Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Biện pháp điệp ngữ trong thơ phạm tiến duật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.91 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

VŨ THỊ THƯƠNG

BIỆN PHÁP ĐIỆP NGỮ TRONG
THƠ PHẠM TIẾN DUẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ
học

HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

VŨ THỊ THƯƠNG

BIỆN PHÁP ĐIỆP NGỮ TRONG
THƠ PHẠM TIẾN DUẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ
học

Người hướng dẫn khoa học

THS.GVC LÊ KIM NHUNG


HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng kính trọng, biết
ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới ThS. Lê Kim Nhung, người đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn em trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Em xin trân trọng cảm ơn các quý Thầy Cô trong tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ
văn đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2018
Tác giả khóa luận

Vũ Thị Thương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, không trùng lặp với bất kỳ khóa luận hay đề tài nghiên cứu khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2018
Người thực hiện

Vũ Thị Thương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................7
5. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................7
6. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................7
7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................7
8. Bố cục khóa luận.....................................................................................................8
NỘI DUNG .................................................................................................................9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ..................................................................................9
1.1. Biện pháp điệp ngữ ..............................................................................................9
1.1.1. Định nghĩa .........................................................................................................9
1.1.2. Các kiểu điệp ngữ trong tiếng Việt ...................................................................9
1.1.2.1. Điệp ngữ nối tiếp............................................................................................9
1.1.2.2. Điệp ngữ cách quãng......................................................................................9
1.1.2.3. Điệp đầu .......................................................................................................10
1.1.2.4. Điệp đầu - cuối .............................................................................................10
1.1.2.5. Điệp cuối - đầu .............................................................................................10
1.1.2.6. Điệp hỗn hợp ................................................................................................11
1.1.2.7. Điệp theo kiểu diễn đạt ................................................................................11
1.1.2.8. Điệp vòng tròn..............................................................................................12
1.1.3. Giá trị tu từ của điệp ngữ. ...............................................................................12
1.2. Nhà thơ Phạm Tiến Duật....................................................................................13
1.2.1.Cuộc đời và sự nghiệp......................................................................................13
1.2.1.1. Cuộc đời .......................................................................................................13
1.2.1.2. Sự nghiệp......................................................................................................14
1.2.2. Phong cách nghệ thuật ....................................................................................14


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT, THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI........................17
2.1. Kết quả khảo sát thống kê, phân loại .................................................................17

2.2. Miêu tả................................................................................................................17
2.2.1. Điệp liên tiếp ...................................................................................................17
2.2.2. Điệp cách quãng ..............................................................................................18
2.2.3. Điệp đầu ..........................................................................................................19
2.2.4. Điệp đầu – cuối ...............................................................................................20
2.2.5. Điệp cuối - đầu ................................................................................................20
2.2.6. Điệp nhan đề ...................................................................................................20
2.2.7. Điệp hỗn hợp ...................................................................................................21
2.3. Nhận xét sơ bộ kết quả khảo sát, thống kê, phân loại........................................22
CHƯƠNG 3: HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT CỦA PHÉP ĐIỆP NGỮ TRONG THƠ
PHẠM TIẾN DUẬT .................................................................................................24
3.1. Điệp ngữ với việc phản ánh hiện thực cuộc sống và con người trong những năm
kháng chiến chống Mỹ ..............................................................................................24
3.1.1. Khắc họa hình ảnh con người trong thơ..........................................................24
3.1.1.1. Hình ảnh người lính .....................................................................................24
3.1.1.2. Hình ảnh những người con gái trên chiến trường ........................................28
3.1.2. Điệp ngữ với việc khắc họa cảnh vật trong chiến tranh..................................30
3.1.2.1. Hình ảnh con đường ra trận..........................................................................31
3.1.2.2. Những cảnh vật đậm tính chân thực của cuộc kháng chiến.........................33
3.1.2.3. Những hình ảnh mang tính biểu tượng ........................................................37
3.1.3. Điệp ngữ với việc khắc họa những sắc màu trong thơ....................................40
3.1.3.1. Màu trắng ....................................................................................................40
3.1.3.2. Màu đen........................................................................................................41
3.1.3.3. Màu xanh......................................................................................................42
3.1.3.4. Màu vàng......................................................................................................43
3.1.4. Điệp ngữ với tác dụng thể hiện thời gian và không gian nghệ thuật ..............44
3.1.4.1. Thời gian nghệ thuật ....................................................................................44
3.1.4.2. Không gian nghệ thuật .................................................................................48



