Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Hình tượng tác giả trong nhật ký chiến tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.78 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

PHẠM MINH NGUYỆT

HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ
TRONG NHẬT KÝ CHIẾN TRANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học

HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

PHẠM MINH NGUYỆT

HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ
TRONG NHẬT KÝ CHIẾN TRANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Người hướng dẫn khoa học

ThS. HOÀNG THỊ DUYÊN

HÀ NỘI, 2018




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp
đỡ tận tình của cô giáo - Thạc sĩ Hoàng Thị Duyên. Em xin chân thành cảm
ơn cô.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong tổ bộ môn Lý luận
văn học, Khoa Ngữ văn, Phòng Quản lý khoa học – Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu.
Mặc dù có nhiều cố gắng song với trình độ kiến thức còn hạn chế của
người viết, khóa luận chắc chắn không thoát khỏi những thiếu xót. Tôi rất
mong nhận được sự sự góp chân thành của thầy cô và các bạn sinh viên để bài
khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !

Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Tác giả

Phạm Minh Nguyệt


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong khóa luận này là kết
quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo
Hoàng Thị Duyên. Những nội dung này không trùng với sự nghiên cứu của
tác giả khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên


Phạm Minh Nguyệt


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................7
6. Dự kiến đóng góp của khóa luận.............................................................................8
7. Cấu trúc của khóa luận............................................................................................8
NỘI DUNG .................................................................................................................9
Chương 1 .....................................................................................................................9
NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ VÀ THỂ LOẠI
NHẬT KÝ VĂN HỌC................................................................................................9
1.1. Những vấn đề khái quát về hình tượng tác giả ....................................................9
1.1.1. Khái niệm tác giả và hình tượng tác giả............................................................9
1.1.1.1. Tác giả ............................................................................................................9
1.1.1.2. Hình tượng tác giả........................................................................................10
1.1.2. Vai trò hình tượng tác giả trong tác phẩm nhật ký .........................................12
1.2. Khái quát chung về thể loại nhật ký...................................................................16
1.2.1. Khái niệm thể loại nhật ký ..............................................................................16
1.2.2. Đặc điểm thể loại nhật ký................................................................................17
1.2.3. Phân loại nhật ký.............................................................................................20
Tiểu kết chương I ......................................................................................................22
Chương 2 ...................................................................................................................23
HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ TRONG NHẬT KÝ CHIẾN TRANH...........................23
2.1. Hình tượng tác giả là chiến sĩ với lí tưởng yêu nước.........................................24
2.1.1. Người lính cách mạng .....................................................................................24

2.1.2. Người công dân yêu nước ...............................................................................31
2.2. Hình tượng tác giả là nhà văn ............................................................................35


2.2.1.Nhà văn suy nghiệm về triết lý cuộc sống .......................................................35
2.2.2. Nhà thơ có tâm hồn lãng mạn .........................................................................38
2.2.3. Người nghệ sĩ rung động trước thiên nhiên ....................................................41
2.3. Hình tượng tác giả là con người trong đời thường giản dị ................................43
2.3.1.Hình tượng tác giả trong tình yêu đôi lứa ........................................................43
2.3.2.Hình tượng tác giả là người con trong gia đình ...............................................45
2.3.3. Hình tượng tác giả trong các mối quan hệ xã hội khác...................................48
Tiểu kết chương 2......................................................................................................50
Chương 3 ...................................................................................................................51
THỦ PHÁP XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ TRONG NHẬT KÝ CHIẾN
TRANH .....................................................................................................................51
3.1. Thủ pháp độc thoại nội tâm...............................................................................51
3.2. Thủ pháp phân thân ...........................................................................................53
3.3. Thủ pháp sử dụng ngôn từ ................................................................................55
3.3.1. Ngôn từ quy ước..............................................................................................55
3.3.2. Ngôn từ theo đặc trưng cá nhân ......................................................................56
3.3.3. Ngôn từ theo các kiểu câu ...............................................................................57
Tiểu kết chương 3......................................................................................................59
KẾT LUẬN ...............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nhật ký là một tiểu loại thuộc hình ký, thể loại văn học mang những
giá trị văn học nhất định. Tuy nhiên số lượng các tác phẩm nhật ký được xuất

bản ở Việt Nam và trên thế giới vẫn còn ít, sự quan tâm của độc giả và giới
nghiên cứu cũng chưa sâu rộng. So với các loại hình khác của thể ký như hồi
ký, du ký, bút ký, ký sự, phóng sự,… thì nhật ký trước nay ít được mọi người
chú ý tới. Cho nên hệ thống lí thuyết thể loại về nhật ký vẫn chưa hoàn thiện
và cần bù đắp thêm. Đề tài khóa luận “Hình tượng tác giả trong nhật ký chiến
tranh” nghiên cứu tìm hiểu về hình tượng tác giả nhằm làm rõ hơn về thể loại
nhật ký.
1.2. Sự hiện diện của nhật ký trong mỗi một thời kỳ hoàn cảnh lịch sử
đều đóng một vai trò quan trọng nhất định. Đặc biệt ở Việt Nam có khá hiều
nhật ký chiến tranh đã được xuất bản và gây tiếng vang, gây sự quan tâm chú
ý lớn từ phía độc giả trong và ngoài nước. Các tác phẩm nhật ký dù thời chiến
hay thời bình đều có sự gắn bó sâu sắc với cuộc đời và tư tưởng của tác giả.
Một tác phẩm văn học khi đã được đón nhận từ phía độc giả sẽ có đời sống
riêng của nó và không phụ thuộc vào tác giả. Nhưng nhật ký do có đặc trưng
riêng so với các tác phẩm văn học thể loại khác, việc tìm hiểu về tác giả và tác
phẩm nhật ký phải gắn liền với nhau. Cho nên khóa luận được thực hiện do
mong muốn tìm hiểu tác giả dưới góc độ là hình tượng thuộc lý luận văn học,
gắn bó sâu sắc với nội dung tác phẩm.
1.3. Thể loại nhật ký nói chung và đặc biệt là nhật ký chiến tranh đã
đóng góp cho văn học trở nên đầy đặn về tính đa dạng của các thể loại. Thời
gian, không gian nghệ thuật trong tác phẩm và thời gian, không gian thực rất
gần nhau và thậm chí trùng khớp. Nhật ký là thể loại khắc họa chân thực nhất
1


