Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập phát hiện giá trị của các biện pháp tu từ cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.37 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======

NGUYỄN THỊ KHÁNH HÒA

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT HIỆN
GIÁ TRỊ CỦA CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ CHO
HỌC SINH LỚP 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TS. LÊ THỊ LAN ANH

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô trong tổ
Phương pháp dạy học Tiếng Việt đã tận tình giúp đỡ trong quá trình học tập
tại trường và tạođiều kiện cho tôi thực hiện được khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo - TS. Lê Thị Lan
Anh
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các
bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,



tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Khánh Hòa


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, căn cứ, kết quả có trong khóa luận này là trung thực. Đề tài này chưa
được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội,

tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Khánh Hòa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN C


IỆC

DỰNG

HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT HIỆN GIÁ TRỊ C A CÁCBIỆN PHÁP TU
TỪ CHO HỌC SINH LỚP 5 ............................................................................ 7
1.1. Cơ sở lí luận của việc xây dựng hệ thống bài tập phát hiện giá trị của các
biện pháp tu từ cho học sinh lớp 5 .................................................................... 7
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ ....................................................................................... 7
1.1.1.1. Một số hiểu biết chung về biện pháp tu từ........................................... 7
1.1.1.2. Biện pháp tu từ so sánh ........................................................................ 8
1.1.1.3. Biện pháp tu từ nhân hóa ................................................................... 13
1.1.2. Cơ sở tâm lí ........................................................................................... 16
1.1.2.1. Sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu hoc ..........................................
16
1.1.2.2. Đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh lớp 5 ..............................
17
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống bài tập phát hiện giá trị của
các biện pháp tu từ cho học sinh tiểu học ....................................................... 19
1.2.1. Biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong chương trình sách giáo khoa
Tiếng Việt tiểu học.......................................................................................... 19
1.2.2. Bài tập phát hiện giá trị của các biện pháp tu từ trong chương trình sách
giáo khoa Tiếng Việt tiểu học ......................................................................... 21


1.2.2.1. Bài tập về biện pháp so sánh .............................................................. 21
1.2.2.2. Bài tập về biện pháp nhân hóa ........................................................... 26
1.2.3. Thực trạng về khả năng phát hiện giá trị của các biện pháp tu từ của học
sinh lớp 5 ......................................................................................................... 31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 34
CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT HIỆN GIÁ TRỊ C A CÁC
BIỆN PHÁP TU TỪ CHO HỌC SINH LỚP 5 VÀ........................................ 35
THỂ NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................................. 35
2.1. Xây dựng hệ thống bài tập phát hiện giá trị của các biện pháp tu từ cho
học sinh lớp 5 .................................................................................................. 35
2.1.1. Nguyên tắc xây dựng bài tập hiện giá trị của các biện pháp tu từ cho
học sinh lớp 5 .................................................................................................. 35
2.1.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.................................................... 35
2.1.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống..................................................... 35
2.1.1.3. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với mục đích, nội dung chương trình 36
2.1.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của học
sinh .................................................................................................................. 36
2.1.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa....................................................... 36
2.1.1.6. Nguyên đắc đảm bảo tính khả thi....................................................... 37
2.1.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập hiệngiá trị của các biện pháp tu từ
cho học sinh lớp 5 ........................................................................................... 37
2.1.3. Xây dựng hệ thống bài tập phát hiệngiá trị của các biện pháp tu từ cho
học sinh lớp 5 .................................................................................................. 39
2.1.3.1. Bài tập nhận diện biện pháp tu từ ...................................................... 41
2.1.3.2. Bài tập tái hiện các biện pháp tu từ.................................................... 46
2.1.3.3. Bài tập phân tích, đánh giá giá trị của biện pháp tu từ trong văn bản 47
2.1.3.4. Bài tập tạo lập văn bản có sử dụng biện pháp tu từ ........................... 51


2.2. Thể nghiệm sư phạm................................................................................ 56
2.2.1. Khái quát về thể nghiệm sư phạm......................................................... 56
2.2.1.1. Mục đích thể nghiệm.......................................................................... 56
2.2.1.2. Nội dung thể nghiệm.......................................................................... 56
2.2.1.3. Đối tượng, địa bàn thể nghiệm........................................................... 57

