Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại trường mầm non đại thịnh huyện mê linh thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.66 KB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

ĐỖ KIỀU ANH

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA
TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ TẠI
TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI THỊNH HUYỆN MÊ LINH - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học

HÀ NỘI - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======
ĐỖ KIỀU ANH

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA
TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ TẠI
TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI THỊNH HUYỆN MÊ LINH - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học

Người hướng dẫn khoa học



ThS. TRẦN THỊ LOAN

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN

Sau 4 năm học tập cũng như thực hiện nghiên cứu đề tài tốt nghiệp, em
đã hoàn thành bài khóa luận của mình.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời biết ơn chân thành nhất đến ThS. Trần Thị
Loan - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện
bài khóa luận này.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô
trong khoa Giáo dục Mầm non và quý thầy cô khác trong trường Đại học Sư
Phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em có thể hoàn thành tốt bài
khóa luận này.
Để có thể hoàn thành được bài khóa luận, em cũng xin cảm ơn sự hỗ
trợ tối đa của Ban Giám Hiệu và các giáo viên đứng lớp tại trường mầm non
Đại Thịnh - huyện Mê Linh – TP Hà Nội.
Lần đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và do thời
gian có hạn cùng năng lực của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của Hội đồng giám khảo và với
hết tâm huyết của mình em cũng mong đề tài sẽ góp một phần nhỏ cho ngành
nghề mà mình đã và đang theo đuổi.
Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả mọi
người đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019
Người thực hiện


Đỗ Kiều Anh


LỜI CAM ĐOAN

Trong quá trình nghiên cứu khóa luận “Biện pháp phát triển kỹ năng
giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại
trường mầm non Đại Thịnh - huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội” em có sử
dụng một số tài liệu tham khảo để hoàn thành khóa luận của mình. Danh sách
tài liệu tham khảo em đã đưa vào mục tài liệu tham khảo của khóa luận.
Em xin cam đoan khóa luận được hoàn thành bởi sự cố gắng và nỗ lực
của bản thân với sự hướng dẫn tận tình của Ths. Trần Thị Loan.

Hà Nội, ngày…tháng…năm 2019
Người thực hiện

Đỗ Kiều Anh


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU........................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài ........................................................................ 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài........................................................................ 3
4. Khách thể nghiên cứu................................................................................. 3
5. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3
7. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 4
8. Cấu trúc khóa luận...................................................................................... 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI
THEO CHỦ ĐỀ ............................................................................................. 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu của đề tài ................................................................... 6
1.1.1 Ở nước ngoài ......................................................................................... 6
1.1.2 Ở trong nước ......................................................................................... 7
1.2 Một số khái niệm...................................................................................... 8
1.2.1 Giao tiếp và kỹ năng giao tiếp ............................................................... 8
1.2.1.1 Giao tiếp ............................................................................................. 8
1.2.1.2 Kỹ năng giao tiếp................................................................................ 9
1.2.1.3 Sự hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ..
10
1.2.1.4 Các kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ......................................
12
1.2.2 Trò chơi và trò chơi đóng vai theo chủ đề............................................ 14
1.2.2.1 Trò chơi............................................................................................ 14
1.2.2.2 Trò chơi đóng vai theo chủ đề........................................................... 16
1.2.2.3 Vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề trong việc phát triển kỹ năng
giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ...................................................................... 19
1.3 Mục tiêu và nguyên tắc giáo dục mầm non............................................. 20
1.3.1 Mục tiêu giáo dục mầm non ................................................................ 20
1.3.2 Nguyên tắc giáo dục mầm non............................................................. 20
1.4 Một số vấn đề cơ bản về phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn
qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ................................................................. 20


1.4.1 Vài nét về đặc điểm giao tiếp của trẻ mẫu giáo lớn.............................. 20
1.4.1.1 Biểu hiện của sự phát triển giao tiếp .................................................
20
1.4.1.2 Đặc điểm phát triển giao tiếp của trẻ qua hoạt động vui chơi............

21
1.4.2 Mục tiêu, nội dung phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo qua trò
chơi đóng vai theo chủ đề............................................................................. 24
1.4.2.1 Mục tiêu phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo thông qua trò
chơi đóng vai theo chủ đề............................................................................. 24
1.4.2.2 Nội dung phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi
đóng vai theo chủ đề..................................................................................... 24
1.4.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ lứa
tuổi mầm non ............................................................................................... 26
1.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan ..................................................................... 26
1.4.3.2 Nguyên nhân khách quan.................................................................. 27
Kết luận chương 1 ........................................................................................ 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO
TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ
ĐỀ TẠI TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI THỊNH - HUYỆN MÊ LINH - THÀNH
PHỐ HÀ NỘI............................................................................................... 30
2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng............................................................. 30
2.1.1 Nội dung khảo sát................................................................................ 31
2.1.2 Khách thể khảo sát .............................................................................. 31
2.1.3 Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu......................................... 31
2.1.3.1 Phương pháp khảo sát....................................................................... 31
2.1.3.2 Cách xử lý số liệu ............................................................................. 32
2.2 Thực trạng nhận thức về kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua
tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề. .......................................................... 32
2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về khái niệm giao tiếp của trẻ mầm
non ............................................................................................................... 32
2.2.2 Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc phát triển kỹ năng giao tiếp
cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại trường mầm
non Đại Thịnh – huyện Mê Linh – TP Hà Nội.............................................. 33



