: Bảng con.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp; PP động não; PP quan sát; PP trò chơi; PP
rèn luyện tư duy sáng tạo; PP thảo luận nhóm; PP thực hành- luyện tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- TBHT điều hành cho lớp chơi trò chơi: - HS thực hiện, lưu ý lắng
Đoán số nhanh: GV nêu cách chơi: GV nghe để biết bạn cùng bàn
nêu 1 con số, HS cả lớp đọc số liền trước, đọc đúng hay sai.
hoặc số liền sau. Bạn nào đọc sai sẽ phải - HS NX
hát 1 bài.
- Đánh giá phần thi của HS


- Giới thiệu bài mới: Tiếp tục ôn tập các
số đến 100
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu:
- HS biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị, thứ

tự của các số.
- HS biết so sánh các số trong phạm vi 100
*Cách tiến hành:
Việc 1: Củng cố về đọc, viết, phân tích
số.
Bài 1: Làm việc cá nhân
- HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- 3 HS làm trên bảng lớp; Cả
- Gọi 3 HS lên bảng ghi kết quả
lớp làm bảng con.
36= 30 + 6
71= 70 + 1
94= 90 + 4
- HS nhận xét.
- GV kết luận chung.
HĐ2: So sánh các số, biết viết số theo
yêu cầu bài.
Bài 3: Làm việc cá nhân- Chia sẻ trước - HS nêu yêu cầu bài tập 3
lớp.
- HS làm bài vào vở
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
34 < 38 27 < 72 80 + 6
- Cho HS tự giải
> 85
72 > 70 68 = 68 40 + 4
= 44
- Gọi HS đọc bài làm của mình, chấm - HS đọc bài làm của mình
nhận xét một số vở.
- Kết luận

- Nhận xét
Bài tập 4: Cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu bài


- Cho HS tự làm bài
- Gọi HS đọc bài làm của mình

- Nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc bài làm của mình.
( Các số theo thứ tự từ bé
đến lớn là: 28, 33, 45, 54;
Các số theo thứ tự từ lớn đến
bé là: 54, 45, 33, 28 )
- Nhận xét

- GV kết luận
Bài tập 5: Trò chơi
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Thi điền nhanh số thích hợp vào ô trống. - Nêu yêu cầu bài
- 2 nhóm HS điền số trên
bảng; các nhóm khác theo
- GV kết luận, tuyên dương nhóm làm dõi
đúng và nhanh
- Nhận xét
4. Hoạt động ứng dụng: (3 phút)
- Bạn Hùng nói: Nhà nội em có 2 khay trứng, mỗi khay có 1 chục quả
trứng và 5 quả trứng. Như vậy nhà em có bao nhiêu quả trứng ?.
5. Hoạt động sáng tạo: (2 phút)

- Viết số cân nặng của mỗi bạn trong nhóm mình theo thứ tự từ bé đến
lớn?
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................
********************************************************
CHÍNH TẢ: (TẬP CHÉP)
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM.


MỤC TIÊU:
1.Kiến thức
- Chép lại chính xác một đoạn trong bài "Có công mài sắt, có ngày
nên kim”.Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Không mắc quá
5 lỗi trong bài.
2.Kĩ năng
-Trình bày bài khoa học
- Làm được các bài tập 2, 3, 4.
3.Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác
4.Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự
học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn
học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Bảng lớp viết sẵn đoạn văn cần tập chép. Bảng nhóm viết sẵn
nội dung bài tập.
+ HS : Vở chính tả, bảng con.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát - hỏi đáp – thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “ động não”.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
I.

- Kiểm tra dụng cụ học tập.
- HS làm theo yêu cầu của
- Hướng dẫn cách học phân môn Chính tả. GV
- Giới thiệu bài, nêu tựa bài: Có công mài - Lắng nghe
sắt, có ngày nên kim
2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)
*Mục tiêu:
- HS có tâm thế tốt, ngồi đúng tư thế.
- Nắm được nội dung bài chép để viết cho đúng chính tả


*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
- GV giới thiệu và đọc bài chính tả trên
bảng.
- Hướng dẫn HS nắm nội dung bài viết
qua các câu hỏi gợi ý .
+ Đoạn chép này là lời của ai nói với ai?
+ Bà cụ nói gì?

- HS quan sát, lắng nghe


- Lời của bà cụ nói với cậu
bé.
-Giảng giải cho cậu bé hiểu:
phải kiên trì, nhẫn nại thì
việc gì cũng làm được.

