Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

TẬP GIÁO ÁN MẪU SOẠN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC LỚP 5 TUẦN 1.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.79 KB, 72 trang )

TÀI LIỆU GIÁO DỤC HỌC
----------------™&™---------------

TẬP GIÁO ÁN MẪU
SOẠN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC
LỚP 5 TUẦN 1.

Giáo viên tiểu học


LỜI GIỚI THIỆU
Trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn lực
con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành
công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò
và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và nhà nước luôn quan
tâm và chú trọng đến giáo dục. Với chủ đề của năm học là “Tiếp tục đổi
mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục dạy học theo hướng trải
nghiệm sáng tạo cho học sinh” đối với giáo dục phổ thông. Mà trong hệ
thống giáo dục quốc dân, thì bậc Tiểu học có ý nghĩa vô cùng quan trọng
là hình thành nhân cách con người nhằm giúp học sinh hình thành những
cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản. Để đạt được mục tiêu trên
đòi hỏi người dạy học phải có kiến thức sâu và sự hiểu biết nhất định về
nội dung chương trình sách giáo khoa, có khả năng hiểu được về tâm
sinh lí của trẻ, về nhu cầu và khả năng của trẻ. Việc đổi mới phương
pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở
vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý. Ngoài ra,
phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh
nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải


tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân.
Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là
chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền
giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính
chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới
PPDH nói chung và đổi mới PPDH ở Tiểu học nói riêng là phát huy tính
tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng


tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng tất yếu trong cải
cách PPDH ở mỗi nhà trường.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học,
cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và
đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu
trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã
hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về
đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần
có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo
định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng này.
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học,
nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm
HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải

thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một
chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng,
hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm,
đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa
quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những
tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung
các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết
các vấn đề phức hợp.


Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình
thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi
chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh
hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt
các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực
hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo
được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức(tự
chiếm lĩnh kiến thức)với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ
chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể
mà có những hình thức tổ chức thích hợp như: học cá nhân, học nhóm;
học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối
với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành,
vận dụng KT vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.
Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã
qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần
thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận
dụng CNTT trong dạy học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng
lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:

Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp
học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu
những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo
học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận
dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình
huống thực tiễn...
Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa
và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy
luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh


cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương
tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.
Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học
trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự
hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết
các nhiệm vụ học tập chung.
Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong
suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập(đánh giá lớp
học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của
học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng
dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân
và nêu cách sửa chữa các sai sót(tạo điều kiện để học sinh tự bộc lộ, tự
thể hiện, tự đánh giá).
Để có tài liệu giảng dạy kịp thời và sát với chương trình học, tôi đã
nghiên cứu biên soạn: “Tập giáo án mẫu theo hướng phát triển năng
lực học sinh tiểu học lớp 5, tuần 1” nhằm giúp giáo viên có tài liệu
giảng dạy nâng cao chất lượng giáo dục.
Trân trọng giới thiệu với thầy giáo và cô giáo cùng quý vị bạn đọc
tham khảo và phát triển tài liệu:


TẬP GIÁO ÁN MẪU
SOẠN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC
LỚP 5 TUẦN 1.
Trân trọng cảm ơn!


TẬP GIÁO ÁN MẪU
SOẠN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC
LỚP 5 TUẦN 1.
TUẦN 1
Thứ hai ngày 3 tháng 9 năm 2018
Tập đọc
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ND bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu
bạn.
- Thuộc lòng đoạn Sau 80 năm…công học tập của các em (trả lời câu hỏi
1,2,3 SGK).
2. Kĩ năng:
- Đọc đúng, đọc trôi chảy; biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi
đúng chỗ. - Học sinh (M3,4) đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu
mến, tin tưởng.
3. Thái độ: Yêu quý Bác Hồ.
4. Năng lực:



- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
- GV: + Tranh minh hoạ (SGK)
+ Bảng phụ viết đoạn thư HS học thuộc
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS hát bài "Ai yêu Bác Hồ - HS hát
Chí Minh hơn thiếu niên nhi
đồng"
- HS ghi vở
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Đọc đúng các từ khó trong bài
(Lưu ý tốc độ đọc của nhóm HS (M1,2))
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài
- 1HS đọc toàn bài.
- Giao nhiệm vụ cho HS đọc nối