3.2. Hiệu quả của điệp ngữ trong việc thể hiện phong cách tác giả..........................51
3.2.1. Thể hiện cách cảm nhận riêng của nhà thơ về con người và cuộc đời ...........52
3.2.1.1. Những triết lí sâu sắc về cuộc đời ................................................................52
3.2.1.2. Những chiêm nghiệm về sự sống, lòng yêu nước........................................54
3.2.1.3. Những trăn trở, suy tư về cuộc sống hiện tại, sau chiến tranh .....................55
3.2.2. Điệp ngữ với tác dụng tạo ra giọng điệu riêng của Phạm Tiến Duật..............58
3.2.2.1. Giọng thơ mộc mạc, trẻ trung ......................................................................58
3.2.2.2. Giọng thơ ngang tàng, đậm chất lính ...........................................................60
KẾT LUẬN ...............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống bằng ngôn ngữ, ngược lại ngôn
ngữ chính là phương tiện, chất liệu, đối tượng để nhà văn xây dựng hình tượng, tái
hiện sinh động hiện thực cuộc sống trong tác phẩm, là phương tiện để chuyển tải
những tư tưởng, tình cảm của nhà văn trước cuộc đời. Bakhtin trong “Mấy vấn đề
thi pháp của Đôxtôiépxki” khẳng định:“Ngôn ngữ chẳng những là phương tiện
miêu tả, mà còn là đối tượng miêu tả của văn học” [9, 190]. Do vậy tiếp cận các tác
phẩm văn học cần thiết phải hiểu các yếu tố ngôn ngữ đã được nhà văn lựa chọn, sử
dụng. Từ các yếu tố ngôn ngữ bạn đọc liên tưởng và tưởng tượng để nắm được nội
dung của tác phẩm. Lí luận dạy học cũng đã khẳng định: tiếp nhận các tác phẩm
văn chương từ góc độ ngôn ngữ là con đường đến với tác phẩm ngắn nhất và khoa
học nhất. Tác giả Đinh Trọng Lạc trong “99 phương tiện và biện pháp tu từ trong
tiếng Việt” đã khẳng định: “Cái làm nên sự kì diệu của ngôn ngữ chính là các
phương tiện và biện pháp tu từ”.
Vì vậy, việc tìm hiểu biện pháp điệp ngữ và hiệu quả tu từ của nó trong thơ
Phạm Tiến Duật giúp bồi dưỡng thêm năng lực cảm thụ thi ca từ góc độ ngôn
ngữ.

1.2. "Một thời đại trong thi ca", thơ hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945 -1975
đã gặt hái được nhiều thành tựu. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, xã hội
Việt Nam có những biến động lớn tác động mạnh mẽ đến văn học nghệ thuật.
Trong khoảng thời gian 30 năm, nền thơ Việt Nam phát triển cùng với sự đi
lên của cách mạng. Cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ là đề tài
phong phú, tạo nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nhà nghệ sĩ nói chung và các nhà
thơ nói riêng. Nhiều cây bút trẻ được phát hiện, khẳng định từ cuộc sống sôi động
đó. Bên cạnh những lớp nhà thơ có tên tuổi như Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan
Viên, Huy Cận thì đã có cả một thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành từ cuộc kháng
chiến chống Mỹ. Đó là những gương mặt: Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Nguyễn
Khoa

1


Điềm, Vũ Quần Phương, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Lâm Thị Mỹ Dạ... Trong số
các nhà thơ trẻ, không thể không nhắc tới Phạm Tiến Duật - một trong số những
cây

2


bút tiêu biểu có vị trí quan trọng trong nền thơ hiện đại những năm chống Mỹ,
được tôi luyện, trưởng thành trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.
Những sáng tác của Phạm Tiến Duật đã từng làm cho tuổi trẻ Việt Nam say mê,
khâm phục. Thơ ông "là mối tình đầu của thơ ca chống Mỹ rất ấn tượng, đắm
say". Ông đã có những đóng góp không nhỏ trong việc mở đầu thơ chống Mỹ của
những cây bút trẻ vào thập niên bảy mươi. Trong cuộc thi thơ do báo Văn nghệ tổ
chức 1969-1970, Phạm Tiến Duật là người duy nhất được trao giải nhất. Phạm Tiến
Duật được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.

