Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Dạy học tạo lập văn bản nghị luận xã hội theo định hướng phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.09 KB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
************

VŨ NGỌC HUẾ

DẠY HỌC TẠO LẬP
VĂN BẢN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
************

VŨ NGỌC HUẾ

DẠY HỌC TẠO LẬP
VĂN BẢN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn

Người hướng dẫn khoa học


ThS. TRẦN THỊ HẠNH PHƯƠNG

HÀ NỘI - 2018


Khóa luậ n tốt nghiệp Đạ i học
Hà Nộ i 2

Tr ư ờ ng ĐHSP

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới ThS. Trần Thị Hạnh Phương,
người đã luôn quan tâm, động viên và tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện
khóa luận này.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Tổ Phương pháp dạy
học Ngữ văn cùng tất cả các thầy cô trong khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình tôi học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Vũ Ngọc Huế

Vũ Ngọc
Huế

K40B – SP Ngữ
văn


Khóa luậ n tốt nghiệp Đạ i học

Hà Nộ i 2

Tr ư ờ ng ĐHSP

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Dạy học tạo lập văn bản nghị luận xã hội
theo định hướng phát triển năng lực” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của ThS. Trần Thị Hạnh Phương. Các kết quả nghiên cứu là trung thực và
chưa được công bố trong bất cứ công trình nào.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Vũ Ngọc Huế

Vũ Ngọc
Huế

K40B – SP Ngữ
văn


Khóa luậ n tốt nghiệp Đạ i học
Hà Nộ i 2

Tr ư ờ ng ĐHSP

KÍ HIỆU VIẾT TẮT
GV:

Giáo viên


HS:

Học sinh

NLVH:

Nghị luận văn học

NLXH:

Nghị luận xã hội

SGK:

Sách giáo khoa

SGV:

Sách giáo viên

THPT:

Trung học phổ thông

NXB:

Nhà xuất bản

GS:


Giáo sư

ThS:

Thạc sĩ

NL:

Năng lực

VB:

Văn bản

TPVH:

Tác phẩm văn học

CH:

Câu hỏi

DKTL:

Dự kiến trả lời

Vũ Ngọc
Huế

K40B – SP Ngữ

văn


Khóa luậ n tốt nghiệp Đạ i học
Hà Nộ i 2

MỤC LỤC

Tr ư ờ ng ĐHSP

Trang

MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................... 3
4. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 4
5. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 4
6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 4
7. Đóng góp của khóa luận....................................................................................... 4
8. Bố cục của khóa luận ........................................................................................... 4

NỘI DUNG ......................................................................................................... 6
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .......................................................... 6
1.1 Văn nghị luận ..................................................................................................... 6
1.1.1 Khái niệm văn nghị luận ................................................................................. 6
1.1.2 Đặc điểm văn nghị luận................................................................................... 7
1.1.2.1 Đề tài văn nghị luận ..................................................................................... 7
1.1.2.2 Cấu trúc một bài nghị luận ........................................................................... 7
1.1.2.3 Luận điểm bài văn nghị luận........................................................................ 8

1.1.2.4 Tính chất đối thoại trong văn nghị luận ....................................................... 9
1.1.2.5 Ngôn ngữ trong văn nghị luận ..................................................................... 10
1.1.3 Phân loại.......................................................................................................... 11
1.1.3.1 Nghị luận văn học ........................................................................................ 11
1.1.3.2 Nghị luận xã hội ........................................................................................... 11
1.1.4 Tạo lập văn bản nghị luận ............................................................................... 14
1.1.4.1 Khái niệm ..................................................................................................... 14
1.1.4.2 Các thao tác tạo lập một bài văn nghị luận .................................................. 15

Vũ Ngọc
Huế

K40B – SP Ngữ
văn


Khóa luậ n tốt nghiệp Đạ i học
Hà Nộ i 2

Tr ư ờ ng ĐHSP

1.1.5 Quy trình làm bài văn nghị luận...................................................................... 19
1.1.5.1 Tìm hiểu đề và tìm ý .................................................................................... 19
1.1.5.2 Lập dàn ý...................................................................................................... 21
1.1.5.3 Tìm dẫn chứng ............................................................................................. 27
1.1.5.4 Viết bài ......................................................................................................... 28
1.1.5.5 Sửa chữa ....................................................................................................... 29
1.2 Dạy học văn nghị luận xã hội theo định hướng phát triển năng lực .................. 29

