Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Yếu tố vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.95 KB, 124 trang )

Luận văn thạc sĩ

1

Ngô Thị Lệ Thanh

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Vấn đề vô thức đã xuất hiện từ rất lâu nhưng nhận ra sớm nhất và
đầy đủ nhất là Sigmud Freud. Freud được biết đến như một triết gia đầu tiên
phân tích sự hiện hữu của tâm linh vô thức, sự can thiệp của vô thức vào đời
sống ý thức của con người một cách có hệ thống và bài bản nhất. S.Freud đã
đề ra thuyết vô thức cá nhân và khẳng định nó là vùng cận ý thức của nhân
cách. Ông chia kết cấu con người ra làm ba hệ thống: hệ thống ý thức, hệ
thống tiền ý thức, hệ thống vô thức. Đặc biệt quan tâm đến giấc mơ, Freud
cho rằng giấc mơ là sự trung gian giữa cuộc sống của những tình cảm được
che giấu và cuộc sống được đem đặt dưới sự chi phối của lý trí chúng ta.
Thuyết vô thức của Sugmud Freud sau này đã được học trò xuất sắc của
ông là Carl Gustal Jung phát triển theo hướng gắn vô thức với ý thức tập thể
của con người. Vô thức tập thể, theo Jung, là kí ức của loài người, là kết quả
của đời sống thị tộc. Vô thức tập thể tồn tại trong mọi người và mỗi người, là
cơ sở của tâm trạng cá nhân và căn cước văn hóa tộc người. Vô thức tập thể
được ngưng kết thành những cổ mẫu (archétype), tức những mô hình nhận thức
và những hình tượng. Chúng được truyền từ thế hệ người này sang thế hệ
người khác bằng con đường vô thức được Jung gọi là di truyền văn hóa.
Yếu tố vô thức đã ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều các lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội như: triết học, y học, tâm lí học, văn học…Đặc biệt
từ cuối thế kỉ XIX văn học trên thế giới đã xuất hiện một khuynh hướng sáng
tác đi sâu vào đời sống tâm linh, vô thức của con người. Từ đó mở ra con
đường giúp nhà văn đi sâu vào thế giới bí ẩn bên trong của con người, và
thông qua hình tượng nhân vật nhà văn khám phá những điều mới mẻ trong


tâm hồn con người.

Yếu tố vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Luận văn thạc sĩ

2

Ngô Thị Lệ Thanh

1.2 Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 còn tương đối dè dặt
trong việc đề cập đến những vấn đề mang tính chất tế nhị thuộc về đời sống
riêng tư của mỗi con người. Nhưng sau năm 1986 cùng với sự đổi mới đất
nước, đổi mới tư duy của con người, tiểu thuyết Việt Nam đã có nhiều tín
hiệu mới, nhiều khuynh hướng tìm tòi thể nghiệm, quẫy cựa để “ khơi thông
dòng chảy” ( Nguyên Ngọc ), tiểu thuyết đã mạnh dạn miêu tả sắc dục, tình
yêu nhục thể - những cái thuộc về đời sống bản năng, đời sống tâm linh của
con người. Nhiều tác phẩm văn học Việt Nam đương đại phản ánh đời sống
tâm linh vô thức, đời sống tình dục của con người là: Thiên sứ (Phạm Thị
Hoài), Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái), Nỗi buồn chiến tranh
(Bảo Ninh), Bóng đè (Đỗ Hoàng Diệu), Tấm ván phóng dao (Mạc Can)…
1.3. Trong số các tác giả Việt Nam đương đại đề cập đến vấn đề vô
thức và đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phương là nhà
văn tiêu biểu, vì trước hết anh là nhà văn có ý thức trong việc đổi mới nội
dung và tìm tòi thể nghiệm những kỹ thuật tiểu thuyết mới của phương Tây
nhằm hiện đại hóa tiểu thuyết; thứ hai Nguyễn Bình Phương cũng là một
trong số ít các nhà văn đương đại đề cập nhiều về vấn đề vô thức trong tiểu
thuyết của mình. Từ tác phẩm đầu tay Bả giời (1991), đến Vào cõi (1991),
Những đứa trẻ chết già (1994), Người đi vắng (1999), Trí nhớ suy tàn”(2000),

Thoạt kỳ thủy (2003), Ngồi (2006), Nguyễn Bình Phương đã phản ánh những
mâu thuẫn trong quan hệ con người, những đối lập giữa hành vi và bản chất,
giữa bản năng và nhân cách. Vô thức đã thực sự trở thành đối tượng miêu tả
trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, trở thành thế giới đầy bí ẩn tồn tại
song song biệt lập với thế giới hiện thực. Nhà phê bình Đoàn Cầm Thi đã
nhận xét: “ Nguyễn Bình Phương có lẽ là nhà văn Việt Nam đương đại đã đẩy
cuộc thăm dò về vô thức đi xa nhất. Vì thế tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
đã giúp con người nhận ra giá trị và ý nghĩa đích thực của cuộc sống, đồng

Yếu tố vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Luận văn thạc sĩ

3

Ngô Thị Lệ Thanh

thời hiểu được chính tâm hồn mình và tâm hồn người khác. Nguyễn Bình
Phương cũng ý thức rõ hành trình tìm kiếm sự đổi mới nghệ thuật tự sự bằng
nhiều hình thức hết sức phong phú đa dạng, không tiểu thuyết nào lặp lại tiểu
thuyết nào. Mỗi tác phẩm có một kết cấu riêng vừa lạ lẫm vừa thú vị. Cùng
những cách tân về ngôn ngữ giọng điệu, không gian, thời gian, điểm nhìn trần
thuật cũng như khai thác yếu tố tình dục như một phương diện để khám phá
ẩn ức của con người và góp phần làm nên phần chìm của tảng băng trong tác
phẩm của ông. Đó là “một lối đi riêng” của Nguyễn Bình Phương trong dòng
chảy văn học đương đại.
Với lí do trên tác giả luận văn lựa chọn đề tài “Yếu tố vô thức và sự đổi
mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”, qua đó khẳng
định giá trị nhân văn và những đóng góp quan trọng của tiểu thuyết Nguyễn

Bình Phương vào tiến trình cách tân tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề:
Việc nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương không phải là vấn đề
hoàn toàn mới mẻ. Qua khảo sát các bài nghiên cứu về tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương chúng tôi đã chọn lọc và tạm phân loại thành hai nhóm
chính theo hướng nghiên cứu của luận văn như sau:
2.1. Nhóm các bài nghiên cứu chung về Nguyễn Bình Phương.
Bài “Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Bình
Phương”[26], Trương Thị Ngọc Hân đã đưa ra những nhận định khá đầy đủ,
chính xác và rõ ràng về tài năng nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương: “đi vào
tác phẩm của Nguyễn Bình Phương, ta nhận thấy một lối viết rất riêng biệt,
mới mẻ từ cách nhìn hiện thực, tiếp cận nhân vật, sáng tạo cốt truyện, xây
dựng không gian thời gian cho đến sử dụng ngôn từ”. Tác giả bài viết cũng
khẳng định ba yếu tố nổi bật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là: sự
biểu đạt hiện thực phân mảnh, hiện thực không bị xé lẻ, phân tách; cấu trúc

