Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Qun ly an toan lao dng trong xay dng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 4 trang )

quản lý an toàn lao động trong xây dựng dựa trên nền tảng tích hợp
thông tin tòa nhà
construction safety management based on integrated building information model platform.
Ngày nhận bài: 11/4/2017
Ngày sửa bài: 12/5/2017
Ngày chấp nhận đăng: 02/6/2017

TÓM TẮT
ATLĐ (an toàn lao động) vẫn luôn là mối quan tâm
hàng đầu của ngành xây dựng do những thiệt hại của
tai nạn lao động về con người, thiệt hại về kinh tế cho
chủ đầu tư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của
nhà thầu.
Bài báo này nghiên cứu ứng dụng mô hình thông tin
tòa nhà (BIM) vào công tác quản lý ATLĐ trên công
trường xây dựng như tích hợp các mối nguy tai nạn lao
động vào mô hình BIM 4D, mô phỏng không gian việc
trong mô hình BIM theo tiến độ thi công, phát hiện và
giải quyết xung đột không gian làm việc. Nghiên cứu
cũng trình bày phương pháp tự động liên kết tiến độ từ
MS-Project vào mô hình BIM 3D.
Từ khóa: Mô hình thông tin tòa nhà, quản lý an toàn
lao động, 4D
ABSTRACT
Safety is always the major concern in the construction
industry because fatalities and injuries from
construction work bring great losses to individuals,
economic damage to investor and destroy contractor’s
reputation.
The aim of this paper is applying BIM into safety
management on construction site such as: integrating


safety hazard into 4D BIM, visualizing workspace
and automate linking them with schedule, checking
and solving workspace conflict. This research also
presents automate method to link 3D BIM model with
construction schedule.
Key words: Building information model (BIM), safety
management, 4D
Phạm Hồng Luân- Giảng viên, Khoa Kỹ Thuật Xây
Dựng, Trường Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia
Tp.HCM
Trần Việt Thắng - Học viên cao học ngành Quản lý Xây
dựng, Trường Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia
Tp.HCM

Phạm Hồng Luân, Trần Việt Thắng

1. Giới thiệu
Theo số liệu thống kê của Cục An toàn lao động - Bộ lao động thương binh và xã
hội: xây dựng là ngành có số vụ tai nạn lao động nhiều nhất, trung bình cứ mỗi giờ
lao động, lại có 1 người bị tai nạn. bên cạnh các nguyên nhân như ý thức của người
lao động, sự thiếu nhận thức về ATLĐ của các cấp quản lý, việc thiếu kế hoạch ATLĐ
phù hợp cũng là một trong những tác nhân chính dẫn đến TNLĐ trên công trường
xây dựng (Lưu et al. 2009). Đa số các vụ tai nạn có nguyên nhân do té ngã, bị vật rơi
hoặc bị va đập với máy móc, thiết bị. Điều đáng nói là các nguyên nhân này hoàn
toàn có thể lường trước và phòng tránh được.
Kế hoạch ATLĐ truyền thống vốn dựa trên các bản vẽ tĩnh 2D, đánh giá an toàn dựa
vào kinh nghiệm của người kỹ sư do đó sẽ không thích nghi kịp thời với sự biến
đổi liên tục cũng như tính phức tạp của công trường xây dựng, mối liên kết giữa
các công tác thi công và kế hoạch ATLĐ chưa rõ ràng, không sát với thực tế công
trường và không thích hợp cho việc xác định các nguy cơ gây TNLĐ tại công trường

