Tải bản đầy đủ (.pdf) (348 trang)

Kỹ thuật thi công xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.17 MB, 348 trang )

HD-CL-15

Thông tin tài liệu
Mã số tài liệu

HD-CL-15

Tên tài liệu

CÔNG TÁC CỐP PHA

Ngày ban hành đầu tiên

05/09/2011

Ngày chỉnh sửa cuối cùng

18/01/2014

Loại tài liệu

Hướng dẫn công việc

Phê duyệt tài liệu
Họ và tên

Ký tên

Ngày

Soạn thảo



Nguyễn Đinh Thi

(Đã ký)

05/09/2011

Cập nhật

Lê Phan Quang Hải

(Đã ký)

18/01/2014

Xem xét

Huỳnh Quốc Vũ

(Đã ký)

18/01/2014

Phê duyệt

Nguyễn Văn Tịnh

(Đã ký)

23/01/2014


Lịch sử tài liệu
Phiên

Ngày

bản

ban hành

01

01/01/2008

Ban hành

02

22/02/2014

Cập nhật

Mục thay đổi

Nội dung thay đổi

1/10


HD-CL-15


I. MỤC ĐÍCH :
Hướng dẫn các bước lắp dựng và tháo dỡ cốp pha cột, vách.
II. PHẠM VI :
Áp dụng việc lắp đặt cốp pha cột, vách (bằng ván ép, nhôm, Euro form) cho tất cả các công trình.
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu.
TCVN 5593:1991 - Công trình xây dựng dân dụng. Sai số hình học cho phép.
TCXD VN 296:2004 – Dàn giáo – các yêu cầu về an toàn.
IV. TRÁCH NHIỆM :
Giám sát kỹ thuật (công tác cốp pha) trực tiếp giám sát công việc thi công, chịu trách nhiệm trực tiếp cả
về chất lượng và sức khỏe an toàn & môi trường công việc của mình giám sát.
Nhà thầu phụ có trách nhiệm áp dụng đúng theo hướng dẫn này.
CHTCT có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, nhắc nhở những người có liên quan đến công tác cốt thép
thực hiện đúng theo hướng dẫn này.
V. HƯỚNG DẪN :

Cách thực hiện

Hình minh họa

1. Xem xét bản vẽ:

Xem xét bản vẽ shopdrawing để xác định vị trí, kích
thước của cột, vách.

2. Chuẩn bị:
2.1. Chuẩn bị biện pháp thi công:



Phương pháp thực hiện.



Các biện pháp liên kết (nếu có).



Quy trình và phương pháp kiểm tra, nghiệm thu.



Tiêu chuẩn nghiệm thu.



Phương pháp vận chuyển vật liệu và sắp xếp
khu vực tập kết vật liệu.



Bố trí nguồn lực (thợ chính, thợ phụ).



Bố trí nguồn sáng đảm bảo đủ ánh sáng cho
quá trình thi công (nếu không đủ ánh sáng).




Biện pháp về an toàn lao động, sức khỏe an
toàn & môi trường.



Biện pháp thi công coppha ( thiết kế hệ chống,
hệ giằng…)
2/10


HD-CL-15

2.2. Chuẩn bị về vật liệu:

+ Bề mặt cốp pha phải bằng phẳng, kín, đủ độ cứng,
được vệ sinh sạch.

+ Cây chống, thanh đứng, gông phải đủ độ cứng
không bị cong vênh và mất ổn định khi đổ bê tông.
+ Cốp pha, thanh đứng, cây chống, gông phải được
thiết kế đảm bảo các loại tải trọng khi đổ bê tông
gồm: tải đứng, ngang.

2.3. Chuẩn bị dụng cụ:
2.3.1. Dụng cụ thi công:



Búa.




Clê.



Cưa.



Máy cắt sắt.



Xà beng.

3/10


HD-CL-15

2.3.2. Dụng cụ kiểm tra:



Máy trắc đạc ( thủy bình, kinh vĩ..).



Thước thép.




Ni-vo.



Quả dọi.

2.3.3. Dụng cụ vận chuyển:


Vận chuyển ngang:

 Xe nâng tay.