2.2.1.4. Các thức tiến hành thể nghiệm........................................................... 57
2.2.1.5. Kết quả thể nghiệm ............................................................................ 58
2.2.2. Kết luận chung về thể nghiệm............................................................... 58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 59
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 62


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng cấu trúc của biện pháp so sánh................................................ 8
Bảng 1.2. Bảng thống kê các bài Luyện từ và câu dạy về biện pháp tu từ so
sánh trong Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 ......................................................... 19
Bảng 1.3. Bảng thống kê các bài Luyện từ và câu dạy về biện pháp tu từ nhân
hóa trong Sách giáo khoa Tiếng Việt 3........................................................... 20
Bảng 1.4. Bảng thống kê các bài tập về so sánh trong SGK Tiếng Việt lớp 3
....... 21
Bảng 1.5. Bảng thống kê các bài tập về so sánh trong SGK Tiếng Việt lớp 4
....... 24
Bảng 1.6. Bảng thống kê các bài tập về so sánh trong SGK Tiếng Việt lớp 5.
......................................................................................................................... 25
Bảng 1.7. Bảng thống kê các bài tập về nhân hóa trong SGK Tiếng Việt lớp 3
......................................................................................................................... 26
Bảng 1.8. Bảng thống kê các bài tập về nhân hóa trong SGK Tiếng Việt lớp 4
......................................................................................................................... 30
Bảng 1.9. Bảng thống kê các bài tập về nhân hóa trong SGK Tiếng Việt lớp 5
......................................................................................................................... 30
Bảng 1.10. Bảng thống kê kết quả khảo sát .................................................... 32


DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ đầ đủ

HS
SGK

Học sinh
Sách giáo khoa

TV
tr

Tiếng Việt
trang

t1

tập 1

t2

tập 2

BPTT

Biện pháp tu từ


MỞ ĐẦU

1. Lí do c ọn đề t i
Thế giới ngày nay đang có những thay đổi sâu sắc về mọi mặt: xu thế
toàn cầu hóa, việc chuyển sang “nền kinh tế tri thức” đi liền theo đó là sự phát
triển không ngừng của khoa học công nghệ. Những thay đổi ấy đòi hỏi nguồn
nhân lực có chất lượng cao mới có thể đáp ứng được. Điều đó đã tác động
mạnh mẽ đến giáo dục trong việc đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp,
hình thức dạy học.
Đất nước ta đang thực hiện chiến lược đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Trong việc đổi mới con người là khâu đột phá, có tính quyết định. Dĩ nhiên
trong đó khẳng định vai trò của giáo dục là rất quan trọng cho sự phát triển
của tương lai nước nhà, đặc biệt là giáo dục Tiểu học – cấp học nền tảng – nơi
ươm mầm và nuôi dưỡng những tài năng, chủ nhân tương lai của đất nước. Ở
cấp Tiểu học, các em có hiểu biết, có nền kiến thức vững chắc thì sau này các
em mới có đà phát triển.
Trong chương trình Tiểu học, Tiếng

iệt là môn học chiếm vị trí quan

trọng, chiếm nhiều thời lượng và có tính tích hợp cao. ới tính chất là một
môn học công cụ, ngoài việc cung cấp các kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ
nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kĩ năng hoạt động giao tiếp bằng
tiếng

iệt, đồng thời môn học này còn bồi dưỡng năng lực tư duy cũng như

lòng yêu quý tiếng

iệt. Có thể thấy mục tiêu của dạy học Tiếng


iệt là chú

trọng tới việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Những kĩ năng đó chỉ
được hình thành thông qua hành động, mà hình thức để thực hiện hành động
đó chính là việc luyện tập thông qua các bài tập. Các bài tập Tiếng iệt là một
phương tiện có hiệu quả không thể thay thế được trong việc giúp học sinh có

