Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.57 KB, 7 trang )

ỦY BAN GIÁM SÁT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÀI CHÍNH QUỐC GIA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /UBGSTCQG

Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2012

BÁO CÁO
TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM
VÀ DỰ BÁO CẢ NĂM 2012
(Tài liệu phục vụ cuộc họp Chính phủ tháng 6/2012)
I. Kinh tế thế giới:
Trong 4 tháng đầu năm, kinh tế thế giới có nhiều dấu hiệu phục hồi khả quan,
đặc biệt tại Mỹ và các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ công
Châu Âu tưởng chừng như lắng dịu đã trở nên nghiêm trọng hơn kể từ tháng 5, khiến
cho lo ngại xuất hiện ở mọi mặt trên phạm vi toàn cầu 1. Gần đây, việc giải quyết cuộc
khủng hoảng đã có thêm nhiều hy vọng với chiến thắng của Đảng ủng hộ gói cứu trợ
trong cuộc bầu cử Chính phủ Hy Lạp, sự mềm mỏng của EU đối với điều kiện cứu trợ
tài chính dành cho quốc gia này, sự nhất trí “cứu eurozone bằng mọi cách” của các nhà
lãnh đạo G20 và sự cam kết đóng góp của các nước lớn nhỏ trên thế giới nhằm nâng
quỹ đối phó với khủng hoảng của IMF lên 465 tỷ USD 2. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng
này vẫn đang được đánh giá là rủi ro lớn khó có thể định lượng được đối với kinh tế
toàn cầu với tâm điểm lo ngại đang chuyển sang Tây Ban Nha 3 và Italia. Ngày 18/06,
lợi suất trái phiếu Tây Ban Nha kỳ hạn 10 năm tăng mạnh và đạt mức cao kỷ lục 7,3%.
Trọng tâm lo ngại hơn cả đang hướng tới sự suy giảm tăng trưởng kinh tế tại
hầu hết các quốc gia, từ các nước phát triển như Mỹ 4 và EU5 đến các quốc gia như


Trung Quốc6 và các nước mới nổi Châu Á, khối BRIC. Do đó, phản ứng chính sách
của các nước tương đối thống nhất ở quan điểm điều chỉnh giảm bớt chính sách thắt
1

Thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm trong tháng 5: Nikkei 225 giảm 10,3%; FTSE100 giảm 8,5%;
Nasdaq giảm mạnh hơn với mức giảm 7,3% và DowJones giảm 6,7%, DAX Đức giảm 2%. Giá hàng hóa cũng
sụt giảm mạnh. Trong vòng 1 tháng, dầu WTI giảm hơn 26% chỉ còn 83,26 USD/thùng.
2
12 quốc gia trong đó có các nền kinh tế mới nổi cam kết đóng góp cho IMF, dẫn đầu là Trung Quốc với 43 tỷ
USD. Tiếp đó, Ấn Độ, Braxil, Nga, Mexico cam kết đóng góp mỗi nước 10 tỷ USD.
3
Từ đầu tháng 5, các tổ chức xếp hạng tín dụng như Moody’s và Egan-Jones đã liên tiếp xem xét hạ bậc xếp
hạng tín nhiệm của Tây Ban Nha.
4
Chỉ số PMI tháng 5 của Mỹ giảm từ mức 54,8 xuống còn 53,5.
5
Tại EU, chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong tháng 5 chỉ đạt 45,1 điểm, giảm so với mức 45,9 điểm trong tháng
trước. Trong đó, hoạt động sản xuất tại Đức, Pháp và Tây Ban Nha xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009.
6
GDP quý I của Trung Quốc tăng 8,1%, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ 8,9% của 3 tháng trước đó và thấp nhất kể từ
quý II/2009. Chỉ số PMI tháng 5 giảm mạnh từ 53,3 xuống còn 50,4.
1


chặt chuyển sang hỗ trợ và kích thích tăng trưởng thông qua nới rộng chính sách tiền
tệ và/hoặc chính sách tài khóa.
Tại Mỹ, Chính phủ đã xem xét lại vấn đề thắt chặt tài khóa năm 2013 và Cục dự
trữ liên bang Mỹ sẵn sàng tung ra gói QE3, đồng thời mở rộng chương trình Operation
Twist thêm 267 tỷ USD. Tại Trung Quốc, bên cạnh việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi
suất cho vay, nhiều biện pháp khác