Chương 2. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC TẠO LẬP VĂN BẢN

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC........................................................................................................... 31
2.1 Định hướng tổ chức dạy học tạo lập văn bản .................................................... 31
2.1.1 Dạy học Làm văn theo hướng tiếp cận giao tiếp ............................................ 31
2.1.2 Dạy học Làm văn theo hướng tích hợp........................................................... 31
2.1.3 Dạy học Làm văn theo hướng xây dựng bản sắc cá nhân, phát triển nhân cách
(cá thể) trong mối quan hệ thống nhất với cộng đồng. ............................................ 31
2.1.4 Dạy học Làm văn theo hướng khai phóng tư duy, phát huy tính tích cực,
chủ động của người học ........................................................................................... 32
2.2 Những phương pháp tổ chức dạy học ................................................................ 32
2.2.1 Phương pháp dạy học nhóm............................................................................ 32
2.2.2 Phương pháp dạy thực hành............................................................................ 34

Chương 3. GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM ......................................................... 39

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Vũ Ngọc
Huế

K40B – SP Ngữ
văn


Khóa luậ n tốt nghiệp Đạ i học
Hà Nộ i 2

Vũ Ngọc
Huế


Tr ư ờ ng ĐHSP

1

K40B – SP Ngữ
văn


Khóa luậ n tốt nghiệp Đạ i học
Hà Nộ i 2

MỞ ĐẦU

Tr ư ờ ng ĐHSP

1. Lý do chọn đề tài
Một thời gian dài trước đây, môn Làm văn trong nhà trường chỉ tập trung vào
NLVH, coi trọng NLVH, khiến HS chỉ quẩn quanh với kiến thức sách vở, sự liên hệ
với thực tế đời sống ít ỏi. Việc dạy và học văn phần nào đó trở nên phiến diện, máy
móc, giáo điều. Trong những năm gần đây, chương trình dạy học và thi môn văn có
nhiều đổi mới. Mảng văn NLXH được đưa vào chương trình các cấp học từ THCS đến
THPT. Đề văn NLXH là một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng trong các bài
kiểm tra thường xuyên, định kì, đặc biệt là kì thi THPT quốc gia. Sự thay đổi này đã
đem lại không ít cơ hội cho việc rèn luyện NL tư duy và phát triển toàn diện cho HS.
Tuy nhiên nó cũng đặt ra cho các em không ít thách thức. Thời gian rèn luyện về
NLXH ở trên lớp không nhiều, nhiều em kiến thức xã hội còn hời hợt, kĩ năng làm bài
chưa được tốt… tất cả những điều đó tạo nên khó khăn khá lớn cho HS trong quá trình
tạo lập VB.
NLXH là một thể văn quan trọng hướng tới việc tìm hiểu, phân tích, bàn bạc về

những vấn đề liên quan đến các mối quan hệ phức tạp của con người trong đời sống xã
hội. Việc làm văn NLXH sẽ giúp mài sắc NL nhận thức về cuộc sống, đồng thời giáo
dục về tư tưởng đạo đức cho HS. HS THPT đã có những hiểu biết nhất định về các vấn
đề xã hội nên khi được bày tỏ suy nghĩ, chính kiến về các vấn đề này, các em thường
rất hứng thú. Đưa văn NLXH vào chương trình Ngữ văn là một nỗ lực nhằm đổi mới
bộ môn Ngữ văn theo hướng thiết thực, bám sát đời sống, phát huy NL tư duy, sáng tạo
ở HS.
Đối với riêng cá nhân tôi, tôi nhận thấy mảng văn NLXH là một chủ đề khá hay,
có gắn bó mật thiết với cuộc sống của các em HS. Khi học và làm văn NLXH, các em
được rèn luyện kĩ năng làm văn, đồng thời được bày tỏ suy nghĩ, quan điểm, cách nhìn
nhận về cuộc sống của bản thân. Từ đó, các em sẽ có cái nhìn khách quan, toàn diện về

