Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Chuyên đề dạy học tích cực: Cấu trúc rẽ nhánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.48 KB, 20 trang )

Chuyên đề “Cấu trúc rẽ nhánh”

Phạm Thị Hồng Hạnh

CHUYÊN ĐỀ: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
I. TÊN CHUYÊN ĐỀ
CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
II. CƠ SỞ XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ
1. Nội dung trong chương trình hiện hành
- Nội dung chuyên đề nằm hoàn toàn trong “Chương III. Cấu trúc rẽ nhánh và lặp” – Tin
học 11.
2. Lí do xây dựng chuyên đề.
- Nội dung chuyên đề phục vụ công tác ôn thi HSG, có tích hợp với nội dung các môn
học khối tự nhiên, các bài toán trong thực tế, giúp học sinh ôn lại kiến thức các môn học
khác thông qua việc giải các bài toán trong chuyên đề.
III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

-

Rẽ nhánh
Câu lệnh If – Then
Câu lệnh ghép.
Bài tập luyện tập và ôn tập
IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

1


Chuyên đề “Cấu trúc rẽ nhánh”

Phạm Thị Hồng Hạnh



Bước 1: Thiết kế nội dung bài học
Thứ tự nội dung

Nội dung kiến thức

Nội dung 1

Rẽ nhánh

Nội dung 2

Câu lệnh IF-THEN

Nội dung 3

Câu lệnh ghép

Nội dung 4

Bài tập luyện tập và ôn tập

Số tiết

1

2

Bước 2: Xác định mục tiêu đầu ra cho bài học
Chủ đề và nội dung học tập trên đây dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng sau:

1. Kiến thức
- Học sinh biết được ý nghiã của cấu trúc rẽ nhánh.
- Học sinh biết được cấu trúc chung của cấu trúc rẽ nhánh.
- Biết cách sử dụng đúng hai dạng cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình: dạng thiếu và
dạng đủ.
2. Kĩ năng.
-

Bước đầu sử dụng được cấu trúc rẽ nhánh If ... then ... và If … then … else ...
trong ngôn ngữ lập trình Pascal để viết chương trình giải quyết được một số bài
toán đơn giản.

3. Thái độ
-

Giúp học sinh hiểu rõ hơn tầm quan trọng của cấu trúc rẽ nhánh.
Làm cho học sinh thêm yêu thích lập trình, yêu thích môn học hơn.
Xác định thái độ nghiêm túc trong học tập khi làm quen với nhiều quy định
nghiệm

4. Định hướng phát triển năng lực:
-

Mô hình hóa các tình huống thực tiễn xảy ra phụ thuộc vào điều kiện theo cấu trúc

-

rẽ nhánh trong tin học.
Diễn tả thuật toán cấu trúc rẽ nhánh trên ngôn ngữ lập trình.
Năng lực tự học: Xác định nhiệm vụ khi học Tin học để phục vụ cho công việc.


Bước 3: Mô tả mức độ yêu cầu kiểm tra, đánh giá

2


Chuyên đề “Cấu trúc rẽ nhánh”

Phạm Thị Hồng Hạnh
Vận dụng

Cấp độ
Tên chủ đề
(nội dung,chương)
Cấu trúc rẽ nhánh

Nhận biết

Thông hiểu

Cấp độ thấp

Cấp độ
cao

Hs biết cơ chế

Hs hiểu cơ chế

hoạt động của


hoạt động câu

câu lệnh rẽ

lệnh if-then để

nhánh if-then để

giải thích được

chỉ ra được hoạt

hoạt động cụ

động một lệnh

thể

Số câu:.1..

dạng cụ thể
Số câu:..2...

Số câu:..5...

Số câu:....

Số câu:....


Số điểm:.4..

Số điểm:.1...

Số điểm:..3...

Số điểm:....

Số điểm:....

Tỉ lệ:40... %
Định hướng phát

Biết sử dụng

Hiểu ý nghĩa rẽ

triển năng lực

chính xác cấu

nhánh cho từng

trúc rẽ nhánh

dạng bài

cho từng bài
toán
Câu lệnh ghép


Hs viết được
lệnh ghép
thực hiện một
tình huống

Số câu:.1..

Số câu:.....

Số câu:.....

quen thuộc
Số câu:.1...

