Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Giải pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thủy lợi bắc nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 123 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Trần Văn Hòa, học viên cao học, chuyên ngành “Quản lý xây dựng”,
Trường
Đại học Thủy lợi.
Là tác giả luận văn thạc sĩ với đề tài “Giải pháp quản lý chất lượng công trình xây
dựng giai đoạn thi công tại công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An”. Tôi xin
cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài liệu trích dẫn
trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.

Tác giả

Trần Văn Hòa

1

i


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập cao học tại trường Đại học Thủy lợi, được sự giúp đỡ tận tình
của các thầy, cô giáo, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Hữu Huế, với sự tham gia góp ý
của các nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp, cùng sự nỗ lực của bản thân, tác giả đã
hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài: “Giải pháp quản lý chất lượng công trình
xây dựng giai đoạn thi công tại công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An”,
chuyên ngành Quản lý xây dựng.
Các kết quả đạt được là đóng góp nhỏ về mặt khoa học nhằm quản lý chất lượng công
trình xây dựng giai đoạn thi công. Tuy nhiên, do khả năng và điều kiện có hạn nên
luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những góp
ý của các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu Huế đã


hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn
các thầy, cô giáo thuộc Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng- khoa Công trình
cùng các thầy, cô giáo thuộc phòng Đào tạo Đại học và sau Đại học trường Đại học
Thủy Lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ của
mình.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp công tác tại công ty TNHH
MTV thủy lợi Bắc Nghệ An và gia đình đã động viên, khích lệ tác giả trong quá trình
học tập và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả

Trần Văn Hòa

2

i


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG..............................................3
1.1. Công trình xây dựng và chất lượng công trình xây dựng .........................................3
1.1.1. Khái quát về công trình xây dựng..........................................................................3
1.1.2. Khái quát về chất lượng công trình xây dựng .......................................................4
1.2. Khái quát chung về công tác quản lý chất lượng......................................................4
1.2.1. Đặc điểm của
..........................................4


sản

phẩm

xây

dựng

công

trình

thủy

lợi

1.2.2. Các phạm trù quản lý chất lượng...........................................................................5
1.3. Đánh giá công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn thi công
ở Việt Nam ......................................................................................................................7
1.3.1.
Tình hình
quản
...............................................7



chất

lượng


1.3.2.
Một
số
sự
cố
................................................................................9

công

trình



xây

nguyên

dựng
nhân

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng ...................................14
1.4.1.
Các
yếu
tố
trong
......................................................................14

công


tác

khảo

sát

1.4.2. Các yếu tố trong công tác quản lý dự án, thiết kế................................................15
1.4.3. Các yếu tố trong công tác thi công ......................................................................17
1.4.4. Các yếu tố trong công tác giám sát thi công........................................................18
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng......19
1.5.1. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng có liên quan chủ yếu đến chất lượng công
trình thủy lợi. .................................................................................................................19
1.5.2. Những yếu tố tác động đến chất lượng xây dựng công trình thủy lợi
.................21
Kết luận chương 1 .........................................................................................................22

3

3


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG ................23
2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng công trình xây dựng.....................................23
2.2. Nội dung của công tác quản lý chất lượng công tình xây dựng .............................23

4

4



2.2.1. Các giai đoạn của dự án.......................................................................................23
2.2.2. Nội dung công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thực hiện
dự án đầu tư:..................................................................................................................25
2.3. Các yêu cầu về chất lượng công trình xây dựng ....................................................27
2.4. Các phương pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng ...................................28
2.4.1. Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 ....................................................28
2.4.2.
Hệ
thống
chất
...............................................................................31

lượng

Q-Base

2.4.3. Quản lý chất lượng bằng phương pháp quản lý chất lượng toàn diện - TQM ....31
2.4.4.
Quản

chất
lượng
...........................................................35

theo

phương


pháp

5S

2.5. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công theo phương pháp phân
tích, điều tra, khảo sát số liệu ........................................................................................38
2.5.1. Mô hình đề xuất...................................................................................................38
2.5.2.
Phương
pháp
phân
...............................................39

tích,

điều

2.5.3.
Thống

mẫu
...................................................................................43

tra,

khảo

sát

nghiên


số

liệu
cứu

2.5.4. Kiểm định mô hình và thảo luận kết quả.............................................................48
2.5.5. Thảo luận kết quả. ...............................................................................................54
Kết luận chương 2 .........................................................................................................55
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG CTXD TẠI CÔNG TY TNHH MTV THỦY LỢI BẮC NGHỆ
AN ..............................................................................................................................56
3.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Nghệ An
.........................56
3.1.1. Thông tin chung...................................................................................................56
3.1.2. Quá trình hình thành ............................................................................................56
3.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ...................................................................56
3.1.4. Phương hướng đầu tư xây dựng công trình trong thời gian tới...........................57
3.2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại công ty TNHH
MTV thủy lợi Bắc Nghệ An..........................................................................................58

