Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Rèn luyện kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.19 KB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
======

NGUYỄN THỊ HUẾ

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP
TU TỪ SO SÁNH VÀ NHÂN HÓA CHO HỌC
SINH LỚP 5

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ts. Hoàng Thị Thanh
Huyền đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban lãnh đạo, các thầy giáo,
cô giáo trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy và giúp đỡ em trong
suốt thời gian 4 năm học tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo và các
em học sinh khối 5 trường Tiểu học Hùng Vương đã giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi để em hoàn thành khóa luận này.
Khóa luận này là bước đầu tập dượt nghiên cứu khoa học mặc dù đã cố
gắng nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để khóa
luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Người viết

Nguyễn Thị Huế


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Rèn luyện kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so
sánh và nhân hóa cho học sinh lớp 5” là công trình nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn khoa học của Ts. Hoàng Thị Thanh Huyền. Toàn bộ nội
dung và kết quả nghiên cứu đều là trung thực và chưa được công bố dưới bất
cứ hình thức nào trước đây.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Người viết

Nguyễn Thị Huế


Các từ viết tắt trong khóa luận
Nxb: Nhà xuất bản
Sgk: Sách giáo khoa
Tv: Tiếng Việt
Gv: Giáo viên
Hs: Học sinh
Tr: Trang
T : Tập


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích........................................................................................................ 4
4.Nhiệm vụ ........................................................................................................ 5
5.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5
6.Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 6
7. Kết cấu khóa luận.......................................................................................... 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................... 7
1.1.Cơ sở lí luận ................................................................................................ 7
1.1.1.Khái quát về các biện pháp tu từ Tiếng Việt............................................ 7
1.1.2.Phân biệt phương tiện và biện pháp tu từ ................................................ 8
1.1.3. Những vấn đề lý thuyết về biện pháp tu từ nhân hóa và biện pháp tu từ
so sánh ............................................................................................................. 11
1.1.3.1.Khái quát về biện pháp tu từ so sánh .................................................. 11
1.1.3.2.Khái quát về biện pháp tu từ nhân hóa................................................ 16
1.2 Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 18
1.2.1 Chương trình SGK Tiếng Việt lớp 5...................................................... 18
1.2.2.Thực tiễn về việc dạy học biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh cho học
sinh lớp 5 ......................................................................................................... 19
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 SỬ DỤNG
BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA, SO SÁNH.............................................. 24
2.1 Cơ sở xây dựng biện pháp......................................................................... 24
2.1.1. Nguyên tắc giao tiếp.............................................................................. 24
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với nội dung chương trình ............. 25


2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của HS... 25
2.2 Dạy HS thực hành phân tích hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ nhân
hóa và so sánh trong phân môn tập đọc. ......................................................... 26

2.2.1. Hệ thống hình ảnh so sánh và nhân hóa được sử dụng trong phân môn
tập đọc ............................................................................................................. 26
2.2.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị của các biện pháp tu từ so sánh và
nhân hóa thông qua hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài. ........................................ 30
2.2.2.1:Đặt các câu hỏi gợi ý để HS tìm các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ miêu tả
có trong bài Tập đọc........................................................................................ 30
2.2.2.2. Gợi ý để học sinh tìm các hình ảnh so sánh hay. .............................. 31
2.3 Rèn luyện kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh trong phân
môn tập làm văn miêu tả ................................................................................. 31
2.3.1. Hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng quan sát, trí liên tưởng, tưởng
tượng................................................................................................................ 31
2.3.2. Hướng dẫn học sinh lựa chọn, sử dụng từ ngữ trong bài văn ............... 35
2.3.3. Hướng dẫn học sinh huy động các kiến thức về biện pháp tu từ so sánh
và nhân hóa...................................................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Các dạng bài tập bổ trợ giúp học sinh lớp 5 sử dụng biện pháp tu từ so
sánh và nhân hóa ............................................................................................. 40
2.4.1. Bài tập nhận diện, phân tích giá trị của các biện pháp tu từ so sánh và
nhân hóa được sử dụng trong đoạn văn, đoạn thơ. ......................................... 41
2.4.2. Bài tập lựa chọn từ ngữ tả đối tượng được so sánh và nhân hóa trong
đoạn văn .......................................................................................................... 47
2.4.3. Bài tập phát hiện, chữa lỗi dùng hình ảnh so sánh và nhân hóa trong câu
văn đoạn văn.................................................................................................... 49
2.4.4. Bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa cho
học sinh trong viết đoạn văn, bài văn.............................................................. 58


Chương 3: THỰC NGHIỆM........................................................................... 60
3.1. Khái quát về thực nghiệm ........................................................................ 61
3.1.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 61
3.1.2. Nguyên tắc thực nghiệm ....................... Error! Bookmark not defined.

