Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Luận văn thiết kế hệ thống động lực tàu thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 82 trang )

PHỤ LỤC
Danh mục bản vẽ ................................................................................................... i
Danh mục hình ..................................................................................................... ii
Danh mục bảng biểu ...........................................................................................iii
Lời cảm ơn ............................................................................................................. v
Phần mở đầu ........................................................................................................ vi
Giới thiệu chung ................................................................................................. vii
Chương 1: Tính toán sức cản, chọn máy chính vàthiết kế sơ bộ chân vịt ..... 1
1.1. Tính sức cản ............................................................................................. 1
1.1.1. Giới thiệu ............................................................................................ 1
1.1.2. Nhiệm vụ ............................................................................................ 1
1.1.3. Các phương pháp tính toán sức cản phổ biến:............................... 2
1.1.4. Tính toán ............................................................................................ 5
1.2. Chọn máy chính ....................................................................................... 8
1.3. Thiết kế sơ bộ chân vịt .......................................................................... 10
1.3.1. Giới thiệu .......................................................................................... 10
1.3.2. Nhiệm vụ .......................................................................................... 10
1.3.3. Thiết kế chân vịt .............................................................................. 10
Chương 2: Thiết kế hệ trục tàu thủy ................................................................ 19
2.1. Giới thiệu: ............................................................................................... 19
2.2. Nhiệm vụ ................................................................................................. 19
2.3. Tính toán ................................................................................................ 20
2.3.1. Chọn vật liệu làm trục: ................................................................... 20
2.3.2. Tính đường kính trục: .................................................................... 20
2.3.3. Tính toán thiết bị hệ trục: .............................................................. 22
2.3.4. Nghiệm bền hệ trục ......................................................................... 29
Chương 3: Tính toán các thiết bị động lực tổng kết các thiết bị trong buồng
máy....................................................................................................................... 39


3.1. Giới thiệu ................................................................................................ 39


3.2. Nhiệm vụ: ............................................................................................... 40
3.3. Tổng quan về hệ thống năng lượng và trang trí động lực ................. 41
3.3.1. Máy chính......................................................................................... 41
3.3.2. Máy phát điện .................................................................................. 42
3.4. Tính toán các hệ thống phụ trợ ............................................................ 42
3.4.1. Hệ thống nhiên liệu ......................................................................... 42
3.4.2. Hệ thống dầu nhờn .......................................................................... 48
3.4.3. Hệ thống làm mát: ........................................................................... 53
3.4.4. Hệ thống hút khô– dằn tàu:........................................................... 62
Chương 4: Bố tríbuồng máy............................................................................. 64
4.1. Giới thiệu ................................................................................................ 65
4.2. Nguyên tắc chung bố tríbuồng máy .................................................... 65
Chương 5: Kết luận và đề xuất ýkiến .............................................................. 67
5.1. Kết luận .................................................................................................. 68
5.2. Đề xuất ýkiến: ....................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 70



Danh mục bản vẽ
1. Toàn đồ hệ trục
2. Bố tríhệ trục
3. Hệ thống nhiên liệu
4. Hệ thống làm mát
5. Hệ thống dầu nhờn