Vận chuyển đứng:

 Vận thăng.

 Cẩu tháp.

4/10


HD-CL-15

2.3.4. Dụng cụ an toàn lao động:










Áo phản quang.
Túi đựng dụng cụ.
Bó chân.
Quai nón phải cài chặt.
Đeo dây an toàn khi làm việc trên cao.
Bó tay.
Giầy bảo hộ.

3. Trắc đạc:

Để xác định các trục tim ngang, dọc của cột (vách).

4. Gia công cốp pha:
 Quét dầu (form oil) bề mặt cốp pha.
 Nẹp góc (nếu có).
 Ghép ván cốp pha với các thanh đứng tạo thành
từng mặt riêng biệt.
 Các thanh đứng phải đảm bảo sao cho cốp pha
không bị phình do tải trọng khi đổ bê tông (Phải tính
toán cho phù hợp).


5. Lắp dựng:
5.1 Trước khi lắp dựng:
 Nghiệm thu cốt thép cột, vách, thép chờ.
 Phối hợp với bộ phận cơ điện nghiệm thu phần
M&E.
 Dùng vòi nước có áp lực để vệ sinh chân cột
trước khi lắp dựng cốp pha.

5/10


HD-CL-15

5.2 Lắp dựng:
a) Cốp pha cột:
 Lắp các tấm cốp pha đã gia công tạo thành tiết
diện ngang của cột, dùng gông để định vị tiết
diện ngang của của cột.
 Các gông đặt cách nhau phải đảm bảo sao cho
cốp pha không bị phình do tải trọng khi đổ bê
tông (Phải tính toán cho phù hợp).

b) Cốp pha vách:
 Ghép các tấm ván khuôn lại với nhau bằng các
thanh đứng và thanh ngang.
 Dựng các tấm cốp pha vách và lắp ty giằng.

5.3 Cố định cốp pha:
 Cắm thép chờ vào sàn để cố định cho các cây
chống định vị chân cột (vách) và đỉnh cột (vách).

 Dùng cây chống cố định chân cột (vách) và đỉnh
cột (vách), cây chống phải được neo đảm bảo
không bị cong vênh, mất ổn định khi đổ bê tông
(dùng tăng đơ cho vào đầu cây chống để điều
chỉnh).
 Hệ thống cây chống đảm bảo để giữ ổn định hệ
thống cốp pha khi chịu tải trọng và tác động
trong quá trình đổ bê tông.
 Trụ chống phải đặt vững chắc trên nền cứng,
không bị trượt và không bị biến dạng khi chịu tải
trọng và tác động trong quá trình thi công.

Chống định
đỉnh cột

Chống định
vị chân cột
Tăng đơ

Thép chờ

Nền cứng

5.4 Chèn khe hở chân cột (vách):

Sau khi cố định hoàn chỉnh, có thể dùng vữa xi măng
cát,…để chèn lỗ trống chân cột (vách).
Chèn
chân cột
6. Nghiệm thu cốp pha: (Xem phụ lục bên dưới)

7. Kiểm tra cốp pha trong và sau khi đổ bê tông:
 Kiểm tra sự ổn định của cây chống trong suốt quá
trình đổ bê tông để khắc phục kịp thời nếu bị mất ổn
định.
 Kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột sau khi đổ bê tông
(bằng dọi, máy trắc đạc,…).
6/10


HD-CL-15

8. Tháo dỡ cốp pha:
 Cốt pha (cột, vách) có thể được tháo dỡ khi bê tông
đạt cường độ 50 daN/cm2.
 Các bước thực hiện:
+ Tháo cây chống.
+ Tháo gông.
+ Tháo ván cốp pha.
+ Vệ sinh cốp pha.
 Vận chuyển cốp pha đến chổ tập kết, xếp gọn gàng
và phải được kê lên để dễ dùng cẩu vận chuyển.
9. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục & phòng ngừa:
Các lỗi thường gặp

Biện pháp khắc phục & phòng ngừa

Bố trí các thanh đứng và gông không phù hợp làm cho
cốp pha bị phình khi đổ bê tông.