1


năng lực ngôn ngữ, phát triển tư duy. Hoạt động cho học sinh giải các bài tập
Tiếng iệt là một điều kiện để thực hiện tốt các mục đích dạy học Tiếng iệt.
iệc tổ chức tốt các hoạt động thực hành bằng bài tập là một yêu cầu để nâng
cao chất lượng dạy học Tiếng iệt hiện nay.
Bên cạnh đó , một nhiệm vụ không thể thiếu trong môn Tiếng

iệt đó

là bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Có năng lực cảm thụ
văn học tốt, các em sẽ cảm nhận được những giá trị, vẻ đẹp của các tác phẩm
văn học – một nơi nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người, giúp các em nói – viết
Tiếng Việt thêm trong sáng, sinh động. Song để có được năng lực cảm thụ
văn học thì trước tiên các em phải có kĩ năng phát hiện giá trị của các các biện
pháp tu từ. Trong trường tiểu học, học sinh đã được học biện pháp tu từ so
sánh và nhân hóa ở lớp 3. Lên tới lớp 4 và lớp 5, học sinh được củng cố, ôn
lại những kiến thức lí thuyết về hai biện pháp tu từ đóthông qua hệ thống bài
tập luyện tập thực hành. Những bài tập này không chỉ khắc sâu những kiến
thức cũ mà còn được nâng cao phù hợp với trình độ tiếp nhận của học sinh.
Việc rèn luyện kĩ năng phát hiện giá trị của các biện pháp tu từ cho học sinh

có vai trò vô cùng quan trọng, đó sẽ là tiền đề để các em phát triển kĩ năng
phân tích, cảm thụ văn học không chỉ với các tác phẩm trong sách giáo khoa,
trong nước mà còn đối với các tác phẩm vĩ đại của nhân loại. Hơn thế, khi đó
kĩ năng sản sinh văn bản của học sinh cũng tự nhiên được củng cố và nâng
cao. Các em biết cách sử dụng ngôn từ có hiệu quả cao, không chỉ đúng mà
còn mang tính nghệ thuật, thẩm mĩ và có giá trị biểu cảm tránh được những
sai sót khi nói và viết.
Bản thân là một sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học – một giáo viên
tương lai, nhận thấy việc rèn luyệncác bài tập về biện pháp tu từ cho học sinh
cuối cấp tiểu học để các em có hành trang tốt nhất cho các bậc học cao hơn là
điều rất quan trọng nhưng lại là vấn đề chưa được nghiên cứu sâu rộng nên tôi


quyết định lựa chọn đề tài: Xây dựng hệ thống bài tập phát hiện giá trị của
các biện pháp tu từ cho học sinh lớp 5
2. Lịc sử n

i n cứu vấn đề

Việc nghiên cứu tìm hiểu các biện pháp tu từ nói chung, biện pháp so
sánh và nhân hóa nói riêng gắn liền với sách giáo khoa và yêu cầu giảng dạy
môn Tiếng Việt ở tiểu học được khai thác theo nhiều góc độ khác nhau, trên
cả mặt lí thuyết và thực hành. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu
sau:
Năm 1998, tác giả Đinh Trọng Lạc [7] đã định nghĩa một cách khái
quát về biện pháp tu từ. Đồng thời cuốn sách cũng đề cập đến cấu trúc cấu tạo
của biện pháp tu từ so sánh. Bên cạnh đó, ông cũng đề cập tới nhân hóa theo
hướng nêu khái quát về hiệu quả của biện pháp này ở các khía cạnh khác
nhau.
Năm 1994, Đinh Trọng Lạc đã nói về biện pháp so sánh và nhân hóa

cùng với tác dụng của nó khá đầy đủ, chi tiết ở phương diện lí thuyết [9]. Còn
phương diện thực hành cụ thể hóa trong cuốn “300 bài tập phong cách học
Tiếng Việt” (Nxb Hà Nội, 1999) đây là cuốn sách bài tập đi theo hướng mở
rộng cả lí thuyết và thực hành với khá nhiều bài tập về biện pháp tu từ. Tuy
nhiên đó mới chỉ dừng lại ở những bài tập khái quát nhất chưa đi vào xây
dựng hệ thống bài tập cho từng loại biện pháp tu từ nào.
Nhằm giúp học sinh trau dồi năng lực cảm thụ văn học, tác giả Đinh
Trọng Lạc đã biên soạn cuốn “Vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học qua các bài tập
đọc lớp 4, 5” (Nxb Giáo dục, 2004). Cuốn sách cung cấp một số kiến thức cơ
bản, phổ thông về các biện pháp tu từ mà học sinh thường gặp trong các tác
phẩm văn, thơ giúp học sinh cảm thụ cái hay, cái đẹp của các bài văn, bài thơ
có sử dụng các biện pháp tu từ, trong đó có so sánh và nhân hóa.