Số điểm:.6..

Số điểm:.....

Số điểm:.....

Số điểm:.6...

Tỉ lệ:.60.. %
Định hướng phát

Viết chương

triển năng lực


trình đơn
giản có sử
dụng các

3

Số câu:....
Số điểm:...


Chuyên đề “Cấu trúc rẽ nhánh”

Phạm Thị Hồng Hạnh
dạng của rẽ
nhánh và câu

Tổng số câu:

Số câu:..2...

Số câu:....5.

lệnh ghép.
Số câu:..1...

Tổng số điểm:

Số điểm:.1...

Số điểm:.3...


Số điểm:.6...

Tỉ lệ:.......... %
..........10........% .............30.....%
Bước 4: Biên soạn câu hỏi/ bài tập/ phiếu học tập

........60.........%

Bước 5: Thiết kế tiến trình dạy học
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Thời gian
3 tiết
10p
30p

Chủ đề: Cấu trúc rẽ nhánh
Tên bài và nội dung
Hoạt động học tập của HS
Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh
ND1: Rẽ nhánh
HĐ khởi động
ND 2: Câu lệnh IF- THEN
HĐ hình thành kiến thức và

5p
45p

ND 3: Câu lệnh ghép
ND 4: Bài tập luyện tập và ôn tập


luyện tập
HĐ hình thành kiến thức và

45p

ND 5: Tìm tòi, mở rộng

luyện tập
HĐ vận dụng tìm tòi và mở
rộng

4


Chuyên đề “Cấu trúc rẽ nhánh”

Phạm Thị Hồng Hạnh

GIÁO ÁN CHI TIẾT CHO TỪNG TIẾT HỌC:
Tiết 1: Hoạt động khởi động và Hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập.
1. Kiến thức
- Học sinh biết được ý nghĩa của cấu trúc rẽ nhánh.
- Học sinh biết được cấu trúc chung của cấu trúc rẽ nhánh.
- Biết cách sử dụng đúng hai dạng cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình: dạng thiếu và
dạng đủ.
2. Kĩ năng.
Bước đầu sử dụng được cấu trúc rẽ nhánh If ... then … và If … then ... else ... trong

-


ngôn ngữ lập trình Pascal để viết chương trình giải quyết được một số bài toán đơn
giản.
3. Thái độ
Giúp học sinh hiểu rõ hơn tầm quan trọng của cấu trúc rẽ nhánh.
Làm cho học sinh thêm yêu thích lập trình, yêu thích môn học hơn.
Xác định thái độ nghiêm túc trong học tập khi làm quen với nhiều quy định

-

nghiệm
4. Định hướng phát triển năng lực:
-

Mô hình hóa các tình huống thực tiễn xảy ra phụ thuộc vào điều kiện theo cấu trúc

-

rẽ nhánh trong tin học.
Diễn tả thuật toán cấu trúc rẽ nhánh trên ngôn ngữ lập trình.
Năng lực tự học: Xác định nhiệm vụ khi học Tin học để phục vụ cho công việc.

Phương pháp dạy học, phương tiện dạy học chủ yếu
-

Dạy học theo quan điểm hoạt động

-

Sử dụng máy chiếu, slide bài giảng, SGK, máy tính, giấy khổ lớn, bảng phụ.


A. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu về Rẽ nhánh – Cấu trúc rẽ nhánh
1. Mục đích:
-

Học sinh hiểu được Rẽ nhánh – rẽ nhánh dạng khuyết, rẽ nhánh dạng đủ.
Học sinh biết được ý nghĩa của cấu trúc rẽ nhánh.
Học sinh biết được cấu trúc chung của cấu trúc rẽ nhánh.

5


Chuyên đề “Cấu trúc rẽ nhánh”

Phạm Thị Hồng Hạnh

2. Phương pháp/ kĩ thuật:
-

Đàm thoại, vấn đáp

3. Phương thức tổ chức:
-

Đưa ra bài tập tình huống thực tế - HS thảo luận và trả lời dựa trên kiến thức thực
tế của mình.

4. Phương tiện dạy học:

-

SGK, máy tính, máy chiếu

5. Sản phẩm:
-

HS tìm hiểu bài tập tình huống và hiểu rẽ nhánh – cấu trúc rẽ nhánh.