hoàn cảnh hiện thực mà tác giả đã sống với muôn mặt của thế giới tâm tư, lí
tưởng, quan niệm một cách sống động và thầm kín nhất. Tất cả các sự kiện
đều được nhìn qua lăng kính chủ quan của người viết. Cho nên để tìm hiểu về
nhật ký, một trong những điều rất quan trọng là cần thiết phải tìm hiểu về
hình tượng tác giả trong nhật ký.

Việc tìm hiểu về hình tượng tác giả trong nhật ký vừa có ý nghĩa đóng
góp cho cơ sở lí luận về đặc trưng thể loại vừa tìm ra thêm giá trị của nhật ký
trong văn học và thực tiễn.
2. Lịch sử vấn đề
2.1.

Về thể loại nhật ký
Kể từ sau sự xuất hiện của những tác giả nhật ký gây sự chú ý lớn cho

độc giả, thể loại nhật ký ngày càng được tìm hiểu nhiều hơn dù rằng xét cả
mặt giá trị và số lượng nhật ký đều đi sau các thể loại văn chương khác. Nhật
ký được định nghĩa là một thể loại của văn học, trong “Từ điển thuật ngữ
văn học” của tập thể tác giả Trần Đình Sử – Lê Bá Hán – Nguyễn Khắc Phi
đã xác định nhật ký là “Một thể loại thuộc hình ký” [25,200]. Còn theo các tác
giả như Lại Nguyên Ân, Nguyễn Đăng Na, Hoàng Ngọc Hiến thì nhật ký
cũng được coi như một tiểu loại của thể ký. Như vậy nhật kí đã được các nhà
ghiên cứu chính thức đưa vào thể ký, một thể loại thuộc văn học.
Khi đi sâu tìm hiểu bản chất của nhật ký, tác giả Nguyễn Thị Việt Nga
đã nêu định nghĩa về nhật ký trong luận văn thạc sĩ “Đặc điểm thể loại nhật
ký qua một số nhật ký chiến trường” rằng: “ Là một tiểu loại nằm trong
loại hình ký văn văn học, nhật ký vừa mang những đặc điểm chung cơ bản
của ký, vừa có những đặc trưng riêng…Nhật ký là thể loại đặc biệt trong loại
hình ký bởi nó ghi chép một cách trung thực những sự kiện, sự việc có thật,
xảy ra với người viết hàng ngày, những tâm sự sâu kín của người viết không
thể thổ lộ cùng ai; ghi chép không hướng đến người đọc nào mà chỉ để cho

2


mình, để lưu giữ những kỉ niệm của bản thân. Nhật ký là những ghi chép thời

hiện tại, với lời kể luôn luôn ở ngôi thứ nhất, mang tính trung thực cao độ và
tính cá nhân đậm nét. Chính điều này tạo nên đặc trưng của nhật ký, khu biệt
nó với các thể loại khác của loại hình ký” [23,21].
Ngoài ra trong Lý luận văn học (tập 2) khi phân loại kí văn học có nêu
định nghĩa về nhật ký: “Nhật ký là thể loại mang tính chất riêng tư, đời
thường nhiều nhất… Nhật ký ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc theo ngày
tháng, có thể liên tục, nhưng cũng có thể ngắt quãng” [26;379]. Tác giả Trần
Đình Sử đã nêu định nghĩa kèm theo một số đặc điểm nhật ký tuy nhiên vẫn
còn khá sơ lược, khái quát để hỗ trợ cho việc phân loại ký văn học nên chưa
đi sâu chứng minh, phân tích về riêng thể loại này.
Như vậy theo sự nghiên cứu tìm hiểu về định nghĩa và đặc điểm của nhật
ký, là một thể loại văn học được khu biệt với phóng sự, tùy bút, ký sự, hồi kí,
… cũng là những tiểu loại thuộc ký.
2.2.

Về nhật ký chiến tranh
Cả văn chương và báo chí đều có sự ảnh hưởng bởi hoàn cảnh hiện thực

nhất là vào thời chiến. Từ đó nhật ký chiến tranh trở thành kho tư liệu quý báu
cho văn học để tìm hiểu về con người thời bấy giờ và cả những trang sử hào
hùng của dân tộc. Nói đến nhật ký văn học, độc giả chủ yếu biết nhiều về nhật
ký chiến tranh, còn những tác phẩm nhật ký văn học có giá trị nhưng không
phải nhật ký chiến tranh số lượng khá ít. Vì số lượng tác phẩm khá lớn và có
giá trị về nội dung nên nhật ký chiến tranh được nghiên cứu như các tác phẩm
văn học. Đây là mảnh đất mới mẻ cho các đề tài báo chí, luận văn. Đã có rất
nhiều luận văn, bài báo tìm hiểu nghiên cứu về nhật ký chiến tranh. Từ đó
người ta thấy được các giá trị của nhật ký chiến tranh. Bởi thế mà vai trò và vị
trí của nhật ký chiến tranh ngày một được nâng cao. Các tác phẩm thuộc thể
loại này được xem trọng và chú ý nhiều hơn.