i


Danh mục hình

Hình 1.1

Đồ thị sức cản

Hình 1.2

Kích thước động cơ theo catalogue

Hình 1.3

Tam giác bước xoắn làm khuôn

Hình 2.1

Kích thước phần côn trục chân vịt

Hình 2.2

Kích thước ống bao trục

Hình 2.3

Kích thước phần côn nối hộp số

Hình 2.4

Kích thước then

Hình 2.5


Bích nối trục

Hình 2.6

Sơ đồ tính toán phụ tải

ii


Danh mục bảng biểu

Bảng 1.1

Bảng thống kêtí
nh sức cản theo phương pháp Zvonkov

Bảng 1.2

Bảng tính dựa đồ thị Taylor

Bảng 1.3

Bảng kích thước xác định tam giác bước xoắn

Bảng 2.1

Trị số k3

Bảng 2.2


Kích thước phần côn trục chân vịt

Bảng 2.3

Kích thước phần côn nối hộp số

Bảng 2.4

Bảng kích thước then theo tiêu chuẩn

Bảng 2.5

Kích thước then ở chỗ lắp với chân vịt

Bảng 2.6

Kích thước then ở chỗ lắp với tuốc tô

Bảng 2.7

Kích thước bạc cao su áo đồng thau

Bảng 2.8

Kích thước bích nối trục

Bảng 2.9

Nghiệm bền hệ trục theo hệ số an toàn


Bảng 2.10

Kiểm tra độ võng do uốn

Bảng 2.11

Nghiệm ổn định dọc trục

Bảng 3.1

Tính két dầu đốt dự trữ

Bảng 3.2

Bảng tính dung tích két dầu đốt trực nhật

Bảng 3.3

Bảng tính lưu lượng bơm

Bảng 3.4

Bảng tính két dầu bẩn

Bảng 3.5

Bảng tính bơm vận chuyển dầu bẩn vàthiết bị phân ly dầu nước

Bảng 3.6


Bảng tính két dầu nhờn dự trữ

Bảng 3.7

Các thông số tính của máy chính

Bảng 3.8

Các thông số tính của máy diesel lai máy phát

Bảng 3.9

Các thông số tính toán của két giãn nở
iii


Bảng 3.10

Tính toán bầu sinh hàn nước ngọt cho các máy

Bảng 3.11

Bảng tính hệ thống hút khô– dằn tàu

iv


Lời cảm ơn
Luận văn tốt nghiệp là kết quả của quá trình phấn đấu học tập sau 4 năm
trên giảng đường đại học. Đây là kết quả tổng hợp quá trình học tập và rèn luyện

của em trong nhà trường và ngoài thực tế. Để hoàn thành đề tài luận văn và kết
thúc khóa học, với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
trường Đại học Bách Khoa TP.HCM đã tạo điều kiện cho em có môi trường học
tập tốt trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Thầy Nguyễn Vương Chí đã nhiệt tình cung cấp
những kiến thức bổ ích cho em trong suốt quá trình và trực tiếp hướng dẫn em
hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này. Đồng thời, em xin bày tỏ lòng cảm ơn
tới các thầy cô ở Bộ môn Kỹ thuật Tàu Thủy , các bạn bè sinh viên đã giúp đỡ, tạo
điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài luận văn tốt
nghiệp lần này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Phạm Trần Duy Khanh

v


Phần mở đầu
Lýdo chọn đề tài

I.

Việc thiết kế và đóng mới tàu thủy làmột trong những trọng tâm của
nghành đóng tàu nước ta. Trang trí động lực tàu thuỷ làmột bộ phận quan trọng
để tạo thành một con tàu hiện đại. Ở nước ta, vận tải đường biển ngày càng phát
triển, ngành đóng tàu ngày càng mở rộng vàthiết kế hệ thống động lực tàu thuỷ
trở thành một vấn đề lớn mànhiều nhànghiên cứu, thiết kế, chế tạo đang quan
tâm.
Sau 4 năm theo học nghành Kỹ Thuật Tàu Thủy tại khoa Kỹ Thuật Giao

Thông, Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM, nay em được giao nhiệm vụ thực
hiện đề tài tốt nghiệp: “Thiết kế hệ thống động lực tàu hàng 550 tấn”
II.

Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài này em đã tuân thủ nguyên tắc:

-

Việc thiết kế tàu thủy luôn tuân theo những quy phạm do cục Đăng kiểm

Việt Nam ban hành.
-

Tính an toàn vàtiện lợi cao khi sử dụng.

-

Thiết kế mang tí
nh hiện đại, kinh tế vàphùhợp với khả năng thi công của

Ngành Thiết kế tàu thủy Việt Nam.

vi


Giới thiệu chung
Đề tài: Thiết kế hệ thống động lực cho tàu dầu 555T.
Thông số cơ bản tàu:
- Chiều dài lớn nhất: LMax = 42,95 m

- Chiều dài đường nước thiết kế: LTk = 42 m
- Chiều rộng lớn nhất: BMax = 8,32 m
- Chiều rộng thiết kế: BTk = 8,1 m
- Chiều cao mép boong: D = 2,9 m
- Mớn nước thiết kế: d = 2,6 m
- Lượng chiếm nước: W = 665 tấn
- Hệ số béo thể tích: CB = 0,75
- Khoảng sườn lýthuyết: 500 mm
- Khoảng sườn thực tế: 500 mm
- Tuyến hoạt động: Sông miền Nam
+ Khoảng cách: 500 km
+ Thời gian hành trì
nh của tàu với vận tốc 22 km (lýthuyết)
Hệ thống động lực tàu được tí
nh toán dựa trên thông số tàu cósẵn, thỏa
mãn các quy phạm hiện hành.
Nội dung chính của đề tài bao gồm:
 Chương 1: Tí
nh sức cản, chọn máy chính vàthiết kế sơ bộ chong chóng.
 Chương 2: Thiết kế hệ trục. Tính nghiệm dao động hệ trục.
 Chương 3: Tí
nh toán các thiết bị động lực. Tổng kết các thiết bị buồng máy.
 Chương 4: Bố tríbuồng máy.
 Chương 5: Kết luận và đề xuất ýkiến

