Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Thực trạng và kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về quản lý chất thải rắn y tế tại tuyến xã huyện vũ thư tỉnh thái bình năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.51 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

ĐẶNG THỊ THU NGÀ

THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
TẠI TUYẾN XÃ HUYỆN VŨ THƢ TỈNH THÁI BÌNH
NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Thái Bình, 2018


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y DC THI BèNH

NG TH THU NG

THựC TRạNG Và KIếN THứC, THựC HàNH CủA NHÂN VIÊN Y Tế
Về QUảN Lý CHấT THảI RắN Y Tế TạI TUYếN Xã HUYệN Vũ THƯ
TỉNH THáI BìNH NĂM 2017

LUN VN THC S Y T CễNG CNG


Mó s: 8720701
Hng dn khoa hc:
1. TS. Nguyn Th Hiờn
2. PGS.TS. Ngụ Th Nhu

THI BèNH, 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Đảng ủy, Ban Giám Hiệu, Phòng
quản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế công cộng Trƣờng Đại học Y Dƣợc
Thái Bình cùng các Thầy giáo, Cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiên, và Phó
giáo sƣ Tiến sĩ Ngô Thị Nhu, những ngƣời đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn và
định hƣớng cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn tới chính quyền địa phƣơng, các trạm y tế xã
huyện Vũ Thƣ tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
những ngƣời luôn bên cạnh, chia sẻ, động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Thái Bình, tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn

Đặng Thị Thu Ngà


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là: Đặng Thị Thu Ngà, học viên khóa đào tạo trình độ cao học

Chuyên ngành Y tế công cộng, của trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Bình xin
cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của:
TS. Nguyễn Thị Hiên
PGS.TS. Ngô Thị Nhu
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
đƣợc công bố tại Việt Nam
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác trung
thực và khách quan, đã đƣợc xác nhận và chấp thuận của nơi nghiên cứu.
Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những điều cam đoan trên.
Thái Bình, ngày 25 tháng 5 năm 2018
NGƢỜI CAM ĐOAN

Đặng Thị Thu Ngà


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CTRYT

Chất thải rắn y tế

CTYT

Chất thải y tế

HBV

Hepatitis B Virus (Virus viêm gan B)


HCV

Hepatitis C Virus (Virus viêm gan C)

KCB

Khám chữa bệnh

NVYT

Nhân viên y tế

PHCN

Phục hồi chức năng

SPK

Sản phụ khoa

VSN

Vật sắc nhọn

YHCT

Y học cổ truyền

WHO


World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Đại cƣơng về chất thải y tế ....................................................................... 3
1.1.1. Một số khái niệm về chất thải y tế................................................. 3
1.1.2. Phân định chất thải rắn y tế ........................................................... 4
1.1.3. Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tính chất của chất thải rắn y tế .. 5
1.1.4. Ảnh hƣởng của chất thải rắn y tế đến môi trƣờng và sức khỏe
cộng đồng ...................................................................................... 6
1.2. Quy trình quản lý chất thải rắn y tế ........................................................ 11
1.2.1. Phân loại chất thải ....................................................................... 11
1.2.2. Thu gom chất thải y tế ................................................................. 12
1.2.3. Lƣu giữ chất thải rắn y tế............................................................. 13
1.2.4. Giảm thiểu chất thải y tế .............................................................. 15
1.2.5. Quản lý chất rắn thải y tế thông thƣờng phục vụ mục đích tái chế .. 15
1.2.6. Vận chuyển và xử lý chất thải y tế .............................................. 15
1.2.7. Xử lý chất thải y tế nguy hại ....................................................... 18
1.3. Tình hình quản lý chất thải rắn y tế ........................................................ 18
1.3.1. Tình hình quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới ........................ 18
1.3.2. Tình hình quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam ....................... 21
1.4. Thực trạng kiến thức thực hành của nhân viên y tế về quản lý, xử lý chất
thải rắn y tế ............................................................................................ 24
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 28
2.1. Địa điểm, đối tƣợng và thời gian nghiên cứu ......................................... 28
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu.................................................................... 28
2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................. 29



2.1.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................... 30
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 30
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 30
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu ................................................................... 30
2.2.3. Biến số trong nghiên cứu ............................................................. 30
2.2.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin, các kỹ thuật áp dụng và tiêu
chuẩn đánh giá trong nghiên cứu................................................. 32
2.2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu ........................................................... 35
2.2.6. Đạo đức nghiên cứu ..................................................................... 35
2.2.7. Hạn chế sai số trong nghiên cứu.................................................. 36
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 37
3.1. Thực trạng phân loại, thu gom, lƣu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải y
tế tại các trạm y tế ................................................................................... 37
3.2. Kiến thức, thực hành của nhân viên y tế cơ sở về xử lý chất thải y tế tại
địa bàn nghiên cứu .................................................................................. 43
Chƣơng 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 54
4.1. Thực trạng phân loại, thu gom, lƣu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải y
tế tại các trạm y tế ................................................................................... 54
4.2. Kiến thức, thực hành của nhân viên y tế cơ sở về xử lý chất thải y tế tại
địa bàn nghiên cứu .................................................................................. 63
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 73
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.