3


Nhật ký chiến tranh được chú ý quan tâm qua các chương trình hoặc bài
viết giới thiệu sách. Các cuốn nhật ký ngày càng được xuất bản nhiều cả ở
Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Nhiều cuốn nhật ký sau khi công bố
và xuất bản đã gây chấn động mạng mẽ tới công chúng độc giả. Nhật ký của
Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc đã trở nên quá quen thuộc với người
dân Việt Nam, đại diện cho di bút quý báu của thế hệ thanh niên cộng sản một
thời oanh liệt. Sau đó rất nhiều cuốn nhật ký khác cũng được công bố rộng rãi
và nhận được sự quan tâm. Chỉ kể riêng trên Báo Tuổi trẻ trong năm 2005 đã
có không biết bao nhiêu bài viết rất hay đã khắc họa rõ nét, sống động hình
ảnh tác giả Đặng Thùy Trâm bằng những đánh giá và cảm nhận rất sâu sắc.
Đó là các bài viết Có một người con gái tuổi hai mươi , Ngọn lửa Thùy Trâm
của tác giả Nguyên Ngọc. Hay bài Khi thấu hiểu nhật ký của Thùy Trâm sẽ
không còn chiến tranh của tác giả Hoàng Hồng. Ngoài ra còn có bài viết của
Đặng Kim Trâm Có một người con gái tuổi hai mươi: chị là tất cả của chúng
ta.Trên Báo Sài Gòn giải phóng nhà báo Nguyên Ngọc cũng có bài Những
rung chuyển từ cách sống Thùy Trâm.Sự chú ý của các tác giả viết về Đặng
Thùy Trâm không chỉ dừng lại ở nội dung cuốn nhật ký mà còn đả động nhiều
tới con người đã viết nên cuốn nhật ký ấy. Qua đó mà ta có nhiều tư liệu hình
thành nên một hình dung đẹp đẽ và khác vẹn toàn về hình tượng tác giả cụ thể
này.
Nhiều cuốn nhật ký chiến tranh đã cùng tạo nên một hệ thống mạng lưới
hiện thực thời chiến dưới nhiều góc độ, nhiều cái nhìn cá nhân được bộc lộ.
Một số tác giả đã tìm hiểu thông qua việc khảo sát các cuốn nhật ký ấy như
khóa luận Kết cấu nhật ký văn học (Thông qua khảo sát ba cuốn nhật ký chiến
tranh) của Vũ Thị Thu Hoài. Hay bài báo cáo khoa học của Viện Văn học
năm 2008 của tác giả Tôn Phương Lan Nguồn tư liệu văn học đáng quý qua
nhật ký chiến tranh.Trên Báo Thanh niên cũng có bài viết của Thanh Thảo


4


suy nghĩ về nhật ký Chu Cẩm Phong, bài báo mang tên Đọc Nhật ký chiến
tranh: Một tác phẩm kì lạ. Như vậy nhật ký chiến tranh đã và đang dần tham
gia nhiều hơn vào việc nghiên cứu văn học.
2.3.

Về hình tượng tác giả trong nhật ký chiến tranh
Một số bài nghiên cứu có nhắc đến tác giả trong nhật ký. Đôi khi tác giả

nhật ký được kể tới trên phương diện người kể chuyện hay cái tôi trần thuật.
Ví dụ luận văn Người trần thuật trong nhật ký văn học ở Việt Nam giai đoạn
1945 – 1975 của sinh viên Nguyễn Thị Hồng. Còn tác giả Nguyễn Thị Việt
Nga trong tiểu mục Những con người giáp mặt với cái chết có đề cập đến
hình tượng tác giả khi viết về thế giới tình cảm của chính tác giả nhật ký giữa
hoàn cảnh khói lửa chiến tranh. Lúc này tác giả nhật ký hiện lên là hình tượng
con người thời chiến, nói chi tiết hơn hình tượng tác giả lúc này là “Những
người lính ra trận bằng tình yêu đặc biệt với quê hương đất nước nên đã ghi
lại được trong nhật ký của mình biết bao sự thật khốc liệt, đau lòng về tổ
quốc trong những năm tháng bom đạn ngút trời” [23;46]. Tuy nhiên ở bất kì
cuốn nhạt ký nào người viết cũng ghi chép lại muôn mặt đời thường của mình
với nhiều vai trò, vị trí trách nhiệm khác nhau, không chỉ là trách nhiệm của
người lính.
Ngoài ra một số tác giả cụ thể đã được nghiên cứu kĩ lưỡng ở tác phẩm
cụ thể ví dụ Đặng Thùy Trâm hay Nguyễn Văn Thạc, Nguyễn Huy Tưởng.
Đặc biệt như hình tượng tác giả Đặng Thùy Trâm có thể xem là một trong các
tác giả được tìm hiểu với số lượng lớn nhất dưới nhiều hình thức từ phim tài
liệu, báo chí đến chuyên luận, luận án. Tuy nhiên đó là những tìm hiểu có

phạm vi chưa bao quát về biểu hiện của riêng tác giả cụ thể ở con người, nhân
cách, tư tưởng chứ chưa đi vào bao quát về hình tượng dưới lý thuyết lý luận
văn học. Nếu đi sâu vào bao quát về hình tượng tác giả nói chung trong nhật
ký chiến tranh thì chưa có bài hoàn chỉnh. Cho nên với khóa luận này chúng