Tiếp theo đó là tác giả Nguyễn Trọng Hoàn và Nguyễn Trí [16] cũng
nói đến cách cảm thụ văn học thông qua một số biện pháp tu từ là đi vào khai
thác hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó.
Đồng tác giả Nguyễn Trọng Hoàn [3] cũng cung cấp kiến thức về một
số biện pháp tu từ như so sánh và nhân hóa thông qua việc phân tích một số ví
dụ minh họa cho lí thuyết.
Cuối cùng phải kể đến việc nghiên cứu biện pháp tu từ so sánh và nhân
hóa trong chương trình SGK tiểu học. So sánh và nhân hóa là hai biện pháp tu
từ đầu tiên được đưa vào SGK tiểu học từ lớp 3 và xuyên suốt chương trình cả
năm học. Đây cũng là hai biện pháp tu từ phổ biến, quen thuộc với học sinh
tiểu học.
Ở lớp 4 và lớp 5, biện pháp so sánh và nhân hóa hiện hữu trong phân
môn khác của Tiếng Việt như Tập đọc, Kể chuyện, đặc biệt là Tập làm văn và
trong các bài luyện tập Luyện từ và câu, với yêu cầu học sinh không chỉ nắm
chắc lí thuyết mà còn phải biết nhận diện, phân tích và vận dụng hai biện
pháp tu từ này.

Nhìn chung các công trình trên đều chỉ đưa ra được mục tiêu, cách
thức, biện pháp lý thuyết về biện pháp tu từ để dạy học một cách chung nhất,
bài tập đưa ra cũng là dạng tổng quát, đơn giản chưa được cụ thể hóa từng
phần, từng nội dung trong chương trình phổ thông. Bởi vậy vấn đề mà khóa
luận nghiên cứu là một vấn đề mới có sự kế thừa từ những công trình nghiên
cứu đã có nhưng vẫn còn bỏ ngỏ. Ứng dụng lý thuyết vào việc rèn luyện các
kĩ năng phát hiện, phân tích và sử dụng biện pháp tu từ nói chung cũng như
biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa nói riêng cho học sinh là việc làm thiết
thực, bổ ích giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy và học về biện pháp tu từ
ở trường tiểu học.


3. Mục đíc n

i n cứu

Xây dựng được hệ thống bài tập rèn kĩ năng phát hiện giá trị của các
biện pháp tu từ cho học sinh lớp 5.
4. Đối t ợn v p

m vi n

i n cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống bài tập phát hiện giá trị của các biện pháp tu từ cho học sinh
lớp 5.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ thời gian làm khóa luận tôi xin dừng lạiviệc nghiên
cứu ở phạm vi nghiên cứu bài tập phát hiện giá trị của các biện pháp tu từ so

sánh và nhân hóa cho học sinh lớp 5.
5. N iệm vụ n

i n cứu

- Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống
bài tập phát hiện giá trị của các biện pháp tu từ cho học sinh tiểu học.
- Đề xuất hệ thống các bài tập phát hiện giá trị của các biện pháp tu từ
cho học sinh lớp 5.Thể nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của hệ
thống bài tập đã đề xuất.
6. P

n p

pn

i n cứu

- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp


7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung khóa luận có cấu trúc 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống
bài tập phát hiện giá trị của cácbiện pháp tu từ cho học sinh tiểu học.

Chương 2: Hệ thống các bài tập phát hiện giá trị của các biện pháp tu từ
cho học sinh lớp 5 và thể nghiệm sư phạm.


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA IỆC
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT HIỆN GIÁ TRỊ CỦA
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ CHO HỌC SINH LỚP 5
1.1. C sở lí luận của việc xâ dựn
các biện p