Vũ Ngọc
Huế

2

K40B – SP Ngữ
văn


các vấn đề của đời sống xã hội để tích lũy kinh nghiệm sống cho bản thân, tự hoàn
thiện mình để trở nên sống đẹp hơn, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.
Với tất cả những lí do trên, nhằm để phát triển toàn diện NL cho HS, nhằm giúp
các em tích lũy thêm kinh nghiệm sống, đặc biệt là giúp các em có thêm kĩ năng làm
tốt bài văn NLXH, tôi chọn đề tài “Dạy học tạo lập văn bản nghị luận xã hội theo
định hướng phát triển năng lực”. Đề tài này sẽ giúp tôi nâng cao chuyên môn phân
môn Làm văn, đặc biệt là mảng văn NLXH, đồng thời góp phần hỗ trợ tôi trong việc
giảng dạy ở trường THPT.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Trong chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục nhiều thập kỉ qua, đặc biệt là đổi
mới giảng dạy văn học ở nhà trường phổ thông, phân môn được quan tâm nhiều nhất là
giảng văn. Và phân môn ít được chú ý nhất là làm văn. Đây là khía cạnh còn nhiều mắc
mớ nhất [12, 124]
Bắt nguồn từ nhu cầu của cuộc sống, của xã hội và quay trở lại phục vụ cuộc sống
xã hội, văn nghị luận có vai trò to lớn đối với mỗi con người. Cũng bởi thế, các nhà
nghiên cứu đã dành nhiều sự quan tâm và nghiên cứu về kiểu VB này.
Các tác giả: Đỗ Ngọc Thống, Phạm Minh Hiếu, Nguyễn Thành Thi trong cuốn
“Làm văn” đã có nhận xét về VB NLXH. Đặc biệt, các tác giả đã chỉ ra phạm trù của
NLXH đó là: Nghị luận chính trị; nghị luận đạo đức, tư tưởng; nghị luận hiện tượng
đời sống xã hội. Bên cạnh đó, trong cuốn sách này các tác giả cũng lưu ý một số điểm
khác nhau khi làm đề văn NLXH với NLVH, giữa nghị luận về một hiện tượng đời
sống với nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Tuy nhiên, các tác giả chưa nêu ra cách dạy
học hiệu quả cho dạng bài nghị luận này một cách cụ thể.
Nhóm tác giả Nguyễn Trọng Hoàn trong cuốn “Văn nghị luận trong chương
trình Ngữ văn Trung học cơ sở” cũng chỉ ra cách phân loại căn cứ vào nội dung bài
học sẽ có các loại sau: Nghị luận chính trị (đề tài là các vấn đề chính trị), NLXH (đề tài
là các vấn đề xã hội), nghị luận đạo đức (đề tài là các vấn đề đạo đức, nhân sinh quan),


NLVH (đề tài là các vấn đề trong văn học)… Trong những công trình nghiên cứu này,
tác giả tách nghị luận chính trị, nghị luận đạo đức thành kiểu bài riêng không nằm
trong NLXH như các tác giả trong cuốn “Làm văn”. Dù phân chia như vậy, song các
tác giả cũng đã đề cập đến sự khác nhau về đề tài của các kiểu bài và đặc trưng cơ bản
của NLXH.
Trong cuốn “Rèn luyện kĩ năng văn nghị luận” của Bảo Quyến,tác giả cũng đã
bàn về văn nghị luận. Theo Bảo Quyến, văn nghị luận cũng được phân làm hai loại:
NLVH và NLXH. Trong văn NLXH lại bao gồm nhiều dạng khác nhau như: Nghị luận
đạo đức, tư tưởng; nghị luận về một hiện tượng đời sống… Tuy nhiên, cuốn sách này
cũng chưa bàn luận nhiều tới việc dạy học văn nghị luận, trong đó có nghị luận về vấn

đề xã hội đặt ra trong TPVH. Cũng bàn đến phương pháp dạy học kiểu bài nghị luận,
trong cuốn “Để làm tốt bài văn NLXH”, các tác giả đã nêu ra mô hình về nội dung bài
nghị luận về một vấn đề đặt ra trong một TPVH, cụ thể là: Bước 1:Cần rút ra đúng vấn
đề từ TPVH của đề bài; Bước 2: tiến hành bàn luận về vấn đề xã hội đó trong con mắt
nhìn của ngày hôm nay (đây là nội dung chính của bài nghị luận); Bước 3: có thể mở
rộng ý nghĩa của vấn đề, bày tỏ thái độ, nêu giải pháp, rút ra bài học.
Như vậy, cho đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu bàn về văn nghị luận
nói chung, tuy nhiên công trình nghiên cứu cụ thể về nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra
trong TPVH chưa có nhiều; cách thức dạy làm bài văn nghị luận cũng còn rất ít. Rất
cần phải có những đường hướng cụ thể chỉ rõ cách thức tạo lập VB NLXH theo định
hướng phát triển NL.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hướng đến các mục đích sau:
- Hệ thống hóa những cơ sở khoa học khi dạy học một nội dung kiến thức trong
phần Làm văn THPT hướng tới dạy HS tạo lập văn bản NLXH.


