Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Giải pháp quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố vinh tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 117 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên học viên: Võ Văn Hưng
Lớp cao học: 23QLXD13
Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Tên đề tài luận văn: “Giải pháp quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa
bàn thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An”
Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên. Các kết
quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất
kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Trong quá trình làm học viên có
tham khảo các tài liệu liên quan nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và cấp thiết của
đề tài. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn
tài liệu tham khảo đúng quy định.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Võ Văn Hưng

1

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, tác giả luận văn đã nhận được
sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của các thầy cô giảng viên, gia đình, đồng
nghiệp và bạn bè.
Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giảng viên của khoa Công trình,
bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng - Trường Đại học Thủy lợi đã nhiệt tình
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc và trân trọng đến PGS.TS.
Nguyễn Bá Uân, người đã hướng dẫn tác giả có một định hướng toàn diện, xuyên


suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tuy nhiên do trình độ và kiến thức còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi
những thiếu sót, tác giả mong thầy cô và các bạn giúp đỡ để đề tài luận văn này
được hoàn thiện.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày... tháng ... năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Võ Văn Hưng

2

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ............................................................. vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TRẬT TỰXÂY DỰNG ĐÔ THỊ .......4
1.1. Khái niệm, nội dung, vai trò của quản lýtrật tự xây dựng đô thị .........................4
1.1.1. Một số khái niệm liên quan...............................................................................4
1.1.2. Vai trò đô thị đối trong phát triển kinh tế xã hội...............................................5
1.2. Thực trạng và phương hướng quản lý về trật tự xây dựng ở các đô thị...............7
1.2.1. Những kết quả đạt được trong thời gian qua....................................................7
1.2.2. Thực trạng công tác quản lý về trật tự xây dựng đô thị ....................................8

1.2.3. Các nhóm giải pháp trong quản lý về trật tự xây dựng đô thị.........................13
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của công tác quản lý về trật tự xây dựng đô
thị...............................................................................................................................14
1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan ..................................................................................14
1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan...............................................................................16
Kết luận chương 1 .....................................................................................................17
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ..........................................18
2.1. Cơ sở lý luận chung............................................................................................18
2.1.1Khái niệm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng..............................................18
2.1.2. Vai trò nhà nước về quản lý trật tự xây dựng đô thị .......................................19
2.1.3. Phân cấp quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị....................................19
2.1.4. Cơ sở pháp lý để quản lý trật tự xây dựng đô thị............................................20
2.2. Các biện pháp quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị ..............................21
2.2.1. Quản lý nhà nước về thanh tra, xử phạt vi phạm trật tự xây dựng .................21

3

3


2.2.2. Quản lý nhà nước về cấp giấy phép xây dựng ............................................... 25
2.2.3. Quản lý trật tự xây dựng theo quy hoạch đô thị............................................. 34
2.3. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựngđô thị ........... 42
2.3.1. Đánh giá thông qua cơ cấu của hệ thống quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
.................................................................................................................................. 42
2.3.2. Đánh giá thông qua sự ban hành các quy định pháp lý.................................. 42
2.3.3. Đánh giá thông qua quá trình kiểm soát hoạt động xây dựng........................ 43
Kết luận chương 2 .................................................................................................... 45
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNCÔNG TÁCQUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVỀ

TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ ............................................................................ 46
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH – NGHỆ AN ............................................. 46
3.1. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội củaThành phố Vinh .................. 46
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 46
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 47
3.2.Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Vinh ...... 49
3.2.1. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước của Thành phố Vinh ...................... 49
3.2.2.Tổng quan về công tácquản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Vinh54
3.2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn
Thành phố Vinh........................................................................................................ 58
3.2.4. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thịtrên địa
bànThành phố Vinh .................................................................................................. 63
3.3. Những tồn tạitrong công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên
địa bàn Thành phố Vinh ........................................................................................... 75
3.3.1. Tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về thanh tra, xử lý vi phạm trật tự
xây dựng trên địa bànThành phố Vinh..................................................................... 75
3.3.2. Tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về cấp giấy phép xây dựng trên địa
bàn Thành phố Vinh ................................................................................................. 77
3.3.3. Tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị ....... 79
3.3.4. Định hướng phát triển của Thành phố Vinh trong thời gian tới .................... 80
3.4. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự xây
dựng trên địa bàn thành phố ..................................................................................... 82
4

