Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

CẬP NHẬT CHỈ ĐỊNH CẤY TẠO NHỊP, PHÁ RUNG , TÁI ĐỒNG BỘ CỦA THẠC sỹ bác sỹ NGUYỄN THANH hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.87 KB, 15 trang )

CẬP NHẬP CHỈ ĐỊNH CẤY MÁY TẠO
NHỊP, PHÁ RUNG VÀ TÁI ĐỒNG BỘ
ThS.BS. Nguyễn Thanh Hải

1.Đặt vấn đề
-

Hướng dẫn chỉ định cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn, phá rung, tái đồng bộ được xuất bản
đầu tiên vào năm 1984. Và được sửa đổi và bổ xung vào các năm 1991, 1998, 2002,
2008, và lần gần đây nhất vào 2012 [1]. Các hướng dẫn này được xây dựng trên cơ sở
đồng thuận của các tổ chức sau:
• Trường môn tim mạch học Hoa Kỳ (ACCF: American College of Cardiology
Foundation).
• Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA:American Heart Association).
• Hiệp hội nhịp học (HRS: Heart Rythm Society).

-

Hướng dẫn chỉ định của ACCF/AHA/HRS được phân làm 3 loại theo mức độ đồng
thuận của của các chuyên gia dựa trên các bằng chứng y học đã xuất bản:
• Loại I: Là loại chỉ định tuyệt đối, thật sự cần thiết, phương pháp điều trị có lợi
ích lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ tiềm ẩn của chính phương pháp đó.
• Loại IIa: Là chỉ định nên thực hiện, phương pháp điều trị có lợi ích lớn hơn so
với nguy cơ tiềm ẩn.
• Loại IIb: Là chỉ định tương đối có thể thực hiện, phương pháp điều trị có lợi
ích lớn hơn hoặc tương đương với nguy cơ tiềm ẩn.
• Loại III: Hay là nhóm chống chỉ định, lợi ích của phương pháp điều trị chưa

-

được chứng minh.


Ngoài ra trong bài viết này còn cập nhật chỉ định tạo nhịp tái đồng bộ điều trị suy tim
ở trẻ em [2]dựa vào các báo cáo lâm sàng trong những năm gần đây không có đề cập
trong hướng dẫn ACCF/AHA/HRS năm 2012.

2. Chỉ định cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn

2.1. Tạo nhịp cho tim chậm do nút xoang và nút nhĩ thất
2.1.1. Nút xoang bệnh lý
Chỉ định cấy máy tạo nhịp trong nút xoang bệnh lý
(Theo ACCF/AHA/HRS 2012)


Loại I:
1. Suy nút xoang có bằng chứng nhịp chậm có triệu chứng, bao gồm cả những đoạn
ngừng xoang thường xuyên gây triệu chứng. Mức độ bằng chứng loại C.
2. Tim chậm không có khả năng tăng nhịp tim thích hợp khi gắng sức. Mức độ
bằng chứng loại C.
3. Nhịp chậm xoang có triệu chứng gây ra bởi những thuốc điều trị thiết yếu cho
một bệnh lý khác. Mức độ bằng chứng loại C.
Loại IIa
1. Tim chậm xoang dưới 40 chu kỳ/phút mà có mối liên quan rõ giữa nhịp chậm

với triệu chứng lâm sàng nhưng không ghi được bằng chứng điện tim nhịp chậm.
Mức độ bằng chứng loại C.
2. Ngất không rõ nguyên nhân nhưng có bằng chứng suy nút xoang khi thăm dò

điện sinh lý. Mức độ bằng chứng loại C.
Loại IIb
1. Bệnh nhân có triệu chứng nhẹ với nhịp tim chậm liên tục dưới 40 lần/phút khi


tỉnh. Mức độ bằng chứng loại C.
Loại III
1. Nút xoang bệnh lý ở bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Mức độ bằng
chứng loại C.
2. Nút xoang bệnh lý có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ do nhịp chậm xuất hiện cả
khi không có tim chậm. Mức độ bằng chứng loại C.
3. Tim chậm xoang không triệu chứng sau phẫu thuật tim bẩm sinh có sửa chữa 2
thất có tần số tim lúc nghỉ < 40 lần/phút hoặc khoảng ngừng thất > 3 giây. Mức
độ bằng chứng loại C.