-

Bước đầu đề xuất những cách thức hướng dẫn HS cách làm một bài văn nghị
luận về vấn đề xã hội đặt ra trong TPVH.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, khóa luận tập trung vào những
nhiệm vụ chủ yếu sau:
-

Khái quát những tri thức cơ bản về phân môn Làm văn, về văn nghị luận.


-

Cách thức tạo lập một dạng bài NLXH nói chung; nghị luận về vấn đề xã hội
đặt ra trong TPVH nói riêng.

4. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung hướng dẫn HS cách tạo lập văn bản NLXH theo định hướng
phát triển NL, cung cấp cho các em cách thức, chiến thuật làm bài hiệu quả nhất.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là “Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác
phẩm văn học” cho HS THPT.
6. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính


sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp hệ thống hóa
- Phương pháp thực nghiệm
7. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận đi sâu vào hướng dẫn cho HS THPT cách thức làm bài văn nghị luận
về vấn đề đặt ra trong TPVH. Qua đó góp phần giáo dục nhân cách, kĩ năng sống cho
HS ngoài việc trang bị tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tạo lập văn bản NLXH.
8. Bố cục của khóa luận


Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của
khóa luận được triển khai cụ thể thành ba chương:


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Chương 2. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC TẠO LẬP VĂN BẢN
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Chương 3. GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM



NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Văn nghị luận
1.1.1 Khái niệm văn nghị luận
Trong đời sống xã hội, nhu cầu giao tiếp giữa con người với con người luôn đặt
ra những vấn đề cần trao đổi, bàn bạc thống nhất, đồng thuận, phản bác… và nghị luận
cũng bắt đầu từ đó. Xã hội càng phát triển, nghị luận trong giao tiếp càng phong phú và
sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống: thiên nhiên, lao động sáng tạo, ứng xử, sinh
hoạt cộng đồng… ở đâu cũng cần nghị luận.
Văn nghị luận được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư
tưởng, một quan điểm nào đó. Vì thế nó thường có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn
chứng thuyết phục. Văn nghị luận là một thể loại nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm,
thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về văn học hoặc chính trị, đạo
đức, lối sống,… nhưng lại được trình bày bằng một thứ ngôn ngữ trong sáng, hùng
hồn, với những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục… [12, 189].
“Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để
bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo
đức). Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ. Luận là bàn về
đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra chân lí,
đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình. Sức mạnh của văn nghị
luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và
trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Vận dụng các thao tác như giải thích, phân tích,
chứng minh, bác bỏ, so sánh…”[1, 110].

NLXH là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống. Đề tài của dạng bài
NLXH cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối
sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề
thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hóa… Nghĩa là, ngoài những tác


phẩm NLVH (lấy TPVH, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng VB viết khác đều có
khả năng được xếp vào dạng NLXH, chính trị.
Văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong TPVH là bài văn mang tính tổng hợp,
đòi hỏi HS kiến thức về cả hai mảng văn học và đời sống, cũng đòi hỏi cả kĩ năng phân
tích văn học, đánh giá các vấn đề xã hội. Nghĩa là có thể kiểm tra được người viết về cả
kiến thức văn học và kiến thức đời sống. Dạng bài này thường xuất phát từ một vấn đề
xã hội giàu ý nghĩa có trong một TPVH nào đó để yêu cầu HS bàn luận rộng ra vấn đề
xã hội đó. Vấn đề xã hội được bàn bạc có thể rút ra từ một TPVH đã học trong chương
trình nhưng cũng có thể từ một câu chuyện chưa được học (thường là câu chuyện ngắn
gọn, giàu ý nghĩa).
Dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong TPVH đòi hỏi ở HS kĩ năng tổng
hợp: đọc hiểu VB văn học, phát hiện vấn đề nghị luận, sử dụng nhuần nhuyễn các thao
tác nghị luận để bàn bạc về vấn đề và thường được sử dụng nhiều trong các kì thi các
cấp học, bậc học.
1.1.2 Đặc điểm của văn nghị luận
1.1.2.1 Đề tài của văn nghị luận
Đề tài của văn nghị luận hết sức phong phú, nó là những bài văn bàn về vấn đề
chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức. Nó gồm tất cả những vấn đề về
tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc
sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hóa…
Ví dụ: Truyền thống “thương người như thể thương thân” của nhân dân Việt
Nam; truyền thống “tôn sư trọng đạo” của nhân dân Việt Nam; quan niệm về con
người của thế kỉ XXI; thiên nhiên bị hủy hoại, môi trường bị xuống cấp; văn hóa đọc,
văn hóa giao tiếp ứng xử trong cuộc sống hiện nay;…

