Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Bài tìm hiểu về trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.1 KB, 47 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ



BÀI THU HOẠCH
TÌM HIỂU VỀ TRƯỜNG THỰC TẬP

Trường thực tập

: Trường THPT Thị Xã Quảng Trị

Tổ chuyên môn

: Tin học

Giáo sinh thực tập : Nguyễn Văn A
Khoa

: Tin Học

Hệ đào tạo

: Chính quy

Quảng Trị, ngày 04 tháng 12 năm 2019


Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục



MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong
suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô trường THPT Thị Xã
Quảng Trị đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến
thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt,
trong học kỳ này. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô
thì em nghĩ bài thu hoạch này của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần
nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy cô. Bài báo cáo thực tập thực hiện trong
khoảng thời gian 7 tuần. Bước đầu đi vào thực tế của em còn hạn chế và còn
nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để kiến
thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô
của trường THPT Thị Xã Quảng Trị đã tạo điều kiện cho em được thực tập ở
ngôi trường có đầy đủ điều kiện như vậy để em có thể hoàn thành tốt đợt thực
tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!

GVHDCN: cô Châu Hoàng Khanh Thi

SVTT: Nguyễn Văn A
2



Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

BÀI THU HOẠCH
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH VỀ TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ
I. Phương pháp tìm hiểu:
1. Nghe báo cáo.
- Thay mặt toàn thể ban lãnh đạo nhà trường, cô Phan Thiên Nga (Phó
Hiệu trưởng nhà trường) đã báo cáo tình hình về quy mô, tổ chức, hoạt động
chuyên môn và các thành tích khác của trường từ khi thành lập cho đến nay.
- Cô Nguyễn Thị Hoài Thanh (Bí thư Đoàn trường) báo cáo về tình hình
Đoàn trường và những phương hướng trong thời gian tiếp theo.
2. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
- Qua website của trường :
/>- Qua website của sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Quảng Trị :
/>- Sổ chủ nhiệm của giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm.
- Hồ sơ, sổ sách của lớp chủ nhiệm (sơ yếu lí lịch, sổ đầu bài, sổ theo dõi
của các tổ trưởng, lớp trưởng…).
- Các thông báo hoạt động đoàn, tháng, tuần.
- Trong bài thu hoạch tìm hiểu tình hình thực tế giáo dục của các giáo sinh
các năm trước.
- Trong phòng truyền thống của trường.
3. Điều tra thực tế:
Nắm bắt thông tin qua các thông báo của nhà trường, tìm hiểu qua các
giáo viên, cô bí thư đoàn trường, học sinh của trường, quan sát các phòng học,
GVHDCN: cô Châu Hoàng Khanh Thi

SVTT: Nguyễn Văn A
3



Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

các thiết bị dạy học ở trường, 15 phút sinh hoạt đầu giờ, ra chơi giữa giờ, trong
giờ sinh hoạt đặc biệt là tham dự buổi chào cờ đầu tuần để nắm tình hình chung
về học tập, nề nếp của học sinh trong trường kết hợp với dự giờ giáo viên (sinh
viên), giảng dạy tại trường.
II. Kết quả tìm hiểu:
1. Tình hình giáo dục ở địa phương.
Giáo dục trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất được Đảng ta xác định
"Là quốc sách hàng đầu", là "chìa khóa" mở cánh cửa tiến tới tương lai. Đối với
Quảng Trị, phát triển giáo dục trong điều kiện 10 năm đầu tỉnh được tái lập, với
nhiều khó khăn thử thách nhưng giáo dục Quảng Trị đã nắm bắt cơ hội vàng đó
và phát triển đúng hướng, vững chắc, toàn diện với đầy đủ 4 ngành học: Mầm
non, Phổ thông, Giáo dục thường xuyên, Giáo dục chuyên nghiệp. Hệ thống
mạng lưới trường lớp phát triển rộng khắp các thôn, bản, làng, xóm, huyện, thị
với nhiều loại hình phong phú, đa dạng: tư thục, dân lập, bán công, công lập.
Với đủ các hình thức học tập: bán trú, nội trú, 2 buổi/ngày; chính quy, không
chính quy... (với các mô hình trường trọng điểm chất lượng cao, trường đạt
chuẩn quốc gia) đáp ứng ngày càng cao nhu cầu học tập của nhân dân. Là một
trong số các tỉnh có qui mô giáo dục phát triển nhanh và mạnh ở tất cả các
ngành học, bậc học, đặc biệt ở ngành học Phổ thông và Giáo dục thường xuyên.
Công cuộc Xóa mù chữ và Phổ cập giáo dục Tiểu học được xác định là một
trong những nhiệm vụ trung tâm của tỉnh. Vì vậy, toàn Đảng, toàn dân, toàn
ngành phấn đấu một cách quyết liệt và đã hoàn thành xuất sắc. Được Ủy ban
Quốc gia công nhận là tỉnh thứ 18 đạt chuẩn quốc gia về Chống mù chữ - Phổ
cập giáo dục Tiểu học năm 1996.

Tiếp tục giữ vững chất lượng và phát huy truyền thống hiếu học và học
giỏi. Học sinh Quảng Trị đã đạt được những đỉnh cao về chất lượng mũi nhọn
như: Giải Nhất quốc gia về Tin học, Sinh học; giải Nhì môn Vật lý, Tiếng Anh là
những thành tích đáng được ghi vào lịch sử của Ngành.
GVHDCN: cô Châu Hoàng Khanh Thi

SVTT: Nguyễn Văn A
4


Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

Những thành tựu và hướng đi trên tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời một chủ trương
lớn, là ý Đảng lòng dân để khẳng định vai trò, vị trí và đẩy mạnh sự phát triển
của sự nghiệp giáo dục lên một tầm cao mới - đó là việc tỉnh chọn năm 2001 làm
"Năm giáo dục", mở đầu kỷ nguyên mới - kỷ nguyên văn minh trí tuệ. Những
thành tựu của "Năm giáo dục" đó tạo ra thế và lực mới, tạo ra niềm tin mới của
Đảng bộ, nhân dân Quảng Trị về một thời kỳ phát triển vững chắc hơn, toàn diện
hơn của giáo dục Quảng Trị, đảm bảo cho Quảng Trị tiến lên trên con đường
công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với cả nước trong xu thế hội nhập toàn cầu.