vii


viii



Chương 1: Tính toán sức cản, chọn máy chính và thiết kế
sơ bộ chân vịt
1.1.

Tính sức cản

1.1.1. Giới thiệu
Sức cản tàu làtổng hợp tất cả các ngoại lực tác dụng lên tàu làm giảm năng
chuyển động của tàu. Ngoại lực tác dụng lên tàu do nhiều thành phần: Sức cản
sóng, sức cản ma sát, sức cản áp suất,.. để tàu chuyển động được thìlực đẩy tạo ra
do thiết bị đẩy tàu phải thắng được ngoại lực này. Do đó việc tí
nh sức cản tàu rất
quan trọng trong quátrì
nh thiết kế hệ thống động lực cho tàu.
Thiết bị hệ thống động lực làloại chuyên dụng cho tàu thủy và được thiết
kế để làm việc tốt nhất trong các điều kiện:
Nhiệt độ nước ngoài tàu: ~ +25oC
Nhiệt độ không khítrong buồng máy: ~ +45oC
Độ ẩm không khítrong buồng máy: ~75%
Áp suất khíquyển: 760mmHg
1.1.2. Nhiệm vụ
- Tính toán sức cản toàn tàu, suy ra công suất cần thiết để đẩy tàu.
- Chọn vận tốc khai thác và động cơ phù hợp cho tàu dựa trên các thông số đã
tính được.

1


1.1.3. Các phương pháp tính toán sức cản phổ biến:

1.1.3.1. Phương pháp hải quân:
Sử dụng để tí
nh công suất kéo của tàu trong quátrì
nh thiết kế sơ bộ.
Công thứ tính như sau:
3

N0 

vs D

2 /3

C0

Trong đó:
o N0: Công suất kéo cần thiết của tàu.
o Vs: Vận tốc tàu (hl/h).
o D: Lượng chiếm nước của tàu.
o C0: Hệ số hải quân
Hệ số hải quân xác định từ tàu mẫu hoặc theo bảng thống kê. Phương pháp
này yêu cầu phải lựa chọn tàu mẫu cóhì
nh dạng gần giống tàu ta thiết kế.
1.1.3.2. Phương pháp Taylor:
Phương pháp này dùng cho tàu chạy chậm vàtrung bình, phạm vi vận tốc
từ v /

L 

0,3 ÷ 2,0. Tỉ lệ B/T nằm trong giới hạn 2,25; 3,0 và3,75. Hệ số lăng


trụ tàu từ 0,48 – 0,8. Sử dụng đồ thị taylor xác định được sức cản dư, sức cản ma
sát. Sử dụng hệ số sức cản CF tí
nh riêng cho vỏ tàu sử dụng công thức:
CF 

0, 075

 lo g R n

 2

2

Hệ số sức cản toàn bộ CT = CF + Cr tí
nh cho mỗi vận tốc tương đối v / L
E H P  S .C T .V s

3

Từ đồ thị Taylor, ứng với số Froude, tỉ lệ D/(0,001L)3, hệ số CP vàtỉ lệ
B/T cóthể xác định giátrị của Rr/D.
2


1.1.3.3. Phương pháp Papmiel:
Sử dụng cho các tàu cóthông số cơ bản như sau:





= 0,35 ÷0,8

 L/B = 4 ÷11
 B/T = 1,5 ÷3,5
 Fr < 0,9
Công thức tí
nh:
N0 

D 
L 

3



vs

CP

Trong đó:
D: lượng chiếm nước của tàu (m3)
L: chiều dài thiết kế của tàu (m)


: hệ số phụ thuộc vào số trục chân vịt.




= 1 khi tàu có1 trục chân vịt.



= 1,05 khi tàu có2 trục chân vịt.



= 1,075 khi tàu có3 trục chân vịt.



