Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Thực trạng hoạt động và nhu cầu đào tạo của nhân viên y tế thôn bản về truyền thông giáo dục sức khỏe tại huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 109 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y DC THI BèNH


NễNG BO ANH

THựC TRạNG HOạT ĐộNG Và NHU CầU ĐàO TạO
CủA NHÂN VIÊN Y Tế THÔN BảN Về TRUYềN THÔNG - GIáO DụC

SứC KHỏE TạI HUYệN TRùNG KHáNH, TỉNH CAO BằNG NĂM 2017

LUN VN THC S Y T CễNG CNG

THI BèNH 2018


B GIO DC V O TO
B Y T
TRNG I HC Y DC THI BèNH

NễNG BO ANH

THựC TRạNG HOạT ĐộNG Và NHU CầU ĐàO TạO
CủA NHÂN VIÊN Y Tế THÔN BảN Về TRUYềN THÔNG - GIáO DụC SứC KHỏE
TạI HUYệN TRùNG KHáNH, TỉNH CAO BằNG NĂM 2017

LUN VN THC S Y T CễNG CNG
Mó s: 8720701



Hng dn khoa hc:

1. PGS.TS. Nguyn c Thanh
2. GS.TS. Trn Quc Kham

THI BèNH - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong gần 2 năm học tập và nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Y Dƣợc
Thái Bình, tôi luôn nhận đƣợc sự động viên, hƣớng dẫn và tạo điều kiện kịp
thời về nhiều mặt của các thầy giáo, cô giáo, các anh chị đồng nghiệp và của
ngƣời thân.
Lời đầu tiên, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý
Đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế Công cộng Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái
Bình cùng các thầy, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, hƣớng dẫn và giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Đức Thanh,
GS.TS. Trần Quốc Kham, đã tận tình hƣớng dẫn và định hƣớng cho tôi trong
suốt quá trình hoàn thiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn Ban Giám đốc và cán bộ viên chức Trung tâm
Truyền thông – Giáo dục sức khỏe tỉnh Cao Bằng; các y, bác sỹ làm việc tại
Trung tâm Y tế, Trạm Y tế các xã, thị trấn của huyện Trùng Khánh, đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, giúp đỡ tôi
trong quá trình thu thập số liệu tại thực địa. Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn
các anh, chị là đối tƣợng nghiên cứu nơi tôi thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những ngƣời thân
trong gia đình và bạn bè thân thiết của tôi - những ngƣời đã luôn động viên,
khích lệ tôi trong suốt cả quá trình học tập và nghiên cứu.

Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc tất cả mọi ngƣời sức khỏe, hạnh
phúc và thành công trong cuộc sống!
Thái Bình, tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn
Nông Bảo Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là: Nông Bảo Anh, học viên học viên khóa đào tạo trình độ Thạc sĩ
Chuyên ngành: Y tế công cộng, Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Bình
Xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của:
PGS.TS. Nguyễn Đức Thanh
GS.TS. Trần Quốc Kham
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
đƣợc công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã đƣợc xác nhận và chấp nhận của nơi nghiên cứu.
4. Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những điều cam đoan trên.
Thái Bình, ngày 26 tháng 5 năm 2018
NGƢỜI CAM ĐOAN

Nông Bảo Anh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMTE

: Bà mẹ trẻ em


CSSKBĐ

: Chăm sóc sức khỏe ban đầu

CTV

: Cộng tác viên

HIV

: Human Immunodeficiency Virus
(Vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở ngƣời)

KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình

NVYTCĐ

: Nhân viên y tế cộng đồng

TT-GDSK : Truyền thông – Giáo dục sức khỏe
TYT

: Trạm Y tế

T4G

: Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe


UNICEF

: United Nations Children's Fund
(Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc )

WHO

: World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)

YTTB

: Y tế thôn bản


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Một số khái niệm ...................................................................................... 3
1.2. Hoạt động của nhân viên YTTB .............................................................. 4
1.2.1. Vai trò của mạng lƣới nhân viên YTTB ......................................... 4
1.2.2. Công tác TT-GDSK và hoạt động của mạng lƣới YTTB ............... 7
1.3. Nhu cầu đào tạo của nhân viên YTTB ................................................... 17
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 22
2.1. Đối tƣợng, địa bàn và thời gian nghiên cứu ........................................... 22
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................... 22
2.1.2. Địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 22
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 26
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 26

2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu ..................................................................... 26
2.2.3. Nội dung và chỉ số đánh giá trong nghiên cứu ............................. 27
2.2.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin .................................................... 29
2.2.5. Một số khái niệm và chỉ tiêu đánh giá trong nghiên cứu .............. 31
2.2.6. Xử lý số liệu .................................................................................. 32
2.2.7. Hạn chế sai số................................................................................ 32
2.2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................. 32
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 34
3.1. Thực trạng hoạt động TT-GDSK của nhân viên YTTB ........................ 34
3.1.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu .................................... 34
3.1.2. Hoạt động TT-GDSK của nhân viên YTTB ................................. 38


3.2. Kiến thức và nhu cầu đào tạo của nhân viên YTTB .............................. 46
3.2.1. Kiến thức của nhân viên YTTB về TT-GDSK ............................. 46
3.2.2. Nhu cầu đào tạo của YTTB về TT-GDSK.................................... 51
3.2.3. Hộp kết quả nghiên cứu định tính về công tác TT-GDSK của nhân
viên YTTB .................................................................................... 55
Chƣơng 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 59
4.1. Thực trạng hoạt động tt-gdsk của nhân viên YTTB .............................. 60
4.1.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu .................................... 60
4.1.2. Hoạt động TT-GDSK của nhân viên YTTB ................................. 64
4.2. Kiến thức và nhu cầu đào tạo của nhân viên YTTB .............................. 71
4.2.1. Kiến thức của nhân viên YTTB về TT-GDSK ............................. 71
4.2.2. Nhu cầu đào tạo của YTTB về truyền thông – GDSK ................. 75
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 80
KHUYẾN NGH ............................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Giới tính, thành phần dân tộc và độ tuổi của nhân viên YTTB .... 34

Bảng 3.2.