3.1.3. Nội dung thực nghiệm........................... Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Phương pháp thực nghiệm .................... Error! Bookmark not defined.
3.1.5. Tổ chức thực nghiệm............................. Error! Bookmark not defined.
3.2 Kết quả thực nghiệm ................................................................................. 73
3.2.1. Kết quả viết văn tả người của học sinh ................................................. 73
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 77


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỉ XXI, thế kỉ của sự bùng nổ công nghệ thông tin và khoa
học, sự phát triển của nền kinh tế tri thức ngày càng trở nên mạnh mẽ. Xu thế
toàn cầu hóa giữa các quốc gia trong đó có Việt Nam về cả kinh tế, chính trị
và văn hóa, giáo dục. Trước sự thay đổi ấy, nhu cầu của con người cũng ngày
càng cao hơn về cả vật chất và tinh thần, mà tinh thần lại chính là động lực để
con người tạo ra của cải. Một trong những món ăn tinh thần không thể thiếu
đó chính là văn học. Văn học giúp con người ta cảm nhận được vẻ đẹp của
cuộc sống một cách tinh tế và nhiều màu sắc hơn. Nó như lăng kính phản ảnh
mọi góc nhìn của cuộc sống bằng chính những hình tượng trong văn học và
chất liệu để xây dựng nên những hình tượng ấy là ngôn ngữ. Ngôn ngữ giữ
một vị trí then chốt đặc biệt quan trọng trong thơ văn. Nó không chỉ được
dùng để đảm bảo tính thông báo của thông tin mà còn mang tính nghệ thuật,
thẩm mĩ và biểu đạt tình cảm. Nhờ những ngôn từ hết sức đẹp ấy mà tiếng thơ
trở nên chân thực, gần gũi với cuộc sống, thể hiện càng rõ nét những cung bậc
cảm xúc của con người. Một tác phẩm nghệ thuật có giá trị là một tác phẩm
mà ngôn ngữ được sử dụng trong đó đạt đến mức chuẩn xác và tinh tế. Để tạo
nên được sự thành công của nghệ thuật ngôn từ thì không thể thiếu được một
phương diện đặc biệt quan trọng đó là các biện pháp tu từ
Chính bởi sự quan trọng của các biện pháp tu từ trong việc thể hiện ý

nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản nên việc đưa các biện pháp tu từ
vào dạy học Tiếng Việt ở trường phổ thông là việc hết sức cần thiết. Mà bậc
học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân đó chính là bậc học Tiểu học,
nó là nền móng để các em có thể học tốt hơn ở các bậc học sau. Thông qua
việc học các biện pháp tu từ không chỉ giúp học sinh cảm nhận thấy cái hay

1


cái đẹp của văn bản nghệ thuật mà còn ham muốn tạo ra cái hay cái đẹp bằng
ngôn ngữ.
Hiện nay, chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học đã được tiến hành cải cách
và đổi mới về nội dung nhằm phù hợp với sự phát triển về tâm lí, lứa tuổi và
khả năng nhận thức của học sinh. So với chương trình cũ, chương trình mới
sau năm 2000 đã chú ý hơn đến việc đưa vào giảng dạy các biện pháp tu từ
trong đó có biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh theo cả hai hướng lí thuyết và
luyện tập kĩ năng phân tích cảm thụ. Khi học những kiến thức này các em sẽ
cảm nhận được cái hay cái đẹp chứa đựng trong từng cách nhân hóa,so sánh
các sự vật hiện tượng, đồng thời các em cũng sẽ biết cách sử dụng biện pháp
tu từ này trong lối hành văn của mình làm cho bài văn của mình trở nên sinh
động hấp dẫn hơn.
Cảm nhận được cái hay cái đẹp trong văn chương luôn là mục tiêu quan
trọng của việc học văn trong nhà trường. Thực tế cho thấy kĩ năng sử dụng
biện pháp tu từ nhân hóa,so sánh để viết bài văn miêu tả của học sinh lớp 4,5
còn nhiều hạn chế. Các bài văn viết của học sinh thường ít sử dụng các biện
pháp tu từ hoặc có thì lời văn còn chưa hay, chưa hợp lý hoặc hiệu quả chưa
cao. Vì vậy các bài văn của các em còn khô khan, câu văn lủng củng, thiếu
hình ảnh, đơn điệu, chủ yếu chỉ mang tính liệt kê, mô tả. Bên cạnh đó, nhiều
giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh sử dụng các biện
pháp này trong văn miêu tả cũng như trong các vă bản khác