= 1,1 khi tàu có4 trục chân vịt.
Hệ số



được tính theo công thức:

  0, 7  0,3

L
100

Nếu L ≥ 100 thì = 1
  10

B




: hệ số thon của tàu.

L

Với B làchiều rộng tàu, L làchiều dài tàu,



CP: hệ số xác định từ đồ thị papmiel, trong đó

3

làhệ số béo thể tích của tàu.
v 's  v s


L


Sức cản toàn tàu được xác định bằng công thức:
R  75

N0

(kG)

v

Với v(m/s) vàN0(cv)

1.1.3.4. Phương pháp Zvonkov
Lực cản tàu sông ( vỏ thép ) cóthể tí
nh theo công thức sau:
R   r . . v

1,8 2 5

  . . S  v

1,7  4 F r

Trong đó:
 r : Hệ số lực cản ma sát

 r  0 ,1 7 : Đối với tàu vỏ thép
 r  0, 2 3  0, 2 5 : Đối với tàu vỏ gỗ
S  : Diện tích sườn giữa (m2)
 :

Diện tích mặt ướt (m2)

Diện tích mặt ướt của tàu được tí
nh theo công thức gần đúng sau:
 V

2 /3

L

 3, 3 

2 , 0 9V


1/3





V: thể tích chiếm nước của tàu (m3)
L: Chiều dài mặt ướt của tàu (m)


: Hệ số béo thể tích của tàu

v: vận tốc tàu
Fr: Hệ số Froude của tàu được tí
nh theo công thức sau:
4


v

Fr 

gL



: Hệ số sức cản dư được tính theo công thức sau:

 

1 7 , 7 . m .

2 ,5

3

 L 

  2
 6B 

m = 1 đối với tàu cóthiết bị đẩy làchân vịt.
m = 1.2 đối với tàu cóthiết bị đẩy làchân vịt trong ống đạo lưu.
1.1.4. Tính toán
Ta chọn tính sức cản vàcông suất đẩy tàu bằng phương pháp Zvonkov vì
phương pháp này dựa trên kết quả thử môhì
nh vàkết quả đo sức cản của tàu thật
nên sát với thực tế.
Tính sức cản cho tàu theo phương pháp Zvonkov:
Theo các số liệu của Zvonkov, lực cản tàu sông ( vỏ thép ) cóthể tí
nh theo
công thức sau:
R   r . . v

1,8 2 5

  . . S  v


1, 7  4 F r

Diện tích mặt ướt của tàu được tí
nh theo công thức gần đúng sau:
 V

2 /3

L

 3, 3 
2 , 0 9V


1/3

42


2 /3 
 426, 82
  665
 3, 3 
1/3 
2 , 0 9 .6 6 5 



Hệ số Froude của tàu được tí
nh theo công thức sau:

Fr 

v
gL

Hệ số lực cản dư được tính như sau:

5


 

1 7 , 7 . m .

2 ,5



3

 L 

  2
 6B 

17, 7  1  0, 75

2 ,5

3


 3, 2 6

 42 

  2
 6  8 ,1 

Lập bảng thống kêvàvẽ đồ thị sức cản
Bảng 1.1: Bảng thống kêtính sức cản theo phương pháp Zvonkov
v (km/h)

v (m/s)

Rf (kG)

Rd (kG)

R (kG)

0

0

0

0

0


2

0,514

6

1,5

7,5

4

1,029

21,2

11,7

32,9

6

1,543

44,5

38

82,5


7,5

2,058

75,2

88

163,3

9

2,572

113

168,8

281,8

11

3,087

157,7

287,2

444,9


13

3,601

208,9

450,3

659,1

15

4,116

266,5

664,6

931,2

17

4,630

330,4

937,1

1267,5


18,5

5,144

400,5

1274,2

1674,6

20

5,659

476,6

1682,5

2159

22

6,173

558,6

2168,5

2727


24

6,688

646,4

2738,6

3385,1

26

7,202

740,1

3399,4

4139,4

28

7,717

839,4

4157

4996,4


6


v: Vận tốc tàu ( theo nhiệm vụ hoặc giả thiết)
Rf =  r . .v 1 ,8 2 5
R d   . . S  .v

1 ,7  4 F r

R = Rf + Rd
Vẽ đồ thị sức cản: Dựa vào các thông số đã liệt kêtrong bảng ta vẽ được đồ
thị sức cản theo vận tốc tàu.