GVHDCN: cô Châu Hoàng Khanh Thi

SVTT: Nguyễn Văn A
5


Trường THPT Thị xã Quảng Trị


Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

2. Đặc điểm tình hình nhà trường.
a. Lịch sử nhà trường.

Trường THPT Thị Xã Quảng Trị được Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng
tỉnh Quảng Trị ra quyết định thành lập vào ngày 16 tháng 8 năm 1975 với tên
gọi ban đầu là trường Cấp 3 Triệu Phong, đóng tại Nại Cửu. Qua nhiều lần đổi
tên, đến nay trường mang tên là Trường THPT Thị Xã Quảng Trị.
Địa chỉ hiện tại: 146, đường Hai Bà Trưng, Thị Xã Quảng Trị.
Website của trường là: />Đứng trước những khó khăn của sự tàn khốc và ác liệt của chiến tranh để
lại, nhưng với tinh thần nhiệt tình cách mạng, lòng say sưa với nghề nghiệp, 8
thầy cô giáo đã hội kiến giữa ngã ba đường cái để rồi tự vận động, xoay xở tìm
nơi làm lớp học, và cuối cùng đã mượn được một nhà dân, một nhà đội để làm
nơi giảng dạy. Buổi đầu do thầy Hoàng Văn Thủ tạm thời phụ trách rồi sau đó
thầy giáo Nguyễn Lâm Thi có quyết định chính thức phụ trách trường. Ngôi
trường mới đầu tiên là 3 gian nhà tranh, phên nứa do chính bàn tay của thầy và
trò dựng lên trên mảnh đất Bèng nơi tiếp giáp làng Cổ Thành và Nại Cửu. Bất
chấp gian khó, bất chấp đói nghèo, với lòng hiếu học, 115 học sinh đã hăng hái
đến trường. Ngay từ khi đặt nền móng giáo dục, nhà trường đã coi trọng giáo
dục toàn diện: Đức, Trí, Thể, Mỹ, Lao động, để hình thành nét đẹp nhân cách
GVHDCN: cô Châu Hoàng Khanh Thi

SVTT: Nguyễn Văn A
6


Trường THPT Thị xã Quảng Trị


Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

cho học sinh. Nhờ có quan điểm giáo dục đúng đắn cùng với sự nhiệt huyết, tận
tụy của người thầy mà từ khoá học đầu tiên đã tạo được những viên gạch hồng
tốt đẹp làm nền tảng truyền thống cho quá trình phát triển của nhà trường. Khoá
học 1975-1976, 69 học sinh dự thi thì cả 69 em đều đỗ tốt nghiệp đạt 100% và
có 41 em đỗ vào các trường Đại học đạt 60%. Với kết quả đầu tiên này đã mang
lại niềm vui, niềm tự hào cho những người ươm mầm giáo dục, tạo được niềm
tin đối với phụ huynh học sinh quê hương Triệu Hải buổi đầu xây dựng lại quê
hương và có ý nghĩa sâu xa hơn là đã tạo dựng nên truyền thống hiếu học và học
giỏi ở một mái trường. Không chỉ chăm học, học giỏi mà học sinh trường THPT
Thị Xã Quảng Trị còn có đức tính cần cù, chịu khó, yêu lao động. Không thể
nào quên được những lớp học trò đã từng khiêng cả mái nhà từ Bèng lên Thành
Cổ dựng lại làm lớp học, lưng đẫm mồ hôi, tay rớm máu mà vẫn rộn lên tiếng
cười vui; trên những cánh đồng Triệu Hải đang khát chờ nước tưới thì học sinh
của trường đã ra quân để nạo vét bùn rong khơi thông dòng nước chảy; rồi
những khi mùa lũ về làm vỡ nhiều khúc đê thì hàng trăm học sinh của trường lại
nhanh chóng có mặt để vá đắp con đê lành lặn trở lại kịp thời phục vụ mùa
màng; và cả những lúc lên rừng cắt đót, nhặt sắt, xuống đồng trồng lúa, trồng
rau, dựng lò đúc gạch; đặc biệt, trên 30 ha đất trống vùng đồi Tây Triệu Phong
đã được phủ xanh bằng tinh thần nhiệt tình và sức lao động của tuổi trẻ. Tất cả
những công việc nhọc nhằn ấy đã tạo nên vẻ đẹp riêng của học sinh Trường
THPT Thị Xã Quảng Trị, để lại nhiều ấn tượng cho quê hương, thắp sáng lên
niềm tin và ý chí cho bao thế hệ.
Trong suốt 44 năm, mặc dù trường qua nhiều lần đổi tên, từ trường Cấp 3
Triệu Phong, rồi trường THPT số 1 Triệu Hải, từ chỗ chỉ có 3 gian nhà tranh đến
nay đã có một cơ sở vật chất khang trang; từ 8 thầy cô giáo đầu tiên đến nay đã
có một đội ngũ cán bộ - giáo viên đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh; từ
thầy Nguyễn Lâm Thi, người hiệu trưởng đầu tiên (1975 - 1976), đến thầy Phan
Cung (1977 - 1980), thầy Nguyễn Hữu Phong (1980-1981), thầy Hoàng Minh