2.1.2. Block nhĩ thất mắc phải
Chỉ định cấy máy tạo nhịp trong block nhĩ thất mắc phải người lớn
(Theo ACCF/AHA/HRS 2012)
Loại I:
1. Block nhĩ thất cấp III hoặc block nhĩ thất cấp II độ cao ở bất cứ vị trí giải phẫu
nào và triệu chứng có liên quan đến nhịp chậm (bao gồm cả suy tim hoặc rối
loạn nhịp thất do block dẫn truyền). Mức độ bằng chứng loại C.


2. Block nhĩ thất cấp III hoặc block nhĩ thất cấp II độ cao ở bất cứ vị trí giải phẫu
nào có triệu chứng rối loạn nhịp và các tình trạng bệnh lý lâm sàng cần phải điều
trị thuốc mà các thuốc điều trị này gây ra nhịp chậm có triệu chứng. Mức độ
bằng chứng loại C.
3. Block nhĩ thất cấp III hoặc block nhĩ thất cấp II độ cao khi thức ở bất cứ vị trí
giải phẫu nào, bệnh nhân không có triệu chứng khi nhịp xoang, có ghi được vô
tâm thu trên 3,0 giây hoặc nhịp thoát dưới 40 chu kỳ/phút, hoặc nhịp thoát ở
dưới nút nhĩ thất. Mức độ bằng chứng loại C.
4. Block nhĩ thất cấp III hoặc block nhĩ thất cấp II độ cao khi thức ở bất cứ vị trí
giải phẫu nào, bệnh nhân không triệu chứng có rung nhĩ và nhịp chậm có một
hoặc nhiều đoạn ngừng tim trên 5 giây. Mức độ bằng chứng loại C.

5. Block nhĩ thất cấp III hoặc block nhĩ thất cấp II độ cao ở bất cứ vị trí giải phẫu
nào sau đốt bộ nối nhĩ thất qua catheter đốt. Mức độ bằng chứng loại C.
6. Block nhĩ thất cấp III hoặc block nhĩ thất cấp II độ cao ở bất cứ vị trí giải phẫu
nào sau phẫu thuật mà tiên lượng không thể hồi phục được. Mức độ bằng chứng
loại C.
7. Block nhĩ thất cấp III hoặc block nhĩ thất cấp II độ cao ở bất cứ vị trí giải phẫu
nào do bệnh lý thần kinh cơ có hay không có triệu chứng. Mức độ bằng chứng
loại B.
8. Block nhĩ thất cấp II mà triệu chứng do nhịp chậm ở bất cứ loại hay vị trí giải
phẫu nào. Mức độ bằng chứng loại B.
9. Block nhĩ thất cấp III dai dẳng không có triệu chứng ở bất cứ vị trí giải phẫu nào,
có tần số tim lúc thức trên 40 chu kỳ/phút nhưng có tim to hoặc suy thất trái hoặc
vị trí block là dưới nút nhĩ thất. Mức độ bằng chứng loại B.
10. Block nhĩ thất cấp III hoặc block nhĩ thất cấp II khi gắng sức mà không có bệnh
tim thiếu máu cục bộ. Mức độ bằng chứng loại C.
Loại IIa
1. Block nhĩ thất cấp III dai dẳng không có triệu chứng, có nhịp thoát trên 40 chu
kỳ/phút mà không có tim to. Mức độ bằng chứng loại C.
2. Block nhĩ thất cấp II ở mức trong His hoặc dưới His không có triệu chứng thấy
trên thăm dò điện sinh lý. Mức độ bằng chứng loại B.
3. Block nhĩ thất cấp I hoặc II có triệu chứng giống như hội chứng máy tạo nhịp


hoặc có ảnh hưởng huyết động. Mức độ bằng chứng loại B.
4. Block nhĩ thất cấp II kiểu Mobitz II không triệu chứng có khoảng QRS hẹp. Khi
block nhĩ thất cấp II kiểu Mobitz II có QRS rộng hoặc có kèm block nhánh phải
đơn độc thì chỉ định sẽ trở thành chỉ định loại I. Mức độ bằng chứng loại B.
Loại IIb
1. Bệnh lý thần kinh cơ có hay không có triệu chứng bởi tiến triển block nhĩ thất là
không thể dự báo được trên những bệnh lý này. Mức độ bằng chứng loại B.