Hình 1.1: Đồ thị sức cản
- Tính công suất máy chí
nh
Tại vận tốc khai thác v = 22 km/h sức cản R = 2727 kG
Công suất kéo cần thiết:
EPS 

Rv



75

2 7 2 7  6 ,1 7 3
75

Trong đó:

v: Vận tốc (m/s)
7

 224

HP


R: Sức cản (kG)
Công suất máy được tí
nh theo công thức:
Pe 

EPS  k

 H S  T  V  R P 

Trong đó:
 H S  0 , 9 7 : Hiệu suất hộp số

 T  0 , 9 5 : Hiệu suất trục chân vịt
 V  1,1 3 : Hiệu suất vỏ tàu
 R  1, 0 2 5 : Hiệu suất dòng xoáy

 P  0 , 5 Hiệu suất chân vịt giả thiết
  0,98

: Hệ số hiệu chỉnh điều kiện môi trường

k : Để đảm bảo đủ công suất hoạt động cho tàu, ta chọn hệ số dự

trữ công suất k = 1,15
Vậy công suất máy cần thiết tối thiểu bằng:
Pe 

1.2.

EPS  k

 H S  T  V  R P 



2 2 4  1,1 5
0 , 9 7  0 , 9 5  1,1 3  1, 0 2 5  0 , 5  0 , 9 8

Chọn máy chính

- Chọn động cơ:
o Hãng: YANMAR MARINE
o Model: 6EY17W
o Công suất: 375 kW (502 HP)
o Số thì
:4
o Số xylanh: 6 xylanh thẳng hàng
o Đường kí
nh xylanh: 170 mm
o Hành trì
nh piston: 230 mm
8


 492

HP


o Vòng tua máy: 420 RPM
o Trọng lượng máy: 3880 kg
o Hộp số kèm theo:
 Model: YXH-500
 Tỉ số truyền: 3,48
 Trọng lượng: 700 kg
o Tổng trọng lượng máy: 4580 kg

Hình 1.2: Kích thước động cơ theo catalogue

9


1.3.

Thiết kế sơ bộ chân vịt

1.3.1. Giới thiệu
Hệ số đẩy của tàu bao gồm máy chính, hệ trục vàchân vịt được thiết kế đảm
bảo tần số dao động xoắn nguy hiểm không xảy ra giữa khoảng 85% tới 100%
vòng quay tương ứng với công suất lớn nhất của động cơ.
Chân vịt được thiết kế dựa trên tốc độ, công suất động cơ và các chế độ tải của tàu
sao cho lực đẩy làtối ưu trên dải tốc độ khai thác.
1.3.2. Nhiệm vụ
- Tính chọn các hệ số chân vịt

- Tính toán các thông số kỹ thuật chân vịt
- Kiểm tra sủi bọt chân vịt
1.3.3. Thiết kế chân vịt
- Vật liệu: Đồng thau
o Loại: Đồng thau mangan đúc cấp 1
o Cấp: HBsC 1
o Giới hạn chảy: [  C ] ≥ 175 N/mm2
o Giới hạn bền kéo: [ 

K

] ≥ 446 N/mm2

- Loại chân vịt: Wageningen Seri B
- Số lượng chân vịt: 1
- Số cánh: Z = 4
- Chiều quay: quay phải
1.3.3.1. Hệ số lực hút, hệ số dòng theo:
Tính theo công thức Taylor cho tàu 1 chân vịt
Hệ số dòng theo (theo Taylor):
w = 0,5CB – 0,05 = 0,5.0,75 – 0,05 = 0,325
10


Hệ số lực hút:
t= 0,6.w(1+0,67w) = 0,6.0,325(1+0,67.0,325) = 0,237
1.3.3.2. Tính toán thiết kế chân vịt:
Xác định đường kính chân vịt lớn nhất:
DMax = 0,75.d =0,75.2,6 = 1,95 m
Xác định độ chìm trục chân vịt:

HS = d – (DMax/2) – 0,04DMax – 0,2
= 2,6 – (1,95/2) – 0,04.1,95 – 0,2
= 1,347
Nhiệt độ nước vùng hoạt động: T = 24oC
Vận tốc: v = 22 km/h = 6,173 m/s
Lực cản tàu R: từ đồ thị sức cản với v = 22 km/h ta có:
R = 2727 kG
EPS = Rv/75 = 224 HP
BHP = 502 HP
Công suất truyền đến trục chân vịt do tổn thất vì điều kiện môi trường và
tính đến hiệu suất đường trục:
PD  C m t . T . B H P  0 , 9  0 , 9 5  5 0 2  4 3 0 HP