Tính toán để bố trí các thanh đứng và gông cho

phù hợp.

Thanh
đứng

Gông

 Cột (vách) bị nghiêng, bị xoay, lệch.
 Cây chống bị mất ổn định khi đổ bê tông.

 Phải chỉnh cho cột thật thẳng đứng trước khi đổ
bê tông (hoặc sai số trong phạm vi cho phép).
 Kiểm tra hệ cây chống trong quá trình đổ bê
tông (nếu mất ổn định thì khắc phục ngay).

 Chống hai bên mép cột để cột không bị xoay.

7/10


HD-CL-15

Chân cột (vách) không chèn kín làm mất nước bê tông. Chèn kín chân cột (vách).

Chân cột
chèn
không kín

Chèn
chân cột


10. Công tác sức khỏe an toàn và môi trường:
Những nguyên nhân chủ yếu

Biện pháp thực hiện

+ Bị chấn thương do sử dụng máy móc gia công và các
dụng cụ thủ công không hoàn hảo, đã hư hỏng hoặc do
công nhân vận hành, thao tác không đúng kỹ thuật.
+ Công nhân bị ngã khi lắp đặt và tháo dỡ cốp pha do + Phải tuân thủ theo các biện pháp ATLĐ đã được
chỗ làm việc không bảo đảm an toàn hoặc không mang lập ra.
dây an toàn, sử dụng dàn giáo không đáp ứng về yêu + Kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân cần được học
cầu an toàn chịu lực và ổn định nên bị gãy đổ, sàn thao tập quy định về an toàn lao động trước khi thi
tác không có lan can bảo vệ .
công và thường xuyên được nhắc nhở. Phân
công cán bộ kiểm tra kỹ thuật ATLĐ.

+ Cốp pha, dụng cụ, vật liệu đổ rơi từ trên cao xuống, do
lắp đặt và tháo dỡ cốp pha không đúng quy trình kỹ
thuật, ném, vứt vật từ trên cao xuống.
+ Dẫm phải đinh, va quệt vào các cạnh sắc nhọn của cốp + Sau mỗi ca làm việc các thiết bị phải được vệ sinh
pha do sau khi tháo dỡ xong, không xếp cốp pha gọn sạch sẽ và trả lại kho công trường.
gàng vào đúng nơi quy định.
+ Sắp xếp gọn gàng và phân loại các vật tư làm cốp
pha đúng chổ quy định.

Tháo dỡ cốp pha và cây chống không phù hợp.
Giằng chống không đảm bảo.
Bị rung.
Chống trên đất không ổn định, shoring không thẳng

đứng.
+ Không giám sát tốt công tác đổ bê tông.
+ Thiếu kiểm tra các chi tiết liên kết cốp pha.
+
+
+
+

8/10


HD-CL-15

VI. KAIZEN/ CẢI TIẾN NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG:
CÁCH THỰC HIỆN
Gia công cốp pha thành từng
tấm lớn tại bãi gia công
1. Lắp các tấm cốp pha vào
hệ xà gồ tạo thành tấm lớn
2. Buộc móc để cẩu tấm cốp
cốp pha đã gia công (móc
có thể xoay tự do càng
tốt).
3. Dùng thiết bị cẩu lắp phù
hợp (với địa hình và trọng
lượng tấm cốp pha đã gia
công) lắp đặt vào vị trí thiết
kế.
4. Cố định tạm tấm cốp pha.


HÌNH MINH HỌA

CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
 Tấm cốp pha bị bung ra
trong quá trình cầu lắp.
 Trong quá trình cẩu lắp bị
va chạm đến cấu kiện khác
và con người xung quanh.
 Đứt cáp.

 Áp dụng: Sàn phẳng điển
hình.
 Ưu điểm: ( khảo sát thực tế
từ công trình Sunrise City ):
+ Tiết kiệm 20% số lượng
nhân công.
Công nghệ Table Form cho
sàn điển hình.

+ Tiết kiệm 10-15% giá
nhân công.
+ Tiến độ cho hạng mục
được áp dụng được rút
ngắn 25% so với cách
tháo lắp thông thường.