Trình độ chuyên môn ngành y tế của nhân viên YTTB ............. 35

Bảng 3.3.

Các chức danh kiêm nhiệm khác ở địa phƣơng của nhân viên
YTTB .......................................................................................... 36

Bảng 3.4.

Lý do chính tham nhân viên YTTB tham gia công tác, chia theo
vùng khó khăn ............................................................................. 37

Bảng 3.5.

Trang thiết bị truyền thông hiện có của nhân viên YTTB, chia
theo vùng khó khăn ..................................................................... 38

Bảng 3.6.

Loại tài liệu thƣờng đƣợc nhân viên YTTB sử dụng nhất, chia
theo vùng khó khăn ..................................................................... 39


Bảng 3.7.

Hình thức TT-GDSK nhân viên YTTB thƣờng sử dụng chia theo
vùng khó khăn ............................................................................. 40

Bảng 3.8.

Những khó khăn của nhân viên YTTB khi thực hiện các hoạt
động TT-GDSK .......................................................................... 41

Bảng 3.9.

Khó khăn khi nhân viên YTTB thực hiện TT-GDSK, chia theo giới 42

Bảng 3.10. Lĩnh vực TT-GDSK nhân viên YTTB thƣờng thực hiện .......... 43
Bảng 3.11. Lĩnh vực TT-GDSK khó khăn nhất khi nhân viên YTTB thực
hiện tại cộng đồng ....................................................................... 43
Bảng 3.12. Mức độ thực hiện các lĩnh vực TT-GDSK của nhân viên YTTB
tại cộng đồng ............................................................................... 44
Bảng 3.13. Tỷ lệ nhân viên YTTB đƣợc cán bộ Trạm Y tế xuống giám sát
khi thực hiện TT-GDSK ............................................................. 46
Bảng 3.14. Tỷ lệ nhân viên YTTB hiểu biết về các phƣơng pháp TT-GDSK .. 46
Bảng 3.15. Tỷ lệ nhân viên YTTB biết về các hình thức TT-GDSK trực tiếp,
chia theo vùng khó khăn ............................................................. 47


Bảng 3.16. Tỷ lệ nhân viên YTTB biết về các kỹ năng TT-GDSK cần thiết
chia theo vùng khó khăn ............................................................. 47
Bảng 3.17. Tỷ lệ nhân viên YTTB biết về các nội dung cần phải có trong bản
kế hoạch 1 buổi TT-GDSK ......................................................... 48

Bảng 3.18. Tỷ lệ nhân viên YTTB tự nhận xét về kỹ năng lập kế hoạch, thăm
hộ gia đình và thảo luận nhóm .................................................... 49
Bảng 3.19. Tỷ lệ nhân viên YTTB tự nhận xét về kỹ năng tƣ vấn, làm mẫu
trong TT-GDSK .......................................................................... 50
Bảng 3.20. Tỷ lệ nhân viên YTTB tham gia các khóa tập huấn về TT-GDSK
do các đơn vị y tế tổ chức ........................................................... 51
Bảng 3.21. Tỷ lệ nhân viên YTTB đề xuất số ngày 1 đợt tập huấn về TTGDSK phù hợp ........................................................................... 52
Bảng 3.22. Những khó khăn gặp phải của nhân viên YTTB khi tham gia
tập huấn ...................................................................................... 53
Bảng 3.23. Tỷ lệ nhân viên YTTB đề xuất địa điểm phù hợp cho lớp tập
huấn, chia theo giới ..................................................................... 53
Bảng 3.24. Tỷ lệ nhân viên YTTB đề xuất địa điểm phù hợp cho lớp tập
huấn, chia theo nhóm xã ............................................................. 54
Bảng 3.25. Tỷ lệ nhân viên YTTB đề xuất địa điểm phù hợp cho lớp tập
huấn, chia theo nhóm tuổi ........................................................... 54
Bảng 3.26. Tỷ lệ nhân viên YTTB đề xuất số ngày tập huấn phù hợp,chia
theo thâm niên công tác .............................................................. 55


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của nhân viên YTTB ..................................... 35
Biểu đồ 3.2. Số năm công tác của nhân viên YTTB ...................................... 36
Biểu đồ 3.3. Mức độ đáp ứng của tài liệu so với nhu cầu truyền thông của
nhân viên YTTB ....................................................................... 39
Biểu đồ 3.4. Mức độ phối hợp của các cán bộ khác tại thôn bản với nhân
viên YTTB ................................................................................. 42
Biểu đồ 3.5. Tự đánh giá kỹ năng nói của nhân viên YTTB ......................... 44
Biểu đồ 3.6. Số buổi nhân viên YTTB thực hiện các hoạt động TT-GDSK
hàng tháng .................................................................................. 45
Biểu đồ 3.7. Mức độ lồng ghép TT-GDSK trong các hoạt động khác của

nhân viên YTTB ....................................................................... 45
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ nhân viên YTTB kể đƣợc tên các đối tƣợng truyền thông
giáo dục sức khỏe ..................................................................... 49
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ nhân viên YTTB cho rằng thời gian tập huấn TT-GDSK
phù hợp ...................................................................................... 51
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ nhân viên YTTB đề xuất địa điểm tập huấn TT-GDSK
phù hợp ...................................................................................... 52


DANH MỤC HỘP
Hộp 1:

Các bất cập trong công tác TT-GDSK của nhân viên YTTB ......... 56

Hộp 2:

Thực trạng phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể ở địa phƣơng
với nhân viên YTTB trong công tác TT-GDSK ............................. 56

Hộp 3:

Những khó khăn gì khi nhân viên YTTB thực hiện các hoạt động
TT-GDSK khi tiếp xúc với các đối tƣợng ...................................... 57

Hộp 4:

Những giải pháp cụ thể để nâng cao hoạt động TT-GDSK của nhân
viên YTTB ...................................................................................... 58



-1-

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) là một định hƣớng chiến lƣợc
quan trọng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đối với mọi quốc gia trên toàn
cầu, với mục tiêu “sức khỏe cho mọi ngƣời” nhằm đảm bảo cho mọi ngƣời
dân có cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đƣợc chăm sóc sức
khỏe, đảm bảo tính công bằng, bình đẳng trong phát triển kinh tế xã hội. Nói
đến CSSKBĐ là đề cập đến hệ thống y tế cơ sở [1].
Y tế thôn bản (YTTB) nằm trong hệ thống y tế cơ sở, đóng vai trò
quan trọng trong công tác CSSKBĐ cho nhân dân, trong đó nhân viên y tế
thôn, bản đóng vai trò là nòng cốt. Nhân viên YTTB là những ngƣời gần
dân nhất, họ sống ngay tại thôn, bản nắm chắc đƣợc tình hình đời sống và
bệnh tật ở mỗi gia đình. Nhân viên YTTB là tai mắt, là cánh tay, là đôi chân
của trạm y tế (TYT) trong các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân
dân. Vì vậy nhân viên YTTB có ý nghĩa thực sự quan trọng và rất cần thiết
trong việc chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng, nhất là tại khu vực nông thôn
và miền núi [28].
Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của YTTB trong công tác
CSSKBĐ tại cộng đồng. Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế đã ra nhiều nghị quyết,
chỉ thị, thông tƣ, quyết định về tăng cƣờng và củng cố mạng lƣới y tế cơ sở
trong đó có YTTB. Một trong những văn bản có ý nghĩa quan trọng đối với
nhân viên YTTB hiện nay là Thông tƣ số 07/2013/TT-BYT ngày 08/3/2013
của Bộ trƣởng Bộ Y tế qui định về tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của
nhân viên YTTB. Thông tƣ cũng đã chỉ rõ: truyền thông giáo dục sức khỏe
là nhiệm vụ số 1 trong 9 nhiệm vụ của nhân viên YTTB [8].
Ở nƣớc ta, tổ chức mạng lƣới y tế đã và đang và phối hợp liên ngành
trong cung ứng dịch vụ y tế tại các cấp còn gặp khó khăn trong hoạt động do
thiếu các cơ chế liên quan đến huy động sử dụng nguồn lực [33]. Việc tạo



-2điều kiện cho nhân viên YTTB làm tốt đƣợc nhiệm vụ của họ đã và đang trở
thành một trong những ƣu tiên hàng đầu trong tăng cƣờng công tác chăm sóc
sức khỏe tại cộng đồng hiện nay.
Theo thống kê của Sở Y tế Cao Bằng, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh
có 2486 nhân viên YTTB/2486 thôn bản, đảm bảo 100% thôn bản có nhân
viên y tế. Mạng lƣới nhân viên YTTB đã dần ổn định và đi vào hoạt động có
hiệu quả. Nhờ đó mà một số chƣơng trình mục tiêu y tế quốc gia nhƣ: tiêm
chủng mở rộng, vệ sinh nƣớc sạch và môi trƣờng, chăm sóc sức khỏe sinh
sản, phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm,… đều đạt chỉ tiêu, tình hình
dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đƣợc khống chế. Tuy nhiên, hiện vẫn chƣa có các
số liệu nghiên cứu chính thức về thực trạng hoạt động cũng nhƣ nhu cầu đào
tạo của đội ngũ nhân viên YTTB trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện Trùng
Khánh nói riêng.
Trong bối cảnh trên, để có cơ sở hoạch định chính sách phù hợp nâng
cao vai trò và vị thế cũng nhƣ hiệu quả của đội ngũ nhân viên YTTB trong
công tác truyền thông – giáo dục sức khỏe (TT-GDSK), chúng tôi nghiên
cứu đề tài “Thực trạng hoạt động và nhu cầu đào tạo của nhân viên y tế
thôn bản về truyền thông - giáo dục sức khỏe tại huyện Trùng Khánh,
tỉnh Cao Bằng năm 2017” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng hoạt động truyền thông - giáo dục sức khỏe của nhân

viên y tế thôn bản huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng năm 2017.
2. Đánh giá kiến thức, kỹ năng và xác định nhu cầu đào tạo liên tục về
lĩnh vực truyền thông - giáo dục sức khỏe của nhân viên y tế thôn
bản trên địa bàn nghiên cứu.