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 +
tiếp từng đoạn trong nhóm luyện luyện đọc từ khó, câu khó trong
đọc các từ khó và tìm hiểu nghĩa nhóm
của các từ chú giải sau đó báo cáo - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + giải
với giáo viên.
nghĩa từ khó SGK trong nhóm
- GV nhận xét, đánh giá
- HS nghe


- 1 HS đọc toàn bài
- HS đọc
- GV đọc mẫu toàn bài giọng
- HS nghe
chậm rãi, vừa đủ nghe thể hiện
được tình cảm thân ái, trìu mến,
thiết tha, tin tưởng của Bác đối
với thiếu nhi VN.
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu:
- Hiểu ND bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy,
yêu bạn.
(Giúp đỡ HS nhóm M1,2 trả lời được câu hỏi theo yêu cầu)
* Cách tiến hành:HĐ nhóm 4
- GV giao nhiệm vụ: Đọc nội - HS nghe và thực hiện nhiệm vụ
dung bài rồi trả lời các câu hỏi
trong SGK sau đó báo cáo, chia sẻ
trước lớp:
- Đó là ngày khai trường đầu tiên ở
+ Ngày khai trường tháng 8 năm nước VN dân chủ cộng hòa sau 80

1945 có gì đặc biệt so với những năm bị TDP đô hộ. Từ đây các em
ngày Khai trường khác?
được hưởng một nền giáo dục
hoàn toàn VN
+ Nêu ý 1 ?
- Nét khác biệt của ngày khai
giảng tháng 9- 1945 với các ngày
khai giảng trước đó.
+ Sau CM-8 nhiệm vụ của toàn -XD lại cơ đồ mà Tổ tiên đã để lại
dân là gì?
làm cho nước ta theo kịp các nước
khác trên hoàn cầu…
+ HS có trách nhiệm như thế nào -Siêng năng học tập, ngoan ngoãn
trong công cuộc kiến thiết đất nghe thầy yêu bạn để lớn lên XD
nước?
đất nước.
+Nêu ý 2:
- Nhiệm vụ của toàn dân tộc trong
công cuộc kiến thiết đất nước


+ Nêu ý chính của bài ?
- HS nêu
- GVKL: Bác Hồ khuyên HS
chăm học, biết nghe lời thầy, yêu
bạn.
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn
- Thuộc lòng đoạn Sau 80 năm…công học tập của các em (trả lời câu
hỏi 1,2,3 SGK).

(Giúp đỡ HS đọc diễn cảm chưa tốt)
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài và nêu - 1 HS đọc toàn bài nêu giọng đọc
giọng đọc của bài.
của bài.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn - HS luyện đọc diễn cảm đoạn Sau
cảm
80 năm giời...rất nhiều
- HS luyện đọc nhóm đôi.
- Luyện đọc theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm.
- Thi đọc diễn cảm
- HS luyện đọc thuộc lòng
- Cho HS luyện học thuộc lòng
- HS thi đọc thuộc lòng.
- Thi học thuộc lòng
5. Hoạt động vận dụng: (3phút)
- Em biết gì về cuộc đời và sự -HS nêu
nhiệp của Bác Hồ ?
6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Sưu tầm các bài hát, bài thơ ca - HS nghe và thực hiện
ngợi Bác Hồ.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………


……………………………………………………-----------------------------------------------------Toán

ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh biết đọc và viết phân số, biết biểu diễn một phép
chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới
dạng phân số.
2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức làm được các bài tập 1, 2, 3, 4.
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác
4. Năng lực: NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết
vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán
học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng
công cụ và phương tiện toán học
II- CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- GV: Các tấm bìa cắt và vẽ các hình như SGK- T3
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- HS hát
- KT đồ dùng học toán.
- HS chuẩn bị đồ dùng học tập
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS nghe, ghi vở
2.Hoạt động ôn tập khái niệm về phân số:(15 phút)
*Mục tiêu:Giúp HS biết đọc và viết phân số, biết biểu diễn một phép

chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên


dưới dạng phân số.
(Lưu ý nhắc nhở HS (M1,2) nắm được nội dung bài)
*Cách tiến hành:
a) Ôn tập khái niệm ban đầu về
phân số.
- GV dán tấm bìa lên bảng.
- HS quan sát và nhận xét.
- Yêu cầu HS quan sát
- Yêu cầu HS nêu tên gọi phân - HS thực hiện.
số, tự viết phân số.
2
- GVKL: Ta có phân số 3 đọc là - 1 HS nhắc lại.