1.1.2.2 Cấu trúc của một bài nghị luận
Cấu trúc của một bài nghị luận được hình thành từ các yếu tố cơ bản là: vấn đề
nghị luận (còn gọi là luận đề), luận điểm, luận cứ và lập luận (còn gọi là luận chứng).


Luận đề trong bài văn nghị luận là vấn đề bao trùm cần được làm sáng tỏ, cần được
đem ra để bàn luận, bảo vệ, chứng minh trong toàn bộ bài viết. Chính vì thế trong
nhiều bài văn nghị luận, luận đề được thể hiện ở ngay nhan đề của bài viết.
Ví dụ: Với bài nghị luận “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh),
luận đề chính là “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, luận điểm là “Dân ta có một
lòng nồng nàn yêu nước”.
1.1.2.3 Luận điểm của bài văn nghị luận
Luận điểm (còn gọi là ý lớn) là những ý kiến, quan điểm chính được nêu ra trong
bài văn nghị luận. Luận điểm thường được thể hiện bằng một phán đoán (câu văn)
mang ý nghĩa khẳng định những tính chất, thuộc tính của vấn đề, nội dung, khía cạnh
được triển khai. Các luận điểm được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, được triển khai
bằng những lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ cho vấn đề đặt ra [12, 190]
Ví dụ, để khẳng định truyền thống yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh đã
đưa ra những luận điểm sau:
-

Lịch sử đã chứng tỏ tinh thần nồng nàn yêu nước của dân tộc;

-

Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước;

-

Bổn phận của chúng ta là phải biến lòng yêu nước vào những hành động.

Mỗi bài văn nghị luận là một đề xuất ý kiến, là trình bày tư tưởng, quan điểm của

người viết trước một vấn đề của văn học hoặc của cuộc sống. Vẻ đẹp của văn nghị luận
trên phương diện này là chất trí tuệ. Chất trí tuệ của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ
thống luận điểm. Vì thế luận điểm chính là linh hồn của bài văn nghị luận. Luận điểm
thể hiện rõ tư tưởng, quan điểm, chủ trương, đánh giá của người viết đối với vấn đề cần
thuyết phục và làm sáng tỏ.
Luận điểm giống như chiếc đinh để người ta treo móc toàn bộ chiếc áo là bài văn
nghị luận trên đó. Nó thể hiện rất rõ mục đích, tư tưởng và quan điểm của người viết.
Vì thế một bài văn nghị luận không thể không có luận điểm. Trong mỗi luận điểm lại
có nhiều luận cứ nhằm làm sáng tỏ cho luận điểm. Luận cứ là các dẫn chứng (chứng


cứ) cụ thể. Luận chứng (hay lập luận) là sự tổ chức các luận điểm và luận cứ, các lí lẽ
và dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ vấn đề, để người đọc hiểu, tin và đồng tình với điều
mà người viết đặt ra và giải quyết. Lập luận trong văn nghị luận chỉ thực sự có ý nghĩa
thuyết phục nếu người đọc tiếp thu thông tin, hiểu thấu đáo nội dung ý nghĩa của thông
báo.
Ví dụ: Với luận điểm “Thiên nhiên là môi trường sống tốt nhất của con người,
con người phải biết bảo vệ thiên nhiên” gồm có các luận cứ sau:
- Thiên nhiên là môi trường sống tốt nhất của con người (giải thích vì sao, dẫn
chứng);
- Thiên nhiên và môi trường ở nước ta hiện nay đang bị tàn phá và xuống cấp
nghiêm trọng (thực trạng, nguyên nhân, tác hại);
- Thái độ của chúng ta (lên án, ngăn chặn, có biện pháp xử lí với hành động phá
hoại; kế hoạch, chiến lược bảo vệ thiên nhiên; biện pháp, giải pháp công nghệ hữu
hiệu).
1.1.2.4 Tính chất đối thoại trong văn nghị luận
Văn nghị luận lấy việc đề xuất, bàn bạc, thảo luận, phê bình vấn đề có ý nghĩa xã
hội làm nội dung nên bao giờ nó cũng có “một ai đó” để giao tiếp và đối thoại. Văn