5

5


3.2.1. Mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng của tỉnh Nghệ An trong
thời gian qua. .................................................................................................................58
3.2.2. Vai trò của chủ đầu tư và các thành phần tham gia quản lý chất lượng công trình
xây dựng ......................................................................................................................59


6

6


3.2.3. Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại Công ty TNHH một thành viên thủy
lợi Bắc Nghệ An. ...........................................................................................................60
3.3. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng CTXD tại công
ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Nghệ An..........................................................................70
3.3.1.Giải pháp cải tiến mô hình quản lý chất lượng và nâng cao năng lực quản lý.....70
3.3.2. Giải pháp tăng cường công tác giám sát thi công xây dựng công trình ..............75
3.3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cho CTY TNHH MTV Thủy lợi
Bắc Nghệ An .................................................................................................................80
3.3.4. Giải pháp nâng cao năng lực và sự hợp tác giữa BQLDA với các bên tham gia
quản lý chất lượng thi công ...........................................................................................83
3.3.5. Áp dụng mô hình quản lý chất lượng toàn diện TQM vào quản lý chất lượng thi
công công trình xây dựng tại CTY TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An ....................91
3.3.6. Áp dụng phương pháp quản lý chất lượng 5S cho CTY TNHH MTV Thủy lợi
Bắc Nghệ An .................................................................................................................94
Kết luận chương 3 .........................................................................................................97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................100

7

7


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Vòng tròn Quản lý chất lượng của Deming: Lập kế hoạch, thực hiên kế
hoạch, kiểm tra và điều chỉnh..........................................................................................6
Hình 2.1. Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng ..............................................24
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................39
Hình 2.3. Biểu đồ P – P plot của hôi quy phần dư chuẩn hóa.......................................51
Hình 2.4. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn .................................................................52
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức công ty TNHH một thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An...........57
Hình 3.2. Mô hình quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Công ty TNHH MTV
thủy lợi Bắc Nghệ An....................................................................................................60
Hình 3.3. Sơ đồ đề xuất cải tiến mô hình chất lượng ....................................................71
Hình 3.4. Đề xuất nâng cao chất lượng công tác nhân sự .............................................82
Hình 3.5. Mối quan hệ giữa các chủ thê........................................................................83
Hình 3.6. Quản lý chất lượng vật liệu đầu vào..............................................................88
Hình 3.7. Quản lý chất lượng máy móc, thiết bị ...........................................................89
Hình 3.8. Sơ đồ trình tự quản lý chất lượng thi công ....................................................91
Hình 3.9. Xây dựng quy trình ứng dụng TQM..............................................................92
Hình 3.10. Trình tự thực hiện 5S...................................................................................95

8

8


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng thống kê mẫu nghiên cứu.....................................................................43
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp kết quả điều tra .....................................................................46
Bảng 2.3. Kết quả kiểm định Pearson’s mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các
biến độc lập ...................................................................................................................48
Bảng 2.4. Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng
công trình xây dựng .......................................................................................................50

Bảng 2.5. Kết quả kiểm định F ......................................................................................50
Bảng 2.6. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ............................................................53
Bảng 2.7. Kết quả phân tích hồi quy đa biến.................................................................53
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp tình hình thực hiện các dự án, công trình xây dựng thủy của
Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An từ năm 2010 đến nay............................61
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp tình hình thực hiện thanh toán vốn đầu tư cho các công trình
thủy lợi do Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Nghệ An quản lý từ năm 2010 đến nay..
.....................................................................................................................................62

9

9


DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
TKCS:

Thiết kế cơ sở.

TKBVTC:

Thiết kế bản vẽ thi công.

CĐT:

Chủ đầu tư.

BNNPTNT:

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.