1.3. Điệp ngữ là biện pháp tu từ xuất hiện với tần số rất cao trong thơ Phạm
Tiến Duật, góp phần tạo nên một nét riêng độc đáo cho nhà thơ - nhà thơ của
Trường Sơn những năm chống Mỹ. Thơ ông hồn nhiên, hóm hỉnh, giàu tính lạc
quan với những phát hiện thú vị, đầy chất lính. Tìm hiểu “Biện pháp điệp ngữ
trong thơ Phạm Tiến Duật”, khóa luận mong muốn đóng góp tiếng nói khẳng định
vẻ đẹp và tâm hồn thơ Phạm Tiến Duật, đồng thời cũng thấy được sự biến hóa
linh điệu của ngôn từ tiếng Việt trong ngôn ngữ nghệ thuật. Việc tìm hiểu hiệu
quả biểu đạt của các phương tiện ngôn ngữ trong văn học cũng là việc làm cần
thiết giúp hình thành kĩ năng lĩnh hội văn bản, góp phần đổi mới phương pháp
đọc hiểu thơ nói chung trong trường phổ thông hiện nay, đồng thời làm giàu ngữ
liệu để dạy tốt hơn môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề
Năm 1964, đế quốc Mỹ leo thang bắn phá ra miền Bắc. Cả dân tộc bắt đầu
ra trận. Trong những năm tháng đó, xuất hiện rầm rộ đội ngũ nhà thơ trẻ. Họ đã
“tắm” trong cuộc chiến đấu sôi động ở chiến trường, vừa đánh giặc, vừa làm
thơ. Nhiều sáng tác ra đời trong khói lửa và được khẳng định. Nhìn chung, một
số sáng tác của các nhà thơ trẻ chưa được nghiên cứu khám phá một cách đầy
đủ. Phạm Tiến Duật bắt đầu nổi tiếng ở tập thơ đầu tay Vầng trăng quầng lửa
(1970) nhưng cho đến nay, xuất hiện những công trình nghiên cứu về ông vẫn
còn ít, chưa đồng bộ, rời rạc. Tuy nhiên, có thể tổng hợp những bài nghiên cứu
về thơ Phạm Tiến Duật ở các góc độ như sau :


2.1. Dưới góc độ nghiên cứu văn học
Ngay sau khi Phạm Tiến Duật đạt giải nhất cuộc thi thơ trên báo Văn
nghệ năm 1969-1970, các tác giả như Hoài Thanh, Xuân Diệu, Lê Đình Kỵ, Nhị
Ca đã có một loạt bài viết về ông. Có thể kể đến bài viết đầu tiên về thơ Phạm
Tiến Duật là Giữa chiến trường nghe tiếng bom rất nhỏ (Nhị Ca). Nhị Ca cho rằng
độc giả được ấn tượng với chùm thơ được giải bốn bài bởi một phong cách thơ
“rất lạ”, lạ từ chất liệu thi liệu đến giọng điệu của Phạm Tiến Duật. Không

những thế ông chỉ ra rằng, đây là một hồn thơ “được nuôi dưỡng bằng chất
liệu sống thực, tươi trẻ thở hết không khí mặt trận dữ dội và tự tin,…”. Bên
cạnh đó, qua việc phân tích một số bài thơ tiêu biểu của tập Vầng trăng quầng
lửa, Nhị Ca đã có ý kiến nhận xét về những thành công và những hạn chế khá
xác đáng. Bài viết của Nguyễn Văn Hạnh in trên báo Văn nghệ số 363 ra ngày
25/9/1970 nhận xét: “Thơ Phạm Tiến Duật là một hiện tượng rất đáng suy nghĩ”.
Nhìn chung các tác giả đều có cùng nhận định “Phạm Tiến Duật là một hiện
tượng lạ”.
Sau một thời gian lắng xuống, khoảng 10 năm lại đây, trên diễn đàn
Văn nghệ xuất hiện thêm một số bài phê bình của những nhà nghiên cứu trẻ về thơ
Phạm Tiến Duật và vị trí của ông càng được khẳng định.Trần Mạnh Hảo trong bài
viết "Phạm Tiến Duật, con đường ấy không mòn" in trên báo Văn nghệ số 18 ra
ngày 6/5/1995 nhận định: "Ông đã mang lại cho thơ Việt Nam một giọng điệu mới,
một hồn vía mới, một phong cách mới. Hơn thế nữa, ông đã mang vào cho thi ca
Việt Nam cả dãy Trường Sơn vĩ đại".
Trong “Văn học Việt Nam hiện đại – Tác giả, tác phẩm”, Lưu Khánh Thơ
tuyển chọn, (NXB ĐHSP, 2006), tác giả trần Đăng Xuyền với bài viết “Phong cách
thơ Phạm Tiến Duật” đã có những nhận xét về thơ ông như sau: “Thơ Phạm Tiến
Duật đưa người đọc đi vào giữa hiện thực của chiến tranh, đến những nơi gian khổ,
nóng bỏng, ác liệt nhất. Thơ anh đã phản ánh được một phần không khí khẩn
trương, dồn dập, khốc liệt, sôi động và hào hùng của những năm thang sôi sục đánh
Mỹ” [10, 43].


Còn ở “Nhà thơ Việt nam hiện đại”, nhiều tác giả (NXB KHXH, Hà Nội,
1984), cũng có những nhận xét xác đáng: “Phạm Tiến Duật không né tránh bất kỳ
loại chất liệu hiện thực nào, thơ anh không sợ sự thô ráp, bụi bặm, nó không cần
một thủ pháp mỹ lệ hóa nào, lại hăm hở và táo bạo. Phạm Tiến Duật cố ý chuyển
tất cả những hiện thực ông đã trải qua vào thơ. Thơ ông do vậy rất gắn bó với đời
sống” [8, 531].