2. Block nhĩ thất do thuốc hoặc ngộ độc thuốc mà block này dự báo có thể tái phát
lại kể cả khi đã bỏ thuốc. Mức độ bằng chứng loại B.
Loại III
1. Block nhĩ thất cấp I. Mức độ bằng chứng loại B.
2. Block nhĩ thất cấp I tại vị trí trên His hoặc không xác định được vị trí block tại
His hoặc dưới His. Mức độ bằng chứng loại C.
3. Block nhĩ thất mà tiên lượng có thể hồi phục và không tái diễn. Mức độ bằng
chứng loại B.
2.1.3. Block hai nhánh mạn tính
Chỉ định cấy máy tạo nhịp trong block hai nhánh mạn tính
(Theo ACCF/AHA/HRS 2012)
Loại I:
1. Block nhĩ thất cấp II hoặc block nhĩ thất cấp III từng lúc. Mức độ bằng chứng

loại B.
2. Block nhĩ thất cấp II Mobitz II. Mức độ bằng chứng loại B.
3. Block nhánh luân phiên. Mức độ bằng chứng loại C.

Loại IIa
1. Ngất không chứng minh được là do block nhĩ thất sau khi đã loại trừ các nguyên

nhân khác đặc biệt là tim nhanh thất. Mức độ bằng chứng loại B.
2. Không có triệu chứng nhưng có khoảng HV kéo dài (trên 100 ms) khi thăm dò

điện sinh lý. Mức độ bằng chứng loại B.
3. Bệnh nhân khi thăm dò điện sinh lý thấy có block dưới His mà không phải do

đáp ứng sinh lý. Mức độ bằng chứng loại B.



Loại IIb
1. Bệnh lý thần kinh cơ biểu hiện block 2 nhánh hoặc block bất cứ phân nhánh nào

có hay không có triệu chứng. Mức độ bằng chứng loại C.
Loại III
1. Block hai nhánh không có block nhĩ thất hoặc không triệu chứng. Mức độ bằng

chứng loại B.
2. Block hai nhánh có block nhĩ thất cấp I không có triệu chứng. Mức độ bằng

chứng loại B.
2.1.4. Block nhĩ thất có nhồi máu cơ tim cấp
Chỉ định cấy máy tạo nhịp trong block nhĩ thất có nhồi máu cơ tim cấp
(Theo ACCF/AHA/HRS 2012)
Loại I:
1. Block nhĩ thất cấp II dai dẳng ở hệ thống His- Purkinje với block phân nhánh
luân phiên hoặc block cấp III trong hoặc dưới hệ thống His- Purkinje sau nhồi
máu cơ tim có đoạn ST chênh lên. Mức độ bằng chứng loại B.
2. Block nhĩ thất cấp II độ cao hoặc cấp III thoáng qua dưới nút nhĩ thất kèm theo
block nhánh. Nếu vị trí block này không rõ, có thể cần xác định qua thăm dò
điện sinh lý. Mức độ bằng chứng loại B.
3. Block nhĩ thất cấp II hoặc III dai dẳng có triệu chứng. Mức độ bằng chứng loại
C.
Loại IIb
1. Block nhĩ thất cấp II hoặc cấp III dai dẳng tại nút nhĩ thất, ngay cả khi không có

triệu chứng. Mức độ bằng chứng loại B.
Loại III
1. Block nhĩ thất thoáng qua khi không có rối loạn dẫn truyền trong thất. Mức độ
bằng chứng loại B.

2. Block nhĩ thất thoáng qua có kèm theo block nhánh trái trước đơn độc. Mức độ
bằng chứng loại B.
3. Block nhánh mới xuất hiện hoặc block hai nhánh khi không có triệu chứng. Mức


độ bằng chứng loại B.
4. Block nhĩ thất cấp I dai dẳng không triệu chứng có kèm theo block nhánh hoặc
hai nhánh. Mức độ bằng chứng loại B

2.1.5. Ngất do tăng phản xạ xoang cảnh và phản xạ thần kinh tim
Chỉ định cấy máy tạo nhịp trong ngất do tăng phản xạ xoang cảnh và phản
xạ thần kinh tim
(Theo ACCF/AHA/HRS 2012)
Loại I:
1. Ngất tái diễn khi kích thích xoang cảnh và ép xoang cảnh gây ra vô tâm thu kéo

dài trên 3 giây. Mức độ bằng chứng loại C.
Loại IIa
1. Ngất không rõ yếu tố kích hoạt và có tăng đáp ứng ức chế tim kéo dài trên hoặc

bằng 3 giây. Mức độ bằng chứng loại C.
Loại IIb
1. Ngất phản xạ thần kinh tim trên bệnh nhân có tim chậm tự phát hoặc trong khi
làm nghiệm pháp bàn nghiêng. Mức độ bằng chứng loại B.
Loại III
1. Tăng phản xạ ức chế tim khi kích thích xoang cảnh không triệu chứng, hoặc các
triệu chứng cường phế vị. Mức độ bằng chứng loại C.
2. Ngất vận mạch phế vị khi mà các biện pháp thay đổi hành vi có hiệu quả. Mức
độ bằng chứng loại C.
2.2. Tạo nhịp trong các tình trạng bệnh lý khác