GVHDCN: cô Châu Hoàng Khanh Thi

SVTT: Nguyễn Văn A
7


Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

Long (1981 - 1999), thạc sĩ Ngô Viết Đức (2000 - 2012) đến thầy Nguyễn Tiến
Dũng (2012 đến nay), với sự tận tâm tận lực vì sự nghiệp trồng người, tất cả các
thầy hiệu trưởng đã luôn chăm lo cho sự nghiệp phát triển đi lên của nhà trường;
và hiện nay là trường THPT Thị Xã Quảng Trị nhưng truyền thống nhà trường
luôn luôn vẫn giữ vững, chất lượng giáo dục đào tạo không ngừng phát triển, uy
tín của nhà trường ngày càng được khẳng định. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hằng
năm đạt từ 98% đến 100%; thi vào các trường Đại học, cao đẳng đạt hơn 60 %
(đợt 1). Từ năm 2007 trở lại đây luôn được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo xếp vào
tốp 100 trường và 200 trường chất lượng cao toàn quốc. Nhiều học sinh đỗ thủ
khoa, á khoa và nhiều em đạt điểm đi du học nước ngoài.
Các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm nào học sinh của trường cũng đạt nhiều
giải, nhiều năm được xếp Nhất, Nhì toàn đoàn. Qua các kỳ thi học sinh giỏi
quốc gia và khu vực, các em đã giành được nhiều giải, mang vinh quang về cho
nhà trường, tên tuổi của các em còn in đậm mãi trong lòng thầy cô và bạn bè của
bao thế hệ. Đặc biệt năm 2015 có em Văn Viết Đức đã đạt chức vô địch cuộc thi
“Đường lên đỉnh Olympia”. Đây là niềm tự hào rất lớn đối với nhà trường cũng
như mảnh đất Quảng Trị nhiều nhân tài.
Trên nền tảng truyền thống chăm ngoan, cần cù hiếu học của học sinh của
một vùng đất, nhà trường đã biết phát huy yếu tố cơ bản này, tăng cường xây
dựng đội ngũ và chính bản thân những thầy giáo, cô giáo giảng dạy dưới mái

trường này họ đã thấy được vinh dự lớn lao và luôn có ý thức được trách nhiệm,
nên đã nỗ lực hết mình cho sự nghiệp trồng người. Nhờ đó mà chất lượng dạy và
học hàng năm luôn đạt kết quả cao và ngày càng được nâng lên rõ rệt.
Trong 44 năm qua, hơn một vạn học sinh được đào tạo tại trường, hiện nay
đang có mặt trên khắp mọi miền của Tổ quốc, giữ một số cương vị quan trọng
trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học, văn hóa, xã hội, lĩnh
vực nào các em cũng đã phát huy được phẩm chất và đức tính tốt đẹp đã được

GVHDCN: cô Châu Hoàng Khanh Thi

SVTT: Nguyễn Văn A
8


Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

hình thành từ mái trường này để không ngừng cống hiến cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc, và có người đã ngã xuống vì sự trường tồn của dân tộc.
Quá trình trưởng thành và phát triển của Nhà trường trong 39 năm qua,
được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chăm lo đầy trách nhiệm của nhân
dân địa phương, của phụ huynh học sinh và toàn xã hội, sự chăm lo tích cực của
lãnh đạo nhà trường, từ chỗ chỉ có 3 phòng học bằng nứa lá đến nay đã có được
một cơ sở trường lớp khang trang, có khuôn viên sạch đẹp, có đủ các phòng học
thực hành và có cả phương tiện dạy học hiện đại, cơ bản đã đáp ứng được nhu
cầu dạy và học của một ngôi trường trọng điểm chất lượng cao của tỉnh. Đặc
biệt, năm học thứ 30 được Tỉnh, sở GD - ĐT, 3 huyện, Thị và toàn xã hội quan
tâm dành nhiều ưu ái trong việc đầu tư xây dựng trường Chuẩn quốc gia.
b. Thành tích của nhà trường

Trong 44 năm qua, nhà trường đã không ngừng trưởng thành và phát triển
ngày một lớn mạnh, trở thành một trong những trường có chất lượng đào tạo cao
ở khu vực miền trung nói riêng và cả nước nói chung. Nhà trường 14 năm đạt
danh hiệu “Trường tiên tiến xuất sắc”, 15 năm đạt danh hiệu “Chi bộ trong
sạch”; Công đoàn được tặng bằng khen 10 năm “Kỷ cương, tình thương, trách
nhiệm”; Đoàn Thanh niên 16 năm được trung ương tặng cờ và Bằng khen thành
tích “Phòng chống ma túy”.
Nhà trường đã 3 lần được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động,
Huân chương lao động hạng Ba (1999), Huân chương lao động hạng Nhì (2005),

Huân chương lao động hạng Nhất (2010).
GVHDCN: cô Châu Hoàng Khanh Thi

SVTT: Nguyễn Văn A
9


Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

Một số Huân chương lao động
Ngoài ra nhà trường còn nhận được rất nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp
khác nhau như:
- Năm học 1999-2000: đạt danh hiệu trường tiên tiến, được Sở Giáo Dục và Đào
Tạo tặng Giấy khen.
- Năm học 2000-2001: đạt tiên tiến xuất sắc, được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh tặng
Bằng khen.
- Năm học 2001-2002: đạt tiên tiến xuất sắc, được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh tặng
Bằng khen.