2.3 Thực trạng kỹ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi
đóng vai theo chủ đề tại trường mầm non Đại Thịnh - huyện Mê Linh - thành
phố

Nội.......................................................................................................... 34
2.3.1 Thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non thông qua trò
chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non Đại Thịnh - huyện Mê Linh TP Hà Nội..........................................................................................................
34
2.3.1.1 Thực trạng mức độ thực hiện phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm
non thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non Đại Thịnh huyện Mê Linh - TP Hà Nội......................................................................... 34
2.3.1.2 Thực trạng nội dung các kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non thông qua
trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non Đại Thịnh - huyện Mê Linh
- TP Hà Nội ....................................................................................................
35
2.3.2 Thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non thông qua trò
chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non Đại Thịnh - huyện Mê Linh TP Hà Nội..........................................................................................................
37
2.3.2.1 Quy trình phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non thông qua trò
chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non Đại Thịnh - huyện Mê Linh TP Hà Nội..........................................................................................................
37
2.3.2.2 Thực trạng các hình thức phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo
lớn thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non ...................
39
2.4 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng ............................................................ 40
Kết luận chương 2 ........................................................................................ 42
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO
MẪU GIÁO LỚN QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở
TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI THỊNH - HUYỆN MÊ LINH - THÀNH PHỐ
HÀ NỘI ....................................................................................................... 43

3.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp.............................................................. 43
3.2 Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua trò chơi đóng vai theo
chủ đề cho trẻ mẫu giáo lớn.......................................................................... 44


3.2.1 Biện pháp 1. Thiết kế, tổ chức quy trình phát triển kỹ năng giao tiếp cho
trẻ mẫu giáo ................................................................................................. 44
3.2.1.1 Mục đích .......................................................................................... 45


3.2.1.2 Cách thiết kế, lập kế hoạch tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề để
phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo ............................................... 45
3.2.2 Biện pháp 2. Tạo ra các tình huống có vấn đề trong trò chơi đóng vai
theo chủ đề, tạo cơ hội phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo ........... 47
3.2.2.1 Mục đích .......................................................................................... 47
3.2.2.2 Nội dung và cách tiến hành............................................................... 47
3.2.3 Biện pháp 3. Nâng cao năng lực của giáo viên trong việc phát triển kỹ
năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi đóng vai theo chủ
đề48
3.2.3.1 Mục đích .......................................................................................... 48
3.2.3.2 Nội dung........................................................................................... 48
3.2.4 Biện pháp 4. Tăng cường cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ
tham gia tích cực vào các hoạt động thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề
..................................................................................................................... 49
3.2.4.1 Mục đích .......................................................................................... 49
3.2.4.2 Nội dung........................................................................................... 49
3.2.5 Biện pháp 5. Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ để phát triển kỹ
năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề
.................................................................................................................... .52
3.2.5.1 Mục đích .......................................................................................... 52

3.2.5.2 Nội dung........................................................................................... 52
Kết luận chương 3 ........................................................................................ 53
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56
PHỤ LỤC


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với lao động, ngôn ngữ, giao tiếp là những nhân tố không thể
thiếu được trong cuộc sống của mỗi cá nhân và của cộng đồng xã hội loài
người. Như chúng ta đã biết, giao tiếp cũng chính là một hoạt động đóng vai
trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Thông qua hoạt
động giao tiếp, cá nhân có thể lĩnh hội được nền văn hóa xã hội, quy tắc đạo
đức, chuẩn mực xã hội, đồng thời nhận thức được chính bản thân mình, tự đối
chiếu so sánh với người khác với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân
mình như một nhân cách để hình thành thái độ giá trị cảm xúc, nói cách khác
nó giúp con người hòa nhập vào các mối quan hệ xã hội và hình thành nhân
cách của bản thân. Chính vì vậy, có thể coi giao tiếp là một chiếc cầu nối giữa
con người với con người giúp chúng ta hiểu nhau hơn.
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, đây chính là giai đoạn đầu tiên của quá
trình hình thành nhân cách, giao tiếp với những người xung quanh giữ một vị
trí khá quan trọng. Đặc biệt là với trẻ 5 - 6 tuổi là tuổi chuẩn bị vào lớp một,
cần được trang bị kiến thức và kỹ năng mềm cho việc học tập và giao tiếp ở
cấp tiểu học. Ở độ tuổi này, khi các dạng hoạt động học tập của trẻ còn hạn
chế về số lượng thì giao tiếp là một phương thức quan trọng không thể thiếu
giúp trẻ trải nghiệm các dạng hoạt động khác của xã hội qua hoạt động vui
chơi, trong đó có trò chơi đóng vai theo chủ đề là trung tâm. Trò chơi đóng
vai theo chủ đề có rất nhiều ưu thế trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho
trẻ mẫu giáo lớn, bởi những chủ đề chơi thường rất gần gũi với trẻ, phù hợp

với đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Qua trò chơi đóng vai
theo chủ đề trẻ học được nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân cũng như
người khác khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Trong quá trình chơi,
trẻ phải học cách giao tiếp, ứng xử cho phù hợp với vai mình đóng, do đó mà
kỹ năng giao tiếp của trẻ ngày càng được phát triển. Do đó, việc nghiên cứu
sâu về kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn qua trò chơi đóng vai theo chủ
đề là một hoạt động hết sức có ý nghĩa về mặt thực tiễn.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ cũng có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con
người, nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu

1


biết, những kinh nghiệm…Trong công tác giáo dục thế hệ mầm non cho đất
nước chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ thơ,
đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn. Sự phát triển chậm trễ về mặt ngôn ngữ có ảnh
hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Cho nên các nhà giáo dục cần phải
đề ra nhiệm vụ, nội dung, phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ đúng lúc
và phù hợp với lứa tuổi.
Thực tế cho thấy, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi còn bộc lộ những hạn chế, yếu
kém nhất định. Một số hạn chế của trẻ được chỉ ra như sau: nhút nhát, rụt rè,
ngại giao tiếp, không hiểu lời nói của đối tượng giao tiếp, không biết kiềm
chế cảm xúc của chính bản thân mình khi giao tiếp, khó diễn đạt ý nghĩ của
mình trong giao tiếp, không biết nghe và lắng nghe đối tượng giao tiếp…
Việc tìm hiểu, phát hiện, và tìm ra biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho
trẻ mẫu giáo lớn là một việc làm có ý nghĩa vô cùng to lớn. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu kỹ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi đóng
vai theo chủ đề để tìm ra biện pháp phát triển và nâng cao kỹ năng giao tiếp
cho trẻ mẫu giáo lớn là một việc làm cần thiết không chỉ góp phần tăng
cường hiệu quả kỹ năng giao tiếp cho trẻ, mà còn nâng cao chất lượng

chăm sóc, giáo dục cho trẻ của các trường mầm non.
Những năm đầu đời của trẻ là những năm quan trọng nhất cho sự phát
triển toàn diện của đứa trẻ và ngôn ngữ cũng là một quá trình tâm lí diễn ra
rất mạnh ở trẻ. Ở giai đoạn này, trẻ học và nắm được tiếng mẹ đẻ của
mình, chính vì vậy giải pháp phát triển kỹ năng giao tiếp tốt nhất đó chính là
giáo viên luôn tập trung vào việc rèn luyện và nâng cao kỹ năng giao tiếp sư
phạm của giáo viên mầm non với trẻ. Bởi đây là một trong những yêu
cầu quan trọng của ngành học giúp giáo viên mầm non nâng cao phẩm chất,
năng lực của mình, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp
ứng yêu cầu của xã hội đề ra.
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài: “Biện pháp phát triển kỹ
năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề
tại trường mầm non Đại Thịnh - huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội” làm
hướng nghiên cứu của mình.

2


2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo lớn
thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại trường mầm non Đại Thịnh. Trên
cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
mẫu giáo lớn tại trường mầm non Đại Thịnh thông qua trò chơi đóng vai theo
chủ đề.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về giao tiếp và kỹ năng giao tiếp sư phạm
của giáo viên với trẻ mầm non.
- Tìm hiểu thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo
lớn thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại trường mầm non Đại Thịnh huyện Mê Linh -TP Hà Nội.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ

mẫu lớn thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại trường mầm non Đại
Thịnh - huyện Mê Linh - TP Hà Nội.
4. Khách thể nghiên cứu
Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non.
5. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non thông qua trò
chơi đóng vai theo chủ đề tại trường mầm non Đại Thịnh - huyện Mê Linh TP Hà Nội.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về thu nhập các nguồn tài liệu, sách, báo,
tạp chí, các công trình nghiên cứu… có liên quan đến dạy kỹ năng giao tiếp
cho trẻ mẫu giáo để tìm hiểu về vấn đề nghiên cứu.
- Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lí
luận và thực tiễn liên quan đến dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn.