ệ t ốn b i tập p

t iện i trị của

p tu từ c o ọc sin lớp 5

1.1.1.Cơ sở ngôn ngữ
1.1.1.1.Một số hiểu biết chung về biện pháp tu từ
- Theo tác giả Cù Đình Tú: “Biện pháp tu từ thường được hiểu một cách
hạn hẹp, chỉ có trong phần Phong cách học ngữ nghĩa, bị đồng nhất với phép
mĩ từ vốn được quan niệm là những cách thức, những hình thức diễn đạt bóng
bảy, gợi cảm, có sức hấp dẫn, lôi cuốn trong khi trình bày.”[17, 33]
- Theo tác giả Lê A: Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng
trong lời nói các phương tiện ngôn ngữ không kể có màu sắc tu từ hay không,
trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ (tức là tác dụng gây ấn tượng
về hình ảnh, cảm xúc, thái độ).
+ Các biện pháp tu từ tiếng Việt gồm: so sánh, đồng nghĩa kép, nói lại,
điệp ngữ…[1, 205]
- Theo tác giả Đinh Trọng Lạc: “Biện pháp tu từ, định nghĩa một cách
khái quát nhất, đó là những cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các

phương tiện ngôn ngữ (không kể trung hòa hay là diễn cảm) để tạo ra hiệu
quả tu từ (tức tác dụng gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh, làm nổi bật…) do sự
tác động qua lại của các yếu tố trong một ngữ cảnh rộng. Các biện pháp tu từ
được chia ra các biện pháp tu từ từ vựng, ngữ nghĩa, cú pháp, văn bản.”[7, 61]
- Theo chúng tôi, biện pháp tu từ là cách sử dụng các phương tiện ngôn
ngữ, nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn nhờ vào sự
tác động qua lại giữa các yếu tố trong một ngữ cảnh rộng. Các biện pháp tu từ
được chia ra các biện pháp tu từ từ vựng, ngữ nghĩa, cú pháp, văn bản.


1.1.1.2. Biện pháp tu từ so sánh
a. Khái niệm
- Theo tác giả Đinh Trọng Lạc, biện pháp so sánh là phương thức diễn đạt
tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai tự vật có
một nét tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm
mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe. [7, 190]
- Theo tác giả Nguyễn Minh Thuyết: “So sánh là biện pháp tu từ trong đó
người ta đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác nhau nhưng giống nhau ở
một điểm nào đó, để hiểu rõ hơn về đối tượng được nói tới” [15, 176]
- So sánh chúng tôi đề cập đến ở đây là so sánh tu từ. Theo chúng tôi, so
sánh tu từ là đối chiếu các sự vật, sự việc, hiện tượng có nét tương đồng làm
tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b. Cấu tạo, tác dụng của so sánh tu từ
- Cấu tạo:
Theo tác giả Đinh Trọng Lạc, mô hình cấu tạo của biện pháp tu từ so sánh
gồm 4 yếu tố, được ông đưa ra trong cuốn “Phong cách học Tiếng Việt” như
sau:
Bảng 1.1. Bảng cấu trúc của biện pháp so sánh
Yếu tố 1
Yếu tố so sánh.


Yếu tố 2

Yếu tố 3

Yếu tố 4

Yếu tố chỉ tính Yếu tố thể hiện Yếu

tố

được

chất của sự vật quan hệ so sánh.

đưa

ra

làm

hay

chuẩn của so

trạng

thái

của hoạt động có


sánh.

vai trò nêu rõ
phương diện so
sánh.
Mắt

Sáng

Như

Sao


Theo sự nghiên cứu các tài liệu, chúng tôi đồng ý với mô hình cấu tạo
biện pháp tu từ so sánh như trên bao gồm 4 yếu tố:
+ Cái so sánh.
+ Cơ sở so sánh.
+Từ so sánh.
Cái được so sánh.
Ví dụ:
Trăng tròn như mắt cá
(Trăng ơi từ đâu đến – Trần Đăng Khoa – TV4)
Tùy từng trường hợp và mục đích diễn đạt mà khi sử dụng chúng ta có thể
bớt một số yếu tố hoặc đảo trật tự so sánh, ví dụ như:
+ Bớt yếu tố 1: Chậm như rùa.
+ Bớt yếu tố 2:
Thân em như hạt mưa sa
(Ca dao)

+ Bớt yếu tố 3:
Trường sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
(Lê Anh Xuân – TV3)
+ Thay đổi trật tự so sánh:
Em yêu màu đỏ:
Như máu con tim,
Lá cờ Tổ quốc,
Khăn quàng đội viên.
(Sắc màu em yêu – Phạm Đình n – TV5)