nghị luận chẳng những mang đặc điểm bàn luận mà còn theo đuổi mục đích thuyết
phục người khác tin vào ý kiến đúng đắn cũng như phương thức trình bày, lập luận,
chứng minh của chủ thể lập luận. Tại sao phải đặt vấn đề đối thoại? Vì nghị luận là
giao tiếp xã hội, con người đương thời không những tán đồng đồng ý với con người
đương thời bằng bàn bạc tranh luận mà còn phải thực hiện sự đồng tình hay phản bác
đó một cách rộng rãi với con người mọi thời đại, mọi xứ sở [11, 8]. Logic đối thoại là
đặc điểm quan trọng của văn nghị luận. Logic đối thoại trong văn nghị luận làm cho ý
tưởng bài văn phong phú, làm cho phương án trình bày có khả năng nảy sinh để dự
đoán những tình huống tranh luận có thể xảy ra, tạo nên sự căng thẳng hấp dẫn của
cuộc đối thoại ngầm. Logic đối thoại huy động tối đa NL cá nhân, biết tự đặt mình vào


người khác, tâm lí khác và tình huống cụ thể để xem xét, luận giải vấn đề toàn vẹn,
đem lại hiệu quả thuyết phục cao của văn nghị luận.
1.1.2.5 Ngôn ngữ trong văn nghị luận
Do đặc điểm và tính chất của nó, văn nghị luận ít dùng loại câu mô tả, trần thuật
“kể lể” sự việc mà chủ yếu dùng loại câu khẳng định và phủ định với nội dung hầu hết
là các phán đoán hoặc những nhận xét, đánh giá sâu sắc. Ví dụ:
“Từ trong tuổi thanh niên, tôi đã sống triền miên nhiều năm trong những vần thơ
về thiên nhiên, từ những cảnh trăng nhớ thương của Nguyễn Du, cảnh ao thu trong veo
của Nguyễn Khuyến, đến con nai vàng ngơ ngác của Lưu Trọng Lư, cánh cò phân vân
của Xuân Diệu, ánh nắng ngẩn ngơ buồn của Huy Cận, và tôi cũng đã nhiều lần nghe
lên án chuyện ngâm hoa vịnh nguyệt. Cho nên tôi bước vào cách mạng và kháng chiến
lòng rất vui nhưng không phải là không có chút băn khoăn. Phải chăng đã là người
cách mạng thì phải quên trăng quên hoa?
Nhưng kìa! Trăng hoa đã trở về trong thơ Bác, vẫn yêu kiều, vẫn lộng lẫy như
xưa!”
Cái hay của đoạn văn trên là đưa ra một chuỗi phán đoán sắc sảo, diễn đạt bằng
một loạt câu khẳng định có góc cạnh: “…từ những cảnh trăng nhớ thương của Nguyễn
Du, cảnh ao thu trong veo của Nguyễn Khuyến, đến con nai vàng ngơ ngác của Lưu

Trọng Lư, cánh cò phân vân của Xuân Diệu, ánh nắng ngẩn ngơ buồn của Huy
Cận…”; “trăng hoa đã trở về trong thơ Bác, vẫn yêu kiều, vẫn lộng lẫy như xưa!”.
Văn nghị luận nói chung là loại văn của tư duy khái niệm, của duy lí logic. Tuy
nhiên, văn nghị luận cũng rất cần hấp dẫn, lôi cuốn bằng từ ngữ có hình tượng và có
sức gợi cảm cao. Bài văn nghị luận hay là bài văn vừa giàu sức thuyết phục luận lí, vừa
giàu hình ảnh. Hình ảnh làm tăng sức thuyết phục, làm cho chân lí vừa sáng tỏ, vừa
thấm thía. Đồng thời, văn nghị luận cũng rất cần yếu tố biểu cảm, bởi hiệu quả tác
động không chỉ ở lí trí mà còn ở tình cảm, cảm xúc của người đọc, người nghe. Điều