3


6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Đây là phương pháp của đề tài sử dụng bảng câu hỏi để tìm hiểu ý
kiến của giáo viên mầm non, cán bộ quản lý trường mầm non Đại Thịnh
nhằm đánh giá về kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non và những khó
khăn trong quá trình giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ. Tìm hiểu về
những nguyên nhân ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non
và đề xuất của giáo viên mầm non đối với nhà trường và bản thân trong việc
nâng cao kỹ năng giao tiếp cho giáo viên với trẻ.
6.2.2 Phương pháp quan sát
- Đối với giáo viên: Dự giờ, quan sát, ghi chép cách tổ chức hướng dẫn
phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở

trường mầm non.
- Đối với trẻ: Theo dõi kỹ năng giao tiếp của trẻ trong khi đóng vai vui
chơi, hứng thú, thao tác và hành động vui chơi trong quá trình chơi.
6.2.3 Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn, tham khảo ý kiến của một số giáo viên trường
mầm non Đại Thịnh nhằm tìm hiểu thêm về biện pháp phát triển kỹ năng giao
tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn, đặc biệt là đề xuất một số biện pháp cần thực hiện
để nâng cao, phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò
chơi đóng vai theo chủ đề.
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1 Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nghiên cứu từ tháng 12/2018 đến tháng 05/2019.
7.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
mẫu giáo lớn thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. Việc thực hiện quy
trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non thông qua trò chơi đóng vai

4


theo chủ đề được tiến hành tại trường mầm non Đại Thịnh - huyện Mê Linh thành phố Hà Nội.
7.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nghiên cứu trên: 250 trẻ mẫu giáo lớn, 15 giáo
viên trường mầm non Đại Thịnh - huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội.
8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, cấu trúc của khóa luận gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
mẫu giáo lớn thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
Chương 2: Thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn

thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại trường mầm non Đại Thịnh huyện Mê Linh - TP Hà Nội.
Chương 3: Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn
thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại trường mầm non Đại Thịnh huyện Mê Linh - TP Hà Nội.

5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA TRÒ CHƠI
ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
1.1 Lịch sử nghiên cứu của đề tài
1.1.1 Ở nước ngoài
Ngay từ thời cổ đại Arixtôt (384 - 322 TCN) trong cuốn “Bàn về tâm
hồn” cuốn sách đầu tiên của loài người bàn về tâm lí học đã quan tâm đến kỹ
năng nói chung. Theo ông, nội dung của phẩm hạnh là “biết định hướng, biết
làm việc, biết tìm tòi”, điều đó có nghĩa là: Con người có phẩm hạnh là con
người có kỹ năng làm việc”.
Đến thế kỷ XIX, trong bản thảo Kinh tế - Triết học 1884, C.Mác (1818
- 1883) đã bàn về nhu cầu xã hội giữa con người với con người trong hoạt
động xã hội. Ông chỉ ra rằng trong quá trình sinh hoạt và sản xuất buộc con
người phải giao tiếp trực tiếp với nhau. Con người chỉ trở thành con người
khi có những quan hệ thực với những người khác, có giao tiếp trực tiếp với
những người khác.
Đến những năm đầu thế kỷ XX, các nhà tâm lý học, giáo dục học và
các nhà xã hội học đã có những công trình nghiên cứu sâu sắc hơn về giao
tiếp: A.N.Lêonchiew và các cộng sự của ông coi giao tiếp như là một dạng
hoạt động với đầy đủ động cơ, mục đích, điều kiện và phương tiện hoạt động.
Kế thừa quan điểm của A.N.Lêonchiew về giao tiếp, A.A.Lêonchiew đã có
những nghiên cứu sâu hơn và chỉ ra các phương tiện phi ngôn ngữ, đặc biệt
ông đã tiến hành phân loại hoạt động giao tiếp thành các dạng và hình thức

khác nhau. Tuy nhiên, quan điểm của A.A.Lêonchiew vẫn còn những hạn chế
nhất định, những hạn chế đó đã được Lômôv chỉ ra trong những công trình
nghiên cứu của mình, ông khẳng định giao tiếp là một phạm trù độc lập.
Lômôv cũng chỉ ra giao tiếp của con người chịu sự quy định của những thiết
chế xã hội và vị trí xã hội của các chủ thể tham gia vào quá trình giao tiếp.
L.X Vưgôtxki (nhà tâm lí học Liên Xô) cho rằng: Giao tiếp xem như là
sự thông báo hoặc quan hệ qua lại thuần túy giữa con người với con người,
như là sự trao đổi quan điểm và xúc cảm.
6