nhau được đưa ra, từ giảm thuế đến
Phản ứng chính sách của NHTW các nước
FED mở rộng chương trình Operation Twist
những biện pháp kích thích tiêu
thêm 267 tỷ USD đến cuối năm 2012 và sẵn
dùng, tăng tốc phê duyệt những dự
sàng tung ra QE3 nhằm vực dậy nền kinh tế.
Trung Quốc đã 2 lần hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc
án đầu tư công của các công ty và
xuống còn 20% trong năm nay và hạ 0,25%
chính quyền địa phương. Ngay cả ở
lãi suất từ 3,5% xuống 3,25% (lần đầu tiền từ
năm 2008). Hoãn thắt chặt các quy tắc vốn
Nhật Bản, sau lần thứ 2 trong 3 năm
ngân hàng sang năm 2013. Credit Suisse dự
tăng thêm gói kích thích tiền tệ 7
báo nước này có thể sẽ tung ra gói kích thích
315 tỷ USD.
nhiều dự đoán cho rằng BOJ sẽ nới
ECB và Anh giữ nguyên lãi suất thấp kỷ lục
lỏng chính sách nhằm thúc đẩy xuất
lần lượt ở mức 1% và 0,5%. Anh tiếp tục duy
khẩu và hỗ trợ tăng trưởng. Tại EU,
trì quy mô chương trình mua sắm tài sản 506
tỷ USD.
lãi suất thấp kỷ lục để hỗ trợ tăng
Brazil hạ lãi suất cho vay mức thấp kỷ lục
trưởng vẫn được duy trì trước sự suy
8,5%.
Ấn Độ lần đầu tiên trong 3 năm đã hạ lãi suất

thoái của nhiều quốc gia trong khu
xuống 8% trong tháng 4.
vực.
II. Kinh tế Việt Nam

Australia hạ lãi suất từ 3,75% xuống 3,5%,
mức thấp nhất từ năm 2009.
Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất 11 tháng liên
tục.

2.1. Tổng quan tình hình kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm
Nhờ việc thực hiện quyết liệt Nghị quyết 11/NQ-CP và một loạt biện pháp hỗ
trợ doanh nghiệp của Chính Phủ, trong 6 tháng đầu năm, mục tiêu kiểm soát lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô đã đạt được những kết quả tích cực. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng
tháng 6 giảm 0,26% so với tháng trước, đưa chỉ số CPI lũy kế 6 tháng đầu năm tăng ở
mức 2,5% và là mức thấp nhất kể từ năm 2004. Sản xuất công nghiệp đã dần hồi phục
với chỉ số phát triển công nghiệp IIP tháng sau tăng cao hơn tháng trước và về mức ổn
định hơn8, doanh số bán lẻ hàng hóa tiêu dùng loại trừ yếu tố giá tăng dần kể từ đầu
năm trong khi lượng hàng tồn kho tại các doanh nghiệp có xu hướng giảm dần 9; xuất
7

Trong tháng 4, BoJ đã nâng giá trị quỹ mua tài sản lên 40 nghìn tỷ yên (tương đương 494 tỷ USD) từ mức 30
nghìn tỷ yên. Đồng thời, BoJ cũng tăng thời gian đáo hạn của trái phiếu từ 2 năm lên 3 năm.
8
So với cùng kỳ năm trước, IIP tháng 3 tăng 6,5% , tháng 4 tăng 6,5%, tháng 5 tăng 6,8% và tháng 6 tăng 8%.
9
Chỉ số tồn kho giảm từ mức 34,4% trong tháng 3 xuống 29,4% trong tháng 5 và 26 % trong tháng 6.
2