Số lƣợng thùng đựng chất thải để trung chuyển chất thải rắn y tế
tại các trạm y tế ........................................................................ 37

Bảng 3.2.

Dụng cụ, bao bì đựng để vận chuyển chất thải rắn y tế ........... 37

Bảng 3.3.

Thực trạng thu gom chất thải y tế của các trạm y tế ................ 39

Bảng 3.4.

Thực trạng vận chuyển, lƣu giữ chất thải y tế của các trạm y tế .. 39

Bảng 3.5.

Thực trạng xử lý ban đầu chất thải rắn y tế của các trạm y tế . 40

Bảng 3.6.

Các phƣơng pháp xử lý, tiêu hủy chất thải lây nhiễm không sắc
nhọn của các trạm y tế .............................................................. 40

Bảng 3.7.

Các phƣơng pháp xử lý, tiêu hủy chất thải sắc nhọn của các
trạm y tế xã ............................................................................... 41

Bảng 3.8.


Các phƣơng pháp xử lý, tiêu hủy chất thải giải phẫu của các
trạm y tế xã .............................................................................. 41

Bảng 3.9.

Các phƣơng pháp xử lý, tiêu hủy chất thải y tế thông thƣờng của
các trạm y tế xã ........................................................................ 42

Bảng 3.10.

Kiến thức đúng của nhân viên y tế về phân loại chất thải y tế
theo nhóm chất thải với thâm niên công tác ............................ 45

Bảng 3.11.

Kiến thức đúng của nhân viên y tế về ngƣời trực tiếp phân loại
rác thải y tế tại các khoa, phòng của trạm ............................... 45

Bảng 3.12.

Kiến thức của nhân viên y tế về phân loại chất thải rắn y tế theo
mã màu ..................................................................................... 46

Bảng 3.13.

Kiến thức đúng của nhân viên y tế về thu gom chất thải rắn y tế .. 46

Bảng 3.14.


Kiến thức đúng của nhân viên y tế về vận chuyển, lƣu giữ chất
thải rắn y tế .............................................................................. 47

Bảng 3.15.

Kiến thức đúng của nhân viên y tế về các đối tƣợng dễ bị ảnh
hƣởng bởi chất thải y tế ........................................................... 49

Bảng 3.16.

Kiến thức của nhân viên y tế về tác hại của chất thải y tế đối với


môi trƣờng................................................................................. 49
Bảng 3.17.

Tỷ lệ nhân viên y tế sử dụng bảo hộ lao động khi tham gia phân
loại chất thải rắn y tế ................................................................ 50

Bảng 3.18.

Thực hành đúng của nhân viên y tế về phân loại CTRYT ...... 50

Bảng 3.19. T hực hành đúng của nhân viên y tế về thu gom, vận chuyển, lƣu
giữ chất thải rắn y tế ................................................................. 51
Bảng 3.20.

Mối liên quan kiến thức về nhóm chất thải rắn y tế và thâm niên
công tác .................................................................................... 51


Bảng 3.21.

Mối liên quan kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế và thâm
niên công tác ............................................................................ 52

Bảng 3.22.

Mối liên quan thực hành về phân loại chất thải rắn y tế ngay sau
khi phát sinh và thâm niên công tác ........................................ 52

Bảng 3.23.

Mối liên quan thực hành về xử lý chất thải rắn y tế ngay sau khi
làm phát sinh và thâm niên công tác......................................... 53


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Thực trạng phân loại chất thải rắn y tế tại các trạm y tế ........ 38

Biểu đồ 3.2.

Phƣơng pháp xử lý, tiêu hủy chất thải hóa học, dƣợc phẩm
của các trạm y tế .................................................................... 42

Biểu đồ 3.3.

Vị trí, công việc chuyên trách tại trạm của nhân viên y tế .... 43


Biểu đồ 3.4.

Tỷ lệ nhân viên y tế đƣợc tập huấn về quy chế quản lý chất
thải rắn y tế ............................................................................ 44

Biểu đồ 3.5.

Kiến thức đúng của nhân viên y tế về xử lý chất thải sắc nhọn 47

Biểu đồ 3.6.