* Các bước thực hiện hoạt động
GV: Đưa ra bài tập tình huống thực tế
Gia đình nhà bạn Hà một tháng sử dụng hết a số điện. Hãy tính số tiền B mà gia đình bạn
Hà phải trả trong 1 tháng cho chi nhánh điện. Biết rằng mức giá điện được tính như sau:
Số điện
Giá
Từ 1- 50 số
1000đ
Từ 51 – 100 số
1500đ
Từ 100 số trở lên
2000đ
Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS thảo luận nhóm (2 bạn một nhóm) trả lời các câu hỏi
sau:
-

Nếu a<= 50 thì giá điện được tính như thế nào?

-

Nếu 50< a< 100 thì giá điện được tính như thế nào?


-

Nếu a> 100 thì giá điện được tính như thế nào?

Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm 2 người trong 2 phút- ghi kết quả thảo luận ra
nháp. GV gọi đại diện 3 nhóm trả lời.
Chốt kiến thức:
-

Nếu a <= 50 thì B ← a * 1000

-

Nếu a > 50 và a<=100 thì B ← 50*1000+ (a-50)*1500

-

Nếu a >100 thì B ← 50*1000+ 50*1500 + (a-100)*2000

6


Chuyên đề “Cấu trúc rẽ nhánh”

Phạm Thị Hồng Hạnh

Có thể diễn đạt theo cách khác:
Nếu a<= 50 thì B← a *1000
Nếu không thì Nếu a<=100 thì B ← 50 * 1000+ (a-50)*1500

nếu không thì B ←50*1000+ 50*1500 + (a-100) * 2000
* Toán tử rẽ nhánh cho phép lựa chọn một trong hai dạng: rẽ nhánh khuyết và rẽ nhánh
đầy đủ vào giá trị của một biểu thức lôgic (Boolean) là False hay True
* Ta có hai dạng rẽ nhánh:
+ Dạng 1: gọi là dạng rẽ nhánh khuyết- thiếu
Nếu....thì.....
+ Dạng 2: gọi là dạng rẽ nhánh đầy đủ
Nếu....thì.....nếu không thì.....
(Cách diễn đạt số 2 còn thể hiện cấu trúc lồng nhau của 2 dạng rẽ nhánh – sẽ liên quan
đến câu lệnh IF– THEN lồng sẽ giới thiệu trong phần mở rộng )
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP

Hoạt động 2: Tìm hiểu câu lệnh IF- THEN
1. Mục đích
- Học sinh nắm được cấu trúc và hoạt động của câu lệnh IF – THEN.
2. Phương pháp/ kĩ thuật:
-

Rèn tư duy phân tích và so sánh tương tự

3. Phương thức tổ chức:
-

Cá nhân và hoạt động nhóm

4. Phương tiện dạy học:
-

SGK, máy tính, máy chiếu


5. Sản phẩm:
-

HS phân tìm hiểu cấu trúc và hoạt động của câu lệnh IF – THEN. Giải quyết được
bài tập tình huống đã đưa ra ở HĐ 1.

7


Chuyên đề “Cấu trúc rẽ nhánh”

Phạm Thị Hồng Hạnh

Nội dung thực hiện hoạt động
Hoạt động của thầy
Câu lệnh if- then

Hoạt động của trò

GV: Phân nhóm hoạt động (mỗi bàn là
một nhóm)
Nội dung hoạt động nhóm :
Em hãy tìm hiểu cú pháp và hoạt động

HS: Hoạt động nhóm. Thảo luận giải quyết

của câu lệnh IF – THEN và áp dụng giải

yêu cầu của GV


quyết bài tập tình huống ớ HĐ 1 :
- Các nhóm ở dãy 1 :
Viết với IF -THEN dạng thiếu.
- Các nhóm ở dãy 2 :
Viết với IF – THEN dạng đủ.

Hs: Thực hiện yêu cầu của GV
Sản phẩm cuối cùng đạt được Nhóm 1 là HS
viết được – hiểu được đoạn lệnh:
IF a<=50 THEN B:= a* 1000;
IF (a> 50) and (a<=100) THEN
B:= 50* 1000+(a-50)*1500;

GV : gọi đại diện 1 nhóm – dãy 1 lên

IF a> 100 THEN

báo cáo sản phẩm.