khẩu vẫn tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng khá (22,2%), thấp hơn cùng kỳ năm trước
(30,3%) nhưng đây là kết quả tích cực xét trong điều kiện kinh tế thế giới và thương
mại toàn cầu giảm sút đáng kể so với 2011. Trên thị trường tiền tệ - tín dụng, thanh
khoản hệ thống ngân hàng cải thiện, mặt bằng lãi suất giảm dần, tỷ giá ổn định trong
suốt thời gian dài giúp dự trữ ngoại hối cải thiện rõ rệt (tăng 30% so với đầu năm).
Cán cân thanh toán quốc tế dự báo thặng dư khoảng 7,5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
2012 nhờ vào sự cải thiện của cán cân thương mại. CDS của Việt Nam trong nửa đầu
tháng 6 có xu hướng điều chỉnh giảm trở lại từ mức cao nhất trong tháng tại 353,54
ngày 4/6 về mức 340,61 vào giữa tháng. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng có quan
điểm tích cực hơn về triển vọng kinh tế Việt Nam khi theo kết quả khảo sát của công
ty Grant Thornton, số người lạc quan đã tăng gấp 2 so với quý 4/2011 lên mức 34%.
Tuy nhiên, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn so
với nhiều năm trở lại đây. Sản xuất công nghiệp nhiều dấu hiệu trì trệ, tốc độ tăng
trưởng chỉ số phát triển công nghiệp thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái 10. Số lượng
doanh nghiệp giải thể ngừng hoạt động 6 tháng đầu năm tăng 5,4% so với cùng kỳ,
70% doanh nghiệp thua lỗ trong quý I/2012, khả năng hấp thụ vốn tín dụng của doanh
nghiệp suy yếu do hàng tồn kho ở mức cao (ở mức 26% trong tháng 6), năng lực tài
chính suy giảm do phải chịu chi phí đầu vào cao trong thời gian dài. Kết quả là tăng
trưởng kinh tế Quý I/2012 chỉ đạt 4% và Quý II ước đạt 4,66%, thấp hơn so với cùng
kỳ năm 2011 (lần lượt là 5,57% và 5,68%).
2.2. Kết quả thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-Chính phủ
Sau 1 tháng triển khai thực hiện, Nghị quyết 13 được nhiều tổ chức quốc tế và
doanh nghiệp trong nước đón nhận với thái độ lạc quan cùng triển vọng tích cực.
Nghị quyết đã thể hiện rõ thiện chí và cam kết chính sách của Chính phủ trong việc
chia sẻ khó khăn cùng DN bằng việc điều chỉnh định hướng chính sách tài khóa - tiền
từ “thắt chặt” sang “hỗ trợ” theo xu thế chung của thế giới. Nhìn tổng thể, Nghị quyết
13 đưa ra các giải pháp có tính toàn diện, giải quyết đồng bộ cả 3 gánh nặng của doanh
nghiệp: (i) Giảm gánh nặng tài chính, bổ sung nguồn vốn đầu tư cho DN trong ngắn

10


IIP 6 tháng đầu năm tăng 4,5%, thấp hơn so với mức 9,7% của cùng kỳ năm ngoái.
3


hạn; (ii) Giảm gánh nặng lãi suất và cơ cấu lại nợ (iii) Giảm bớt gánh nặng thể chế và
tăng cường xúc tiến đầu tư, thương mại. Cụ thể:
Về nhóm CSTK, các chính sách như “tín dụng thuế” VAT, giảm thuế TNDN…
dù chưa bao quát được tất cả các các đối tượng cần hỗ trợ là những doanh nghiệp vừa
và nhỏ đang gặp khó khăn nhưng cũng đã phần nào góp phần hỗ trợ DN trong giai
đoạn vốn đầu tư hạn hẹp. Các giải pháp gia tăng chi tiêu đầu tư công, đẩy nhanh vốn
đầu tư cho các dự án từ NSNN, tăng chi thường xuyên, cho phép mua sắm đối với
khoản kinh phí đã được bố trí nguồn nhưng chưa sử dụng của năm 2011 được xem là
biện pháp hữu hiệu nhằm gia tăng tổng cầu đang suy giảm của nền kinh tế.
Về nhóm CSTT, các giải pháp cơ cấu lại nợ, mở rộng đối tượng cho vay, hạ lãi
suất tín dụng dành cho 4 nhóm đối tượng được ưu tiên và hạ trần lãi suất huy động
theo xu hướng giảm của CPI bước đầu đã giúp cho doanh nghiệp có điều kiện thuận
lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, hỗ trợ nguồn vốn lưu động của
doanh nghiệp. Số liệu từ NHNN cho thấy tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 12/6 đã
tăng 0,17% so với đầu năm, cải thiện đáng kể so với mức -0,28% tính đến ngày 31/5.
Bên cạnh đó những giải pháp này cũng đã góp phần giảm bớt rủi ro kỳ hạn của
hệ thống ngân hàng. Lãi suất huy động thực tế tiếp tục đi xuống và dừng lại ở mức tối
đa 9%/năm cho kỳ hạn dưới 1 năm và là mức lãi suất niêm yết thấp nhất trong vòng 8
năm qua. Trong khi đó, ở các kỳ hạn dài hơn 1 năm do không bị áp trần nên tuy không
nhiều nhưng đã xuất hiện các mức lãi suất lên tới 12%/năm. Điều này giúp cho đường
cong lãi suất đã bắt đầu cong trở lại ở nhiều NH. Đây là tín hiệu tích cực khi mà
trong suốt vài năm qua, đường cong lãi suất của hệ thống đã trở thành đường thẳng và
thậm chí là dốc xuống khi các lãi suất các kỳ hạn ngắn luôn cao hơn lãi suất các kỳ
hạn dài.
Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất của Nghị Quyết 13 là nguồn tài chính hỗ trợ