Sở NN&PTNT

Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn.

LXD:

Luật xây dựng.

BXD:

Bộ xây dựng.

NĐ:

Nghị Định.

CP:

Chính phủ.

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam.

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam.

TCN:


Tiêu chuẩn ngành.

DT:

Dự toán.

TDT:

Tổng Dự Toán.

PGS:

Phó giáo sư.

TS:

Tiến sỹ.

ĐCCT:

Địa chất công trình.

KSĐH:

Khảo sát địa hình.

KSĐC:

Khảo sát địa chất.


TTTV:

Trung tâm tư vấn.

CLCT:

Chất lượng công trình.

CGCN:

Chuyển giao công nghệ.

ISO:

International Organization for Standardization

QLDA:

Quản lý dự án.

TVGS:

Tư vấn giám sát.

viii

10



MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An có vai trò quan trọng trong việc
hoàn thiện đần hệ thống thủy lợi trên địa bàn 4 huyện và thị xã phía Bắc tỉnh Nghệ An
góp phần xoá đói giảm nghèo, thay đổi bộ mặt nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong tỉnh. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của tỉnh, Công ty đã được
giao làm chủ đầu tư nhiều dự án thủy lợi vừa và nhỏ. Tuy nhiên trong quá trình triển
khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn còn nhiều yếu tố bất
cập, tồn tại, dẫn đến tiến độ thực hiện các dự án còn chậm triển khai so với yêu cầu,
đặc biệt công tác quản lý chất lượng của các dự án các hạng mục công trình còn có
điểm khiếm khuyết, dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư còn khá phổ
biến, các dự án, công trình chưa phát huy hiệu quả như kỳ vọng ban đầu.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất “Giải pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng
giai đoạn thi công tại công ty TNHH một thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An” là hết sức
quan trọng và cấp thiết.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân của những mặt hạn chế, tồn tại trong
công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công tại công ty TNHH
một thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An;
- Đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công
tại công ty TNHH một thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công tại công ty TNHH
một thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An và những nhân tố ảnh hưởng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
viii

11



Các vấn đề về lựa chọn nhà thầu, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình, giải
pháp phối hợp giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
4. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu tổng quan.



Phương pháp kế thừa, áp dụng có chọn lọc.



Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu theo định tính và định lượng.



Kết hợp một số phương pháp khác.

5. Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai
đoạn thi công.
Chương 2:Cơ sở khoa học về chất lượng và quản lý chất lượng CTXD trong giai đoạn
thi công.
Chương 3: Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng CTXD tại
công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Nghệ An.
6. Kết quả đạt được
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng công trình
xây dựng giai đoạn thi công bằng phương pháp định tính và định lượng.

- Đánh giá được thực trạng, phân tích nguyên nhân của những mặt hạn chế, tồn tại
trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công tại công ty
TNHH một thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An;
- Đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công
tại công ty TNHH một thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An.

2

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG
1.1. Công trình xây dựng và chất lượng công trình xây dựng
1.1.1. Khái quát về công trình xây dựng
Sản phẩm xây lắp có đặc điểm riêng biệt khác với các ngành sản xuất khác cụ thể như
sau [1]:
- Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc..., có quy mô đa dạng
kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài. Đặc
điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phải
lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công). Quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh
với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm
cho công trình xây lắp;
- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc theo giá thoả thuận với chủ
đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ
(vì đã quy định giá cả, người mua, người bán sản phẩm xây lắp có trước khi xây dựng
thông qua hợp đồng xây dựng nhận thầu);
- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện để sản xuất phải di
chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm;
- Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào

sử dụng thường kéo dài. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai
đoạn được chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc này thường diễn ra
ngoài trời nên chịu tác động lớn của nhân tố môi trường như nắng, mưa, bão. Đặc
điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho đảm bảo chất lượng
công trình đúng như thiết kế, dự toán. Các nhà thầu có trách nhiệm bảo hành công
trình (chủ đầu tư giữ lại tỉ lệ nhất định trên giá trị công trình, khi hết thời hạn bảo hành
công trình mới trả lại cho đơn vị xây lắp).

