Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Lý Biên Cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 143 trang )


Luận văn thạc sĩ văn học

PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

- 3 -



Nhà văn Lý Biên Cương (1941 - 2010)




Luận văn thạc sĩ văn học

PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

- 4 -



Ảnh bìa sách: Lý Biên Cương – Tuyển tập Truyện ngắn,
Truyện vừa, Tiểu thuyết. NXB. Văn học, 2003




Luận văn thạc sĩ văn học



PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

- 5 -

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian khảo cứu, sưu tầm tài liệu để chấp bút cho công trình
nghiên cứu của mình, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, chúng tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc nhất tới Thầy
hướng dẫn luận văn: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC THIỆN, người đã hướng
dẫn chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi từ lúc chọn đề tài cũng như trong suốt
quá trình nghiên cứu hoàn thành Luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo khoa Văn học,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Sở Giáo dục – Đào tạo Hưng Yên,
Ban giám hiệu trường Trung học phổ thông Nguyễn Thiện Thuật cùng bạn
bè, đồng nghiệp gần xa và những người thân trong gia đình đã động viên,
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn
thành Luận văn này.

Tác giả luận văn


Phạm Thị Thu Hương






Luận văn thạc sĩ văn học

PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

- 6 -


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Những số
liệu trong phạm vi nghiên cứu là do tôi trực tiếp thống kê, không sao chép từ
bất cứ nguồn tài liệu nào, những trích dẫn tài liệu đã sử dụng trong Luận
văn là đúng sự thật và được trích dẫn nguồn gốc từ các tài liệu, tạp chí,
công trình nghiên cứu đã được xuất bản, công bố. Các giải pháp nghiên cứu
nêu trong Luận văn được rút ra từ những cơ sở lý luận và nghiên cứu thực
tiễn, trong quá trình học tập và giảng dạy.

Tác giả luận văn


Phạm Thị Thu Hương












Luận văn thạc sĩ văn học

PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

- 7 -
MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn … ……………………………………………………… 4
Lời cam đoan …………………………………………………………

5
Mục lục ……………………………………………………………… 6
Danh mục các từ viết tắt, ký hiệu, ảnh và bảng biểu …………………

9
MỞ ĐẦU
……………………………………………………………

11

1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………… 11

2. Lịch sử vấn đề …………………………………………………


14

3. Mục đích nghiên cứu …………………………………………… 17

4. Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………

18

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………… 18

6. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………… 19

7. Dự kiến đóng góp mới …………………………………………… 20
NỘI DUNG
Chương 1: Đặc điểm cái nhìn hiện thực và hình tượng tác giả
trong văn xuôi Lý Biên Cương …………………………


21

1.1 Khái niệm về cái nhìn hiện thực và hình tượng tác giả ………… 21

1.2 Từ cái nhìn hiện thực sử thi đến cái nhìn đa chiều rộng mở,
hướng về đời thường ……………………………………………


26

1.2.1 Những chủ đề chính qua ba giai đoạn sáng tác …………… 30


1.2.1.1 Cái nhìn hi
ện thực trong chiến tranh, xây dựng miền
Bắc xã hội chủ nghĩa ………………………………

32

1.2.1.2 Hiện thực thời hậu chiến, tái thiết đất nước …………. 34

1.2.1.3 Hiện thực trong thời kỳ đổi mới từ 1987 đến 2010,

hướng về thế sự đời tư ……………………………….

36

Luận văn thạc sĩ văn học

PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

- 8 -

1.2.2 Đặc điểm thẩm mỹ của cái nhìn hiện thực …………………

38

1.2.3 Cái nhìn hiện thực – trữ tình ………………………………. 40

1.3 Từ cái nhìn bề ngoài đến cái nhìn ngày càng thâm nhập vào thế
giới bên trong con người ………………………………………



41

1.3.1 Con người trong các mối quan hệ ………………………….

41

1.3.2 Ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của con người ………………… 43

1.3.3 Thi vị hóa phương diện tình cảm trong sáng của con người 46

1.3.4 Màu sắc thẩm mỹ ………………………………………….

47
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật
………………………….

52

2.1 Khái niệm nhân vật …………………………………………… 52

2.2 Sự đa dạng, phồn tạp về tính cách nhân vật ……………………. 53

2.2.1 Con người bình thường giản dị, tốt xấu đan xen ………… 55

2.2.2 Con người lý tưởng, hướng thiện …………………………. 57

2.2.3 Con người tha hóa, biến chất ……………………………… 58


2.2.4 Người phụ nữ bạc phận …………………………………… 59

2.3 Các biện pháp xây dựng nhân vật ……………………………….

66

2.3.1 Đặt tên …………………………………………………… 67

2.3.2 Điểm nhìn bên ngoài ……………………………………….