5


tôi chủ yếu đi vào tìm hiểu chú trọng về hình tượng tác giả thông qua khảo sát
các tác phẩm nhật ký, đặc biệt là nhật ký chiến trường.
3. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu đề tài “Hình tượng tác giả trong nhật ký chiến
tranh” nhằm làm sáng tỏ hơn về đặc trưng thể loại nhật ký và hình tượng tác
giả. Chúng tôi tìm hiểu biểu hiện cụ thể của thể loại nhật ký thông qua các tác
phẩm nhật ký văn học. Đồng thời đề tài này nghiên cứu với mục đích phát
hiện những biểu hiện của hình tượng tượng tác giả nhật ký ở những tác phẩm
nhật ký chiến tranh cụ thể.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khóa luận này chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu về
phương diện hình tượng tác giả. Từ đó xây dựng kiến thức lý luận về hình
tượng tác giả trong nhật ký đặc biệt là nhật ký chiến tranh Việt Nam gia đoạn
1945 - 1975 thông qua nội dung, nghệ thuật và lịch sử sáng tác của các tác
phẩm nhật ký tiêu biểu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận khảo sát các cuốn nhật ký chiến tranh của các tác giả Việt
Nam giai đoạn những năm 1945 - 1975, ngoài ra còn tìm hiểu so sánh đối
chiếu thêm các cuốn nhật ký nước ngoài và các nhật ký có nội dung không
viết về chiến tranh để làm nổi bật thêm hình tượng tác giả trong nhật ký, cũng
như làm nổi bật ý nghĩa về thể loại và ý nghĩa xã hội. Số lượng tác phẩm nhật

ký khá phong phú đa dạng cho nên trong phạm vi nghiên cứu khóa luận này
chúng tôi tiến hành khảo sát chủ yếu đối với các tác phẩm sau:
1. Nhật ký Đặng Thùy Trâm
2. Mãi mãi tuổi hai mươi (Nhật ký Nguyễn Văn Thạc)
3. Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng (tập 1, 2, 3)

6


4. Nhật ký chiến tranh (Chu Cẩm Phong)
5. Nhật ký Lê Anh Xuân (Ca Lê Hiến)
6. Nhật ký Dương Thị Xuân Quý
7. B Trọc (Phạm Việt Long)
8. Nhật ký dọc đường lưu diễn (Nguyễn Ngọc Bạch)
9. Nhật ký nhà giáo vượt Trường Sơn (Võ Tề)
10. Tài hoa ra trận (Hoàng Thượng Lân)
11. Nhật ký vùng cao (Tô Hoài)
12. Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn (Nguyễn Thi)
13. Nhật ký Vũ Tú Nam
5. Phương pháp nghiên cứu
Khi triển khai đề tài này, chúng tôi đã vẫn dụng các phương pháp nghiên
cứu cơ bản sau:
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Tìm hiểu những biểu hiện của hình tượng tác giả trong nhật ký thông qua
nhật ký chiến trường, chúng tôi thống kê lại đặc điểm về nội dung và hình
thức thể hiện của từng tác phẩm, sau đó tiến hành phân loại rồi khái quát
chung những đặc điểm của hình tượng tác giả.
5.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích
Phương pháp này được vận dụng để nghiên cứu tìm hiêu, lí giải cắt
nghĩa về đặc điểm và các dạng biểu hiện của hình tượng tác giả trong nhật ký

đặc biệt là trong các tác phẩm chiến trường.
5.3. Phương pháp so sánh đối chiếu
Trong suốt quá trình tìm hiểu về hình tượng tác giả thông qua các tác
phẩm nhật ký chiến trường, phương pháp này được vận dụng để so sánh và
đối chiếu giữa nhật ký chiến trường với các tác phẩm nhật ký đời thường,

7


giữa nhật ký Việt Nam và nhật ký các nước khác. Từ sự khác biệt đó ta thấy
được hình tượng tác giả được biểu hiện toàn vẹn tối đa có thể.
6. Dự kiến đóng góp của khóa luận
Với đề tài Hình tượng tác giả trong nhật ký chiến tranh, chúng tôi mong
muốn khóa luận sẽ góp một phần về mặt lý luận cho thể loại nhật ký nói
chung và nhật ký chiến tranh nói riêng. Cụ thể đó là những lý thuyết về hình
tượng tác giả trong nhật ký chiến tranh.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận gồm có ba chương.
Chương 1: Những vấn đề khái quát về hình tượng tác giả và thể loại
nhật ký văn học
Chương 2: Hình tượng tác giả trong nhật ký chiến tranh
Chương 3: Thủ pháp xây dựng hình tượng tác giả trong nhật ký chiến
tranh

8


NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ

VÀ THỂ LOẠI NHẬT KÝ VĂN HỌC
Sau nhiều công trình nghiên cứu về ký nói chung và nhật ký nói riêng,
có thể coi nhật ký là một thể loại văn học chuyên về ghi chép hiện thực, hay
nhật ký là tiểu loại thuộc hình ký văn học. Cho nên nhật ký không chỉ có
những đặc trưng chung cơ bản của ký mà còn có những đặc trưng riêng.
Trong đó về khía cạnh người viết, tác giả viết nên nhật ký trong quá trình thể
hiện những nội dung ghi chép của mình đã đồng thời khắc họa nên hình tượng
tác giả trong tác phẩm ấy. Cũng giống như bản thân thể loại, hình tượng tác
giả vừa mang đặc điểm chung của hình tượng tác giả văn học vừa có những
nét khác biệt do tính chất của thể loại quy định. Tác giả thông thường vẫn là
một phần thông tin quan trọng khi người đọc tìm hiểu tác phẩm từ con người,
tính cách, tư tưởng đến hoàn cảnh trực tiếp mà tác giả sáng tác. Nhưng có
nhiều phương diện để nghiên cứu về tác giả, không chỉ dưới khía cạnh xã hội
học, mà ngoài ra tác giả đã được xem như một hình tượng của tác phẩm. Tức
là tác giả được xem như một khái niệm văn học, một đối tượng tham gia vào
tác phẩm văn học thông qua một phương tiện nào đó.
1.1. Những vấn đề khái quát về hình tượng tác giả
1.1.1. Khái niệm tác giả và hình tượng tác giả
1.1.1.1. Tác giả
Xét về khái niệm tác giả tức là xem xét dưới phạm trù xã hội học – pháp
lý. Như Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học đã đưa ra rằng:
“Tác giả là người sản xuất các sản phẩm của sáng tạo trí tuệ…. Tác giả văn
học là người làm ra tác phẩm nghệ thuật ngôn từ: bài thơ, bài báo, quyển
sách, vở kịch…; tên tác giả (tên thật hoặc bút banh) được nêu cùng tên tác