1.1.2 Ở trong nước
Trong các công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Ánh Tuyết,
Nguyễn Thạc, Ngô Công Hoàn, Lê Xuân Hồng đã chỉ ra những vấn đề khái
niệm giao tiếp, hình thành nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của trẻ. Các tác giả đã
cho thấy rằng giao tiếp có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nhân
cách toàn diện của trẻ. Đồng thời trong các tác phẩm đó, các tác giả cũng nêu
lên được nhu cầu giao tiếp của trẻ em như thế nào, và đặc điểm về giao tiếp
của trẻ em qua từng độ tuổi khác nhau. Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra được
các đối tượng giao tiếp của trẻ và tầm ảnh hưởng của các đối tượng đối với sự
hình thành nhân cách của một đứa trẻ như trẻ giao tiếp với người lớn, với bạn
cùng tuổi, bạn khác giới và với thế giới đồ vật. Mỗi đối tượng trẻ thể hiện
một cách giao tiếp riêng biệt. Đặc biệt các tác giả này đều đề cao vai trò sư
phạm của người giáo viên mầm non, đây là một đối tượng có sự ảnh hưởng
trực tiếp rất lớn đến quá trình giao tiếp của đứa trẻ. Từ đó, các tác giả xây
dựng nên các hình thức, phương pháp, môi trường… nhằm góp phần hình
thành cho trẻ kỹ năng giao tiếp tốt nhất có thể.
Tác giả Trần Trọng Thủy với “Giao tiếp với sự phát triển nhân cách
của trẻ” (1981) đã nghiên cứu về vai trò và mối quan hệ giữa giao tiếp với sự
phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ em ở từng lứa tuổi phát triển khác nhau.

Và ông khẳng định rằng “Giao tiếp gắn liền với quá trình hoạt động xã hội
của trẻ em, giúp trẻ em hòa nhập với môi trường xã hội” [13].
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý
giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin,
về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Hay nói
cách khác đi, giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện
thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác” [12].
PGS. TS Nguyễn Ánh Tuyết với cuốn sách “Giáo dục học mầm non
những vấn đề lí luận và thực tiễn” hay “Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm
non”. Trong những cuốn sách này, tác giả đã đề cập đến vai trò của trò chơi
đóng vai theo chủ đề với sự phát triển khả năng giao tiếp của trẻ một cách
khái quát chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu kỹ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo
một cách cụ thể [7].
7


Những báo cáo khoa học của cố GS - TS Nguyễn Khắc Viện đã phân
tích và làm rõ tầm quan trọng của trò chơi đóng vai theo chủ đề ở lứa tuổi
mẫu giáo. Đồng thời các nhà khoa học chỉ ra cấu trúc và những phương pháp
phát triển trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trẻ mầm non.
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn trong “Tâm lý học đại cương” (1995) đã
quan niệm “Tri thức - Kỹ năng - Kỹ xảo là điều kiện cần thiết để hình thành
năng lực trong một lĩnh vực nào đó” [12].
Nhìn chung, nhiều công trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn của các
tác giả trong và ngoài nước đều đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của
vấn đề giao tiếp như bản chất của giao tiếp, chỉ ra được nội dung, đặc điểm,
hiệu quả, phương tiện... góp phần phát triển khoa học giáo dục Việt Nam,
trong đó có Giáo dục học mầm non. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên
cứu trên vẫn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về biện pháp phát triển kỹ năng
giao tiếp cho trẻ mầm non. Do đó việc nghiên cứu về biện pháp phát triển kỹ

năng giao tiếp cho trẻ mầm non ở lứa tuổi mẫu giáo lớn thông qua trò chơi
đóng vai theo chủ đề là rất cần thiết.
1.2 Một số khái niệm
1.2.1 Giao tiếp và kỹ năng giao tiếp
1.2.1.1 Giao tiếp
Tâm lý học đại cương, tâm bệnh học và tâm lý học xã hội coi giao tiếp
như một quá trình hoạt động, một quá trình tiếp xúc tâm lý, tiếp xúc nhân
cách hoặc một quá trình xác lập quan hệ xã hội.
Nhấn mạnh đến khía cạnh tâm lý của giao tiếp, tác giả Trần Trọng
Thủy (1996) trong nghiên cứu “Nhập môn khoa học giao tiếp” đã quan niệm:
Giao tiếp của con người là một quá trình có chủ định hay không có chủ định,
có ý thức hay không có ý thức mà trong đó có cảm xúc và tư tưởng được biểu
đạt trong các thông điệp bằng phi ngôn ngữ”. Tác giả Ngô Công Hoàn (1994)
trong “Một số vấn đề về tâm lý về giao tiếp sư phạm” cho rằng: “Giao tiếp là
quá trình tiếp xúc giữa con người với con người nhằm mục đích trao đổi tư
tưởng, tình cảm, lối sống, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp”. Khái niệm giao tiếp ở
đây được khai thác trong mối quan hệ giữa con người với con người với
những mục đích khác nhau [13] [8].