Kiến thức đúng của nhân viên y tế về xử lý chất thải hóa học
nguy hại, dƣợc phẩm quá hạn ................................................ 48


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiệm vụ của ngành Y tế là chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe
nhân dân. Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân
dân, hệ thống các cơ sở y tế không ngừng đƣợc tăng cƣờng, mở rộng và hoàn
thiện. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các hệ thống y tế là sự gia tăng
khối lƣợng lớn chất thải nguy hại ra môi trƣờng, đặc biệt là chất thải rắn y tế
(CTRYT).
Theo Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế với 100 giƣờng thì lƣợng chất thải
phát sinh từ 1,5kg đến 3kg/giƣờng bệnh/một ngày. Chất thải rắn y tế nếu
không đƣợc xử lý đúng sẽ là nguồn truyền bệnh quan trọng, trực tiếp ảnh
hƣởng đến sức khỏe của nhân viên y tế và nguy hại đến môi trƣờng sống của
con ngƣời. Ƣớc tính trên thế giới có khoảng 66.000 trƣờng hợp nhiễm virus
viêm gan B (HBV), 16.000 trƣờng hợp mắc virus viêm gan C (HCV) và

khoảng 5000 trƣờng hợp nhiễm HIV do tai nạn từ các vật sắc nhọn gây ra
cho các nhân viên y tế [47].
Tại Việt Nam, việc quản lý chất thải rắn y tế ngày càng đƣợc ngành y tế
cũng nhƣ xã hội quan tâm, đặc biệt là các loại chất thải có chứa mầm bệnh. Vì
vậy, việc thu gom, phân loại ngay từ nguồn chất thải và xử lý ban đầu, đặc
biệt là chất thải rắn y tế nguy hại sẽ giảm thiểu đƣợc nguy cơ lây bệnh cho
nhân viên y tế và tiết kiệm rất lớn chi phí cho các cơ sở y tế. Để thực hiện
điều này, giải pháp hiệu quả là tăng cƣờng nhận thức và thực hành của nhân
viên y tế (NVYT) trong quản lý và xử lý chất thải y tế.
Nghiên cứu tại 10 bệnh viện khu vực phía Bắc cho thấy nhận thức, thực
hành quản lý và xử lý chất thải bệnh viện của nhân viên y tế tại 10 bệnh viện
này vẫn còn hạn chế. Việc phân loại chƣa thực sự triệt để, tình trạng thu gom
sai, thu gom nhầm vẫn còn xảy ra. Chỉ có 8,3% nhân viên y tế xếp loại giỏi về
kiến thức và 2,5% nhân viên y tế xếp loại giỏi về thực hành quản lý và xử lý


2

chất thải. Trong đó hầu hết là xếp loại trung bình (39,0% có kiến thức xếp
trung bình và 45,1% nhân viên y tế xếp loại trung bình về thực hành) [8].
Vấn đề quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tại tuyến xã hiện nay vẫn còn
nhiều hạn chế, hầu hết các trạm y tế xã chƣa thực hiện tốt xử lý chất thải rắn y
tế trƣớc khi thải ra môi trƣờng. Qua một số khảo sát ban đầu tại cho thấy tỷ lệ
các trạm y tế thực hiện đúng quản lý chất thải rắn y tế còn chƣa cao, cơ sở vật
chất còn hạn chế [24]. Vì vậy, để góp phần đề xuất các biện pháp nâng cao
kiến thức, thực hành cho nhân viên y tế và cải thiện tình trạng quản lý chất
thải rắn y tế phù hợp với điều kiện thực tế tại các trạm y tế, hạn chế mức độ
ảnh hƣởng của chất thải rắn y tế đối với môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng,
chúng tôi tiến hành triển khai thực hiện nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và
kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về quản lý chất thải rắn y tế tại

tuyến xã huyện Vũ Thƣ tỉnh Thái Bình năm 2017”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.

Mô tả thực trạng quản lý (phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển
và xử lý) chất thải rắn y tế tại 30 trạm y tế xã thuộc huyện Vũ Thư
tỉnh Thái Bình năm 2017.

2. Đánh giá kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về quản lý chất
thải rắn y tế tại địa bàn nghiên cứu.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đại cƣơng về chất thải y tế
1.1.1. Một số khái niệm về chất thải y tế
Theo Quy chế Quản lý CTYT của Bộ Y tế ban hành tại Thông tƣ liên
tịch số 58/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 quy định:
+ Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các
cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thƣờng và
nƣớc thải y tế.
+ Chất thải rắn y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các
hoạt động khám chữa bệnh, từ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, xét nghiệm,
chẩn đoán, các hoạt động trong công tác phòng bệnh, các hoạt động nghiên
cứu và đào tạo về y sinh học.
+ Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có
đặc tính nguy hại khác vƣợt ngƣỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây

nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm.
+ Chất thải y tế thông thƣờng bao gồm chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
trong sinh hoạt thƣờng ngày của con ngƣời và chất thải ngoại cảnh trong cơ
sở y tế; chất thải rắn thông thƣờng phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc danh
mục chất thải y tế nguy hại quy định tại Điểm a Khoản 4 nhƣng có yếu tố
nguy hại dƣới ngƣỡng chất thải nguy hại; sản phẩm thải lỏng không nguy hại.
+ Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại,
thu gom, lƣu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá
trình thực hiện.
+ Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát
sinh chất thải y tế.