“hai phần ba”.
- Yêu cầu HS chỉ vào các phân

2 5 3
- HS chỉ vào các phân số 3 ; 10; 4 ;
2 5 3
40
số 3 ; 10; 4 ; 100 và nêu cách 40
100 và nêu cách đọc.

đọc.
- Tương tự các tấm bìa còn lại.
- GV theo dõi, uốn nắn.
b) Ôn tập cách viết thương hai

số tự nhiên, mỗi số tự nhiên dưới
dạng phân số.
- Yêu cầu HS thảo luận tìm ra
cách viết thương của phép chia, - HS thảo luận
viết STN dưới dạng phân số.
- GV HD HS viết.
- HS viết lần lượt và đọc thương.
- GV nhận xét.

1
1
1 : 3 = 3 (1 chia 3 thương là 3 )

3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng khái niệm phân số để làm các bài
tập 1,2,3, 4.
(Lưu ý: Nhắc nhở nhóm HS M1,2 hoàn thành các bài tập theo yêu


cầu)
*Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp
- GV nhận xét chữa bài

a. Đọc các phân số:
- HS làm bài theo cặp
5 25 91 60 55
7 ; 100; 38; 17; 1000


- Yêu cầu HS làm miệng

b. Nêu tử số và mẫu số
- 1 HS làm miệng

Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài
- GV theo dõi nhận xét.

- Viết thương dưới dạng phân số:
- HS làm bài cá nhân vào vở, báo
cáo GV

Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
Bài 4: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm miệng.
- GV chấm 1 số bài, nhận xét.

3
3 : 5 = 5;

75
75 : 100 = 100


- Viết các số tự nhiên dưới dạng
phân số có mẫu là 1.
- HS làm vào vở, 3 em làm trên
bảng.
32 105 1000
1; 1 ; 1

- Điền số thích hợp
- HS làm miệng.
- HS nêu lại nội dung ôn tập.

4. Hoạt động ứng dụng:(2phút)
- Yêu cầu học sinh vận dụng - Tìm thương(dưới dạng phân số)
kiến thức đã học vào thực tế.
của các phép chia:
6 : 8 ; 12 : 15; 4 : 12; 20 : 25
5. Hoạt động sáng tạo: (1phút)
- HS vận dụng kiến thức để chia - HS thực hiện


1 hình chữ nhật nào đó thành
nhiều phần bằng nhau một cách
nhanh nhất.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………----------------------------------------------------Lịch sử(VNEN)
BÀI 1: CHUYỆN VỀ TRƯƠNG ĐỊNH, NGUYỄN TRƯỜNG TỘ

CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ ( tiết 1)
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………
-----------------------------------------------------Thể dục
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH-TỔ CHỨC LỚP-ĐHĐN-TRÒ
CHƠI
I. MỤC TIÊU
- Biết được những nội dung cơ bản của chương trình và một số quy định,
yêu cầu trong các giờ dạy thể dục .
- Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, cách chào, báo cáo khi ra
vào lớp.
- Trò chơi"Kết bạn". Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II. SÂN TẬP, DỤNG CỤ
- Sân tập sạch sẽ, an toàn. Chuẩn bị 1 còi.


III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
Định
PH/pháp và hình
NỘI DUNG
lượng
thức tổ chức
I.Mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài
1-2p
XXXXXXX

học.
1-2p
X
- Đứng vỗ tay hát.
XXXXXXX
X

II.Cơ bản:
a)Giới thiệu tóm tắt chương trình thể dục lớp 5.
Chú ý nhắc nhở HS tinh thần học tập và tính kỉ
luật.
b)Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện.
-Khi lên lớp giờ thể dục, quần áo phải gọn gàng,
không được đi dép lê, phải đi giày hoặc dép có
quai sau.
-Trong giờ học, muốn ra vào lớp phải được GV
cho phép.
c)Biên chế tổ tập luyện:Cách chia tổ cơ bản như
biên chế tổ chức lớp.
d)Chọn cán sự thể dục lớp:GV dự kiến nêu
lênđể HS cả lớp quyết định.
e)Ôn ĐHĐN.
-Tập hợp hàng dọc, cách chào và báo cáo khi
bắt đầu và kết thúc giờ học.
-GV làm mẫu, sau đó chỉ dẫn cho cán sự và cả
lớp tập.
g)Trò chơi"Kết bạn"
GV nêu tên trò chơi, cho một nhóm HS ra làm