69

2.3.3 Điểm nhìn bên trong ………………………………………. 72

2.4 Nghệ thuật miêu tả dòng tâm tư nhân vật ……………………….

74

2.4.1 Dòng tâm tư chiều sâu, tính sinh động, thời hiện tại trong
miêu tả ……………………………………………………


75

2.4.2 Dòng tâm tư và màu sắc hiện thực trữ tình ………………

76

Luận văn thạc sĩ văn học


PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

- 9 -
Chương 3: Cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu

78

3.1 Cốt truyện ………………………………………………………. 78

3.1.1 Khái niệm cốt truyện………………………………………. 78

3.1.2 Các dạng truyện …………………………………………… 79

3.1.3 Trình tự thời gian kể ………………………………………. 84

3.2 Kết cấu ………………………………………………………… 91

3.2.1 Khái niệm kết cấu …………………………………………. 91

3.2.2 Các dạng kết cấu ………………………………………… 92

3.2.3 Đặc sắc mở đầu và kết thúc truyện, sự hấp dẫn ……………

96

3.3 Ngôn ngữ nghệ thuật …………………………………………….

100


3.3.1 Ngôn ngữ của người kể chuyện …………………………… 101

3.3.2 Sự luân phiên điểm nhìn và ngôn ngữ kể …………………. 104

3.4 Giọng điệu ……………………………………………………….

109

3.4.1 Giọng tâm tình, thủ thỉ, nhẹ nhàng ……………………… 109

3.4.2 Từ ngợi ca đến trầm tư, lão thực, hiền minh, triết lý .…… 111

3.4.3 Chất trữ tình của giọng điệu ………………………………. 119
KẾT LUẬN
…………………………………………………………

122
TÀI LIỆU THAM KHẢO
…………………………………………

126
BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ĐÃ CÔNG BỐ
………


130








Luận văn thạc sĩ văn học

PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

- 10 -

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
Viết tắt, ký hiệu Viết đầy đủ
H. Hà Nội
NXB. Nhà xuất bản
Tr. Trang
TT Thứ tự
Tuyển tập Tuyển tập Truyện ngắn, Truyện vừa, Tiểu thuyết
[X, tr.Y] X là thứ tự ứng với tên trong phần tài liệu tham khảo
Y là trang được trích dẫn


DANH MỤC ẢNH, BẢNG BIỂU
Tiêu đề Trang
Ảnh nhà văn Lý Biên Cương (1941- 2010) 3
Ảnh bìa sách Lý Biên Cương – Tuyển tập Truyện ngắn, Truyện
vừa, Tiểu thuyết
4
Bảng thống kê thể loại tác phẩm trong phạm vi nghiên cứu 18
Bảng 1.2.1: Thống kê tổng quan trong phạm vi nghiên cứu 30
Bảng 2.2.4: Hoàn cảnh, bi kịch của người phụ nữ 60

Bảng 3.2.3: Thời hiện tại trong mở đầu và kết thúc truyện 98
Bảng 3.3.2 (1): Khái quát mối liên quan giữa ngôi kể và điểm nhìn 104
Bảng 3.3.2 (2): Ngôn ngữ hiện thực của đời sống trong Tuyển tập 108


Luận văn thạc sĩ văn học

PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

- 11 -




MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại xuất hiện nhiều cây bút với những phong
cách viết khác nhau. Có những nhà văn lựa chọn cho mình một lối viết với
những tìm tòi về mặt hình thức “lạ hóa”. Bên cạnh đó lại có những nhà văn chọn
cho mình một kiểu viết dung dị, nhẹ nhàng khơi sâu vào nỗi niềm của cuộc sống
thường nhật như Lý Biên Cương.
Lý Biên Cương (1941- 2010) tên thật là Nguyễn Sĩ Hộ, quê xã Hồng Phong,
huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, một vùng đất bên bờ Lục Đầu Giang, nơi hội
tụ nhiều nhân tài đất nước như nhà giáo Chu Văn An, danh nhân văn hóa thế giới
Nguyễn Trãi. Cũng từ đây Lý Biên Cương và rất nhiều nhà văn, nhà thơ của quê
hương Chí Linh được thấm nhuần văn hóa của vùng địa linh nhân kiệt mà khôn
lớn thành văn tài của thời đại mới.
Ông từng là phóng viên báo Tiền Phong (1960); báo Vùng Mỏ (khu Hồng

Quảng, 1961 - 1964); báo Quảng Ninh (1964 - 1987), từng là Phó Chủ tịch Hội
Văn học nghệ thuật Quảng Ninh, Phó Tổng biên tập báo Hạ Long.
Là một tên tuổi có vị trí vững vàng trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, hơn
50 năm cầm bút, nhà văn đã để lại một khối lượng tác phẩm lớn với gần bốn
mươi đầu sách ở nhiều thể loại khác nhau như: thơ, tản văn, tiểu thuyết, truyện
vừa, truyện phim và đặc biệt là truyện ngắn. Ông đã nhận được nhiều giải
thưởng cao quý từ Trung ương đến địa phương như:

Luận văn thạc sĩ văn học

PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

- 12 -
Giải thưởng các cuộc thi truyện ngắn tuần báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn Việt
Nam): Truyện Khoảng không của đất - giải Ba, 1972; Truyện Đêm ấy vùng than
ai thức - giải Nhì, 1975.
Giải thưởng cuộc thi truyện vừa tạp chí Tác phẩm mới 1996 - 1998 (Hội Nhà
văn Việt Nam): Truyện Người đàn bà ngang qua đời tôi - giải Chính thức.
Tặng thưởng truyện xuất sắc 1974 (Tạp chí Văn nghệ Quân đội): Truyện Mắt và sóng.
Giải thưởng văn học công nhân lần thứ nhất 1969 - 1972 (Tổng công đoàn và
Hội Nhà văn Việt Nam): Ba truyện Đêm mưa, Bố con người thợ hàn và Than -
giải Chính thức.
Giải thưởng Văn học tuổi trẻ, 1987 (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh):
Truyện Quả ngọt.
Giải thưởng hằng năm (Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt
Nam): Tiểu thuyết Những kiếp phù du - NXB. Hội Nhà văn - giải B (không có giải
A), 1993; Tập truyện Thu cảm - NXB. Văn Học - giải A, 1994; Tập truyện Những
khoảnh khắc rủi may - NXB. Công an Nhân dân - giải B (không có giải A), 1998.
Giải thưởng truyện phim xuất sắc 1987 - Hãng phim truyện Việt Nam: Truyện

Sóng cửa sông.
Đặc biệt, với vùng mỏ Quảng Ninh, ông đã đạt được 5 lần liên tiếp như: Giải
thưởng Văn nghệ Hạ Long 5 năm một lần (Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh):
Tập Bây giờ ta lại nói về nhau - NXB. Văn học - giải Nhì (không có giải
nhất), lần 1, 1976 – 1980.
Tập Quả trong lòng tay - NXB. Tác phẩm Mới - giải A, lần 2, 1981 - 1985.
Tập Giai điệu thành thị - NXB. Tác phẩm Mới - giải A, lần 3, 1986 - 1990.
Tập Thu cảm - NXB. Văn Học - giải Nhất, lần 4, 1991 - 1995.
Tập Dã quỳ - NXB. Hội Nhà văn - giải Nhất, lần 5, 1996 - 2000.
(Trích Giải thưởng của nhà văn Lý Biên Cương, [13, tr.6])