4


3.4.1. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước và hệ thống pháp luật về quản lý trật tự
xây dựng tại Thành phố Vinh....................................................................................82
3.4.2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựngtrên địa bàn

Thành phố Vinh.........................................................................................................84
3.4.3 Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về giấy phép xây dựng trên
địa bàn Thành phố Vinh............................................................................................86
3.4.4 Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân đối với việc đảm bảo trật tự xây
dựng trên địa bàn thành phố......................................................................................89
3.4.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xây dựng trên địa bàn
thành phố ...................................................................................................................90
3.4.6. Tăng cường hiệu lực quy định xử lý vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng..91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................94

5

5


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Số hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1: Ngôi nhà siêu mỏng đường Vành đai 2 đoạn qua Nhật Tân - Xuân La Bưởi ............................................................................................................................ 8
Hình 1.2: Toà nhà số 8B Lê Trực............................................................................... 9
Hình 1.3: Khu nhà ở Đại Thanh do Xí nghiệp Xây dựng Tư nhân số 1 Lai Châu
(Tập đoàn Mường Thanh) làm chủ đầu tư ............................................................... 10
Hình 1.4. Khách sạn Mường Thanh Buôn Ma Thuột .............................................. 11
Hình 1.5. Dự án Khu nhà ở, chung cư và văn phòng làm việc Thành Vinh không
phép, uy hiếp trường mầm non ................................................................................ 12

Hình 2.1: Phân loại quy hoạch đô thị ....................................................................... 36
Hình 2.2: Nội dung quản lý quy hoạch đô thị .......................................................... 37
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức, phân công nhiệm vụ của UBND thành phố Vinh ............ 49
Hình 3.2. Sơ đồ phân cấp quản lý nhà nước về trật tự xây dựng Thành phố Vinh.. 51
Hình 3.3. Bản đồ quy hoạch chungThành phố Vinh đến năm 2013, tầm nhìn đến
năm 2050 .................................................................................................................. 65
Hình 3.4: Sơ đồ cải tiến thủ tục cấp giấy phép xây dựng Thành phố Vinh ............. 88

6

6


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1: Tình hình vi phạm trật tự xây dựng qua các năm.....................................55
Bảng 3.2: Kết quả xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị giai đoạn (2011-2015).....58
Bảng 3.3: Danh mục đường phố thuộc thành phố Vinh do ......................................59
Bảng 3.4: Tổng hợp số giấy phép xây dựngUBND thành phố Vinh đã cấp.............60
Bảng 3.5: Tổng hợp số giấy phép xây dựng SXD đã cấp trên địa bàn .....................61
thành phố Vinh ..........................................................................................................61
Bảng 3.6: Tình hình thanh tra giấy phép xây dựng công trình năm 2015 ................62
Bảng 3.7: Bảng tổng hợp về các dự án Khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ởtại
Thành phố Vinh đã và đang triển khai ......................................................................67