đó đòi hỏi người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình nói (hoặc
viết) và biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, câu văn có sức truyền cảm cao.
1.1.3 Phân loại
1.1.3.1 Nghị luận văn học
NLVH là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn
bạc về văn học, có thể là tác giả, tác phẩm, ý kiến nhận định về tác phẩm, nhân vật
trong tác phẩm…Khi làm bài NLVH thì chúng ta cần phải nắm chắc kiến thức cơ bản
về mỗi tác giả, tác phẩm. Đối với thơ thì cần chú ý đến hình thức như nhịp điệu, cách
gieo vần, cấu trúc…Đối với tác phẩm văn xuôi thì chú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình
tiết, các dẫn chứng cần chính xác, chọn lọc, chú ý đến các giá trị: nhân đạo, tình huống
truyện…
Ví dụ: Nghị luận về hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ “Tây Tiến” của
Quang Dũng.
1.1.3.2 Nghị luận xã hội
NLXH là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống. Đề tài của dạng bài
NLXH cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối
sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề
thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hóa… Nghĩa là, ngoài những tác
phẩm NLVH (lấy TPVH, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng VB viết khác đều có
khả năng được xếp vào dạng NLXH, chính trị. Có thể phân loại NLXH làm ba dạng

chính: nghị luận về một tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị
luận về vấn đề xã hội đặt ra trong TPVH.
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Đối với HS trong nhà trường phổ thông, do tâm lí, lứa tuổi, tầm nhận thức nên
những vấn đề đặt ra để bàn luận không phải là những vấn đề quá phức tạp mà chỉ là
khía cạnh đạo đức, tư tưởng, tình cảm gắn liền với cuộc sống hằng ngày như tình cảm
quê hương, gia đình, bạn bè, ý thức trách nhiệm, tinh thần học tập, phương pháp nhận


thức… Những vấn đề này có thể đặt ra một cách trực tiếp, nhưng thường là được gợi
mở qua một câu danh ngôn (tục ngữ, ca dao, câu nói của các bậc hiền triết, các lãnh tụ,
các nhà văn hóa, khoa học, nhà văn nổi tiếng…).
Ví dụ: Ca dao có câu: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi


cao”
Anh chị hiểu ý nghĩa câu ca dao trên như thế nào? Viết đoạn văn ngắn bàn về mối
quan hệ giữa cá nhân và tập thể trong đời sống.
Nghị luận về hiện tượng đời sống
Khác với dạng đề bài về một tư tưởng, đạo lí, dạng đề này thường nêu lên hiện
tượng có thật trong đời sống. Đó có thể là một hiện tượng tích cực, nhưng cũng có thể
là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, hoặc một hiện tượng có cả mặt tích cực lẫn
tiêu cực… Như thế đòi hỏi người viết, bằng nhận thức của bản thân, phải thể hiện được
chủ kiến của mình, bằng phân tích và lập luận để ca ngợi và biểu dương cái đẹp, cái
tốt, cái thiện (chân, thiện, mĩ) và lên án, vạch trần cái xấu, cái ác, cái phi nhân tính…
Tất nhiên những hiện tượng đời sống nêu trong các đề văn dạng này vừa phải gần gũi
với tuổi trẻ học đường vừa phải có ý nghĩa lớn lao với cả cộng đồng dân tộc và thế
giới.
Ví dụ: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn
giao thông.

Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
Đây là vấn đề tổng hợp, đòi hỏi HS kiến thức về cả hai mảng văn học và đời
sống, cũng đòi hỏi cả kĩ năng phân tích văn học và kĩ năng phân tích, đánh giá các vấn
đề xã hội. Nghĩa là có thể kiểm tra được người viết về cả kiến thức văn học và kiến
thức đời sống. Đề thường xuất phát từ một vấn đề xã hội giàu ý nghĩa có trong một
TPVH nào đó để yêu cầu HS bàn luận rộng ra vấn đề xã hội đó. Vấn đề xã hội được
bàn bạc có thể rút ra từ một TPVH đã học trong chương trình những cũng có thể từ một
câu chuyện chưa được học (thường là câu chuyện ngắn gọn, giàu ý nghĩa).