4

+ Vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi
lƣu giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lƣu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử
lý chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập
trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất
thải y tế [5].
1.1.2. Phân định chất thải rắn y tế
* Chất thải lây nhiễm:
- Chất thải sắc nhọn bao gồm chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc
chọc thủng bao gồm: kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây
truyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lƣỡi dao mổ, đinh, cƣa dùng trong phẫu
thuật và các vật sắc nhọn khác;
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm chất thải bị thấm, dính,
chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh
cách ly;
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm mẫu bệnh phẩm, dụng cụ

đựng dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học
cấp III trở lên;
- Chất thải giải phẫu bao gồm các mô, bộ phận cơ thể thải bỏ và xác
động vật thí nghiệm.
* Chất thải nguy hại không lây nhiễm:
- Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
- Dƣợc phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh bào nguy
hại từ nhà sản xuất;
- Thiết bị y tế vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và
các kim loại nặng;
- Chất hàn răng amalgam thải bỏ;


5

- Chất thải nguy hại khác theo quy định tại thông tƣ số 36/2015/TTBTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng về quản lý chất thải nguy hại (gọi tắt là Thông tƣ số 36/2015/TTBTNMT).
* Chất thải y tế thông thường
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thƣờng ngày của con
ngƣời và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;
- Chất thải rắn thông thƣờng phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh
mục chất thải hoặc thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại quy định tại Điểm a
Khoản 4 Điều này nhƣng có yếu tố nguy hại dƣới ngƣỡng chất thải nguy hại;
1.1.3. Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tính chất của chất thải rắn y tế
Nhận thức về loại CTRYT và số lƣợng CTRYT phát sinh tại các cơ sở
y tế là bƣớc đầu tiên quan trọng trong việc xử lý an toàn CTRYT. Số liệu về
nguồn phát sinh CTRYT đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng khả năng cần thiết tối
thiểu về dụng cụ chứa, nơi tập trung, cách vận chuyển và cách xử lý CTRYT.
Từ số liệu về nguồn phát sinh CTRYT cũng cung cấp cho chúng ta về quy
trình xử lý CTRYT phù hợp, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nguồn kinh phí,

tính toán ích lợi từ tái sử dụng an toàn, tối ƣu hóa hệ thống quản lý CTRYT
và đánh giá tác động môi trƣờng.
Các cơ sở y tế khác nhau sẽ có phát sinh các nguồn CTRYT chủ yếu
theo số lƣợng CTRYT mà tại cơ sở y tế đó thải ra. Theo báo cáo của tổ chức y
tế thế giới (WHO) năm 2014 đã mô tả các nguồn phát sinh CTRYT cơ bản
nhƣ từ bệnh viện gồm có bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện trƣờng, bệnh viện
tuyến huyện, trạm y tế xã. Cơ sở y tế nhƣ trung tâm y tế, cơ sở y tế tƣ nhân,
cơ sở y tế ngành công an, quân đội, các trung tâm nghiên cứu y học, xét
nghiệm, viện công nghệ y sinh, các đơn vị dịch vụ liên quan đến máu, huyết
thanh, cơ quan kiểm tra nghiên cứu động vật…[60]. Cùng với sự phát triển và


6

sự tăng nhanh về số lƣợng giƣờng bệnh điều trị, khối lƣợng phát sinh chất thải
rắn từ các hoạt động y tế có chiều hƣớng ngày càng gia tăng. CTRYT trong
bệnh viện bao gồm hai loại là chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nguy hại y
tế. CTR sinh hoạt chiếm khoảng 75-80% chất thải rắn trong bệnh viện [5].
Theo thống kê, mức tăng chất thải y tế hiện nay là 7,6%/năm. Ƣớc tính
năm 2020 sẽ là 800 tấn/ngày. Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, qua khảo sát
của sở y tế, lƣợng chất thải rắn của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong
năm 2014 là khoảng gần 3000 tấn, riêng lƣợng chất thải nguy hại y tế từ hoạt
động khám chữa bệnh của các cơ sở xấp xỉ 1,6 nghìn tấn [5].
Nguồn phát sinh chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Trà Vinh phát sinh từ
các bệnh viện, các trung tâm y tế, các trạm y tế và các phòng khám tƣ nhân
trên địa bàn các huyện và thành phố. Trong đó nguồn phát sinh lớn và có thể
kiểm soát đƣợc là rác thải từ các bệnh viện, trung tâm y tế và các trạm xá.
Riêng rác thải y tế phát sinh từ các phòng khám tƣ tuy số lƣợng ít nhƣng vấn
đề kiểm soát vô cùng khó khăn. Mỗi ngày các bệnh viện của tỉnh Trà Vinh
thải ra khoảng 1.237kg chất thải y tế thông thƣờng và 193kg chất thải nguy