7

7


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nguyên nghĩa

BXD

Bộ Xây Dựng

BVTC

Bản vẽ thi công

CĐT

Chủ đầu tư

GPXD

Giấy phép xây dựng

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QLNN

Quản lý nhà nước

QHĐT

Quy hoạch đô thị

TTXD

Trật tự xây dựng

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

viii

8


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Vinh là đô thị lớn nằm ở phía Đông - Nam của tỉnh Nghệ An. Phía Bắc và
phía Đông giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam giáp huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh, phía Tây
giáp huyện Hưng Nguyên. Vinh cách thủ đô Hà Nội hơn 300 km về phía Bắc, cách
thành phố Hồ Chí Minh 1.400 km về phía Nam. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa
nóng ẩm, nhiệt độ trung bình 24°C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42.1°C, nhiệt độ thấp tuyệt
đối 4°C. Tổng diện tích tự nhiên là 104,97 km2, dân số là 306.000 người; trong đó khu
vực nội thành gồm 16 phường và 9 xã ngoại thành.
Thành phố Vinh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, là trung tâm tổng hợp của tỉnh Nghệ
An, trung tâm kinh tế, văn hóa vùng, đầu tàu tăng trưởng và giải quyết các vấn đề
trọng điểm về kinh tế của Nghệ An và vùng Bắc trung bộ. Thành phố Vinh nằm trong
hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền Myanma - Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển
Đông. Nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế. Với vị trí đó, thành phố Vinh Nghệ An đóng vai trò quan trọng trọng giao lưu: Kinh tế, thương mại, du lịch, vận
chuyển hàng hoá với cả nước và các nước khác trong khu vực.
Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, tỉnh, Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân Thành phố Vinh đã nỗ lực không ngừng, tập trung mọi nguồn lực
để xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, phát triển kinh tế xã hội, cải thiện và nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho cư dân đô thị. Đặc biệt trong những năm gần đây, Thành
phố luôn tập trung cao cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang, mở rộng đô thị và
quy hoạch phủ kín đô thị để thành phố Vinh phát triển nhanh và bền vững.
Những thành tựu đã đạt được cũng chính là nhờ vào sự đóng góp của các cơ quan quản
lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương và sự tham gia tích cực của các Thành
phần kinh tế xã hội. Đặc biệt trong những năm gần đây các văn bản luật đồng loạt ra
đời, trong đó Luật xây dựng 2014 ra đời đã đi vào cuộc sống thực tiển và đồng thời tác
động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực. Bên cạnh đó thực tế
thành phố Vinh vẫn còn một số tồn tại làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của đô thị
và kinh tế xã hội. Việc quản lý, sử dụng đất đai trong đô thị còn nhiều lãng phí; Tình
trạng ô nhiễm môi trường đô+

viii


9


thị chậm được cải thiện; Các vấn đề về nhà ở; giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị
đang gây nhiều bức xúc; Kiến trúc đô thị còn chấp vá, thiếu bản sắc. Công tác Quản
Lý Trật Tự Đô Thị đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng còn buông lỏng, chưa được

viii

1
0


quan tâm đúng mức, trình độ, kiến thức hiểu biết của người dân còn hạn chế; những
văn bản có liên quan chưa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân, cho nên
tình trạng xây dựng không phép, sai giấy phép và bản vẽ thiết kế, tự ý xây dựng hàng
rào lấn chiếm thông hành, ban công vươn ra vượt mức quy định cho phép còn diễn
biến khá phức tạp.
Để khắc phục những tồn tại, yếu kém nêu trên, việc tăng cường năng lực quản lý nhà
nước trong lĩnh vực Trật tự Đô thị là rất cần thiết nhằm chỉnh trang Đô thị theo hướng
Đô thị “Văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp” xứng tầm với đô thị loại I và là trung
tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ, đồng thời tạo nét sống tốt lành cho mọi
người và mọi nhà có cảm giác thoải mái và an toàn hơn, chính vì thế mà em quyết định
chọn đề tài “Giải pháp quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố
Vinh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm tăng
cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố
Vinh – tỉnh Nghệ An trong giai đoạn tới..

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên
địa bàn Thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An.
b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về mặt không gian và nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về
công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Vinh – tỉnh
Nghệ An.
- Phạm vi về mặt thời gian: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng
công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng từ năm 2011 đến năm 2015 và đề xuất
giải pháp quản lý cho giai đoạn tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: Thu thập thông tin, dữ liệu trong quá trình khảo sát
- Các phương pháp phân tích - tổng hợp, đối chiếu so sánh số liệu, hiện tượng.
2

1
1


- Phương pháp phân tích định tính và phân tính định lượng.

2

1
2


5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Y nghia khoa hoc

Với những kết quả đạt được theo định hướng nghiên cứu lựa chọn đề tài sẽ góp phần
hệ thống hoá, cập nhật và hoàn thiện cơ sở lý luận và các nhân tố ảnh hưởng đến xây
dựng và quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Vinh. Những kết
quả nghiên cứu của luận văn là những tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác giảng
dạy, học tập và nghiên cứu về quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị.
b. Y nghia thực tiÔn
Kết quả phân tích đánh giá và đề xuất giải pháp của đề tài sẽ là những tài liệu tham
khảo có giá trị gợi mở trong việc tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà
nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Vinh mà còn cho các đô thị thành phố
trên cả nước.
6. Kết quả dự kiến đạt được
Tổng quan chung và trình bày cơ sởlý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động xây
dựng, đặc biệt là trật tự xây dựng đô thị các quận huyện.
Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị ở Thành phố Vinh,
xác định các bất cập và nguyên nhân của chúng.
Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết các bất cập nói trên để cải thiện tình hình
quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Thành phố Vinh trong giai
đoạn tới.
7. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị luận văn được cấu trúc với 3 chương nội
dung chính sau:
-

Chương 1: Tổng quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị.