Với công trình nghiên cứu “Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại”, tác giả Mã
Giang Lân (NXBGD, Hà Nội, 2000) lại nhận định: “Các nhà thơ trẻ từ thực tế
chiến tranh đã có nhiều tứ thơ độc đáo: Phạm Tiến Duật có “Vầng trăng và những
quầng lửa”…” [6, 342].
““Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, đáng yêu, có cái say sưa, khinh nhường
nguy hiểm mà không có chút gì là phưu lưu mạo hiểm” [6, 293].
“Lửa đèn đã mở rộng chí tưởng tượng, đã đào sâu, nhào nặn hiện thực, làm
nên tương lai” [6, 325].
Giáo trình “Văn học Việt nam hiện đại” (Tập 2) (Nguyễn Văn Long chủ
biên, NXB ĐHSP) cho rằng: “Thơ của Phạm Tiến Duật được coi như “Một bảo
tàng tươi sống” về Trường Sơn (Đỗ Trung Lai) trong những năm chống Mỹ” [7,
103].
Trong cuốn “Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại”, tác giả Hà
Minh Đức (NXB Giáo dục, 1998) lại viết: “Phạm Tiến Duật đã giữ lại cách nghĩ,
cách nói “văn xuôi” mộc mạc, nhưng lại chân thực, sinh động và sát đúng với đối
tượng miêu tả” [2, 31].
Tạp chí “Quân đội nhận dân”, tháng 12 năm 2007, nhà văn Nguyễn Văn
Thọ đã đánh giá về Phạm Tiến Duật: “Đọc thơ Phạm Tiến Duật người ta thẫy rõ
chân dung đa diện của con người Trường Sơn, từ những người coi kho đến công
binh, thanh niên xung phong, chiến sĩ cao xạ, những chiến sĩ lái xe,… Mọi thành
phần có mặt trên đường đều được Phạm Tiến Duật khắc họa bằng thơ, chính điều
đó đã làm tăng thêm sự lan tỏa của thơ anh” [2, 27].


Cuốn “Thơ ca cách mạng Việt Nam – giai đoạn 1945-1975” (Những tác
giả, tác phẩm dùng trong nhà trường) do hai tác giả Nguyễn Giao Cơ và Hồ Quốc
Nhạc tuyển chọn (NXB Đồng Nai) nhận xét như sau: “Tiếng thơ của người chiến sĩ
hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn cất lên hào hùng, trẻ tráng và hồn nhiên kỳ
lạ. Thơ Phạm Tiến Duât thể hiện hình ảnh thế hệ thanh niên trong cuộc chiến tranh
chống Mỹ qua từng hình tượng cô gái thanh niên xung phong, anh bộ đội trên tuyến

đường Trường Sơn…” [1, 139].
Hiện nay trên các báo điện tử cũng đăng một số bài viết của các nhà nghiên
cứu về thơ Phạm Tiến Duật như: Đặng Tiến (Đồng chí, Từ Núi Đôi đến Trường
Sơn), Nguyễn Văn Thọ (Phạm Tiến Duật – đấy là một con đường), Lê Thị Thanh
Bình (Nhà thơ Phạm Tiến Duật),…
2.2. Nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ
Nguyễn Văn Hạnh trong bài viết: “Vầng trăng quầng lửa - tập thơ đầu tay
của Phạm Tiến Duật” đã chỉ ra bản chất yếu tố ngôn ngữ khẩu ngữ trong thơ
Phạm Tiến Duật ở các phương diện: đề tài, giọng điệu – kết cấu hình thức, ngôn
ngữ,…
Tác giả Đỗ Trung Lai trong “Một chặng đường thơ Phạm Tiến Duật” đã nhận
xét về sự thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ đời thường trong thơ Phạm Tiến
Duật: “Trước Phạm Tiến Duật không phải chưa có người đưa những chi tiết thực
vào thơ. Nhưng có thể nói, chưa ai làm được một cách ồ ạt và thành công như
vậy…” [4, 523].
Tác giả Mã Giang Lân trong “Nhận xét ngôn ngữ thơ hiện đại Việt Nam” đã
có những nhận xét chung về ngôn ngữ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến
chống Mỹ trong đó có Phạm Tiến Duật như sau: “Đây là thời kỳ chuyển hóa giữa
cái cũ và cái mới. Khi thơ có tác dụng thiết thực tới cuộc sống, có ý thức gắn bó
chặt chẽ với cuộc sống của nhân dân thì ngôn ngữ thơ thực sự là ngôn ngữ của
nhân dân,…” [1, 17].
Tác giả Trần Đăng Xuyền trong “Phong cách thơ Phạm Tiến Duật” cũng đã
khảo sát, phân tích và làm nổi bật phong cách riêng của Phạm Tiến Duật và khẳng
định: “Phạm Tiến Duật là nhà thơ trẻ trong thời kỳ chống Mỹ tiêu biểu cho khuynh


hướng mở rộng cánh cửa nghệ thuật để ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày, ngôn ngữ xô
bồ của đời sống vào thơ” [4, 581].
Ngoài ra, có thể kể tới một số luận văn, khóa luận nghiên cứu về ngôn ngữ thơ
Phạm Tiến Duật:

Nguyễn Quang Đại, Hiệu quả sử dụng các yếu tố ngôn ngữ của phong cách
hội thoại trong thơ Phạm Tiến Duật, Khóa luận tốt nghiệp, trường ĐH Sư phạm Hà
Nội 2, 2007.
Nguyễn Thị Ngọc, Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật, Luận văn thạc sĩ
Ngôn ngữ học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2015
Nguyễn Hồng Thanh, Thơ Phạm Tiến Duật nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật,
Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, ĐH Sư phạm Hà Nội 2, 2015.
Nguyễn Thị Thung, Phong cách thơ Phạm Tiến Duật, Luận văn thạc sĩ, trường
ĐH Sư phạm, ĐH Thái Nguyên, 2008.
Trần Thị Vân, Đặc điểm nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật, Luận văn thạc sĩ
khoa học Ngữ văn, ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 2003.
Từ các bài viết trên có thể thấy thơ ca Phạm Tiến Duật đã được nhiều tác giả
nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở những
nhận xét khái quát hoặc minh họa. Một số khóa luận nghiên cứu sâu về tính khẩu
ngữ trong ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật ở góc độ từ, câu, kết cấu, mạch lạc...Việc
nghiên cứu về riêng điệp ngữ trong thơ Phạm Tiến Duật vẫn chưa được quan tâm.
Với đề tài “Biện pháp điệp ngữ trong thơ Phạm Tiến Duật”, chúng tôi hy vọng sẽ
góp thêm tiếng nói khẳng định hiệu quả nghệ thuật của biện pháp điệp ngữ nói
chung, đóng góp nghệ thuật của nhà thơ Phạm Tiến Duật nói riêng trên con đường
phát triển thơ ca Việt Nam hiện đại.


3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, tác giả khóa luận hướng đến một số mục đích:
- Góp thêm tiếng nói khẳng định những đóng góp và phong cách của nhà thơ
Phạm Tiến Duật - "ngọn lửa đèn" của một thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng
chiến chống Mỹ.
- Thấy được hiệu quả của biện pháp tu từ điệp ngữ trong việc biểu đạt tứ thơ,
góp phần khẳng định những giá trị thẩm mỹ cao cả và lâu bền của thơ trữ tình cách
mạng nói chung và thơ Phạm Tiến Duật nói riêng một cách cụ thể trong quá trình

đổi mới văn học.
- Góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy văn học và tiếng
Việt trong chương trình Ngữ văn phổ thông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài.
- Khảo sát, thống kê, phân loại, nhận xét các kiểu điệp từ ngữ trong thơ Phạm
Tiến Duật
- Vận dụng các phương pháp phân tích phong cách học để phân tích hiệu quả
tu từ của phép điệp từ ngữ trong thơ Phạm Tiến Duật, đồng thời rút ra những kết
luận cần thiết.
5. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp điệp ngữ trong thơ Phạm Tiến Duật.
6. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung khảo sát, thống kê việc sử dụng phép điệp ngữ
chủ yếu trong các tập thơ:
- Thơ một chặng đường, Nxb Hội nhà văn, 2014-2015
- Ở hai đầu núi, Nxb Hội nhà văn, 2014-2015
- Vầng trăng quầng lửa, Nxb Hội nhà văn, 2014-2015
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp thống kê, phân loại.
7.2. Phương pháp phân tích.


7.3. Phương pháp tổng hợp.
7.4. Phương pháp so sánh.
7.5. Phương pháp hệ thống.
8. Bố cục khóa luận
Mở đầu
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận

1.1.

Biện pháp điệp ngữ

1.2.

Nhà thơ Phạm Tiến Duật

Chương 2: Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại
Chương 3: Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp ngữ trong thơ Phạm Tiến Duật
3.1. Điệp ngữ với việc phản ánh hiện thực cuộc sống và con người trong
những năm kháng chiến
3.2. Điệp ngữ với việc thể hiện phong cách tác giả
Kết luận


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Biện pháp điệp ngữ
1.1.1. Định nghĩa
Tác giả Đinh Trọng Lạc trong “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng
Việt”, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1997, đã định nghĩa:
“Điệp ngữ (còn gọi là lặp) là lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích
nhấn mạnh ý, mở rộng nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những xúc cảm trong
lòng người đọc, người nghe”. [5, 93]
Định nghĩa cho thấy:
- Điệp ngữ là phép tu từ ngữ nghĩa.
- Điệp ngữ được các nhà sử dụng một cách có chủ định. Đó là việc sử
dụng các phương tiện ngôn ngữ theo hướng lặp lại từ hay cụm từ nhằm tạo hiệu
quả tu từ (nhấn mạnh nội dung thông báo, tạo nghĩa mới bất ngờ giàu màu sắc tu