Luận văn thạc sĩ văn học

PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

- 13 -
Văn xuôi Lý Biên Cương hấp dẫn người đọc, bởi lẽ đọc truyện của ông, người
ta tìm thấy sự pha trộn cái mới mẻ, độc đáo của văn phong hiện đại với những
yếu tố thuộc về truyền thống rất gần gũi quen thuộc. Chất liệu từ đời sống dồi
dào cùng những mảnh đời đa đoan, đa sự đã đi vào trang văn của ông một cách
tự nhiên, mang theo những lời nhắn gửi về tình người, tình đời…khiến cho
người đọc phải day dứt, suy nghĩ, nhiều lúc còn giật mình bởi như bắt gặp một
mảnh tâm hồn mình trong đó. Tất cả được biểu hiện trong một cách viết dung
dị, trong sáng, không hoa mỹ, cầu kỳ. “Dòng riêng” Lý Biên Cương đặt trong
“Nguồn chung” của văn chương Việt Nam hiện đại góp phần tạo nên một vẻ
đặc sắc trong văn xuôi Lý Biên Cương.
Nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần bổ sung việc đánh giá một cách hoàn
chỉnh, khái quát những thành tựu nổi bật của văn xuôi Lý Biên Cương trong nền
văn xuôi Việt Nam hiện đại. Hơn nữa, về mặt nghề nghiệp, đối với một giáo viên

giảng dạy ngữ văn thì những hiểu biết về Văn học Việt Nam hiện đại qua một tác
giả với những tác phẩm tiêu biểu là điều rất cần thiết.
Mặc dù đến nay, tác phẩm của Lý Biên Cương còn chưa được đưa vào giảng
dạy trong nhà trường phổ thông, nhưng qua việc nghiên cứu, đánh giá về giá trị
văn xuôi Lý Biên Cương sẽ góp phần tạo nên những thuận lợi cho việc giảng
dạy, nhận diện tổng quan về văn xuôi văn học Việt Nam hiện đại.
Chính vì lý do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề:
“Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Lý Biên Cương” (Qua Tuyển tập Truyện
ngắn, Truyện vừa, Tiểu thuyết) làm đề tài nghiên cứu. Hơn nữa, đây là một đề tài
mới, còn rất ít người để ý nghiên cứu và cho đến nay vẫn còn là mảnh đất màu
mỡ cho những ai tìm đến khai mở công việc nghiên cứu và khám phá.
Ở đề tài này, chúng tôi không có tham vọng nhiều mà chỉ đặt cho mình yêu
cầu khám phá, hệ thống hoá một vấn đề lý luận dựa trên cứ liệu văn học sử, từ

Luận văn thạc sĩ văn học

PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

- 14 -
đó suy nghĩ, tìm tòi thêm với hy vọng có thể trình bày được một đôi ý kiến nhìn
nhận mới về một tác giả văn xuôi Việt Nam.

2. Lịch sử vấn đề
Lý Biên Cương – một người say mê văn chương từ khi còn nhỏ. Trong bài
“Chơi… văn” đăng trên Tạp chí Nhà văn, tháng 1 năm 2000, ông đã từng nói:
“Tôi mê mẩn với sách từ khi còn thò lò mũi, cái thời đánh khăng, chơi bi và bắt
chuồn chuồn cho cắn rốn tập bơi. Bé xíu đã ham đọc sách, ham hóng chuyện. Bố
mẹ cho đồng nào ăn sáng, đi học thì thôi, bụng réo sôi mặc bụng, hẵng thì thụt
giấu tiền vào cạp quần rồi len lén mò đến hiệu sách… Sách đem về nhà, lủi ra

vườn tìm chỗ khuất đọc ngấu nghiến, đọc quên cả ăn, quên cả chập tối lúc nào,
nhiều đận bị ông bố dữ đòn đánh cho thập tử nhất sinh vì cái tội mải đọc sách để
em ngã nhào xuống ao, lằn roi tím bầm chạy ngang đùi hệt như mạch lươn. Vậy
vẫn không chừa, vẫn vùi đầu vào những thếp truyện sách” [12, tr.191]. Và đặc
biệt tâm hồn nhà văn rất dễ cảm thương trước mọi số phận éo le do sách mang
lại. Ví như khi “Đọc Nửa chừng xuân, khóc. Đọc Tấm lòng vàng, khóc. Đọc Tắt
đèn, cổ họng nghẹn ngào. Đến đọc Kiều nước mắt không còn phải giấu ai…”
[12, tr.191]. Những giọt nước mắt ấy cứ thấm suốt cuộc đời văn chương của ông.
Ngay từ khi còn nhỏ, mỗi khi đọc được một câu thơ, câu văn hay, cậu học trò
Nguyễn Sĩ Hộ thường ghi lại. Cách làm tỉ mỉ ấy mỗi ngày một ăn sâu vào trong
suy nghĩ, giúp cậu tiếp cận với cái hay, cái đẹp của nghệ thuật ngôn từ. Rồi
những trò chơi chữ nghĩa cũng góp phần tạo dựng sự nghiệp văn chương của nhà
văn tương lai tiến xa không ngờ. Bài thơ đầu tay được in trên báo Nhân Dân là
bài “Mở cống Xuân Quan”, ông viết khi mới mười bẩy tuổi.