(Rozenfeld et al. 2009).
Sự ra đời và phát triển của việc ứng dụng BIM trong ngành xây dựng làm thay đổi
cách chúng ta tiếp cận vấn đề ATLĐ. BIM được công nhận rộng rãi như một công
cụ giúp các bên liên quan cải thiện vấn đề thông tin liên lạc trong công trường, cải
thiện chất lượng của thông tin giúp cho việc ra quyết định nhanh hơn, rút ngắn
thời gian thi công, giảm chi phí trong tất cả các giai đoạn của vòng đời dự án.
(Zhang et al. 2013).
Công tác thi công trên công trường xây dựng luôn tiềm ẩn các mối nguy. Ứng với
mỗi bên liên quan, mỗi giai đoạn thi công, mỗi công tác đều có nguy cơ mất ATLĐ.
Tính phức tạp và luôn thay đổi của công trường xây dựng làm cho việc thiết lập và
theo dõi kế hoạch ATLĐ trở nên khó khăn, sử dụng BIM trong việc tự động phát
hiện các mối nguy và đưa ra các biện pháp giảm thiểu nguy cơ TNLĐ có thể khắc
phục được nhược điểm này.
2. Tổng quan
2.1 Một số khái niệm
JHA: Job hazard analysis (OSHA, 2002) – phân tích mối nguy của công tác, là một
kỹ thuật tập trung vào các bước công việc của một công tác để xác định trước các
mối nguy có thể xảy ra. JHA tập trung vào mối quan hệ giữa công nhân, công tác,
công cụ và môi trường làm việc. Thực hiện JHA sẽ giúp xác định các mối nguy và
từng bước loại bỏ hoặc giảm nhẹ các mối nguy tới mức chấp nhận được trước khi
tiến hành thi công.
Không gian làm việc (Workspace): là không gian tối thiểu để có thể thực hiện một
công tác xây lắp, không gian làm việc phụ thuộc vào các yếu tố như: hành dáng,
kích thước của cấu kiện cần thi công; số lượng cấu kiện; điều kiện sàn công tác; vật
liệu yêu cầu; biện pháp, công cụ thi công; số lượng nhân công và không gian đảm
bảo an toàn cần thiết. (Thabet and Beliveau, 1994)
Dynamo: một công cụ hỗ trợ lập trình của Revit chuyên về xử lý thông tin trong mô
hình BIM, trong nghiên cứu này, Dynamo được sử dụng đọc thông tin tiến độ và tự
động liên kết tiến độ đó vào các phần tử của Revit (Dầm-Sàn, Cột, Vách), tính toán
và tạo các không gian làm việc trong mô hình BIM.

2.2 Một số nghiên cứu về ứng dụng BIM trong ATLĐ

6.2017

161


Giai
đoạn
Giai
đoạn
thiết
kế

Giai
đoạn
lập kế
hoạch

Giai
đoạn
thi
công

Tác giả
Ku và Mills
(2010)
Qi et al.
(2010)
Kim và Ahn

(2010)
Kiviniemi et
al. (2011)
Kim và Cho
(2015)
Zhang et al.
(2013)
Park and Kim
(2013)
Zhang C. và
ctg (2013)

Nội dung nghiên cứu
BIM trong thiết kế tích hợp an
toàn (DFs)
BIM trong thiết kế tích hợp kiểm
tra ATLĐ
Mô phỏng công tác giàn giáo tự
động bằng BIM
BIM 4D và ứng dụng trong ATLĐ
Tự động tạo giàn giáo tạm theo
biên dạng sàn
Tự động tạo lan can theo cạnh
sàn, lỗ trên sàn
Mô hình BIM tích hợp công
nghệ thực tế ảo trong trong
huấn luyện ATLĐ và cảnh báo
sớm các mối nguy
Tích hợp công nghệ RFID trong
cảnh báo mối nguy ATLĐ trên

công trường

3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Liên kết tiến độ vào mô hình BIM 3D từ
MS-Project
Mô hình BIM 3D kế thừa từ giai đoạn thiết kế
chưa bao gồm các thông tin về tiến độ, việc kết
nối dữ liệu tiến độ thi công vào từng đối tượng
trong mô hình BIM trong nghiên cứu này sẽ
được thực hiện bằng Dynamo và Synchro 4D.
Nghiên cứu sử dụng Dynamo BIM để liên kết
tiến độ từ MS-Project vào mô hình BIM 3D
của Revit, thông qua việc tạo ra các biến chứa
thông tin tiến độ cho các đối tượng trong mô
hình BIM 3D, các biến này sẽ chứa thông tin về
của mã WBS của công tác. Ví dụ thi công thi cột
vách Zone 1, tầng 2 có 4 công tác là lắp đặt cốt
thép, lắp dựng ván khuôn, đổ bê tông và tháo
cốp pha tương ứng với mã WBS lần lượt từ 5.1
đến 5.4, các mã WBS này cần được gán vào các
đối tượng cột/ vách thuộc Zone 1, tầng 2 trong
mô hình. Vì trong Revit mặc định các đối tượng
cấu kiện không chứa các trường thông tin về
tiến độ nhưng Revit cho phép người dùng tạo
thêm các biến dữ liệu cho đối tượng thông qua
Shared Parameter, các biến chứa thông tin tiến
độ (mã WBS) sẽ được thêm vào Revit qua các
Shared Parameter.