2.2.1. Tạo nhịp sau ghép tim
Chỉ định tạo nhịp sau ghép tim
(Theo ACCF/AHA/HRS 2012)
Loại I:
1. Tim chậm không thích hợp kéo dài hoặc tim chậm có triệu chứng mà tiên lượng

không hồi phục, và các chỉ định tạo nhịp loại I khác. Mức độ bằng chứng loại C.
Loại IIb:


2. Tim chậm tương đối kéo dài hoặc tái diễn, hạn chế tình trạng phục hồi sau ghép tim.
Mức độ bằng chứng loại C.
3. Ngất xảy ra sau ghép tim, ngay cả khi không có bằng chứng tim chậm. Mức độ bằng chứng
loại C.

2.2.2. Dự phòng và cắt cơn tim nhanh
Chỉ định tạo nhịp trong dự phòng và cắt cơn tim nhanh
(Theo ACCF/AHA/HRS 2012)
Loại IIa:
1. Tim nhanh trên thất có triệu chứng cắt được cơn tim nhanh bằng tạo nhịp, và khi đốt
triệt qua catheter hoặc kiểm soát bằng thuốc chống loạn nhịp thất bại hoặc gây ra các
tai biến hoặc tác dụng phụ không thích nghi được. Mức độ bằng chứng loại C.
Loại III:
2. Bệnh nhân có sự hiện diện đường phụ nhĩ thất dẫn truyền xuôi nhanh. Mức độ bằng
chứng loại C.

2.2.3. Tạo nhịp dự phòng tim chậm
Chỉ định tạo nhịp trong dự phòng tim chậm
(Theo ACCF/AHA/HRS 2012)
Loại I:

1. Vô tâm thu bền bỉ phụ thuộc tim nhanh thất có hoặc không QT dài. Mức độ bằng
chứng loại C.
Loại IIa:
1. Hội chứng QT dài có nguy cơ cao. Mức độ bằng chứng loại C.
Loại IIb:
1. Dự phòng rung nhĩ có triệu chứng, kháng thuốc, hoặc tái diễn có kèm theo nút
xoang bệnh lý. Mức độ bằng chứng loại B.
Loại III:


1. Ngoại tâm thu thất thường xuyên hoặc phức tạp không có tim nhanh thất duy trì và
không có hội chứng QT dài. Mức độ bằng chứng loại C.
2. Tim nhanh thất xoắn đỉnh mà căn nguyên có thể hồi phục. Mức độ bằng chứng loại
A.
2.3. Tạo nhịp tái đồng bộ
2.3.1. Tái đồng bộ ở bệnh nhân người lớn
Chỉ định tạo nhịp tái đồng bộ điều trị suy tim ở người lớn
(Theo ACCF/AHA/HRS 2012)
Loại I:

1. Bệnh nhân có chức năng tâm thu thất trái ≤ 35%, nhịp xoang, block nhánh trái có
QRS ≥ 0.15 giây, suy tim NYHA mức độ II và III, đã điều trị nộ khoa tối ưu. Mức độ
bằng chứng loại A/B.
Loại IIa:
1. Bệnh nhân có chức năng tâm thu thất trái ≤ 35%, nhịp xoang, block nhánh trái có
QRS 0.120-0.149 giây, suy tim NYHA II và III, có triệu chứng dù đã điều trị nộ khoa
tối ưu. Mức độ bằng chứng loại B.
2. Bệnh nhân có chức năng tâm thu thất trái ≤ 35%, nhịp xoang, không có hình thái
block nhánh trái với ≥ 0.15giây, suy tim NYHA III, hoặc suy tim giai đoạn cuối, có
triệu chứng dù đã điều trị nội khoa tối ưu. Mức độ bằng chứng loại A.