- Tác dụng:
Về nhận thức: Qua so sánh, việc đối chiếu một sự vật đã biết với một
sự vật chưa biết mà chúng ta hiểu rõ hơn về sự vật đó. Nói cách khác, so sánh
là phương tiện giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn những phương diện nào
đó của sự vật.
Ví dụ:
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
(Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)
Về biểu cảm: hình ảnh so sánh làm tăng thêm tính biểu cảm cho câu
thơ hay câu văn. Thông qua so sánh tu từ, các hình ảnh dễ dàng đi vào lòng
người, làm cho người ta dễ thuộc, dễ nhớ, dễ cảm nhận. Thường sử dụng
trong ngôn ngữ văn chương.
Ví dụ:
Bác Hồ là vị Cha chung
Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái dương.
(Đố ai – Tố Hữu)
* Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học:

Các hình ảnh so sánh trong các văn bản nghệ thuật giúp các em cảm
nhận được vẻ đẹp của ngôn từ cũng như khám phá thế giới xung quanh. Từ
đó, hình thành và phát triển ở các em kĩ năng quan sát tinh tế, sâu sắc các sự
vật, hiện tượng, các em dễ nhớ, dễ hiểu và dễ nhận biết thế giới xung quanh.
So sánh tu từ góp phần bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ văn học, bước đầu
giúp các em tiếp xúc với các hình tượng văn học. Các em biết rung cảm với
những niềm vui, nỗi buồn của nhân vật trong các văn bản nghệ thuật, yêu
mến, tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người. Từ đó, các em hình thành


và phát triển những nhận thức, có tình cảm, thái độ đúng đắn trong cuộc sống,
biết phân biệt đúng – sai, tốt – xấu, thiện – ác.
c. Phân loại so sánh tu từ
- Dựa vào cấu trúc, có thể chia các dạng so sánh như sau:
+ Đảo ngược trật tự so sánh:
Chòng chành như nón không quai
Như thuyền không lái như gái không chồng.
(Ca dao)
+ Bớt cơ sở (thuộc tính) so sánh:
Trẻ em như búp trên cành.
(Trẻ con – Hồ Chí Minh)
+ Bớt từ so sánh:
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
(Cây dừa – Trần Đăng Khoa)
+ Thêm “bao nhiêu”, “bấy nhiêu”:
Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu
(Ca dao)
+ Dùng “là” làm từ so sánh:
Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.
(Quê hương - Đỗ Trung Quân)
- Dựa vào hình thức biểu hiện của phép so sánh mà SGK Tiếng Việt
lớp 3 hiện hành đã chia so sánh thành cách loại như sau:
+ Mô hình 1: So sánh Sự vật – Sự vật.
+ Mô hình 2: So sánh Sự vật – Con người.


+ Mô hình 3: So sánh Hoạt động – Hoạt động.
+ Mô hình 4: So sánh Âm thanh – Âm thanh.
- Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu, chúng tôi nhận thấy dựa vào
ngữ nghĩa có thể chia so sánh tu từ thành các loại:
+ So sánh ngang bằng: Thể hiện sự ngang bằng giữa cái so sánh và cái
được so sánh. Thường dùng các từ: như, từ, là, tựa, giống như… làm từ so
sánh.
Ví dụ:
Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm.
(TV3, t1, tr133)
Về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu
trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.
(Nguyễn Quỳnh)
+ So sánh hơn – kém: là dạng so sánh mà cơ sở so sánh thường gắn liền
với từ “hơn” hoặc “kém”: cao hơn, đẹp hơn, nhanh hơn vv…
Ví dụ:
Thần chết chạy nhanh hơn gió.
( TV3, t1, tr29)
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
(Đêm Nay Bác không ngủ - Minh Huệ)
+ So sánh tuyệt đối (hơn nhất): đây là dạng so sánh thể hiện mức độ so

sánh cao nhất.Thường dùng để khẳng định một việc gì đó theo cách nhìn
nhận, đánh giá riêng của người so sánh.