hại; các phòng khám tƣ, trạm y tế, trung tâm y tế thải ra hơn 480kg chất thải y
tế thông thƣờng và 72kg chất thải y tế nguy hại [25].
1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
1.1.4.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế tới sức khỏe
Việc phơi nhiễm chất thải y tế nguy hại có thể gây ra các bệnh tật và
thƣơng tích. Tất cả cá nhân, những ngƣời ở trong bệnh viện hay ngoài bệnh
viện đều có nguy cơ tiềm ẩn bị phơi nhiễm các chất thải y tế nguy hại. Những
đối tƣợng dễ dàng bị phơi nhiễm bao gồm các cán bộ, nhân viên y tế nhƣ bác
sĩ, điều dƣỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên, bệnh nhân, ngƣời nhà bệnh nhân và
khách đến thăm nuôi bệnh nhân. Ngoài ra, công nhân làm việc trong hỗ trợ
thu gom chất thải, vận chuyển chất, giặt là; công nhân trong cơ sở xử lý và


7

tiêu hủy chất thải nhƣ bãi chất hoặc lò đốt, kể cả những ngƣời lƣợm rác… đều
có thể bị phơi nhiễm chất thải y tế nguy hại.
Ngày nay, các bệnh viện đƣợc cho là môi trƣờng có nguy cơ rủi ro
cho sức khỏe con ngƣời. CTRYT có thể gây ra nhiều tác động xấu tới sức
khỏe con ngƣời nhƣ: lây bệnh qua đƣờng máu cho NVYT, đặc biệt là sự cố
thƣơng tích do chất thải sắc nhọn. Dạng phơi nhiễm nghề nghiệp phổ biến
nhất qua đƣờng máu của nhân viên y tế trong quá trình thực hiện quản lý chất
thải là bị thƣơng do các kim tiêm lây nhiễm. Theo thống kê của tác giả Rajesh
K Chudasama cùng cộng sự cho thấy chất thải y tế sinh học có khả năng
truyền HIV là 74,47% và viêm gan B là 56,03% [52].
Ảnh hưởng của chất thải sắc nhọn
Chất thải sắc nhọn đƣợc đánh giá là chất thải rất nguy hại do nó có
nguy cơ gây tổn thƣơng kép tới sức khỏe con ngƣời nghĩa là vừa gây
chấn thƣơng do vết cắt, vết đâm và thông qua vết chấn thƣơng để gây bệnh
truyền nhiễm [31]. Sự tổn thƣơng do vật sắc nhọn sử dụng trong y tế có khả

năng lây truyền các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm nhƣ HIV, HBV và HCV
(khoảng 80% nhiễm trùng HIV, HBV, HCV nghề nghiệp là do thƣơng tích vì
vật sắc nhọn và kim tiêm) [6].
Kết quả nghiên cứu của Dƣơng Khánh Vân tại một số bệnh viện khu
vực Hà Nội cho thấy phần lớn NVYT bị tổn thƣơng do vật sắc nhọn dƣới 5
lần (chiếm 83,9%); một số ít bị từ 6 đến 19 lần (9,9%); rất ít ngƣời bị trên
10 lần. Trong đó các y tá/điều dƣỡng có tần suất tổn thƣơng cao nhất
(19/100 ngƣời/năm), sau đó là nhóm bác sĩ (11/100 ngƣời/năm) và sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,05) [37].


8

Ảnh hưởng của chất thải lây nhiễm
Chất thải y tế lây nhiễm có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền
nhiễm nhƣ: tụ cầu, HIV, viêm gan B,… chúng có thể xâm nhập vào cơ thể
ngƣời thông qua các hình thức: qua da (qua vết trầy xƣớc, vết đâm xuyên
hoặc vết cắt trên da); qua các niêm mạc (màng nhầy); qua đƣờng hô hấp
(do xông, hít phải); qua đƣờng tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải). Sự xuất hiện
của các loại vi khuẩn kháng kháng sinh và khoáng hóa chất khử khuẩn có thể
liên quan đến thực trạng quản lý và xử lý chất thải y tế không an toàn. Việc
quản lý CTYT lây nhiễm không đúng cách còn có thể là nguyên nhân lây
nhiễm bệnh cho con ngƣời thông qua môi trƣờng trong bệnh viện. Chẳng hạn
một số ngƣời có khả năng bị lây nhiễm các bệnh mà họ không mắc phải trƣớc
khi đến bệnh viện, nhƣng khi đến và làm việc trong bệnh viện sau một thời
gian bị mắc bệnh hoặc đem mầm bệnh đến nơi họ ở [6].
Tác giả Trần Thị Minh Tâm đã chứng minh việc tiếp xúc với CTRYT
làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm kẽ chân - tay, đau mắt, viêm mũi, tiêu chảy
ở những ngƣời dân xung quanh khu vực bệnh viện [29].
Ảnh hưởng của chất thải hóa học và dược phẩm

