Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng, áp dụng cho công trình lotte center

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 93 trang )

LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý
an toàn lao động trong xây dựng, áp dụng cho công trình Lotte Center” đã được
tác giả hoàn thành đúng thời hạn quy định và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trong
đề cương được phê duyệt.
Trong quá trình thực hiện, nhờ sự giúp đỡ tận tình của các Giáo sư, Tiến sĩ
Trường Đại Học Thuỷ Lợi, các Công ty tư vấn và đồng nghiệp, tác giả đã hoàn
thành luận văn này.
Tác giả chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Quang Cường, Trường Đại học
Thuỷ Lợi Hà Nội đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội, các
thầy cô trong khoa Công trình và khoa Kinh tế đã tận tụy giảng dạy tác giả trong
suốt quá trình học đại học và cao học tại trường.
Tuy đã có những cố gắng song do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn
chế, luận văn này không thể tránh khỏi những tồn tại, tác giả mong nhận được
những ý kiến đóng góp và trao đổi chân thành của các thầy cô giáo, các anh chị
em và bạn bè đồng nghiệp. Tác giả rất mong muốn những vấn đề còn tồn tại sẽ
được tác giả phát triển ở mức độ nghiên cứu sâu hơn góp phần ứng dụng những
kiến thức khoa học vào phục vụ đời sống sản xuất.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014.
HỌC VIÊN


Nguyễn Văn Hồng
LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên học viên:
NGUYỄN VĂN HỒNG
Lớp cao học:
20QLXD21
Chuyên ngành:


Quản lý xây dựng
Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý
an toàn lao động trong xây dựng, áp dụng cho công trình Lotte Center”.
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn của tôi hoàn toàn do tôi làm, những kết quả
nghiên cứu tính toán trung thực. Trong quá trình làm luận văn tôi có tham khảo
các tài liệu liên quan nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và tính cấp thiết của đề
tài. Tôi không sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác, nếu vi phạm tôi xin chịu trách
nhiệm trước Khoa và Nhà trường.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Học viên



Nguyễn Văn Hồng
MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN 1
MỞ ĐẦU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 2
3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG
TRONG XÂY DỰNG 4

1.1. Tổng quan về Quản lý dự án xây dựng công trình 4
Khái niệm về dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 4 1.1.1.
Các giai đoạn của dự án và các hình thức quản lý dự án 5 1.1.2.
1.2. Tổng quan về an toàn lao động trong xây dựng 6

Khái niệm Quản lý lao động 6 1.2.1.
Quản lý an toàn lao động trong xây dựng 8 1.2.2.
1.3. Tình hình Quản lý an toàn lao động trong xây dựng trên thế giới và Việt Nam 8
1.4. Tổng quan về các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý an toàn lao
động trong xây dựng ở Việt Nam. 11
Các văn bản về an toàn lao động tại Việt Nam 11 1.4.1.
Các văn bản về quản lý an toàn lao động trong xây dựng tại Việt Nam 15 1.4.2.
Kết luận chương 1 16
CHƯƠNG 2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM 18
2.1. Đánh giá hiệu quả quản lý về mặt pháp chế đối với công tác an toàn xây dựng ở
Việt Nam 18
Quy trình quản lý an toàn lao động xây dựng ở Việt Nam 18 2.1.1.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong lĩnh vực an toàn lao động trong xây 2.1.2.
dựng 19
Đánh giá hiệu quả quản lý về mặt pháp chế đối với công tác an toàn xây 2.1.3.
dựng ở Việt Nam 22
2.2. Đánh giá hiệu quả quản lý an toàn xây dựng ở một số công trình cụ thể 25
Đánh giá chung 25 2.2.1.
Công tác quản lý an toàn lao động trên công trường Xi măng Dầu khí 12/9 27 2.2.2.
An toàn lao động trên công trường Thủy điện Lai Châu 29 2.2.3.
Công tác quản lý an toàn lao động trên công trường Keang Nam 31 2.2.4.
2.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác an toàn lao động trong
xây dựng 32
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý 32 2.3.1.
Giải pháp để tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý an toàn 33 2.3.2.
Kết luận chương 2 42
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ AN TOÀN XÂY DỰNG
CHO CÔNG TRÌNH LOTTE CENTER 43
3.1. Giới thiệu về dự án Lotte Center 43

