Tải bản đầy đủ (.doc) (172 trang)

Đổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
------  -----

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

§æI MíI PH¦¥NG THøC Tù Sù
TRONG V¡N XU¤I H¦ CÊU VIÖT NAM
§¦¥NG §¹I
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 9.22.01.21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS Trần Hạnh Mai
2. PGS.TS Mai Thị Hương


Hà Nội - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả, số liệu trình bày trong Luận án là trung thực và chưa được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2019

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hằng


ii

LỜI CẢM ƠN
Để có được công trình nghiên cứu này, tôi xin chân thành cảm ơn T.S
Trần Hạnh Mai và PGS. TS Mai Thị Hương, những người thầy đã luôn chi
dẫn, định hướng, khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô ở bộ môn Văn
học Việt Nam hiện đại, Khoa Ngữ văn, những người đã gợi mở cho tôi
nhiều ý tưởng và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Xin cảm ơn
Phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên tôi trong suốt chặng đường vừa qua.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả


Nguyễn Thị Thu Hằng


iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan...................................................................................................i
Lời cảm ơn......................................................................................................ii
Mục lục...........................................................................................................iii
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..................................................................3
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................4
5. Đóng góp mới của luận án..........................................................................4
6. Cấu trúc của luận án....................................................................................5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................6
1.1. Khái niệm phương thức tự sự...............................................................6
1.2. Tình hình nghiên cứu về phương thức tự sự trong văn xuôi hư
cấu Việt Nam đương đại..............................................................................14
Tiểu kết chương 1.........................................................................................28
CHƯƠNG 2. KHÁT VỌNG DÂN CHỦ HÓA VÀ SỰ ĐA DẠNG
HÓA CÁC DẠNG THỨC TỰ SỰ.............................................................29
2.1. Tiền đề lịch sử - xã hội và nhu cầu giải phóng cá tính sáng tạo
khai mở các tiềm năng tự sự......................................................................29
2.1.1. Tiền đề lịch sử - xã hội..................................................................29
2.1.2. Nhu cầu giải phóng cá tính khai mở các tiềm năng tự sự...........37
2.2. Nỗ lực dân chủ hóa cái nhìn nghệ thuật: đa dạng hóa các kiểu

dạng tự sự......................................................................................................49
2.2.1. Tự sự khách quan - khả tín............................................................49
2.2.2. Tự sự chủ quan - bất khả tín..........................................................57
Tiểu kết chương 2.........................................................................................75


iv

CHƯƠNG 3. NỖ LỰC ĐỔI MỚI QUAN NIỆM VỀ NHÂN VẬT.......76
3.1. Nhân vật phi lý tưởng..........................................................................76
3.1.1. Nhân vật phức hợp, tính cách đa diện...........................................76
3.1.2. Nhân vật bé nhỏ, cô đơn.................................................................82
3.2. Nhân vật khước từ nguyên tắc điển hình hóa.......89
3.2.1. Nhân vật kỳ ảo, phi nhân dạng......................................................89
3.2.2. Nhân vật mô hình, bị tẩy trắng, bị xóa bỏ..................................101
Tiểu kết chương 3..........................................................................................109
CHƯƠNG 4. ĐỔI MỚI QUAN NIỆM VỀ THỂ LOẠI, THỰC
HÀNH NHỮNG KỸ THUẬT MANG DẤU ẤN CÔNG NGHỆ.........111
4.1. Những thử nghiệm lai ghép, làm mới thể loại
.......................................................................................................................111
4.1.1. Giả lịch sử......................................................................................113
4.1.2. Nhại trinh thám..............................................................................116
4.1.3. Giả tự truyện..................................................................................123
4.1.4. Phiếm huyền thoại.........................................................................126
4.2. Những kĩ thuật mang dấu ấn công nghệ.........................................130
4.2.1. Cắt dán, chồng xếp văn bản.........................................................130
4.2.2. Kỹ thuật bàn phím.........................................................................140
Tiểu kết chương 4......................................................................................146
KẾT LUẬN.................................................................................................147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................152
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học là hoạt động tinh thần nằm trong văn hóa được kiến tạo tùy
thuộc mỗi thời đại lịch sử cụ thể. Từ sau 1975, Việt Nam bước vào ky
nguyên mới: ky nguyên phát triển trong bối cảnh đất nước hòa bình,
thống nhất, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Từ hoàn cảnh chiến
tranh khắc nghiệt - một trạng thái sống bất bình thường - chúng ta trở lại
quỹ đạo thời bình. Nhiều nhu cầu mới nảy sinh, nhiều vấn đề cần nhận
thức lại. Công cuộc đổi mới toàn diện được Đảng phát động nhằm đưa
nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng nghèo đói và tụt hậu sau nhiều thập
ky bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Cơ chế kinh tế thị trường được áp
dụng thay cho cơ chế kinh tế bao cấp. Giao lưu mở ra đa chiều, cuộc sống
vận động, biến đổi nhanh chóng với biết bao trải nghiệm mới, nhiều
thành tựu nhưng cũng nhiều phức tạp, vấp váp... Tất cả đều đổ bóng vào
văn chương nghệ thuật. Đã có không ít công trình nghiên cứu về văn học
giai đoạn này từ các góc độ khác nhau, từ cấp độ khái quát đặc điểm, quy
luật, sự vận động chung của văn học, của thể loại đến cấp độ tác giả, tác
phẩm cụ thể. Luận án của chúng tôi chọn nghiên cứu phương thức tự sự
trong văn xuôi hư cấu (tức tiểu thuyết và truyện ngắn, bộ phận có thành
tựu nổi trội) giai đoạn này như một hướng tiếp cận vừa có tính chất tổng
kết văn học sử, vừa có thể diễn giải tương đối kỹ lưỡng về những tác
phẩm tiêu biểu theo các gợi dẫn từ bộ công cụ của lý luận văn học hiện
đại.