- Năm học 2000-2001: Tổng cục cảnh sát tặng Bằng khen thành tích về phòng
chống ma tuý.
- Năm 2002-2003: Được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ năm học.
- Năm 2003 - 2004: Được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng 2 bằng khen về 10
năm thực hiện "Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm", và 10 năm Giáo dục thể
chất.
- Từ năm 1999-2004: Chi bộ 5 năm đạt danh hiệu "Trong sạch vững mạnh".
- Từ năm 1999-2004: Đoàn thanh niên liên tục dẫn đầu phong trào đoàn
toàn Tỉnh, được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen và tặng Cờ thi đua.
- Năm 2005: Được Liên đoàn lao động Tỉnh tặng Bằng khen 5 năm “Kỷ
cương tình thương trách nhiệm”.
- Năm học 2004-2005 được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen “5
năm Nữ giỏi việc trường đảm việc nhà”.
- Năm học 2004-2005 được công nhận trường chuẩn Quốc gia giai đoạn
2001-2010.
- Năm 2005 được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen về thành tích 5
năm bồi dưỡng HSG giải toán trên máy tính Casio.

GVHDCN: cô Châu Hoàng Khanh Thi

SVTT: Nguyễn Văn A
10


Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

- Năm 2006 được Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào tốp 200 trường chất

lượng cao toàn quốc.
- Năm 2007 được Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào tốp 100 trường chất
lượng cao toàn quốc. Từ năm 2008 đến nay, trường được xếp vào tốp 200 trường
chất lượng cao toàn quốc.
- Năm 2008 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen thành tích trong
công tác từ 2003-2007, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
- Năm học 2008-2009 được Tỉnh công nhận là đơn vị văn hóa xuất sắc.
- Trường hai lần được Chính phủ tặng Cờ Đơn vị dẫn đầu. Đại hội thi đua
yêu nước Tỉnh Quảng Trị năm 2010, trường được tặng danh hiệu Điển hình tiên
tiến 5 năm 2006-2010.
- Trường đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia vào năm 2005 và
phấn đấu đạt danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới kể từ năm 2012
trở lên.
- Năm 2013 Đoàn trường được tặng bằng khen.
- Năm 2014 trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2.

- Năm học 2014-2015 trường có học sinh Văn Viết Đức đạt giải quán quân
trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 15.

GVHDCN: cô Châu Hoàng Khanh Thi

SVTT: Nguyễn Văn A
11


Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

Văn Viết Đức đạt giải quán quân trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm

2015
- Năm 2017, trường có học sinh Phạm Quang Huy đạt giải Ba cuộc

thi Khoa học Kỹ thuật Quốc tế do Intel tổ chức tại bang California Mỹ.
Năm 2018, trường có học sinh Nguyễn Duy Phước Hải lọt vào top 10
công trình sáng kiến tiêu biểu tham gia vòng chung khảo cuộc thi “Tri
thức trẻ vì giáo dục”.
- Năm 2018, trường có học sinh Lê Thanh Tân Nhật đạt Á quân
đường lên đỉnh Olympia năm thứ 18. Ngoài ra còn có hai em Lê Thị Kiều
Na - lớp 12A9 và em Nguyễn Thị Cẩm Tuyết - lớp 12A3 đã được Giám
đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị tặng giấy khen nhờ việc làm nhặt được của rơi
trả lại cho người mất.
Ngoài những thành tích nêu trên, trường còn rất nhiều thành tích đáng tự
hào khác. Qua đây ta thấy được sự phát triển và lớn mạnh một cách rõ ràng của
trường qua từng năm, từ đó cho ta thấy rõ được vị thế của trường đã từng bước
được khẳng định trên cả nước.
c. Nề nếp, chất lượng dạy học
Truyền thống nổi bật của trường: nề nếp, kỉ cương và chất lượng đào tạo.
Nề nếp, kỉ cương của nhà trường rất tốt, nghiêm minh, thầy cô trong trường
đoàn kết thống nhất, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, có tinh thần trách nhiệm
cao, có lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật.
Học sinh của trường rất hiếu học, chăm ngoan, ý thức tốt. Hàng năm tuyển
vào,chất lượng theo đánh giá cao gần như nhất tỉnh chỉ sau trường chuyên Lê
Quý Đôn. Từ năm 2007 đến nay, tỉ lệ đậu đại học cao, hơn 60% đợt thứ I và nằm
trong top 200 trường trong toàn quốc (2670 trường). Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp
hằng năm 98% trở lên. Và cho đến bây giờ chưa có trường hợp học sinh nghiện
ma túy, theo băng nhóm.
GVHDCN: cô Châu Hoàng Khanh Thi

SVTT: Nguyễn Văn A

12


Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

Trường đang phấn đấu trường Anh hùng trong thời kỳ đổi mới.
Một số thành tích mà cựu học sinh trường đã đạt được:
1. Võ Viễn - Tiến sĩ Hóa
2. Hoàng Hiền - Tiến sĩ Giáo dục
3. Nguyễn Đại Phong - Tiến sĩ Kinh tế
4. Lâm Chí Dũng - Tiến sĩ Kinh tế
5. Nguyễn Đình Hiền - Tiến sĩ Kinh tế chính trị học
6. Lê Kim Vui - Tiến sĩ Khoa học
7. Nguyễn Ngọc Sơn - Tiến sĩ Xây dựng
8. Nguyễn Giang Thạch - Tiến sĩ Công nghệ thông tin
9. Trần Thị Lý - Tiến sĩ Giáo dục
10. Lê Năm - Tiến sĩ Địa lý
11. Dương Mạnh Thắng - Tiến sĩ Giáo dục học
12. Nguyễn Ngọc Sơn - Tiến sĩ Xây dựng cầu đường
13. Hoàng Thị Thanh Hà - Tiến sĩ Toán
14. Nguyễn Xuân Huy - Tiến sĩ Sinh
15. Trần Quốc Việt - Tiến sĩ Kinh tế
16. Lê Quốc Thái - Tiến sĩ Hóa
17. Nguyễn Đức Châu - Tiến sĩ Công nghệ sinh học
d. Quy mô
Tổng diện tích: 32.731 m2. Khuôn viên nhà trường đã có tường rào khép
kín.
Đội ngũ cán bộ giáo viên: toàn trường có 84 cán bộ giáo viên và 5 nhân

viên hợp đồng. Trình độ chuyên môn của GV, CB - VC: đại học và sau đại học.
Học sinh: Hiện nay, cả trường có 33 lớp với tổng số là 1300 học sinh,
trong đó khối 12 có 11 lớp, khối 11 có 11 lớp và khối 10 có 11 lớp. Lịch học
được chia theo 2 buổi sáng và chiều.
GVHDCN: cô Châu Hoàng Khanh Thi