Thông tin chung 43 3.1.1.
Giải pháp Kiến trúc cho công trình 44 3.1.2.
Giải pháp mặt bằng 44 3.1.3.
Giải pháp mặt đứng 44 3.1.4.
Công tác quản lý an toàn lao động trên công trường của công trình Lotte 3.1.5.
Center 45
3.2. Đề xuất giải pháp quản lý an toàn xây dựng cho công trình Lotte Center 47
Giải pháp về cơ chế chính sách 47 3.2.1.
Yêu cầu chung về kỹ thuật an toàn trong thi công 51 3.2.2.
Xây dựng chi tiết các biện pháp kỹ thuật an toàn cho công trình Lotte Center53 3.2.3.
3.3. Tính toán chi phí cho công tác quản lý an toàn xây dựng của công trình Lotte
Center 68
Căn cứ để lập chi phí an toàn lao động 69 3.3.1.
Chi phí công tác an toàn lao động tạm tính 69 3.3.2.
Kết luận chương 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 75

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. So sánh tình hình TNLĐ năm 2010, 2011 và 2012 10
Bảng 1.2. Bảng thống kế số vụ và nạn nhân TNLĐ năm 2010, 2011 và 2012 11
Bảng 1.3. Bảng thống kê số vụ tai nạn và thiệt hai các năm 2010, 2011 và 2012 11

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Tai nạn lao động trong xây dựng xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh 7
Hình 1.2. Diện tích lớn sàn bê tông bị sập tại Lotte Mart 10
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa các đơn vị 18

Hình 2.2. An toàn lao động trên công trường 28
Hình 2.3. Một buổi học ATLĐ trên công trường Nhà máy Xi măng Dầu khí 29
Hình 2.4. Trong quá trình thi công các hạng mục công trình công nhân của các đơn vị
luôn được trang bị bảo hộ lao động. 30
Hình 3.1. Hệ khung đỡ đi kèm với ván khuôn leo tại công trình Lotte Center 53
Hình 3.2. Các lan can, hàng rào được lắp đặt ở miệng hố đào 55
Hình 3.3. Các công nhân trên công trường lotte phải thắt dây an toàn trước khi vào
công trường 56
Hình 3.4. Các hành lang và lối đi trên công trường lotte 57
Hình 3.5. Vị trí lắp dựng và tháo dỡ hệ khung đỡ 58
Hình 3.6. Gia cố tường vây đảm bảo an toàn 59
Hình 3.7. An toàn khi thi công đào đất 61
Hình 3.8. An toàn khi thi công cọc khoan nhồi 62
Hình 3.9. An toàn công tác nâng hạ 63
Hình 3.10. Chỉ dẫn an toàn trạm biến áp 64
Hình 3.11. Bố trí an toàn cháy nổ 68







1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
An toàn xây dựng là một trong những công việc bắt buộc trong quá trình thi
công xây dựng công trình xây dựng. Nó không chỉ mang ý nghĩa quan trọng về
mặt chính trị, pháp lý mà còn mang ý nghĩa về mặt khoa học và có tính quần

chúng. Về mặt chính trị, công tác an toàn xây dựng được quản lý tốt sẽ là điều
kiện quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và phát triển
quan hệ sản xuất. Chính vì vậy mà đã được Đảng và Nhà nước ta đưa vào các
luật định nhằm tăng cường quản lý bằng các thể chế xã hội. Ngoài ra, để thực
hiện tốt các giải pháp an toàn không chỉ đơn giản là đưa ra các luật định và nêu
cao khẩu hiệu, mà việc quan trọng hơn hết là phải được phân tích, tính toán trên
cơ sở khoa học nhằm đề xuất các biện pháp an toàn một cách hợp lý, chính xác.
Nhìn nhận được tầm quan trọng của công tác an toàn xây dựng, mà đặc biệt là
công tác quản lý an toàn xây dựng, Đảng và Nhà nước đã sớm xây dựng bộ luật
lao động năm 1995 và các nghị định liên quan, theo sơ đồ sau:


Hiến pháp







Bộ luật LĐ
Các luật liên quan (Luật
công đoàn, Luật bảo vệ sức
khỏe nhân dân…)





NĐ 06/CP Các NĐ liên quan







Chỉ thị Thông tư
Hệ thống TC, Quy phạm
(TCVN 5308:1991…)