3. Bệnh nhân rung nhĩ có chức năng tâm thu thất trái ≤ 35%. Khi điều trị nội khoa tối
ưu nếu như: a/ có chỉ định tạo nhịp thất hoặc các tiêu chuẩn tạo nhịp tái đồng bộ khác
và b/ đốt triệt nút nhĩ thất hoặc kiểm soát tần số bằng thuốc sẽ cần tới tạo nhịp thất gần
100% với tạo nhịp tái đồng bộ. Mức độ bằng chứng loại B.
4. Bệnh nhân đã điều trị nội khoa tối ưu có chức năng tâm thu thất trái ≤ 35% có chỉ
định cấy hoặc thay máy tạo nhịp với tiên lượng tỉ lệ tạo nhịp thất > 40%. Mức độ bằng
chứng loại C.
Loại IIb:


1. Bệnh nhân có chức năng tâm thu thất trái ≤ 30%, suy tim do nhồi máu, nhịp xoang,
block nhánh trái có QRS ≥ 0.15 giây, suy tim NYHA I có triệu chứng khi điều trị nội
khoa tối ưu. Mức độ bằng chứng loại C.
2. Bệnh nhân có chức năng tâm thu thất trái ≤ 35%, nhịp xoang, QRS 0.120-0.149 giây
không có hình thái của block nhánh trái, NYHA III, đã điều trị nội khoa tối ưu. Mức
độ bằng chứng loại B.
3. Bệnh nhân có chức năng tâm thu thất trái ≤ 35%, nhịp xoang, QRS ≥ 0.15 giây
không có hình thái block nhánh trái, NYHA II, có triệu chứng dù đã điều trị nội khoa
tối ưu. Mức độ bằng chứng loại B.
Loại III:
1. Bệnh nhân suy tim NYHA I hoặc II triệu chứng và QRS < 0.15 giây không có hình
thái block nhánh trái. Mức độ bằng chứng loại B.
2. Bệnh nhân có bệnh lý phối hợp đi kèm mà tiên lượng khả năng sống sót dưới một
năm. Mức độ bằng chứng loại C.
2.3.2. Tái đồng bộ ở trẻ em
Không giống như hướng dẫn chỉ định cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ ở bệnh nhân lớn tuổi, cho
đến nay, vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể cho chỉ định cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ trong điều trị
suy tim ở trẻ em do thiếu chứng cứ y học từ các thử nghiệm lâm sàng . Các chỉ định cấy máy tạo
nhịp tái đồng bộ ở trẻ em cũng được áp dụng dựa trên các tiêu chuẩn áp dụng ở người lớn. Tuy
nhiên khác biệt cơ bản so với người lớn là phần lớn các trường hợp suy tim ở bệnh nhi, được cấy

máy tái đồng bộ, xảy ra trên nền bệnh lý tim bẩm sinh. Trong các trường hợp này cần xem xét
đến một số các tiêu chuẩn khác . Một số nghiên cứu gần đây, đã chứng minh vai trò không thể
thiếu của tái đồng bộ trong điều trị suy tim ở trẻ em.
Chỉ định tạo nhịp tái đồng bộ điều trị suy tim ở trẻ em
1. Đáp ứng các tiêu chuẩn chỉ định ở người lớn.
2. Suy tim do bất đồng bộ liên quan đến tạo nhịp trước đó.
3. Siêu âm tim doppler tổ chức hoặc MRI tim thấy có mất đồng bộ vùng ngay cả khi không
có bất đồng bộ điện học.


2.4. Tạo nhịp ở bệnh nhân có bệnh cơ tim phì đại
Tạo nhịp ở bệnh nhân có bệnh cơ tim phì đại
(Theo ACCF/AHA/HRS 2012)
Loại I:
1. Nút xoang bệnh lý và block nhĩ thất ở bệnh nhân có bệnh cơ tim phì đại được áp
dụng như chỉ định trong nút xoang bệnh lý và block nhĩ thất mắc phải. Mức độ bằng
chứng loại C.
Loại IIb:
1. Bệnh nhân kháng thuốc có triệu chứng với bệnh cơ tim phì đại có tắc nghẽn đường
ra thất trái. Mức độ bằng chứng loại A. Như với chỉ định loại I, khi bệnh nhân có các
yếu tố nguy cơ đột tử tim hiện diện, xem xét chỉ định tạo nhịp hai buồng có phá rung.
Loại III:
1. Bệnh nhân không có triệu chứng hoặc các triệu chứng có thể được kiểm soát bằng
thuốc. Mức độ bằng chứng loại C.
2. Bệnh nhân có triệu chứng nhưng không có tắc nghẽn đường ra thất trái. Mức độ
bằng chứng loại C.
2.5. Tạo nhịp ở trẻ em, vị thành niên, và bệnh nhân có tim bẩm sinh
Tạo nhịp ở trẻ em, vị thành niên, và bệnh nhân có tim bẩm sinh (TBS)
(Theo ACCF/AHA/HRS 2012)
Loại I:

1. Block nhĩ thất cấp II độ cao và Block nhĩ thất cấp III có triệu chứng tim chậm,
suy giảm chức năng thất, hoặc cung lượng tim giảm. Mức độ bằng chứng loại C.
2. Suy nút xoang có triệu chứng lâm sàng do NTC theo tuổi. Mức độ bằng chứng
loại B.
3. Block nhĩ thất cấp II độ cao hoặc cấp II sau phẫu thuật được tiên lượng không
hồi phục hoặc kéo dài ≥ 7 ngày sau phẫu thuật tim. Mức độ bằng chứng loại B.
4. Block nhĩ thất cấp III bẩm sinh có QRS rộng, nhịp thất đa dạng, hoặc rối loạn
chức năng thất. Mức độ bằng chứng loại B.
5. Block nhĩ thất bẩm sinh ở trẻ bú mẹ có tần số thất < 55 lần/phút hoặc TBS với


nhịp thất < 70 lần/phút. Mức độ bằng chứng loại C.

Loại IIa:
1. TBS có tim chậm để phòng ngừa cơn tim nhanh tái diễn do tim nhanh vào lại
trong nhĩ; suy nút xoang do căn nguyên nội tại hoặc do các thuốc chống loạn
nhịp. Mức độ bằng chứng loại C.
2. Block nhĩ thất cấp III bẩm sinh tồn tại trên 1 tuổi có tần số tim trung bình < 50
lần/phút, khoảng ngừng thất đột ngột kéo dài quá 2 hoặc 3 lần khoảng cơ bản,
hoặc có kèm theo triệu chứng không thích nghi khi gắng sức. Mức độ bằng
chứng loại B.
3. Tim chậm xoang trên bệnh nhân TBS phức tạp có tần số tim lúc nghỉ < 40
lần/phút hoặc có khoảng ngừng thất trên 3 giây. Mức độ bằng chứng loại
4. TBS có rối loạn huyết động do nhịp xoang chậm hoặc do bất đồng bộ NT. Mức
độ bằng chứng loại C.
5. Ngất không rõ nguyên nhân sau phẫu thuật TBS bị Block nhĩ thất tạm thời sau
phẫu thuật có block nhánh tồn lưu sau khi đã đánh giá cẩn thận để loại trừ các
nguyên nhân ngất khác. Mức độ bằng chứng loại B.
Loại IIb:
1. Block nhĩ thất cấp III đã hồi phục sau phẫu thuật tim còn block 2 nhánh tồn lưu.

Mức độ bằng chứng loại C.
2. Block nhĩ thất cấp III ở trẻ không có triệu chứng có tần số tim ở mức chấp nhận,
phức bộ QRS hẹp, và chức năng thất bình thường. Mức độ bằng chứng loại B.
3. Tim chậm xoang không triệu chứng sau phẫu thuật TBS có sửa chữa 2 thất có tần
số tim lúc nghỉ < 40 lần/phút hoặc khoảng ngừng thất > 3 giây. Mức độ bằng
chứng loại C.
Loại III:
1. Block nhĩ thất tạm thời sau phẫu thuật đã hồi phục về bình thường ở bệnh nhân
không có triệu chứng. Mức độ bằng chứng loại B.
2. Block 2 nhánh không triệu chứng có hoặc không có Block nhĩ thất cấp I sau
phẫu thuật TBS và không có Block nhĩ thất hoàn toàn tạm thời sau phẫu thuật.


Mức độ bằng chứng loại C.
3. Block nhĩ thất cấp I không triệu chứng. Mức độ bằng chứng loại C.
4. Tim chậm xoang không triệu chứng có khoảng ngừng tim dài nhất < 3 giây và
tần số tim tối thiểu > 40 lần/phút. Mức độ bằng chứng loại C.