SVTT: Nguyễn Văn A
13


Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

Trường THPT Thị Xã Quảng Trị bao gồm 11 tổ chuyên môn, 1 tổ hành
chính.
Cơ sở vật chất:
- 18 phòng học đạt chuẩn.
- Có 3 phòng thí nghiệm thực hành, 2 phòng vi tính, thư viện đạt chuẩn;
phòng truyền thống thể hiện sự giáo dục sâu sắc.
- Trang thiết bị dạy học: Có hơn 60 máy vi tính ở 2 phòng máy, máy
projecter, TV ở tất cả các phòng học, 3 phòng thực hành đạt chuẩn phục vụ tốt
cho công tác dạy và học. Phòng thí nghiệm Vật lý có đầy đủ dụng cụ, máy đo...
được cập nhật thường xuyên. Phòng thí nghiệm Hóa - Sinh sạch sẽ thoáng mát,
nhiều mô hình, tranh ảnh thực tập. Hội trường có sức chứa trên 700 học sinh.
- Hệ thống mạng internet: Có 3 đường truyền internet ADSL miễn phí,
mạng không dây (wireless) phủ toàn bộ khuôn viên trường. Hệ thống máy chủ
chuyên nghiệp cho công tác chuyên môn và dịch vụ web.
3. Cơ cấu tổ chức của Nhà trường.



Chi bộ nhà trường:
- Gồm có 42 Đảng viên.
- Cấp uỷ có 3 thầy cô giáo:
+ Thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng - Bí thư Chi bộ nhà trường.
+ Cô giáo Phan Thiên Nga - Phó Bí thư chi bộ.
+ Thầy giáo Trần Ngọc Long - Uỷ viên.
Chi bộ luôn giữ vai trò chủ chốt, hạt nhân chính trị, lãnh đạo toàn diện đối

với mọi hoạt động của nhà trường và các đoàn thể trong trường. Tất cả đảng
viên đều thể hiện vai trò tiên phong gương mẫu, luôn thực hiện tốt mọi kỉ
cương: 100% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có 8 - 10% đảng viên
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Trong nhiều năm qua, chi bộ đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh, trong đó có
3 lần đạt vững mạnh xuất sắc, được Tỉnh ủy tặng giấy khen. Từ 2007 đến nay,
GVHDCN: cô Châu Hoàng Khanh Thi

SVTT: Nguyễn Văn A
14


Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

chi bộ luôn được khen tặng trong các đợt sơ, tổng kết trong các cuộc vận động.
Năm 2008 và 2009, chi bộ và đồng chí Bí thư chi bộ, được Tỉnh ủy tặng bằng
khen về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”. Tiêu biểu là năm 2012 được Tỉnh ủy tặng bằng khen 5 năm thực
hiện tốt cuộc vận động làm theo tấm gương học tập tốt Hồ Chí Minh. Năm 2013,

Ban Tỉnh giáo trung ương tặng bằng khen về tiếp tục thực hiện cuộc vận động
học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (theo chỉ thị 03 của Ban tổ chức
trung ương).
Bí thư chi bộ qua các thời kì:
+ Thầy giáo Trần Khánh Thức.
+ Thầy giáo Nguyễn Ngọc Anh.
+ Thầy giáo Trần Bá.
+ Thầy giáo Nguyễn Hữu Phong.
+ Cô giáo Phạm Hương Xuân.
+ Thầy giáo Ngô Viết Đức.
+ Thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng


Ban Giám hiêu Nhà trường

- Thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng - Hiệu trưởng, phụ trách chung.
- Cô giáo Phan Thiên Nga - Phó Hiệu trưởng, phụ trách chuyên môn.
- Thầy giáo Nguyễn Thế Long - Phó Hiệu trưởng, phụ trách nghiên cứu Khoa
học - Kỹ thuật, cơ sở vật chất, thi học sinh giỏi, lao động.
- Thầy giáo Đinh Công Nhật - Phó Hiệu trưởng, phụ trách hoạt động ngoài
giờ lên lớp, nề nếp GV - HS.


Tổ chức Công đoàn.
- Chủ tịch Công đoàn qua các thời kì.
+ Thầy giáo Nguyễn Hữu Phong.
+ Thầy giáo Hoàng Văn Thủ.
+ Thầy giáo Nguyễn Phúc Liêm.