8


Trong thực tế, các nhà nghiên cứu đã nhìn nhận về giao tiếp và có
những định nghĩa khác nhau về giao tiếp. Mỗi tác giả khai thác ở một góc độ
khác nhau. Tuy nhiên thông qua những định nghĩa, các tác giả đều nêu ra
những dấu hiệu cơ bản của giao tiếp. Những dấu hiệu cơ bản đó là:
- Giao tiếp là một hiện tượng đặc thù của con người, chỉ có ở con
người, chỉ được diễn ra trong xã hội loài người.
- Giao tiếp dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con


9


người.
- Giao tiếp thể hiện thông qua sự trao đổi thông tin, sự hiểu biết, rung
cảm và ảnh hưởng lẫn nhau.
- Giao tiếp chứa đựng những nội dung của xã hội, được thực hiện trong
một hoàn cảnh xã hội cụ thể và chịu sự quy định của các yếu tố văn hóa, xã
hội.
Từ đó có thể hiểu khái niệm về giao tiếp như sau: Giao tiếp là sự tiếp
xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về
thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau và ảnh hưởng tác động qua lại lẫn
nhau. Hay nói khác đi giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người người, hiện thực hóa các mối quan hệ xã hội giữa chủ thể này và chủ thể khác.
Từ khái niệm về giao tiếp trên, tôi đưa ra khái niệm như sau: Giao tiếp
của trẻ lứa tuổi mẫu giáo là quá trình trao đổi, tiếp xúc giữa trẻ và mọi người
xung quanh nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm.
1.2.1.2 Kỹ năng giao tiếp
Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp, các nhà nghiên cứu đã quan niệm,
khác nhau về cách nhìn và từ đó khai thác nó dưới nhiều góc độ khác nhau.
Theo nhóm tác giả Michelson, Sugai, Wood và Kazdin (1983), nhóm tác giả
cho rằng: ta có thể hiểu kỹ năng giao tiếp là kỹ năng được hình thành thông
qua giáo dục, rèn luyện bao gồm các hành vi ứng xử thích hợp bằng lời và
không lời trong những tình huống, hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt hiệu quả cao
trong giao tiếp với người khác [5].
Theo từ điển Tiếng Việt (1992): “Kỹ năng là khả năng vận dụng những
kiến thức thu nhận trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” [15].

10



Nhóm tác giả Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu, Nguyễn Thạc cho rằng: “Kỹ
năng giao tiếp là khả năng nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài
và đoán biết tâm lý bên trong của đối tượng và bản thân chủ thể giao tiếp, là
khả năng sử dụng hợp lý những phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết
cách tổ chức điều chỉnh, điều khiển quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích
giao tiếp [5].
Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn trong “Giáo trình Tâm lý học” (2011):
“Kỹ năng giao tiếp là khả năng vận dụng hiệu quả các tri thức và kinh
nghiệm về giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ vào trong
những hoàn cảnh khác nhau của quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giao
tiếp” [5].
Từ những quan niệm của các nhà nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp ta có
thể hiểu khái niệm kỹ năng giao tiếp như sau: Kỹ năng giao tiếp là khả năng
nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những biểu hiện tâm lý
bên trong của đối tượng và bản thân của chủ thể giao tiếp để tiến hành các
thao tác, hành động, kể cả năng lực thể hiện cảm xúc, thái độ nhằm giúp chủ
thể giao tiếp trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với đối tượng giao tiếp.
Cũng có thể nói kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng hợp lý các phương
tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức, điều chỉnh quá trình giao
tiếp nhằm đạt mục đích giao tiếp của chủ thể giao tiếp.
1.2.1.3 Sự hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn
Kỹ năng được hình thành trong hoạt động và thông qua hoạt động. Để
có thể hoạt động hiệu quả, con người phải có kỹ năng và kỹ năng chỉ có thể
phát triển thông qua thực tiễn hoạt động. Tác giả Jobert J.Sremberg (2003) ở
Đại học Yale thừa nhận: “Thực chất của sự hình thành kỹ năng là tạo điều
kiện để chủ thể nắm vững một hệ thống phức tạp các bước, các thao tác và
làm sáng tỏ những thông tin chứa đựng trong các tình huống, các nhiệm vụ và
đối chiếu chúng với những hành động cụ thể” [5].
Theo P.la.Galperin và các đồng sự của ông thì cho rằng cơ chế hình
thành tri thức và kỹ năng chính là cơ chế hình thành hành động trí óc qua 5