9


phẩm” [19;358]. Như vậy nếu nói riêng trong văn chương, tác giả là một con
người xã hội sáng tác nên tác phẩm văn học. Sản phẩm văn học ấy là “đứa

con tinh thần” của người sáng tác ra nó. Giữa tác giả và tác phẩm có mối quan
hệ chặt chẽ, biện chứng, tác động qua lại với nhau. Điều đáng chú ý tác giả
tạo nên tác phẩm nhưng là thành phần nằm ngoài tác phẩm.
Tác giả bao giờ cũng để lại dấu ấn lên tác phẩm của mình thông qua nội
dung, ý nghĩa tư tưởng hoặc hình thức thể hiện; tên tuổi của họ sẽ gắn liền với
tác phẩm của họ. Đặc biệt tác giả viết nhật ký càng gắn bó sâu sắc với tác
phẩm. Bởi lẽ đặc điểm của nhật ký vốn đã khác biệt so với các thể loại khác.
Người viết nhật ký viết ra với mục đích viết cho riêng mình đọc trước tiên,
ghi lại một cách chân thực những điều từ nhỏ nhặt đến lớn lao trong đời họ
sống mà không hề hư cấu.
1.1.1.2. Hình tượng tác giả
Xét về khái niệm hình tượng tức là xem xét dưới phạm trù văn học –
nghệ thuật. Khi hình ảnh trở thành hình tượng tức là hình ảnh ấy mang tính
nghệ thuật cao, có tính bao quát và đại diện cho rất nhiều đối tượng có chung
đặc điểm, tính chất. Tuy nhiên hình tượng tác giả không thuộc phạm vi của
hình tượng nghệ thuật.
Cũng trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân có tìm hiểu cụ
thể một mục về Hình tượng tác giả. Ở đây người viết đã chỉ ra sự tham gia và
biểu hiện của tác giả trong các thể loại từ kịch đến tự sự, trữ tình dựa trên quá
trình phát triển của văn học. Hình tượng tác giả biểu hiện trong văn học dân
gian tuy “vô danh” nhưng “đã có thể cảm thấy một ý chí duy nhất” [19;180]
rồi sau này hình tượng tác giả xuất hiện bằng cách để lại dấu ấn cá nhân ở lớp
ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm. Người viết khẳng định rằng “tác giả với
tư cách người sáng tạo vẫn nằm ngoài tác phẩm, vẫn không phải là một trong
những thành tố của tác phẩm, vẫn nằm ngoài hệ thống các mối liên hệ nghệ
10


thuật”[19;181]. Tác giả được xem xét dưới góc độ cong nười xã hội, còn hình
tượng tác giả lại biểu hiện cho con người ấy, có dấu ấn để lại trong tác phẩm.

“Hình tượng tác giả là cái được biểu hiện ra trong tác phẩm một cách
đặc biệt (…) nhà văn biểu hiện nguyên tắc cảm nhận của mình về thế giới,
cách thức suy nghĩ của mình và ngôn ngữ, cách diễn đạt của mình. Và nguyên
tắc cảm nhận đó trở thành trung tâm tổ chức tác phẩm, tạo thanh sự thống
nhất nội tại của tác phẩm, và đó cũng là sự thống nhất của tác phẩm về mặt
phong cách học” [27;212],
“Vấn đề hình tượng tác giả không chỉ là sự phản ánh tác giả vào tác
phẩm, thể hiện sự tương quan giữa con người sáng tạo ra văn học và văn học,
mà còn là vấn đề của cấu trúc nghệ thuật, sự thể hiện của chủ thể” [27;213].
Như vậy hình tượng tác giả là hình tượng người sáng tác để lại dấu ấn
của mình trong tác phẩm, hình tượng tác giả biểu thị cái tôi trần thuật trong
tác phẩm một cách gián tiếp thông qua “ý chí, tình cảm” hoặc qua tư tưởng
quan điểm trong tác phẩm. Đồng thời hình tượng tác giả trong văn học dẫu
nằm ngoài các thành tố văn học của tác phẩm nhưng vẫn luôn có sự liên kết
mật thiết, thậm chí tương đồng tối đa với chính tác giả - người đã viết nên tác
phẩm ấy (dưới phương diện là con người xã hội).
Khi phân tích nghiên cứu về các bình diện của hình tượng tác giả trong
Dẫn luận thi pháp học văn học, Gs.Trần Đình Sử cũng đã nêu ra kết luận:
“Tóm lại, cái nhìn, giọng điệu và sự tự thể hiện là ba yếu tố cơ bản tạo thành
hình tượng tác giả trong thế giới nghệt thuật của họ mà người đọc luôn luôn
bắt gặp trong quá trình giao tiếp, thưởng thức” [27;224]. Như vậy dù ở thể
loại nào thì hình tượng tác giả đều hiển hiện theo một cách thức nào đó, trực
tiếp hoặc gián tiếp mà người đọc luôn luôn nhận ra. Dựa vào ba yếu tố này, có
thể thấy hình tượng tác giả trong nhật ký là biểu hiện rõ nhất trong tất cả các

11


thể loại, vì chính ưu thế trong việc thể hiện hình tượng tác giả là do đặc điểm
thể loại nhật ký.