GVHDCN: cô Châu Hoàng Khanh Thi


SVTT: Nguyễn Văn A
15


Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

+ Thầy giáo Trần Bá.
+ Cô giáo Trần Thị Thanh.
+ Thầy giáo Phạm Hương Xuân.
+ Thầy giáo Nguyễn Văn Quang.
+ Thầy giáo Trần Hữu Đạt.
+ Thầy giáo Phạm Chí Tam.
+ Cô giáo Phạm Hương Xuân.
+ Thầy giáo Đào Tuấn Hòa.
+ Cô giáo Phan Thiên Nga.
- Ban chấp hành Công đoàn hiện tại gồm 5 thầy cô.
+ Thầy Đặng Sĩ Khanh – Chủ tịch công đoàn.
+ Cô Phan Thiên Nga – Phó chủ tịch công đoàn.
+ Cô Dương Thị Ngọc Ánh – Ủy viên
+ Thầy Hoàng Công Nhiễm – Ủy viên.
+ Thầy Lê Đình Xuân – Ủy viên.
- Các ban - hội đồng – phòng
+ Ban thanh tra nhân dân: Thầy Đặng Thanh Sơn (Trưởng ban).
+ Ban văn nghệ: Cô giáo Lương Thị Ngọc Diệp.
+ Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp: Thầy Đinh Công Nhật (Trưởng ban).
+ Ban an toàn giao thông: Thầy Trần Văn Điền (Trưởng ban).
+ Thư viện: Cô Tống Thị Hồng Thanh.

+ Phòng thực hành: Cô Lê Thị Thanh Bình.
+ Phòng y tế: Cô Nguyễn Thị Lài.
+ Phòng truyền thống: Cô giáo Lê Thị Giang.
+ Thiết bị dùng chung: Thầy giáo Phan Xuân Tùng.
Hội đồng giáo dục.
- Gồm 1 tổ hành chính và 11 tổ chuyên môn.
STT

Tên tổ

Tổ trưởng

GVHDCN: cô Châu Hoàng Khanh Thi

SVTT: Nguyễn Văn A
16


Trường THPT Thị xã Quảng Trị

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12

Toán

Hóa
Sinh
Tin
Văn
Sử
Địa
GDCD
Ngoại ngữ
Thể dục-GDQP
Hành chính

Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

Nguyễn Quốc Tuấn
Phạm Văn Hiệp
Hoàng Công Nhiễm
Nguyễn Thị Lan Phương
Lê Thị Thanh Thúy
Trần Ngọc Long
Hoàng Thị Ái Thu
Dương Thị Ngọc Ánh
Nguyễn Tài Hạnh
Trần Kim Dũng
Lê Đình Xuân
Trần Đức Thành


GVHDCN: cô Châu Hoàng Khanh Thi

SVTT: Nguyễn Văn A
17


Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

4. Tìm hiểu về Đoàn trường
a. Lịch sử và thành tích của Đoàn.

Cùng với việc ra đời của trường cấp 3 Triệu Phong tháng 8 năm 1975,
nay là trường THPT Thị Xã Quảng Trị, tổ chức Đoàn trường học cũng được
hình thành và phát triển liên tục từ đó đến nay. Đoàn trường là một tổ chức
chính trị xã hội của thanh niên học sinh, là chổ dựa đáng tin cậy, là nơi để
cho tuổi trẻ học sinh tham gia các diễn đàn thanh niên, tham gia các hoạt
động mang màu sắc tuổi trẻ nhằm khẳng định vai trò của mình đối với xã hội.
Tuy ngày đầu thành lập số lượng đoàn viên và số chi đoàn đếm được trên
đầu ngón tay, nhưng đến nay theo chiều dài của thời gian và cuộc sống con
số đó đã lên đến trên 1213 đoàn viên với 33 chi đoàn, một số lượng đoàn
viên rất lớn trong một tổ chức đoàn trường học hiện nay.
Hơn 44 năm qua, từ buổi đầu thành lập với bao ngổn ngang khó khăn của
một vùng đất giải phóng, vừa thoát ra khỏi chiến tranh, lớp lớp thế hệ tuổi trẻ
của nhà trường đã vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống, trong học tập để
vươn lên khẳng định vai trò của mình. Nhiều đồng chí đã trưởng thành hoà
vào dòng đời, góp phần xây dựng đất nước, giữ vững trọng trách trong Đảng,
trong chính quyền, trong các ngành kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc

phòng, nhưng cũng có nhiều đoàn viên đành phải xếp bút nghiên, sớm rời
ghế nhà trường tình nguyện lên đường bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ
quốc. Trong đó có nhiều đồng chí đã hy sinh vì nền độc lập – tự do của dân
tộc như các đồng chí: Nguyễn Văn Sum, Nguyễn Văn Mậu (1977-1978),
đồng chí Võ Nhân Đa (1978-1979). Có đồng chí khi trở về thì thân hình
không còn nguyên như xưa, cứ ê ẩm khi trái gió trở trời như đồng chí Nhan
Ngọc Công khoá học 1981-1984 (hiện đang ở thị trấn Ái Tử-Triệu Phong).
Tuổi trẻ của Đoàn trường luôn luôn tiên phong xung kích trong mọi hoạt
động học tập, văn hoá văn nghệ, TDTT, lao động sản xuất. Trong những năm
GVHDCN: cô Châu Hoàng Khanh Thi

SVTT: Nguyễn Văn A
18


Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

tháng gian lao vất vả ấy, đoàn viên thanh niên của Đoàn trường đã cùng với
người dân xã Triệu Đông, xã Triệu Thành, thôn Trí Bưu đắp lại đê thuỷ lợi do lũ
lụt phá vỡ, tham gia làm lò gạch tại Trí Bưu, chẻ tre mây đan chổi đót, nạo vét
kênh mương thuỷ lợi Nam Thạch Hãn, trồng cây gây rừng tại phía tây Ái Tử,
Triệu Phong... góp phần vào xây dựng ngôi trường khang trang to đẹp như ngày
hôm nay.
Phong trào tình nguyện vùng sâu vùng xa cũng được đoàn trường thường
xuyên tham gia tích cực như: tình nguyện đến thăm trao tặng quà cho trẻ em,
học sinh vùng núi xã Đakrông, Hướng Hoá, đến thăm các chiến sỹ đảo Cồn
Cỏ, hội người mù, hội bảo trợ Thị Xã và đỡ đầu cho các liên đội tiểu học ở
vùng khó.