2

Công tác an toàn xây dựng cũng được các đơn vị quản lý, nhà thầu xây dựng
và các đơn vị liên quan chú trọng. Tuy nhiên, nhìn chung công tác quản lý an
toàn xây dựng trên nhiều công trường còn chưa mang lại hiệu quả hoặc hiệu quả
không cao, có khi còn gây tốn kém, lãng phí. Theo thống kê 6 tháng đầu năm
2013 có 1358 vụ tai nạn lao động làm chết 212 người và bị thương hơn 300
người. Điều này cho thấy rằng công tác quản lý an toàn xây dựng còn nhiều lỏng
lẻo, chưa thực sự hiệu quả.
Công trình Lotte Center là một công trình lớn, nguồn vốn do tập đoàn Lotte –
Hàn Quốc đầu tư xây dựng, tòa nhà có qui mô với tổng vốn 400 triệu đô la, diện
tích đất 14.094m2, diện tích sàn 247.075 m2, 5 tầng hầm, 65 tầng bên trên, cao
267m. Từ tầng 1 đến tầng 7 là siêu thị, tầng 8 đến tầng 31 là văn phòng cho thuê,
từ tầng 33 đến 64 sẽ là 233 phòng ở cho thuê và khách sạn 300 phòng, thi công
theo công nghệ top-down. Việc quản lý an toàn xây dựng là rất quan trọng và

chiếm một chi phí lớn. Vì vậy, rất cần một giải pháp hiệu quả nhằm quản lý công
tác an toàn xây dựng cho công trình.
Trên cơ sở hệ thống pháp luật về quản lý an toàn xây dựng tại Việt Nam đề tài
tập trung nghiên cứu, đánh giá hiệu quả một số các mô hình quản lý an toàn xây
dựng đã có, từ đó đề xuất mô hình quản lý an toàn xây dựng hợp lý cho công
trình Lotte Center.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
− Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của một số mô hình quản lý an toàn xây dựng
đã có;
− Đề xuất mô hình quản lý an toàn xây dựng cho công trình Lotte Center
3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a. Cách tiếp cận
− Tiếp cận từ tổng thể đến chi tiết (tiếp cận hệ thống): tiếp cận các kết quả đã
nghiên cứu về công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng trong nước
cũng như ngoài nước, cập nhật các văn bản pháp luật hiện hành.





3

− Tiếp cận toàn diện, đa ngành đa lĩnh vực: xem xét đầy đủ các yếu tố phát
triển khi nghiên cứu đề tài bao gồm các lĩnh vực kinh tế xã hội, con người
…;
b. Phương pháp nghiên cứu
− Thu thập, phân tích các tài liệu liên quan: các tài liệu về công tác quản lý an
toàn lao động của ít nhất 3 công trường xây dựng hiện nay;
− Phương pháp chuyên gia: trao đổi với thầy hướng dẫn và các chuyên gia có
kinh nghiệm nhằm đánh giá và đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
− Thực trạng công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng tại Việt Nam
− Các giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn lao
động trong xây dựng
− Mô hình quản lý an toàn quản lý an toàn lao động trong công trình Lotte
Center






4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG
TRONG XÂY DỰNG
1.1. Tổng quan về Quản lý dự án xây dựng công trình
Khái niệm về dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 1.1.1.
Đầu tư xây dựng là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình phát
triển xã hội. Trong tiến trình đổi mới, phát triển kinh tế xã hội ở Việt nam, nhu
cầu về đầu tư và xây dựng là rất lớn. Với vị trí và tầm quan trọng của lĩnh vực
đầu tư xây dựng đối với nền kinh tế quốc dân thì vai trò quản lý nhà nước đối với
lĩnh vực này là hết sức to lớn. Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi và đang
trong quá trình thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề này càng
mang tính cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết.
Theo Luật xây dựng Việt Nam ngày 26-11-2001: “Dự án đầu tư xây dựng
công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới,
mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy
trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phầm, dịch vụ trong một thời hạn
nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và thiết

kế cơ sở”.
= Kế hoạch + Tiền+ Thời gian + đất


Công trình xây dựng là sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng, được tạo thành
bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình,
được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt
đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế.
Quản lý dự án là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế hoạch đối
với các giai đoạn của chu kỳ dự án trong khi thực hiện dự án. Việc quản lý tốt
các giai đoạn của dự án có ý nghĩa rất quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng
của sản phẩm xây dựng. Mỗi dự án xây dựng đều có một đặc điểm riêng tạo nên
sự phong phú đa dạng trong quá trình tổ chức quản lý; tuy nhiên quá trình quản
Dự án
Xây dựng
Công trình
xây dựng





5

lý chỉ tập trung vào một số nội dung chính như sau: Quản lý phạm vi dự án, thời
gian dự án, quản lý chi phí dự án, quản lý giá, chỉ số giá, chất lượng xây dựng,
nguồn nhân lực, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Các giai đoạn của dự án và các hình thức quản lý dự án 1.1.2.
Dự án đầu tư xây dựng và quá trình đầu tư xây dựng của bất kỳ dự án nào
cũng bao gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư; Thực hiện đầu tư; Kết thúc xây dựng

và đưa công trình vào khai thác sử dụng. Quá trình thực hiện dự án đầu tư có thể
mô tả bằng sơ đồ sau:

Lập Báo cáo
đầu tư.
Lập Dự án đầu tư.
Thiết kế
Đấu thầu
Thi công
Nghiệm thu
Đối với DA quan trọng quốc gia
Lập báo cáo Thiết kế kỹ thuật.