3

3


1.1.2. Khái quát về chất lượng công trình xây dựng
- Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay từ khi hình thành ý tưởng
về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, chất lượng khảo sát, chất lượng
thiết kế...
- Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật
liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng mục
công trình.
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định
nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện
các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân, kỹ sư
lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng.
- Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối với người thụ hưởng
công trình mà còn là cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội ngũ công nhân,
kỹ sư xây dựng.
- Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình đã xây dựng có thể phục vụ
mà còn ở thời hạn phải xây dựng và hoàn thành, đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
- Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tư phải chi trả

mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà thầu thực hiện các hoạt động
và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng...
- Vấn đề môi trường: cần chú ý không chỉ từ góc độ tác động của dự án tới các yếu tố
môi trường mà cả các tác động theo chiều ngược lại, tức là tác động của các yếu tố
môi trường tới quá trình hình thành dự án.
1.2. Khái quát chung về công tác quản lý chất lượng
1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng công trình thủy lợi

4

4


- Sản phẩm xây dựng là những công trình như cầu, cống, đập, nhà máy thủy điện, kênh
mương... được xây dựng và sử dụng tại chỗ, đứng cố định tại địa điểm xây dựng và
phân bố tản mạn các nơi trong lãnh thổ khác nhau. Sản phẩm xây dựng thủy lợi phụ

5

5


thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa phương, có tính đa dạng và cá biệt cao về công dụng,
về cách cấu tạo và về phương pháp chế tạo. Phần lớn các công trình thủy lợi đều nằm
trên sông, suối có điều kiện địa hình, địa chất rất phức tạp, điều kiện giao thông khó
khăn, hiểm trở. Chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên
tại nơi xây dựng công trình.
- Sản phẩm xây dựng thủy lợi thường có kích thước rất lớn, có tính đơn chiếc riêng lẻ,
nhiều chi tiết phức tạp.
- Sản phẩm xây dựng thủy lợi có thời gian xây dựng và sử dụng lâu dài. Sản phẩm xây

dựng với tư cách là công trình xây dựng đã hoàn thành mang tính chất tài sản cố định
nên nó có thời gian sử dụng lâu dài và tham gia vào nhiều chu kỳ sản xu Sản phẩm xây
dựng liên quan đến nhiều ngành, nhiều đơn vị cung cấp vật tư, máy móc, thiết bị cho
các công tác như khảo sát, thiết kế, thi công...và đều có ảnh hưởng đến chất lượng xây
dựng công trình.
- Sản phẩm xây dựng liên quan đến nhiều ngành, nhiều đơn vị cung cấp vật tư, máy
móc, thiết bị cho các công tác như khảo sát, thiết kế, thi công...và đều có ảnh hưởng
đến chất lượng xây dựng công trình.
- Sản phẩm xây dựng thủy lợi mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, văn hóa,
xã hội, nghệ thuật và quốc phòng.
1.2.2. Các phạm trù quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là một hoạt động quản lý phải thực hiện một số chức năng như:
hoạch định, tổ chức, kiểm tra, kích thích, điều hòa phối hợp. Ed Deming đã lập ra
vòng tròn quản lý chất lượng: Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, kiểm tra, điều chỉnh.

6

6


Hình 1.1.

Vòng tròn Quản lý chất lượng của Deming: Lập kế hoạch, thực hiên kế
hoạch, kiểm tra và điều chỉnh.

- Chức năng hoạch định: Hoạch định chất lượng là chức năng hàng đầu trong hoạt
động quản lý chất lượng. Hoạch định chất lượng là hoạt động xác định mục tiêu,
phương tiện, nguồn lực và các bộ phận cần thiết để thực hiện mục tiêu chất lượng đề ra.
- Chức năng tổ chức thực hiện: Sau khi có các kế hoạch cụ thể cần tổ chức thực hiện
các kế hoạch đó. Hoạt động thực hiện bao gồm biện pháp kinh tế, kỹ thuật, hành chính

nhằm thực hiện kế hoạch đã định ra.
- Chức năng kiểm tra, kiểm soát: Kiểm soát chất lượng là việc xem xét các kế hoạch
chất lượng có đạt được như mục tiêu chất lượng đã đề ra từ đó có các điều chỉnh phù
hợp sao cho không đi lệch với mục tiêu chất lượng ban đầu của tổ chức.
- Chức năng điều chỉnh: Đây là bước quan trọng để điều chỉnh những tồn tại trong quá
trình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Nó đảm bảo cho các hoạt động kiểm soát
chất lượng và đảm bảo chất lượng theo đúng mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.