- GV hướng dẫn HS nhận xét cách trình
bày như:
+ Đoạn chép có mấy câu?
- HS trả lời
+ Cuối mỗi câu có dấu gì?
+ Những chữ nào được viết hoa?...
- Hướng dẫn HS viết chữ khó vào bảng - HS luyện viết: mài, sắt,
con.
cháu
Lưu ý: Chỉnh tư thế ngồi, nhắc nhở HS
viết chữ cẩn thận, thao tác nhanh
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu:
- Chép lại chính xác một đoạn trong bài "Có công mài sắt, có ngày nên
kim”.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
- GV nhắc HS: Các em cần nhớ viết tên - Lắng nghe
bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu
câu viết hoa lùi vào 1 ô, nhớ đọc nhẩm
từng cụm từ để chép cho đúng, đẹp,
nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết
đúng qui định
- HS chép bài vào vở

- Cho HS viết bài (viết từng câu theo hiệu


lệnh của GV)

4. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút)
*Mục tiêu:
- Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
*Cách tiến hành:
- Cho HS tự soát lại bài của mình và của - HS xem lại bài của mình,
bạn (theo bài trên bảng lớp)
đổi chéo vở với bạn bên
- Chấm nhanh 5 - 7 bài
cạnh để soát lỗi giúp nhau.
- Nhận xét về bài làm của HS
- Lắng nghe
5. HĐ làm bài tập: (6 phút)
*Mục tiêu:
- Giúp các em điền đúng vào chỗ trống c/k
- Nắm được thứ tự 9 chữ cái đầu tiên và cách đọc
*Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- HS đọc thầm nội dung bài,
1 em đọc to trước lớp.
- Cho HS làm bài vào vở
- HS làm bài cá nhân
- Nêu kết quả trước lớp.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
- 1 HS đọc lại theo kết quả

Bài tập 3:
đúng.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Viết vào vở những chứ cái
- Cho HS thảo luận nhóm
còn thiếu trong bảng.
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả
- Thảo luận cặp đôi.
- Chốt lại lời giải đúng
- Nối tiếp nhau báo cáo kết
Bài tập 4:
quả.


- Tổ chức cho HS học thuộc bảng chữ cái - Ghi vở.
ở bài tập 3 (a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê)
- Lưu ý HS cách ghi và cách đọc chữ cái - Học sinh tự nhẩm.
- Vài em đọc trước lớp
- Lớp đọc đồng thanh lại một
lượt tên chữ cái.
6. Hoạt động ứng dụng: : (2 phút)
- Hỏi lại những điều cần nhớ.
- Chọn một số vở HS viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp xem.
- Về nhà học thuộc bẳng chữ cái và viết lại cho đúng theo thứ tự bảng
chữ cái.
7. Hoạt động sáng tạo: : (1 phút)
-Vẽ mô phỏng nhân vật minh họa câu chuyện.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
......................................................................................................
**********************************************************
*
THỦ CÔNG:
GẤP TÊN LỬA (TIẾT 1)
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.KIẾN THỨC: BIẾT CÁCH GẤP TÊN lửA.
2.Kĩ năng: Gấp được tên lửa. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
* Với HS khéo tay: Gấp được tên lửa, các nếp gấp phẳng, thẳng.
Tên lửa sử dụng được.
3.Thái độ: HS hứng thú và yêu thích gấp hình.


4.Năng lực : Góp phần hình thành các năng lực tự chủ và tự học;
Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân;
Tự tìm tòi và khám phá đồ vật; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Thẩm
mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
- GV: Quy trình gấp tên lửa. Mẫu tên lửa được gấp bằng gấy thủ
công. Giấy thủ công có kẻ ô.
- HS: Kéo, giấy nháp, hồ dán, bút chì, thước kẻ.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp; PP động não; PP quan sát; PP rèn luyện tư
duy sáng tạo; PP thực hành- luyện tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy

Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3phút)

-TBVN bắt nhịp bài:“Hai bàn tay
em”
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS. - HS để giấy nháp trước mặt
- Lắng nghe.
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bài lên bảng
2. HĐ thực hành (10 phút)
HĐ1: HD HS quan sát và nhận
xét.

- HS quan sát nhận xét

- Giới thiệu mẫu gấp tên lửa – Đặt
câu hỏi:
+ Hình dáng của tên lửa?
+ Màu sắc của mẫu tên lửa?
+ Tên lửa có mấy phần?

- HS trả lời theo quan sát của bản


×