Phương thức tự sự là một nội dung nằm trong lĩnh vực Tự sự học
được giới nghiên cứu văn học hiện đại rất quan tâm. Sự vận động, biến
đổi của phương thức tự sự cho phép nhìn nhận, đánh giá văn học một giai


2

đoạn, một thời đại, một trào lưu, một tác giả... một cách cơ bản, sống
động. Văn xuôi hư cấu Việt Nam từ giữa thập ky 80 trở đi đã có sự vận
động mạnh mẽ, đạt được nhiều giá trị nghệ thuật, được dư luận ghi nhận,
nhiều người quan tâm nghiên cứu. Lịch sử văn học có thể được nhìn như
sự nối tiếp của những trường phái, trào lưu văn học, mà cốt lõi là những
quan niệm khác nhau về con người. Trong văn xuôi, khuynh hướng bền
vững hơn cả là nhìn nhận sự biểu đạt về con người qua phương thức tự sự.
Suốt chiều dài lịch sử văn học dân tộc đã từng xuất hiện nhiều trường phái
văn chương khác nhau nhưng về cơ bản, quan niệm tự sự vẫn ổn định: coi
trọng nội dung được kể hơn cách kể. Hình thức thường gặp là một câu
chuyện có đầu có cuối với cấu trúc cốt truyện biến chuyển theo tính cách,
số phận nhân vật..., tất cả được trình bày như một hiện thực khả tín. Văn
xuôi đương đại ngày càng có xu hướng coi trọng hơn việc kiến tạo văn
bản, tức là hình thức thể hiện câu chuyện chứ không chi chăm chú ở nội
dung. Nhiều tác giả văn học đang cố gắng khẳng định quan niệm: bản
thân cách viết đã là nội dung, là chủ đề quan trọng của tác phẩm. Giới
nghiên cứu, do đó có thêm những góc độ tiếp cận mới. Khảo nghiệm từ
tác phẩm của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh,
Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Bình
Phương, Nguyễn Việt Hà, Châu Diên, Đoàn Minh Phượng, Phan Việt,
Thuận, Nguyễn Danh Lam, Thùy Dương, Nguyễn Đình Tú... chúng tôi
nhận thấy có sự xuất hiện của một biến chuyển rất đáng chú ý về phương
thức tự sự. Luận án, chính vì thế, với tên gọi “Đổi mới phương thức tự sự

trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đại”, chọn nghiên cứu vấn đề này với
mong muốn nắm bắt và miêu tả trúng sự đổi mới có tính bứt phá mạnh mẽ
của văn xuôi Việt Nam giai đoạn sau 1986 so với truyền thống. Việc đi sâu
khai thác cách thức kiến tạo văn bản sẽ là cơ sở đáng tin cậy giúp làm sáng


3

tỏ đặc điểm của một hệ hình thẩm mĩ mới đang hình thành.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nhận diện và lý giải những khía cạnh cơ bản, nổi bật
của sự đổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu (truyện ngắn và tiểu
thuyết ) từ 1986 đến nay như: sự chi phối của nguyên tắc tự sự đối với điểm
nhìn trần thuật, kiểu nhân vật, cách ứng xử với thể loại, kỹ thuật tạo lập văn
bản. Để làm rõ những điểm mới của phương thức tự sự giai đoạn này, chúng
tôi có tham khảo, đối sánh với giai đoạn văn học trước 1986 và một số loại
hình nghệ thuật cùng thời như điện ảnh, sân khấu...
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án sẽ khảo sát các truyện ngắn, tiểu thuyết (tức văn xuôi hư
cấu đương đại) tiêu biểu từ 1986 đến nay được dư luận chú ý hoặc có
những nỗ lực cách tân nổi bật về phương thức tự sự (theo Phụ lục).
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Một là, nhận diện, miêu tả và lý giải những nét cơ bản trong sự đổi
mới phương thức tự sự của văn xuôi hư cấu Việt Nam từ 1986 đến nay,
khẳng định sự hình thành một khuynh hướng thẩm mĩ mới trong đời sống
văn chương đương đại.
Hai là, đánh giá ý nghĩa của sự đổi mới này đối với tiến trình văn học
dân tộc, góp phần khẳng định thành tựu của văn học Việt Nam đương đại.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
Một là: Xác định những khái niệm công cụ làm điểm tựa lý thuyết cho
việc triển khai đề tài, ở đây là những thuật ngữ cơ bản của lý thuyết tự sự học.
Hai là: Nhận diện, lý giải căn nguyên dẫn đến sự đổi mới phương thức


4

tự sự trong văn xuôi hư cấu đương đại.
Ba là: Khảo sát những tác giả, tác phẩm tiêu biểu (theo Phụ lục) cho
sự đổi mới phương thức tự sự, qua đó, làm rõ các phương diện đổi mới cơ
bản của văn xuôi hư cấu giai đoạn từ 1986 đến nay.
Bốn là: Chi ra một số bài học hữu ích đối với việc sáng tạo và tiếp nhận văn
học, hướng tới một cái nhìn dân chủ, cở mở, nới rộng khung thẩm mĩ của thời đại.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án này, chúng tôi vận dụng kết hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu, trong đó có các phương pháp chính sau đây:
- Trước hết, luận án phối kết hợp các phương pháp phân tích tác
phẩm văn học: Theo loại thể, theo các thao tác của thi pháp học, tự sự học.
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Nhìn nhận sự đổi mới phương
thức tự sự trong sự gắn kết với đổi mới của toàn bộ nền văn học dân tộc
giai đoạn sau 1975 từ quan niệm về hiện thực, quan niệm về nhà văn, về
công chúng, về ngôn từ văn học; trong mối liên hệ với một số loại hình
nghệ thuật khác như điện ảnh, âm nhạc, sân khấu.
- Phương pháp liên ngành: Nhìn văn học trong quan hệ với văn hóa
học, tâm lý học, ký hiệu học... Điều này giúp cắt nghĩa thấu đáo hơn tinh
thần thời đại, sự tương tác văn hóa thể hiện trong văn học.
- Phương pháp so sánh: So sánh với các chặng đường văn học trước
1975 để thấy rõ những vận động, biến đổi của văn học giai đoạn sau 1975.