7

7


1.3. Đánh giá công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn
thi công ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình quản lý chất lượng công trình xây dựng
1.3.1.1. Quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế
Ngày nay, các hồ sơ khảo sát, thiết kế cơ bản đã được kiểm soát và đi vào nề nếp, đảm
bảo quy trình theo đúng quy định, chất lượng hồ sơ thiết kế ngày được nâng cao.
Một số công trình thiết kế còn tính thiếu hoặc thừa khối lượng, một số thủ tục còn
mang tính chiếu lệ, khâu khảo sát chưa sát thực tế, giao nhiệm vụ và nghiệm thu thiết
kế còn mang tính hình thức. Một số đơn vị còn thiếu kỹ sư khảo sát, thiết kế, thiếu
chứng chỉ hành nghề khảo sát, chủ trì khảo sát, chứng chỉ hành nghề thiết kế không đủ,
thiết kế thiếu công tác an toàn giao thông như (vạch người đi bộ, vạch tim, nề đường
...). Một số nhà thầu tư vấn thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật - dự toán sao chép nguyên
theo hồ sơ thiết kế - dự toán.
Công tác giám sát khảo sát còn lơi lỏng, việc kiểm tra hồ sơ thiết kế, dự toán công
trình nhiều khi còn phải chạy tiến độ. Chất lượng cán bộ làm công tác kiểm tra, giám
sát chưa đồng đều. Thực tế vẫn còn nhiều công trình xây dựng khi thi công còn phải
dừng lại chờ xử lý, thay đổi giải pháp thiết kế, hoặc thiết kế chưa phù hợp với thực tế

gây lãng phí trong công tác đầu tư, khi đưa công trình vào khai thác thì hiệu quả sử
dụng không cao, xuống cấp nhanh, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình khai thác, sử
dụng.
1.3.1.2. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
Các công trình cơ bản đã thực hiện đầy đủ quy trình, trình tự thủ tục quản lý dự án.
Các chủ đầu tư không có ban quản lý chuyên trách, đều thành lập ban quản lý dự án
hoặc thuê tư vấn điều hành dự án, thành lập ban giám sát hoặc thuê tư vấn giám sát.
Chủ đầu tư đã kiểm soát tốt hơn trong việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
Tuy nhiên hiện nay năng lực của các chủ đầu tư vẫn còn hạn chế. Các chủ đầu tư
không có chuyên môn về xây dựng và các chủ đầu tư ở tuyến xã còn ỷ lại ở cơ quan

8

8


chuyên môn hoặc các đơn vị tư vấn, các chủ đầu tư thiếu cán bộ chuyên môn khi thành
lập ban quản lý dự án công trình xây dựng. Các xã chưa có sự lựa chọn tốt các đơn vị
thiết kế, giám sát công trình thẩm định hồ sơ thiết kế dự toán, còn có đơn vị chạy theo
khối lượng kéo theo bởi nền kinh tế thị trường.
Trong công tác nghiệm thu, quyết toán cơ bản đã được kiểm soát đầy đủ quy trình theo
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2013 của Chính phủ. Tuy nhiên vẫn còn có
công trình thiếu chứng chỉ vật liệu, xuất xứ hàng hóa, thiếu máy móc, thiết bị thi công
và thí nghiệm thiết bị hiện trường, đặc biệt là biện pháp đảm bảo an toàn lao động,
đảm bảo giao thông, một số hồ sơ nghiệm thu còn sơ sài, nghiệm thu khối lượng theo
thiết kế. Dự toán duyệt không tính lại, có công trình đã khởi công mới đi trình duyệt.
Chủ đầu tư làm thủ tục quyết toán chậm, giao phó cho đơn vị thi công.
Nhiều công trình xây dựng, đặc biệt là những công trình có vốn ngân sách nhà nước
không đảm bảo chất lượng, nhiều công trình trọng điểm quốc gia chất lượng cũng
chưa cao. Thủy điện Sông Tranh 2, thủy điện ĐakMek 3, ... là những công trình tiêu