9/10



HD-CL-15

PHỤ LỤC
Các yêu cầu kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Kết quả kiểm tra

Cốp pha đã lắp dựng
Hình dạng và kích thước.

Bằng mắt, đo bằng thước
có chiều dài thích hợp.

Phù hợp với kết cấu của thiết kế.

Kết cấu cốp pha.

Bằng mắt, thước, dây dọi.

Đảm bảo theo quy định của Điều 3.3.3.

Độ phẳng giữa các tấm ghép
nối.

Bằng mắt.

Mức độ gồ ghề giữa các tấm 3mm.


Độ kín, khít giữa các tấm cốp
pha, giữa cốp pha và mặt
nền.

Bằng mắt.

Cốp pha được ghép kín, khít, đảm bảo không
mất nước xi măng khi đổ và dầm bê tông.

Chi tiết chôn ngầm và đặt sẵn

Xác định kích thước, vị trí
và số lượng bằng các
phương tiện thích hợp.

Đảm bảo kích thước, vị trí và số lượng theo quy
định.

Chống dính cốt pha.

Bằng mắt.

Lớp chống dính phủ kín các mặt cốp pha tiếp
xúc với bê tông.

Vệ sinh bên trong cốp pha.

Bằng mắt.

Không còn rác, bùn đất và các chất bẩn khác

bên trong cốp pha.

Độ nghiêng cao độ và kích
thước cốp pha.

Bằng mắt, máy trắc đạc
và các thiết bị phù hợp.

Không vượt quá các trị số ghi trong bảng 2.

Độ ẩm của cốp pha gỗ.

Bằng mắt.

Cốp pha gỗ đã được tưới nước trước khi đổ bê
tông.

Đà giáo đã lắp dựng
Kết cấu đà giáo.

Bằng mắt, đối chiếu với
thiết kế đà giáo.

Đà giáo được lắp dựng đảm bảo kích thước, số
lượng và vị trí theo thiết kế.

Cột chống đà giáo.

Bằng mắt, dùng tay lắc
mạnh các cột chống, các

nêm ở từng cột chống.

Cột chống được kê đệm và đặt lên trên nền
cứng đảm bảo ổn định.

Độ cứng và ổn định.

Bằng mắt, đối chiếu với
thiết kế đà giáo.

Cột chống được giằng chéo và giằng ngang đủ
số lượng, kích thước và vị trí theo thiết kế.

10/10


HD-CL-16

Thông tin tài liệu
Mã số tài liệu

HD-CL-16

Tên tài liệu

CÔNG TÁC THI CÔNG CỐT THÉP

Ngày ban hành đầu tiên

05/09/2011


Ngày chỉnh sửa cuối cùng

18/01/2014

Loại tài liệu

Hướng dẫn công việc

Phê duyệt tài liệu
Họ và tên

Ký tên

Ngày

Soạn thảo

Nguyễn Đinh Thi

(Đã ký)

05/09/2011

Cập nhật

Lê Phan Quang Hải

(Đã ký)


18/01/2014

Xem xét

Huỳnh Quốc Vũ

(Đã ký)

18/01/2014

Phê duyệt

Nguyễn Văn Tịnh

(Đã ký)

23/01/2014

Lịch sử tài liệu
Phiên

Ngày

bản

ban hành

01

01/01/2008


Ban hành

02

05/09/2011

Cập nhật

03

22/02/2014

Cập nhật

Mục thay đổi

Nội dung thay đổi

1/17


HD-CL-16

I. MỤC ĐÍCH :
Hướng dẫn các bước thi công cốt thép.
II. PHẠM VI :
Áp dụng cho công việc gia công lắp dựng cốt thép (móng, cột, vách, dầm, sàn) cho tất cả các công trường.
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

TCVN 5593:1991 - Công trình xây dựng dân dụng. Sai số hình học cho phép.
TCVN 1651:2008 - Thép cốt bê tông .
IV. THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA:
V. TRÁCH NHIỆM :
Giám sát kỹ thuật (công tác cốt thép) chịu trách nhiệm trực tiếp cả về chất lượng, sức khỏe an toàn & môi
trường trong phạm vi công việc của mình.
Nhà thầu phụ có trách nhiệm áp dụng đúng theo hướng dẫn này.
CHTCT có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, nhắc nhở những người có liên quan thực hiện đúng theo hướng dẫn
này.
VI. NỘI DUNG :
Cách thực hiện

Hình minh họa

1. Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing:
Nghiên cứu bản vẽ để chuẩn bị thép và ra chi tiết
(detail) thép để gia công và lắp dựng.