So sánh những khuynh hướng thẩm mĩ giữa các tác giả cùng thời để làm
rõ sự đa dạng trong phương thức tự sự của văn xuôi hư cấu đương đại.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về những đổi
mới của phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đại.
- Qua khảo sát phương thức tự sự của những tác phẩm tiêu biểu,
luận án góp phần làm sáng tỏ diện mạo và sự vận động ở bề sâu của tư


5

duy nghệ thuật trong đời sống văn hóa, văn học Việt Nam đương đại.
- Góp phần nhận diện những quy luật phổ quát của văn học đương
đại (quy luật giao lưu hội nhập, sự tương tác thể loại, nhu cầu của công
chúng, khát vọng sáng tạo của nhà văn...), góp phần định hướng cảm thụ
thẩm mĩ của độc giả theo hướng tích cực, đa dạng, phù hợp với thời đại.
- Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho người làm
công tác nghiên cứu và giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Luận án được triển khai
thành 4 chương gồm:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Khát vọng dân chủ hóa và sự đa dạng hóa các dạng thức
tự sự.
Chương 3: Nỗ lực làm mới quan niệm về nhân vật.
Chương 4: Đổi mới quan niệm về thể loại và thực hành những kỹ
thuật mang dấu ấn công nghệ.


6


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm phương thức tự sự
Tự sự là một trong các dạng tạo lập văn bản chủ yếu: Tự sự, miêu tả,
biểu cảm, thuyết minh, nghị luận. Tự sự chính là kể chuyện, là phương thức
chủ yếu để con người phản ánh thế giới khách quan thông qua sự kiện, sự
việc và nhân vật cụ thể. Tuy nhiên, căn cứ trên nhiều lý thuyết văn học và
sự tương tác giữa văn học và đời sống xã hội cũng như những hình thái ý
thức nghệ thuật khác, tự sự được diễn giải theo những cách hiểu ít nhiều
khác biệt. Nhiều thập ki trôi qua, không ít nhà nghiên cứu lý thuyết tự sự
trên thế giới đã cho ra đời những công trình phân tích tập trung vào đối
tượng dạng thức văn bản ngôn từ và cả trên lĩnh vực điện ảnh, kiến trúc, điêu
khắc. Trong tiến trình văn học thế giới, thế ki XX được nhìn nhận như thế ki
của các trào lưu nghiên cứu, phê bình văn học với nhiều phát kiến quan trọng.
Riêng việc tìm hiểu về tự sự đã hình thành nên cả một ngành nghiên cứu: Tự
sự học. Tự sự học được định hình từ khoảng những năm 60 của thế ki XX,
chính thức được “khai sinh” với danh xưng học thuật như ngày nay
(“narratologie”– tiếng Pháp, tiếng Anh: “narratology”) là vào năm 1969 trong
công trình “Ngữ pháp truyện mười ngày” của T. Todorov [88]. Từ đó, tự sự
được hiểu theo một số nghĩa sau:
Thứ nhất, tự sự như là một chuỗi sự kiện (sequence of events) theo
T. Todorov (1977) và tập trung vào bản thân sự kể. Chuỗi sự việc được
trình bày theo một trình tự nhất định, có trước có sau, có mở đầu, tiếp
diễn và kết thúc. Những biểu hiện cụ thể của phương thức tự sự trên văn
bản tự sự là dùng nhân vật “người kể” (bằng miệng hay viết) làm cho
người nghe (hay đọc) nắm được nội dung câu chuyện (truyện kể về ai, ở
thời nào, sự việc chính là gì, diễn biến của sự việc ra sao, kết thúc thế
nào, chuyện đem lại ý nghĩa gì,…?). Quan niệm này cũng đã được triển



7

khai bởi Vladimir Propp (1968), Claude Levi-Strauss (1977) và Roland
Barthes thời kì đầu của chủ nghĩa cấu trúc năm 1977. Những người theo
quan niệm này chủ yếu nghiên cứu cấu trúc truyện kể (bề mặt hay bề sâu)
để đi tìm ý nghĩa. Tuy nhiên, điểm hạn chế của nhóm này là nhìn nhận
văn bản như một cấu trúc khép kín. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, NXB
Giáo dục 1992, tự sự là phương thức tái hiện đời sống trong toàn bộ tính
khách quan của nó. Tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện, gắn với
cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủ nhiều mặt hơn
hẳn nhân vật trữ tình và kịch. Theo đó, các tác giả nhấn mạnh tự sự là một
phương thức chủ yếu để con người phản ánh thế giới khách quan thông
qua sự kiện, sự việc và nhân vật cụ thể. Ngày nay, tự sự không còn giản đơn
chi là kể chuyện, mà được xem là một phương thức không thể thiếu để giải
thích thế giới, có nguyên lí riêng. Theo Roland Barthes: “Đã có bản thân lịch
sử loài người, thì đã có tự sự”. J.H. Miler, nhà giải cấu trúc Mĩ (1993) cho
rằng: “Tự sự là cách để ta đưa các sự việc vào một trật tự, và từ trật tự ấy mà
chúng có được ý nghĩa. Tự sự là cách tạo nghĩa cho sự kiện, biến cố”. Đánh
giá vai trò của tự sự, Jonathan Culler (1998) cũng cho rằng: “Tự sự là
phương thức chủ yếu để con người hiểu biết sự vật” [90].
Thứ hai, tự sự như là một diễn ngôn. Quan niệm này cũng được
triển khai bởi Seymor Chatman (1978) và Mieke Bal (1985). Ở đây, đối
tượng chính được đem suy xét, “mổ xẻ” là lời kể, cách kể, trọng tâm là
vấn đề “kể như thế nào” thay vì “kể cái gì”. Đại diện cho nhóm này là G.
Genette với lý luận về ba phạm trù của diễn ngôn trần thuật: Thời thái
(tence), ngữ thức (mood), ngữ thái (voice). Cùng với G. Genette, Rimmon
– Kenan (trong Tác phẩm hư cấu tự sự) nêu lên ba phương diện độc lập
với diễn ngôn trần thuật là phong cách thể loại, chủng loại ngôn ngữ và hệ
thống kí hiệu, phương tiện truyền đạt; F. Stanzel đề ra khái niệm “tình