Yếu tố vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Luận văn thạc sĩ

4

Ngô Thị Lệ Thanh

xoắn kép nhiều mạch chạy song song và sử dụng yếu tố kỳ ảo, “ đó cũng là
nền, là phông cho những nhân vật đầy phức tạp của Nguyễn Bình Phương
xuất hiện”. Bước vào trang văn của Nguyễn Bình Phương ta thấy “ảo xen
thực, thực thấm vào ảo, ảo và thực hòa quyện nhiều khi không phân tách rõ
ràng”, “yếu tố ảo như một cách thức làm nhòe ranh giới của hiện thực song lại

cho ta một cảm giác rất thật về cuộc sống”. Tuy nhiên tác giả Trương Thị
Ngọc Hân mới chỉ đề cập đến yếu tố độc đáo nổi bật mà trong đó việc tái hiện
vô thức là một biểu hiện cho hướng tiếp cận riêng của Nguyễn Bình Phương.
Tác giả bài viết chưa thực sự đi sâu phân tích vấn đề vô thức trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương với tư cách là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo và một
quan niệm nghệ thuật của nhà văn.
Nhà phê bình văn học Phùng Gia Thế có một loạt bài viết về Nguyễn
Bình Phương: “Cảm quan đời sống và những cách tân nghệ thuật trong tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương” [61] và “Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương” [60], đã quan tâm đến những dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương, đó là “câu chuyện tâm thức của con người thời đại”.
Tác giả cũng cho rằng: “cái hấp dẫn trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
thể hiện trước tiên ở kiểu cảm quan đời sống đặc thù biểu hiện qua những thế
giới nghệ thuật độc đáo”. Người viết khẳng định: tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương mới trước hết ở cấu trúc “lỏng lẻo, đa dạng, song hành xoắn vặn….nó
có thể dung chứa bao nhiêu cái hỗn độn, xộc xệch vốn có của cuộc đời”. Cái
mới trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương còn thể hiện ở ngôn từ “ngôn từ ở
đây như được phát ra từ cõi vô thức sâu thẳm mịt mù ”, đặc biệt Nguyễn Bình
Phương “có lẽ là nhà văn sử dụng triệt để các yếu tố bản năng vô thức và tình
dục để giải phẫu cõi nhân tâm con người”, “Tiểu thuyết của anh có nhiều ám
ảnh giấc mơ, mộng mị.”

Yếu tố vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Luận văn thạc sĩ

5

Ngô Thị Lệ Thanh


Về vấn đề vô thức trong Thoạt kỳ thủy, Phùng Gia Thế đưa ra nhận xét:
“Một câu chuyện triền miên, vô hậu, triệt để vô thức, miên man ảo ảnh, xót xa
đau đớn thân phận con người”. “Qua Tính, những vùng tối tăm khuất lấp tận
đáy vô thức mộng mị con người được phô bày tận độ… với điểm nhìn người
điên này, Nguyễn Bình Phương muốn đưa văn chương tới những cõi bờ mà
người tỉnh táo không thể giải thích minh định, gọi tên”. Như vậy, Phùng Gia
Thế đã nhấn mạnh sự ảnh hưởng của cảm quan đời sống hậu hiện đại trong
tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, còn vấn đề vô thức đã được Phùng Gia Thế
nhắc đến nhưng chỉ là cơ sở để Phùng Gia Thế khẳng định năng lực thâm
nhập vào cõi tâm linh con người của nhà văn Nguyễn Bình Phương, nó chưa
thực sự được khai thác như một cách tân nghệ thuật của Nguyễn Bình
Phương.
Đoàn Ánh Dương trong “Lục Đầu giang tiểu thuyết” [17] có cách nhìn
nhận khá sâu sắc, cụ thể về cách tân nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương trên
phương diện thi pháp nghệ thuật: kết cấu đan lồng song hành, tiểu thuyết
trong tiểu thuyết, tiểu thuyết – huyền – sử, tiểu thuyết – thơ, tiểu thuyết – nhật
kí, tiểu thuyết – điện ảnh. Đoàn Ánh Dương cũng khái quát vấn đề vô thức
trong sáng tác Nguyễn Bình Phương: “Trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn
Bình Phương cái vô thức vẫy gọi ảo huyền và từ trong cái ảo huyền đó, phần
vô thức trong sâu thẳm tâm can con người trở nên sáng rõ. Nó như một thế
giới khuất lấp bấy lâu nay được dựng dậy để hô ứng với hiện tồn mờ mịt
hoang tàn, đổ nát của đời sống hiện tại”. Tác giả Đoàn Ánh Dương cũng nhấn
mạnh tính đa chiều của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương: “Nguyễn Bình
Phương phải huy động được trí tưởng tượng hơn nữa, phải khơi sâu vào phần
vô thức chìm khuất trong mỗi con người ”. “Các xung lực vô thức cộng đồng
là những vấn đề cốt yếu làm nên tính mờ nhòe và đa nghĩa của tác phẩm”.
Như vậy, Đoàn Ánh Dương đã nhận ra vai trò của vô thức trong việc tạo nên

Yếu tố vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương



Luận văn thạc sĩ

6

Ngô Thị Lệ Thanh

tính đa nghĩa cho tác phẩm, tác giả chỉ xem vô thức như một điểm tựa để làm
nổi bật những cách tân về thi pháp của Nguyễn Bình Phương.
“Người đi vắng, ai đọc Nguyễn Bình Phương hay nỗi cô đơn của tiểu
thuyết cuối thế kỉ” [28] của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng chỉ ra tính chất lạ hóa
hiện đại trong nội dung, hình thức biểu hiện và quan niệm trong tư tưởng
Nguyễn Bình Phương. Nguyễn Mạnh Hùng cũng có đề cập đến vấn đề vô
thức nhưng rất mơ hồ “Nguyễn Bình Phương là tiểu thuyết gia đầu tiên ở Việt
Nam có ý thức tạo dựng nhân vật bằng một hệ thống ám ảnh…Nhân vật của
Nguyễn Bình Phương giấu kín những ám ảnh của mình và sống với nó”.
Những ám ảnh mà Nguyễn Mạnh Hùng đề cập chính là một phần của vấn đề
vô thức, tuy nhiên tác giả bài viết mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận xét, đánh
giá chung chung chứ chưa thực sự đi sâu phân tích cụ thể.
2.2 Nhóm các bài viết vấn đề vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương.
Đoàn Cầm Thi trong bài “ Người đàn bà nằm từ Thiếu nữ ngủ ngày,
đọc Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương” [70] đã phát hiện ra tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương “ ý thức được quyền uy của tính dục”, “anh còn đi xa
hơn trong cuộc khai phá tình dục khi anh đặt khái niệm này bên cạnh tâm
linh….tình dục và tâm linh đi liền nhau, bổ sung nhau”. Đoàn Cầm Thi cũng
phát hiện ra giữa Nguyễn Bình Phương và Freud là khoảng cách “không xa”
“khi quan niệm tình dục là khởi điểm, như biểu hiện mãnh liệt nhất của cuộc
sống, đồng thời là một hình thức tự hủy”. Ông khẳng định: tình dục trở thành

mục tiêu nghiên cứu và phương diện chính của thi pháp Nguyễn Bình
Phương. Còn trong bài “Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên – Đọc Thoạt kỳ
thủy của Nguyễn Bình Phương” [69] nhà phê bình Đoàn Cầm Thi cũng chỉ ra
vấn đề vô thức: “ các giấc mơ, dù được diễn đạt vô cùng lộn xộn, chúng phản
ánh những trạng thái khác của tâm hồn Tính”. Tác giả đưa đến nhận xét:

Yếu tố vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Luận văn thạc sĩ

7

Ngô Thị Lệ Thanh

“Nguyễn Bình Phương có lẽ là nhà văn Việt Nam đương đại đã đẩy cuộc
thăm dò về vô thức đi xa nhất.”
Là người quan tâm đặc biệt đến sáng tác của Nguyễn Bình Phương,
Thụy Khuê trong hai bài viết: “Thoạt kỳ thủy trong vùng đất Cận Cam hoang
vu của Nguyễn Bình Phương” [31] và “Sóng từ trường II” [33], Thụy Khuê
đã có nhận định khá sâu sắc về khuynh hướng hiện thực huyền ảo với sự tồn
tại của hai cõi âm – dương của những “điềm” báo với diễn biến của nhiều thế
hệ sống và chết trên mảnh đất Thái Nguyên. Tiểu thuyết Người đi vắng là một
“hiện thực linh ảo âm dương, một thế giới bao gồm thiên nhiên, vật giới, hiện
tượng và con người”, “sự kỳ ảo đến từ các hiện tượng siêu linh, có thể là mê
tín, hoang tưởng, là bệnh hoạn, là mê hoặc, nhưng có thể chỉ đơn thuần là sự
sống của vật giới và linh giới bên cạnh chúng ta mà chúng ta không biết
nhưng Nguyễn Bình Phương đã đem đến những hiện tượng không giải thích
được ấy vào tiểu thuyết, trình bày như một quan niệm bao quát hơn về vũ trụ,
nhân sinh, kết hợp cỏ cây, vật giới, hiện tượng âm dương. Tất cả đều đi tìm

bản thể của mình…”. Với Trí nhớ suy tàn nhà phê bình Thụy Khuê tập trung
phát hiện những thành tố của tiểu thuyết Mới trong tác phẩm: “Trí nhớ và sự
suy tàn của trí nhớ như hai thành tố cấu tạo nên tiểu thuyết của anh. Đây
là…một tạp ghi của trí nhớ, viết vội kẻo sợ chóng tàn, là một chuỗi hồi ức của
một người con gái không biết tên gì ghi lại những ấn tượng chao đảo giữa hai
người tình”. Thoạt kỳ thủy, theo Thụy Khuê là “bài thơ dài đẫm máu và nước
mắt, đẫm tang thương, đẫm huyền mộng, viết về hành trình của một cộng
đồng, dù đã nửa phần điên loạn, vẫn không biết mình đang đi dần đến toàn
phần điên loạn…”, Thụy Khuê nhấn mạnh điểm mới trong Thoạt kỳ thủy:
“Thoạt kỳ thủy là cuốn tiểu thuyết khác thường, khó đọc, bởi lối hành văn và
cấu trúc truyện lạ, một thứ Thoạt kỳ thủy trong văn chương mang dấu ấn sáng
tạo…”. Như vậy, Thụy Khuê khi nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Bình

Yếu tố vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Luận văn thạc sĩ

8

Ngô Thị Lệ Thanh

Phương đã quan tâm nhiều đến bút pháp hiện thực huyền ảo, tuy có đề cập
đến vấn đề vô thức nhưng chưa thực sự đặt vấn đề vô thức thành nét nghệ
thuật đặc sắc trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương.
Những năm gần đây, một số luận văn cũng đi sâu vào tìm hiểu tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương và vấn đề vô thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương, đáng chú ý nhất là các luận văn sau:
Báo cáo khoa học “ Cuộc thăm dò cái vô thức trong Thoạt kỳ thủy” của
Đặng Thị Lan Anh [8], yếu tố vô thức được thể hiện ở bốn khía cạnh: mờ hóa

nhan đề, mờ hóa cốt truyện, mờ hóa nhân vật và dị thường hóa- ảo giác hóa
sự tha hóa của nhân sinh. Tác giả Đặng Thị Lan Anh đã khá xuất sắc khi
nhận diện ra vai trò của vô thức như một khía cạnh mới trong quan niệm nghệ
thuật về con người , từ đó đưa ra lời “hãy cảnh giác và kịp thời ngăn chặn
nguy cơ mất nhân tính khi còn chưa muộn”. Tuy nhiên tác giả bài viết chưa
đề cập vấn đề vô thức một cách đầy đủ như một thủ pháp nghệ thuật của
Nguyễn Bình Phương để tạo nên thành công của tác phẩm và tạo nên nét
riêng của nhà văn trong dòng chảy văn học đương đại.
Đáng quan tâm nhất là luận văn Thạc sĩ của Ngô Thị Lan Anh “Vô
thức nhân vật – góc độ phân tâm học” [9] đã triển khai vấn đề vô thức từ góc
độ nhân vật và được soi sáng bằng phân tâm học. Luận văn đi sâu vào biểu
đạt của vô thức nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là: giấc mơ
lúc ngủ, giấc mơ tỉnh thức. Đồng thời đề cập đến bản năng sống và bản năng
chết, qua đó giúp nhà văn hiểu sâu sắc những góc khuất, nỗi đau, sự sợ hãi
trong mặc cảm thầm kín của tâm hồn nhân vật. Đây là một luận văn đề cập
đến vấn đề vô thức khá đầy đủ nhất, tuy nhiên vấn đề vô thức cần được xem
xét ở nhiều khía cạnh và nội dung hơn.
Như vậy, những người nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
đều phát hiện ở anh có sự độc đáo nào đó ở nội dung hoặc ở nghệ thuật xây

Yếu tố vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Luận văn thạc sĩ

9

Ngô Thị Lệ Thanh

dựng tiểu thuyết, mỗi tác giả lại sử dụng một hệ thống lí luận riêng làm cơ sở

khoa học cho việc nghiên cứu của mình. Vấn đề vô thức trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương là một vấn đề lớn nhưng chưa được quan tâm thỏa
đáng. Việc nghiên cứu yếu tố vô thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
để góp phần chứng minh năng lực thâm nhập tâm hồn người và tài năng nghệ
thuật của nhà văn một cách đầy đủ thì chúng tôi là người đầu tiên tiến hành.
Đề tài mới là thế mạnh nhưng đồng thời cũng mang đến nhiều bất cập đòi hỏi
chúng tôi phải nỗ lực khắc phục để tiến hành luận văn này.
3. Mục đích của luận văn:
Kế thừa những kết quả nghiên cứu nói trên, luận văn của chúng tôi
nghiên cứu về vấn đề vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương với mục đích tìm hiểu các biểu hiện vô thức cũng như
các thủ pháp nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương trong việc thể hiện vô thức
trong tiểu thuyết để qua đó thấy được quan niệm của nhà văn về con người
hiện đại. Đồng thời góp thêm tiếng nói khẳng định nét tư duy độc đáo, những
đóng góp mới của nhà văn cho nền văn xuôi Việt Nam đương đại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Tác giả luận văn tập trung khảo sát các tiểu thuyết chính của Nguyễn
Bình Phương là:
4.1. Những đứa trẻ chết già (NXB Văn học, 1994 )
4.2. Người đi vắng (NXB Văn học, 1999)
4.3. Trí nhớ suy tàn (NXB Thanh Niên, 2000)
4.4. Thoạt kỳ thủy (NXB Văn học, 2004)
4.5. Ngồi (NXB Đà Nẵng, 2006)
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp hệ thống, để thống kê và đánh giá những thành công
của Nguyễn Bình Phương ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật.