Luận văn thạc sĩ văn học

PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

- 15 -
Vậy là, chính sách, truyện, văn chương đã mở cửa đầu tiên cho Nguyễn Sĩ Hộ
đi tới con đường viết văn. Ngay cả những năm cuối đời, niềm đam mê sách vẫn
bám riết ngày đêm “Tôi không thể dừng đọc, dù chỉ một ngày…” [12, tr.191].
Trong cuốn Văn học về đề tài công nhân, năm 1983, bài viết “Lý Biên
Cương”, Tôn Phương Lan đã khẳng định giá trị văn chương của nhà văn: “Cuối
những năm sáu mươi, bạn đọc bắt đầu quen dần với Lý Biên Cương trong những
truyện ngắn viết về vùng than Quảng Ninh. Từ bấy đến nay, ngòi bút của Lý
Biên Cương là một dòng chảy liên tục, tuy có chỗ nông sâu, có chỗ lặng lờ
nhưng cũng có cả những vùng gợn sóng” [25, tr.150]. Nhưng bài viết này mới

chỉ dừng lại khái quát về các tác phẩm của nhà văn đến đầu những năm 80, chưa
thể đề cập đến giai đoạn sáng tác tiếp sau đó của nhà văn.
Tiếp đến là bài viết của Hữu Tuân “Lý Biên Cương, gương mặt văn xuôi
Quảng Ninh” đăng trên Tạp chí Nhà văn, tháng 11 năm 2003. Tác giả nhận định
khá đầy đủ, chi tiết, xác đáng về giá trị văn xuôi của ông: “Lý Biên Cương đã
chọn cho mình một phong cách là chất hiện thực trữ tình, không ham chi tiết vụn
vặt, không chạy theo phong trào mà cố gắng phát hiện vầng sáng của tâm hồn,
của đời sống nội tâm nhân vật, làm sao kết hợp được hài hòa vẻ đẹp giữa lý
tưởng và tình cảm, giữa ý thức cộng đồng và nguyện vọng cá nhân, giữa quan hệ
xã hội và gia đình” [48, tr.87]. Trong bài viết này, Hữu Tuân chỉ đưa ra nhận
định chủ yếu qua gần năm mươi tác phẩm trong Tuyển tập Lý Biên Cương –
Truyện ngắn, Truyện vừa, Tiểu thuyết. Qua đó Hữu Tuân mới chỉ đưa ra những
nhận định mang tính tổng hợp, có tác dụng dẫn gợi chứ chưa đi sâu vào từng vấn
đề cụ thể.
Năm 2007, Cao Năm có bài “Nhà văn với cuộc sống” (Đọc Con người kể
cũng hay hay của nhà văn Lý Biên Cương do NXB. Hải Phòng ấn hành) đã nêu
những nhận xét khá chi tiết về gần một trăm tản văn của Lý Biên Cương được in

Luận văn thạc sĩ văn học

PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

- 16 -
trong tập sách. Qua đó ông muốn khẳng định Lý Biên Cương đã tạo dựng cho
mình một “Lối viết khách quan, giọng văn pha chút hài hài” [30, tr.4]. Riêng ở
thể loại tản bút, tác giả bài viết cũng thể hiện thái độ “trân trọng đón nhận tản bút
Con người kể cũng hay hay của nhà văn Lý Biên Cương như một trong số nhà
văn đi tiên phong trong thể loại này.
Không dừng lại ở đó, năm 2010, Cao Năm còn có hai bài viết: “Nhà văn Lý

Biên Cương – Một nhà văn nhiệt tình với báo chí” và bài “Nhớ nhà văn Lý Biên
Cương” nhằm giới thiệu với độc giả một “tay văn, tay báo”, cùng với đó là sự
khái quát một số nét về sự nghiệp văn chương và con người Lý Biên Cương,
đồng thời thể hiện thái độ sẻ chia, thương tiếc và lời chia buồn sâu sắc tới bạn
văn, sau khi Lý Biên Cương trút hơi thở cuối cùng.
Đặc biệt, trong Điếu văn của Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam do nhà
văn Nguyễn Trí Huân, Phó chủ tịch Hội đọc tại Lễ truy điệu nhà văn Lý Biên
Cương đã nhấn mạnh: “Cho đến bây giờ, khi ông đã ra đi vĩnh viễn, để lại cho
đời trên 40 ấn phẩm văn chương, hầu hết là truyện ngắn, có thể khẳng định rằng
trong làng văn Việt Nam, ông là một cây bút có năng suất nhất và vào hàng xuất
sắc ở thể loại này” [21,tr.9]. Ngoài ra, còn một số bài viết khác về Lý Biên
Cương của Ngô Mai Phong, Phan Hằng, Hoài Giang viết sau khi ông mất.
Trên các website của các cá nhân và tổ chức đã đăng tải các bài viết về Lý
Biên Cương như: Trần Chiểu có bài “Lý Biên Cương như tôi biết” đăng ngày
19/11/2005 trên ; trên
của nhà văn Dương Hướng ngày 12/12/2010 có bài “Lý Biên Cương thăm thẳm
đường đời”; trên của bạn văn Cao
Thâm có bài “Góc khuất của nhà văn Lý Biên Cương”. Ngoài ra còn có các trang
báo điện tử cũng đăng tin bài về nhà văn Lý Biên Cương. Ngày 17/02/2009 trên
trang web cand.com, có bài viết của Dương Hướng đăng trong mục Đời sống văn