B:= 50* 1000+50*1500+(a-100)*2000;

GV : Gọi các nhóm khác bổ sung, phản

HS: Hoạt động nhóm. Thảo luận giải quyết

biện.

yêu cầu của GV
Sản phẩm cuối cùng Nhóm 2 đạt được là HS
viết được – hiểu được đoạn lệnh:

IF a<= 50 THEN B:= a*1000

GV: gọi đại diện 1 nhóm – dãy 2 lên báo

ELSE IF a<=100

cáo sản phẩm.

THEN B:=50*1000+ (a-50)* 1500
ELSE B:=50*1000+ 50* 1500 +
(a-100)*2000;

GV sửa và chốt

8


Chuyên đề “Cấu trúc rẽ nhánh”

Phạm Thị Hồng Hạnh

GV: Chốt kiến thức:
* Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh, Pascal
dùng câu lệnh if-then. Tương ứng với hai
dạng thiếu và đầy đủ
a) Dạng thiếu
IF <điều kiện> THEN <câu lệnh>;
b) Dạng đầy đủ
IF <điều kiện> THEN <câu lệnh1>
ELSE <câu lệnh 2>;

trong đó:
+ Điều kiện là biểu thức quan hệ hoặc
biểu thức lôgic
+ Câu lệnh, câu lệnh1, câu lệnh2: là một

Hs: Thực hiện yêu cầu của GV

câu lệnh của Pascal
GV: Em hãy vẽ sơ đồ khối cho cú pháp

Sản phẩm cuối cùng đạt được là:

câu lệnh IF – THEN dạng thiếu và dạng

- Sơ đồ dạng thiếu:

đủ
đúng

Gv: Hãy giải thích sơ đồ?
(GV gọi 2 HS vẽ và giải thích)

Câu lệnh

điều kiện
sai

- Sơ đồ dạng đầy đủ:

đúng câu lệnh 1


câu lệnh 2 sai
điều kiện

GV: Em hãy so sánh 2 câu lệnh IF-

Hs: Thực hiện yêu cầu của GV

THEN dạng thiếu và dạng đủ?

9


Chuyên đề “Cấu trúc rẽ nhánh”

Phạm Thị Hồng Hạnh

GV chốt :

Sản phẩm cuối cùng đạt được là:

+ Ở dạng thiếu: điều kiện sẽ được tính và

HS chỉ ra được sự giống và khác nhau của 2

kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh

cú pháp dạng thiếu – dạng đủ

sẽ được thực hiện, ngược lại thì câu lệnh

sẽ được bỏ qua
+ Ở dạng đủ: điều kiện sẽ được tính và
kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì câu

Hs: Quan sát và ghi

lệnh1 sẽ được thực hiện, ngược lại thì câu
lệnh 2 sẽ được tính
Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi về câu lệnh IF- THEN
1. Mục đích
-

Học sinh hiểu được cấu trúc và hoạt động của câu lệnh IF – THEN

2. Phương pháp/ kĩ thuật:
-

Rèn tư duy phân tích và so sánh tương tự

3. Phương thức tổ chức:
-

Cá nhân và hoạt động nhóm

4. Phương tiện dạy học:
-

SGK, máy tính, máy chiếu

5. Sản phẩm:

-

Học sinh trả lời được các phiếu câu hỏi về câu lệnh IF – THEN từ đó hiểu rõ ý
nghĩa và hoạt động của câu lệnh.

10


Chuyên đề “Cấu trúc rẽ nhánh”

Phạm Thị Hồng Hạnh

Nội dung thực hiện hoạt động
Hoạt động của thầy
GV: Phân nhóm hoạt động

Hoạt động của trò

Chia lớp thành 4 nhóm – phát phiếu học tập cho từng hs trong

HS: Trao đổi, thảo luận

nhóm và mỗi nhóm một bảng phụ

và Hoàn thành phiếu

GV: Phát phiếu học tập

học tập số trong 15


PHIẾU HỌC TẬP

phút

CÂU HỎI 1: Em hãy gạch chân những chỗ sai trong các
câu lệnh sau:

Các HS sẽ hoàn thành
phiếu học tập – Nhóm

a) IF x > 0 THEN a la so duong;
b) IF 50 < a <= 100 THEN B:= 50x100 +(a-50)x 1500;
c) IF delta < 0 THEN Write(‘PTVN’); ELES Write(‘PT có

nghiệm’)
CÂU HỎI 2: Hãy sử dụng câu lệnh IF – THEN để diễn đạt

trưởng sẽ tổng hợp ý
kiến từ các thành viên
ghi kết quả thống nhất
của nhóm ra bảng phụ

đoạn thuật toán sau:
Giải phương trình bậc nhất ax + b =0
Theo 2 cách: Sử dụng câu lệnh IF – THEN dạng thiếu và câu
lệnh IF-THEN dạng đủ.
GV: Gọi cả 4 nhóm treo bảng phụ
Yêu cầu các nhóm chấm chéo cho nhau theo quy tắc
1 -> 2 -> 3 -> 4 ->1


Nhóm trưởng các nhóm
đại diện chấm bài.

Mỗi lỗi -1 đ
GV: Sửa bài – khen nhóm làm tốt – cho điểm các nhóm
Hoạt động 4: Câu lệnh ghép
1. Mục đích
-

Học sinh nắm được cấu trúc và ý nghĩa sử dụng của câu lệnh ghép

2. Phương pháp/ kĩ thuật:
-

Rèn tư duy phân tích và so sánh tương tự

3. Phương thức tổ chức:

11


Chuyên đề “Cấu trúc rẽ nhánh”

Phạm Thị Hồng Hạnh

Cá nhân và hoạt động nhóm

-

4. Phương tiện dạy học:

SGK, máy tính, máy chiếu

-

5. Sản phẩm:
Học sinh biết sử dụng câu lệnh ghép trong các trường hợp cụ thể

-

Nội dung thực hiện hoạt động
Hoạt động của thầy
GV đưa ra bài tập gợi tình huống:

Hoạt động của trò
HS: Trao đổi, thảo luận và trả lời

Cho đoạn chương trình sau:
D:= b*b – 4*a*c;

(Dự kiến có 2 TH xảy ra

IF D<0 THEN

TH1: HS trả lời “PTVN”

write(' phuong trinh vo nghiem')

TH2: HS trả lời :báo lỗi)

ELSE

x1:= (-b- sqrt(D))/(2*a);
x2:=-(-b+ sqrt(D))/(2*a);
Với a= 1, b= 2, c = 3 , kết quả thực hiện
đoạn chương trình trên như thế nào?
GV: Nhận xét câu trả lời của HS (Chốt TH
2) và đưa ra phương án giải quyết

HS: Trao đổi, thảo luận và trả lời

Tìm hiểu câu lệnh ghép

D:= b*b – 4*a*c;

GV: Giới thiệu cấu trúc câu lệnh ghép

IF D<0 THEN

Begin
[<các câu lệnh>];

write(' phuong trinh vo nghiem')
ELSE

End;

Begin

GV: Yêu cầu HS sửa đoạn chương trình

x1:= (-b- sqrt(D))/(2*a);


trên?

x2:=-(-b+ sqrt(D))/(2*a);
End;

C. VẬN DỤNG

12


Chuyên đề “Cấu trúc rẽ nhánh”

Phạm Thị Hồng Hạnh

Hoạt động 5: Lập trình giải một số bài toán đơn giản
1. Mục đích
-

Học sinh sử dụng câu lệnh IF- THEN, câu lệnh ghép vào viết chương trình.

2. Phương pháp/ kĩ thuật:
-

Rèn tư duy phân tích và viết chương trình

3. Phương thức tổ chức:
-

Cá nhân và hoạt động nhóm


4. Phương tiện dạy học:
-

SGK, máy tính, máy chiếu

5. Sản phẩm:
-

Học sinh viết được chương trình
Nội dung thực hiện hoạt động

Hoạt động của thầy
GV: Chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm viết

Hoạt động của trò
HS: Trao đổi và thảo luận nhóm trong

chương trình cho một bài toán đơn giản sau:

thời gian 10 phút

Bài 1 (Nhóm 1)
Gia đình nhà bạn Hà một tháng sử dụng hết a số
điện. Hãy tính số tiền B mà gia đình bạn Hà phải
trả trong 1 tháng cho chi nhánh điện. Biết rằng
mức giá điện được tính như sau:
Số điện
Từ 1- 50 số
Từ 51 – 100 số