2. Chuẩn bị:
2.1 Chuẩn bị biện pháp thi công:






Phương pháp thực hiện.
Các biện pháp liên kết (nếu có).
Quy trình và phương pháp kiểm tra, nghiệm thu;
Tiêu chuẩn nghiệm thu.

Phương pháp vận chuyển vật liệu và sắp xếp
khu vực tập kết vật liệu.

2/17


HD-CL-16






Bố trí nguồn lực (thợ chính, thợ phụ).
Bố trí nguồn sáng đảm bảo đủ ánh sáng cho
quá trình thi công (nếu không đủ ánh sáng).
Biện pháp về an toàn lao động, sức khỏe an
toàn & môi trường.

2.2. Chuẩn bị vật tư và dụng cụ:
2.2.1 Chuẩn bị vật tư:
 Thép dùng trong kết cấu bê tông cốt thép phải
đảm bảo các yêu cầu của thiết kế.
 Cần có các chứng chỉ kĩ thuật kèm theo và cần
lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra (Cần chọn 2 mẫu thử
kéo, 2 mẫu để thử uốn nguội từ những thanh
khác nhau của một lô hàng; khối lượng mỗi lô
không lớn hơn 50 tấn).
 Thiết bị và dụng cụ gia công cốt thép phải hoạt
động tốt và an toàn.

 Cốt thép trước cần đảm bảo:
 Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ,
không có vẩy sắt và các lớp rỉ.
 Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện không
vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường
kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép
đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực
tế còn lại.
 Cốt thép phải được kê và che bạt trong quá trình
bảo quản.
 Ống ren (coupler) phải thí nghiệm trước khi nhập
vào kho.

2.2.2 Chuẩn bị dụng cụ:
2.2.2.1 Dụng cụ thi công:


Máy cắt sắt

3/17


HD-CL-16



Máy uốn sắt




Máy duỗi sắt (sắt cuộn)



Mỏ lết (vặn coupler)



Xà beng



Móc xoay

2.2.2.2 Dụng cụ kiểm tra:


Thước thép

4/17


HD-CL-16



Quả dọi

2.2.2.3 Dụng cụ vận chuyển:



Vận chuyển ngang:




Xe forklift

Vận chuyển đứng:


Cẩu tháp

2.2.2.4 Dụng cụ an toàn lao động:








Áo phản quang
Túi đựng dụng cụ
Bó chân
Quai nón phải cài chặt
Đeo dây an toàn khi làm việc trên cao
Bó tay
Giầy bảo hộ


5/17


HD-CL-16

3. Gia công:
3.1 Duỗi thẳng thép

3.2 Đánh rỉ:
Dùng máy đánh rỉ, hóa chất tẩy rỉ, bàn chải sắt hoặc
dùng sức người kéo qua đống cát (khi thép bị rỉ)

3.3 Cắt và uốn:
3.3.1 Cắt:
Cắt thép theo bản vẽ Shopdrawing được duyệt
(buộc thành từng loại riêng biệt có bảng tên thép
và tên cấu kiện).

3.3.2 Uốn:
Uốn thép theo bản vẽ Shopdrawing được duyệt
(buộc thành từng loại riêng biệt có bảng tên thép
và tên cấu kiện).