Chuẩn bị đầu tư
Thực hiện đầu tư
Kết thúc
dự án đầu tư
Trước đây, tuỳ theo quy mô và tính chất của dự án, năng lực của CĐT mà dự
án sẽ được người quyết định đầu tư quyết định được thực hiện theo một trong số
các hình thức sau: CĐT trực tiếp quản lý thực hiện dự án; Chủ nhiệm điều hành
dự án; Hình thức chìa khoá trao tay và hình thức tự thực hiện dự án.
Hiện nay, trong Nghị định số 12/NĐ-CP và quy định chỉ có hai hình thức quản
lý dự án đó là: CĐT trực tiếp quản lý dự án và CĐT thuê tổ chức tư vấn quản lý
điều hành dự án:
(1) CĐT trực tiếp quản lý thực hiện dự án.
Trong trường hợp này CĐT thành lập BQLDA để giúp CĐT làm đầu mối
quản lý dự án. Ban quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ
quản lý dự án theo yêu cầu của CĐT. Ban quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản
lý, giám sát một số phần việc mà Ban quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng
lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của CĐT.






6

Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng thì
CĐT có thể không lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của
mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm
để giúp quản lý thực hiện dự án.
(2) CĐT thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án:
Trong trường hợp này, tổ chức tư vấn phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức
quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Trách nhiệm, quyền hạn của tư
vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. Tư vấn
quản lý dự án được thuê là tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý nhưng phải
được CĐT chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với CĐT. Khi áp dụng
hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, CĐT vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên
môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc
thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án. "
1.2. Tổng quan về an toàn lao động trong xây dựng
Khái niệm Quản lý lao động 1.2.1.
Quản lý lao động là hoạt động quản lý lao động con người trong một tổ chức
nhất định trong đó chủ thể quản trị tác động lên khách thể bị quản trị nhằm mục
đích tạo ra lợi ích chung của tổ chức. Trong nền kinh tế thị trường các doanh
nghiệp được đặt trong sự cạnh tranh quyết liệt. Vì vậy để tồn tại và phát triển
doanh nghiệp phải thường xuyên tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
Trong đó các công việc phải quan tâm hàng đầu là quản trị lao động. Những
việc làm khác sẽ trở nên vô nghĩa nếu công tác quản lý lao động không được chú

ý đúng mức không được thường xuyên củng cố. Thậm chí không có hiệu quả,
không thể thực hiện bất kỳ chiến lược nào nếu từng hoạt động không đi đôi với
việc hoàn thiện và cải tiến công tác quản lý lao động.
Một doanh nghiệp dù có điều kiện thuận lợi trong kinh doanh, có đầy đủ điều
kiện vật chất kĩ thuật để kinh doanh có lãi, một đội ngũ công nhân viên đủ mạnh





7

nhưng khoa học quản lý không được áp dụng một cách có hiệu quả thì doanh
nghiệp đó cũng không tồn tại và phát triển được.
Ngược lại một doanh nghiệp đang có nguy cơ sa sút, yếu kém để khôi phục
hoạt động của nó, cán bộ lãnh đạo phải sắp xếp, bố trí lại đội ngũ lao động của
doanh nghiệp, sa thải những nhân viên yếu kém, thay đổi chỗ và tuyển nhân viên
mới nhằm đáp ứng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
phù hợp với khả năng làm việc của từng người.
Khi quản lý lao động cần phải đảo bảo an toàn cho họ khi làm việc và công tác
trong nhà máy, xưởng sản xuất hoặc công trình xây dựng. Vậy quản lý lao động
bao gồm cả quản lý an toàn lao động trong xây dựng.
Tại hội thảo Tăng cường khung pháp lý an toàn, vệ sinh lao động trong các
ngành có nguy cơ cao do Cục An toàn lao động, Ban quản lý dự án RAS
12/50M/JPN (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) tổ chức tại TP.HCM ngày
29-11/2013, các diễn giả cho biết, xây dựng là một trong những ngành nghề có
nguy cơ tai nạn, rủi ro cao, trong đó tai nạn lao động (TNLĐ) trong lĩnh vực xây
dựng thường chiếm khoảng 30% trong tổng số các vụ chết người