tốn hàng trăm tỷ đồng của ngân sách quốc gia nhưng lại trở thành “biểu tượng” cho
tình trạng xây dựng kém chất lượng.
1.3.1.3. Quản lý trong quá trình sử dụng
- Khâu quản lý chất lượng sau đầu tư, các đơn vị cơ bản không bàn giao, quy trình bảo
trì công trình theo quy định, không bảo hành công trình đúng thời hạn cam kết, bên
cạnh đó là sự tuân thủ các quy định trong vận hành khai thác chưa được chú trọng dẫn
đến chất lượng một số công trình sớm bị xuống cấp, gây tốn kém khi nâng cấp cải tạo.
- Từ thực tế trên chúng ta đã có nhiều kết quả đáng mừng là đã cơ bản kiểm soát được
tình hình xây dựng từ thiết kế, quản lý dự án, nghiệm thu quyết toán. Nhưng vẫn còn
công trình chất lượng không đồng đều, công tác quản lý còn buông lỏng gây thất thoát
về kinh tế, hiệu suất sử dụng công trình không cao. Chất lượng công trình còn bị ảnh
hưởng ở các khâu, đặc biệt có những công trình quản lý kém dẫn đến tác động xấu,
gây mất ổn định xã hội, chính trị ở địa phương.

9

9


1.3.2. Một số sự cố và nguyên nhân
1.3.2.4. Vỡ Đập Suối Hành ở Khánh Hòa [2]
Đập Suối Hành có một số thông số cơ bản sau:
- Dung tích hồ: 7,9 triệu m3 nước
- Chiều cao đập: 24m
- Chiều dài đập: 440m
- Khảo sát: do công ty tư nhân Sơn Hà ở TP. Hồ Chí Minh khảo sát.
- Thiết kế: do Xí nghiệp Khảo sát thiết kế thuộc Sở TL Khánh Hoà thiết kế
- Thi công: do Công ty Xây dựng Thuỷ lợi 7, Bộ Thuỷ lợi
Đập được khởi công từ tháng 10/1984, hoàn công tháng 9/1986 và bị vỡ vào 2h 15
phút đêm 03/12/1986.

Thiệt hại do vỡ đập:
- Trên 100 ha cây lương thực bị phá hỏng.
- 20 ha đất trồng trọt bị cát sỏi vùi lấp.
- 20 ngôi nhà bị cuốn trôi.
- 4 người bị nước cuốn chết.
Nguyên nhân: Khi thí nghiệm vật liệu đất đã bỏ sót không thí nghiệm 3 chỉ tiêu rất
quan trọng là độ tan rã, độ lún ướt và độ trương nở, do đó đã không nhận diện được
tính chất nguy hiểm của các bãi vật liệu từ đó đánh giá sai lầm chất lượng đất đắp đập.
Công tác khảo sát địa chất quá kém, các số liệu thí nghiệm về đất bị sai rất nhiều so
với kết quả kiểm tra của các cơ quan chuyên môn của Nhà nước như Trường Đại học
Bách khoa TP. HCM, Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam.
Vật liệu đất có tính chất phức tạp, không đồng đều, khác biệt rất nhiều, ngay trong một
bãi vật liệu các tính chất cơ lý lực học cũng đã khác nhau nhưng không được mô tả và
thể hiện đầy đủ trên các tài liệu.
10

1
0


Thiết kế chọn chỉ tiêu trung bình của nhiều loại đất để sử dụng chỉ tiêu đó thiết kế cho
toàn bộ thân đập là một sai lầm rất lớn. Tưởng rằng đất đồng chất nhưng thực tế là
không. Thiết kế Yk = l,7T/m3 với độ chặt là k = 0,97 nhưng thực tế nhiều nơi khác có
loại đất khác có y k = 1,7T/m3 nhưng độ chặt chỉ mới đạt k = 0,9.
Do việc đất trong thân đập không đồng nhất, độ chặt không đều cho nên sinh ra việc
lún không đều, những chỗ bị xốp đất bị tan rã khi gặp nước gây nên sự lún sụt trong
thân đập, dòng thấm nhanh chóng gây nên luồng nước xói xuyên qua đập làm vỡ đập.
Việc lựa chọn sai lầm dung trọng khô thiết kế của đất đắp đập là một trong những
nguyên nhân chính dẫn đến sự cố vỡ đập. Kỹ sư thiết kế không nắm bắt được các đặc
tính cơ bản của đập đất, không kiểm tra để phát hiện các sai sót trong khảo sát và thí