Từ 100 số trở lên
Bài 2 (Nhóm 2)
Giải phương trình bậc nhất ax + b = 0
Bài 3 (Nhóm 3)
Nhập vào 3 số a, b, c dương. Kiểm tra 3 số trên

13


Chuyên đề “Cấu trúc rẽ nhánh”

Phạm Thị Hồng Hạnh

có lập thành 3 cạnh của một tam giác hay không?
Nếu phải hãy tính chu vi và diện tích của tam
giác đó, ngược lại thì thông báo ra màn hình “a,
b, c không lập thành 3 cạnh của tam giác”
GV: Gọi đại diện nhóm lên bảng viết chương
trình.
GV: Gọi HS nhóm khác nhận xét và sửa lại
chương trình. Đánh giá hoạt động của các nhóm.
Chạy test chương trình.

HS: Thực hiện yêu cầu của GV

GV: Gọi HS nhóm 1 lên soạn thảo và test
chương trình bài toán 1.(Bài 2+ bài 3 : Bài tập về
nhà (soạn thảo- test chương trình).
Program Bai1;
Uses crt;

Var a: integer; B:real;
Begin
Clrscr;
Writeln(‘Nhap so dien su dung’); readln(a);
IF a<=50 THEN B:= a* 1000;
IF (a> 50) and (a<=100) THEN
B:= 50* 1000+(a-50)*1500;
IF a> 100 THEN
B:= 50* 1000+50*1500+(a-100)*2000;
Writeln(‘ So tien dien phai tra la ‘, B:10:2);
Readln
End.
GV: Sau khi test đoạn chương trình trên. GV có
thể test chương trình sử dụng IF-THEN đủ. Yêu

14


Chuyên đề “Cấu trúc rẽ nhánh”

Phạm Thị Hồng Hạnh

cầu nhận xét:
1. Bố cục chương trình.
2. Nhận xét kết quả thu được.
3. Thời gian thực hiện

HS: Thực hiện yêu cầu của GV

D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG


Hoạt động 6: Lập trình giải một số bài toán mở rộng (Hoạt động ngoài lớp học)
1. Mục đích
-

Học sinh sử dụng câu lệnh IF- THEN, câu lệnh ghép vào viết chương trình.

2. Phương pháp/ kĩ thuật:
-

Rèn tư duy phân tích và viết chương trình

3. Phương thức tổ chức:
-

Cá nhân và hoạt động nhóm

4. Phương tiện dạy học:
-

SGK, máy tính, máy chiếu

5. Sản phẩm:
-

Học sinh viết được chương trình

15



Chuyên đề “Cấu trúc rẽ nhánh”

Phạm Thị Hồng Hạnh

Nội dung thực hiện hoạt động
Hoạt động của thầy
GV: Đưa ra bài tập mở rộng; Phát triển từ

Hoạt động của trò
HS: Trao đổi và thảo luận nhóm trong thời

bài tập đã làm.

gian 15 phút

Chia 4 nhóm hoạt động:
Nhóm 1,2: Làm bài 4
Nhóm 3,4: Làm bài 5
Bài 4: Nhập vào 3 số a, b, c dương. Kiểm
tra 3 số trên có lập thành 3 cạnh của một
tam giác hay không? Nếu phải hãy kiểm tra
tính chất của tam giác (đều, cân, vuông),
ngược lại thì thông báo ra màn hình “a, b, c
không lập thành 3 cạnh của tam giác”.
Bài 5: Viết chương trình giải phương trình
trùng phương ax4 + bx2 + c = 0
(a≠0)
GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả;
Gọi các nhóm nhận xét, phản biện giữa các
nhóm

E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ

- Ôn lại bài học
- Chuẩn bị trước cho chủ đề tiếp theo: Cấu trúc lặp
1.