-3-


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
Liên quan tới công tác TT-GDSK, một số khái niệm về thông tin,
truyền thông, giáo dục sức khỏe và hành vi sức khỏe đƣợc trình bày trong
phần dƣới đây đƣợc đƣa ra dựa theo tài liệu tập huấn các kỹ năng TT-GDSK
của Trung tâm TT-GDSK Trung ƣơng [36]:
* Thông tin:
- Là quá trình chuyển tải các tin tức hoặc thông điệp từ nguồn phát
đến ngƣời nhận để tạo lên và nâng cao nhận thức của đối tƣợng.
- Thông tin là những tin tức, thông điệp đƣợc cá nhân, tổ chức phổ
biến thông qua sách, báo, ti vi, đài phát thanh…gửi tới ngƣời nhận mà không
quan tâm đến phản ứng của họ. Thông tin đƣợc chuyển tải một chiều.
* Truyền thông:
- Là quá trình giao tiếp, chia sẻ, trao đổi thông tin giữa ngƣời truyền
thông với ngƣời nhận nhằm đạt đƣợc sự hiểu biết, nâng cao nhận thức và
thay đổi hành vi của đối tƣợng.
- Truyền thông là quá trình tác động qua lại liên tục giữa 2 ngƣời hay
nhiều ngƣời để cùng nhau chia sẻ các thông tin, ý kiến, thái độ, tình cảm, kỹ
năng tạo nên sự thay đổi hành vi của đối tƣợng. Đặc trƣng quan trọng của
truyền thông là tính 2 chiều.
* Giáo dục sức khỏe:
Là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm và lý trí
của con ngƣời nhằm thay đổi hành vi có hại thành có lợi cho sức khỏe cá
nhân, các nhóm và cả cộng đồng.
* Hành vi sức khỏe:
Là những thói quen, việc làm hằng ngày ảnh hƣởng tốt hoặc xấu tới
sức khỏe.



-41.2. Hoạt động của nhân viên YTTB
1.2.1. Vai trò của mạng lưới nhân viên YTTB
Chủ trƣơng về công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu đƣợc hình thành từ
năm 1975 bởi ý tƣởng của Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và đã
trở thành nội dung quan trọng trong Nghị quyết tại Đại hội của WHO nhân kỷ
niệm 30 năm thành lập WHO vào tháng 5/1977. Sau đó nội dung này cũng trở
thành Nghị quyết của Hội nghị Quốc tế Alma – Ata vào tháng 9/1978 do WHO
và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đồng tổ chức, với sự cam kết của
các quốc gia, đặc biệt là các nƣớc thuộc thế giới thứ 3. Hội nghị đã nhất trí rằng:
“Chăm sóc sức khỏe ban đầu là một cách tiếp cận để đạt tới sức khỏe cho mọi
ngƣời” [60].
Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho rằng CSSKBĐ phải đi đôi với việc đào
tạo nhân viên CSSKBĐ, hay còn gọi là Nhân viên y tế cộng đồng (Community
Health Workers). Để phục vụ cho việc đào tạo nhân viên y tế cộng đồng
(NVYTCĐ), WHO đã biên soạn nhiều chƣơng trình, tài liệu đào tạo thông qua
nhiều dự án của các tổ chức quốc tế nhƣ: Ngân hàng Thế giới, WHO, Ngân hàng
ADB,… cho các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Nghị quyết số 90/CP của Chính phủ ngày 21/8/1997 về phƣơng hƣớng
và chủ trƣơng xã hội hoá các hoạt động giáo dục-y tế-văn hoá cũng nêu rõ:
xã hội hoá các hoạt động giáo dục-y tế-văn hoá là cuộc vận động và tổ chức
sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội nhằm từng bƣớc nâng cao
hƣởng thụ về giáo dục, y tế, văn hoá và sự phát triển về thể chất và tinh thần
của nhân dân.
Trong điều 3 chƣơng I của Nghị định số 73/1999/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 18/9/1999 về Chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục, văn hoá, y tế, thể thao đã ghi: Nhà nƣớc
khuyến khích các tổ chức và cá nhân huy động các nguồn lực trong nhân


-5dân và các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế để phát triển các hoạt động

giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao theo đúng quy định của pháp luật.
Nhân viên YTTB là lực lƣợng nòng cốt đóng vai trò quan trọng
trong các chƣơng trình CSSKBĐ ở nhiều quốc gia đang phát triển trên
thế giới. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là làm công tác CSSKBĐ, tuyên
truyền vận động vệ sinh phòng bệnh. Phần lớn họ làm việc theo hƣớng
hoàn toàn tự nguyện, họ đƣợc hƣởng thù lao rất thấp và ít chịu sự quản
lý và theo dõi của nhà nƣớc [50], [61].
Hiện nay ở nƣớc ta, tổ chức mạng lƣới y tế đã và đang và phối hợp
liên ngành trong cung ứng dịch vụ y tế tại các cấp còn gặp khó khăn trong
hoạt động do thiếu các cơ chế liên quan đến huy động sử dụng nguồn lực
giữa hai bên [33].
Ở Thái Lan có 2 loại nhân viên y tế cộng đồng, một là những
truyền thông viên y tế, hai là tình nguyện viên y tế. Những truyền thông
viên đƣợc đào tạo và cung cấp những nguyên tắc chỉ đạo cho phép họ
phục vụ nhƣ những ngƣời truyền bá thông tin y tế tới nhóm từ 10 - 15 hộ
gia đình. Cứ 10 truyền thông viên có 1 tình nguyện viên y tế. Những tình
nguyện viên y tế đƣợc huấn luyện kỹ hơn và có trách nhiệm nâng cao
sức khoẻ, phòng ngừa dịch bệnh, chăm sóc một số bệnh đơn giản. Hiện
nay Thái Lan có khoảng 42.325 tình nguyện viên y tế và khoảng 434.803
truyền thông viên y tế, phủ khoảng 90% thôn bản [61].
Ngày nay, hầu hết chính phủ các nƣớc nhận thấy tầm quan trọng của
những chƣơng trình y tế công cộng trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh, tình
trạng ốm yếu, sự lão hóa… các chƣơng trình y tế quốc gia nhƣ: Tiêm chủng
mở rộng, phòng chống bệnh lao, phòng chống HIV/AIDS, tiểu đƣờng, huyết
áp… đều rất cần có sự tham gia của nhân viên y tế cộng đồng hay nhân viên
YTTB. Trong khi có thiên tai, thảm họa, những ngƣời cung cấp dịch vụ sơ
cứu ban đầu thƣờng là NVYTCĐ.