nghiệm nên đã chấp nhận một cách dễ dàng các số liệu do các cán bộ địa chất cung
cấp.
Không có biện pháp xử lý độ ẩm thích hợp cho đất đắp đập vì có nhiều loại đất khác
nhau có độ ẩm khác nhau, bản thân độ ẩm lại thay đổi theo thòi tiết nên nếu ngưới
thiết kế không đưa ra giải pháp xử lý độ ẩm thích hợp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu
quả đầm nén và dung trọng của đất. Điều này dẫn đến kết quả trong thân đập tồn tại
nhiều Ỵ k khác nhau.
Lựa chọn kết cấu đập không hợp lý. Khi đã có nhiều loại đất khác nhau thì việc xem
đập đất là đồng chất là một sai lầm lớn, lẽ ra phải phân mặt cắt đập ra nhiều khối có
các chỉ tiêu cơ lý lực học khác nhau để tính toán an toàn ổn định cho toàn mặt cắt đập.
Khi đã có nhiều loại đất khác nhau mà tính toán như đập đồng chất cũng là 1 nguyên
nhân quan trọng dẫn đến sự cố đập Suối Hành.
1.3.2.5. Đập Suối Trầu ở Khánh Hòa bị sự cố 4 lần 5:
- Lần thứ 1: năm 1977 vỡ đập chính lần 1
- Lần thứ 2: năm 1978 vỡ đập chính lần 2
- Lần thứ 3: năm 1980 xuất hiện lỗ rò qua đập chính
- Lần thứ 4: năm 1983 sụt mái thượng lưu nhiều chỗ, xuất hiện 7 lỗ rò ở đuôi cống.
11

1
1


Đập Suối Trầu có dung tích 9,3triệu m3 nước.
- Chiều cao đập cao nhất: 19,6m.
- Chiều dài thân đập: 240m.
- Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty Khảo sát thiết kế Thuỷ lợi Khánh Hoà.
- Đơn vị thi công: Công ty công trình 4-5, Bộ Giao thông Vận tải.
Nguyên nhân của sự cố:
(1) Về thiết kế:

- Xác định sai dung trọng thiết kế.
- Trong khi dung trọng khô đất cần đạt γ = l,84T/m3 thì chọn dung trọng khô thiết kế
γk = l,5T/m3 cho nên không cần đầm, chỉ cần đổ đất cho xe tải đi qua đã có thể đạt
dung trọng yêu cầu, kết quả là đập hoàn toàn bị tơi xốp.
(2) Về thi công:
- Đào hố móng cống quá hẹp không còn chỗ để người đầm đứng đầm đất ở mang
cống.
- Đất đắp không được chọn lọc, nhiều nơi chỉ đạt dung trọng khô γk = l,4T/m3, đổ đất
các lớp quá dày, phía dưới mỗi lớp không được đầm chặt.
(3) Về quản lý chất lượng:
- Không thẩm định thiết kế.
- Giám sát thi công không chặt chẽ, nhất là những chỗ quan trọng như mang cống, các
phần tiếp giáp giữa đất và bê tông, không kiểm tra dung trọng đầy đủ.
- Số lượng lấy mẫu thí nghiệm dung trọng ít hơn quy định của tiêu chuẩn, thường chỉ
đạt 10%. Không đánh dấu vị trí lấy mẫu.
Như vậy, sự cố vỡ đập Suối Trầu đều do lỗi của thiết kế, thi công và quản lý.

12

1
2


1.3.2.6. Vỡ đập Am Chúa ở Khánh Hoà
Đập Am Chúa ở Khánh Hoà cũng có quy mô tương tự như hai đập đã nói trên đây.
Đập được hoàn thành năm 1986, sau khi chuẩn bị khánh thành thì lũ về làm nước hồ
dâng cao, xuất hiện lỗ rò từ dưới mực nước dâng bình thường rồi từ lỗ rò đó chia ra
làm 6 nhánh xói qua thân đập làm cho đập vỡ hoàn toàn chỉ trong 6 tiếng đồng hồ.
Nguyên nhân cũng giống như các đập nói trên. [2]
- Khảo sát xác định sai chỉ tiêu của đất đắp đập, không xác định được tính chất tan rã,

lún ướt và trương nở của đất nên không cung cấp đủ các tài liệu cho người thiết kế để
có biện pháp xử lý.
- Thiết kế không nghiên cứu kỹ sự không đồng nhất của các bãi vật liệu nên vẫn cho
rằng đây là đập đất đồng chất để rồi khi dâng nước các bộ phận của đập làm việc
không đều gây nên nứt nẻ, sụt lún, tan rã, hình thành các vết nứt và các lỗ rò.
- Thi công không đảm bảo chất lượng, đầm đất không đạt dung trọng nên khi hồ bắt
đầu chứa nước, đất không được cố kết chặt, gặp nước thì tan rã.
1.3.2.7. Sạt lở mái kè đê sông Mã Năm 2015

Hình 1.2.