Luận văn thạc sĩ văn học

PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

- 17 -
hoá “Nhà văn Lý Biên Cương: Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”; trang web
nhavan.vn (Trung tâm Văn hóa Hội Nhà văn Việt Nam) đăng bài “Lý Biên
Cương” trong mục tư liệu các nhà văn, ngày 11/08/2009 và Báo Quảng Ninh điện

tử trong mục Quảng Ninh - Đất và người ngày
07/02/2011 đăng bài “Tư riêng Lý Biên Cương” của tác giả Trương Thiếu Huyền.
Gần đây nhất và cũng đầy đủ hơn cả là công trình nghiên cứu về: “Nghệ thuật
tự sự trong Tuyển truyện viết về than của Lý Biên Cương” của Hoàng Thị
Khuyên, năm 2011 đã nhận xét: “Sức hấp dẫn và cũng là thành công của nghệ
thuật tự sự trong truyện viết về than của Lý Biên Cương với bạn đọc trước hết là
ở “người kể chuyện”. Là nhân tố trung tâm của nghệ thuật tự sự” [24, tr.110].
Từ nhiều bài viết khác nhau, song các tác giả đều có chung nhận xét: “Cái
nhìn về nhà văn Lý Biên Cương phải đứng từ góc tối để nhìn ra phía sáng mới
tường tận được - và phải nhìn với tấm lòng nhân ái mới thấu đáo. Và lại phải đặt
mình là người trong cuộc mới thấm thía lẽ đời” [9, tr.1].
Đọc văn của ông, ta bắt gặp một Lý Biên Cương điềm tĩnh và sâu lắng, nặng
suy tư và ưu ái với đời, nhất là với bao cuộc đời truân chuyên, bất hạnh. Do vậy,
truyện của Lý Biên Cương không mang tính bác học, kinh viện mà gắn bó với
đời thường, với vốn văn hóa dân tộc và văn học dân gian. Qua các bài viết đó,
các tác giả đã khẳng định: Lý Biên Cương – một tài năng đa dạng, ông thành
công ở nhiều thể loại khác nhau (truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết). Ông xứng
đáng sẽ được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Tuy vậy, hiện
vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tập trung, có hệ thống,
xứng đáng với những cống hiến đặc sắc của ông cho văn học Việt Nam hiện đại.

3. Mục đích nghiên cứu

Luận văn thạc sĩ văn học

PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

- 18 -
Với đề tài đã chọn, Luận văn nghiên cứu của chúng tôi nhằm đạt được những

yêu cầu sau:
- Nhận diện văn xuôi Lý Biên Cương, ghi nhận những đóng góp lớn cả về số
lượng và chất lượng tác phẩm của ông.
- Làm rõ những đặc sắc về phong cách và bút pháp tự sự của Lý Biên Cương.
- Từ những kết quả nghiên cứu đã đạt được, luận văn góp phần khẳng định tài
năng, vị trí của Lý Biên Cương trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát Tuyển tập Truyện ngắn, Truyện vừa, Tiểu thuyết. Từ đó làm rõ tư
tưởng và phong cách nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Lý Biên Cương.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: “Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi
Lý Biên Cương”. Tuy vậy, trong khuôn khổ đề tài chúng tôi không thể khảo sát
các tác phẩm của Lý Biên Cương từ nhiều phương diện mà chỉ vận dụng lý
thuyết tự sự học, thi pháp học để làm rõ cái nhìn nghệ thuật về hiện thực và con
người; nghệ thuật xây dựng nhân vật; nghệ thuật kết cấu và cốt truyện, ngôn ngữ,
giọng điệu trong văn xuôi Lý Biên Cương.
Để làm rõ vấn đề “Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Lý Biên Cương”, chúng
tôi chủ yếu đi sâu nghiên cứu những tác phẩm được in trong cuốn Lý Biên
Cương – Tuyển tập Truyện ngắn, Truyện vừa, Tiểu thuyết (2003) Nhà xuất bản
Văn học, 748 trang.

Bảng thống kê thể loại tác phẩm trong phạm vi nghiên cứu

Luận văn thạc sĩ văn học

PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -


- 19 -
Thể loại Số lượng Số trang
Truyện ngắn 37 tác phẩm 356
Truyện vừa 8 tác phẩm 272
Tiểu thuyết 1 tác phẩm 120
Tổng số 46 tác phẩm 748
Theo bảng số liệu thống kê trên, chúng tôi xin được mượn lời nói khiêm tốn
của ông: “Tôi chẳng có gì đặc biệt. Lúc đầu hăng hái viết đủ thể loại, đăng hầu
hết các báo chí, sau chỉ chuyên viết truyện, nhất là truyện ngắn. Tôi yêu truyện
ngắn, một thể loại thực sự thử thách những can đảm của ngòi bút. Hình như
ở đây tôi mới gặp chính tôi” [9, tr.1].
Ngoài Tuyển tập trên, chúng tôi còn tham khảo mở rộng một số tác phẩm khác
và những bài viết của ông đăng rải rác trên các báo và tạp chí đương thời để góp
phần làm sáng tỏ và phong phú cho đề tài nghiên cứu được đầy đủ và chắc chắn.

6. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài “Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Lý Biên Cương” chúng tôi đã
kết hợp sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân loại, thống kê: Đối với từng chương, từng chuyên mục,
chúng tôi thực hiện việc khảo sát, thống kê và phân loại với những số liệu cụ thể.
- Phương pháp hệ thống tổng hợp: Căn cứ vào các dữ liệu, các bảng thống kê
nhằm đưa ra những kết luận về nghệ thuật xây dựng tác phẩm.
- Phương pháp so sánh: Nhằm tìm ra những điểm giống và khác nhau của văn
xuôi Lý Biên Cương với một số tác phẩm của các nhà văn khác.
- Phương pháp phân tích tác phẩm: Đây là phuơng pháp chủ yếu nhằm khám
phá nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong văn xuôi Lý Biên Cương. Song

Luận văn thạc sĩ văn học

PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

- 20 -
chúng tôi chỉ đi sâu phân tích một số tác phẩm tiêu biểu mà các chuyên mục
của Luận văn đề cập đến.




7. Dự kiến đóng góp mới
Đây là một trong số ít công trình đầu tiên nghiên cứu Nghệ thuật tự sự trong
văn xuôi Lý Biên Cương, khẳng định có căn cứ khoa học về tài năng của một
phong cách văn xuôi góp phần vào sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại
từ nửa sau thế kỷ XX.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Đặc điểm cái nhìn hiện thực và hình tượng tác giả trong văn xuôi
Lý Biên Cương;
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật;
Chương 3: Cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu.