8

huống kể”; S. Lanser và James Phelan nghiên cứu giọng điệu kể gắn với
việc sử dụng các biện pháp tu từ. Tập trung vào vấn đề diễn ngôn, M. Bal
đưa ra cấu trúc ba tầng: văn bản, chuyện kể, chất liệu. Các yếu tố nhỏ hơn
được tiếp tục triển khai, sắp xếp vào mỗi tầng (dẫn theo “Trần thuật học:
Dẫn luận lý luận tự sự/ Narratology: Introduction to the Theory of
Narrative” của Mieke Bal, 1985-1997). Trước sự chất vấn từ phía chủ
nghĩa lịch sử và chủ nghĩa giải cấu trúc, tự sự học những năm 80 của thế
ki XX đã bước sang giai đoạn hậu kinh điển. Tự sự học hậu kinh điển
cũng có nhiều hướng nghiên cứu mà một trong những nền tảng tư duy của
nó là giải cấu trúc luận. Sự tồn tại và phát triển của tự sự học kinh điển
trên căn bản chủ nghĩa cấu trúc dù có ưu điểm, song vẫn còn nhiều hạn
chế. Giải cấu trúc xuất hiện như một sự chất vấn tính tuyệt đối của cấu
trúc luận, theo đó, cấu trúc không còn được xem là đơn vị tạo nghĩa mà
trở thành nơi bỏ sót các ý nghĩa. Nếu như cấu trúc bao giờ cũng xoay
quanh một trung tâm thì ngược lại, giải cấu trúc “phi trung tâm hóa” cái
trước đó vẫn được xem là trung tâm. Trong báo cáo khoa học mang tên
Cấu trúc, dấu hiệu và trò chơi trong diễn ngôn khoa học nhân văn,
Jacques Derrida chứng minh “không có chân lí tuyệt đối, bất biến, các sự
kiện chi có ý nghĩa tạm thời. Trong đời sống, sự kiện là sự cố đối với quá
trình bình lặng, đứt đoạn là thách thức đối với truyền thống, trò chơi là sự
phản kháng chống lại các diễn ngôn chuyên chế, độc tôn” [91]. Với
Derrida, các lí thuyết tiếp nhận, lí thuyết liên văn bản gặp gỡ nhau ở điểm
nâng người đọc lên một vị trí mới và tác phẩm văn học không phán truyền
một chân lí duy nhất.
Thứ ba, quan niệm tự sự gắn với tiếp nhận. Quan niệm này về tự sự
có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa văn học và các hình
thái ý thức nghệ thuật khác liên quan đến việc coi tự sự như một tạo tác

phức tạp mà ở đó, ý nghĩa của tự sự được chi ra không chi thông qua sự


9

chủ động của nhà văn mà chủ yếu bởi người tiếp nhận. Gerald J. Prince
định nghĩa tự sự như là sự thể hiện các sự kiện có thật hay mang tính hư
cấu bởi một hay nhiều người kể chuyện hướng đến một hay nhiều người
nghe chuyện (narratee). Roland Barthes và Jean Francios Lyotard (1991)
với việc trình bày chủ nghĩa hậu cấu trúc cũng cho thấy mối quan tâm đặc
biệt đến quan niệm này về tự sự.
Như vậy, từ khi ra đời đến nay, tự sự học không ngừng đổi mới, phát
triển, cung cấp những công cụ, phương pháp quan trọng để nghiên cứu văn
học. Tự sự học kinh điển đã cung cấp hệ thống khái niệm, phương pháp để
không chi khai thác các giá trị của tác phẩm cụ thể mà còn đi sâu nhận thức
hình thái kết cấu, quy luật vận động, sáng tác, phương thức biểu đạt và đặc
trưng thẩm mĩ của thể loại tự sự. Tuy nhiên, hệ thống lí luận này lại coi văn
bản tác phẩm là một hệ thống tự thân khép kín, không có liên hệ với bối
cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa. Tự sự học hậu kinh điển ra đời sau này, coi tự
sự học kinh điển như một trong những “khoảnh khắc quan trọng” của mình,
bởi nó còn hấp thu nhiều phương pháp luận và giả thiết nghiên cứu mới,
mở ra nhiều cách nhìn mới về hình thức và chức năng tự sự. Tự sự học hậu
kinh điển mang một thái độ mở, vận dụng nhiều phương pháp để nghiên
cứu văn học, phân tích văn bản tác phẩm, chú ý đến độc giả và tác động
của hoàn cảnh lịch sử, tiếp thu một cách có ý thức từ góc độ phê bình, phân
tích của những trường phái lí luận phê bình cũng như các lĩnh vực nghệ
thuật khác, mở rộng cách nhìn đối với tự sự học. Ở một góc độ nhất định,
có thể xem nó đã khắc phục được hạn chế từ chính hệ thống lí luận mà nó
hình thành ban đầu.
Tự sự học đồng hành cùng các khái niệm: Văn bản (Text), Câu

chuyện (Story) và Loạt sự kiện/ cốt truyện (Fabula). Sự đổi thay trong
quan niệm về ba thuật ngữ này cũng gợi dẫn nhiều vấn đề cần suy ngẫm
cho văn học. Theo đó, câu chuyện được hiểu như chuỗi sự kiện mà nó


10

diễn ra nhưng tình tiết hay diễn ngôn lại cho thấy cách mà chúng ta nhìn
nhận về tự sự, hay nói cách khác, đó là tự sự đã được tiếp nhận, chuyển
hóa, biến đổi. Tư tưởng bao trùm toàn bộ công trình Độ không của lối
viết (Roland Barthes) là coi văn bản tự sự như một ngôn ngữ. Theo quan
điểm cấu trúc, “bất cứ văn bản tự sự nào cũng đều được xây dựng theo mô
hình của câu mặc dù nó không phải là một tổng của các câu, bất cứ một
truyện nào cũng là một câu lớn, và câu kể chính là sự tinh lược của một
truyện nhỏ” [85]. Chủ nghĩa cấu trúc xem xét tác phẩm trong cấu trúc nội tại
của chính nó. Roland Barthes sau khi đưa ra những quan niệm về cấu trúc tự
sự đã cho rằng chức năng của tác phẩm không phải để thể hiện một cái gì
đó, bản thân việc tường thuật không phải là làm cho các sự kiện sống lại.
Trong tiểu luận The Value of Narrativity in the Representation of
Reality (Giá trị của tính tự sự trong việc tái hiện hiện thực), Hayden
White khẳng định tầm quan trọng về mặt văn hóa của tự sự. Theo ông,
hình thức tự sự đáp ứng tốt nhất nhu cầu phổ quát của con người là làm
thế nào có thể biến điều mình đã biết (knowing) thành cái có thể kể lại
(telling), tức là để truyền lưu. Tự sự có thể thực hiện được chức năng đó
bởi lẽ, nói như Roland Barthes, nó là cái có thể chuyển ngữ được
(translatable) mà không phải chịu một tổn hại nào. Động cơ khiến cho
người ta phải kể lại điều gì đó là rất tự nhiên. Hình thức tự sự dường như
là hình thức tất yếu cho bất kì một sự tường thuật nào về những gì đã
thực sự xảy ra, đến nỗi hoạt động tự sự có vẻ chi trở thành hiện tượng
“có vấn đề” trong một nền văn hóa mà nó vắng mặt...