Yêu cầu học sinh về nhà viết chương trình giải quyết các bài toán trong chương

trình Toán Học sau:
Bài 3/39sgk – Đại số 10
Các em hãy giải bài toán sau trên máy tính thông qua ngôn ngữ lập trình Pascal: Cho hàm
số y = 3x2 -2x + 1. Các điểm sau có thuộc đồ thị hàm số trên không? Thông báo kết quả
ra màn hình?
a. M(-1,6)
b. N(1,1)
c. P(0,1)

16


Chuyên đề “Cấu trúc rẽ nhánh”

Phạm Thị Hồng Hạnh

Tôi đưa ra bài này giúp các em vận dụng cấu trúc If ... Then. Đồng thời học sinh nhớ lại
tính chất điểm thuộc hàm số. Từ kiến thức các em được học trong toán học các em dễ
dàng vận dụng nó trong lập trình. Nếu một tọa độ điểm (x,y) thỏa mãn phương trình hàm
số đã cho thì thông báo điểm đó thuộc đồ thị còn không thông báo điểm đó không thuộc
đồ thị.
Chương trình:

Program Hamso;
Var y,x:real;
Begin
Writeln(‘Nhap vao toa do diem can kiem tra ’);
Writeln(‘ x= ’);readln(x);
Writeln(‘ y= ’);readln(y);
If y=3*sqr(x)-2*x +1 then Write(‘ Diem co toa do (’,x,’,’,y,’) thuoc do thi ham so’) Else
Write(‘ Diem co toa do (’,x,’,’,y,’) khong thuoc do thi ham so’);
Readln;
End.
Từ bài này giáo viên có thể phát triển cho học sinh nhìn thấy ứng dụng của tin học trong
môn toán. Đối với các hàm số bất kì khác ta đều kiểm tra được một điểm có thuộc đồ thị
đã cho hay không.
2. Bài 1/49 SGK Đại số 10
Xác định tọa độ đỉnh và các giao điểm với trục tung, trục hoành (nếu có của mỗi
Parabol)
a. y = x2 – 3x +2
b. y = -2x2 +4x – 3
c. y = x2 – 2x
d. y= -x2 + 4
- Khi định hướng giải bài này giáo viên hỏi học sinh công thức tính tọa độ đỉnh b ∆ của
Parabol (x0= - 2a ; y0 = - 4a ). Từ đó ta viết chương trình tính được tọa độ đỉnh ứng với
từng hàm. Các hệ số a,b,c được nhập từ bàn phím.
- Trường hợp tìm giao với trục hoành gán x=0 ta dễ dàng tính được y
- Trường hợp giao với trục tung tức y=0. Tương đương với việc giải một phương trình
bậc hai tìm nghiệm x. Nếu phương trình không có nghiệm thì hàm số không giao với trục
hoành. Nếu phương trình có 1 nghiệm hoặc 2 nghiệm phân biệt thì phương trình giao với
trục hoành tại một điểm hoặc tại hai điểm. Khi đó máy tính sẽ thông báo ra màn hình.
Chương trình:
Program Bai1tr49toan10;

Var y,x,x1,x2,a,b,c,d:real;

17


Chuyên đề “Cấu trúc rẽ nhánh”

Phạm Thị Hồng Hạnh

Begin
Writeln(‘Nhap vao he so a,b,c cua ham so can kiem tra ’);
Writeln(‘ a= ’);readln(a);
Writeln(‘ b= ’);readln(b);
Writeln(‘ b= ’);readln(b);
d:=sqr(b)-4a*c; x:=-b/2*a; y:=-d/4*a;
Writeln(‘Toa do dinh cua ham so la: (’,x,’,’,y,’)’ ); X:=0; y:=a*sqr(x)+b*x+c;
Writeln(‘Toa do diem giao voi truc hoanh la: (’,x,’,’,y,’)’ );
Y:=0;
If d<0 Then Writeln(‘ Do thi giao voi truc tung, khong giao voi truc hoanh’)
Else If d=0 Then
Begin X:= -b/2*a;
Writeln(‘ĐT giao voi truc tung, giao voi truc hoanh tai 1 diem la: (’,x,’,’,y,’)’);
End
Else
Begin x1:=(-b+sqrt(d))/2*a; x2:= (-b-sqrt(d))/2*a;
Write(‘ĐT giao voi truc tung va giao voi truc hoanh tai 2 diem la: (’,x1,’,’,y,’)’); Write(‘
va (’,x2,’,’,y,’)’);
End;
Readln;
End.