Luận văn thạc sĩ văn học

PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

- 21 -







NỘI DUNG


CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM CÁI NHÌN HIỆN THỰC VÀ HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ
TRONG VĂN XUÔI LÝ BIÊN CƯƠNG

1.1 Khái niệm về cái nhìn hiện thực và hình tượng tác giả
Văn học phản ánh hiện thực, tất yếu nó cũng phản ánh nhận thức của nhà văn
về con người. Nhà văn quan niệm về con người thế nào thì nhân vật trong tác
phẩm của họ cũng bị chi phối bởi những quan niệm ấy. Trong các tác phẩm văn
xuôi của Lý Biên Cương, người đọc được chứng kiến những cái tồn tại trong
thực tế, bởi ngòi bút của ông luôn “bám sát thời cuộc, chuyển biến theo giông
bão cách mạng và dòng thác đời người, truyện Lý Biên Cương thường len lỏi
qua các ngõ ngách đời thường” [48, tr.86].
Ông là người luôn khước từ mọi suy đoán, trong một lần phúc đáp thư, gửi
Nhà xuất bản Đà Nẵng, ông tâm sự: “…Tôi không mày mò viết những điều mình

chưa tỏ, hoặc phóng bút cao giọng chuyên đâu đâu. Tôi thích những cái vặt vãnh
quanh mình, thật bình thường, thật bé nhỏ” [12, tr.195]. Hơn nữa, ông đi nhiều,

Luận văn thạc sĩ văn học

PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

- 22 -
viết nhiều, nên tính hiện thực trong văn ông là điều tất yếu: “Tôi ngỡ có thể sờ
thấy họ, nghe họ tâm sự, cùng họ lao vào những lần khó khăn, khó lường, những
truyện mắc mớ trùng khắp, những đêm đi ca, những lần đau ốm, những bữa đói
không đủ cơm gạo…” [14, tr.836].
Đối tượng nhân vật mà Lý Biên Cương miêu tả không phải là những “nghệ sĩ
đao phủ” khua đường đao ngọt như chặt một khúc chuối xuất hiện trong sáng tác
của Nguyễn Tuân, cũng không thấy kiểu nhân vật “nửa tây nửa ta” như trong
sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Nhân vật của ông rất gần với Thạch Lam, đó là
những nhân vật thường nhẹ nhàng trong tính cách (Thủy – Chia tay Hải Phòng),
êm ái trong ứng xử (Lân – Câu chuyện ngắn về con đường dài) nhưng ảnh
hưởng thì sâu sắc và mạnh mẽ trong lòng người. Tất cả những điều ấy có cùng
chung xuất phát điểm là một tinh thần nhân văn, nhân đạo cao cả, mà ông là
người thắp đuốc cho tinh thần ấy rực sáng trên trang văn. Đó là cái nhìn hiện
thực trong văn xuôi Lý Biên Cương.
Với cái nhìn hiện thực đó, từ cuối thập kỉ 60 của thế kỷ XX và những năm đầu
thế kỉ XXI, Lý Biên Cương cho ra đời liên tiếp nhiều tác phẩm văn xuôi. Ở thể
loại này, ông có dịp bộc lộ một cách không hạn định cái tôi, vốn sống, sự chiêm
nghiệm về người phụ nữ trong cách nhìn cuộc sống của một Lý Biên Cương
từng trải và khiêm nhường. Ông đã kết hợp được những ưu thế vốn có của mình
khi viết kí với chất đào hoa, lãng tử, nhạy cảm của một tâm hồn vẫn luôn tiềm
tàng chất nghệ sĩ này.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “Hình tượng tác giả là phạm trù thể hiện
cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và vai trò văn học của mình trong tác
phẩm, nó gắn với ý thức của tác giả về vai trò xã hội, tư thế văn học rất đa dạng
của mình. Hình tượng tác giả có tính chất loại hình sâu sắc, nhưng cũng mang
đậm cá tính tác giả, khi vai trò cá tính sáng tạo của cái “tôi” cá nhân được ý thức

Luận văn thạc sĩ văn học

PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

- 23 -
đầy đủ. Nó không những cho phép nhận ra phong cách cá nhân, mà còn giúp tìm
hiểu tính hệ thống của văn bản tác phẩm, mối quan hệ của nó với ý thức về vai
trò xã hội và văn học” [36, tr.101].
Mỗi nhà văn, dù muốn hay không đều thể hiện chính mình trong các tác phẩm
một cách đặc biệt. Tác giả chính là trung tâm làm nên nội dung và hình thức của
tác phẩm, tác giả hiện trong thế giới của tác phẩm chính là hình tượng tác giả.
Đối với mỗi thể loại, hình tượng tác giả được thể hiện khác nhau. Nếu như ở thơ
ca, đó chính là hình tượng cái “Tôi” trữ tình, thì ở văn xuôi, đó chính là hình
tượng người kể chuyện. Nhưng với mỗi nhà văn, sáng tạo ra một tác phẩm đều
phải chọn cho mình một cách kể riêng. Khác với những tác phẩm hồi kí, nhật kí,
hình tượng tác giả xuất hiện một cách trực tiếp với tư cách là người chứng kiến,
tham gia vào câu chuyện mà họ đang kể lại, ở một tác phẩm truyện ngắn, hình
tượng tác giả luôn xuất hiện gián tiếp qua các yếu tố khác nhau để hình thành
nên tác phẩm, nhưng rõ nét nhất là thể hiện qua hình ảnh nhân vật, đặc biệt là
nhân vật trung tâm trong tác phẩm.
Đọc truyện của Lý Biên Cương, người ta thấy hiện lên cuộc đời, con người
của chính ông. Đó là những nơi bước chân ông đã đi qua, là mảnh đất mà ông
gắn bó suốt đời, là những mối quan hệ trong cuộc đời, đặc biệt là những thân