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài Rèn luyện kĩ
năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa cho học sinh lớp 5.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nhân hóa và so sánh là một biện pháp tu từ khá phổ biến, được dùng
nhiều trong lời ăn tiếng nói hàng ngày cũng như trong các tác phẩm văn


chương nghệ thuật. Đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu, các luận văn đi
nghiên cứu về vấn đề này như:
Theo tác giả Đinh Trọng Lạc, so sánh (còn gọi là so sánh hình ảnh, so
sánh tu từ) là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai
đối hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau
hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh
một lối tri giác về đối tượng [1-154]
Mô hình cấu tạo so sánh hoàn chỉnh gồm 4 yếu tố:
Yếu tố 1: yếu tố được hoặc bị so sánh
Yếu tố 2: yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động
Yếu tố 3: yếu tố thể hiện quan hệ so sánh
Yếu tố 4: yếu tố được đưa làm chuẩn để so sánh
Theo tác giả Nguyễn Thái Hòa [11] so sánh là hình thức diễn đạt tu từ
khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai đối tượng có
một tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể , những xúc cảm thẩm mỹ
trong nhận thức của người đọc, người nghe. So sánh gồm bốn yếu tố: cái so
sánh, cơ sở so sánh, từ so sánh và cái được so sánh.
Còn về biện pháp tu từ nhân hóa, theo tác giả Đinh Trọng Lạc nhân hóa
(còn gọi là nhân cách hóa) là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy
những từ ngữ biểu thi thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc
tính, dấu diệu của đối tượng không phải là con người, nhằm làm cho đối
tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời giúp người nói có

khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình [1-64]
Về mặt hình thức, nhân hóa có thể được cấu tạo theo hai cách:
Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của con người để biểu thi tính
chất, hoạt động của đối tượng không phải là con người.
Coi đối tượng như con người và tâm tình, trò chuyện với nhau.


Nhà văn Tô Hoài trong cuốn “Một số kinh nghiệm về viết văn miêu tả”
đã chia sẻ kinh nghiệm viết văn quý báu, bài học về quan sát và bài học về
diễn đạt, sáng tạo trong miêu tả khi nói về độ chân thực và gợi cảm của hình
tượng, song chưa đưa ra quan niệm dùng so sánh và nhân hóa trong viết văn
để tạo độ sống động khi viết văn.
Cuốn “Văn miêu tả và kể chuyện” của tác giả Vũ Tú Nam, Phạm Hổ,
Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng cũng đã giới thiệu về bài viết của mình về suy
nghĩ, kinh nghiệm của bản thân khi viết văn miêu tả và văn kể chuyện. Tác
giả Phạm Hổ gián tiếp nói lên vai trò, vị trí của so sánh và nhân hóa trong văn
miêu tả. Nhưng đó cũng chỉ là nói một cách khái quát, sơ lược, chứ chưa gợi
ý, hướng dẫn cách sử dụng các biện pháp này ra sao.
Ngoài ra các tác giả Lê Phương Nga và Lê Hữu Thỉnh trong sách Tiếng
Việt nâng cao các lớp 3,4,5 đã đưa ra một số các bài tập thực hành để rèn cho
HS kĩ năng so sánh cũng như bài tập ứng dụng vào viết đoạn văn, bài văn.
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, chúng tôi thấy vấn đề này đã được rất
nhiều các tác giả và nhà nghiên cứu văn học đề cập đến . Có công trình đã nói
về văn miêu tả, có công trình xuyên suốt về quy trình dạy tập làm văn, có
những bài viết chia sẻ kinh nghiệm về biện pháp cũng như xây dựng hệ thống
bài tập nhằm rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa cho học
sinh khi viết văn. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng
lại ở mức khái quát hoặc ở phạm vi rộng chứ chưa đi vào nghiên cứu cụ thể ở
một khối lớp. Với đề tài này,chúng tôi mong muốn có thể khai thác triệt để
hiệu quả của biện pháp tu từ này trong dạy học Tiếng việt lớp 5 đồng thời

giúp học sinh có thêm kĩ năng sử dụng nó vào trong lối hành văn của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu gồm 3 mục đích chính:


- Giúp HS nhận biết một cách rõ ràng và chính xác các biện pháp tu từ
nhân hóa và so sánh trong các bài tập đọc, các bài tập làm văn và một số văn
bản khác.
-Rèn luyện cho HS các kĩ năng sử dụng và cảm thụ các biện pháp trong
khi viết văn, từ đó cung cấp cho GV các phương pháp và cơ sở để giảng dạy
các dạng bài tập này.
-Nâng cao hiệu quả của việc học biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh cho
HS lớp 5.
4.Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích trên, đề tài phải thực hiện được các nhiệm vụ
sau:
-Tìm hiểu về lí luận của đề tài
-Thống kê, phân loại các bài tập yêu cầu tìm hiểu hiệu quả sử dụng của
các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh trong văn bản tập đọc-sgk Tiếng Việt
lớp 5.
-Điều tra thực trạng năng lực cảm thụ và kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ
nhân hóa, so sánh
-Tìm ra các giải pháp giúp học sinh lĩnh hội và sử dụng biện pháp tư từ
nhân hóa, so sánh trong Tập đọc và tạo lập văn bản miêu tả.
-Thực nghiệm khoa học
5.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1: Đối tượng nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động dạy học biện pháp tu từ
nhân hóa và so sánh cho học sinh lớp 5
5.2: Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:
-Chương trình môn Tiếng Việt lớp 5


-Khảo sát thông qua hoạt động dạy học môn Tiếng việt lớp 5 tại trường
tiểu học Hùng Vương (Tx Phúc Yên-Vĩnh Phúc)
6.Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt mục đích cũng như những nhiệm vụ của đề tài, chúng
tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
6.1.Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu những vấn đề lí thuyết của
đề tài, làm rõ các quan điểm, luận điểm trong các tài liệu khoa học liên quan
để xác lập cơ sở lí luận của đề tài
6.2.Phương pháp phân tích
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu những quan điểm, luận
điểm trong các tài liệu khoa học liên quan để xác lập cơ sở lí luận của đề tài
để từ đó đi đến phân tích và rút ra những kết luận cho đề tài.
6.3.Phương pháp khảo sát thực tế và thống kê số liệu
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để khảo sát bài làm của học sinh.
Trên cơ sở đó giúp thu thập các số liệu và thông tin chính xác, nhất quán để từ
đó có được các số liệu cụ thể làm cơ sở cho đề tài.
6.4. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm là phương pháp rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu, là
một trong những nội dung quan trọng của đề tài. Qua phương pháp thực
nghiệm, những kết quả cụ thể được định lượng rõ ràng mới có thể có được
những kết luận vè giá trị thực tiễn và tính khả thi của những vấn đề được đặt
ra trong khóa luận. Phương pháp này được tiến hành sau khi đã đưa ra lý
thuyến và hệ thống các biện pháp, các bài tập. Đây là bước hiện thực hóa nội
dung. Đồng thời, đây cũng là bước kiểm tra, đánh giá kết quả, để từ đó có thể
rút ra những nhận xét, kết luận về quá trình nghiên cứu của mình.

7. Kết cấu khóa luận


Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 sử dụng biện pháp tu từ nhân
hóa và so sánh
Chương 3: Thực nghiệm khoa học

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.Cơ sở lí luận
1.1.1.Khái quát về các biện pháp tu từ tiếng việt
Trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, việc sử dụng từ ngữ một cách
chính xác, minh bạch sẽ đảm bảo cho câu văn của chúng ta trong sáng, dễ
hiểu và thực hiện tốt chức năng truyền đạt thông tin của chúng. Tuy nhiên
ở một cấp độ cao hơn, để tạo cảm xúc và nâng cao khả năng ngôn ngữ lên
tầm nghệ thuật, chúng ta còn vận dụng một kĩ năng khác là “sử dụng các


biện pháp tu từ”. Việc sử dụng các biện pháp tu từ thể hiện khả năng ứng
biến linh hoạt trong tư duy và ngôn ngữ của người viết, cũng là biểu hiện
của việc nắm vững ngôn ngữ, vận dụng tốt công cụ ngôn ngữ vào biểu đạt
các hiện tượng xã hội khác nhau. Tu từ cũng chính là một biểu hiện của vẻ
đẹp ngôn ngữ mà chúng ta tạo ra trong quá trình viết lách.
Phải nói rằng, không chỉ có tu từ (hay không vận dụng thành thạo tu
từ thì không thể tạo ra được những cảm xúc mạnh, những hiệu ứng độc
đáo và không thể có những bài thơ, bài văn giàu tính nghệ thuật. Tu từ
chính là một trong những nghệ thuật quan trọng nhất của lĩnh vực chữ