Yếu tố vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương



Luận văn thạc sĩ

10

Ngô Thị Lệ Thanh

5.2. Phương pháp phân tích tác phẩm, để qua đó phân tích một số tác
phẩm của Nguyễn Bình Phương.
5.3. Phương pháp so sánh, qua đó so sánh Nguyễn Bình Phương với
một số tác giả khác.
6. Đóng góp của đề tài:
6.1. Có những kết luận khoa học về vấn đề vô thức trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương, tiếp tục mở rộng con đường đi vào thế giới nghệ thuật
của Nguyễn Bình Phương.
6.2. Phân tích những biểu hiện của vô thức và nghệ thuật biểu hiện vô
thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Qua đó khẳng định tài năng và
đóng góp của nhà văn trong văn xuôi đương đại Việt Nam.
7. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Vấn đề vô thức và vô thức trong văn học.
Chương 2: Biểu hiện của vô thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương.
Chương 3: Đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương nhìn từ phương diện nội dung.

Yếu tố vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Luận văn thạc sĩ


11

Ngô Thị Lệ Thanh

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
VẤN ĐỀ VÔ THỨC VÀ VÔ THỨC TRONG VĂN HỌC

1.1. Vấn đề vô thức
1.1.1. Vô thức trong cấu trúc tâm lí
Vô thức trước khi được xem xét như một mật mã để mở ra cửa ngõ vào
thế giới văn chương vốn là một thuật ngữ chuyên nghành triết học và tâm lí
học. Do đó để tìm hiểu cho đến ngọn nguồn của khái niệm vô thức là cần thiết
để thấy được sự khác nhau cũng như sự chuyển hóa giữa trạng thái vô thức
thông thường và vô thức trong văn chương.
“Vô thức” theo “Từ điển Tiếng việt” nghĩa đơn giản nhất là “Những gì
ở mình mà bản thân con người hoàn toàn không ý thức được [47;1085]. Theo
lí giải chiết tự của “Từ điển Hán Việt” (Thiều Chửu): “vô” nghĩa là không,
“thức” nghĩa là nhận thức, tri giác về thế giới; vô thức là không ý thức được
tri thức mình thu nhận và hành động của mình với thế giới xung quanh [16; ]
Theo “Từ điển triết học” [55;677] lại phân chia vô thức thành ba dạng
thức khác nhau: “hành vi”, “những quá trình tâm lý phức tạp” và “một lĩnh
vực tâm lý đặc biệt” nhưng đều tồn tại trong thể tách biệt với ý thức.
1. Những hành vi được thực hiện một cách thụ động theo phản xạ, khi
nguyên nhân của nó chưa kịp đi vào ý thức, cũng như ý thức không hành
động một cách tự nhiên nhân tạo.
2. Những quá trình tâm lí phức tạp không trực tiếp tham gia vào mối
quan hệ có ý thức chủ thể đối với hiện thực và do đó lúc này chủ thể không ý
thức được quá trình đó (tiềm thức).


Yếu tố vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Luận văn thạc sĩ

12

Ngô Thị Lệ Thanh

3. Một lĩnh vực tâm lí đặc biệt không tập trung những ý hướng, động
cơ, những ham muốn vĩnh viễn và bất biến mà ý nghĩa của chúng được quyết
định bởi bản năng, còn ý thức thì không thể biết được.
Nhìn từ góc độ tâm lý học, vô thức được hiểu là: “những cảm nghĩ
không nhận ra được, như là ẩn náu trong cõi lòng tối tăm , nhưng vẫn chi phối
hành vi”. “Những xung lực bản năng đó khi vấp phải những ràng buộc của
thực tế bị dồn nén lại, rồi biểu hiện thành những hành vi tưởng chừng như rất
xa lạ với các xung năng ấy” [56;398]
“Từ điển Tâm lý học” (Vũ Dũng chủ biên) luận giải cụ thể hơn: “vô
thức” được xem như là tập hợp các quá trình hoạt động, các trạng thái tâm lí
vốn bắt nguồn từ đời sống thực tại nhưng chủ thể không ý thức được xuất xứ
của chúng. Do vậy chủ thể không có khả năng thực hiện sự kiểm tra có chủ ý
đến hành động và đánh giá những kết quả của chúng. Trong thế giới vô thức,
nhận thức của con người không đúng tiến trình: cảm giác, tri giác, biểu tượng
và các quá trình logic thông thường. Trong đó không lạ gì việc quá khứ, hiện
tại, tương lai cùng hiện hữu, liên kết với nhau trong hành vi tâm lí nào đó
(giấc mơ). Từ những lí giải trên các nhà nghiên cứu qui toàn bộ thế giới vô
thức phức tạp về hai hình thức tồn tại cơ bản: thói quen hay một loại phản ứng
từ lâu đã ăn sâu vào nhịp điệu sinh học của cơ thể, người ta thực hiện nó mà
không phải tư duy, cân nhắc và những trạng thái không giải thích được như

mộng du, mê sảng hay những hành động bột phát không thể đoán trước và
kiểm soát.
1.1.2. Vô thức trong cái nhìn của học giả phương Đông
Thế kỉ XIX là thế kỉ bùng nổ của những học thuyết, trong đó học thuyết
về cái vô thức là một trong những khám phá tạo tiếng vang lớn có khả năng
tác động đến nhiều mặt trong đời sống con người. Nhiều người cho rằng, học
thuyết của Freud đã “làm thay đổi trật tự của vũ trụ” đặc biệt là những quan

Yếu tố vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Luận văn thạc sĩ

13

Ngô Thị Lệ Thanh

niệm về cuộc sống cũng như bản chất của con người bị đảo lộn. Thậm chí có
người còn so sánh S. Freud với C.Marx, nếu C.Marx làm thay đổi đời sống
vật chất của con người thì S.Freud làm thay đổi đời sống tinh thần của con
người.
Tuy nhiên, vấn đề vô thức không phải đến Freud mới khám phá và phát
hiện ra mà trước Freud vấn đề vô thức đã được ít nhiều nhắc đến trong cái
nhìn của học giả phương đông và phương tây.
Từ xa xưa các học giả phương Đông đã nhắc đến vấn đề vô thức qua
cách lí giải về cảm hứng sáng tác của người nghệ sĩ một cách “linh tính”. Lưu
Hiệp đời Tề (465-520) trong cuốn Văn tâm điêu long nói: “Tình vãng tự tặng,
hứng lai như đáp” dịch là: tình đến như tặng, hứng đến như đáp, tình cảm biến
đổi theo cảnh vật tự nhiên mà biến đổi, và tác phẩm là sản phẩm của tình cảm.
Đó chính là “xung động sáng tác” của người nghệ sĩ.