phận người phụ nữ. Con người hiện hữu bao giờ cũng có một lịch sử. Trong tác
phẩm của Lý Biên Cương hầu hết đều lấy chất liệu từ cuộc sống của chính bản
thân ông. Vì thế “tâm hồn” ông cũng trải mình trong từng trang viết. Qua tất cả
những gì ông đã gắn bó, trải nghiệm, đã nghĩ suy, đã sống chết vì nó, người ta
thấy những đường nét chân thực của bức chân dung Lý Biên Cương. Tất cả
những điều ấy, trước khi chảy qua ngòi bút đã chảy qua tim nhà văn “như một
dòng máu” và tạo nên một hình tượng sâu đậm. Màu đen của than, bản chất của
những người thợ mỏ đã làm nên dòng chảy liên tục trong ngòi bút.

Luận văn thạc sĩ văn học

PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

- 24 -
Trong những bút kí, kí sự của ông, người đọc đã từng được biết đến lớp người
thanh niên trẻ trung, sôi nổi, đầy hoài bão và nhiệt huyết của vùng mỏ. Thái độ
“nhập cuộc” ấy ở ông đã chứng tỏ một quan niệm sống tích cực, đối với ông, cầm
bút không chỉ để lưu danh, mà còn là một hành động dấn thân quyết liệt để diệt trừ
quốc nạn, chạy chữa những căn bệnh ung nhọt rất nguy hiểm của xã hội.
Trước mỗi vấn đề, ông thường trình bày, phân tích, lý giải, tìm nguyên nhân
và cách khắc phục hoặc đưa ra những kiến nghị chính đáng với một thái độ đầy
trách nhiệm, kèm theo đó là một nỗi lo âu, một niềm đau, một sự phẫn nộ, một
niềm tiếc nuối khôn nguôi. Đó chính là những lời trăn trở, những lời thỉnh cầu
sâu đậm ý thức công dân và thiên chức của người trí thức.
Cái tôi nhập thế ở Lý Biên Cương có sự đồng cảm sâu sắc với nhà văn Thạch
Lam khi chọn lựa, thể hiện những nhân vật bình thường trong cuộc sống. Sự trải
nghiệm của nhà văn đóng vai trò như một hình tượng nổi bật xuyên suốt làm nên
phong cách, sức sống cho những câu chữ. Có thể nói, với thể loại truyện ngắn,
cái tôi Lý Biên Cương có dịp bộc lộ nhiều nhất, nó sống động, gần gũi, trò

chuyện trực tiếp với bạn đọc không cần phải qua khâu trung gian nào.
Trên những trang văn vừa bay bổng vừa đằm sâu thì dòng riêng Lý Biên
Cương trên một số bình diện, về cơ bản vẫn bắt vào cái nguồn chung đã được
khơi dòng từ các bậc tiền bối đầu thế kỷ XX như Nguyễn Tuân, Thạch Lam,
Nguyên Hồng Tuy nhiên, văn của ông lại đi sâu khai thác hoàn cảnh éo le, trắc
trở của nhân vật nữ, cảm thông trước những mất mát, nỗi đau, sự bức xúc muốn
vươn tới cái hoàn thiện, tốt đẹp, văn minh cho xã hội mà ông đang từng ngày
từng giờ gắn bó với nó trong từng hơi thở.
Truyện ngắn Đêm ấy vùng than ai thức, một “câu chuyện như không có
chuyện” kể về mối tình của đôi trai gái vùng mỏ giữa một thị xã bị bom thù tàn
phá hủy diệt. Họ sống xả thân và bình thản tự nhiên không suy tính thiệt hơn. Đó

Luận văn thạc sĩ văn học

PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

- 25 -
là những trang viết tài hoa, chân xác đến gan ruột mà nếu nhà văn chỉ đứng bên
lề cuộc sống như một người làm khách, chắc chắn không thể nào đạt tới.
Hơn nữa, Lý Biên Cương không chỉ bó hẹp ngòi bút trong phạm vi một vùng
đất. Trong một bức thư gửi đồng nghiệp, ông tự bạch: "Thật ra trong cuộc đời
sáng tác nửa thế kỷ của tôi, không chỉ viết mỗi về than. Anh biết đấy, tôi vốn
người làm báo, đi đây đi đó, tích lũy và viết về nhiều vùng đất, nhiều loại người,
phần lớn viết thành truyện ngắn. Đi Điện Biên, tôi viết "Cháy một triền hoa ban
Nậm Lay"; đi Lào Cai tôi viết "Sa Pa góc khuất"; lên Cao Bằng có "Dã Quỳ"; tới
Lạng Sơn ghi "Đồng Đăng có phố Kỳ lạ"; ra Móng Cái: "Sâm cầm ơi sâm cầm";
đến Tuyên Quang có "Ngược Tuyên"; Thái Nguyên có "Vườn hoang"; sang Hải
Phòng: "Chia tay Hải Phòng" và "Mười hai cửa bể"; về Hải Dương: "Trăng
khuyết", "Đất quê", "Thu cảm"…Các vùng phía Nam đi ít hơn nhưng vẫn có các

truyện "Sữa thơm dòng sông Hương"; "Nhớ rét"; "Cà Mau mưa" [14, tr.833]. Đó
chính là ân tình của nhà văn đối với những miền đất ông đã đi qua.
Lý Biên Cương đã thể hiện rất thành công hình tượng tác giả trong tác phẩm
của mình. Sự hoá thân của tác giả qua nhân vật đóng vai “người kể chuyện”
trong tác phẩm. Ở đó, nhà văn cũng có điều kiện bộc lộ gần như trực tiếp những
suy nghĩ của mình trước một hiện thực được nhìn ở tầm gần.
Người xưa nói: “Văn như kỳ nhân”, xem văn là biết được người, đọc tác phẩm
là biết ngay tác giả. Đọng lại trong tác phẩm Người đàn bà ngang qua đời tôi,
thiên truyện mang nhiều yếu tố tự truyện, ông đã thể hiện rõ nét phong cách văn
chương của mình và nhận thức được vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn mỗi con người
tưởng chừng như bình thường nhất.
Cách xây dựng nhân vật cũng thể hiện cảm quan của nhà văn. Đó là “một anh
viết lách quèn” trong Xe pháo mã…cọc cạch; một “khách thơ” trong Tết văn…là
hóa thân của chính tác giả, một người mà hơn bao giờ hết, hiểu rõ rằng trước khi