Phương thức tự sự là khái niệm diễn tả cách thức và phương pháp kể
chuyện trong thực hành tự sự của các chủ thể viết. Nó vốn được coi là một
trong những phương thức biểu đạt cho thấy đặc điểm chung của một kiểu tư
duy nghệ thuật hiện diện ở một trào lưu, một xu hướng hay một tập hợp những
cách biểu đạt mang tính phổ quát. Khi hiện diện trong từng trường hợp cụ thể,


11

phương thức tự sự sẽ được cá thể hóa, cụ thể hóa hoặc chủ quan hóa với những
biểu hiện riêng biệt, thường được gọi tên thành nghệ thuật tự sự. Bởi thế, nghệ
thuật tự sự thể hiện dấu ấn cá nhân, gắn liền với phong cách tác giả.
Khi nghiên cứu về nghệ thuật tự sự, một số người như M. Kundera, U.
Eco, Y. Lotman, Shklovsky.... lại rất coi trọng yếu tố nhịp điệu của tự sự. Họ
nhấn mạnh trong nhiều nhận định, thí dụ: “Nhịp điệu văn xuôi quan trọng như
một nhân tố tự động hóa. Nhưng nhịp điệu thơ thì không phải như thế”,
“nghiên cứu nhịp điệu trong thơ và trong văn xuôi phải nêu lên được rằng vẫn
một yếu tố nhưng có những vai trò khác nhau trong những hệ thống khác nhau”
(Shklovski trong Nghệ thuật như là thủ pháp)[86]. Y. Lotman có nhiều công
trình được xếp vào hàng kinh điển nghiên cứu văn học từ góc độ tự sự học, ví
như Kí hiệu quyển và vấn đề truyện kể, Cái chết như là vấn đề của truyện
kể, Biểu tượng – “gène truyện kể”, Huyền thoại – tên gọi – văn hóa, Về mã
huyền thoại của truyện kể, Nguồn gốc truyện kể dưới sự soi sáng của loại hình
học, về ý nghĩa mô hình hóa của khái niệm “kết thúc” và “mở đầu” trong văn
bản nghệ thuật… Không thể nghiên cứu lí thuyết tự sự của Y. Lotman bên
ngoài quan niệm của ông về kí hiệu học, về văn hóa và văn hóa học. Nhà
nghiên cứu này rất chú trọng đến trình tự thời gian trong tự sự. Ông gọi “truyện
kể” là “thiết chế đối tác” của huyền thoại, kiến tạo nên văn bản được tổ chức
phù hợp với sự vận động của thời gian tuyến tính và ghi nhận cái bất thường,
chứ không phải “ghi lại các biến cố, các tội ác, tai họa ngẫu nhiên, chi xảy ra

một lần, tức là ghi lại những gì được xem là xóa bỏ một trật tự nào đó đã có từ
lâu”. Cho nên truyện kể là ngôn ngữ “gián đoạn”, “tuyến tính”.
Theo Y. Lotman, vai trò của huyền thoại đối với sự hình thành các
loại hình truyện kể và tiểu thuyết thế ki XIX ở các nền văn học dân tộc là
rất khác nhau. Ở tiểu thuyết Tây Âu thế ki XIX, mô hình truyện kể là mô
hình của cổ tích với phương án truyện kể kiểu “Lọ Lem”. Trong khi đó,


12

cấu trúc truyện kể của tiểu thuyết Nga lại dựa vào mô hình huyền thoại.
Dựa vào cổ tích, tiểu thuyết phương Tây chú ý đến chức năng kết thúc
truyện kể và kết thúc hạnh phúc được coi là cơ bản. Cắm rễ sâu vào
truyền thống huyền thoại, tiểu thuyết Nga đặt ra vấn đề cải biến bản chất
bên trong của nhân vật, hoặc cải tạo cuộc sống xung quanh nó, chứ không
quan tâm tới chuyện thay đổi vị thế của nhân vật nên đều không có kết
thúc kiểu phương Tây. Như vậy, những diễn giải của Y. Lotman đã làm rõ
sự khác biệt và cụ thể hóa trong nghệ thuật tự sự của mỗi vùng văn học.
Từ những năm 80 của thế ky XX trở lại đây, ở Việt Nam xuất hiện
một số chuyên luận hoặc dịch, hoặc đi sâu nghiên cứu những cuộc cách
tân trong tự sự của phương Tây như các cuốn Nghệ thuật tiểu thuyết
phương Tây hiện đại (Đặng Anh Đào), Về một tiểu thuyết mới (Lê Phong
Tuyết), A.R.Grillet: Sự thật và diễn giải (Nguyễn Thị Từ Huy), Tiểu
thuyết Pháp bên thềm thế kỷ XXI; Tiểu thuyết Pháp hiện đại - những tìm
tòi đổi mới; Tiểu thuyết trên đường đổi mới nghệ thuật (Phùng Văn Tửu).
Các công trình này tập trung làm rõ những thử nghiệm, tìm tòi đổi mới
của nhà văn với những tác phẩm nhận được sự đánh giá cao của dư luận.
Những vấn đề then chốt của phương thức tự sự như người kể chuyện hay
phương thức huyền thoại được các tác giả phân tích cụ thể.
Một số công trình quan trọng về Tự sự học đã được dịch, giới thiệu

và vận dụng vào nghiên cứu văn học Việt Nam đương đại. Hai hội thảo
khoa học lớn về Tự sự học do Trần Đình Sử chủ trì tại trường Đại học Sư
phạm Hà Nội đã xuất bản 2 cuốn ky yếu “Tự sự học - một số vấn đề lý
luận và lịch sử” [90]. Đáng chú ý, chuyên khảo này là một bức tranh khái
quát về lý thuyết tự sự học và những phân tích, diễn giải về diện mạo văn
học trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tổng hợp qua vài nét sơ bộ như
trên, có thể thấy nghiên cứu tự sự nói chung và phương thức tự sự trong