6/17


HD-CL-16

3.3.3 Nối thép: Đầu nối, nối buộc, hàn,…
Nối cốt thép bằng cách buộc phải đảm bảo:

 Việc nối buộc thép được thực hiện theo thiết
kế theo TCVN 4453: 1995, trong một mặt cắt
ngang của tiết diện kết cấu không nối quá
25% diện tích tổng cộng của mặt cắt ngang
đối với thép tròn trơn và không quá 50% đối
với cốt thép có gờ.
 Khi nối buộc, cốt thép ở vùng chịu kéo thép
tròn trơn phải uốn móc.
 Trong các mối nối cần buộc ít nhất là 3 vị trí
(ở giữa và hai đầu).
 Chiều dài nối buộc theo TCVN phải tuân thủ
phụ lục A nhưng không nhỏ hơn 250 mm.
Đối với thiết kế theo tiêu chuẩn khác thì xem
trong bản vẽ: Ghi chú chung.
 Số lượng mối nối buộc không nhỏ hơn 50%
số điểm giao nhau theo thứ tự xen kẽ.

Nối buộc

Nối bằng ống ren

4. Lắp dựng cốt thép:
4.1 Thép móng đơn:
a. Chuẩn bị:
 Nghiệm thu bê tông lót.
 Kiểm tra thép đã gia công (chiều dài, góc uốn,
rỉ…).
 Túi đựng dụng cụ gồm:
 Móc xoay.
 Kẽm buộc.

 Các dụng cụ khác liên quan.

b. Lắp dựng
b1. Buộc lưới thép trước khi lắp vào hố móng
 Buộc cốt thép thành khung bằng thép kẽm
theo yêu cầu thiết kế.
 Lắp đặt lưới thép vào vị trí móng.
 Kê khung thép bằng con kê.
 Cố định vị trí của thép chờ.

7/17


HD-CL-16

b2. Buộc lưới thép trực tiếp trong hố móng:
 Lưới thép được buộc trực tiếp trong hố
móng.
 Kê khung thép bằng con kê.
 Cố định vị trí của thép chờ.
.

4.2 Thép cột, vách
a. Chuẩn bị:
 Vệ sinh thép chờ.
 Kiểm tra thép đã gia công (chiều dài, góc uốn,
rỉ …).
 Túi đựng dụng cụ gồm:
 Móc xoay.
 Kẽm buộc.

 Các dụng cụ khác liên quan.
 Phối hợp với bộ phận M&E.
b. Lắp dựng:
 Nối thép dọc vào thép chờ.

 Lồng thép đai vào (cột); đặt thép ngang vào
thép dọc (vách).
 Dùng dây kẽm buộc thép đai vào thép chủ.

8/17


HD-CL-16

 Trong mọi trường hợp, các góc của đai thép với
thép chịu lực phải buộc hoặc hàn dính 100%.
 Buộc con kê vào khung thép.

Góc thép đai
và thép chủ
Con kê

 Dùng chống hoặc dây cố định tạm khung thép.
Dây cố định

4.3 Thép dầm (móng băng):
a. Chuẩn bị:
 Kiểm tra thép đã gia công (chiều dài, góc uốn,
rỉ…)
 Túi đựng dụng cụ gồm:

 Móc xoay.
 Kẽm buộc.
 Các dụng cụ khác liên quan.
 Phối hợp với bộ phận M&E.

Kiểm tra
thép
trước khi
lắp đặt

b. Lắp dựng:
 Lồng thép đai vào thép chủ.
 Dịch chuyển cả bộ (thép chủ và thép đai)
vào vị trí thiết kế.
 Dùng dây kẽm buộc thép đai vào thép chủ.
 Trong mọi trường hợp, các góc của đai thép
với thép chịu lực phải buộc hoặc hàn dính
100%.
4.4 Thép sàn (móng bè):
a. Chuẩn bị:
 Kiểm tra thép đã gia công (chiều dài, góc uốn,
rỉ …)
 Thép dầm đã được lắp xong.
 Túi đựng dụng cụ gồm:
 Móc xoay.
 Kẽm buộc.
 Các dụng cụ khác liên quan.
 Phối hợp với bộ phận M&E.

9/17



HD-CL-16

b. Lắp dựng:

 Lớp dưới:
 Dùng phấn đánh dấu vị trí các thanh thép
sàn vào cốp pha sàn.