Hình 1.1. Tai nạn lao động trong xây dựng xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh

Nguyên nhân được lý giải là do 80% công nhân trong ngành xây dựng là lao
động thời vụ, môi trường làm việc của công nhân xây dựng thường không ổn





8

định, có tâm lý ngại tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) lại
không chịu sức ép thực hiện ATVSLĐ.
Vậy an toàn lao động là các biện pháp, công tác bảo vệ nhằm tránh xảy ra tai
nạn tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động xảy
ra trong quá trình lao động tại công trường.
Quản lý an toàn lao động trong xây dựng 1.2.2.
Quản lý an toàn lao động nhằm mục tiêu phòng ngừa tai nạn là chính. An toàn
lao động hiểu theo nghĩa rộng là an toàn không chỉ cho mọi người lao động .trên
công trình, mà còn phải an toàn cho công trình, công trường sản xuất.
Theo luật xây dựng 2004 thì trong quá trình thi công xây dựng công trình nhà
thầu thi công có trách nhiệm:
+ Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, máy móc, thiết bị, tài
sản, công trình đang xây dựng, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các
công trình liền kề, đối với những máy móc thiết bị phục vụ thi công phải được
kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng.
+ Thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với từng hạng mục công
trình hoặc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
+ Thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản
khi xảy ra mất an toàn trong thi công xây dựng.
Vậy quản lý an toàn lao động trong xây dựng là các hoạt động quản lý lao động
trong công trường nhằm đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình.



= +

1.3. Tình hình Quản lý an toàn lao động trong xây dựng trên thế giới và
Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Lao động và Hội đồng An toàn Quốc gia Hoa Kỳ cho
thấy mặc dù công nhân xây dựng chỉ sử dụng khoảng 6% sức lực cho công việc,
Quản lý an toàn
lao động trong
xây dựng

Quản lý lao động
An toàn trong thi
công xây dựng
công trình





9

nhưng họ phải chịu đến 12% chấn thương hoặc bệnh tật liên quan đến nghề
nghiệp (có đến khoảng 250000 cho đến 300000 ca chấn thương trong xây dựng)
và 19% phải chịu những rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng do công việc (khoảng
3000 ca trong năm- theo số liệu ước tính từ Hội đồng An toàn Quốc gia Mỹ và
khoảng 1000 ca theo số liệu của Hội đồng An toàn và Sức khỏe).
Các chi phí liên quan đến ngành công nghiệp này ước tính khoảng từ 5 tỉ đến
10 tỉ một năm. Tại Việt Nam có hàng trăm vụ tai nạn lớn nhỏ trong ngành xây

dựng, gây chết và bị thương nhiều người cũng như những thiệt hại vật chất đáng
kể.
Trong năm 2007, tình hình tai nạn lao động trong ngành xây dựng, đặc biệt là
tai nạn lao động nghiêm trọng và tai nạn lao động chết người không giảm.
Nguyên nhân là do các đơn vị chưa thực hiện đầy đủ pháp luật về bảo hộ lao
động cũng như các văn bản chỉ đạo của Bộ; thiếu sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra
sát sao về an toàn-vệ sinh lao động-phòng chống cháy nổ; công tác huấn luyện,
tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, hướng dẫn về pháp luật bảo hộ lao động và
những biện pháp cụ thể cho người lao động chưa được tiến hành thường xuyên;
bộ máy làm công tác bảo hộ lao động chưa được coi trọng; chế độ thống kê báo
cáo chưa nghiêm túc; sử dụng lao động thời vụ không ký hợp đồng lao động,
không qua đào tạo vẫn còn khá phổ biến.
Trước tình hình đó, Bộ xây dựng ra công văn số 02/2008/CT-BXD “Về việc
chấn chỉnh và tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao
động trong các đơn vị thuộc ngành Xây dựng”:
Tuy nhiên tình hình tai nạn lao động năm 2013 có xu hướng gia tăng và thiệt
hại nghiêm trọng về người và của tiêu biểu là một số vụ như:
Sập mái bê tông tại công trình xây dựng nhà thờ Ngọc Lâm (xã Linh Sơn,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) ngày 17/01/2013, sập 600m2 sàn bê tông
tầng 3 công trình xây dựng siêu thị của Lotte Mart (phường Lái Thiêu, thị xã
Thuận An, tỉnh Bình Dương) ngày 04/08/2013, sập đổ mái bê tông tum cầu thang
tầng 5 công trình trụ sở Chi cục Thuế huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang) ngày





10

30/08/2013, sập giàn giáo tại công trình nhà ở tư nhân ở xã Đại Lâm, huyện Lạng

Giang, tỉnh Bắc Giang vào sáng 04/10/2013 làm một số người chết và bị thương.