-

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn đối vớ công tác quản lý nhà nước về trật
tự xây dựng đô thị.


-

Chương 3: Giải pháp công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên
địa bàn thành phố Vinh – Nghệ An

2

1
3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TRẬT TỰXÂY DỰNG
ĐÔ THỊ
1.1. Khái niệm, nội dung, vai trò của quản lýtrật tự xây dựng đô thị
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm về Đô thị
Đô thị là nơi tập trung đông đúc dân cư, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, họ sống
và làm việc theo phong cách và lối sống thành thị. Đó là lối sống được đặc trưng bởi
những đặc điểm: Có nhu cầu tinh thần cao, tiếp thu nền văn minh của nhân loại nhanh
chóng, có đầu tư cơ sở kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đầy đủ và thuận tiện.
Do hoàn cảnh phát triển kinh tế xã hội khác nhau về quy mô điểm dân cư đô thị,
nhưng đều thống nhất ở những tiêu chuẩn cơ bản sau đây:
Quy mô điểm dân cư đô thị có ít nhất 4.000 người.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 65% trở lên.
Có mật độ cư trú được xác định theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm của từng
vùng.
Có đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ nhu cầu của dân
cư đô thị.
Đô thị có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một
vùng lãnh thổ hoặc của cả nước.

1.1.1.2. Khái niệm về trật tự xây dựng đô thị
Trật tự xây dựng đô thị là chỉ sự hoạt động mang tính ổn định hài hòa của các hoạt
động xây dựng như: Xây dựng nhà, công trình xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật…
trên địa bàn đô thị được đảm bảo nguyên tắc, quy tắc chung nhằm duy trì và phát huy
vai tro của đô thị trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, an sinh
xã hội.
1.1.1.3. Khái niệm về quản lý trật tự xây dựng đô thị
- Quản lý về trật tự xây dựng đô thị là một khâu rất quan trọng trong quản lý xây dựng.
Bằng những quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể của đô thị nói riêng và của nhà
nước nói chung, cơ quan quản lý về hoạt động xây dựng quản lý mọi hoạt động xây

4

4


dựng trong đô thị được quản lý theo quy hoạch đô thị, theo đúng trật tự, đảm bảo
nguyên tắc, quy tắc và mỹ quan, môi trường đô thị, không để xảy ra tình trạng xây

5

5


dựng sai phép, không phép, xây dựng lấn chiếm vỉa hè, hẻm thông hành, hành lang
bảo vệ sông rạch, kênh mương….
1.1.2. Vai trò đô thị đối trong phát triển kinh tế xã hội
Vào bất kì giai đoạn nào trong lịch sử phát triển xã hội của loài người, thì các đô thị
luôn được coi là nơi nắm giữ các quyền lực về chính trị, kinh tế quan trọng của xã hội
và có sức chi phối mạnh mẽ, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của vùng và sự phát

triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đóng góp của đô thị về phương diện kinh tế là rất
lớn. Các đô thị thường là các trung tâm và là động lực cho sự phát triển kinh tế của đất
nước, của vùng. Các đô thị là nơi đóng góp phần lớn giá trị GDP, giá trị ngành công
nghiệp - dịch vụ, và giá trị tăng trưởng nền kinh tế. Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu
hiện nay, trên thế giới đã hình thành các trung tâm đô thị lớn được mệnh danh là
“thành phố toàn cầu” chi phối nền kinh tế thế giới như Niu-Iooc, Tô-ky-ô, Luân-đôn,
Pa-ri, … Các thành phố này là nơi tập trung các trung tâm tài chính, các văn phòng
luật, các trụ sở quốc tế, các loại hình dịch vụ chuyên môn hóa phục vụ cho các công ty
và các tập đoàn xuyên quốc gia. Các tập đoàn, công ty có các cơ sở sản xuất công
nghiệp và dịch vụ phân bố phân tán trên toàn thế giới nên sự ảnh hưởng của nó là rất
lớn. Vì vậy, có thể coi các thành phố toàn cầu này là trung tâm quyền lực chi phối nền
kinh tế toàn thế giới.
Bên cạnh đó, có những đô thị không quá lớn về kinh tế nhưng lại có khả năng chi phối
và điều khiển đời sống xã hội, đời sống tâm linh của con người, đó là các đô thị có các
trung tâm tôn giáo lớn như Ro-me, Je-ru-sa-lem, …
Ở Việt Nam, khu vực đô thị đóng góp tới 70,4% GDP cả nước, 84% GDP trong ngành
công nghiệp – xây dựng, 87% GDP trong ngành dịch vụ và 80% trong ngân sách Nhà
nước. Nước ta nhiều đô thị lớn có vai trò là đầu tầu kinh tế, như thành phố Hồ Chí
Minh, thủ đô Hà Nội …
1.1.3. Nhữngnội dung quản lý trật tự đô thị trong lĩnh vực xây dựng
- Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan công trình,
bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợpvới điều kiện tư nhiên, đặc điểm văn
hoá, xã hội của từng địa phương; kết hợp phát triển kinh tế
xã hội với quốc phòng, an ninh;

- Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xâydựng;
6

6



- Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản,
phòng, chống cháy nổ, vệ sinh môitrường;

- Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ tầng
kỹthuật;

- Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác
trong xâydựng.

- Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải bảo đảm xác định tổng mặt bằng sử dụng
đất của đô thị theo quy mô dân số của từng giai đoạn quy hoạch; phân khu chức năng
đô thị; mật độ dân số, hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu kinhtế

- Kỹ thuật khác của từng khu chức năng và của đô thị; bố trí tổng thể các công trình
hạ tầng kỹ thuật đô thị, xác định chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ của các tuyến
đường giao thông chính đô thị, xác định cốt xây dựng khống chế của từng khu vực và
toàn đôthị.

- Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải được thiết kế theo quy chuẩn, tiêu chuẩn
xây dựng, phải tận dụng địa hình, cây xanh, mặt nước và các điều kiện thiên nhiên nơi
quy hoạch, giữ gìn bản sắc văn hoá dântộc.

- Trong trường hợp quy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị phải đề xuất được các
giải pháp giữ lại những công trình, cảnh quan hiện có phù hợp với nhiệm vụ đềra.

- Xây dựng công trình nằm trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn
chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, khu di
tích lịch sử - văn hoá và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp
luật; xây dựng công trình ở khuvực có nguy cơ lở đất, lũ quét, trừ những công trình

xây dựng để khắc phục những hiện tượngnày;

- Xây dựng công trình sai quy hoạch, vi phạm chỉ giới, cốt xây dựng; không có giấy
phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng
công trình không đúng với giấy phép xây dựng đượccấp;

- Nhà thầu hoạt động xây dựng vượt quá điều kiện năng lực hành nghề
xâydựng,nănglựchoạtđộngxâydựng;chọnnhàthầukhôngđủđiềukiệnnăng lực hành nghề
xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng để thực hiện công việc;

- Xây dựng công trình không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xâydựng;

6

6


- Vi phạm các quy định về an toàn tính mạng con người, tài sản và vệ sinh môi

7

7


trường trong xâydựng;

- Cơi nới, lấn chiếm không gian, khu vực công cộng, lối đi và các sân bãi khác đã có
quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố;

- Đưa và nhận hối lộ trong hoạt động xây dựng; dàn xếp trong đấu thầu nhằm vụ lợi,

mua bán thầu, thông đồng trong đấu thầu,bỏ giá thầu dưới giá thành xây dựng công
trình trong đấu thầu;

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; dung túng, bao che
cho hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng;

- Cản trở hoạt động xây dựng đúng pháp luật;
- Các hành vi khác vi phạm pháp luật về xây dựng.
- Công trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có Giấy phép xây dựng mà
không có Giấy phép xây dựng.

- Công trình xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm
quyền cấp.