 Đặt cốt thép vào vị trí đã đánh dấu.
 Dùng dây kẽm/máy hàn để buộc/hàn tại

những điểm giao nhau của lưới thép.
 Số lượng mối nối buộc hay hàn dính không
nhỏ hơn 50% số điểm giao nhau theo thứ tự
xen kẽ.

 Lớp trên:
 Dùng lưới đánh dấu vị trí của những cây

Con kê

thép vào cốp pha sàn.

 Dùng dây kẽm buộc những thanh thép con

cóc (chân chó) vào lớp thép trên để đỡ lớp
thép trên.


 Đặt thép đúng vị trí đã đánh dấu.
 Dùng dây kẽm buộc những chỗ giao nhau

của lưới thép.
 Số lượng mối nối buộc (theo tiêu chuẩn
TCVN).
5. Cố định cốt thép:

 Cố định vị trí cốt thép không để biến dạng trong
quá trình đổ bê tông.
 Các con kê cần đặt tại các vị trí thích hợp tùy theo
mật độ cốt thép nhưng không lớn hơn 1m một điểm
kê. Con kê có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ
cốt thép và được làm bằng các vật liệu không ăn
mòn cốt thép, không phá hủy bê tông.

6. Nghiệm thu:
 Trình tự, phương pháp kiểm tra công tác cốt thép
thực hiện theo quy định “Xem phụ lục B”.
 Hồ sơ nghiệm thu (Xem checklist hồ sơ nghiệm thu
công việc lắp đặt cốt thép trong quy trình mục I .a.4
của “BM-24/QT-CL-08” quản lý chất lượng kỹ
thuật).
 Danh mục kiểm tra (xem danh mục kiểm tra cốt
thép trong phần danh mục kiểm tra).

10/17


HD-CL-16


7. Một số lỗi khi thi công thép, cách khắc phục & phòng ngừa:
Lỗi khi thi công thép

Biện pháp khắc phục & phòng ngừa

Cốt thép đưa vào sử dụng không phù hợp.

Kiểm tra thật kỹ trước khi nhận hàng (Có chứng chỉ xuất
xưởng, kết quả thử đạt yêu cầu).

Cốt thép gia công và lắp đặt không đúng thiết kế.

Nghiên cứu thật kỹ bản vẽ trước khi gia công và lắp đặt
Thép phải được cố định vững chắc trước khi đổ bê tông.

Chiều dày lớp bê tông không đủ.

Thép phải được gia công (uốn) thật chính xác tại những
nơi thay đổi tiết diện tiết diện.
Số điểm kê phải phù hợp (không quá thưa) và chiều dày
cục kê phải dày bằng lớp bê tông bảo vệ.

Cốt thép sau khi gia công để không ngăn nắp…

Cốt thép bị rỉ sét.

Cốt thép sau khi gia công nên buộc thành từng lô theo
chủng loại và số lượng để tránh nhầm lẫn khi sử dụng
(buộc thành từng loại riêng biệt có bảng tên thép và tên

cấu kiện) .

Khi chưa sử dụng phải kê lên và che chắn thật kỷ không
để bị ẩm ướt, lắp dựng xong phải đổ bê tông ngay để
tránh cốt thép bị rỉ sét.

11/17


HD-CL-16

Con kê làm sai lệch lớp bê tông bảo vệ (Con kê đặt
thưa, chiều cao con kê không đúng,…)

Các con kê cần đặt tại các vị trí thích hợp nhưng không
lớn hơn 1m một điểm kê (TCVN 4453:1995). Con kê
được làm bằng các vật liệu không ăn mòn cốt thép,
không phá hủy bê tông.

Vị trí và
khoảng cách
con kê

Thép chờ và chi tiết đặt sẵn không đúng.
Chiều dài đoạn nối không đủ (nối chồng).

Đầu nối không đảm bảo (nối bằng ống ren).

Nghiên cứu thật kỹ hồ sơ thiết kế để xác định chính xác vị
trí, kích thước và số lượng các chi tiết đặt sẵn .

Tính toán thật chính xác chiều dài cấu kiện và ra chi tiết
thép (với số chi tiết và số lượng cụ thể).

Kiểm tra (thí nghiệm) ống ren trước khi lắp đặt.