-6Nhân viên y tế cộng đồng đƣợc gọi bằng nhiều tên gọi ở những quốc

gia khác nhau. Theo WHO, nhân viên y tế cộng đồng đƣợc định nghĩa: Nhân
viên y tế cộng đồng phải là thành viên của cộng đồng nơi mà họ làm việc,
phải đƣợc chọn từ cộng đồng, phải trả lời cho cộng đồng về những hành
động của họ, phải đƣợc sự đồng ý của hệ thống y tế nhƣng không cần thiết
phải là một bộ phận của tổ chức y tế nào và đƣợc đào tạo ngắn hạn hơn nhân
viên y tế chuyên nghiệp [9].
Nhân viên YTTB đƣợc hiểu là bất kỳ nhân viên y tế nào thực hiện các
chức năng liên quan đến việc chăm sóc sức khoẻ tại các thôn bản. Ngoài ra,
ngƣời ta cũng cho rằng nhân viên YTTB nên là thành viên của cộng đồng
nơi họ làm việc và đƣợc các cộng đồng lựa chọn, chịu trách nhiệm trƣớc
cộng đồng về các hoạt động của họ, cần đƣợc hỗ trợ bởi hệ thống y tế và có
đào tạo ngắn hơn công nhân chuyên nghiệp [53].
Có rất nhiều loại nhân viên YTTB khác nhau và các tên khác nhau
đƣợc sử dụng, nhƣ các nhân viên y tế gia đình, một từ đồng nghĩa với nhân
viên YTTB. Nhân viên YTTB có thể hoạt động trong khu vực nhà nƣớc
hoặc tƣ nhân, đáp ứng một hoặc nhiều bệnh và vấn đề sức khoẻ và cho thấy
sự khác biệt về trình độ kiến thức và đào tạo, thiết lập thực tiễn và thù lao
của họ và mối quan hệ của họ với các quy định hiện hành [41].
Tại Phi-líp-pin, hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu phát triển một
cách khá toàn diện, là Quốc gia đƣợc WHO coi là một mô hình mẫu trong
các nƣớc thuộc thế giới thứ 3, đã đặc biệt quan tâm tới tính tự chủ của địa
phƣơng trong chăm sóc sức khỏe, coi trọng tính cộng đồng, huy động cả hệ
thống y tế tƣ nhân và các tổ chức phi chính phủ tham gia Ban Sức khỏe ở địa
phƣơng, kết nối hoạt động cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe- ở làng xã
của các nhân viên y tế cộng đồng với các tuyến điều trị khác [21].
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Thanh về Thực
trạng làm mẹ an toàn và vai trò của cán bộ y tế trong việc nâng cao công tác


-7làm mẹ an toàn tại huyện Hƣng Nguyên, Nghệ An năm 2014 [31]: tỷ lệ nhân

viên y tế thôn kiêm nhiệm chức danh khác chiếm 27,8%. Tỷ lệ này không có
sự chênh lệch nhiều giữa hai vùng miền núi và đồng bằng thuộc địa bàn
nghiên cứu. Lý do chính của nhân viên y tế thôn tham gia công tác hiện tại
đƣợc các đối tƣợng nghiên cứu đƣa ra nhiều nhất là do yêu thích và tự
nguyện đăng ký (75,6%). Số đối tƣợng đƣa ra lý do làm thêm để cải thiện
thu nhập chiếm 10,3%; tỷ lệ này ở vùng đồng bằng cao hơn so với vùng núi
(79,2% so với 8,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05).
1.2.2. Công tác TT-GDSK và hoạt động của mạng lưới YTTB
Tháng 9 năm 1978, tại Alma - Ata (Thủ đô nƣớc Cộng hoà Kazắcstan),
Tổ chức Y tế thế giới đã phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc tổ chức
Hội nghị quốc tế về y tế, có 134 quốc gia và 67 tổ chức quốc tế tham dự bàn
về chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Hội nghị đã đề ra Chiến lƣợc “Sức khoẻ cho
mọi ngƣời đến năm 2000” và để thực hiện các mục tiêu của chiến lƣợc, Hội
nghị đã nêu lên tám nội dung CSSKBĐ. Giáo dục sức khỏe chiếm vị trí số
một trong tám nội dung CSSKBĐ và là giải pháp hữu hiệu góp phần nâng
cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật tại cộng đồng. Tổ chức Y tế thế giới rất
coi trọng công tác giáo dục sức khỏe và nêu rõ mục tiêu của giáo dục sức
khỏe là cung cấp các kiến thức, hƣớng dẫn kỹ năng thực hành, giúp cho cá
nhân, cộng đồng nhận thức rõ vấn đề sức khỏe của mình, chủ động lựa chọn
biện pháp giải quyết các vấn đề sức khỏe, bệnh tật phù hợp với hoàn cảnh
thực tế của mỗi ngƣời, mỗi cộng đồng [44].
Việt Nam đã tham dự và cam kết thực hiện các mục tiêu của Tuyên
ngôn Alma- Ata. Năm 1980, Chính phủ chỉ đạo ngành Y tế triển khai thực
hiện Chiến lƣợc chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Từ kinh nghiệm thực tiễn và
điều kiện đặc thù, Việt Nam bổ sung thêm hai nội dung, vì vậy ở nƣớc ta có
10 nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu, trong đó giáo dục sức khoẻ vẫn là
nội dung đứng ƣu tiên thứ nhất.