1.1.2. Vai trò hình tượng tác giả trong tác phẩm nhật ký
Vai trò tác giả đã được đề cập trong Dẫn luận thi pháp học văn học:
“Vai trò, chức năng của tác giả do đặc trưng của ý thức nghệ thuật của thời
đại quy định”[27;201]. Gs. Trần Đình Sử đã phân tích phạm trù tác giả trong
lịch sử văn học, ở mỗi thời đại văn học, sự tồn tại của tác giả được thể hiện
bằng nhiều cách khác nhau. Hình tượng tác giả trong nhật ký hoàn toàn khác
so với các tác phẩm thuộc thể loại khác. Trong tự sự, kịch hoặc trữ tình, tác
giả chỉ xuất hiện gián tiếp thông qua một phương tiện ngôn ngữ nào đó.
Thông thường về mặt lý luận ta người ta không đồng nhất tác giả và nhân vật
trong tác phẩm. Trong thơ hoặc văn xuôi, tác giả không được phép đồng nhất
với nhân vật dù đó là nhân vật trữ tình trực tiếp bộc lộ tâm tư tình cảm hay
nhân vật kể chuyện ngôi thứ nhất xưng “tôi”. Bởi vì nhân vật chỉ là cái tôi
nhập vai của tác giả mà thôi.
Còn trong nhật ký, tác giả không chỉ là người sáng tác trên phương diện
xã hội học mà đã thật sự thâm nhập vào trong tác phẩm. Hình tượng tác giả
không còn tách biệt với người trần thuật hay một cái tôi hư cấu nào đó. Hình
tượng tác giả hoàn toàn có thể đồng nhất với cái tôi được thể hiện trong tác
phẩm nhật ký thông qua người kể ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”, “ta”, “mình”,…
trong tác phẩm nhật ký. Tác giả nhật ký không hư cấu mà bộc lộ cái tôi một
cách trực tiếp chân thực với chính con người thật, con người xã hội học –
pháp lí. Bởi thế nên ta có thể tìm hiểu hình tượng tác giả thông qua việc tìm
hiểu từ chính người trần thuật, hay còn là nhân vật chính của cuốn nhật ký ấy.
Từ đặc điểm khác biệt ấy của hình tượng tác giả trong nhật ký, có thể
thấy hình tượng tác giả đã đóng vai trò tối quan trọng cho các tác phẩm nhật
ký.
12


Hình tượng tác giả cung cấp thông tin từ trong chính nội dung của cuốn
nhật ký. Trước tiên là thông tin người viết, hình tượng tác giả giúp xác định

cho ta một cách rõ ràng cụ thể và chi tiết nhất về người sáng tác ra cuốn nhật
ký ấy. Lượng thông tin mà nội dung tác phẩm nhật ký mang lại còn nhiều và
đầy đủ vượt lên trên cả bộ hồ sơ hay lí lịch trích ngang của tác giả. Hơn cả
thông tin bề nổi bên ngoài, nó mang theo thế giới nội tâm của tác giả. Và nếu
đó là nhật ký của một người lính viết trong thời gian sống nơi lửa đạn thì nó
xem như di chúc, kỉ vật, là cả cuộc đời để lại. Hình tượng tác giả thể hiện
chính con người thật nhất, sau kín nhất của người viết từ tính cách, tư tưởng,
suy nghĩ, thái độ, tình cảm đến gia đình, quê hương, học vấn,… Từ đó những
giá trị vẻ đẹp mà hình tượng tác giả mang lại còn có khả năng tác động tích
cực mạnh mẽ đến tâm lý, đời sống của người đọc. Ví dụ như những tác phẩm
nhật ký thời chiến luôn phảng phất hình ảnh kiên cường bất khuất, yêu nước
thương đồng bào của những người lính, từ đó có khả năng khích lệ, cổ vũ
chiến đấu. Hình tượng tác giả trong nhật ký chiến tranh có khả năng truyền
nguồn năng lượng tinh thần về tình người, tình đồng đội, tình mẫu tử, tình
bạn, tình yêu tác động vào tâm tư nhận thức của rất nhiều người khác khi nhật
ký được công bố vì một lý do nào đó.
Tiếp theo là vô vàn thông tin quý giá về hiện thực lịch sử. Hình tượng
tác giả mang đến kho tư liệu dồi dào chân thực cập nhật liên tục những gì
nóng hổi nhất. Nhưng cái chân thực ở nhật ký không giống chân thực của báo
chí hay phóng sự vì mục đích chủ yếu của nhật ký không phải là tin tức mà là
suy nghĩ, cảm nhận của tác giả về những điều xảy đến với cuộc đời mình, về
những con người xuất hiện trong cuộc đòi mình. Bởi thế tác giả đưa ra lời
đánh giá nhận xét về thực tại là lời của một người trong cuộc, không chỉ chân
thực mà còn thực tâm thực lòng. Hình tượng tác giả trở thành người nhận tin
và truyền tin, đưa đến những thông tin nóng hổi sát thực tế nhất so với thời
13


điểm bấy giờ, còn nếu so với thời đại sau thì đó là nguồn thông tin lịch sử tư
liệu vô cùng xác đáng, giá trị.