Nguy cơ chất thải hóa học và dƣợc phẩm gồm nhiều loại hóa chất và
thuốc men sử dụng trong cơ sở y tế, bệnh viện. Đây là các chất nguy hại nhƣ
chất gây độc, ăn mòn, dễ cháy, gây phản ứng, gây sốc, gây độc,… nhƣng
thƣờng với khối lƣợng thấp. Sự phơi nhiễm hóa chất độc hại nguy hiểm có thể
cấp tính hoặc mãn tính qua đƣờng da, niêm mạc, hô hấp, tiêu hóa. Sự tổn
thƣơng da, mắt và niêm mạc đƣờng hô hấp có thể gặp phải khi tiếp xúc với các
loại hóa chất gây cháy, ăn mòn, gây phản ứng phụ nhƣ formaldehyde và các
chất dễ bay hơi khác. Tổn thƣơng thƣờng gặp nhất là bỏng. Các hóa chất khử
khuẩn đƣợc sử dụng phổ biến trong bệnh viện thƣờng có tính ăn mòn cao. Một
số ví dụ về ảnh hƣởng của chất thải hóa học và dƣợc phẩm.


9

Ảnh hưởng của chất gây độc tế bào
Chất gây độc tế bào gồm nhiều loại thuốc điều trị chống ung thƣ.
Chúng có thể kích thích hay gây tổn thƣơng cục bộ trên da và mắt; cũng có
thể gây chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, viêm da. Nhân viên bệnh viện, đặc biệt
là những ngƣời chịu trách nhiệm thu gom chất thải loại này có thể bị phơi
nhiễm các thuốc điều trị chống ung thƣ do hít thở hoặc hấp thu các hạt lơ lửng
trong không khí qua đƣờng hô hấp. Ngoài ra, các thuốc gây độc tế bào nhƣ
thuốc chống ung thƣ cũng có thể hấp thu qua da, qua đƣờng tiêu hóa do thực
phẩm vô tình bị nhiễm bẩn [6].
Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ
Ảnh hƣởng của chất thải phóng xạ tùy thuộc vào loại phóng xạ, cƣờng
độ và thời gian tiếp xúc. Trong bệnh viện, các chất phóng xạ thƣờng có chu kỳ
bán rã ngắn (kéo dài từ vài giờ, vài ngày cho đến vài tuần). Chất phóng xạ
có khả năng gây ảnh hƣởng đến chất liệu di truyền. Cách thức tiếp xúc và
thời gian tiếp xúc với chất thải phóng xạ là các yếu tố quyết định, ảnh hƣởng
đối với sức khỏe đƣợc biểu hiện bằng các triệu chứng nhƣ đau đầu, chóng

mặt, buồn nôn cho đến các vấn đề bị đột biến về gen sau này [6].
1.1.4.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế tới môi trường
Chất thải rắn y tế có thể tác động xấu tới tất cả các khía cạnh của môi
trƣờng, đặc biệt là môi trƣờng đất, nƣớc, không khí. Mặt khác, xử lý
CTRYT không đúng phƣơng pháp có thể gây ra vấn đề lãng phí thời gian,
tiền của, tài nguyên thiên nhiên…
* Đối với môi trường đất
Quản lý CTRYT không đúng quy trình và việc tiêu hủy CTRYT tại các
bãi chôn lấp không tuân thủ các quy định sẽ dẫn đến sự phát tán các vi sinh
vật gây bệnh, hóa chất độc hại,… gây ô nhiễm đất và làm cho việc tái sử dụng
bãi chôn lấp gặp khó khăn.


10

Theo nghiên cứu của Thiago Cesar nascimento và cộng sự khi phân lập
73 chủng vi khuẩn từ nƣớc rỉ chất tại các bãi chôn lấp chất thải y tế tại thành
phố Juiz de For a, Minas Gerais thuộc Brazil cho thấy có chứa các vi khuẩn
thuộc Staphylococcus spp. nhƣ Staphylococcus felis (chiếm 64,4%);
Staphylococcus sciuri (chiếm 26,0%); Staphylococcus epidermidis (2,7%);
Staphylococcus

warneri

(2,7%);

Staphylococcus

Lentus


(1,4%);