-8Công tác TT-GDSK ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự

nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Hơn nữa, công tác TTGDSK là sự nghiệp của cả cộng đồng, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng
cốt và các Trung tâm TT-GDSK là hạt nhân.
Ngày 22/01/2002, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng đã ra Chỉ thị số 06CT/TW về việc Củng cố và hoàn thiện mạng lƣới y tế cơ sở. Chỉ thị nêu rõ:
“Phải tăng cƣờng công tác truyền thông, làm cho cấp uỷ và chính quyền các
cấp hiểu đúng vai trò của y tế cơ sở trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân, để lãnh đạo và chỉ đạo việc kiện toàn mạng lƣới y tế cơ sở
trên địa bàn. Đồng thời phải đẩy mạnh công tác giáo dục sức khỏe, góp phần
nâng cao nhận thức cho ngƣời dân, để họ tự thay đổi các hành vi không có
lợi cho sức khoẻ bằng hành vi có lợi cho sức khoẻ, tích cực tham gia phong
trào Toàn dân vì sức khoẻ” [1].
Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 23/2/2005 về việc
thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong
tình hình mới, trong đó chỉ rõ, phải: “Nâng cao hiệu quả thông tin - giáo dục
- truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm của
toàn bộ hệ thống chính trị đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân; trang bị kiến thức và kỹ năng để mỗi ngƣời, mỗi gia đình,
mỗi cộng đồng có thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn
luyện thân thể, hạn chế những lối sống và thói quen có hại đối với sức khoẻ,
tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho
cộng đồng” [2].
Nhằm góp phần thực hiện Chỉ thị 06, ngày 07/6/2011 Bộ Y tế ban
hành Quyết định số 1827/QĐ-BYT về việc phê duyệt Chƣơng trình hành
động TT–GDSK giai đoạn 2011-2015. Quyết định này một lần nữa khẳng
định vai trò quan trọng của công tác TT-GDSK [6]. Ngày 22/9/2011, Bộ Y
tế ra Quyết định số 3447/QĐ-BYT về việc ban hành bộ Tiêu chí Quốc gia về


-9y tế xã giai đoạn 2011-2020, bao gồm 10 tiêu chí trong đó có tiêu chí 10 về
truyền thông - giáo dục sức khỏe [7].
Các văn bản của Đảng và Nhà nƣớc cho thấy vai trò quan trọng của

công tác TT-GDSK, thể hiện quan điểm, chính sách xây dựng và củng cố hệ
thống TT-GDSK từ Trung ƣơng đến cơ sở, là việc làm cấp bách không thể
thiếu. Cùng với các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc, của
ngành Y tế đã đƣợc ban hành, thì vai trò quan trọng của TT-GDSK cũng
đƣợc các Trƣờng Đại học Y Dƣợc ghi nhận, biên soạn nội dung giáo trình
giảng dạy cho học sinh, sinh viên [4]:
+ TT–GDSK là nội dung thứ nhất trong CSSKBĐ, đồng thời là một
nội dung đƣợc sử dụng trong tất cả các nội dung khác, TT-GDSK là giải
pháp có tầm quan trọng hàng đầu trong CSSKBĐ.
+ Trong khi tiến hành các chƣơng trình y tế, TT-GDSK phải đƣợc
tiến hành trƣớc, trong và sau mỗi cuộc vận động quần chúng tham gia vào
các chƣơng trình đó.
+ Đầu tƣ cho TT-GDSK là đầu tƣ có lãi nhất, có hiệu quả cao nhất so
với các dịch vụ y tế khác, chi phí cho giáo dục sức khỏe ít tốn kém. TTGDSK đặc biệt quan trọng đối với y tế cơ sở của các nƣớc đang phát triển.
Tuy nhiên kết quả của TT-GDSK không thể thấy ngay đƣợc, nhƣng khi đạt
đƣợc kết quả thì nó thƣờng bền vững và có ảnh hƣởng sâu sắc đến chất
lƣợng cuộc sống cá nhân và cộng đồng.
+ TT-GDSK giúp cá nhân và cộng đồng hiểu biết hành vi sức khỏe,
tự lựa chọn các hành vi thích hợp nhằm nâng cao trạng thái sức khỏe, đồng
thời cũng giúp cá nhân và cộng đồng tăng cƣờng việc sử dụng hợp lý các
dịch vụ y tế.
Sự ảnh hƣởng của thông tin, giáo dục, truyền thông tới cá nhân và
nhóm xã hội hết sức mạnh mẽ và có xu hƣớng ngày càng tăng. Thông tin,
giáo dục, truyền thông không chỉ đóng vai trò cung cấp thông tin mà còn có


-10khả năng xây dựng và duy trì các giá trị kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia,
dân tộc [38]. Ở nƣớc ta, trong điều kiện mới, để tạo điều kiện cho mạng lƣới
y tế cơ sở trong đó có nhân viên YTTB thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm
vụ, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Xây dựng

và phát triển mạng lƣới y tế cơ sở trong tình hình mới [13], trong đó đề cập
tới nội dung sau:
- Các TYT phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của chăm sóc sức khỏe
ban đầu; thực hiện việc quản lý sức khỏe toàn diện, liên tục cho từng ngƣời
dân trên địa bàn, tập trung vào việc theo dõi, tƣ vấn về sức khỏe, chăm sóc
giảm nhẹ, phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi, bà mẹ, trẻ
em; phòng chống các bệnh lây nhiễm, không lây nhiễm, quản lý các bệnh
mạn tính; khám bệnh, chữa bệnh theo chức năng, nhiệm vụ và kết nối,
chuyển bệnh nhân lên các cơ sở y tế tuyến trên.
- Các cơ sở y tế huyện, y tế xã, YTTB phải tích cực tham gia các hoạt
động truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của ngƣời dân để
bảo vệ và nâng cao sức khỏe, các hoạt động về y tế dự phòng, chăm sóc sức
khỏe ban đầu.
Mạng lƣới y tế cơ sở trong đó có nhân viên YTTB là nền tảng của hệ
thống y tế quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong công tác CSSKBĐ cho
ngƣời dân. Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp định lƣợng và định tính
đƣợc tiến hành từ tháng 12/2012-9/2013 trên 75 nhân viên YTTB và 223
nhân viên TYT, cán bộ Ủy ban nhân dân xã, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Ban
quản lý ấp sống tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh cho kết quả
[29]: Tổng cộng có 29 hoạt động của nhân viên YTTB theo Thông tƣ
39/2010/TT-BYT đƣợc khảo sát trong nghiên cứu này. Hầu hết các hoạt
động đều có tỷ lệ nhân viên thực hiện cao (> 90%) trừ các hoạt động giám
sát chất lƣợng nguồn nƣớc (36%), hỗ trợ sinh đẻ (5,3%), sơ cấp cứu
(69,3%), hƣớng dẫn trồng thuốc nam (73,3%). Các yếu tố phụ cấp nghề, thời