Hình 1.2. Diện tích lớn sàn bê tông bị sập tại Lotte Mart
Tại hội thảo Tăng cường an toàn vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ
cao tại Việt Nam” do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tổ
chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức tại Hà Nội vừa qua thì lĩnh vực xảy ra
nhiều tai nạn lao động nhiều nhất là xây dựng (công trình dân dụng, công nghiệp,
giao thông) chiếm 51,11% tổng số vụ tai nạn chết người; khai khoáng 12,7%; SX
vật liệu xây dựng 8,3% và cơ khí chế tạo 8%. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do
vi phạm quy trình, không có biện pháp an toàn vệ sinh lao động.
Tình hình trên cho thấy tình hình quản lý an toàn lao đông trong xây dựng vẫn
chưa được quan tâm chú trọng, cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu mới có
thể giảm thiểu tình trạng tai nạn trên.

Bảng 1.1. So sánh tình hình TNLĐ năm 2010, 2011 và 2012
TT
Chỉ tiêu thống kê
Năm 2010
Năm 2011
Tăng/giảm
1
Số vụ
5125
5896
771 (15,04%)
2
Số nạn nhân
5307
6154
847 (15,96%)

3
Số vụ có người chết
554
504
-50 (9,02%)





11

TT
Chỉ tiêu thống kê
Năm 2010
Năm 2011
Tăng/giảm
4
Số người chết
601
574
-27 (4,49%)
5
Số người bị thương nặng
1260
1314
54 (4,28%)
6
Số lao động nữ
944

1363
419 (44,38%)
7
Số vụ có 2 người bị nạn trở lên
105
90
-15 (14,28%)
Bảng 1.2. Bảng thống kế số vụ và nạn nhân TNLĐ năm 2010, 2011 và 2012
Stt
Chỉ tiêu thống kê
Năm 2011
Năm 2012
Tăng/giảm
1
Số vụ
5896
6777
+881 (14,9%)
2
Số nạn nhân
6154
6967
+813 (13,2%)
3
Số vụ có người chết
504
552
+48 (9,5%)
4
Số người chết

574
606
+32 (5,6%)
5
Số người bị thương nặng
1314
1470
+156 (11,9%)
6
Số lao động nữ
1363
1842
+479 (35,1%)
7
Số vụ có 2 người bị nạn trở lên
90
95
+5 (5,5%

Bảng 1.3. Bảng thống kê số vụ tai nạn và thiệt hai các năm 2010, 2011 và
2012
Thứ tự
Tổng thiệt
hại
Số vụ tai
nạn
Thiệt hại về tài
sản
Số người bị
nạn

Năm 2010
113,6 tỉ
5125
3,9 tỉ
5307
Năm 2011
298 tỉ
5896
5,85 tỉ
6154
Năm 2012
82,6 tỷ
6777
11 tỷ
6967
1.4. Tổng quan về các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý an
toàn lao động trong xây dựng ở Việt Nam.
Các văn bản về an toàn lao động tại Việt Nam 1.4.1.
Việt Nam là nước có công tác quản lý an toàn lao động chặt chẽ, với 01 bộ
luật lao động; 09 nghị định của chính phủ; 20 thông tư hướng dẫn; 04 quyết định





12

do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành; 01 chỉ thị của Thủ tướng
chính phủ:
01 bộ luật: Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

( đã được sửa đổi bổ sung năm 2002); 09 nghị định bao gồm:
1- Nghị định số 06/CP ngày 20 /01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một
số Điều của Bộ luật Lao động về An toàn Lao động, Vệ sinh Lao động (đã sửa
đổi, bổ sung năm 2002).
2- Nghị định số 110/2002/NĐ - CP ngày 27/12 /2002 của Chính phủ Về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm
1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an
toàn lao động, vệ sinh lao động.
3- Nghị định số 195/CP ngày 31-12-1994 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi (Đã sửa đổi, bổ sung năm 2002)
4- Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm
1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ
luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
5- Nghị định số 38/CP ngày 25-6-1996 của Chính phủ quy định xử phạt hành
chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.
6- Nghị định số 46/CP ngày 6 - 8 - 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt
hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Y tế.
7- Nghị định số 12/CP ngày 26- 01- 1995 của Chính phủ về việc ban hành
Điều lệ Bảo hiểm xã hội (Đã sửa đổi, bổ sung năm 2003).
8- Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09 - 01 – 2003 của Chính phủ Về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo
Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ.
9- Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16 - 4 - 2004 của Chính phủ quy định
xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật Lao động.
- 20 thông tư hướng dẫn:






13

1- Thông tư liên bộ số 03/TT-LB ngày 28- 01-1994 của Liên bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội - Y tế Quy định các điều kiện lao động có hại và các
công việc không được sử dụng lao động nữ.
2- Thông tư số 07/LĐTBXH-TT ngày 11- 4-1995 của Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện một số Điều của Bộ luật Lao động ngày
23/06/1994 và Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ về Thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
3- Thông tư số 08/LĐTBXH-TT ngày 11- 4-1995 của Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội Hướng dẫn công tác huấn luyện về an toàn lao động,vệ sinh lao
động.
4- Thông tư số 09/TT-LB ngày 13- 4 -1995 của Liên Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội - Y tế Quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc
cấm sử dụng lao động chưa thành niên.
5- Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 19-9-1995 của Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội Hướng dẫn bổ sung Thông tư số 08/LĐTBXH-TT ngày
11/4/1995 về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
6- Thông tư số 13/BYT-TT ngày 24-10-1996 của Bộ Y tế Hướng dẫn thực
hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khoẻ người lao động và bệnh nghề
nghiệp.
7- Thông tư số 22/TT-LĐTBXH ngày 08-11-1996 của Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội Hướng dẫn việc khai báo, đăng ký và xin cấp giấy phép sử dụng
các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động.
8- Thông tư số 16/LĐTBXH-TT ngày 23- 4 -1997 của Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội Hướng dẫn về thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn đối với
những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

9- Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18 - 4 -2003 của Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp
đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.





14

10- Thông tư số 20/1997/TT -BLĐTBXH ngày 17-12-1997 của Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội Hướng dẫn việc khen thưởng hàng năm về công tác Bảo
hộ lao động .
11- Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 20-4-1998
của Liên tịch Bộ Y tế- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực
hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp .
12- Thông tư số 10/1998/TT-BLĐTBXH ngày 28-5-1998 của Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ
cá nhân .
13- Thông tư Liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày
31-10-1998 của Liên tịch Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội- Bộ Y tế- Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ
lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh .
14- Thông tư Liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17/3/1999
của Liên tịch Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội-Bộ Y tế Hướng dẫn thực hiện
chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện
có yếu tố nguy hiểm, độc hại .
15- Thông tư Số 16/2003/TT-BLĐTBXH ngày 3/ 6/ 2003 của Bộ trưởng Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời

vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng .
16- Thông tư số 21/1999/TT - BLĐTBXH ngày 11/9/1999 của Bộ trưởng Bộ
Lao động-Thương binh và Xã hội Quy định danh mục nghề, công việc và các
điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc
17- Thông tư số 23/1999/TT-BLĐTBXH ngày 4/10/1999 của Bộ LĐTBXH
hướng dẫn thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ đối với các doanh nghiệp nhà
nước
18- Thông tư liên tịch số 29/2000/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 28-12-2000
của Liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế Qui định danh
mục nghề, công việc người bị nhiễm HIV/AIDS không được làm .





15

19- Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 3/6/2003 của Bộ LĐTBXH
Hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo qui định của Nghị định số 109/2002/NĐ-
CP, ngày 27/12/2002 của Chính phủ .
20- Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 hướng dẫn công tác
huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động .
- 04 quyết định do Bộ lao động Thương binh và Xã hội:
1- Quyết định số 955/1998/QĐ-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 1998 của Bộ
Lao động Thương binh Xã hội về việc ban hành danh mục tiêu chuẩn Trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân. Phụ lục kèm theo Quyết định: Danh mục Trang bị
Phương tiện Bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố
nguy hiểm, có hại.
2- Quyết định số 722/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/8/2000 của Bộ trưởng Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội về việc bổ sung, sửa đổi danh mục trang bị

phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố
nguy hiểm, độc hại .
3- Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/12/2000 của Bộ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tạm thời danh mục nghề, công
việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm .
4- Quyết định số 2013/2005/QĐ-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2005 Ban
hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất
có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động .
- 01 Chỉ thị của Chính phủ
1- Chỉ thị số 20/2004/CT-TTg, ngày 08 - 6 - 2004 của Thủ tướng Chính
phủ về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động
trong sản xuất nông nghiệp .
Các văn bản về quản lý an toàn lao động trong xây dựng tại Việt Nam 1.4.2.
An toàn lao động trong xây dựng là một phạm trù nhỏ trong an toàn lau động
vì vậy các văn bản pháp lý để quản lý thường do bộ xây dựng ban hành và quản