Hơn 44 năm qua, tuổi trẻ đoàn trường ngày một trưởng thành và chứng tỏ
được vị thế của mình trong trường học, xứng đáng là một Đoàn trường vững
mạnh liên tục nhiều năm được xã hội và các cấp, các ngành đánh giá cao,
được Tỉnh đoàn, Trung Ương đoàn tặng nhiều giải thưởng cao quý và cờ thi
đua tôn vinh đơn vị dẫn đầu khối THPT toàn tỉnh.
Trải qua bao thế hệ phấn đấu học tập và rèn luyện đã xuất hiện nhiều tấm
gương sáng điển hình trong hoạt động học tập, cũng như trong phong trào
Đoàn, nhiều đoàn viên thanh niên được tặng nhiều giải thưởng của TW
Đoàn, giải thưởng Mãi mãi tuổi hai mươi, giải thưởng Lý Tự Trọng, nhiều
giải thưởng học sinh giỏi văn hoá cấp tỉnh, cấp Quốc gia đã mang vinh danh
về cho Đoàn trường như: Trần Vinh Quang, Nguyễn Văn Thanh, Trịnh Đình
Dỏ, Nguyễn Sáng, Phan Tuy, Võ Viễn, Phan Lịch, Đoàn Cảnh, Lê Thanh
Duẩn, Lâm Chí Dũng, Lê Thanh Hậu, Phạm Đình Lợi, Lê Văn Khánh, Trần
Thị Lan, Đỗ Anh Linh, Lê Thị Lan, Huỳnh Thị Phương, Nguyễn Hồng Lạc,
Nguyễn Thị Hằng...và thế hệ gần đây có những Lê Thanh Trúc, Hoàng Thị
Thanh Hà, Trần Vinh Hợp, Trần Hải Thành, Nguyễn Trác Việt, Thân Quang

GVHDCN: cô Châu Hoàng Khanh Thi

SVTT: Nguyễn Văn A
19


Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

Minh, Hoàng Thị Thuý Kiều, Hoàng Ngọc Cư, Nguyễn Thiện Minh, Nguyễn
Thị Ngọc Hương...
Còn nhiều đoàn viên thanh niên và còn nhiều phong trào nữa không thể kể

hết được, nhưng qua đó cho thấy tuổi trẻ của Đoàn trường thật sự năng động
sáng tạo, tràn đầy nhiệt huyết và trí tuệ, luôn lấy việc học tập làm nhiệm vụ
trung tâm hàng đầu để phấn đấu vươn lên đạt được những ước mơ hoài bảo
lớn trong cuộc sống tương lai và thể hiện sự quyết tâm “Tuổi trẻ trường
THPT Thị Xã Quảng Trị học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”.
Danh sách Bí thư Đoàn trường qua các thời kỳ
TT
1
2
3
4
5
6
7

Họ và tên
Hoàng Văn Thủ
Nguyễn Ngọc Anh
Nguyễn Phúc Liêm
Cao Xuân Thi
Trần Hữu Đạt
Nguyễn Văn Hùng
Ngô Viết Đức

8

Trần Ngọc Long

9


Đặng Sỹ Khanh

Năm
1975 – 1976
1976 – 1977
1977 – 1978
1978 – 1988
1988 – 1989
1989 – 1991
1991 – 1995
1995 – 1999
1999 – 2000
2000 – 2007

Chức danh
Bí thư
Bí thư
Bí thư
Bí thư
Trợ lí thanh niên
Trợ lí thanh niên
Trợ lí thanh niên
Trợ lí thanh niên
Bí thư
Bí thư

10

Đinh Công Nhật


2007 - 2017

Bí thư

11

Nguyễn Thị Hoài Thanh

2017→ nay

Bí Thư

b. Cơ cấu tổ chức Đoàn trường.
-

Ban chấp hành Đoàn trường có 15 đồng chí trong đó:
+ Chi đoàn giáo viên có 3 đồng chí.
+ Khối 12: 4 đồng chí.
+ Khối 11: 5 đồng chí.
+ Khối 10: 3 đồng chí.
- Ban thường vụ Đoàn trường gồm có 5 đồng chí:
GVHDCN: cô Châu Hoàng Khanh Thi

SVTT: Nguyễn Văn A
20


Trường THPT Thị xã Quảng Trị


Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

+ Đồng chí Nguyễn Thị Hoài Thanh: Bí thư Đoàn trường - phụ trách
chung.
+ Đồng chí Nguyễn Thị Tuấn Nhã: Phó bí thư Đoàn trường - phụ trách
báo chí, bảng tin, thủ quỷ.
+ Đồng chí Trần Văn Điền: Phó bí thư Đoàn trường - Phụ trách CLB kĩ
năng, thể dục – thể thao.
+ Đồng chí Hồ Quang Hoàng: Ủy viên Ban thường vụ Đoàn trường, bí
thư chi đoàn 11A6.
+ Đồng chí Phan Nguyễn Khánh Linh : Ủy viên Ban thường vụ Đoàn
trường, bí thư chi đoàn 10A2.
- Tổng số chi đoàn: có tất cả 33 chi đoàn học sinh.
+ Khối 12: 11 chi đoàn.
+ Khối 11: 11 chi đoàn.
+ Khối 10: 11 chi đoàn.
-

Đảng viên: 2 đồng chí:
+ Nguyễn Thị Hoài Thanh
+ Trần Văn Điền
Tính đến thời điểm hiện nay thì chi đoàn học sinh có tất cả là 1213 đoàn

viên trên tổng số 1300 đoàn viên thanh niên.
- Các đội xung kích của đoàn trường.
+ Đội cờ đỏ: Theo dõi nề nếp, đánh giá thi đua hàng ngày.
+ Đội trực giao thông:
+ Đội kỹ năng Đoàn trường
+ Đội báo chí của Đoàn trường.
+ Đội văn nghệ.