13

văn xuôi hư cấu nói riêng đã là một phần quan trọng trong đời sống nghiên
cứu, phê bình văn học đương đại.
Cùng với các trào lưu, trường phái văn học nối nhau ra đời, đem
đến thêm những kinh nghiệm nghệ thuật mới, điều chinh lại kinh nghiệm
nghệ thuật cũ, khái niệm “tự sự” có khi được đề nghị đổi thành “trần
thuật”, theo đó tự sự học cũng mở rộng thành trần thuật học. Một số lý
thuyết gia cho rằng định nghĩa đã có về “tự sự” khó bao quát được những
tác phẩm tiểu thuyết và phim hậu hiện đại - nơi tác giả “từ chối tổ chức
nội dung thành một câu chuyện xác định”. Khái niệm “tự sự” cần phải
được mở rộng thêm, ngoài phần “lời kể” (discouse) và “câu chuyện”
(story), có thể phải nghĩ đến những “câu chuyện không kể được”, tức là
những sự kiện, những lời nói được trình bày như “một sự trình hiện tự do
trôi nổi” (floating rep resentation). Luận án của chúng tôi vẫn dùng khái
niệm “tự sự” do tính chất quen thuộc và phổ cập của nó nhưng trong quá
trình xử lý đề tài của chúng tôi vẫn sẽ bao gồm cả những nội hàm được
mở rộng của trần thuật học, tức là chúng tôi quan tâm cả “câu chuyện”
được kể theo kiểu truyền thống (có đầu, có cuối, có sự kiện, nhân vật) lẫn
những câu chuyện được kể rời rạc, lộn xộn, cố ý làm mất mạch lạc, giống
như một chuỗi sự việc được trình hiện tự do. Như thế nghĩa là “sự trình

hiện tự do” cũng là một kiểu trật tự cố ý phi trật tự.
Từ những khía cạnh cơ bản của lý thuyết tự sự học, chúng tôi sẽ vận
dụng để soi chiếu một chuyển biến quan trọng trong văn xuôi hư cấu Việt
Nam từ 1986 đến nay đó là những đổi mới cơ bản trong phương thức tự
sự. Các yếu tố căn cốt của tự sự rốt lại là truyện (sự kiện, biến cố, người
trần thuật (điểm nhìn), cách thức trần thuật. Theo nhận thức của chúng tôi
những nguyên tắc chìm, chi phối cấu trúc tự sự bao giờ cũng nằm ở chiều
sâu tư duy văn học như cảm quan hiện thực, quan niệm về bản chất chức


14

năng của văn học, về mối quan hệ giữa nhà văn và độc giả về thể loại...
Luận án này với tên gọi Đổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu
Việt Nam đương đại sẽ chủ yếu ưu tiên khảo sát những đặc điểm nổi bật
trong sự đổi mới phương thức tự sự như bức tranh hiện thực, điểm nhìn,
cách xử lý nhân vật, xử lý thể loại và một số kĩ thuật tạo lập văn bản.
1.2. Tình hình nghiên cứu về phương thức tự sự trong văn xuôi hư
cấu Việt Nam đương đại
Việc ứng dụng tự sự học để nghiên cứu những đổi mới về phương
thức tự sự trong văn học Việt Nam đương đại là một nhu cầu khách quan
nhờ đó chúng ta có được cái nhìn sâu hơn, sinh động hơn về bước ngoặt
chuyển mình của văn học, ghi nhận những nỗ lực sáng tạo của nhà văn
Việt Nam. Sự đổi mới phương thức tự sự là vấn đề được giới phê bình văn
học trong nước hết sức quan tâm. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn tùy thuộc
thực tiễn đời sống văn học, hướng quan tâm cũng khác nhau. Khoảng
những năm từ 1975 đến 1990, chuyển đổi rõ rệt nhất trong sáng tác của
các nhà văn là sự gia tăng chất thế sự cho những cốt truyện sử thi. Bức
tranh hiện thực được nới rộng hơn, đã bắt đầu xuất hiện những mảng mờ
tối, khuất lấp của đời sống cộng đồng. Nhân vật trở nên “đời” hơn, ít cứng

nhắc hơn và cũng ít hoàn hảo, toàn bích như trong văn học giai đoạn
trước. Có lẽ vì thế, giới phê bình nghiên cứu cũng chủ yếu tập trung vào
nội dung “câu chuyện” được kể, dành mối quan tâm trước hết cho sự đổi
mới cách nhìn hiện thực của nhà văn. Điều đó thể hiện rõ trong cuộc bàn
luận về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu do tuần báo Văn nghệ tổ chức
tháng 6/1985. Dù xuất hiện không ít ý kiến băn khoăn về hướng tìm tòi
đổi mới của nhà văn, một số người vẫn khẳng định sự chuyển hướng của
ông là cần thiết và đúng đắn. Đáng chú ý là cả hai phía khen chê đều chủ
yếu bàn đến tính nhân đạo của tác phẩm. Ý kiến của Phan Cự Đệ có thể


15

xem là tiêu biểu cho phía không đồng tình với Nguyễn Minh Châu: “Các
nhân vật của anh lạ lẫm quá, tức là không có tính điển hình”, “Nguyễn
Minh Châu đi bên lề cuộc sống”, “hình như anh cố tình lan man, rối rắm
để ai muốn hiểu thế nào thì hiểu”. Phía các ý kiến tán thành Nguyễn Minh
Châu, ít nhiều đã có người chi ra cả nỗ lực kiếm tìm cách thể hiện mới
của nhà văn. Lại Nguyên Ân viết: “Chiều sâu mới mẻ trong sáng tác
truyện của Nguyễn Minh Châu chính là nảy sinh trong sự đổi mới các
bình diện nhận thức đời sống, mạnh dạn đi tìm nhiều cách thể hiện khác
nhau, tự làm phong phú các khả năng nghệ thuật của mình và của chung
nền văn xuôi chúng ta...” [2]. Lã Nguyên viết: “Thay vì những câu chuyện
về chiến tranh, về súng đạn, Nguyễn Minh Châu hôm nay thả bút theo tình
đời. Bức tranh, Mẹ con chị Hằng, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,
Sống mãi với cây xanh là những câu chuyện về tình người, tình đời. Mảnh
đất tình yêu là tình đời mở rộng thành triết học lịch sử. Đi sâu vào vương
quốc của tình đời, ngòi bút của Nguyễn Minh Châu đã nhanh chóng
chuyển từ thế giới vĩ mô sang thế giới vi mô, từ thế giới của cộng đồng,
dân tộc và lịch sử đến với những câu chuyện về đời tư và số phận của mỗi