nghĩa và là linh hồn của “kĩ thuật chữ nghĩa”.
Trước khi đi tìm hiểu hai biện pháp tu từ được đề cập ở đề tài, chúng
tôi xin cắt nghĩa qua về khái niệm “tu từ”. Có hẳn bộ môn gọi là “tu từ
học” theo Từ điển bách khoa Việt Nam [16, tr 670] định nghĩa là “ bộ môn
ngôn ngữ học nghiên cứu các cách thức diễn đạt có hiệu quả nhất”, ra đời
từ thời cổ Hi Lạp do các nhà triết học như Platon, Democrite, Aristote khởi
xướng và về sau được Cicero, Virgile tiếp tục phát triển bàn về các lời hoa
mĩ và cách thuật hùng biện…
Còn về “tu từ” thì sao? Chắc chắn ý nghĩa của nó cũng không khác
nhiều lắm so với môn khoa học đã nói. Theo Hoàng Long-Quang Hùng
[15- tr867] tu từ là “trau dồi, uốn nắn lời văn cho gọn gẫy, sáng sủa”. Chữ
“tu” có nghĩa là sửa chữa, trau dồi, rèn, chấn chỉnh…(trùng tu, tu bổ, tu
dưỡng, tu chí, tu chính, tu hành, tu học, tu nghiệp, tu thân…) còn chữ “từ”
(theo Thiền Chửu) là “nói ra thành văn”, “lời cung”, “lời dân trình bày”.
Như vậy rất rõ ràng, “tu từ” chính là sửa chữa, uốn nắn và tu bổ câu.
1.1.2.Phân biệt phương tiện và biện pháp tu từ
Phương tiện tu từ và biện pháp tu từ là hai khái niệm có khá nhiều
điểm giống nhau dẫn đến sự trùng lặp. Việc phân danh giới không rõ ràng


giữa các phương tiện và biện pháp tu từ, sự thiếu sót trong tính hệ thống,
tính nhất quán của việc xác định từng khái niệm đã làm cho HS khó nắm
bắt và không biết cách sử dụng chúng. Chính vì vậy chúng tôi nêu ra một
số quan điểm để phân biệt một cách rõ ràng hơn hai khái niệm này dựa
trên nghiên cứu của tác giả Đinh Trọng Lạc [1-tr6-tr9]
Có thể nói một cách khái quát nhất đó là phương tiện tu từ là phương
tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật-logic) ra, chúng
còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ; còn biện pháp tu từ là cách
phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ,
không kể là trung hòa hay tu từ(còn được gọi là diễn cảm) trong một ngữ

cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ.
Có thể phân loại phương tiện và biện pháp tu từ theo các cấp độ:
Trên cấp độ từ vựng, các phương tiện tu từ từ vựng được xác ddinbj
là những đơn vị từ vựng đồng nghĩa mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự
vật, lo-gic) ra chúng còn có ý nghĩa bổ sung,có màu sắc tu từ.
Các biện pháp tu từ từ vựng là những cách phối hợp sử dụng các đơn
vị từ vựng trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn (trong
câu, trong chỉnh thể trên câu) có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do mối
quan hệ giữa các đơn vị trong ngữ cảnh.
Trên cấp độ ngữ nghĩa, các phương tiện tu từ ngữ nghĩa là những
định danh thứ hai mang màu sắc của tu từ, của sự vật, hiện tượng. Còn các
biện pháp biện pháp tu từ ngữ nghĩa là toàn bộ các cách hợp có hiệu quả tu
từ, theo trình tự tiếp nối của các đơn vị từ vựng trong phạm vi của một đơn
vị khác thuộc bậc cao hơn.
Trên cấp độ cú pháp, các biện pháp tu từ cú pháp là những kiểu câu
mang màu sắc tu từ do được cải biến từ kiểu câu cơ bản (C-V), như các
kiểu câu rút gọn, mở rộng thành phần hay đảo trật tự từ.