Staphylococcus saprophyticus 1,4% và những vi khuẩn thuộc chủng này đều
kháng lại các kháng sinh thuộc dòng β lactamase [58].
* Đối với môi trường không khí
Chất thải y tế từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều có thể gây
ra tác động xấu tới môi trƣờng không khí. Bụi độc chất, bào tử vi sinh vật gây
bệnh, hơi dung môi, hóa chất,... phát sinh trong các khâu phân loại - thu gom vận chuyển, CTRYT có thể phát tán vào không khí. Trong khâu xử lý, đặc
biệt là với các lò đốt CTRYT quy mô nhỏ, không có thiết bị xử lý khí thải có
thể phát sinh ra các chất khí độc hại.
* Đối với môi trường nước
Tác động của CTRYT đối với các nguồn nƣớc có thể so sánh với nƣớc
thải sinh hoạt. Tuy nhiên, nƣớc thải từ các cơ sở y tế còn có thể chứa
Salmonella, Coliform, các hóa chất độc hại, chất hữu cơ, kim loại nặng. Do
đó, nếu không đƣợc xử lý triệt để trƣớc khi xả thải vào nguồn nƣớc tiếp nhận,
đặc biệt đối với nguồn tiếp nhận đƣợc sử dụng cho sinh hoạt, trồng trọt, chăn
nuôi, sẽ có nguy cơ gây ra một số bệnh nhƣ: tiêu chảy, lỵ, tả, thƣơng hàn,
viêm gan A,… cho những ngƣời sử dụng các nguồn nƣớc này.


11

1.2. Quy trình quản lý chất thải rắn y tế
1.2.1. Phân loại chất thải
* Nguyên tắc phân loại chất thải y tế
- Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thƣờng phải phân loại
để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh;
- Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng trong bao bì, dụng cụ,
thiết bị lƣu chứa chất thải theo quy đinh tại điều 5 thông tƣ này. Trƣờng hợp
các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng, tƣơng tác với nhau

và áp dụng cùng một phƣơng pháp xử lý có thể đƣợc phân loại chung vào
cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lƣu chứa;
- Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngƣợc lại thì
hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lƣu giữ và xử lý nhƣ chất thải lây nhiễm.
* Vị trí đặt bao bì
- Mỗi khoa, phòng, bộ phận phải bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng cụ
phân loại chất thải y tế;
- Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế phải có hƣớng dẫn
cách phân loại và thu gom chất thải.
* Phân loại chất thải y tế
- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng;
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng
có lót túi và có màu vàng;
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng
có lót túi và có màu vàng;
- Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi
và có màu vàng;
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc
trong thùng có lót túi và có màu đen;


12

- Chất thải y tế thông thƣờng không phục vụ mục đích tái chế: Đựng
trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh;
- Chất thải y tế thông thƣờng phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi
hoặc trong thùng có lót túi và có màu trắng.
1.2.2. Thu gom chất thải y tế
* Thu gom chất thải lây nhiễm
- Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực

lƣu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;
- Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thảo phải buộc kín, thùng
đựng chất thải phải có nắp đậy kín, đảm bảo không rơi, rò rỉ chất thải trong
quá trình thu gom;
- Cơ sở y tế quy định tuyến đƣờng và thời điểm thu gom chất thải lây
nhiễm phù hợp để hạn chế ảnh hƣởng đến khu vực chăm sóc ngƣời bệnh và
khu vực khác trong cơ sở y tế;
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ trƣớc khi thu
gom về khu lƣu giữ, xử lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;
- Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu vực lƣu
giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế ít nhất 01 (một) lần/ngày;
- Đối với cơ sở y tế có lƣợng chất thải lây nhiễm phát sinh dƣới
05kg/ngày, tần suất thu gom chất thải sắc nhọn từ nơi phát sinh về khu lƣu
giữ tạm thời trong khuôn viên cơ sở y tế hoặc đƣa đi xử lý, tiêu hủy tối thiểu
là 01 (một) lần/tháng.
* Thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm đƣợc thu gom, lƣu giữ riêng tại
khu lƣu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;
- Thu gom chất hàn răng amalgam thải và thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã
qua sử dụng có chứa thủy ngân: Chất thải có chứa thủy ngân đƣợc thu gom và


13

lƣu giữ riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp và đảm bảo
không bị rò rỉ hay phát tán hơi thuy ngân ra môi trƣờng.
- Thu gom chất thải y tế thông thƣờng: Chất thải y tế thông thƣờng
phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế thông thƣờng không phục vụ mục
đích tái chế hoặc thu gom riêng.
1.2.3. Lưu giữ chất thải rắn y tế