JHA: Job hazard analysis (OSHA, 2002) – hay JSA

(Job Safety Analysis) - phân tích mối nguy trong
công tác, là một kỹ thuật tập trung vào các
bước thực hiện của một công tác để xác định
trước các mối nguy có thể xảy ra. Thực hiện JHA
cho các bước công tác thi công là một trong
những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm giảm
thiểu TNLĐ, để đạt được hiệu quả cao nhất,
JHA cần phải đúng thời gian, đúng đối tượng,
đúng địa điểm. Kiviniemi, 2011 phát triển một
phương pháp phân tích mối nguy ATLĐ thông
qua sự trợ giúp của mô hình công trường xây
dựng ảo. Bansal, 2011 ứng dụng công nghệ GIS
giúp cảnh báo các vị trí và các công tác có nhiều
nguy cơ xảy ra TNLĐ, các mối nguy TNLĐ này
được kết nối với tiến độ. Hadikusumo, B. and
Rowlinson, S., 2004 phát triển công cụ DFSP
(design for safety process) nhằm hỗ trợ người
dùng phát hiện các mối nguy TNLĐ ứng với các
cấu kiện và quy trình thi công. Cơ sở dữ liệu của
DFSP bao gồm loại cấu kiện, các nguy cơ TNLĐ,
cơ sở dữ liệu các cảnh báo sớm.
Để giới hạn mục tiêu nghiên cứu, bài báo này sẽ
chỉ tập trung vào các đánh giá JHA cho các công
tác phổ biến trong thi công nhà nhiều tầng liên
quan đến các hạng mục như cột/ vách/dầm sàn
BTCT thi công theo phương pháp đổ tại chỗ.
Các đánh giá JHA cho công tác thi công này sẽ
được tích hợp vào các công tác thi công trong
mô hình BIM 4D theo tiến độ thi công.
• Xác định các bước công việc: Các bước công

việc của một công tác được phân ra cụ thể từng
bước thực hiện.
• Xác định nguy cơ TNLĐ cho từng bước công
việc: ứng với mỗi bước công việc, những rủi ro
đối với các công việc đó là gì. Trong nghiên cứu
này sẽ sử dụng dữ liệu đánh giá rủi ro của Hiệp
hội các nhà thầu bê tông Hoa kỳ cho các công
tác thi công cấu kiện BTCT đổ tại chỗ. (ASCC,
2017)
• Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm
thiểu rủi ro: Các biện pháp cần thiết để loại bỏ
hoặc giảm nhẹ mối nguy.

Hình 2. Quy trình tích hợp JHA cho công tác thi công trên mô
hình BIM 4D
Hình 1. Quy trình tự động liên kết thông tin tiến độ vào mô
hình BIM
3.2 Tích hợp JHA vào mô hình BIM 4D

162

6.2017

3.3 Tính toán và xác định không gian làm
việc
Trong một dự án xây dựng có rất nhiều công tác
khác nhau, mỗi công tác đều cần một không

gian để thực hiện nó, gọi chung là không gian
làm việc. Không gian là việc cho mỗi đối tượng