Tần suất quay chân vịt tàu nhận khoảng 98% đến 99% tần suất định mức,
nên tần suất tính toán sẽ là:
N = 0,98 . 420 = 412 vòng / phút
Vòng quay chân vịt trong một giây:
11


n= N/60 = 412/60= 6,86 v/s
Áp suất tác dụng lên tâm trục chân vịt:
Po = Pa + γ. Hs = 10330 + 1025.1,347 = 11710,7 KG/m2
Trong đó:
Áp suất khíquyển tại mặt thoáng:

Pa = 10330 kG/m2

Chiều chìm tới trục chân vịt:


Hs = 1,347 m

Trọng lượng riêng của nước biển:

γ = 1025 KG/m³

Tỉ lệ mặt đĩa:
aE 

(1, 3  0 , 3 Z ) T
( p0  pd ) D

2

 K 

(1, 3  0 , 3  4 )  3 6 5 5
(1 1 7 1 0 , 7  2 4 0 )  2 , 9

2

 0, 2  0,538

 Chọn a E = 0,85
Lực đẩy của chân vịt T dựa vào công suất máy PD:
T = (8,5 ~ 12)PD =8,5.430 = 3655 kG
Áp suất hơi bão hòa: pd = 240 kG/m2
K = 0,2
Tính chọn thông số hì
nh học chân vịt

Bảng 1.2: Bảng Tính dựa đồ thị Taylor
STT

Kíhiệu vàcông thức

Đơn vị

Giátrị

1

Vs

Hl/h

12

2

V a  V s (1  w )

Hl/h

8,1

12


3


Bp 

60n
2

.

Va

 opt

4

400

PD
Va

- đọc từ đồ thị

250

  0 , 9 5 opt

5
6

D  0,305.

237,5


V a .

m

1,4

N

H/D - đọc từ đồ thị

7

- đọc từ đồ thị

p

8
9

0,75

T 

7 5 . PD .

0,48

p


kG

3711

kG

2832

0 , 5 1 5 .V a

T e  T (1  t )

10

Ta cólực đẩy chân vịt: T = 3711 kG
Lực đẩy thực tế của tàu: Te = 2832 kG
Sai số giữa lực đẩy thực tế của tàu vàsức cản toàn tàu:
 

Te  R



2832  2727

Te

 1 0 0 %  3, 7 1 %  5 %

2832


Kết luận: máy đã chọn làhoàn toàn hợp lývàứng với các thông số hì
nh
học của chân vịt như sau :
Đường kính chân vịt:

D = 1,4 m

Tỷ lệ bước xoắn:

H/D = 0,75

Tỷ lệ mặt đĩa:

aE = 0,85

Số cánh chân vịt:

Z= 4
13


1.3.3.3. Kiểm tra sủi bọt
Hiện tưởng sủi bọt chân vịt đem đến nhiều tác hại không mong muốn cho
tàu như làm tăng độ ồn và là nguyên nhân làm hư chân vịt tàu do bị xâm thực.
Do đó khi thiết kế chân vịt chúng ta cần kiểm tra sủi bọt nhằm đảm bảo chân
vịt hạn chế bị xâm thực dẫn đến hư hỏng.
Tiểu chuẩn lựa chọn để kiểm tra là “ tiêu chuẩn sủi bọt Burill”.
STT


Kí hiệu

Đơn vị

Giá trị

1

Vp

HL/h

4,2

2

D

m

1,4

3

n

v/s

4,78


4

P/D

0,75

6

ae

0,85

Vận tốc tham chiếu tính tại 0,7R:
V 0 .7 

V p   2 0 , 7 R n  
2

2

4 , 2   2  0 , 7  0 , 7  6 , 8 6   2 1, 5 3
2

2

Hệ số sủi bọt trung bì
nh
 0 .7 

po  pd

0 , 5  V 0 ,7
2



11710, 7  240
0 , 5  1 0 4 , 5  2 1, 5 3

2

 0, 47

Hệ số lực tương ứng tra trên đồ thị Burrill, chọn sủi bọt 20%
 

T / Ac
0 , 5  V 0 ,7
2

 0 ,1 5

14


×