cá nhân con người. Nguyễn Minh Châu khá tiêu biểu cho khuynh hướng
sáng tác lấy đời tư con người làm mảnh đất khám phá những quy luật vĩnh
hằng của các giá trị nhân bản. Ở đây, cá nhân con người chẳng những là
đối tượng, chất liệu nhận thức nghệ thuật mà còn là điểm xuất phát, là
chuẩn mực để nhà văn soi ngắm và định giá thế giới” [59].
Ở thời điểm đó, Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh gây chấn động dư
luận, được khen là dám chọn những thời điểm khốc liệt của chiến tranh, dũng
cảm không né tránh mặt trái của chiến tranh. Đặng Quốc Nhật viết: “Đất trắng
gợi ra cho chúng ta những suy nghĩ mới cho tiểu thuyết về đề tài chiến tranh
lúc này. Ở đây người đọc thấy được sự dữ dội của cuộc chiến đấu, những thiệt


16

hại nặng nề của ta, những vùng đất trắng, sự chịu đựng đến mức ghê gớm, cái
giá của chiến công và chiến thắng cuối cùng” [52]. Thời xa vắng sau đó cũng
được ghi nhận đã phơi bày bi kịch của cá nhân trong sự vênh lệch với quan hệ
cộng đồng, là tiếng kêu cứu của con người cá nhân. Sau thời điểm đó, Thời xa
vắng được ghi nhận đã phơi bày bi kịch của cá nhân trong sự “lệch pha” với
cộng đồng, là tiếng kêu cứu của con người cá nhân. Tác phẩm được đánh giá
cao: “Phơi bày cái tiêu cực, mô tả và tố cáo nó, nhiều nhà văn đã tham gia tích
cực vào trào lưu này, trong đó có Lê Lựu.” [57]. Nhiều ý kiến khen các tác
phẩm Cù lao Tràm, Đứng trước biển của Nguyễn Mạnh Tuấn nhanh nhạy đặt
vấn đề về sự lỗi thời của cơ chế quản lý kinh tế ở một xí nghiệp đánh cá, hay ở
một xã nông nghiệp vừa được giải phóng. Có thể dễ nhận thấy Nguyễn Mạnh
Tuấn quan tâm nhiều tới những vấn đề nóng hổi bức xúc của cuộc sống ngày
hôm nay. Tính tích cực của người cầm bút có trách nhiệm đã khiến anh cảm
nhận nhanh nhạy hơn cả đối với những vấn đề này. Bởi lẽ, nhà văn tiên tiến ở
bất cứ nơi nào và bất cứ thời nào bao giờ cũng hướng thẳng tới những vấn đề
của cuộc sống đang diễn ra. Trần Đăng Suyền nhận xét: về tiểu thuyết Mưa

mùa hạ của Ma Văn Kháng: “Giá trị của Mưa mùa hạ không chi ở chỗ mạnh
dạn lên án cái tiêu cực mà chủ yếu xây dựng được cách nhìn, thái độ đúng đắn
trước những cái xấu, cái ngáng trở bước đi lên chủ nghĩa xã hội” [92]. Tô Hoài,
trong bài viết Đọc Mưa mùa hạ khẳng định: “Mưa mùa hạ là toàn cảnh xã hội
hiện nay thu nhỏ lại mà vẫn đầy đủ màu sắc thật chính xác và phong phú…”)
[36] v.v..
Một số ý kiến tham gia thảo luận về về tình hình văn xuôi đương
đại đều cho thấy phía người đọc chú ý nhiều đến nội dung câu chuyện
được kể, đến chủ đề, đề tài như: Đề tài gia đình trong văn xuôi những
năm gần đây [8]; Từ kịch cách mạng đến tiểu thuyết “Gặp gỡ cuối năm”
[10]; Nghĩ về một xu thế đổi mới trong đời sống văn chương hiện nay


17

[19]; Chim én bay, một cách nhìn về chiến tranh [30]; Suy tư từ một thời
xa vắng [31]; Văn học tham gia chống tiêu cực [38]; Về mối quan hệ giữa
sử và văn [47]; Đổi mới từ những bài học cách mạng [46]; Thời xa vắng,
một tâm sự nóng bỏng [75]; Cái tâm và cái tài của người viết [58]; Kịch
Lưu Quang Vũ và những vấn đề của đời sống [49]... Từ tiêu đề một số bài
viết và đi sâu vào nội dung có thể thấy các ý kiến chủ yếu vẫn quan tâm
đến chủ đề câu chuyện, bức tranh hiện thực, đến cách nhìn hoặc thể hiện
cái tích cực hay tiêu cực trong tác phẩm. Dần dần, sau đó, khi đã thấy rõ
nét hơn ở sáng tác những dòng mạch mới đang hình thành, giới phê bình
chuyển dần sự quan tâm từ nội dung, đề tài sang cách kể, lối viết.
Có một số nghiên cứu bắt đầu quan tâm hơn đến sự đổi mới nghệ
thuật tự sự, chủ yếu xoay quanh sáng tác cuối những năm 80 của Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài... Tuy chưa phải mạch
chính nhưng ít nhiều giới nghiên cứu đã cảm nhận được một mạch chuyển
động khác trong văn xuôi hư cấu nước ta, đó là sự nỗ lực đổi mới lối viết.