là đặc thù, là duy nhất. Cho dù các công tác có
tính chất giống nhau, mang tính lặp đi lặp lại
thì vẫn đặc trưng ở chỗ không gian và thời gian
thực hiện là khác nhau. Việc hoạch định không
gian thi công mang ý nghĩa rất to lớn trong việc
nâng cao ATLĐ cho công trường xây dựng, đòi
hỏi việc lập kế hoạch phải rõ ràng, chặt chẽ, bao
quát nhằm thuận lợi cho việc giám sát, thực
hiện và quan trọng nhất là loại bỏ các xung đột
không gian thi công ngay từ giai đoạn lập kế
hoạch.
Với rất nhiều công tác thi công cùng hàng
nghìn cấu kiện khác nhau trên công trường, ở
rất nhiều thời điểm khác nhau, việc xác định
không gian thi công theo tiến độ thi công của
tất cả các đối tượng trên công trường là một
công việc rất tốn thời gian và dễ xảy ra sai sót
nếu thực hiện theo cách thủ công. Hơn nữa,
một công tác thi công thường đại diện cho
nhiều cấu kiện, mỗi công tác lại chia ra nhiều
bước công việc nhỏ hơn với yêu cầu về không
gian khác nhau, thời gian thực hiện khác nhau.
Theo Zhang et al. 2015, dựa trên quá trình
nghiên cứu thực nghiệm một số công tác thi
công trên công trường xây dựng, không gian
làm việc cho các công tác thi công cột/ vách
BTCT theo phương pháp đổ tại chỗ được thể
hiện như sau:
Bảng 1: Không gian làm việc của các công tác thi công cột BTCT
đổ tại chỗ

Tham
số

Giá trị trung
bình (m)

Lắp đặt cốt
thép cột

d1

1.7

Lắp dựng
ván khuôn
cột

d2

3.0

Đổ bê tông
cột

d3

1.3

Tháo ván
khuôn


d4

1.5

Công tác

Minh họa

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ BIM trong
việc tự động tính toán và mô phỏng không
gian làm việc trong mô hình BIM dựa trên kích
thước cấu kiện và các tham số theo Bảng 1. Các
không gian làm việc này được tạo ra tương ứng
với cấu kiện trong mô hình BIM 3D, thông tin
tiến độ của không gian làm việc được lấy từ
thông tin tiến độ của các cấu kiện dầm cột sàn
tương ứng.
3.4 Xác định và giải quyết xung đột không
gian làm việc
Để xác lập một môi trường lao động an toàn,
năng suất và hiệu quả, các nhà quản lý cần
hoạch định không gian làm việc dựa trên các


công tác thi công. Việc hoạch định không gian
làm việc giúp diễn đạt rõ hơn mối quan hệ giữa
mặt bằng tổ chức công trường, không gian
làm việc, không gian yêu cầu cho các công tác
tạm…góp phần giảm rủi ro trong các công tác

thi công trên công trường. Xác định xung đột
không gian làm việc, cơ bản là tạo ra các không
gian làm việc ứng với thời gian thi công và
không gian yêu cầu của công tác thi công, các
công tác thực hiện đồng thời trong một khoảng
thời gian sẽ được xác định là có xung đột nếu
cùng chia sẻ không gian làm việc (Akinci, B.,
Fischer, M., & Kunz, J. , 2002).
Không gian làm việc và đối tượng thi công của
cùng một công tác có giao cắt nhau thì không
bị coi là xung đột nhưng nếu không gian làm
việc đó giao cắt với đối tượng thi công hoặc
không gian làm việc của một công tác khác thì
bị coi là có xung đột. Một tiến độ hợp lý phải
đảm bảo: khi có nhiều công tác thực hiện đồng
thời, không có công tác nào chia sẻ chung
không gian là việc với nhau.
Đối tượng O1 và O2 được gán lần lượt cho hai
công tác A1 và A2, hai công tác này yêu cầu các
không gian tương ứng là S1 và S2 để đảm bảo
thực hiện công tác. Khi thực hiện hai công tác
A1 và A2 có xuất hiện khoảng thời gian làm việc
đồng thời (t0,t1). S1 và S2 giao nhau tại vùng
S12, xuất hiện xung đột không gian làm việc
giữa A1 và A2.