- Công trình xây dựng sai thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; sai
quy hoạch chi tiết xây dựng tý lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với
công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng).
Công trình xây dựng có tác động đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng đến
môi trường, cộng đồng dân cư.
1.2. Thực trạng và phương hướng quản lý về trật tự xây dựng ở các đô thị
1.2.1. Những kết quả đạt được trong thời gian qua
- Trong thời gian qua, chính phủ đã ban hành Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng
2014 và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Đồng thời, với sự vào cuộc của cả hệ thống
chính trị từ trung ương đến địa phương, công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị được
đã có nhiều chuyển biến tích cực. Việc triển khai quy hoạch chung đô thị, quy hoạch
phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc
đô thị…được triển khai một cách quyết liệt, nhờ đó công tác quản lý trật tự xây dựng
đô thị từng bước đi vào nề nếp, tỷ lệ công trình xây dựng không phép, sai phép giảm
dần qua các năm, nhiều công trình xây dựng mới, hiện đại tạo được điểm nhấn và góp


8

8


phần tạo lập được không gian kiến trúc cảnh quan đô thị, diện mạo đô thị ngày càng
thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại.

9

9


- Đưa ra và thực hiện một cách chính sách tối ưu hoá tính hiệu quả các lĩnh vực mà
khu vực quốc doanh và tư nhân có thể tham gia vào việc quy hoạch, đầu tư, tài chính,
hoạt động xây dựng, bảo dưỡng và nâng cấp các dịch vụ đô thị.
- Việc xác định chính xác trách nhiệm quyền hạn giữa khu vực tư nhân và quốc doanh
cũng như các cấp của Chính phủ là mối quan tâm lớn, bao gồm các mối quan hệ cơ
bản giữa chính quyền cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp địa phương vì vấn đề quy định
trách nhiệm và quyền lực cũng như cấu trúc bên trong của trách nhiệm quản lý, phát
triển chính sách phối hợp đầu tư.
1.2.2. Thực trạng công tác quản lý về trật tự xây dựng đô thị
Trong thời gian gần đây, tuy công tác quản lý trật tự xây dựng đã có những tiến bộ nhất
định nhưng chúng ta vẫn phải thẳng thắn nhìn nhận rằng: Nhìn chung công tác quản lý
hoạt động xây dựng từ trung ương đến chính quyền địa phương còn nhiều yếu kém; Hệ
thống văn bản pháp luật chưa hoàn thiện và đồng bộ; Chính quyền các địa phương chưa
chú ý và tập trung nhiều nguồn lực cho công tác quy hoạch xây dựng; Việc công bố
công khai các đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định chưa được thực hiện nghiêm
túc; đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng chưa có; việc
thanh tra, kiểm tra, xử lý các công trình vi phạm còn chưa kịp thời và triệt để; Hiện

tượng xây dựng nhà không phép, sai phép còn nhiều ảnh hưởng xấu và gây bức xúc
trong dư luận, trong công tác quản lý nhà nước về xây dựng hiện nay. Một số tồn tại về
trật tự xây dựng nổi cộm được báo chí và dư luận trong thời gian qua:
- Sự thiếu đồng bộ thiếu nhất quán, đồng bộ trong quy hoạch và quản lý đô thị

Hình 1.1: Ngôi nhà siêu mỏng đường Vành đai 2 đoạn qua Nhật Tân - Xuân La - Bưởi
10

10


Sự thiếu đồng bộ thiếu nhất quán, đồng bộ trong quy hoạch và quản lý đô thị đang
khiến cho bộ mặt Hà Nội ở những dự án "siêu đường" trở nên nhếch nhác, mất mỹ
quan.
(Nguồn: Báo điện tử )
- Xây dựng sai phép và sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương:

Hình 1.2: Toà nhà số 8B Lê Trực
Công trình 8B Lê Trực nằm sát khu chính trị Ba Đình - cách Lăng Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Tòa nhà Quốc hội khoảng 300 m, cách Văn phòng Trung ương Đảng, Phủ chủ
tịch chừng 500 m, tính theo đường chim bay. Khi chủ đầu tư xây xong phần thô thì khi
đó chính quyền địa phương mới phát hiện sai phạm so với giấy phép xây dựng.
Cụ thể từ tầng 8 trở lên (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi 3,36 m so
với khối đế, phần giật cấp đầu hồi phía Đông theo thiết kế từ độ cao 44 m công trình
giật cấp vào 15 m và tại độ cao 50 m giật cấp tiếp 5,3 m về phía Tây, nhưng chủ đầu tư
không xây dựng giật cấp mà xây thẳng đến mái để tăng diện tích sàn.
Công trình cao đến đỉnh tum thang là 53 m nếu làm đúng giấy phép nhưng chủ đầu tư
đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao khoảng 69 m (vượt
16 m, tương đương 5 tầng). Diện tích sàn theo giấy phép xây dựng là gần 30.000 m2,
tuy nhiên chủ đầu tư đã xây dựng khoảng 36.000 m2.