Sự cố sạt lở mái kè đê sông Mã
13

1
3


- Nguyên nhân: Chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị giám sát chưa tuân thủ quy định về
quản lý đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình
- Hậu quả: Gây sạt lở nghiêm trọng và gây nguy hiểm đến đồng ruộng, hoa màu cũng
như đời sống bà con nhân dân trong khu vực.
1.3.2.8. Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ
Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ [3] là một trong những thảm họa cầu đường và tai nạn
xây dựng nghiêm trọng nhất tại Việt Nam xảy ra vào ngày 26 tháng 9 năm 2007, tại xã
Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long. Hai nhịp cầu dẫn cao khoảng 30 mét giữa
ba trụ cầu đang được xây dựng thì bị đổ sụp, kéo theo giàn giáo cùng nhiều công nhân,
kỹ sư đang làm việc xuống đất.

Hình 1.3.


Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ

Theo nhà thầu, có khoảng từ 150 đến 250 công nhân đang làm việc tại khu vực trước
khi xảy ra thảm họa. Các báo cáo ban đầu có khoảng 20 thi thể công nhân được tìm
thấy. Tuy nhiên số lượng thương vong ngày càng tăng và dao động ở mức từ 37 đến

14

1
4


hơn 60 người thiệt mạng, từ 97 đến hơn 200 người bị thương. Hầu hết nạn nhân là
công nhân địa phương làm việc tại công trình, các kỹ sư và cả người dân buôn bán
quanh công trường. Nhiều công nhân khác bị sốc nặng, bàng hoàng.
Qua một số sự cố điển hình trên đây có thể rút ra một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Công tác khảo sát địa chất không tốt, không đánh giá hết tính phức tạp của đất đắp
đập đặc biệt là đất duyên hải miền Trung. Nhiều đon vị khảo sát tính chuyên nghiệp
kém, thiếu các cán bộ có kinh nghiệm dẫn đến nhiều sai sót trong đánh giá bản chất của
đất.
- Công tác thiết kế chưa hiểu được tầm quan trọng của việc xác định dung trọng đắp
đập dẫn đến xác định sai các chỉ số này. Xác định kết cấu đập không đúng, nhiều lúc
rập khuôn máy móc, không phù hợp với tính chất của các loại đất trong thân đập dẫn
đến đập làm việc không đúng với sức chịu của từng khối đất.
- Công tác thi công: chưa tuân thủ đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật, nhiều đơn vị thi công
không chuyên nghiệp, không hiểu rõ được tầm quan.trọng của từng chỉ số được quy
định trong thiết kế nên dẫn đến những sai sót rất nghiêm trọng nhưng lại không hề biết.
- Công tác quản lý: các ban quản lý dự án thiếu các cán bộ chuyên môn có kinh
nghiệm, tính chuyên nghiệp của ban quản lý không cao, khi lựa chọn các nhà thầu chỉ

thường nghiêng về giá bỏ thầu nên không chọn được các nhà thầu có đủ và đúng năng
lực.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng
1.4.1. Các yếu tố trong công tác khảo sát
Trừ những công trình quá nhỏ, mọi công trình xây dựng (thủy lợi, dân dụng, giao
thông…) đều phải đi qua các bước: khảo sát - thiết kế - thi công. Việc tuân thủ đầy đủ
các bước này nhằm mục đích công trình xây dựng bảo đảm đồng thời ổn định về mặt
kỹ thuật và hiệu quả về mặt kinh tế. Khảo sát xây dựng phải phù hợp với yêu cầu từng
loại công việc, đảm bảo tính trung thực, khách quan đúng thực tế. Khối lượng, nội
dung yêu cầu kỹ thuật đối với khảo sát xây dựng phù hợp với nhiệm vụ khảo sát, quy

15

1
5


×