d. Thay đổi vị trí các khu vực kho bãi lưu/ vận
chuyển vật tư nếu có xung đột không gian với
các khu vực này;
e. Thay đổi không gian làm việc yêu cầu đối với

công tác, làm cho không gian làm việc chật chội
hơn để tránh xung đột với công tác khác nhưng
cũng làm giảm năng suất thi công;
f. Thay đổi thời gian bắt đầu hoặc kết thúc của
một công tác;
g. Thay đổi thời gian thi công yêu cầu cho một
công tác (Đẩy nhanh tiến độ bằng cách tăng
thêm nhân công).
Khi giải quyết các xung đột không gian, việc
điều chỉnh tiến độ có thể làm xuất hiện các
xung đột không gian mới, do đó cần thực hiện
lại công tác kiểm tra xung đột không gian sau
để chắc chắn không có xung đột mới sau khi đã
giải quyết các xung đột cũ.
4. Áp dụng cho một công trình cụ thể
Kết quả nghiên cứu được áp dụng vào một
công trình cụ thể, bao gồm: tự động tích hợp
tiến độ vào các cấu kiện trong mô hình BIM 3D;
tính toán và xác định xung đột không gian làm
việc cho các công tác thi công chính, giải quyết
xung đột không gian; tính hợp các mối nguy
vào mô hình BIM 4D.
Công trình có quy mô 16 tầng nổi bao gồm 2
khối:
Khối đế từ tầng 1 đến tầng 4, với diện tích sàn
trung bình 3.600m2.
Khối tầng điển hình từ tầng 4 đến tầng 16, diện
tích sàn trung bình 1.450m2
Tổng diện tích sàn là: 29.200 m2.
Công trình sử dụng hệ kết cấu cột/ vách/ dầm/

sàn BTCT đổ tại chỗ.
Mô hình BIM 3D công trình được tạo ra bằng
phần mềm Autodesk Revit, mô hình công trình

Không gian làm việc của các đối tượng cột, vách
được tạo ra từ các khối hình hộp bao trùm lấy

Hình 5: Dynamo Script tạo không gian làm việc công tác thi
công cột và gán các tham số tiến độ cho các đối tượng không
gian làm việc

Hình 6. Dynamo Script tạo không gian làm việc cho sàn theo
biên dạng sàn

Hình 7. Dynamo Script đưa thông tin tiến độ thi công vào không
gian làm việc của cấu kiện sàn
đối tượng thi công, với kích thước hình hộp dựa
trên các tham số trong Bảng 1 và kích thước đối
tượng thi công. Đối với các công tác thi công
sàn thì không gian làm việc xác định theo biên
dạng sàn. Tương ứng với mỗi công tác thi công
của đối tượng sẽ có một không gian làm việc

Hình 3: Xác định xung đột không gian làm việc
Để giải quyết xung đột không gian cần đi vào
phân tích các đặc điểm của các công tác và đặc
điểm của đối tượng được thi công. Các quy tắc
trong giải quyết xung đột không gian được xây
dựng dựa trên các đặc điểm của công tác và của
đối tượng được thi công:

a. Tính liên kết giữa các công tác, nếu 1 công tác
có xung đột không gian được điều chỉnh tiến
độ thì công tác đứng sau nó cũng phải được
hiệu chỉnh;
b. Khi xuất hiện xung đột giữa hai công tác,
công tác găng được ưu tiên không phải điều
chỉnh, các công tác không nằm trên đường
găng sẽ bị điều chỉnh;
c. Nếu công tác đang xét có thể chia nhỏ tiến
độ/ đợt thi công. Ví dụ phân đợt đổ sàn có thể
triệt tiêu xung đột không gian làm việc;

Hình 4: Mô hình BIM 3D công trình
được kế thừa từ hồ sơ thiết kế sau đó được thêm
vào các đối tượng như lan can an toàn, giàn
giáo bao che, thiết bị thi công, các công trình
tạm trên công trường. Mô hình BIM 3D này chỉ
chứa các thông tin về hình dạng, kích thước,
cao độ… chứ chưa có các thông tin về tiến độ,
ATLĐ, không gian làm việc, các thông tin này sẽ
được đưa vào mô hình bằng Dynamo BIM. Sau
đó mô hình BIM 3D và tiến độ được xuất qua
Synchro Pro để chạy giả lập 4D, kiểm tra xung
đột không gian, khai báo các mối nguy TNLĐ và
hiển thị cảnh báo các mối nguy.