* Cơ sở y tế bố trí khu vực lưu giữ chất thải rắn y tế trong khuôn viên
cơ sở y tế đáp ứng các yêu cầu sau:
- Cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế và
bệnh viện phải có khu vực lƣu giữ chất thải y tế nguy hại đáp ứng các yêu cầu
kỹ thuật theo quy định tại phụ lục số 3 (A) ban hành kèm theo Thông tƣ này;
- Cơ sở y tế không thuộc đối tƣợng quy định tại Điểm a Khoản này phải
có khu vực lƣu giữ chất thải y tế nguy hại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo
quy định tại phụ lục số 03 (B) ban hành kèm theo Thông tƣ này.
* Dụng cụ, thiết bị chứa chất thải y tế nguy hại tại khu lưu giữ chất thải
trong cơ sở y tế thực hiện thống nhất theo quy định của Thông tư này và phải
đáp ứng các yêu cầu sáu đây:
- Có thành cứng, không bị bục vỡ, rò rỉ chất thải trong quá trình lƣu giữ
chất thải;
- Có biểu tƣợng loại chất thải lƣu giữ theo quy định tại Phụ lục 02 ban
hành kèm theo Thông tƣ này;
- Dụng cụ, thiết bị lƣu chứa chất thải lây nhiễm phải có nắp đậy kín và
chống đƣợc sự xâm nguy hại của các loài động vật;
- Dụng cụ, thiết bị lƣu chứa hóa chất thải phải đƣợc làm bằng vật liệu
không có phản ứng với chất thải lƣu chứa và có khả năng chống đƣợc sự ăn
mòn nếu lƣu chứa chất thải có tính ăn mòn.


14

Trƣờng hợp lƣu chứa hóa chất thải ở dạng lỏng phải có nắp đậy kín để
chống bay hơi và đổ tràn chất thải.
* Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải lưu giữ
riêng tại khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế.
* Chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm phải lưu
giữ riêng trừ trường hợp các loại chất thải này áp dụng cùng một phương

pháp xử lý.
* Chất thải y tế thông thường phục vụ mực đích tái chế và chất thải y tế
thông thường phục vụ mục đích tái chế được lưu giữ riêng.
* Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm:
- Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lƣu giữ
chất thải lây nhiễm tại cơ sở y tế không quá 02 ngày trong điều kiện bình
thƣờng. Trƣờng hợp lƣu giữ chất thải lây nhiễm trong bảo quản lạnh dƣới
8oC, thời gian lƣu giữ tối đa là 07 ngày. Đối với cơ sở y tế có lƣợng chất thải
lây nhiễm phát sinh dƣới 05kg/ngày, thời gian lƣu giữ không quá 03 ngày
trong điều kiện bình thƣờng và phải đƣợc lƣu giữ trong các bao bì đƣợc buộc
kín hoặc thiết bị lƣu chứa đƣợc đậy nắp kín;
- Đối với chất thải lây nhiễm đƣợc vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để
xử lý theo mô hình tập trung, phải ƣu tiên xử lý trong ngày. Trƣờng hợp chƣa
xử lý ngay trong ngày, phải lƣu giữ ở nhiệt độ dƣới 20 oC và thời gian lƣu giữ
tối đa không quá 02 ngày.
* Cơ sở y tế thực hiện các quy định có liên quan đến lƣu giữ, khu vực
lƣu giữ, khu vực lƣu giữ chất thải nguy hại theo quy định tại Thông tƣ và
không phải thực hiện các quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tƣ số
36/2015/TT-BTNMT.


15

1.2.4. Giảm thiểu chất thải y tế
Cơ sở y tế phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải y
tế theo thứ tự ƣu tiên sau:
- Lắp đặt, sử dụng các thiết bị, dụng cụ, thuốc, hóa chất và các nguyên
vật liệu phù hợp, đảm bảo hạn chế phát sinh chất thải y tế.
- Đổi mới thiết bị, quy trình trong hoạt động y tế nhằm giảm thiểu phát
sinh chất thải y tế

- Quản lý và sử dụng vật tƣ hợp lý và hiệu quả.
1.2.5. Quản lý chất rắn thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế
* Chỉ được phép tái chế chất thải thông thường và chất thải quy định
tại Khoản 3 Điều này.
* Không được sử dụng vật liệu tái chế từ chất thải y tế để sản xuất các
đồ dùng, bao gói sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm.
* Chất thải lây nhiễm sau khi xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trường được quản lý như chất thải y tế thông thường.
* Ngoài các quy định tại Khoản 1, Khoản 2 điều này để phục vụ mục
đích tái chế, cơ sở y tế phải thực hiện các quy định sau:
- Bao bì lƣu chứa chất thải phải đƣợc buộc kín và có biểu tƣợng chất
thải tái chế theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tƣ này;
- Ghi đầy đủ thông tin vào Sổ bàn giao chất thải phục vụ mục đích tái
chế theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tƣ này.
1.2.6. Vận chuyển và xử lý chất thải y tế
1.2.6.1. Vận chuyển chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô hình cụm cơ sở y tế
* Việc vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ các cơ sở y tế trong cụm
đến cơ sở xử lý cho cụm phải thực hiện bằng các hình thức sau:


×