từ học, tạo ra tính nhạc cho lời thơ, lời văn, đem lại thẩm mĩ cho

người đọc

người nghe).
1.1.2. Các kiểu điệp ngữ trong tiếng Việt
Kế thừa có bổ sung quan điểm phân loại các kiểu điệp từ ngữ của tác giả
Đinh Trọng Lạc, Cù Đình Tú (đã trình bày ở mục trước), chúng tôi chú ý đến
những kiểu điệp sau:
1.1.2.1. Điệp ngữ nối tiếp
Điệp ngữ nối tiếp là dạng điệp trong đó có những từ ngữ được lặp lại trực tiếp
đứng bên nhau, nhằm tạo nên ấn tượng mới mẻ, có tính chất tăng tiến. VD:
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới - mùa thu
tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.” (Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)
1.1.2.2. Điệp ngữ cách quãng


Điệp ngữ cách quãng là điệp ngữ trong đó những từ được lặp lại đứng
cách xa nhau nhằm gây một ấn tượng nổi bật và có tác dụng âm nhạc cao.
VD:
“Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.”
(Ca dao Việt Nam)

1.1.2.3. Điệp đầu
Điệp đầu là dạng điệp trong đó từ được lặp lại đứng ở đầu câu.
VD:
“Mai về Miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa, tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre, trung hiếu chốn này”.
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
1.1.2.4. Điệp đầu - cuối
Điệp đầu - cuối là kiểu điệp trong đó các từ được điệp đứng ở đầu và
cuối câu thơ, đoạn thơ hoặc bài thơ.
VD:
“Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa ... đã có bờ tre xanh”
(Tre xanh - Nguyễn Duy)
1.1.2.5. Điệp cuối - đầu
Điệp cuối - đầu là kiểu điệp trong đó các từ được điệp lại ở cuối câu
thơ trước và đầu câu thơ sau.


VD:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
( Cảnh khuya - Hồ Chí Minh )
1.1.2.6. Điệp hỗn hợp
Điệp hỗn hợp là kiểu điệp trong đó sử dụng nhiều cách điệp khác nhau
trong một đoạn văn bản.
VD:
“Làm trời trời phải có sao
Làm sông sông cứ dạt dào phù sa

Làm đất đất phải nở hoa
Làm tôi buồn cái người ta vẫn buồn.
Từ đâu mà nước có nguồn
Mà kim đã chỉ phải luồn vào nhau
Đã trầu là phải có cau
Từ đâu mà phải vàng thau rạch ròi
Đã cho thì không được đòi
Đã biển phải biết sông ngòi làm nên.”
(Về lại chốn xưa - Đồng Đức Bốn)
1.1.2.7. Điệp theo kiểu diễn đạt
Điệp theo kiểu diễn đạt là kiểu điệp nhằm diễn tả một dụng ý nào đó
của tác giả.
VD:
“Ước gì anh hóa ra hoa,
Để em nâng lấy rồi mà cài khăn
Ước gì anh hóa ra chăn,
Để cho em đắp, em lăn cùng giường.
Ước gì anh hóa ra gương
Để cho em cứ ngày thường em soi.”


(Ca dao)
1.1.2.8. Điệp vòng tròn
Điệp vòng tròn là một dạng điệp ngữ có tác dụng tu từ lớn. Chữ cuối
câu trước được láy lại thành chữ ở đầu câu sau và cứ thế làm cho câu văn, câu thơ
liền nhau như đợi sóng, diễn tả một cảm giác triền miên
VD:
“Thu về gọi gió heo may
Heo may lá đã vàng cây ngô đồng.
Ngô đồng thả lá theo sông

Sông ơi, có thấp thỏm mong thu về.”
(Biến tấu ca dao - Đỗ Bạch Mai)
1.1.3. Giá trị tu từ của điệp ngữ.
“Giá trị tu từ” (màu sắc tu từ, sắc thái tu từ) là khái niệm phong cách học
chỉ phần thông tin có tính chất bổ sung bên cạnh phần thông tin cơ bản của một
thực từ. Nói cách khác đó là khía cạnh biểu cảm - cảm xúc của ý nghĩa của từ
(diễn đạt những tình cảm, sự đánh giá những ý định), bên cạnh khía cạnh sự vật
lôgic của ý nghĩa [4, 57-58].
Theo tác giả Đinh Trọng Lạc, giá trị tu từ của điệp ngữ được thể hiện ở
một số phương diện sau.
- Nhờ biện pháp điệp ngữ, câu văn tăng tính nhạc, có tác dụng nhấn mạnh
một sắc thái ý nghĩa tình cảm, cảm xúc nào đó làm nổi bật những yếu tố ngôn ngữ
quan trọng; làm cho lời văn thêm sâu sắc, tha thiết, có sức thuyết phục mạnh.
VD: “Dưới bóng tre xanh của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ
kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh,
đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang”
(Tre Việt Nam – Thép Mới)
- Chức năng tu từ học của điệp ngữ được phát hiện ra trong mối quan hệ qua
lại với ngữ cảnh. Đó là việc gây ra một phản ứng trực tiếp có màu sắc biểu cảm -