Luận văn thạc sĩ văn học

PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

- 26 -
là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy làm một người biết yêu ghét vui
buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng
đáng với con người.
Khi tác giả luôn hướng tới cuộc sống thực của mỗi nhân vật mà nhà văn tâm
huyết thể hiện thì ở “Người đàn bà ngang qua đời tôi” Lý Biên Cương đã để lại
từ chính trong tâm tưởng nhà văn một dấu ấn trong lòng bạn đọc.
Với chúng tôi, khi đọc những tác phẩm phục vụ cho đề tài nghiên cứu này,
không hiểu sao chúng tôi cứ thấy thấp thoáng đời tư của ông ẩn chìm trong đó.
Chợt đồng cảm hơn với những nỗi niềm sâu kín của nhà văn. Hình như, văn đàn

là nơi ông giãi bày bao nỗi lòng riêng u uẩn, bao tâm trạng mà ông chưa biết,
không thể chia sẻ với ai, chỉ có thể gửi vào trong tác phẩm. Càng đọc nhiều văn
ông, ngấm hơn những điều suy ngẫm, những triết lý ẩn sâu trong các tác phẩm
của ông, bạn bè, đồng nghiệp và lớp người đi sau như chúng tôi luôn thấy nhà
văn Lý Biên Cương với trái tim đau đáu những nỗi niềm nhân thế, luôn khao
khát hướng về cuộc sống.

1.2 Từ cái nhìn hiện thực sử thi đến cái nhìn đa chiều rộng mở, hướng về đời thường
Không ai có thể phủ nhận rằng: Văn học bao giờ cũng bắt nguồn từ hiện thực
và phản ánh hiện thực đó vào tác phẩm. Nhưng cách phản ánh hiện thực của
từng thể loại truyện, thơ, ký sự không phải là hoàn toàn giống nhau.
Hiện thực trong thần thoại là hiện thực của thiên nhiên đã được nhân hoá, của sự
chinh phục tự nhiên “trong tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng”. Ở đây ta sẽ gặp
những ông khổng lồ có thể bắn được mặt trời, uống một hớp nước cạn mười khúc
sông, dùng đôi quang gánh để gánh hai trái núi, vết chân để lại thành những ao hồ.
Hiện thực của cổ tích là hiện thực của ước mơ, là hiện thực của “những chiếc
thảm biết bay”, “những đôi hài vạn dặm”. Hay có thể nói: Hiện thực trong cổ

Luận văn thạc sĩ văn học

PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

- 27 -
tích là “phi hiện thực”. Vì ngoài cuộc đời sẽ chẳng bao giờ tìm thấy một niêu
cơm mà bao nhiêu người ăn không hết, một cây đàn gẩy lên làm tan tác hàng vạn
binh sĩ đối phương, và chẳng phải lúc nào người hiền lành nghèo khổ cũng gặp lành
và chiến thắng, kẻ độc ác bị thất bại. Thế nhưng đặc điểm của thể loại này cho phép
tác giả “bịa đặt” mọi tình tiết, thậm chí “bịa đặt” cả những tình tiết không hợp lý.
Và “thế giới trong truyện cổ tích không cần phải miêu tả chi li, vì thế chúng gần

giống nhau, gần như bị xoá nhoà ranh giới về không gian và thời gian” [8, tr.22].
Nhưng ở đây, một số nhân vật và tình huống ngẫu nhiên, sắp đặt mà chúng ta
thường gặp từ truyện cổ tích, theo thời gian lại xuất hiện trong trang viết của Lý
Biên Cương như một huyền thoại:
Trong truyện ngắn Chia tay Hải Phòng, anh bộ đội Chung gặp lại cô kỹ sư
Thủy nơi miền đất sông Hậu trong hoàn cảnh thật éo le “Sao tôi lại có thể hưởng
hai may mắn cùng lúc? Như đang nằm mơ, khó tin là có thật trên đời” [13,
tr.142]. Khi còn đóng quân ở Hải Phòng, Thủy đã yêu một chiến sĩ của Chung
nhưng vẫn e lệ “Em đâu diễm phúc làm dâu bộ đội các anh” [13, tr.148]. Chiến
tranh tàn khốc quá, vợ Chung và người yêu Thủy đều hy sinh. Để rồi khi gặp lại
nơi miền đất sông Hậu, sau bao thăng trầm, họ đã tìm đến với nhau như một bản
nhạc trữ tình: “Nhưng em ơi, đêm nay anh bỗng nghe một bài hát khác, bài hát
không lời, vang mạnh trong anh” [13, tr.158].
Với Giai điệu thành thị, sự tình cờ của anh kỹ sư trưởng tên Quý về đúng nơi
chôn nhau cắt rốn của mình xây dựng nhà máy điện, rồi gặp lại chính người yêu
giữa đêm đông rét cứng da trong một lần đi thị sát công truờng trên dòng sông
mà mười năm trước người con gái đã “ùm” thuyền để ghi dấu ấn những kỷ niệm
của mình “Linh tính báo cho tôi biết cô lái không thể người xa lạ. Ngữ chăng,
cũng dáng dấp ấy, cũng điệu chống đến cong vút con sào ” [13, tr.274].

×