2.6. Cấy máy phá rung
Chỉ định cấy máy phá rung
(Theo ACCF/AHA/HRS 2012)
Loại I:
1. Các trường hợp sống sót sau ngừng tim do rung thất hoặc tim nhanh thất có rối
loạn huyết động sau khi đã xác định và loại trừ các nguyên nhân có thể điều chỉnh
được. Mức độ bằng chứng loại A.
2. Cơn tim nhanh thất bền bỉ xuất hiện tự phát trên bệnh nhân có bệnh tim thực tổn có
hay không gây rối loạn huyết động. Mức độ bằng chứng loại B.
3. Ngất chưa rõ nguyên nhân nhưng gây được cơn tim nhanh thất bền bỉ có rối loạn
huyết động hoặc rung thất khi thăm dò điện sinh lý học tim. Mức độ bằng chứng
loại B.

4. Bệnh nhân có chức năng tâm thu thất trái ≤ 35% sau nhồi máu cơ tim đã 40 ngày
và mức độ cơ năng NYHA II hoặc III. Mức độ bằng chứng loại A.
5. Bệnh cơ tim giãn không do thiếu máu có chức năng tâm thu thất trái ≤ 35% và mức
độ cơ năng NYHA II hoặc III. Mức độ bằng chứng loại B.
6. Bệnh nhân rối loạn chức năng thất trái ≤ 30% do nhồi máu cơ tim đã 40 ngày và cơ
năng NYHA I. Mức độ bằng chứng loại A.
7. Bệnh nhân có tim nhanh thất không bền bỉ do nhồi máu cơ tim, chức năng tâm thu
thất trái ≤ 40%, có gây rung thất hoặc nhanh thất bền bỉ trong khi thăm dò điện
sinh lý tim. Mức độ bằng chứng loại B.
Loại IIa:
1. Ngất không rõ nguyên nhân trên bệnh cơ tim giãn không do thiếu máu cục bộ có
rối loạn chức năng thất trái nặng. Mức độ bằng chứng loại C.
2. Tim nhanh thất dai dẳng ở bệnh nhân có chức năng thất trái bình thường hoặc gần
như bình thường. Mức độ bằng chứng loại C.


3. Bệnh cơ tim phì đại có ít nhất một yếu tố nguy cơ đột tử chính. Mức độ bằng
chứng loại C.
4. Bệnh loạn sản thất phải gây loạn nhịp có ít nhất một yếu tố nguy cơ gây đột tử.
Mức độ bằng chứng loại C.
5. Giảm nguy cơ đột tử ở bệnh nhân bị hội chứng QT dài đã bị ngất và/hoặc tim
nhanh thất trong khi đang được điều trị bằng các thuốc chẹn beta. Mức độ bằng
chứng loại B.
6. Bệnh nhân ngoại trú đang trờ ghép tim. Mức độ bằng chứng loại C.
7. Hội chứng Brugada đã ngất. Mức độ bằng chứng loại C.
8. Hội chứng Brugada có bằng chứng tim nhanh thất nhưng không gây ngừng tuần
hoàn. Mức độ bằng chứng loại C.
9. Cơn tim nhanh thất đa hình thái phụ thuộc catecholamin có ngất/cơn tim nhanh thất
dai dẳng trong khi đang dùng các thuốc chẹn bêta. Mức độ bằng chứng loại C.
10. Bệnh nhân Sarcoidosis tim, viêm cơ tim tế bào khổng lồ, bệnh Chagas. Mức độ

bằng chứng loại C.
Loại IIb:
1. Bệnh cơ tim không do thiếu máu cục bộ với chức năng tâm thu thất trái ≤ 35% và
NYHA cơ năng độ I. Mức độ bằng chứng loại C.
2. Hội chứng QT kéo dài có các yếu tố nguy cơ đột tử. Mức độ bằng chứng loại B.
3. Ngất không rõ nguyên nhân trên bệnh nhân có bệnh tim thực tổn nặng nhưng
không xác định được nguyên nhân gây ngất sau khi đã thực hiện đầy đủ các thăm
dò không xâm nhập và xâm nhập. Mức độ bằng chứng loại C.
4. Bệnh cơ tim mang tính gia đình có liên quan đến đột tử. Mức độ bằng chứng loại
C.
5. Bệnh cơ tim xốp ở thất trái. Mức độ bằng chứng loại C.
Loại III:
1. Các trường hợp chỉ định thuộc nhóm I, IIa, IIb ở trên có thời gian sống sót kỳ vọng
kéo dài không quá 1 năm với mức độ cơ năng chấp nhận được. Mức độ bằng
chứng loại C.
2. Tim nhanh thất và rung thất dai dẳng. Mức độ bằng chứng loại C.
3. Bệnh nhân rối loạn tâm thần không hợp tác trong thủ thuật cấy máy và theo dõi sau