cảm xúc ở phía người nghe (người đọc): ngạc nhiên, vui mừng, bực bội sợ hãi… khi
mà người nói nói ra.
VD:
“Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi?
Mái tóc em đây hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông”
(Người con gái Việt Nam - Tố Hữu)
Trong một phát ngôn nhất định, điệp ngữ thường được dùng như một phương

tiện tăng cường lôgic - cảm xúc nghĩa của phát ngôn.
- Trong văn nghệ thuật, điệp ngữ mới phát huy được đầy đủ khả năng
tu từ học của mình ở khả năng tạo hình, mô phỏng âm thanh, diễn tả những sắc thái
khác nhau của tính chất: vui mừng, ngạc nhiên, lo âu, bực tức...
1.2. Nhà thơ Phạm Tiến Duật
1.2.1.Cuộc đời và sự nghiệp
1.2.1.1. Cuộc đời
Phạm Tiến Duật sinh ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Cha ông là nhà giáo,
dạy chữ Hán và tiếng Pháp, còn mẹ làm ruộng, không biết chữ. Năm 1964 tốt
nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nhưng sau đó ông quyết định lên đường
nhập ngũ, ngừng lại nghề giáo của mình. Trong thời gian này, ông sống và
chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn. Đây cũng là thời gian ông sáng
tác rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng. Năm 1970, sau khi đạt giải Nhất cuộc thi thơ
báo Văn nghệ, Phạm Tiến Duật được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
Chiến tranh kết thúc, ông về làm việc tại Ban Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt
Nam. Ông sống ở Hà Nội, là Phó trưởng Ban Đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam.
Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước
về Văn học nghệ thuật năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật
năm 2012.


Ngày 19 tháng 11 năm 2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký lệnh
tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì cho nhà thơ Phạm Tiến Duật.
Ngày 4 tháng 12 năm 2007, vào khoảng 8:50, ông mất tại Bệnh viện Trung
ương Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư phổi.
1.2.1.2. Sự nghiệp
Ông đóng góp chủ yếu là tác phẩm thơ, phần lớn thơ được sáng tác
trong thời kỳ ông tham gia quân ngũ. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc
thành bài hát trong đó tiêu biểu nhất là “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”.
Những tập thơ chính:

Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970), nổi tiếng nhất với tác phẩm “Bài thơ về
tiểu đội xe không kính”
Ở hai đầu núi (thơ, 1981)
Vầng trăng và những quầng lửa (thơ,
1983) Thơ một chặng đường (tập tuyển,
1994) Nhóm lửa (thơ, 1996)
Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca, 1997)
Tuyển tập Phạm Tiến Duật (in xong đợt đầu ngày 17-11-2007, khi Phạm Tiến
Duật đang ốm nặng)
Ông được ca tụng là “con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại”, “cây săng lẻ
của rừng già”, “nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ”. Thơ ông thời chống Mỹ từng
được đánh giá là “có sức mạnh của một sư đoàn”.
1.2.2. Phong cách nghệ thuật
Thơ Phạm Tiến Duật vừa có chất trẻ trung, hóm hỉnh, tinh nghịch của tuổi
trẻ vừa có cái ngất ngưởng, ngang tàn, phóng túng của người lính. Một số bài thơ
của Phạm Tiến Duật có cái giọng điệu tranh luận say sưa, sôi nổi của tuổi trẻ
“không có kính không phải vì xe không có kính”, nhiều bài thơ có cái chất tinh
nghịch, hóm hỉnh rất có duyên (Tình yêu nói ở sông Đà). Cái giọng điệu “ngất
ngưởng”, ngang tàng trong những năm chống Mỹ hiện rõ theo cái nhịp lắc lư của
chiếc xe không kính (Bài thơ về tiểu đội xe không kính). Sau chiến tranh, giọng


điệu ấy ẩn mình trong những câu thơ: “Cửa vẫn cửa, tường vẫn tường, thế
thế…”(Tình yêu nói ở sông Đà).
Thơ Phạm Tiến Duật vừa tinh tế tài hoa trong cảm xúc, vừa giàu suy
tưởng liên tưởng, giàu sức gợi đem lại khoái cảm thẩm mỹ cho người đọc. Phạm
Tiến Duật là người tài hoa trong cảm xúc: “Cam Xã Đoài mọng nước - Giọt vàng
như mật ong - Bổ cam ngoài cửa trước - Hương bay vào nhà trong” (Mùa cam trên
đất Nghệ). Ông là người thông minh, có những phát hiện tinh tế (Cái cầu). Sự tinh
tế trong quan sát của Phạm Tiến Duật gắn liền với năng lực liên tưởng. Như trong