Thông qua chương trình này học sinh sẽ được khắc sâu và hiểu rõ hơn về cấu trúc If ..
Then .. Else cũng như sự hoạt động tuần tự của máy tính khi thực hiện chương trình.
3. Bài 3.18 Sách BT Tin 11
Cho ba số nguyên m,n,k. Nếu 3 số này theo thứ tự nhập vào tạo thành một cấp số cộng thì
tăng gấp đôi mỗi số, trong trường hợp ngược lại thì giảm mỗi số một đơn vị. Viết chương
trình thực hiện yêu cầu trên.
Ở bài tập này các em sẽ được luyện viết câu lệnh với cấu trúc If .. Then .. Else dựa trên
nền tảng kiến thức toán học về cấp số cộng. Giáo viên hỏi học sinh về tính chất một dãy
số là cấp số cộng. Nếu 3 số m,n,k theo thứ tự tạo thành một cấp số cộng thì ta có điều gì?
Học sinh sẽ liên tưởng và nhớ lại kiến thức toán học để trả lời. n=(m+k)/2;
Đây chính là điều kiện của câu lệnh If, từ đó giáo viên dẫn dắt học sinh viết chương trình
giải quyết bài toán.
Chương trình
Program Bai3_18SachBT;
Var m,n,k: Integer;
Begin

18


Chuyên đề “Cấu trúc rẽ nhánh”

Phạm Thị Hồng Hạnh

Writeln(‘Nhap vao 3 so m,n,k = ’);Readln(m,n,k);
If n=(m+k)/2 Then
Begin
Writeln(‘3 so ’,m,’, ’,n,’ ,’,k,’ lap thanh mot cap so cong’);
n:=n*2; m:=m*2; k:=k*2;
End

Else
Begin
Writeln(‘3 so ’,m,’, ’,n,’ ,’,k,’ khong lap thanh mot cap so cong’);
n:=n-1; m:=m-1; k:=k-1;
End;
Readln;
End.
4. Bài 3.19 Sách BT Tin 11
Cho ba số nguyên p,q,r (≠ 0). Kiểm tra ba số này, theo thứ tự nhập vào có tạo thành một
cấp số nhân hay không. Viết chương trình thực hiện yêu cầu trên. Tuơng tự như bài 3.18
sách bài tâp tin 11. Giáo viên lại kết hợp cùng học sinh nhớ lại tính chất của một cấp số
nhân trong toán học. Trong quá trình dạy tôi thấy rất nhiều em vận dụng linh hoạt các
định lí hoặc định nghĩa của cấp số nhân trong toán học. Tôi luôn động viên các em sáng
tạo linh hoạt miễn sao đáp ứng được yêu cầu của bài toán. Về phần mình với các em học
sinh còn chậm tôi định hướng cho các em vận dụng định lí 2 của cấp số nhân Trong một
cấp số nhân, bình phương của mỗi số hạng (trừ số hạng đầu và cuối) đều là tích của hai
số hạng đứng kề với nó, nghĩa là u k2 = uk-1 .uk+1 với k≥2. Qua đây tôi hướng các em đến
điều kiện của câu lệnh If là SQRT(q)=p.r thì ba số tạo thành một cấp số nhân.
Chương trình
Program Bai3_19SachBT;
Var p,q,r : Integer;
Begin
Writeln(‘Nhap vao 3 so p,q,r = ’);Readln(p,q,r);
If SQRT(q)=p.r Then Writeln(‘3 so ’,p,’, ’,q,’ ,’,r,’ lap thanh mot cap so nhân’);
Else Writeln(‘3 so ’,p,’, ’,q,’ ,’,r,’ khong lap thanh mot cap so nhân’); Readln;
End.

V. KẾT LUẬN

19



Chuyên đề “Cấu trúc rẽ nhánh”

Phạm Thị Hồng Hạnh

Trên đây là bước đầu những nghiên cứu của cá nhân tôi trong quá trình tham gia
giảng dạy Tin Học 11 và ôn thi HSG. Với chuyên đề này tôi mong muốn sẽ đóng góp một
số kinh nghiệm bước đầu để thực hiện soạn giảng theo hướng đổi mới phương pháp dạy
học và kiểm tra đánh giá. Mặc dù tác giả đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, song
không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy
cô đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

20



×