2-3p

1-2p

XXXXXXX
X
XXXXXXX
X


1-3p
1-2p
5-6p

4-5p

x
x
x
x

x
x
x
x
x


x
x

x



mẫu, sau đó cho cả lớp chơi.
III.Kết thúc:
-GV cùng HS hệ thống bài.
-GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao
bài về nhà.

1-2p
2-3p

XXXXXXX
X
XXXXXXX
X


----------------------------------------------------------------------------------------------------Chiều - Thứ hai ngày 3 tháng 9 năm 2018
Chính tả
NGHE- VIẾT: VIỆT NAM THÂN YÊU
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:Nghe - viết đúng bài chính tả VN thân yêu, bài viết không
mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
2. Kĩ năng:
- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của BT 2, thực hiện
đúng BT 3.
- Rèn kĩ năng nghe, viết cho các em. Bồi dưỡng ý thức giữ vở sạch, viết
chữ đẹp cho các em.
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, trình bày sạch sẽ,..
4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
II- CHUẨN BỊ:
1.Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ
- HS: Bảng con, vở, SGK...


2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS hát
- HS hát
- GV nêu 1 số điểm cần lưu ý về - HS nghe và thực hiện
y/c của giờ Chính tả lớp
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS mở vở
2.Hoạt động chuẩn bị viết chính tả:(7 phút)
*Mục tiêu:
- HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó.
- HS có tâm thế tốt để viết bài.
(Lưu ý nhắc nhở HS nhóm M1,2 nắm được nội dung bài viết)
*Cách tiến hành:
- GV đọc toàn bài
- HS theo dõi.

- Nêu nội dung của bài.
- HS nêu
- Bài viết này thuộc thể loại thơ - Thơ lục bát
gì ?
Nêu cách trình bày
- Em hãy tìm những từ dễ viết - Mênh mông, bay lả, nhuộm bùn
sai ?
- HS viết bảng con (giấy nháp )
- Luyện viết từ khó
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS Nghe - viết đúng bài chính tả "Việt Nam thân
yêu", bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức
thơ lục bát (Lưu ý: Theo dõi tốc độ viết của nhóm học sinh(M1,2))
*Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu lần 1.
- HS theo dõi.
- GV đọc lần 2 (đọc chậm)
- HS viết theo lời đọc của GV.
- GV đọc lần 3.
- HS soát lỗi chính tả.


4. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi
giúp bạn.
*Cách tiến hành:
- GV chấm 7-10 bài.
- Thu bài chấm
- Nhận xét bài viết của HS.
- HS nghe

5. HĐ làm bài tập: (8 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu
của BT 2, thực hiện đúng BT 3.
(Giúp đỡ nhóm HS (M1,2) hoàn thành bài tập theo yêu cầu )
* Cách tiến hành:
Bài 2a: HĐ cặp đôi
- HS đọc nội dung yêu cầu của BT
- Gọi HS đọc bài 2
- HS nghe
- GV hướng dẫn 3 câu đầu
- HS thảo luận nhóm đôi
- Tổ chức hoạt động cặp đôi
- Gọi đại diện các nhóm chữa bài - Các nhóm báo cáo kết quả
- GV nhận xét, chốt lời giải - ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ
đúng.
- HS nêu yêu cầu
Bài 3a : HĐ cá nhân
- HS làm bài cá nhân.
- 1HS nêu yêu cầu
- Cả lớp theo dõi
- GV cho HS làm bài
- Chữa bài, cả lớp theo dõi, nhận - HS nghe
- HS nêu
xét.
- GV chốt lời giải đúng
- Yêu cầu HS nêu lại quy tắc
viết k/c, g/gh, ng/ngh
6. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Dặn HS ghi nhớ cách viết với - HS nghe và thực hiện
c/k, g/gh, ng/ngh.

7. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà tìm các tiếng được ghi - HS nghe và thực hiện
bởi


c/k, g/gh, ng/ngh.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………
----------------------------------------------------------Luyện từ và câu
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần
giống nhau, hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn
toàn(ND ghi nhớ).
- Học sinh tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 ( 2 trong số 3
từ), đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu ( BT3).
* Học sinh (M3, 4) đặt câu được với 2, 3 cặp từ đồng nghĩa tìm được
BT3.
2. Kĩ năng:
- Rèn HS kĩ năng tìm từ, đặt câu.
- Biết vận dụng vào cuộc sống.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
II- CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: SGK, bảng con, vở


2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- GV giới thiệu chương trình - HS nghe
LTVC.
- HS nghe
- GV nêu mục đích yêu cầu tiết - HS ghi vở
học.
- Ghi bảng
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa
giống nhau hoặc gần giống nhau, hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn
toàn và không hoàn toàn(ND ghi nhớ).
(Lưu ý nhóm học sinh (M1,2) nắm được nội dung bài)
* Cách tiến hành:
a. Phần nhận xét
Bài 1: HĐ nhóm
- GV đưa bảng phụ có ghi các từ: - 1 HS đọc yêu cầu, nội dung bài.
xây dựng - kiến thiết; vàng xuộm Cả lớp theo dõi, đọc thầm theo

- vàng hoe - vàng lịm.
- HS đọc chú giải SGK
- Cho HS thảo luận nhóm 4
-HS hoạt động nhóm, đại diện
nhóm báo cáo kết quả.
- Yêu cầu HS so sánh nghĩa của - Giống nhau: XD và kiến thiết
các từ trên.
cùng chỉ một hoạt động, các từ còn
lại cùng chỉ màu vàng.
- Thế nào là từ đồng nghĩa?
- Từ đồng nghĩa là những từ có
nghĩa giống nhau hoặc gần giống
- GV nhận xét, chốt ý 1 phần ghi nhau
nhớ
-HS đọc ý 1 ghi nhớ.


Bài 2: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
-Tổ chức hoạt động nhóm 4 theo
yêu cầu sau:
+ Thay đổi vị trí các từ in đậm .
+ Đọc lại đoạn văn sau khi đã
thay đổi các từ đồng nghĩa.
+ So sánh ý nghĩa của từng câu
trong đoạn văn trước & sau khi
thay đổi vị trí các từ đồng nghĩa.

- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận nhóm


+ xây dựng- kiến thiết nghĩa của
chúng giống nhau có thể thay thế
được cho nhau
+ Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm
nghĩa của chúng không giống nhau
- Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn hoàn toàn
toàn, từ đồng nghĩa không hoàn - HS nêu
toàn?
- Rút ra KL 2, 3 phần ghi nhớ
- HS nêu lại
- 2 HS đọc ND ghi nhớ SGK
b. Phần ghi nhớ
- Em hãy lấy VD về từ đồng - HS nối tiếp lấy VD.
nghĩa & từ đồng nghĩa không
hoàn toàn
2. Hoạt động thực hành: (15 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 ( 2
trong số 3 từ), đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu
( BT3). Học sinh (M3, 4) đặt câu được với 2, 3 cặp từ đồng nghĩa tìm
được BT3.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HS đọc yêu cầu và các từ in đậm
- Yêu cầu HS làm bài
- HS làm cá nhân, chia sẻ
- GV chốt lời giải đúng:
nước nhà- non sông
hoàn cầu- năm châu



- Yêu cầu HS (M3,4) tìm thêm từ
đồng nghĩa với những cặp từ trên.
Bài 2: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV phát bảng nhóm cho 4 h/s
làm bài
- GV nhận xét chữa bài

- HS tìm

- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài, chia sẻ
+ Đẹp: đẹp đẽ, tươi đẹp, xinh
xắn….
+To lớn: to, lớn, to đùng, vĩ đại...
+ Học tập: học hành, học…

Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu mỗi HS đặt 1 câu - HS nghe
theo mẫu.
- GV nhận xét
- HS làm vở , báo cáo
+ Phong cảnh nơi đây thật mĩ lệ.
+ Cuộc sống mỗi ngày một tươi
- Yêu cầu thêm cho học sinh đặt đẹp
câu được với 2, 3 cặp từ đồng - HS thực hiện

nghĩa tìm được BT3
3. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Tại sao chúng ta phải cân nhắc - HS nêu
khi sử dụng từ đồng nghĩa không
hoàn toàn?
4. Hoạt động sáng tạo(1 phút)
- Tìm một số từ đồng nghĩa hoàn - HS nghe và thực hiện
toàn
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………