Ví dụ:
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhụy vàng.
(Ca dao)
1.1.1.3. Biện pháp tu từ nhân hóa
a. Khái niệm
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm nhân hóa:
Theo tác giả Đinh Trọng Lạc: “Nhân hóa là một dạng của ẩn dụ, dùng
những từ ngữ biểu thị thuộc tính của con người cho đối tượng không phải là
người nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn,
đồng thời giúp cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của
mình.” [9, 110]
- Trần Mạnh Hưởng [6] định nghĩa: “Nhân hóa là sự biến vật thành con
người bằng cách gắn cho nó những đặc diểm mang tính cách con người, làm
cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn.”
- Theo tác giả Lê

: “Nhân hóa là cách lấy những từ ngữ dùng để gọi

người hoặc biểu thị thuộc tính, hoạt động, trạng thái của người để gọi, hoặc để
biểu thị thuộc tính, hoạt động, trạng thái của đối tượng không phải là người
dựa trên nét tương đồng về thuộc tính, hoạt động, trạng thái giữa người và đối
tượng không phải là người.” [1, 207]
- Nguyễn Trọng Hoàn lại nhận định rằng: “Nhân hóa là gắn cho loài vật
hoặc vô tri hình dáng, tính cách, hoặc ngôn ngữ của con người, khiến cho nội
dung diễn đạt trở nên sống động, khác thường. [3]

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi theo quan điểm nhân
hóa của tác giả Đinh Trọng Lạc.


b. Cấu tạo, tác dụng của nhân hóa tu từ
- Hình thức:
Cơ sở của nhân hóa là mối quan hệ liên tưởng tương đồng về thuộc
tính, hoạt động, trạng thái giữa người và đối tượng không phải người. Để tạo
nên cách nói nhân hóa, người nói phải liên tưởng nhằm phát hiện ra nét giống
nhau giữa đối tượng không phải người và người. Nét giống nhau đó phải hợp
logic và đười mọi người chấp nhận. Như vậy để tạo ra biện pháp nhân hóa đòi
hỏi người nói, người viết phải có sự quan sát tinh vi, một sự hiểu biết chính
xác về những thuộc tính của con người và đối tượng không phải con người.
+ Dùng từ ngữ chỉ tình cảm, hoạt động, đặc điểm của con người để gắn
cho đối tượng không phải là con người.
Ví dụ:
ì sương nên núi bạc đầu
Biển lay bởi gió, hoa sầu vì mưa.
(Ca dao)
+ Coi các sự vật không phải là người như là con người để tâm tình, trò
chuyện cùng với chúng.
Ví dụ:
Bác giun đào đất suốt ngày
Hôm nay chết dưới gốc cây sau nhà.
(Đám ma bác giun, Trần Đăng Khoa)
- Tác dụng:
Tùy vào từng trường hợp và mục đích sử dụng mà nhân hóa đem lại
những tác dụng, hiệu quả biểu đạt riêng. Nhìn chung nhân hóa tu từ vẫn có
hai tác dụng chính về nhận thức và biểu cảm, trong đó chức năng biểu cảm
chiếm vị trí quan trọng hơn trong cả ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày cũng như

trong các văn bản nghệ thuật.


+ Nhờ vào chức năng biểu cảm cao mà nhân hóa giúp người sử dụng có
thể bày tỏ những tình cảm, cảm xúc của mình một cách kín đáo thông qua các
sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan.
+ Trong ngôn ngữ hằng ngày, nhân hóa làm cho các vật vô tri, vô giác
trở nên sống động, gần gũi. Đặc biệt là ở ngôn ngữ của trẻ em, cách nhìn và
cách nói của trẻ em đối với các đồ vật, con vật, cây cối thật nên thơ và ngộ
nghĩnh.
+ Trong ngôn ngữ văn chương, ta gặp nhân hóa trong các ngữ cảnh
nhất định, là nơi để các tác giả gửi gắm những dụng ý nghệ thuật, những tâm
tư, tình cảm một cách kín đáo, tinh tế. Đặc biệt nhân hóa được sử dụng nhiều
trong các tác phẩm dành cho thiếu nhi bởi nó gần gũi và phù hợp với tư duy
và ngôn ngữ của trẻ.
+ Nhân hóa có tác dụng giáo dục phù hợp với tâm lý của trẻ thơ, có khả
năng giúp trẻ dễ nhớ, dễ hiểu và nhận biết thế giới xung quanh, đồng thời phát
triển tư duy cũng như nuôi dưỡng tâm hồn và trí tưởng tượng cho trẻ.
c. Phân loại
- Tác giả Định Trọng Lạc [9] đã tóm gọn nhân hóa tu từ trong hai hình
thức cấu tạo:
+ Dùng từ chỉ đặc điểm, trạng thái, hoạt động của con người để biểu thị
đặc điểm, hoạt động của đối tượng không phải con người.
Ví dụ:
Cây dừa cao tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng.
(Cây dừa – Trần Đăng Khoa)
+ Dùng những từ ngữ gọi con người để gọi đối tượng không phải
người, tâm tình, trò chuyện với chúng.