cho tổng cầu vẫn còn khá khiêm tốn, do: (i) biện pháp được xem là đánh trúng khó
khăn hiện tại của doanh nghiệp và giải quyết việc ứ đọng đầu ra (đặc biệt là hàng tồn
kho vật liệu xây dựng…) là đẩy nhanh vốn đầu tư cho các dự án NSNN thì quy mô
vốn khá nhỏ chỉ 2.000 tỷ đồng. (ii) việc giãn thuế VAT ứng với tổng giá trị khoảng
12.000 tỷ đồng chỉ chiếm 0,5% dự nợ tín dụng toàn nền kinh tế nên cũng không hỗ trợ
được nhiều cho doanh nghiệp. Hệ quả là khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế mặc dù
4


đã cải thiện nhưng vẫn còn yếu, biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng tín dụng trong những
tháng gần đây tuy đã tăng nhẹ nhưng tính chung 6 tháng đầu năm ước chỉ tăng 0,4% so
với đầu năm, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.
Nhìn chung, Nghị quyết số 13/NQ-Chính phủ đã tạo ra những hiệu ứng tâm
lý cùng những tác động tích cực trên nhiều lĩnh vực nhưng liều lượng vẫn chưa đủ,
do vậy cần có những giải pháp bổ sung để hỗ trợ cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản
xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế.
2.3. Một số nhận định về tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính trong
thời gian tới:
- Lạm phát cả năm dự báo sẽ khó vượt mức 6%. Cùng với lực cầu của nền
kinh tế đang rất yếu, tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm ở mức rất thấp (khoảng
dưới 0,5% so với đầu năm) thì với độ trễ 6 tháng thường thấy, lạm phát bình quân 6
tháng cuối năm dự báo sẽ tăng không quá 0,5%/tháng và lũy kế cả năm sẽ khó vượt
qua mức 6%.
- Tín dụng cả năm dự báo tăng khoảng 8%. Tín dụng mặc dù đã có xu hướng
tăng nhẹ trở lại trong những tháng gần đây nhưng khả năng hấp thụ vốn của doanh
nghiệp vẫn thấp, nợ xấu ngân hàng và nợ đọng trong nền kinh tế khá cao nên tín dụng
từ nay đến cuối năm khó có thể tăng mạnh 11. Theo ước tính của UBGSTCQG, mức
tăng này nhiều khả năng sẽ chỉ khoảng 8% và như vậy sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch
tổng đầu tư toàn xã hội đạt 33,5% GDP.
- Tăng trưởng GDP dự báo khoảng 5,3%-5,6%. Với mức tăng trưởng tín

dụng năm nay dự báo chỉ khoảng 8% thì nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn cho nền
kinh tế năm 2012 ước giảm khoảng 80 nghìn tỷ đồng, tương đương mức giảm khoảng
0,6 điểm % tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là việc lạm phát được kiềm
chế ở mức rất thấp (dự báo khoảng 6%) so với mục tiêu (10%) đã giúp giảm áp lực
quy mô tổng đầu tư toàn xã hội khoảng 36 nghìn tỷ đồng. Do đó, theo đánh giá của
UBGSTCQG, nếu CSTK được thực hiện linh hoạt theo tinh thần NQ 13 thì những
nguồn bổ sung như chi do thu vượt dự toán, ứng chi dự án có khả năng hoàn thành
11

Ngay cả khi phương hướng dịch chuyển dòng tiền đang đi theo chiều hướng có lợi cho tăng trưởng tín dụng
trong 6 tháng cuối năm do thị trường TPCP và tín phiếu NHNN sẽ không còn sôi động như giai đoạn 6 tháng
đầu năm vì lợi suất tín phiếu và trái phiếu sẽ không còn nhiều hấp dẫn so với những lãi suất khác.