Giáo trình Lý luận văn học có nhận định rằng “Hình tượng tác giả trong
nhật ký văn học là hình tượng mang tầm khái quát tư tưởng – thẩm mĩ lớn
lao”[26;379]. Quả đúng như vậy hình tượng tác giả không bị bó hẹp ở một
con người, một suy nghĩ, tư tưởng nhất định nào đó của riêng cá nhân người
viết mà còn đại diện cho cả một thế hệ, cả một lớp người và cả thời đại. Nhiều
khi ta cảm nhận được trong những cái nhìn chủ quan của các tác giả có sự
tương đồng. Nhiều khi họ có tư tưởng suy nghĩ vô cùng giống nhau. Không
chỉ thế còn gặp phải những hoàn cảnh khá tương tự nhau. Sự trùng lặp này
không hẳn trùng hợp mà phải do một nguyên nhân nào đó quy định. Xem xét
nền móng chung của các nhật ký chiến tranh thì họ có cùng chung một hoàn
cảnh lịch sử thời chiến, cùng sống chung bầu không khí tư tưởng cách mạng
cộng sản, thậm chí nhiều tác giả còn cùng lứa tuổi và giai tầng. Như nhật ký
của Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Hoàng Thượng Lân những thanh
niên tuổi hai mươi đã trở nên quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Họ đại
diện cho cả một thế hệ ghi lại tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của những người
thanh niên trí thức yêu nước một thời oanh liệt. Những thanh niên ấy đã góp
phần tạo nên ngọn lửa của phong trào yêu nước, hòa chung và tinh thần chung
của công cuộc giải phóng cứu quốc. Ta bắt gặp niềm hân hoan khi được đứng
vào hàng ngũ của Đảng, niềm thương nhớ khi nghĩ về gia đình thân yêu, niềm
cảm kích đau đớn khi chứng kiến đồng đội hi sinh. Tất cả trái tim như cùng
chung nhịp đập. Để rồi kể cả khi đã hi sinh, nhật ký của những con người này
sẽ trở thành di bút lưu dấu ấn muôn đời sau với nét thông minh, kiên cường,
chân thực, mộc mạc và ấm tình đến thế.
Hình tượng tác giả có khả năng trợ giúp đắc lực việc gợi mở nội dung và
giá trị nghệ thuật cho người đọc khi tiếp cận các tác phẩm nhật ký. Khi đọc
14


bất kì tác phẩm nhật ký nào người ta đều phải tìm hiểu về cuộc đời người đã
viết nên nó và cả hoàn cảnh sáng tác tạo nên tác phẩm như thế nào. Vì lí do ấy

cho nên ở tất cả các cuốn nhật ký đều có phần giới thiệu rất dài về tác giả,
phần phụ lục, phụ chú, thậm chí nhà xuất bản in thêm nhiều ảnh tư liệu về tác
giả để minh họa thêm. Ngoài ra có cả phần mở rộng sau khi nhật ký dừng lại
đã xảy ra những điều gì với tác giả trong trường hợp người sáng tác ấy đã tử
nạn vì chiến tranh. Các yêu tố ấy đưa đến thông tin trọn vẹn đầy đủ về tác giả
để cho độc giả có thể hiểu hơn về con người này. Muốn cảm nhận đúng thì
trước hết phải hiểu cho đúng. Cũng như quy luật tâm lý muốn thương mến
một người phải thấu hiểu được cái hay cái đẹp của người ấy. Khi có đủ mọi
thông tin về người viết nhật ký chiến tranh rồi người ta có thể có sự hình dung
bao quát bên ngoài tác phẩm. Tuy nhiên thông tin nằm ngoài tác phẩm chỉ
mang tính hỗ trợ còn điều cốt yếu phải tìm ở những gì hình tượng tác giả gợi
mở trong tác phẩm. Độc giả đồng cảm với cô gái nhỏ bé Dương Thị Xuân
Quý bởi qua lời văn người ta thấy được một con người nỗ lực vượt lên trên cả
sức cố gắng vốn có, tinh thần vượt lên chính mình để chiến thắng khó khăn
cái đói, cái rét, cái thầm kín, và cái chết luôn kề bên. Còn nhật ký của Hoàng
Thượng Lân quả không sai khi đặt tên là Tài hoa ra trận bởi độc giả nhận ra
hình tượng người lính đầy chất thơ với rất nhiều bài thơ tự sáng tác và bài thơ
của đồng đội vì mến lời thơ hay mà chép vào nhật ký riêng. Hoàng Thượng
Lân ghi chép nhật ký dưới nhiều hình thức đa dạng, đôi khi là thơ đôi khi
giống như truyện ngắn, tiểu thuyết hay cả lời ghi chú, hoặc tổng kết báo cáo.
Vì nhật ký viết cho chính mình và lại trong hoàn cảnh chiến tranh, thời gian
chiến sự không báo trước, người lính chỉ có thể tranh thủ lúc giải lao để viết,
cho nên hình thức của nhật ký chiến tranh phong phú đa dạng, linh hoạt,
không bị những quy tắc về sáng tác gò ép vào khuôn mẫu. Từ đó mà tác giả
thể hiện được nhật ký của mình theo cách thức riêng thoải mái nhất có thể. Từ
15


đó hình tượng tác giả càng có điều kiện bộc lộ rõ nét thông qua phần nội dung
và hình thức của nhật ký.