Lục Cơ trong cuốn Văn phú đã nói: “lai bất khả ái, khứ bất khả chỉ”
nghĩa là: “Hứng đến không thể ngăn, hứng đi không thể giữ” [61;108] khi nó
đến tư tưởng bỗng nhiên khai khiếu, văn tứ như gió thổi từ trong lòng ra,
ngôn ngữ như dòng suối từ khe răng môi tuôn ra, ý tứ dạt dào phong phú,
cuồn cuộn chảy, theo tay viết ra thành tác phẩm. Ông không giải thích nguyên
nhân sáng tác là do đâu, ông qui điều đó là do “thiên cơ” hay còn gọi là trời
phú cho mỗi người, là nhân tố chủ quan thuộc loại “linh tính”.
Tô Thức (1037-1101) là nhà nghệ thuật nổi tiếng đời Tống đã nói:
“hữu sở bất năng tự dĩ nhi tác giả” (trong Nam hành tiên tập tự) dịch là
“không thể đừng được mới sáng tác”, điều này nghĩa là khi nào nảy sinh cảm
hứng “xung đột sáng tác” tới mức không viết không được thì mới tiến hành
sáng tác [61; 102].
Công việc sáng tác của người nghệ sĩ chẳng khác nào mây nước chảy,
chịu ảnh hưởng của ngoại lực mà phát sinh một cách tự nhiên vô thức, nó

Yếu tố vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Luận văn thạc sĩ

14

Ngô Thị Lệ Thanh

“trôi chảy” hay “ngừng lại” đều theo cảm hứng ở trong lòng mà quyết định,
cảm hứng chảy hết rồi, thì công việc cũng dừng lại.
Còn Trịnh Bản Kiều khi bàn về sự sáng tác của mình thì nói rằng:
“hứng kéo đến như gió mưa” làm cho “bút mực chạy linh tính xuất hiện”
(Cuốn: Hữu tặng Mẫu Sơn).
Tác giả Viên Mai (1715-1797) tự là Tử Tài, hiệu là Giản Trai, người

huyện Tiền Đường, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Trong cuốn Tùy Viên thi
thoại đã bàn về thơ, lấy “tính linh” làm gốc; theo ông, tính linh là cái phong
phú tự nhiên mà nhà văn nhà thơ bỗng cảm nhận được, không cần cảnh giới
lớn hay nhỏ, cách điệu hay cao thấp, chỉ cần có tính linh thì là thơ hay. Trong
thuyết “tính linh”, Viên Mai đề cập đến ba yếu tố phương diện của chủ thể
sáng tác cần phải có: chân tình, cá tính, thi tài. Viên Mai nhấn mạnh đến yếu
tố thi tài, thiên bẩm là nhân tố trời cho, trong quá trình sáng tác người nghệ sĩ
dễ nảy sinh “linh cơ” và “cảm hứng” tức là hiện tượng linh cảm. Ông cho
rằng “làm thơ mà hứng đến thì dễ thành” (tác thi hứng, hội sở chí, dị vu thiên
thành), khi ấy thi nhân ở trong cao trào cảm hứng sáng tác và thời gian linh
cảm tồn tại rất ngắn nên phải khéo nắm bắt, giống như “Thương nhạn tài kiến
tiên sinh cầm” (vừa thấy nhạn biển thì bắt ngay). Sự xuất hiện của linh cảm
tương thông với ngoại vật, tính ngẫu nhiên và tất nhiên của linh cảm thống
nhất với nhau vì có khi “thường ngày tìm nó” không thấy, nhưng lại “bất chợt
được nó” [61; 209]
Như vậy, trong trạng thái linh cảm ùn ùn kéo tới người nghệ sĩ nắm bắt
không kịp giây phút ấy họ chỉ việc hạ bút một cách vô thức. Các học giả
Phương Đông thời xưa ít nhiều đã đề cập đến vấn đề vô thức trong sáng tạo
nghệ thuật, tuy nhiên họ chưa gọi tên khoa học “vô thức” như ngày nay nhưng
họ đã ý thức được quá trình sáng tạo vô thức của người nghệ sĩ và phản ánh
vấn đề vô thức trong tác phẩm văn học của mình.

Yếu tố vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Luận văn thạc sĩ

15

Ngô Thị Lệ Thanh


Vô thức là kho chứa những cảm xúc, những tình cảm, những ham muốn,
những giận hờn…bộ “dồn nén” vào bên trong, kho chứa những “mặc cảm
mang màu sắc cảm xúc”. Với Freud thì con người gồm có bản năng tính dục
(Id), bản ngã (Ego) và siêu ngã (Superego) – cái vượt qua khỏi cái tôi. Với
Jung cái vượt khỏi cái tôi là “vô thức tập thể”, một chiều sâu chung của tâm
thức con người. Văn học phương Đông từ xa xưa đã tiếp cận với phân tâm học,
yếu tố vô thức của văn họcpPhương Đông đã được Jung đánh giá trong bài tựa
“Bình giảng tâm lí” (1935), Jung đã so sánh Phương Đông và Phương Tây như
sau: “Phương Đông có thể sẵn sàng bỏ cái ngã (ego) khá dễ dàng hình như chỉ
ra một cái tâm lí không phải là cái tâm bình thường của chúng ta. Chắc chắn cái
ngã không đóng vai trò trong tư tưởng Phương Đông như nó đã giữ vai trò ấy
trong văn hóa chúng ta. Có lẽ như tâm thức Phương Đông ít qui ngã hơn,
những nội dumg của nó nối kết lỏng hơn với chủ thể, sự nhấn mạnh lớn lao hơn
được đặt vào những trạng thái tâm thức mang tính vô ngã.. ”
1.1.3. Vô thức trong cái nhìn của học giả Phương Tây
Trước Freud, các nhà triết học phương Tây đã ít nhiều nhắc đến yếu tố
vô thức trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Thời cổ đại, Platon cho rằng: nội tâm là phần ý thức, là tư duy và tư
tưởng. Platon đã nhận ra sự hiện hữu của vô thức nhưng lại xếp vô thức vào
lĩnh vực sinh lí và con người có thể ý thức được vô thức.
Thế kỉ XIX Hegel bàn đến tính linh cảm trong sáng tạo nghệ thuật, linh
cảm của người nghệ sĩ là điều không hẹn mà đến hay đến mà không sao đoán
trước được, cũng không sao cản lại được “Dù là thiên tài vĩ đại tối ngày nằm
dài trên thảm cỏ xanh đón gió hiu hiu thổi lại, ngửa mặt ngắm trời trong,
trước sau nguồn linh cảm đều vẫn không ngó ngàn đến ông ta. ”[18].
Còn Maritain cho rằng “toàn bộ tác phẩm nghệ thuật đều do tính trực
giác sáng tạo sinh ra”, cơ sở của tính trực giác sáng tạo là “tinh thần vô thức”,