12/17


HD-CL-16

Cốt thép lắp dựng bị cong vênh (do cẩu lắp không phù Có biện pháp cẩu lắp phù hợp.
hợp; chất thép lên khung thép đã lắp dựng; khung thép Khi lắp dựng không để thép trên khung thép đã lắp đặt.
không ổn định;…).
Cố định tạm cốt thép khi chưa lắp dựng cốp pha.

8. Công tác sức khỏe an toàn và môi trường:
Rủi ro
Gây tổn thương thân thể (bị thương tay, chân, chấn
thương ).

Ngã cao.

Biện pháp kiểm soát
Hướng dẫn trước khi sử dụng thiết bị.
 Phải đeo găng tay, kính phòng hộ và khẩu trang .
 Máy phải được cố định chắc chắn va che chắn an toàn
các bộ phận truyền động.
 Ngừng máy khi làm vệ sinh hoặc khi tra dầu mỡ.
 Vệ sinh xung quanh máy sạch sẽ và ngăn nắp.



Cấm đi lại trên khung, dàn thép đang lắp dựng.
 Lắp đặt cốt thép trên cao phải làm sàn thao tác. Cấm
đứng trên cốt thép đã lắp đặt để làm việc.
 Phải đeo dây an toàn khi làm việc trên cao.


13/17


HD-CL-16

Lồng thép bị đổ do không được cố định tạm trước khi
lắp đặt cốp pha.

+
+
+
+
+

Gây bỏng,
Ảnh hưởng mắt.
Ngạt thở (hàn trong môi trường kín).
Cháy.
Điện giật.

Lồng thép phải được cố định tạm khi chưa lắp đặt cốp
pha.


Gây bỏng:
+ Mang găng tay, mặc quần áo hộ phù hợp.
+ Hàn trên cao phải lắp sàn hứng bên dưới, che chắn
bảo vệ, không để các giọt kim loại nóng đỏ, các vật
liệu khác rơi trúng người ở dưới.
 Ảnh hưởng mắt:
+ Mang kính bảo hộ khi hàn.
 Ngạt thở:
+ Cấm hàn ở các hầm, bể kín đang có áp suất hoặc
đang chứa chất dễ cháy nổ.
+ Thông gió khi làm việc trong điều kiện thiếu không
khí. Thiết lập được phiếu an toàn ghi rõ điều kiện
thông gió, thiết bị bảo hộ.
 Cháy:
+ Loại bỏ các chất dễ cháy khỏi khu vực làm việc.
+ Che phủ tất cả các vật liệu dễ cháy bằng các tấm
phủ chịu lửa, cử người canh chừng trong suốt quá
trình hàn và nửa giờ sau khi kết thúc việc hàn và
trang bị đầy đủ dụng cụ chữa cháy.
+ Sau khi kết thúc công việc phải kiểm tra cẩn thận tất
cả các biểu hiện có thể gây cháy.
+ Hàn trên cao phải làm sàn thao tác bằng vật liệu
không cháy.
 Điện giật:
+ Các dụng cụ hàn phải đảm bảo an toàn.
+ Mỗi máy hàn phải được cấp điện từ một cầu dao
riêng và phải được tiếp đất.


14/17



HD-CL-16

+ Các cực điện vào, ra được bấm đầu cos.
+ Lót ván để cách điện khi hàn nơi ẩm ướt.
+ Dây điện phải được đi trên giá đỡ hoặc luồng trong
ống khi đặt trên đất.
+ Kiểm tra các dụng cụ hàn. Đóng mở mạch điện hàn
bằng cầu dao che kín.
+ Trang bị phích cắm công nghiệp.
+ Ngừng việc phải ngắt cầu dao điện.
Sập sàn công tác do xếp dự trữ quá nhiều cốt thép trên
sàn công tác.

Vấp ngã khi đi lại.

Không được để cốt thép trên sàn công tác.

Sắt thép sau khi gia công, thép thừa phải phân loại và
sắp xếp gọn gàng (ghi chú kích thước) để có thể tận
dụng lại thép thừa có thể sử dụng được nhằm tránh
lãng phí (môi trường).

15/17


×