-----------------------------------------------------Thể dục
ĐHĐN-TRÒ CHƠI"CHẠY ĐỔI CHỖ, VỖ TAY NHAU"...
I. MỤC TIÊU
- Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, cách chào, báo cáo khi ra
vào lớp.
- Trò chơi"Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau","Lò cò tiếp sức".Yêu cầu biết chơi
đúng luật.
II. SÂN TẬP, DỤNG CỤ
- Sân tập sạch sẽ,đảm bảo an toàn. 1 còi, 2- 4 lá cờ đuôi nheo.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY
Định
PH/pháp và hình
NỘI DUNG
lượng

thức tổ chức
I.Mở đầu:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu bài
1-2p
XXXXXXX
học.
1-2p
X
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
2-3p
XXXXXXX
*Trò chơi"Tìm người chỉ huy".
X

II.Cơ bản:
a)Đội hình đội ngũ.
- Ôn tập hợp hàng dọc, cách chào báo cáo khi
bắt đầu và kết thúc giờ học.
Lần 1-2, GV điều khiển tập có nhận xét, sửa
động tác sai
cho HS.
Lần 2-3, chia tổ tập luyện, do tổ trưởng điều
khiển.
Tập hợp lớp, cho các tổ thi đua trình diễn.GV

7-8p

XXXXXXX
X
XXXXXXX

X


10- 12p X
X


cùng HS
quan sát nhận xét, biểu dương thi đua.
b)Trò chơi"Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau" và"Lò
cò tiếp sức".
GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy
định chơi.

X
X
X
X
X
X
X
X

X X------------->
X X------------->
X X------------->
X X------------->


III.Kết thúc:

- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng.
-GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao
bài về nhà.

1-2p
1-2p
1-2p

XXXXXXX
X
XXXXXXX
X


----------------------------------------------------------------------------------------------------Thứ ba ngày 4 tháng 9
năm 2018
Kể chuyện
LÝ TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU:







1.Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu
lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước
kể thù.

2. Kĩ năng:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể được toàn bộ câu chuyện
và hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
*HS( M3,4) kể được câu chuyện một cách sinh động, nêu đúng ý nghĩa
câu chuyện.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ghi nhớ
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ SGK
- HS: Vở, SGK,...
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS hát
- HS hát
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở - HS chuẩn bị đồ dùng
của HS
2. HĐ nghe kể (10 phút)
*Mục tiêu: Học sinh nghe, ghi nhớ được nội dung câu chuyện.
- HS biết kể lại từng đoạn câu chuyện (M1,2)
- Một số HS kể được toàn bộ câu chuyện (M3,4)
*Cách tiến hành:



* Việc 1: GV kể lần 1: Đoạn 1 kể - HS lắng nghe
chậm, nhấn giọng những từ chỉ
hoạt động của anh, giọng kể
khâm phục ở đoạn 3
* Việc 2: GV kể lần 2 kết hợp - HS lắng nghe và quan sát tranh
tranh minh hoạ (kể đến nhân vật minh hoạ
nào, ghi tên lên bảng- Kết hợp
giải nghĩa từ khó : sáng dạ, mít
tinh, luật sư, thành viên )
- Câu chuyện có những nhân vật - HS nêu
nào?
- HSTL
- Anh LTT được cử đi học nước
ngoài khi nào? Về nước anh làm
nhiệm vụ gì? Hành động dũng
cảm nào của anh làm em nhớ nhất
?
3. Hoạt động thực hành kể chuyện(15 phút)
* Mục tiêu:HS kể được từng đoạn, cả câu chuyện
( Giúp đỡ HS kể chuyện còn ấp úng, chưa thuộc cả câu chuyện)
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu 1, 2, 3
- HS đọc yêu cầu
- Tổ chức hoạt động nhóm đôi. - HS viết lời thuyết minh cho ND mỗi
Tập kể từng đoạn nối tiếp trong bức tranh, HS phát biểu, nhận xét
nhóm
- HS các nhóm thi kể
- Tổ chức cho HS thi kể

- Các nhóm nhận xét
- GV nhận xét
4. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (7 phút)
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
( Giúp đỡ HS (M1,2) nắm được ý nghĩa câu chuyện)
*Cách tiến hành:


×