Yếu tố vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương



Luận văn thạc sĩ

16

Ngô Thị Lệ Thanh

ông cho rằng nguồn gốc của mọi hoạt động con người dù là lý tính (lí trí) hay
phi lý đều gom về một mối là tinh thần vô thức. Maritain cũng qui sự sáng tạo
nghệ thuật là một thứ vô thức, sự thôi thúc của “lý trí tiềm thức”[19]. Đúng
như vậy, trong sáng tác nghệ thuật rất cần đến trạng thái linh cảm, tuy nó
mang tính thần bí, nhưng điều đó không có nghĩa là trong căn bản hình thành
tác phẩm, linh cảm ngẫu nhiên quyết định. Linh cảm có thể bắt gặp nhưng
không thể cầu mong mà có được.
Friedrich Nietzsche (1844-1900) nhà triết học, giáo sư, nhà văn Đức,
đại biểu tiêu biểu của Chủ nghĩa phi lí và ý chí luận lại cho rằng: ý thức
không đáng tin cậy, ông kêu gọi mọi người quay về với thể xác và coi tư duy
thể giác là vô thức, hoàn thiện hơn tư duy ý thức. Ông cũng đề cao vai trò của
bản năng, ông lí giải mọi khả năng và số phận mỗi con người đều tùy thuộc
vào sức mạnh thần bí đó.
Đến thế kỉ XX, Triết học trực giác của Bergson ra đời, ông đi vào “thế
giới bên trong” - thế giới thần bí cắt đứt với xã hội, ông cho rằng: tâm linh
con người gồm cả hai khả năng cơ bản: trí tuệ và trực giác. Trí tuệ chỉ có thể
nhận thức được thế giới vật chất bên ngoài chứ không thẻ hiểu được bản chất
sự sống, nó hoàn toàn bất lực trước cái phi vật chất, không nắm bắt được dòng
ý thức sâu xa của đời sống “bên trong”. Do đó trực giác – con đường nhận
thức có tính vô thức được ông tuyệt đối hóa cùng với việc đề cao đến mức
thần bí hóa “bản năng sâu thẳm” của con người.
Sigmund Freud tuy không phải là người đầu tiên đưa ra khái niệm vô

thức nhưng với một loạt tác phẩm: Giải đoán giấc mộng (1900), Tâm lí bệnh
học đời thường (1904), Ba bài giảng về lí thuyết tình dục (1905)…ông là
người chứng minh được sự tồn tại của vô thức trong tâm lí con người bằng
những thực nghiệm khoa học chứ không phải chỉ là cảm thấy. Theo Freud
“tâm lý học trước đây chỉ dừng lại ở ý thức, ý thức hữu thức” tức là lí trí mà

Yếu tố vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Luận văn thạc sĩ

17

Ngô Thị Lệ Thanh

ông gọi là “tâm lý học bề mặt”. Còn vô thức chính là “tâm lý học miền sâu”
[19] . Ông chia quá trình tâm lý của con người thành ba bậc: ý thức, tiềm thức
và vô thức
- Ý thức (Conscious): tầng mức độ hoạt động của tâm lý mà con người
có thể nhận biết thông qua tư duy, ý tưởng và cảm xúc.
- Tiềm thức (preconscious): làm phần kí ức có thể gợi nhớ lại được.
- Vô thức (Unconscious): theo Freud, đây là phần quan trọng của bộ
máy tâm trí vì đó là phần qui định nên những hành vi của con người. Con
người không thể nhận biết được những hành động đang diễn ra trong phần vô
thức.

Sơ đồ cấu trúc nhân cách theo quan điểm của Freud

Yếu tố vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương



Luận văn thạc sĩ

18

Ngô Thị Lệ Thanh

Khối vô thức là khối bản năng, Freud cho rằng có nhiều loại bản năng
khác nhau nhưng ông chú ý đến hai loại bản năng trọng yếu: bản năng sống
(Eros) và bản năng chết (Thanatos)
- Bản năng sống (Eros): bao gồm tất cả những gì liên quan đến sự tồn
tại của cá nhân và tập thể như đói, khát, tình dục. Năng lượng của bản năng
sống này được gọi là Libido – bản năng tình dục. Bản năng tình dục giúp duy
trì sự sống như ăn, uống, tình dục và các hoạt động khác đáp ứng toàn bộ
những nhu cầu khác của cơ thể.
- Bản năng chết (Thanatos): là hệ thống năng lượng của những sinh vật
sống săn đuổi liên tục trong trạng thái cân bằng và chỉ có thể đạt được thông
qua cái chết [19;156]. Biểu hiện của bản năng chết là sự lặp lại một trạng thái,
một nỗi buồn có trước nào đó. Bản năng chết còn thể hiện ở khả năng gây gổ,
đốt phá, đánh đấm và hủy diệt, đặc biệt là khả năng hủy diệt chính mình. Bản
năng chết được xem là nền tảng của toàn bộ hành vi hiếu chiến và tàn sát.
Tuy nhiên, Freud cho rằng: bản năng sống (Eros) mạnh hơn bản năng
chết (Thanatos) nên nó giúp chúng ta tồn tại chứ không phải hủy diệt.
Tương ứng với ba tầng bậc trong cấu trúc nhân cách, Freud đưa ra ba
thành phần của cấu trúc nhân cách là: Cái Ấy (Id), Cái Tôi bản ngã (Ego) và
cái siêu ngã- cái siêu Tôi (Superego).
- Cái Ấy (Id): bao gồm những bản năng quan trọng nhất là dục tính
(Sex) và hung tính (Aggression). Chức năng cơ bản của Cái Ấy là duy trì con
người trong trạng thái thoải mái, không bị những áp lực căng thẳng. Cái Ấy
vận hành theo “nguyên lý khoái lạc” (Pleasure Principle) hướng tới sự thỏa

mãn nhu cầu có tính bản năng. Cái Ấy hiện diện ngay từ lúc sinh ra và từ đầu
không liên quan đến chức năng sinh dục. Tính dục ở đay có những khoái cảm
xuất phát từ một số bộ phận của cơ thể gọi là bộ phận kích dục.

Yếu tố vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Luận văn thạc sĩ

19

Ngô Thị Lệ Thanh

- Cái Tôi- bản ngã (Ego): không giống như Cái Ấy, Cái Tôi không có
sẵn vào lúc sinh ra, nhưng nó dần dần hình thành và phát triển khi chúng ta
tương tác với môi trường bên ngoài. Chức năng của cái Tôi là thực hiện việc
kiểm soát bản thân và hiểu biết thế giới bên ngoài. Vì thế cái Tôi vận hành
trên “nguyên lý thực tế” (Reality Principle)
- Cái siêu Tôi- siêu ngã (Superego) là một dạng thức kiểm soát từ bên
trong của mỗi cá nhân. Theo Freud, cái siêu tôi được tạo lên bởi hai thành
phần: lương tâm (Conscience) và cái Tôi lý tưởng (Ego-ideal). Cái siêu Tôi là
cơ chế kiểm soát được “cài đặt” bên trong để đảm nhận chức năng chính là
kiểm soát các xung năng có tính nguyên sơ của Cái Ấy. Cái siêu tôi thể hiện
những điều có tính lí tưởng bên trong mỗi cá nhân và luôn hướng con người
đến sự hoàn hảo.
Trong tâm lí con người con người, bản năng siêu ngã và bản ngã luôn
xung đột với nhau. Cá nhân nào siêu ngã mạnh thì nó kéo bản ngã về phía nó
và con người sống tự kìm chế mình trong những ham muốn, sống nghị lực ý
chí tuân theo những lí tưởng và đaọ đức xã hội. Còn cá nhân nào bản năng
mạnh thì nó sẽ kéo bản ngã về phía nó và con người hành động theo bản

năng, không biết điều khiển được bản thân mình, hoàn toàn buông thả theo
những dục vọng, bị ham muốn chi phối. Freud cho rằng có hai con đường để
giải thoát những ham muốn tính dục mà không sợ phạm đạo đức xã hội đó là:
giấc mơ và sáng tạo nghệ thuật.
Giấc mơ là cửa ngõ chính dẫn vào thế giới vô thức. Freud đã chia giấc
mơ thành hai phần nội dung biểu hiện và nội dung tiềm ẩn. Nội dung hiển
hiện là cảnh mộng mà người nằm mơ thấy được. Theo Freud thì “chúng ta đã
có lý khi cho rằng giấc mộng là một sự biến dạng của một ước vọng khi bị
dồn nén”. Mỗi một giấc mộng đều biểu hiện một bi kịch trong thế giới nội