-11gian lãnh phụ cấp, thời gian TYT giám sát, số ngày làm việc đều có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê với việc thực hiện hoạt động của nhân viên. Hầu
hết các hoạt động đƣợc quy định theo Thông tƣ 39/2010/TT-BYT đều đƣợc
nhân viên YTTB thực hiện tốt. Các ban ngành đoàn thể liên quan cần đề ra

chính sách nhằm cải thiện hơn chế độ đãi ngộ, cách thức quản lý đối với
nhân viên YTTB giúp họ gắn bó và hoạt động có hiệu quả hơn trong công
tác YTTB [10], [29].
Các bằng chứng cho thấy các nhân viên YTTB có thể thực hiện các can
thiệp chính về sức khoẻ bà mẹ và trẻ em trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu
và cộng đồng, bao gồm các can thiệp để tăng cƣờng chủng ngừa cho trẻ em
và tỷ lệ bú mẹ [53].
Khi các chính phủ ngày càng tăng cƣờng hệ thống y tế thông qua việc
sử dụng các nhân viên YTTB [46], cần phải hiểu rõ hơn về các yếu tố có thể
ảnh hƣởng đến hoạt động của nhân viên YTTB. Các nhà hoạch định chính
sách và ngƣời thực hiện cần biết tại sao nhân viên YTTB hoạt động có hiệu
quả hay không và những yếu tố cụ thể nào góp phần vào đó. Các nghiên cứu
gần đây cho thấy rằng các dịch vụ nhân viên YTTB có thể đƣợc tăng cƣờng
bằng các biện pháp tuyển dụng, các chính sách lƣu giữ và duy trì công việc
[44], [49], [55].
Đã có một số nghiên cứu cho thấy rằng động lực của nhân viên YTTB
có thể đƣợc tăng cƣờng bằng các chính sách khuyến khích, quan điểm nghề
nghiệp và giám sát. Ngoài ra, đào tạo cơ bản và giáo dục thƣờng xuyên đã
đƣợc báo cáo có ảnh hƣởng đến hoạt động của nhân viên YTTB [48], [52],
[54], [59]. Hỗ trợ cộng đồng cũng có thể tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của
nhân viên YTTB.
Nghiên cứu của Lê Cảnh Nhạc về huy động tiềm năng cộng đồng
trong truyền thông giáo dục phòng chống tai nạn thƣơng tích trẻ em cho
thấy: Đối với cán bộ chuyên trách vùng cao, cần phải đầu tƣ các phƣơng tiện


-12phục vụ công tác truyền thông nhƣ: xe đạp, tăng âm, loa đài, video, lao tay,
áp phích, tờ rơi…để có điều kiện tiếp cận các đối tƣợng truyền thông [27].
Đối với đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng cao hình
thức truyền thông trực tiếp vẫn giữ vai trò chủ đạo nhƣ tuyên truyền của tổ

chức cơ sở đảng cho đảng viên, cán bộ trong các cuộc họp; tuyên truyền của
các cộng tác viên trong các hoạt động hàng ngày; tuyên truyền trực tiếp tại
hộ gia đình [35].
Nghiên cứu của Nguyễn Đình Thanh về thực trạng làm mẹ an toàn và
vai trò của cán bộ y tế trong việc nâng cao công tác làm mẹ an toàn tại
huyện Hƣng Nguyên, Nghệ An năm 2014 [31] cho thấy: trong công tác
chăm sóc sức khỏe nhân dân trong đó có TT-GDSK, tỷ lệ nhân viên YTTB
hài lòng hoặc rất hài lòng với công việc đang đảm nhiệm chiếm 71,0%,
trong đó số rất hài lòng chiếm 44,9%. Tỷ lệ không hài lòng với công việc
đang đảm nhiệm chỉ chiếm 6% cho cả hai vùng. Số nhân viên YTTB không
hài lòng với công việc hiện tại, lý do không hài lòng chủ yếu là do phụ cấp
thấp (92,9%), tiếp đến là chính sách, chế độ đãi ngộ khác chƣa phù hợp,
không đƣợc chính quyền hỗ trợ (cùng tỷ lệ 42,9%). Các lý do khác đƣợc đƣa
ra với tỷ lệ từ 7,1% đến 28,6%).
Nghiên cứu của tác giả Tạc Văn Nam (2011) tại tỉnh Bắc Kạn cho
thấy: tất cả 100% số nhân viên YTTB đã đƣợc đào tạo cơ bản theo yêu cầu
của công việc (lớp YTTB 3 tháng), 51,4% đã tốt nghiệp trình độ y tá sơ học.
Hầu hết nhân viên YTTB đều đƣợc cấp tài liệu để phục vụ công tác TTGDSK nhƣng có đến 76,4% cho rằng các loại tài liệu này là chƣa đủ. Tất cả
100% nhân viên YTTB tổ chức các hoạt động TT-GDSK tại cộng đồng nơi
họ sinh sống. 100% nhân viên YTTB cho rằng mức phụ cấp của họ là quá
thấp, chƣa tƣơng xứng với nhiệm vụ của họ [23].
Một số nghiên cứu ngoài nƣớc cho thấy nhân viên YTTB cảm thấy
đƣợc công nhận bởi cộng đồng, điều này làm tăng cƣờng động lực của họ