Còn các biện pháp tu từ cú pháp là những cách phối hợp sử dụng các
kiểu câu để đạt được hiệu quả tu từ trong phạm vi của một đơn vị thuộc
bậc cao hơn (trong chỉnh thể trên câu, trong đoạn văn, trong cả văn bản)
như : sóng đôi, đảo đổi, lặp đầu, lặp cuối, câu hỏi tu từ, tách biệt, liên kết
tu từ học…
Và cuối cùng là trên cấp độ văn bản, các phương tiện tu từ văn bản là
những mô hình văn bản đem lại hiệu quả tu từ do được cải biến từ mô hình
văn bản trung hòa.
Các biện pháp tu từ văn bản là những cách phối hợp sử dụng các
mảnh đoạn của văn bản có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do sự tác động
qua lại của các mảnh đoạn này với nhau trên cơ sở các kiểu quan hệ.

Như vậy, ở cấp độ nào của ngôn ngữ, các biện pháp tu từ cũng cần
được phân biệt với các phương tiện ở các đặc trưng sau đây:
- Thứ nhất, biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng các đơn
vị lời nói trong giới hạn của một đơn vị thuộc bậc cao hơn. Còn phương
tiện tu từ là những yếu tố ngôn ngữ thuộc các cấp độ khác nhau, được
đánh dấu về Tu từ học trong giới hạn của một cấp độ nào đó của ngôn ngữ.
- Thứ hai, ý nghĩa Tu từ học của biện pháp tu từ nảy sinh ra trong ngữ
cảnh của một đơn vị lời nói nào đó. Còn ý nghĩa Tu từ học của phương
tiện tu từ được củng cố ngay ở phương tiện đó.
Thứ ba; ý nghĩa Tu từ học của biện pháp tu từ bị quy định bởi những
quan hệ cú đoạn giữa các đơn vị một bậc hay của các bậc khác nhau. Còn
ý nghĩa Tu từ học của phương tiện tu từ bị quy định bởi những quan hệ hệ
hình của các yếu tố cùng bậc.
Tuy rằng giữa các biện pháp tu từ và các phương tiện tu từ có những
sự khác biệt rõ rệt như vậy, nhưng giữa chúng vẫn có mối quan hệ biện
chứng. Một mặt, việc sử dụng các phương tiện tu từ sẽ tạo ra các biện pháp


tu từ, mặt khác việc sử dụng một biện pháp tu từ nào đó trong lời nói cũng
có thể chuyển hóa nó thành một phương tiện tu từ. Hơn nữa, cùng một
phương tiện tu từ có thể cùng để xây dựng nên những biện pháp tu từ khác
nhau có thể cùng tham gia vào việc xây dưng một biện pháp tu từ duy
nhất.
1.1.3. Khái quát về biện pháp tu từ nhân hóa và biện pháp tu từ so sánh
1.1.3.1. Biện pháp tu từ so sánh
Khái niệm:
So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có nét
tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. So sánh gồm 2
hình thức cơ bản đó là so sánh logic và so sánh tu từ.
Phân loại

So sánh logic là một biện pháp nhận thức trong tư duy của con
người, là việc đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ nhất
định nhằm tìm ra sự giống nhau và khác biệt giữa chúng.
Ví dụ:
Tay bác y như tay một người khổng lồ.
(TV 5, tập 1,tr 150)
Cách so sánh này gọi là so sánh logic. Cơ sở của phép so sánh này
dựa trên tính đồng nhất, đồng loại của các sự vật, hiện tượng và mục đích
của sự so sánh là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng.
So sánh tu từ (còn gọi là so sánh hình ảnh) là một biện pháp tu từ
trong đó người ta đối chiếu các sự vật với nhau miễn là giữa các sự vật có
một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm
mỹ trong nhận thức người đọc, người nghe.
Ví dụ:
Còn núi non Cao Bằng


Đo làm sao cho hết
Như lòng yêu đất nước
Sâu sắc người Cao Bằng
(TV 5, tập 2, tr 41)
Ở ví dụ trên, lòng yêu nước của người dân Cao Bằng được ví cao hơn
ngọn núi. Bằng hình ảnh so sánh càng làm nổi bật hơn tinh thần yêu nước
của người dân nơi đây.
Như vậy, so sánh tu từ khác với so sánh logic ở tính hình tượng, tính
biểu cảm và tính dị loại của sự vật. Nếu như giá trị của so sánh logic là xác
lập được sự tương đương giữa hai đối tượng thì giá trị của so sánh từ là sự
liên tưởng, sự phát hiện và gợi cảm xúc thẩm mỹ ở người đọc, người nghe.
Khi xem xét phép so sánh ta có thể căn cứ vào mặt cấu trúc hoặc mặt
ngữ nghĩa của nó.