Yếu tố vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Luận văn thạc sĩ

20

Ngô Thị Lệ Thanh

tâm của con người, giấc mộng làm tan đi cảm giác căng thẳng do những ước
mong không đạt được gây ra.
Nếu giấc mơ là sự trá hình của những ước muốn bị dồn nén của con
người thì sáng tạo nghệ thuật (tác phẩm) cũng chính là sự thăng hoa của các
ẩn ức trong tâm hồn nghệ sĩ “Nghệ thuật đạt tới sự hòa giải theo một con
đường độc đáo….Bị thúc đẩy bởi những thèm khát ghê gớm, nghệ sĩ chiếm
đoạt được danh vọng, quyền hành, của cải, vinh quang và tình yêu…”
Liên quan đến nội hàm khái niệm vô thức, Freud đưa ra các khái niệm:
mặc cảm Oedipe, mặc cảm bị thiến, mặc cảm phạm tội.
- Mặc cảm Oedipe được Sigmund Freud xuất phất từ một vở kịch của
Sophocles trong đó vua xứ Thebes bỏ rơi hoàng tử Oedipus. Về sau Oedipus

giết cha và cưới mẹ mình mà không biết. Theo Freud cho rằng tính dục của
trẻ em mang tính bản năng, được bộc lộ một cách vô tư, thoải mái. Khi đứa
trẻ có những thức tỉnh về tính dục và bắt đầu hướng sự thức tỉnh đó ra bên
ngoài thì đối tượng đầu tiên của nó là bố (đối với con gái) hoặc mẹ (đối với
con trai). Lớn lên đứa trẻ sẽ hướng đối tượng tính dục của nó vào một đối
tượng khác giới với bố hoặc mẹ mình.
- Mặc cảm bị thiến, theo Freud đứa trẻ có hành vi bộc lộ dục tính một
cách vô tư nên người lớn thường có thái độ cấm đoán và có hình thức trừng
phạt. Từ đó hình thành ở trẻ sự sợ sệt, thiếu tự tin vào bản thân mình. Đó là
trạng thái của mặc cảm bị thiến, nếu không có sự điều chỉnh kịp thời thì sẽ để
lại biến chứng trong tuổi trưởng thành như: lãnh cảm tình dục, ám ảnh bị thua
kém, yếu đuối về sinh lực ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt tình dục.
- Mặc cảm phạm tội được hình thành khi đứa trẻ bắt đầu ý thức được
hình phạt mà người lớn dành cho chúng khi chúng phạm tội. Sự sợ hãi trừng
phạt dẫn đến tâm trạng luôn lo âu sợ mình phạm tội.

Yếu tố vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Luận văn thạc sĩ

21

Ngô Thị Lệ Thanh

Phân tâm học là thành tựu của thế kỉ XX, với học thuyết vô thức. Freud
trở thành một trong ba nhà khoa học lớn (C.Mác, Nietzeche, Freud) đã tạo ra
bước rẽ cho hành trình phát triển khoa học xã hội nhân văn. Có thể xem Freud
là “một trong những người tiên phong căng buồm đến khám phá đại dương
mờ tối, bí ẩn của vô thức. Với vai trò sợi dây Adrian, Freud đã dò tìm ra con

đường khám phá thế giới bên trong chưa từng biết tới của con người”. Thuyết
phân tâm học về vô thức là viên gạch đặt nền móng trong việc nghiên cứu tâm
lý con người và mở ra con đường cho văn học khám phá đời sống con người.
Carl Gustal Jung (1875-1961), sinh trong một gia đình mục sư gốc
Đức đến lập nghiệp ở Thụy Sĩ, say mê khảo cổ học và cổ sinh học. Thời thanh
niên, C.Jung rất sùng bái Freud và trở thành học trò xuất sắc của Freud. Jung
rất tán thành, thậm chí suốt đời trung thành với lí thuyết vô thức của Freud.
Nhưng ông phát hiện ra yếu điểm trong học thuyết vô thức của Freud nên đã
phát triển theo một hướng khác. Theo Jung, sơ đồ kết cấu tâm lý gồm ba tầng:
- Ý thức: là phần nhô lên trên mặt nước của hòn đảo.
- Phần chìm dưới nước là vô thức cá thể
- Cắm sâu dưới đáy biển là vô thức tập thể.

Sơ đồ cấu trúc nhân cách của C. Jung

Yếu tố vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Luận văn thạc sĩ

22

Ngô Thị Lệ Thanh

Sơ đồ cấu trúc nhân cách của Jung có phần ngược với sơ đồ của Freud,
cũng gồm kết cấu ba tầng, nhưng tầng vô thức “bản ngã” (Id) chìm sâu dưới
nước, nhô lên trên mặt nước đến hai tầng Ý thức “bản ngã” (Ego) theo nguyên
tắc hiện thực và ý thức “siêu ngã” (Superego) theo nguyên tắc lý tưởng.
Qua mô hình này cái Tôi là trung tâm của ý thức. Nhân cách là toàn thể
bao chứa ý thức và vô thức. Cái vô thức lại là một toàn thể nhỏ bao chứa hai

tập hợp con là tâm lý tập thể và tâm lý cá nhân.
Jung kiên quyết phản đối trong vô thức chỉ có bản năng tình dục. Hay
nói cách khác, nếu Freud cho rằng Libido chỉ là bản năng tình dục, thì trái lại
Jung cho Libido là một sức sống phổ biến, không chỉ là biểu hiện ở sinh thực,
mà còn ở sinh trưởng cũng như ở nhiều hoạt động khác. Libido là toàn bộ
những xung năng chứ không chỉ là cái tình dục. Giữa năng lượng libido và
bản năng tình dục có một dòng chảy ngầm năng động.
Jung chia hai loại hình libido: loại hình hướng nội thì quan hệ chính
giữa chủ thể và khách thể là quan hệ phủ định. Và loại hình hướng ngoại thì
đem ý hướng của chủ thể di chuyển sang khách thể và biết căn cứ theo những
quan hệ của khách thể để mà suy nghĩ và hành động.
Phát hiện đặc biệt của Jung là thuyết “Vô thức tập thể”. Jung cho cái
“bản ngã” (Id) vô thức chỉ là một bộ phận của vô thức mà ông gọi là “vô thức
cá thể”, và là một lớp mỏng nằm cạnh ngay dưới ý thức, nó chứa đựng những
nội dung và hành động tâm lý không điều hòa được với ý thức, nhưng có khả
năng chuyển hóa được nhanh thành ý thức. Thí dụ: bản năng tình dục đúng là
thường bị khống chế bởi ý thức nhưng không có khó gì bị chuyển hóa thành
hành động có ý thức. Jung hiểu “vô thức cá thể” rộng hơn, nó gồm ba phương
diện: những thể nghiệm cá nhân không phức hợp và bị dồn nén bởi ý thức:;
những thể nghiệm yếu ớt không vươn tới tầm ý thức hoặc đã vươn đến nhưng
còn hời hợt, yếu ớt và bị rút dần vào quên lãng. Như thế “vô thức tập thể”