Hình 8. Kết quả kiểm tra xung đột không gian làm việc

6.2017


163


được tạo ra, không gian làm việc này sẽ được
gán các thông tin tiến độ từ cấu kiện. Việc xác
định xung đột không gian làm việc sẽ tương tự
như xác định xung đột trong thiết kế, chỉ khác
là đối tượng kiểm tra xung đột là không gian
làm việc. Nghiên cứu sử dụng tính năng Spatial
Coordination của Synchro 4D để kiểm tra xung
đột không gian. Mô hình sẽ được giả lập 4D để
xác định xung đột không gian làm việc giữa các
công tác.
Phân tích và giải quyết xung đột không gian
làm việc: Xung đột không gian làm việc giữa
công tác “Lắp dựng ván khuôn sàn Zone 2” và
công tác “Tháo dỡ ván khuôn cột Zone 1”.
a. Khi xuất hiện xung đột giữa hai công tác,
công tác găng được ưu tiên không phải điều
chỉnh, các công tác không nằm trên đường
găng sẽ bị điều chỉnh.→ Cả hai công tác này
đều không phải công tác găng.
b. Nếu công tác đang xét có thể chia nhỏ tiến
độ/ đợt thi công.→ Có thể chia dải thi công sàn
để tránh xung đột.
c. Thay đổi vị trí các khu vực kho bãi / vận chuyển
vật tư nếu có xung đột không gian với các khu
vực này. → không thuộc trường hợp này.
d. Thay đổi không gian làm việc yêu cầu đối với
công tác, làm cho không gian làm việc chật chội

hơn để tránh xung đột với công tác khác nhưng
cũng làm giảm năng suất thi công; → việc thay
đổi không gian làm việc yêu cầu đối với công
tác Lắp dựng ván khuôn sàn là không khả thi
vì không gian yêu cầu của thiết bị không thể
thay đổi. Đối với công tác tháo dỡ ván khuôn,
công tác có mối nguy do vật rơi (ván khuôn, vữa
bê tông) gây mất ATLĐ, do đó biện pháp thay
đổi không gian làm việc cho 02 công tác này là
không khả thi.
e. Thay đổi thời gian bắt đầu hoặc kết thúc của
một công tác. → Vì cả hai công tác đều không
phải công tác găng, có thể điều chỉnh tiến độ
để tránh xung đột.
f. Thay đổi thời gian thi công yêu cầu cho một
công tác (Đẩy nhanh tiến độ bằng cách tăng
thêm nhân công). → Tăng số lượng nhân công
vừa làm phát sinh chi phí, vừa gây mất ATLĐ
cho công trường.
Thời gian xung đột của 02 công tác này là 01
ngày làm việc nên chọn phương án điều chỉnh
tiến độ công tác tháo dỡ ván khuôn kết thúc
muộn hơn 01 ngày. Tương tự cho các công tác
“Tháo dỡ ván khuôn cột Tầng 2; tầng 3 –Zone 1”

Hình 9: Mô hình BIM 4D trên Synchro

164

6.2017


Sau khi giải quyết các xung đột không gian làm
việc, tiến hành tích hợp đánh giá JHA vào mô
hình BIM 4D. Dựa vào đánh giá JHA cho các
công tác thi công, tiến hành khia báo các mối
nguy gây mất ATLĐ bằng công cụ Risk Register
của Synchro. Mối nguy theo từng bước công
việc được gán tự động theo tên công tác.