5


trong năm 2013, tăng đầu tư cho kiên cố hóa kênh mương… cùng với việc lạm phát
được giữ ở mức thấp sẽ bù đắp được phần lớn cho sự sụt giảm của tín dụng. Kết quả
ước lượng của UBGSTCQG dựa trên 2 phương pháp tiếp cận tổng cầu và phương
pháp tính tốc độ tăng trưởng GDP dựa trên tổng đầu tư toàn xã hội đều cho thấy tăng
trưởng GDP năm 2012 sẽ đạt khoảng 5,3% -5,6% nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa
CSTK-CSTT và việc tổ chức triển khai tích cực đảm bảo tính khẩn trương, đồng bộ.

III. Kiến nghị
1. Kiên định mục tiêu trung hạn là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,
duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội.
2. Trong 6 tháng cuối năm, cần áp dụng các giải pháp thực hiện chính sách tài
khóa và tiền tệ linh hoạt nhằm tăng tổng cầu của nền kinh tế đảm bảo đạt tổng đầu
tư toàn xã hội theo kế hoạch 33,5% GDP. Cụ thể:
(i) Về chính sách tài khóa:

Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng 2012 dự báo chỉ khoảng 8% và dư địa của
CSTT đang bị thu hẹp rất nhiều, cần linh hoạt hơn nữa trong chi tiêu đầu tư công
nhằm bù đắp phần thiếu hụt tín dụng, đảm bảo mức tổng đầu tư toàn xã hội theo kế
hoạch, góp phần duy trì nguồn lực tăng trưởng trong ngắn hạn. Theo đó, cần thực hiện
những biện pháp: (i) Đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đầu tư trong kế hoạch năm
2012; (ii) Thực hiện ứng chi một phần vốn đầu tư cho những dự án xây dựng cơ bản từ
vốn NSNN của năm 2013. Đặc biệt tập trung tăng đầu tư công vào các dự án xây dựng
cơ bản ở vùng nông thôn đã có sẵn kế hoạch triển khai thực hiện, có tốc độ giải ngân
và khả năng hấp thụ vốn nhanh.
(ii)

Về chính sách tiền tệ:

Chính sách lãi suất – tín dụng: với việc điều chỉnh các lãi suất điều hành
xuống thêm 1% vào ngày 11/6 vừa qua, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD đã giảm
khá nhiều, nếu giảm nhiều hơn nữa sẽ gây ảnh hưởng đến sự ổn định của tỷ giá. Trên
cơ sở dự báo lạm phát khoảng 6% vào cuối năm 2012, dư địa công cụ lãi suất của
NHNN hiện chỉ còn khoảng 100 điểm cơ bản. Do đó, theo quan điểm của
6


UBGSTCQG, NHNN cần thận trọng trong việc áp dụng công cụ lãi suất theo sát diễn
biến CPI và tỷ giá và hơn lúc nào hết CSTT và CSTK phải được phối hợp trong việc
tính toán định lượng tổng cầu của nền kinh tế cũng như phối hợp thực thi hướng tới
mục tiêu này.
3. Về quy mô, liều lượng của các biện pháp tăng tổng cầu:
Trên tinh thần ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô trong trung dài hạn, các biện
pháp tăng tổng cầu nền kinh tế cần được phân bổ với qui mô và liều lượng phù hợp với
khả năng hấp thụ của nền kinh tế trong 6 tháng còn lại của năm 2012, đồng thời đảm
bảo không gây ra lạm phát cho năm 2013.

Đối chiếu với số liệu lịch sử cho thấy, mỗi khi lượng vốn trên 90 nghìn tỷ
đồng/tháng được đưa vào nền kinh tế thì mức lạm phát 6 tháng sau đó đều trên
2%/tháng. Do đó, để ổn định kinh tế vĩ mô trung và dài hạn, UBGSTCQG kiến nghị:
cần đảm bảo nguyên tắc: lượng vốn đầu tư được đưa vào nền kinh tế trong các
tháng còn lại của năm nên trong khoảng 80-85 nghìn tỷ đồng/tháng 12; khả năng tăng
vốn tín dụng và giải ngân vốn ngân sách cần được phối hợp hài hòa đảm bảo mục tiêu
chung.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT.

ỦY BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA

12

Với mức vốn đầu tư FDI như hiện nay, vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, kể cả nguồn TPCP và ứng chi
nguồn năm 2013 ước bình quân 22-25 nghìn tỷ đồng/tháng, tốc độ tăng tín dụng có thể ở mức 1,5%/tháng.
7



×