11

11


Công trình này đã được UBND thành phố Hà Nội phạt tiền, đình chỉ thi công, tổ chức
tự phá dỡ phần vi phạm…đồng thời kỷ luật 12 cán bộ liên quan.
(Nguồn: Báo điện tử )
- Sự coi thường quy định pháp luật, cố tình vi phạm về trật tự xây dựng của một
số nhà đầu tư:

Hình 1.3: Khu nhà ở Đại Thanh do Xí nghiệp Xây dựng Tư nhân số 1 Lai Châu (Tập
đoàn Mường Thanh) làm chủ đầu tư
Công trình vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng: Thứ nhất là xây dựng không phép.
Thứ hai là xây dựng quá chiều cao quy định. Tiếp nữa là xây cả vào khu không được
phép xây như các vị trí quy hoạch dải cây xanh. Ngoài ra các tòa 2 tòa CT8 và CT10
phê duyệt xây 29 tầng, thực tế xây lên 31 tầng, đồng thời tự ý chuyển đổi mục đích sử
dụng từ dịch vụ, thương mại, công cộng thành căn hộ. Đối với khu thấp tầng, quy
hoạch 555 căn với chiều cao 3,5 tầng, thực tế xây lên 4,5 tần
(Nguồn: Báo điện tử )

12

12


Hình 1.4. Khách sạn Mường Thanh Buôn Ma Thuột
Khách sạn Mường Thanh Buôn Ma Thuột tại số 81 Nguyễn Tất Thành, TP Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk có quy mô 25 tầng, tiêu chuẩn 5 sao và được xây dựng trên tổng
diện tích hơn 13.692 m2. Dù chưa được cấp phép xây dựng nhưng DNTN Xây dựng

số 1 tỉnh Điện Biên vẫn tiến hành thi công xây dựng được hơn 10 tầng.
(Nguồn: Báo điện tử )
Riêng trên địa bàn TP Vinh, trong thời gian qua đã có 9 dự án “khủng” không phép
ngang nhiên mọc lên giữa lòng thành phố.

13

13


Hình 1.5. Dự án Khu nhà ở, chung cư và văn phòng làm việc Thành Vinh không phép,
uy hiếp trường mầm non
Trong đó, đáng chú ý là các dự án như Tổ hợp khách sạn và Căn hộ cao cấp Mường
Thanh Cửa Đông tại số 167, đường Nguyễn Phong Sắc, phường Hưng Dũng, TP Vinh,
do Công ty CP Dầu khí Phương Đông làm chủ đầu tư, với quy mô 27 tầng; dự án
Trung tâm Giải trí Mường Thanh tại phường Quán Bàu, TP Vinh, do Vinh Recreation
Center (thuộc Chi nhánh Công ty cổ phần Tập đoàn Mường Thanh) làm chủ đầu tư; dự
án Tòa nhà dịch vụ, thương mại, căn hộ cao cấp - nhà ở với quy mô 32 tầng tại phường
Hưng Bình, do Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng và Du lịch Bảo Sơn làm chủ đầu
tư; Dự án Khu nhà ở, chung cư và văn phòng làm việc Thành Vinh, địa chỉ tại khối 20,
phường Hưng Bình; Tòa nhà chung cư Golden City 1 tại phường Hà Huy Tập, do
Công ty CP Golden City làm chủ đầu tư...
Những dự án này, khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra đều chưa có giấy phép
xây dựng theo quy định. Trong số này, có tới 7/9 dự án đã triển khai xây dựng rầm rộ
khi chưa có giấy phép xây dựng của các cấp có thẩm quyền và 2 công trình còn lại xây
dựng sai thiết kế đã được phê duyệt.

14

14



×