Trong dạng đề nghị luận về vấn đề đặt ra trong một TPVH, nó có thể được chia
thành các dạng nhỏ:
* Vấn đề nghị luận về tư tưởng đạo lý rút ra từ TPVH
Trong chương trình THPT, HS đã được học về kiểu đề NLXH về một tư tưởng
đạo lí. Trong các đề bài thuộc kiểu đề này, vấn đề tư tưởng đạo lí có thể được nêu trực
tiếp (Ví dụ: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng dũng cảm) hoặc được thể hiện qua
một câu danh ngôn/câu tục ngữ, thành ngữ/câu thơ, câu hát… (Ví dụ: Trình bày suy
nghĩ của anh/chị về câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”). Các vấn đề tư tưởng, đạo lí
đặt ra để bàn luận không phải là những vấn đề quá phức tạp, lớn lao mà chỉ là những
khía cạnh đạo đức, tư tưởng, tình cảm gần gũi với đời sống hàng ngày của các em HS.
Kiểu đề này tạo cơ hội cho HS được bày tỏ chính kiến của mình về quan niệm sống, về
các vấn đề đạo đức… để từ đó hướng đến việc bồi đắp nhân cách cho thế hệ trẻ. Để
làm tốt điều đó, HS cần nắm chắc các kĩ năng cơ bản khi tìm hiểu đề, tìm ý, xây dựng
dàn ý, huy động vốn kiến thức… HS cũng cần nắm chắc kĩ năng làm bài NLXH về một
tư tưởng đạo lí để kết hợp với kĩ năng đọc hiểu VB văn học để hoàn thành tốt dạng bài
này.
* Vấn đề nghị luận về hiện tượng đời sống rút ra từ TPVH
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra
trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều
người. Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê.

NLXH về một hiện tượng đời sống đặt ra trong TPVH là dạng bài nghị luận trình
bày quan điểm tư tưởng của người viết về hiện tượng đời sống rút ra từ TPVH. Đó có
thể là TPVH trong chương trình hoặc tác phẩm ngoài chương trình nhưng đều là những
VB nghệ thuật có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Dạng bài này yêu cầu HS phải có NL đọc
hiểu VB, NL cảm thụ tác phẩm và NL bàn luận đánh giá về một vấn đề xã hội. HS cần
huy động cả kiến thức về tác phẩm và kiến thức về xã hội đời sống. Tuy nhiên cần xác
định đây là dạng đề NLXH chứ không phải là NLVH. Do đó HS cần có kĩ năng nhận


định đề chính xác, tránh nhầm lẫn với các kiểu bài nghị luận khác. Đây thực sự là một
dạng đề khó, người GV vừa phải rèn NL cảm thụ để HS thấy được cái hay, cái đẹp của
TPVH, vừa phải hướng dẫn HS biết cách bàn luận về những hiện tượng đời sống đa
dạng, phức tạp, mang tính thời sự diễn ra quanh ta.
* Vấn đề nghị luận về nhiều vấn đề xã hội rút ra từ TPVH
Xuất phát từ một trong những đặc trưng cơ bản quan trọng nhất của văn học – văn
học là tấm gương phản ánh cuộc sống, một TPVH có thể đặt ra rất nhiều các vấn đề xã
hội, cả về tư tưởng đạo lý và hiện tượng đời sống, truyền tải những bài học cuộc sống
sâu sắc tới người tiếp nhận. Các thông điệp mà nhà văn gửi gắm có thể được đan cài rất
sâu trong tác phẩm, đòi hỏi người viết phải suy nghĩ thận trọng, rút ra những vấn đề xã
hội phức tạp ẩn chứa bên trong.
Cũng giống như hai dạng đề đã trình bày ở trên, dạng đề nghị luận về nhiều vấn
đề xã hội rút ra từ TPVH cũng có cấu tạo hai phần. Phần thứ nhất nêu một hoặc nhiều
tác phẩm, hoặc trích dẫn một phần VB tác phẩm. Phần thứ hai là câu lệnh yêu cầu suy
nghĩ về các vấn đề rút ra từ tác phẩm đã nêu. Điểm khác biệt của đề bài dạng này là
trong câu lệnh của đề thường không gọi trực tiếp vấn đề xã hội cần nghị luận mà đưa
những câu hỏi có tính gợi mở cho người đọc tự tư duy, khám phá, tìm hiểu.
Ví dụ như: Suy nghĩ của anh/chị được gợi ra từ câu chuyện trên; hay Anh/chị rút
ra những bài học gì từ tác phẩm này?... Các tác phẩm được lựa chọn nêu trong phần
một thường là những VB có nhiều tầng ý nghĩa, gợi mở nhiều vấn đề xã hội. Có thể
nói, đây là dạng đề khó nhất trong các dạng đề NLXH, đòi hỏi HS tư duy tổng hợp cao,

có khả năng nắm bắt, lựa chọn, phân tích vấn đề, biết cách triển khai các luận điểm một
cách hợp lý, tránh lan man, dàn trải, thiếu tập trung hoặc tham kiến thức.
1.1.4 Tạo lập văn bản nghị luận
1.1.4.1 Khái niệm


×