Xét về mặt cấu trúc
Hình thức đầy đủ nhất của so sánh gồm 4 yếu tố:
- Yếu tố 1: là cái so sánh, đây là yếu tố được hoặc bị so sánh tùy theo
việc so sánh là tích cực hay tiêu cực.
- Yếu tố 2: là cơ sở so sánh, đây là yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay
trạng thái của hành động, có vai trò nêu rõ phương diện so sánh
- Yếu tố 3: là mức độ so sánh thường được diễn ra ở mức độ ngang
bằng như nhau.
-Yếu tố 4: yếu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh.
Tùy từng trường hợp mà trật tự các yếu tố có thể thay đổi hoặc bớt đi
trên mô hình. Sự vắng mặt của một trong các yếu tố tạo nên các kiểu so
sánh:
Kiểu 1: Có đầy đủ 4 yếu tố và được sắp xếp theo trật tự: cái được so
sánh- phương diện so sánh- mức độ so sánh- cái so sánh.


Ví dụ:
Ông hiề n nh ư hạ t gạo
1

2

3

4

Bà hiền nh ư suối trong
1

2


3

4

(Cao Bằng-TV5)
Ở đây đức tính của “ông” và “bà” lần lượt được so sánh với “hạt gạo” và
“suối trong”, một sự so sánh rất đơn giản nhưng lại làm bật lên được đức tính
hiền lành, sự đôn hậu của con người Cao Bằng.
Kiểu 2: Đảo trật tự so sánh
Các yếu tố của mô hình so sánh chuẩn đảo trật tự cho nhau tạo nên kiểu
so sánh mới nhưng không làm thay đổi sắc thái ý nghĩa mà tác giả muốn biểu
đạt.
Ví dụ:
Nh ư chiếc chảo bốn bề chao nhựa sống
3

4

2

Hồ n tôi vang vọng cả hai miền
1
(Bài thơ tháng bảy- Tế Hanh)
Kiểu 3: So sánh vắng yếu tố(1)
Đây là dạng so sánh khuyết yếu tố (1) tức là không có cái được so
sánh. Cái so sánh là gì, điều đó phụ thuộc vào khả năng liên tưởng của người
nghe, người đọc. Dạng so sánh này có rất nhiều trong thành ngữ như: Đẹp
như tiên, xấu như ma, đông như hội, nhanh như sóc, chậm như rùa…
Kiểu 4: So sánh vắng yếu tố (2)

Khi vắng yếu tố (2) người ta gọi đó là so sánh chìm. Loại so sánh
này kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác


định được nét giống nhau giữa hai đối tượng ở hai vế và từ đó nhận ra được
đặc điểm của đối tượng được tả.
Ví dụ:
Bà nh ư quả ngọ t chín rồi
1

3

4

Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng
( Qủa ngọt cuối mùa – Võ Thành An)
Kiểu 5: So sánh vắng yếu tố (2) và (3)
Đây là so sánh sử dụng chỗ ngắt giọng và hình thức đối chọi. Do
thiếu phương tiện và mức độ so sánh nên đây cũng là dạng so sánh không đầy
đủ. Yếu tố (2) và (3) có thể được thay thế bằng dấu gạch ngang, dấu ngắt
giọng hoặc là hình thức đối chọi.
Ví dụ:
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừ a- đ àn l ợn con nằ m trên
cao
1

4

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa-chiếc lư ợc chả i vào mây
xanh
1

4
(Cây dừa – Trần Đăng Khoa)

Ngoài 5 dạng trên, còn có dạng mà yếu tố (1) và (4) đổi chỗ cho nhau
hay còn gọi là so sánh đổi chỗ.
Ví dụ:
Trên trời mây trắng như bông
1

2

3

4

Ở giữa cánh đồng bông trắ ng như mây
4

3

2

1


(Ca dao)

Xét về mặt ngữ nghĩa:
Có thể phân loại phép so sánh thành các kiểu cơ bản như sau:
-Phân loại theo mức độ:
+So sánh ngang bằng:
Đây là dạng so sánh dùng từ “là”, “như”, “tựa”…để làm điểm so
sánh.
Ví dụ:

Người là cha, là bác, là anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
(Sang tháng Năm- Tố Hữu)