Ví dụ:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài rượng trâu cày với ta.
(Ca dao)
-Tác giả Phan Thị Thạch [14] lại đưa ra cách phân loại khác như sau:
+ Dùng từ chỉ tính chất, hoạt động của con người để biểu thị tính chất,
hoạt động cho đối tượng không phải là người: chạy, nhảy, khóc, vui, cười,…
+ Coi đối tượng không phải là người như con người để trò chuyện với
chúng.
+ Dùng những từ ngữ chỉ quan hệ thân thuộc của con người trong gia
đình để gọi tên các đối tượng không phải là con người: Ông, bà, chú, bác,…
Có nhiều cách phân loại nhân hóa của các tác giả khác nhau nhưng
trong khuôn khổ khóa luận này, chúng tôi lựa chọn cách phân loại của tác giả
Phan Thị Thạch [14].
1.1.2. Cơ sở tâm lí
1.1.2.1. Sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu hoc
Học sinh tiểu học thường là những trẻ có độ tuổi từ 6 đến 11 hoặc 12
tuổi. Ở giai đoạn này trẻ sẽ chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học
tập. Hoạt động học tập có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự
phát triển tâm lí học sinh tiểu học. Cuộc sống nhà trường và hoạt động học tập
chính là cầu nối để đưa trẻ đến gần hơn với văn minh nhân loại, đem đến cho
trẻ nhiều điều mới mẻ của cuộc sống xung quanh mà trước đây trẻ chưa từng
được tiếp cận. Từ đó, trẻ sẽ tự tạo lập nên những cái mới trong đời sống tâm lí
của mình. Đồng thời trước những yêu cầu, đòi hỏi của nhà trường, xã hội, trẻ
cũng buộc phải lĩnh hội các cách thức, phương thức phức tạp hơn của hành vi
và hoạt động và nhờ vậy mà đời sống tâm lí của trẻ được nâng lên một mức
cao hơn.



Sự phát triển của lứa tuổi tiểu học thường được chia làm hai giai đoạn:
giai đoạn thứ nhất gồm lớp 1, 2, 3 và giai đoạn thứ 2 gồm lớp 4, 5. Học sinh ở
hai giai đoạn này có sự khác nhau về mức độ phát triển tâm lí và trình độ thực
hiện hoạt động học tập, nhưng không có sự thay đổi đột biến. Sự phát triển
khả năng nhận thức được coi là chỉ số của sự phát triển tâm lí trẻ em và nó
diễn ra trên tất cả các mặt: tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, ngôn ngữ,
chú ý. Do đó cần có sự thay đổi về nội dung, phương thức cũng như yêu cầu
dạy học để phù hợp với sự phát triển của trẻ.
1.1.2.2. Đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh lớp 5
Học sinh lớp 5 thuộc giai đoạn thứ 2 trong sự phát triển tâm lí lứa tuổi
tiểu học. Đặc điểm tâm lí của các em vẫn mang nét đặc trưng của lứa tuổi tiểu
học song đã có sự chuyển biến rõ rệt so với giai đoạn lớp 1,2,3, học sinh đã
quen hơn với nhiệm vụ chính của mình là học tập. Đời sống tâm lí của con
người vô cùng phong phú và phức tạp. Do đó để nghiên cứu về đặc điểm tâm
lí của học sinh lớp 5 cần nghiên cứu tất cả các mặt của cấu trúc nhân cách
cũng như mọi chức năng tâm lí của cá nhân trẻ. Trong phạm vi nghiên cứu
của đề tài, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một số thuộc tính tâm lí
bao gồm: tư duy, tri giác, tưởng tượng, ngôn ngữ, tình cảm.
a.Tư duy
Tư duy là hạt nhân của hoạt động trí não, là một quá trình nhận thức
phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong
có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước
đó ta chưa biết.
Tư duy của học sinh lớp 5 đã tách dần ra khỏi tri giác trực tiếp và mang
dần tính trừu tượng, cho phép trẻ có khả năng suy luận và nhận thức thế giới
một cách khách quan hơn trong những giới hạn cụ thể.


×