cấy máy. Mức độ bằng chứng loại C.
4. Suy tim NYHA độ IV không đáp ứng với điều trị nội tối ưu và không phải là ứng
viên để ghép tim hay tạo nhịp tái đồng bộ tim. Mức độ bằng chứng loại C.
5. Ngất không rõ nguyên nhân ở bệnh nhân không có bệnh tim thực tổn và không gây
được tim nhanh thất khi thăm dò điện sinh lý. Mức độ bằng chứng loại C.
6. Các trường hợp rung thất hoặc nhanh thất có thể điều trị bằng phẫu thuật hay đốt
điện (rối loạn nhịp nhĩ trên nền hội chứng WPW, tim nhanh thất từ đường ra thất
phải hoặc đường ra thất trái,tim nhanh thất tự phát, tim nhanh thất vào lại nhánh ở
bệnh nhân không có bệnh tim thực tổn. Mức độ bằng chứng loại C.
7. Tim nhanh thất với ở bệnh nhân không có bệnh tim thực tổn gây ra bởi các nguyên
nhân có thể điều chỉnh được (như rối loạn điện giải, ngộ độc thuốc, sang chấn).

Mức độ bằng chứng loại C.

2.7. Chỉ định cấy máy tạo nhịp phá rung ở bệnh nhân nhi và bệnh nhân có tim bẩm
sinh.
Chỉ định cấy máy tạo nhịp phá rung ở bệnh nhân nhi và bệnh nhân có tim bẩm
sinh. (Theo ACCF/AHA/HRS 2012)
Loại I:
1. Các trường hợp sống sót sau ngừng tim sau khi đã xác định và loại trừ các nguyên
nhân có thể điều chỉnh được. Mức độ bằng chứng loại B.
2. Tim nhanh thất bền bỉ có triệu chứng ở bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh sau khi đã
làm thăm dò đánh giá về huyết động và điện sinh lý. Đốt điện hay phẫu thuật có thể
được lựa chọn thay thế trong một số trường hợp nhất định. Mức độ bằng chứng
loại C.
Loại IIa:
1. Ngất tái phát không rõ nguyên nhân ở bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh có sự hiện

diện của rối loạn chức năng thất hoặc gây được các rối loạn nhịp thất khi thăm dò
điện sinh lý. Mức độ bằng chứng loại C.
Loại IIb:
1. Ngất tái phát xảy ra trên bệnh nhân bệnh tim bẩm sinh phức tạp kèm theo rối loạn


chức năng thất trái tiến triển nhưng chưa xác định được nguyên nhân qua các thăm
dò xâm nhập và không xâm nhập. Mức độ bằng chứng loại C.
Loại III:
1. Giống các chỉ định loại III trong chỉ định cấy máy phá rung ở bệnh nhân người lớn.
Mức độ bằng chứng loại C.

3. Tóm lại
Cấy máy tạo nhịp tim, máy phá rung, máy tạo nhịp tái đồng bộ là những phương pháp

điều trị can thiệp được áp dụng trong nhiều tình trạng bệnh lý tim mạch. Chỉ định can
thiệp phải dựa trên sự cân nhắc kĩ càng giữa lợi ích và nguy cơ trong từng trường hợp
nhằm đạt được hiệu quả tối đa cho bệnh nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Epstein AE, DiMarco JP, Ellenbogen KA, et al (2008). ACC/AHA/HRS 2008 Guidelines for
Device-Based Therapy of Cardiac Rhythm Abnormalities: a report of the American College
of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines (Writing
Committee to Revise the ACC/AHA/NASPE 2002 Guideline Update for Implantation of
Cardiac Pacemakers and Antiarrhythmia Devices) developed in collaboration with the
American Association for Thoracic Surgery and Society of Thoracic Surgeons. J Am Coll
Cardiol; 51:e1.

2. Motonag KS, Dubin AM (2014). Cardiac resynchronization therapy for pediatric patients
with heart failure and congenital heart disease: a reappraisal of results. Circulation; 129, 18,
1879-91.



×