+So sánh không ngang bằng:
So sánh không ngang bằng bao gồm so sánh hơn-kém và so sánh bậc
cao nhất (bậc tuyệt đối)
So sánh hơn kém là dạng so sánh mà cơ sở của nó luôn gắn với từ “bao
nhiêu” “bấy nhiêu”, “chẳng bằng”
Ví dụ:
“ Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”
(Tv5, t2,tr 131)
- Phân loại theo đối tượng
+ So sánh các đối tượng cùng loại:
Ví dụ: “Cô giáo em hiền như cô Tấm”
+ So sánh khác loại
+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:
Ví dụ:



“ Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Chức năng của so sánh tu từ
- Chức năng biểu cảm- cảm xúc:
Một trong những chức năng quan trọng của so sánh đó là chức năng
biểu cảm. Có rất nhiều cách ví von rất hay, rất có hình ảnh. Mỗi một sự so
sánh là một lời nhận xét mà ít có cách diễn tả nào hay bằng hôi như cú, gầy
như cá mắm…
Cũng như cùng nói về rừng cây tràm nhưng với cách nói bình thường là
“Những thân cây rất to, thẳng tắp, tán lá rộng” thì sẽ không gợi được sự chú
ý của người nghe như cách ví von của Đoàn Giỏi“ Những thân cây tràm vỏ
trắng vươn lên trời, chẳng khác nào những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất
phơ” (Tv5, tập 1, tr21). Ta có thể dễ dàng nhận thấy ở cách miêu tả thân cây
tràm của Đoàn Giỏi những cây tràm trở nên đẹp hơn bao giờ hết nhờ phép so
sánh mà tác giả đã khéo léo sử dụng trong đoạn văn. Nó không chỉ là miêu tả
bình thường mà còn là những cảm xúc của tác giả, thể hiện sự yêu thiên nhiên
yêu nhiên, yêu và trân trọng những điều giản dị của cuộc sống.
Với chức năng biểu cảm, so sánh là “cách nói” dễ đi vào lòng người
nhất, làm cho người ta dễ nhớ, dễ thuộc. So sánh tu từ chính là một trong
những phương thức tạo hình , là đôi cánh giúp chúng ta bay vào thế giới của
cái đẹp, của trí tượng tượng vô cùng đa dạng và phong phú. Từ đó, ta nhận
thấy rằng so sánh tu từ có ý nghĩa rất quan trọng. nó là một trong những
phương thức làm tăng hiệu quả trong việc sử dụng ngôn ngữ. Tuy nhiên, mức
độ hiệu quả của nó còn tùy thuộc vào khả năng, vào vốn ngôn ngữ và sự rèn
luyện thường xuyên của mỗi người.
1.1.3.2. Biện pháp tu từ nhân hóa
Khái niệm



Nhân hóa là biến sự vật, hiện tượng thành con người bằng cách gán cho
nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ… giống như con người, làm cho nó
trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn.
Ví dụ:
“ Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một trời xa thẳm?
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp mình trong những ước mơ con.”
( Tv5, tập 2, tr141)
Thông thường, nhân hóa có 3 kiểu chính:
- Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người để gọi con vật.
Ví dụ: “ Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới ”
- Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ
hoạt động, tính chất của vật.
Ví dụ:
“ Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm ”
(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
- Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.
Ví dụ:
“Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây, trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa trổ bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”


Trên đây là những vấn đề lí thuyết về cơ sở của hai biện pháp tu từ so
sánh và nhân hóa. Đó cũng chính là cơ sở để chúng tôi đề xuất các biện pháp

rèn luyện kĩ năng sử dụng hai biện pháp này cho học sinh lớp 5.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Chương trình SGK Tiếng Việt lớp 5
Về sách giáo khoa, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 đã chú trong phương
pháp thực hành nhưng những bài tập cấu tạo vẫn còn chưa nhiều, cấu trúc bài
đơn điệu, kiến thức còn mang tính trừu tượng nên học sinh còn gặp nhiều khó
khăn trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới.
Về hai biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa cũng đã được lồng ghép vào
chương trình học của các em. Cụ thể là trong chương trình của phân môn tập
đọc Tiếng Việt lớp 5 có 27 bài có chứa các hình ảnh so sánh và nhân hóa. Cụ
thể là:
- Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- Sắc màu em yêu
- Bài ca về trái đất
- Một chuyên gia máy xúc
- Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
- Kì diệu rừng xanh
- Đất Cà Mau
- Chuyện một khu vườn nhỏ
- Mùa thảo quả
- Người gác rừng tí hon
- Hạt gạo làng ta
- Buôn Chư Lênh đón cô giáo
- Về ngôi nhà đang xây
- Trước cổng trời


×