+ Đội bóng đá, bóng chuyền.
c. Định hướng một số hoạt động của Đoàn sắp tới.

- Đoàn trường tiếp tục triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Tuổi trẻ Thị
Xã Quảng Trị học tập và làm theo lời Bác” gắn với phong trào thi đua xây

GVHDCN: cô Châu Hoàng Khanh Thi

SVTT: Nguyễn Văn A
21


Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực và các hoạt động hướng đến
chào mừng kỉ niệm 88 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Tiếp tục thực hiện phong trào “Cùng bạn đến trường”.
- Tổ chức Hội trại 26/03.
- Tiếp tục tổ chức cuộc thi Chinh phục đỉnh cao cấp trường và tham gia
cuộc thi Chinh phục đỉnh cao cấp tỉnh.
- Tổ chức vòng loại và chung kết giải bóng đá nam cấp trường.
- Các chi đoàn tiếp tục đăng ký và tổ chức có hiệu quả các hoạt động có ý
nghĩa giáo dục như diễn đàn thanh niên, lao động tình nguyện, phát thanh,
câu lạc bộ học tập, đôi bạn cùng tiến.
- Triển khai và tham gia đạt kết quả tốt cuộc thi Giao thông học đường và
cuộc thi Thực hiện ước mơ lần thứ 7.
- Tổ chức ngày hội thu gom giấy vụn: Chỉ tiêu ít nhất 3 kg/người hoặc 50
lon bia/người.

- Mở lớp đối tượng Đoàn (đợt 2) và kết nạp Đoàn viên mới vào dịp 26/03.
5. Nhiệm vụ của giáo viên nhà trường.
Theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
Điều 31. Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học.
1. Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây.
a. Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy
học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà
trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về
chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
b. Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương.
GVHDCN: cô Châu Hoàng Khanh Thi

SVTT: Nguyễn Văn A
22


Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

c. Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương
pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện
phương pháp tự học của học sinh.
d. Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng,
chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.
e. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học
sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các

quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo
dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và
lành mạnh.
f. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh trong dạy học và giáo dục học sinh.
g. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều
này, còn có những nhiệm vụ sau đây.
a. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung,
phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với
hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng
học sinh.
b. Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.
c. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh,
các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn
GVHDCN: cô Châu Hoàng Khanh Thi

SVTT: Nguyễn Văn A
23


Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động
các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường.
d. Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị

khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng,
phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại
lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh.
e. Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
3. Giáo viên thỉnh giảng:
Cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này và các
quy định trong hợp đồng thỉnh giảng.
4. Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Là giáo viên trung học được bồi dưỡng về công tác Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đoàn trong
nhà trường.
5. Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Là giáo viên THCS được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đội trong
nhà trường.
6. Giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh .
Là giáo viên trung học được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn; có
nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh và học sinh để giúp các em vượt qua
những khó khăn gặp phải trong học tập và sinh hoạt.
Theo Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Điều 19. Trách nhiệm của giáo viên bộ môn
1. Thực hiện đầy đủ số lần kiểm tra; trực tiếp chấm bài kiểm tra, ghi điểm
hoặc mức nhận xét (đối với các môn kiểm tra bằng nhận xét), ghi nội dung nhận
xét của người chấm vào bài kiểm tra; trực tiếp ghi điểm hoặc mức nhận xét (đối
GVHDCN: cô Châu Hoàng Khanh Thi

SVTT: Nguyễn Văn A
24



Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

với các môn kiểm tra bằng nhận xét) vào sổ gọi tên và ghi điểm; đối với hình
thức kiểm tra miệng, giáo viên phải nhận xét, góp ý kết quả trả lời của học sinh
trước lớp, nếu quyết định cho điểm hoặc ghi nhận xét (đối với các môn kiểm tra
bằng nhận xét) vào sổ gọi tên và ghi điểm thì phải thực hiện ngay sau đó.
2. Tính điểm trung bình môn học (đối với các môn học đánh giá bằng cho
điểm), xếp loại nhận xét môn học (đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét)
theo học kỳ, cả năm học và trực tiếp ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm vào học bạ.
3. Tham gia đánh giá, xếp loại hạnh kiểm từng học kỳ, cả năm học của học
sinh.
Điều 20. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm
1. Kiểm tra sổ gọi tên và ghi điểm của lớp; giúp Hiệu trưởng theo dõi việc
kiểm tra cho điểm, mức nhận xét theo quy định của Quy chế này.
2. Tính điểm trung bình các môn học theo học kỳ, cả năm học; xác nhận
việc sửa chữa điểm, sửa chữa mức nhận xét của giáo viên bộ môn trong sổ gọi
tên và ghi điểm, trong học bạ.
3. Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực từng học kỳ, cả năm học của
học sinh. Lập danh sách học sinh đề nghị cho lên lớp, không được lên lớp; học
sinh được công nhận là học sinh giỏi, học sinh tiên tiến; học sinh phải kiểm tra
lại các môn học, học sinh phải rèn luyện về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè.
4. Lập danh sách học sinh đề nghị khen thưởng cuối học kỳ, cuối năm học.
5. Ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm và vào học bạ các nội dung sau đây:
a, Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh;
b, Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp, công nhận học sinh giỏi,
học sinh tiên tiến học kỳ, cả năm học, được lên lớp sau khi kiểm tra lại hoặc rèn
luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè;

c, Nhận xét đánh giá kết quả rèn luyện toàn diện của học sinh trong đó có
học sinh có năng khiếu các môn học đánh giá bằng nhận xét.

GVHDCN: cô Châu Hoàng Khanh Thi

SVTT: Nguyễn Văn A
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×