-13[43], [44]. Ngƣời ta phát hiện ra rằng các tình nguyện viên y tế cộng đồng ở
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã thực hiện tốt hơn nếu họ nhận thấy họ có
trách nhiệm nhiều hơn. Tính linh hoạt trong các nhiệm vụ nhƣ là một nhân tố
có thể đóng góp vào việc của nhân viên YTTB ở Uganda, mặc dù nó cũng có
thể dẫn đến việc bỏ bê các vấn đề sức khoẻ nhất định trong chƣơng trình [42].

Một nghiên cứu khác cho thấy mối tƣơng quan giữa thời gian dành
cho mỗi bệnh nhân và hiệu quả của nhân viên YTTB ở Zambia. Các nhân
viên YTTB từ trung bình đến thấp tƣơng ứng với thời gian liên hệ khách
hàng rất ngắn [47].
Về giới tính của nhân viên YTTB: một nghiên cứu về nhân viên
YTTB ở Kenya cho thấy nhân viên YTTB nam cao gấp 1.6 lần so với nữ
giới, trong khi đó phụ nữ 58% có khả năng tƣ vấn tốt hơn và 71% có khả
năng thuyết phục đƣợc khách hàng của mình chấp nhận lựa chọn dựa trên
bằng chứng cho việc chăm sóc tốt hơn nam giới [45].
Một nghiên cứu về điều trị kháng retrovirus cộng đồng và những
ngƣời ủng hộ điều trị bệnh lao (CATTS) ở Uganda, sử dụng một mô hình
hồi quy để xác định các đặc tính của CATTS ảnh hƣởng đến việc mất thông
tin theo dõi, phát hiện CATTS ở nam hơn [40].
Kebriaei và Moteghedi (2009) đã đo đƣợc sự hài lòng của công việc
của nhân viên YTTB tại Iran bằng cách tiến hành một cuộc điều tra cắt
ngang và không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong sự hài lòng công việc
(một trong những yếu tố quyết định trực tiếp của hoạt động của nhân viên
YTTB) [51].
Xuất phát gốc của nhân viên YTTB là một yếu tố đã đƣợc xác định là
có thể liên quan đến hoạt động của họ. Nhân viên YTTB đến từ cộng đồng
mà họ đang phục vụ đã đƣợc báo cáo là đáng tin cậy hơn bởi cộng đồng đó,
có thể ảnh hƣởng đến hiệu quả thực hiện công việc của họ [56], [58]. Tuy
nhiên, theo kết quả một nghiên cứu ở Uganda, một số thành viên cộng đồng


-14ƣa thích CATTS sống xa hơn và không đến thăm nhà của họ vì sự kỳ thị liên
quan đến HIV [40].
Nhân viên YTTB là một ngƣời mà ngƣời đó giúp hƣớng dẫn gia đình
và hàng xóm hƣớng đến một sức khỏe tốt hơn. Thông thƣờng ngƣời này
đƣợc lựa chọn bởi những ngƣời trong thôn bản vì ngƣời đó có khả năng đặc

biệt hoặc tử tế, tốt bụng. Một số nhân viên YTTB nhận đƣợc sự đào tạo và
sự giúp đỡ từ các chƣơng trình đƣợc tổ chức, có thể là từ Bộ Y tế. Những
ngƣời khác không có một vị trí chính thức nào, nhƣng họ chỉ đơn giản là một
thành viên của cộng đồng gồm những ngƣời đƣợc kính trọng nhƣ thầy lang,
hay ngƣời hƣớng dẫn về các vấn đề sức khỏe. Thông thƣờng họ học bằng
cách quan sát, giúp đỡ và tự học [57].
Nghiên cứu về thực trạng hoạt động và các yếu tố liên quan của nhân
viên YTTB tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh năm 2013 của tác giả
Trƣơng Thị Tuyết Nhung và cộng sự cho kết quả: tổng cộng có 29 hoạt động
của nhân viên YTTB theo Thông tƣ 39/2010/TT-BYT đƣợc khảo sát trong
nghiên cứu này. Hầu hết các hoạt động đều có tỷ lệ nhân viên thực hiện cao
(> 90%) trừ các hoạt động giám sát chất lƣợng nguồn nƣớc (36%), hỗ trợ
sinh đẻ (5,3%), sơ cấp cứu (69,3%), hƣớng dẫn trồng thuốc nam (73,3%).
Các yếu tố phụ cấp nghề, thời gian lãnh phụ cấp, thời gian TYT giám sát, số
ngày làm việc đều có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với việc thực hiện
hoạt động của nhân viên [29].
Tác giả Nông Minh Dũng nghiên cứu Thực trạng hoạt động của nhân
viên y tế thôn bản tỉnh Bắc Kạn năm 2011 [14] cho thấy: 53,6% nhân viên
YTTB ở lứa tuổi 30-39; Nữ chiếm 73,9% và dân tộc Tày chiếm 76,8%. Theo
chúng tôi ở khu vực miền núi, đa số phụ nữ sinh đẻ lần đầu ngay sau 20 tuổi,
vì vậy từ 30 tuổi trở đi các bà mẹ mới có thời gian để sẵn sàng tham gia vào
các hoạt động xã hội khác. Hơn nữa, ở lứa tuổi trên 40 tuổi thì một phần do
hạn chế về trình độ học vấn, một phần đã lớn tuổi ngại tham gia các hoạt


×