giai đoạn: [14]
Giai đoạn 1: Thiết lập cơ sở định hướng hành động


Giai đoạn 2: Hành động với đồ vật hay vật chất hóa
Giai đoạn 3: Hành động ngôn ngữ bên ngoài
Giai đoạn 4: Hành động với lời nói thầm
Giai đoạn 5: Hành động trong trí óc
Theo đó thì ông cho rằng cơ sở định hướng “Là phần quan trọng nhất
trong cơ chế tâm lý của hoạt động”, tuy nhiên chỉ khi hành động đó được thực
hiện thì tri thức mới được cụ thể hóa và là chân lý của phần định hướng.
Những điểm mấu chốt này cho thấy muốn quá trình phát triển kỹ năng giao
tiếp đi đến thành công, phải cho người học tham gia trực tiếp vào quá trình
giao tiếp. Người tham gia vào quá trình giao tiếp phải có những hiểu biết về
kỹ năng giao tiếp. Đồng thời quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp phải được
tiến hành từng bước từ đơn giản đến phức tạp. Quá trình phát triển kỹ năng
chỉ hoàn tất khi người học có khả năng vận dụng những kỹ năng này một cách
sáng tạo và linh hoạt vào những hoàn cảnh cụ thể.
Bên cạnh đó, tác giả Trần Quốc Thành cho rằng để hình thành kỹ năng
cần trải qua ba giai đoạn bao gồm:
Giai đoạn 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức, điều kiện hành động.
Giai đoạn 2: Quan sát mẫu và làm theo mẫu.
Giai đoạn 3: Tập luyện để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu,
điều kiện hành động nhằm đạt mục đích đã đặt ra.
Như vậy, có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề hình thành kỹ năng,
song những ý kiến này đều thống nhất là kỹ năng được hình thành trong hoạt
động. Do đó, giáo viên cần nắm được các giai đoạn hình thành kỹ năng để tổ
chức và điều khiển hoạt động giáo dục của mình sao cho hình thành được
những kỹ năng sư phạm là điều cần thiết và quan trọng. Các kỹ năng sư phạm
của người giáo viên được hình thành và hoàn thiện trong quá trình dạy học và

chúng ta hoàn toàn có thể nâng cao mức độ kỹ năng cho từng cá nhân thông
qua các phương pháp cụ thể.


Các giai đoạn hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn thông
qua trò chơi đóng vai theo chủ đề:
Giai đoạn 1: Từ thao tác với đồ vật, đồ chơi của trẻ tuổi ấu nhi phát
triển thành trò chơi đóng vai theo chủ đề ở tuổi mẫu giáo.
Giai đoạn 2: Đến cuối ba tuổi - đầu bốn tuổi, trẻ bắt đầu muốn giao
tiếp, muốn trò chuyện với các bạn xung quanh trẻ mong muốn thể hiện vai
chơi mình đóng bằng nội dung phong phú hơn như: quan hệ, đối xử và đời
sống tình cảm phù hợp với vai chơi (trẻ thường chơi thành các nhóm nhỏ,
nhưng đơn giản là cùng nhau mô phỏng lại mối quan hệ nổi bật của người lớn
mà trẻ nhận thức được, chứ chưa có sự bàn bạc, thảo luận trong nhóm chơi).
Giai đoạn 3: Tuổi mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi), trẻ có nhu cầu giao tiếp với
các bạn xung quanh để cùng chơi, cùng thể hiện vai chơi của mình, các nhóm
chơi được hình thành ở giai đoạn trước được củng cố bền vững hơn, số trẻ
trong mỗi nhóm chơi đông hơn, các thành viên đã cùng biết thảo luận, bàn
bạc về chủ đề, nội dung, phân vai thể hiện và tìm đồ chơi thay thế để thể hiện
ý đồ chơi.
Giai đoạn 4: Đến cuối tuổi mẫu giáo nhỡ - giai đoạn đầu của tuổi mẫu
giáo lớn. Ở tuổi này, nhu cầu giao tiếp của trẻ ngày càng lớn mạnh hơn, trẻ
giao tiếp với các bạn xung quanh mình để cùng nhau chơi, cùng nhau hoàn
thành các nhiệm vụ, những ấn tượng và xúc cảm của trẻ về cuộc sống sinh
hoạt của người lớn cũng trở nên phong phú hơn. Bắt đầu có sự xuất hiện của
tập thể chơi nhỏ trên cơ sở hợp nhất các nhóm chơi nhỏ có nội dung chơi gần
nhau.
Như vậy sự xuất hiện và phát triển của trò chơi đóng vai theo chủ đề ở
tuổi mẫu giáo đã phản ánh sự phát triển về nhận thức và tâm lý xã hội nói
chung và phát triển giao tiếp cho trẻ mầm non nói riêng.

1.2.1.4 Các kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn
Đối với trẻ 5 - 6 tuổi, kỹ năng giao tiếp của trẻ đã tiến bộ rõ nét rất
nhiều nhờ vốn từ của trẻ tăng nhanh, môi trường giao tiếp ngày càng mở
rộng, kinh nghiệm giao tiếp dần được hình thành rõ nét. Vì vậy, các kỹ năng
giao tiếp của trẻ mẫu giáo lớn bao gồm:


- Kỹ năng nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức
giận, ngạc nhiên, sợ hãi…khi trẻ quan sát, lắng nghe đối tượng giao tiếp đối
với trẻ, kỹ năng này đòi hỏi trẻ phải nhanh nhạy quan sát được sắc thái của
người khác để từ đó trẻ sẽ có cách ứng xử phù hợp.
- Kỹ năng nghe hiểu và thực hiện được chỉ dẫn liên quan đến hành
động đơn giản: Đối với trẻ mẫu giáo lớn, các chỉ dẫn của giáo viên hoặc của
người khác đã nâng cao dần yêu cầu, trẻ lắng nghe và thực hiện ít nhất ba chỉ
dẫn, cụ thể: Giáo viên yêu cầu trẻ hãy lấy hộp màu tô của góc học tập mang
tặng cho bạn A ở góc tạo hình và ghé lại cửa hàng bạn B ở góc bán hàng để
mua bánh sinh nhật.
- Kỹ năng sử dụng từ phù hợp với nội dung, hoàn cảnh và đối tượng
giao tiếp: Trẻ mẫu giáo lớn phải biết dùng từ đúng với hoàn cảnh giao tiếp,
trẻ thể hiện nhu cầu, mong muốn được chơi ở góc chơi nào…
- Kỹ năng sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh
nghiệm của bản thân khi giao tiếp: Cảm xúc khi giao tiếp là một trong những
kỹ năng giao tiếp rất quan trọng đối với trẻ và đối với người đối diện, trẻ phải
diễn đạt giao tiếp để bày tỏ được suy nghĩ của mình để người khác hiểu được
trẻ đang mong muốn điều gì.
- Kỹ năng điều chỉnh giọng nói phù hợp với nhu cầu giao tiếp: Trong
một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể nào đó, trẻ phải biết tự điều chỉnh giọng nói
của mình, ví dụ trong nhóm chơi ở góc phân vai, các bạn đang trò chuyện
cùng nhau làm những chiếc bánh, trẻ cũng tham gia trong nhóm chơi đó, các
bạn nói chuyện rất nhỏ nhẹ, thì đòi hỏi trẻ cũng phải giao tiếp như bạn, chứ

không thể hét toáng lên, làm ảnh hưởng đến nhóm chơi.
- Kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn từ (cử chỉ, nét
mặt, điệu bộ). Kỹ năng giao tiếp đòi hỏi trẻ phải biết sử dụng giọng điệu, có
khi lên giọng, có khi hạ giọng, kết hợp với ánh mắt, cử chỉ nhằm truyền đến
bạn mình là mình đang mong muốn điều gì, đang suy nghĩ như thế nào để bạn
hiểu được ý muốn cần diễn đạt. Bên cạnh đó, trẻ biết sử dụng đúng từ, phù
hợp với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.


- Kỹ năng làm chủ bản thân khi giao tiếp (làm chủ cảm xúc, hành động,
không nói leo, không ngắt lời người khác khi đang trò chuyện): chính bản
thân trẻ phải tự điều khiển được cảm xúc, thái độ của mình, bên cạnh đó trẻ
sẽ thể hiện rõ sự tự tin khi giao tiếp với bạn bè và tập thể, chính trẻ sẽ trình
bày và thuyết phục đối tượng mà trẻ giao tiếp để đối tượng giao tiếp lắng
nghe và phản ứng lại.
- Kỹ năng hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt
khi hiểu người khác nói: Khi trẻ chưa nghe rõ hoặc chưa hiểu một vấn đề nào
đó trong giao tiếp, đòi hỏi chính bản thân trẻ phải có kỹ năng hỏi lại người
khác, hoặc khi trẻ đã hiểu rõ vấn đề, trẻ sẽ biểu hiện bằng cách chăm chú,
mỉm cười hay gật đầu đồng ý với một vấn đề giao tiếp nào đó mà trẻ đang
trực tiếp tham gia.
- Kỹ năng nhận thức và phán đoán đối tượng giao tiếp: Trẻ mẫu giáo
lớn sẽ phán đoán được bạn của mình như thế nào qua cử chỉ, hành vi, có
những trẻ chú ý, tập trung cao độ, trẻ sẽ đoán được tiếp theo bạn của mình sẽ
thể hiện được việc làm gì hay hành động gì tiếp theo đối với mình và những
người xung quanh.
Các kỹ năng trên đều mang tính độc lập, nhưng lại có mối quan hệ qua
lại với nhau, hỗ trợ nhau để giúp cho quá trình phát triển giao tiếp của trẻ
ngày càng hoàn thiện hơn.
1.2.2 Trò chơi và trò chơi đóng vai theo chủ đề

1.2.2.1 Trò chơi
Trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt”, do trung tâm từ điển xuất bản năm
2007 đã định nghĩa như sau: “Trò chơi là hoạt động bày ra để vui chơi, giải
trí” [15]. Trong đó, “trò” là hoạt động diễn ra trước mắt người khác để mua
vui, còn “chơi” là hoạt động giải trí hoặc nghỉ ngơi, chỉ nhằm mục đích cho
vui mà
thôi.
Trò chơi là một thuật ngữ và mang hai nghĩa khác nhau tương đối xa.
Nghĩa thứ nhất “Trò chơi là chơi có luật và có tính cạnh tranh, thách thức với
người tham gia phải biết quy tắc, mục đích, kết quả và yêu cầu”. Nghĩa thứ


hai “Trò chơi là những công việc được tổ chức và tiến hành dưới hình thức
chơi”.


×