Yếu tố vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Luận văn thạc sĩ

23

Ngô Thị Lệ Thanh


không phải đều là những hoạt động theo nguyên tắc khoái lạc, dẫn đến những
điều xấu xa hoặc tội ác.
Việc tìm tòi, khám phá bên dưới “vô thức cá thể” đã đưa ông đến thành
công là việc đưa ra “vô thức tập thể”, nằm ngay dưới “vô thức cá thể”. Đây
cũng chính là chỗ lý thuyết vô thức của Jung khác với lý thuyết vô thức của
Freud.
Jung cho rằng vô thức tập thể có ngồn gốc sâu xa từ kinh nghiệm lịch
sử của nhân loại, chính đây là nhân tố mơ hồ nhưng lại rất sâu sắc quyết định
hành dộng của con người. Jung đặt vấn đề vô thức của con người trong cơ
tiến trình manh nha và hình thành tâm lý toàn nhân loại, chứ không chỉ là
những dấu vết của những kỉ niệm thuở thiếu thời của từng cá thể con người.
Sự kế thừa những kí ức cộng đồng không có nghĩa mỗi con người thâu tóm
hoặc hồi tưởng tất cả những thể nghiệm của tư tiên, mà đây chỉ nói đến những
khả năng tiềm tàng hoặc khuynh hướng tất yếu sử dụng những phương thức
tương đồng với cha ông để nắm bắt hoặc phản ứng trước thế giới. Tất cả
những cái đó làm nên “vô thức tập thể”. Trái với S.Freud cho rằng trong vô
thức chỉ là sự duy truyền của bản năng, nhất là bản năng tình dục, thì Jung
cho rằng trong vô thức còn chứa đựng sự di truyền mang tính chất xã hội, thể
hiện ở phương thức như Totem, ma thuật, nghi thức tôn giáo trong thời dã
man, và sự duy truyền lưỡng tính sinh vật – xã hội, tức là kinh nghiệm xã hội
được mô thức hóa về mặt sinh lý trong cơ thể con người.
Carl Jung khẳng định vô thức tập thể chính là nội dung kinh nghiệm
nguyên thủy hình thành trong tiến trình sơ kì của nhân loại. Về những nội
dung cơ bản các yếu tố ban đầu này, lúc đầu ông gọi là “nguyên mẫu”
(Prototype) sau ông đổi thành “cổ mẫu” (Archetype) tức là những hoàn cảnh
và yếu tố điển hình mà con người đó từng trải qua, in đậm dấu ấn trong tâm lý
loài người.

Yếu tố vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương



Luận văn thạc sĩ

24

Ngô Thị Lệ Thanh

Jacques Lancan – một đại biểu của phân tâm học theo cấu trúc luận đã
lý giải vô thức theo chiều hướng mới với kết luận nổi tiếng: “vô thức cũng
được cấu trúc như ngôn ngữ”. Theo quan niệm của Lancan “vô thức” là một
chuỗi vận động liên tục của cái biểu đạt, ở đó những cái được biểu đạt thường
bị đè nén, không vươn lên tầm ý thức được. Bị tác động bởi vô thức, chúng ta
sẽ không bao giờ nói được hoàn toàn đúng những gì chúng ta muốn nói ; mọi
diễn ngôn đều ít nhiều mang tính nói nhịu, dó đó mơ hồ, hơn nữa hầm hồ. Ý
nghĩa luôn là cái gì dang dở, lẫn lộn giữa những yếu tố có tính truyền thống
và những yếu tố phi truyền thống, vừa sáng rõ vừa tối tăm. Lancan tin rằng
ngôn ngữ là một cái gì nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Điều đó có
nghĩa, vô thức không chỉ được cấu trúc như ngôn ngữ mà còn là sản phẩm của
ngôn ngữ. Đây là điều khác biệt giữa Lancan và Freud, Freud nhấn mạnh yếu
tố sinh lý, Lancan nhấn mạnh yếu tố ngôn ngữ.
1.2. Vô thức và sáng tạo văn học Việt Nam
1.2.1. Vô thức trong văn học Việt Nam trước 1975
Phân tâm học ra đời đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc
nhận thức những vấn đề thầm kín nhất của đời sống tâm sinh lý con người.
Nó trở thành khoa học phân tích tâm lý chiều sâu của mọi hành vi trong đời
sống ý thức và vô thức của mỗi cá nhân. Dấu ấn của phân tâm học, đặc biệt là
yếu tố vô thức đối với văn học là vô cùng sâu sắc đến mức có nhà nghiên cứu
Phương Tây đã nhận định: bóng dáng của phân tâm học hiện diện ở hậu cảnh
hầu hết những tác phẩm lớn nhất của đương đại này.

Tất nhiên, không phải đến khi học thuyết phân tâm học và phát hiện vô
thức của Freud ra đời và du nhập vào Việt Nam thì các sáng tác văn học Việt
Nam mới chịu ảnh hưởng và đề cập đến vấn đề vô thức. Ngay trong dòng Văn
học Dân Gian từ ngàn đời xưa, yếu tố vô thức đã được phản ánh một cách
hồn nhiên, ngây thơ với những tín ngưỡng, mẫu gốc trong thần thoại của

Yếu tố vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Luận văn thạc sĩ

25

Ngô Thị Lệ Thanh

người Việt cổ như truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra bọc trăm
trứng. hay sự pha trộn sắc thái thanh tục trong những câu chuyện tiếu lâm
hoặc mảng ca dao mang tính bông đùa, hài hước.
“Ước gì loan được vô phòng
Loan ôm lấy phượng, phượng bồng lấy loan.”
Quan hệ nam- nữ là một nhu cầu của con người, trong xã hội xưa người
ta ngại nói đến chuyện này nên mượn ca dao để giãi bày cảm xúc. Loan cũng
là Phượng nhưng là chim trống; còn khi dùng từ Phượng có nghĩa là nói đến
con chim mái. Ở đây Loan- Phượng được dùng để chỉ đôi bạn tình. Thế mới
hiểu cha ông ta từ ngàn xưa cũng “đáo để”, bằng lời văn mộc mạc nhưng
không kém phần hóm hỉnh đã phơi bày chuyện phòng the một cách đường
hoàng không bị ai bắt bẻ.
Thời trung đại, khái niệm vô thức vẫn còn xa lạ với các nhà văn nhà
thơ, tuy nhiên đã có một số tác giả tiêu biểu đã tiệm cận đến đời sống tâm lí
lứa đôi, những khát khao thầm kín, những dục vọng ấp ủ trong cả cõi tỉnh

thức. Tiêu biểu là tác phẩm Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều) đã thể
hiện sâu sắc tâm trạng người cung nữ bị ruồng bỏ. Vua chúa có hàng nghìn
cung nữ, cung nữ cả đời mới được một vài lần “chúa dấu vua yêu”, còn phần
lớn không biết đến “ơn mưa móc” của Vua chúa.
“Hoa này bướm nỡ thờ ơ
Để gầy bông thắm để xơ nhị vàng”
Hoa – bướm là ẩn dụ cho tình nhân, ẩn dụ cho người cung nữ và Vua.
Người cung nữ tự thấy mình có hương sắc mà vua thờ ơ không đoái hoài làm
xót xa cho kiếp hoa, đồng thời nói lên khất vọng hạnh phúc lứa đôi của nàng.
Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm) lại thể hiện khát
khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Người chinh phụ tiễn chồng ra trận với
mong ước người chồng sẽ lập công danh và trở về trong cảnh vinh hoa. Thấm

Yếu tố vô thức và sự đổi mới tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


×