Cuộc tranh luận về chùm truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hai
năm 1988, 1989 hé lộ những đột phá khá thú vị trong đời sống nghiên cứu
phê bình ở nước ta. Lối viết “hai lần kì lạ” (Vương Trí Nhàn) của Nguyễn
Huy Thiệp tạo một “cú hẫng giữa người phát và người nhận” (Đặng Anh
Đào) thông điệp nghệ thuật. Do vấp phải cách đọc thiên về nội dung và
theo lối soi chiếu nội dung tác phẩm với hiện thực ngoài đời mà nảy ra
những xung đột rất kịch tính giữa một phái “đọc văn như đọc sử” với phái
“đọc văn phải khác đọc sử”, hoặc là tranh cãi về cái tâm và cái tài của
người viết. Nhiều người như Nguyên Ngọc, Vương Trí Nhàn, Lại Nguyên
Ân, Trần Đạo, Greg Lockhar, Hoàng Ngọc Hiến, Trần Duy Thanh, Đặng
Anh Đào, Nguyễn Đăng Mạnh, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Thanh Sơn...
hết lời ca ngợi cái mới, cái hay của Nguyễn Huy Thiệp. Họ không chi ghi


18

nhận thái độ nhìn thẳng vào sự thật của đời sống hiện tại, ghi nhận “nỗi
buồn tê tái giữa hai dòng chữ” (Hoàng Ngọc Hiến) của nhà văn mà còn
phát hiện “lối văn chép sử”, “những truyện huyền kỳ sông, núi, nước”
(Nguyễn Vi Khanh), “cái cô đơn là một hơi gió lạ” (Phùng Văn Tửu),
“người kể chuyện đứng thấp hơn bạn đọc”, “anh ta kể chuyện và nhầm lẫn
lung tung” (Đặng Anh Đào), “lối văn cộc lốc” (Thuỵ Khuê), “Nguyễn
Huy Thiệp đem đến cho văn xuôi Việt Nam một chỗ còn thiếu: chất cay
đắng, tàn nhẫn, khinh bạc” (Vương Trí Nhàn)… Trái lại, một số người
khác như Tạ Ngọc Liễn, Đỗ Văn Khang lại gay gắt phê phán Nguyễn Huy
Thiệp vì cho rằng, người viết truyện cần đạt đến yêu cầu tái tạo một sự
thật của chính sử, và nếu bước ra ngoài chính sử cần có bằng chứng hoặc
tập thể kiểm nhận. Vũ Phan Nguyên, Mai Ngữ kết án Nguyễn Huy Thiệp
“bắn súng lục vào quá khứ”, “hạ bệ thần tượng”, “xúc phạm anh hùng dân
tộc”, “độc ác với con người” [68].

Từ khoảng đầu thập ky 90 trở đi, hướng nghiên cứu thiên về nội
dung tác phẩm vẫn còn tiếp tục nhưng hướng nghiên cứu quan tâm hơn
đến lối viết mới đã thực sự gây được ấn tượng mạnh, thu hút nhiều đối
thoại. Điều này gắn với một thực tiễn là sự xuất hiện của nhiều hiện tượng
phá cách mạnh bạo như cuộc chạy tiếp sức của nhiều người viết tiếp nối
Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài. “Cuộc chơi ngôn từ” mang hơi hướng
chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại trở nên sôi nổi, đông đúc. Khi lối viết
được đề cao hơn cũng là khi thơ tìm lại được vị thế bình đẳng, không bị
văn xuôi lấn át như chặng trước. Sự “tái xuất” của nhóm thơ “dòng chữ”
đầu thập niên 90, tiếp đến là các tên tuổi Nguyễn Quang Thiều, Trần
Nhuận Minh, Mai Văn Phấn, tới Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh... đã tạo
thành những đợt sóng trên thi đàn. Kinh nghiệm đọc thơ bị thử thách dữ
dội và sự phân hóa thị hiếu cũng theo đó trở thành nhiều đối cực. Trong
văn xuôi, Bảo Ninh, Châu Diên, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt


19

Hà, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Đoàn Minh Phượng,
Nguyễn Đình Tú, Thuận, Phan Việt, Đặng Thân, Nguyễn Viện, Trần Trọng
Vũ, Đỗ Phấn,... nối nhau xuất hiện, kết thành một vệt chuyển động mà
chiều hướng “li tâm” truyền thống là nổi bật.
Trước thực tế đó, nhiều nghiên cứu đã cố gắng nắm bắt xu hướng
đổi mới phương thức tự sự và đưa ra được nhiều phát hiện, nhiều diễn giải
mới mẻ, thú vị. Nguyễn Văn Long trong cuốn Văn học Việt Nam trong
thời đại mới chi ra rằng “tinh thần dân chủ và cảm hứng nhân bản là
những đặc điểm nổi bật của văn học thời kỳ đổi mới” [43]. Theo ông, sự
đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người đã chi phối những đặc điểm
cơ bản của văn học Việt Nam thời kỳ này. Một số bài nghiên cứu trong
cuốn Văn học Việt Nam sau 1975 - những vấn đề nghiên cứu và giảng

dạy [73] cũng đề cập sự đổi mới qua các thể loại, khuynh hướng sáng tác
và một số cảm hứng chính của văn xuôi đương đại.
Cuốn chuyên luận Văn xuôi Việt Nam sau 1975 của Nguyễn Thị
Bình [9] đặt trọng tâm vào việc xem xét những đổi mới của văn xuôi nghệ
thuật từ 1975-1995 trên ba bình diện: Quan niệm về nhà văn, quan niệm
nghệ thuật về con người và những dấu hiệu đổi mới thể loại. Đây được
xem là công trình dài hơi đầu tiên khảo sát giai đoạn văn học này với sự
khái quát sắc nét những phương diện chính yếu của đối tượng, phân tích
các diễn biến phong phú của đời sống văn học, giúp cho bạn đọc có cái
nhìn toàn cảnh về văn xuôi Việt Nam trong khoảng hai thập ki. Từ sự đổi
mới quan niệm về hiện thực, về con người, về văn chương, từ sự thay đổi
mối quan hệ nhà văn và công chúng, tác giả chuyên luận phát hiện những
chuyển dịch quan trọng trong chất liệu, trong nghệ thuật trần thuật (sự trở
lại của cái hài, cái bi, ngôn từ hiện thực - đời thường, ngôn từ kiểu
canaval, trần thuật nhiều điểm nhìn, xu hướng đối thoại, lối kết thúc
không có hậu, bỏ ngỏ hoặc kết thúc nhiều khả năng,..). Tuy nhiên, phạm


×