Hình 10. Khai báo các mối nguy ATLĐ trong Synchro 4D

Hình 11: Các mối nguy tại thời điểm thi công công tác “Lắp dựng
cốt thép vách Zone 1- Tầng 8”
5. Kết luận
Nghiên cứu đã đưa ra một cách tiếp cận cho
việc tích hợp BIM vào công tác quản lý ATLĐ,
hạn chế các mối nguy trong quá trình thi công
bằng cách giảm thiểu nguy cơ xung đột không
gian làm việc, tích hợp JHA cho các công tác và
cảnh báo các mối nguy TNLĐ trong mô hình
BIM. Mô hình BIM 4D tích hợp ATLĐ giúp kỹ sư
công trường bám sát với kế hoạch thi công và
cập nhật các thay đổi trên công trường nhanh
chóng để đảm bảo xác định các mối nguy TNLĐ
kịp thời và có các biện pháp giảm thiểu nguy
cơ TNLĐ cần thiết. Mô hình BIM 4D này cũng
có thể sử dụng cho mục đích huấn luyện ATLĐ
cho công nhân, hỗ trợ việc ra quyết định và cải
thiện việc trao đổi thông tin giữa các bên thuộc
dự án.

Hạn chế lớn nhất của nghiên cứu đó là đơn vị
thời gian của các công tác được tính bằng ngày,

do đó không thể xác định chính xác thời điểm
diễn ra của một bước công việc và đưa ra các
cảnh báo mối nguy theo thời điểm tương ứng
diễn ra công việc đó, đây cũng là hạn chế chung
của các phần mềm lập tiến độ vì không thể chia
nhỏ tiến độ tới cấp độ của từng bước công việc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Akinci, B., Fischer, M., & Kunz, J. . (2002). Automated generation
of work spaces required by construction activities. Journal of
construction engineering and management, 128(4), 306-315.
ASCC. (n.d.). American Society of Concrete Contractors - Job
hazard analysis. Retrieved Febuary 20, 2017, from https://
www.ascconline.org/concrete-safety-council/publications/jobhazard-analysis-template
Cục An toàn lao động. (2016). Thông báo tình hình tai nạn lao
động năm 2015.
Guo, S. J. (2002). Identification and Resolution of Work Space
Conflicts in Building Construction. Journal of construction
engineering and management, 128(4), 287-295.
Kim, H. and Ahn, H. (2011). Temporary Facility Planning of a
Construction Project Using BIM (Building Information Modeling).
Computing in Civil Engineering, 627-634.
Kim, K. a. (2015). BIM-Based Planning of Temporary Structures
for Construction Safety. Computing in Civil Engineering 2015,
436-444.
Ku, K., and Mills, T. (2010). Research needs for building
information modeling for construction safety. International

Proceedings of Associated Schools of Construction 45nd Annual
Conference.
Lưu Trường Văn, Lê Hoài Long, Soo-Yong Kim, Young-Dai
Lee. (2009). Factors affecting labor accidents in residential
construction projects. Hội nghi Khoa học và công nghệ lần thứ
11-Đại học Bách Khoa TP.HCM 21-23/10, (pp. 285-290). HCMc.
Ophir Rozenfeld, Rafael Sacks, Yehiel Rosenfeld, Hadassa Baum.
(2010). Construction Job Safety Analysis. Safety Science, 48(4),
491-498.
Park, C. S., and Kim, H. J. . (2013). A framework for construction
safety management and visualization system. Automation in
Construction, 33, 95-103.
Qi, J., Issa, R., Hinze, J., and Olbina, S. (2011). Integration of
Safety in Design through the Use of Building Information
Modeling. Computing in Civil Engineering, 698-705.
Sijie Zhang, Jochen Teizer, Nipesh Pradhananga, Charles M.
Eastman. (2015). Workforce location tracking to model, visualize
and analyze workspace requirements in building information
models for construction safety planning. Automation in
Construction, 60, 74-86.
Sulankivi, K., Kähkönen, K., Mäkelä, T., Kiviniemi, M. (2010).
4D-BIM for construction safety planning. Procedia Engineering.
Thabet, W. Y. and Beliveau, Y. J. (1994). Modeling work space
to schedule repetitive floors in multistory buildings. Journal of
Construction Engineering and Management, 120(1), 96-116.
Zhang, S., Teizer, J., Lee, J. K., Eastman, C. M., & Venugopal,
M. (2013). Building information modeling (BIM) and safety:
Automatic safety checking of construction models and schedules.
Automation in Construction, 29, 29, 183-195.




×