16

lý. Đa số các văn bản chỉ hướng dẫn và quy định chứ chưa đề cập tới công tác
quản lý nên số vụ tai nạn lao động mấy năm gần đây tăng nhanh.
Các thông tư mới nhất của bộ xây dựng bao gồm:
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình quy định về nhiệm vụ của đơn vị thi công cần thực
hiện để đảm bảo an toàn lao động: quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của từng
đơn vị tham gia vào dự án đầu tư xây dựng công trình (nhà thầu, chủ đầu tư, tư
vấn giám sát )

Thông tư số 22/2010/TT-BXD về Quy định về an toàn lao động trong thi công
xây dựng công trình gồm 4 chương và 13 điều. Tiếp theo đó năm 2011 Bộ xây
dựng ra chỉ thị 02 /CT-BXD Về việc tăng cường thực hiện các quy định đảm bảo
An toàn - Vệ sinh lao động và Phòng chống cháy nổ trong ngành Xây dựng.
Do công trình xây dựng có những đặc tính khác nhau nên việc quản lý công
tác an toàn cũng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm và phân loại công
trình. Đây cũng là điểm hạn chế trong việc quản lý an toàn lao động tại các công
trường xây dựng, cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu hơn để có thể áp
dụng rộng rãi.
Kết luận chương 1
Quản lý an toàn lao động trong xây dựng là các hoạt động quản lý lao động
trong công trường xây dựng nhằm đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công
trình. Tuy nhiên việc quản lý an toàn lao động tại Việt Nam gặp rất nhiều khó
khăn, tình hình số vụ lao động trong mấy năm gần đây tăng nhanh gây ra các
thiệt hại về người và của.
Về an toàn lao động tại Việt Nam có 01 bộ luật lao động; 09 nghị định của
chính phủ; 20 thông tư hướng dẫn; 04 quyết định do Bộ Lao động Thương binh
và Xã hội ban hành; 01 chỉ thị của Thủ tướng chính phủ. Tuy nhiên về quản lý an
toàn lao động trong xây dựng do Bộ xây dựng quy định mới có nghị định
12/2009/NĐ-CP và Thông tư số 22/2010/TT-BXD.





17

Do công trình xây dựng có những đặc tính khác nhau nên việc quản lý công
tác an toàn cũng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm và phân loại công
trình. Đây cũng là điểm hạn chế trong việc quản lý an toàn lao động tại các công

trường xây dựng.





18

CHƯƠNG 2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM
2.1. Đánh giá hiệu quả quản lý về mặt pháp chế đối với công tác an toàn
xây dựng ở Việt Nam
Quy trình quản lý an toàn lao động xây dựng ở Việt Nam 2.1.1.
Hiện nay, các công trường xây dựng tại Việt Nam quản lý an toàn lao động
dựa trên TCVN 5308:1991 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng

Hình 2.1. Mối quan hệ giữa các đơn vị
Chủ đầu tư: Là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng
vốn dự án đầu tư xây dựng.
Ban Quản lý dự án: Ban quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao
và quyền hạn do chủ đầu tư ủy quyền. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước
chủ đầu tư, pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được ủy quyền.
Tư vấn: là tổ chức hoặc cá nhân hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư
vấn xây dựng hoặc là các chuyên gia tư vấn có kiến thức rộng trong lĩnh vực xây
dựng.
Nhà thầu (Bao gồm cả thầu chính và thầu phụ): là tổ chức hoặc cá nhân thực
hiện công tác xây dựng. Những tổ chức, cá nhân này có đủ năng lực và chuyên
nghiệp trong hoạt động xây dựng.






19

Bộ phận an toàn, vệ sinh lao động: là bộ phận tham mưu, giúp việc cho người
sử dụng lao động trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực
hiện các hoạt động an toàn, vệ sinh lao động.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong lĩnh vực an toàn lao động trong xây 2.1.2.
dựng
(1) Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:
− Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện
điều kiện lao động;
− Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về
an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định của
Nhà nước;
− Cử người giám sát việc thực hiện các quy định nội dung, biện pháp an toàn
lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; phối hợp với công đoàn cơ
sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn và vệ sinh viên;
− Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với
từng loại máy, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật
tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước;
− Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn,
vệ sinh lao động đối với người lao động;
− Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn, chế độ
quy định;
− Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình an toàn
lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với Sở Lao động -

Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động.




×