bài “Lửa đèn”: “Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu - Chạm đầu lưỡi chạm vào sức
nóng...” từ việc tác giả phát hiện chi tiết hình ảnh những trái cây như những ngọn
đèn, cùng với sức gợi của thơ đã nâng lên thành những khái quát sâu sắc, có sức
vang động sâu xa trong lòng người đọc: “Mạch đất ta dồi dào sức sống - Nên
nhành cây cũng thắp sáng quê hương.”
Thơ Phạm Tiến Duật thể hiện rất rõ khuynh hướng khám phá cái
đẹp của cuộc sống chiến trường, cái đẹp của cuộc sống sôi động. Thơ ông vẫn có
sức khái quát cao mặc dù giàu chi tiết “ngổn ngang”, đưa người đọc đi thẳng vào
giữa hiện thực của cuộc chiến tranh, đến những nơi gian khổ, nóng bỏng, ác liệt,
sôi động, dồn dập và hào hùng của những năm tháng sục sôi đánh Mỹ. Ông đã
được chứng kiến tận mắt cảnh trong đêm tối "tàn lá đầy trời như mưa tuyết màu
đen" (Những mảnh tàn lá). Cảnh "xe đi trong tầm bom rơi" giữa một vùng rừng
"ngổn ngang cây đổ", nhìn thấy "hố bom dày như lỗ hà ăn chân" ở ngã ba Đồng
Lộc. Ấy là nơi "Mười bẩy trận bom Mỹ dội một ngày" (Tiếng cười của đồng chí
coi kho), ấy là "nơi túi bom bay mù bụi đỏ" (Niềm tin có thật)... Tuy nhiên, thơ
ông cũng đã hoà nhập thực sự với những con người mang trong mình dòng máu
chủ nghĩa anh hùng cách mạng, giàu lòng lạc quan, tha thiết yêu đời, sống và chiến
đấu trên đường Trường Sơn.
Thơ Phạm Tiến Duật sử dụng nhiều ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày. Thơ như
lời nói vì sử dụng nhiều khẩu ngữ. Ngôn ngữ thơ bạo mà không thô, đẽo gọt mà
không uốn éo,… Trong một số bài có những từ nếu đứng riêng thì rất tục (Nhớ)


nhưng đọc lên vẫn không thấy ngượng ngùng vì ông biết đưa vào đúng lúc, biết
dùng những chữ “thanh” nuôi chữ “thô” .

*Tiểu kết:
Trong chương này, chúng tôi đã đi tìm hiểu những tiền đề lý thuyết liên quan
đến đề tài, làm cơ sở cho việc khảo sát điệp ngữ trong thơ của Phạm Tiến Duật. Về
biện pháp điệp ngữ, chúng tôi tìm hiểu về khái niệm, các kiểu điệp ngữ, giá trị tu từ

của điệp ngữ. Về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Phạm Tiến Duật,
chúng tôi tìm hiểu những đóng góp mới mẻ của tác giả cho nền văn học Việt Nam
đương thời. Đặc biệt chúng tôi cũng quan tâm nghiên cứu những quan điểm, cách
nhìn nhận của ông về con người và cuộc sống. Điều này đã góp phần tạo nên phong
cách, cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn. Đây cũng chính là những cơ sở lí luận
để chúng tôi nghiên cứu đề tài này.


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT, THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI
2.1. Kết quả khảo sát thống kê, phân loại
Chúng tôi tiến hành khảo sát 97 bài thơ của Phạm Tiến Duật được tập hợp
trong “Phạm Tiến Duật, Thơ một chặng đường, Ở hai đầu núi, Vầng trăng quầng
lửa” (Nxb Hội nhà văn, 2014-2015) và một số bài thơ khác. Có thể thấy, mặc dù
các bài thơ có dung lượng dài ngắn khác nhau, nội dung khác nhau, nhưng biện
pháp tu từ điệp ngữ xuất hiện ở hầu hết các bài thơ thuộc đối tượng khảo sát.
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi thống kê được 504 trường hợp nhà thơ sử dụng
phép tu từ điệp ngữ. Có thể khái quát việc sử dụng điệp ngữ của Phạm Tiến Duật
qua bảng thống kê sau:
Kiểu loại điệp

Số phiếu

Tỉ lệ phần tram

Điệp liên tiếp

20

4%


Điệp cách quãng

331

65%

Điệp đầu

82

17%

Điệp đầu – cuối

8

1.5%

Điệp cuối – đầu

5

1%

Điệp nhan đề

35

7%


Điệp hỗn hợp

23

5.5%

Tổng cộng

504

100%

2.2. Miêu tả
2.2.1. Điệp liên tiếp
Trong 504 trường hợp Phạm Tiến Duật sử dụng điệp ngữ đã thống kê, điệp
liên tiếp được sử dụng trong 20 trường hợp (chiếm 4%). Cả 20 trường hợp đều là
kiểu loại điệp liên tiếp không biến đổi.
VD:
“Để gió cuốn đi rồi tình nhớ với tình xa
Tất cả cạn dần chỉ còn mơ ước


×