1.2. Khái quát chung về thể loại nhật ký
1.2.1. Khái niệm thể loại nhật ký
Nhật ký là khái niệm đã được định nghĩa trong một số từ điển thuật ngữ
văn học, giáo trình và các công trình nghiên cứu về nhật ký. Điển hình là
trong “Từ điển thuật ngữ văn học” của tập thể tác giả Trần Đình Sử – Lê Bá
Hán – Nguyễn Khắc Phi đã nêu lên định nghĩa nhật ký như sau: “Một thể
loại thuộc hình ký. Nhật ký là hình thức tự sự ở ngôi thứ nhất được thực hiện
dưới dạng những ghi chép hàng ngày theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện
của đời sống mà tác giả hoặc nhân vật chính là người trực tiếp tham gia hay
chứng kiến, khác với hồi ký, nhật ký thường chỉ ghi lại những sự kiện, những
cảm nghĩ vừa mới xảy ra chưa lâu” [22,200]. Còn theo các tác giả như Lại
Nguyên Ân định nghĩa về nhật ký trong 150 thuật ngữ văn học rằng: “Nhật
ký là loại văn ghi chép sinh hoạt thường ngày. Trong văn học, nhật ký là hình
thức trần thuật từ ngôi thứ nhất số ít, dưới dạng những ghi chép hàng ngày có
đánh số ngày tháng” [19;307]. Các tác giả trên đều xem xét nhật ký là thể
loại thuộc văn học và trong khái niệm đã có sự khu biệt nhật ký với các thể
loại khác.
Tựu trung lại trong khóa luận này, chúng tôi định nghĩa về nhật ký như
sau: Nhật ký là một thể loại văn học thuộc thể ký, ghi chép lại một cách trung
thực những sự kiện hàng ngày, những sự việc có thật, xảy ra trong thời hiện
tại xung quanh người viết. Ngoài các sự việc, nội dung nhật ký ghi lại những
tâm sự sâu kín của tác giả nhưng không hướng đến người đọc mà chỉ viết để
cho riêng mình, để lưu giữ những kỉ niệm của bản thân với lời kể luôn luôn ở
ngôi thứ nhất.

16


1.2.2. Đặc điểm thể loại nhật ký
Về đặc điểm thể loại nhật ký, tác giả Trần Đình Sử có đưa ra trong Giáo

trình Lý luận văn học (tập 2) như sau: “Đặc điểm lời văn của nhật ký là sự
ngắn gọn, tự nhiên, bởi vì đó là lời nói bên trong, là tiếng nói nội tâm về
những sự việc riêng tư, những tâm sự thầm kín, ý nghĩ thành thực, nên thường
kết hợp linh hoạt tự sự và trữ tình. Một tập nhật ký có phẩm chất văn học khi
thể hiện được một thế giới tâm hồn, khi qua những việc và tâm tình của cá
nhân tác giả giúp người đọc nhìn thấy những vấn đề xã hội trọng
đại”[26;379]. Đây cũng chính là những đặc điểm nhận diện về nhật ký văn
học. Ngoài việc nêu ra các đặc điểm này tác giả còn đưa ra lưu ý, để phân biệt
nhật ký và các tác phẩm văn học không thuộc thể lọa nhật ký nhưng có nhan
đề liên quan như Nhật ký trong tù (Nguyễn Ái Quốc) hay Nhật ký người điên
(Lỗ Tấn) . Phải dựa vào thực chất nội dung để xác định chính xác bản chất thể
loại.
Khái niệm nhật ký đã quy định các đặc điểm cơ bản của thể loại này.
Trước tiên nhật ký mang tính chất trung thực cao. Nhật ký không cần hư cấu,
không cần cốt truyện. Các sự kiện, sự việc trong tác phẩm nhật ký đều là sự
việc có thật xảy ra trong đời sống mà tác giả trải nghiệm hay cũng là chính
tâm tư tình cảm thật của tác giả trong đời sống ấy. Đặc điểm này của nhật ký
giống với đặc điểm của thể ký nói chung. Tức là nội dung được viết trong
nhật kí rất chân thật, chân thành và đáng tin cậy với những người thật việc
thật được mắt thấy tai nghe nên có giá trị tư liệu. Nhưng điểm khác biệt ở
nhật ký so với các thể loại khác thuộc ký là các sự việc diễn ra đực ghi chép
lại một cách tỉ mỉ và không hề có chọn lọc, nó hiện thân cho những suy nghĩ
đến tự nhiên. Sự thật có phần khá lộn xộn này chứng tỏ tác giả không ngụy
tạo hay bịa tạc, hư cấu sự việc. Đối với các tác phẩm viết trong giai đoạn lịch
sử quan trọng, hay viết khi tác giả sống trong hoàn cảnh đặc biệt, thì sự kiện

17


nóng hổi ghi trong tác phẩm ấy có khả năng tác động mạnh mẽ đến công

chúng sau khi tác phẩm được công bố vì chính sự thật được phơi bày quá
chân thực không giấu diếm. Người đọc sẽ trải nghiệm hiện thực ấy bằng cái
nhìn của người trong cuộc.
Đặc điểm thứ hai của nhật ký là tính riêng tư. Nhật ký là thể loại có tính
riêng tư cá nhân cao nhất trong các thể loại văn học. Nói về đặc trưng này,
Gs. Trần Đình Sử có bài viết Thể loại nhật ký tong đời sống và trong văn học
với một số phân tích như sau: “Nhật kí viết cho mình, không cho người khác
biết, do đó là văn bản có thể chứa nhiều bí mật tiêng tư nhất của con người
cá nhân cụ thể. Tình yêu, lòng ham muốn, sự ghen ghét, nỗi sợ hãi, những
tính nết nào đó do hình thức văn học riêng tư mà được tự do bộc bạch, không
che giấu. Nhật kí mang tính chất tự bạch”[27]. Bởi nhật ký được tác giả viết
về mình, viết cho riêng mình, không có mục đích hướng đến độc giả. Trong
nhật ký, các ghi chép chứa nội dung là thế giới tâm hồn với những suy nghĩ
riêng tư, tâm tình cá nhân người viết. Trong nhật ký tác giả có thể lưu giữ lại
nhiều tâm sự thầm kín không thể thổ lộ cùng ai. Nhật ký mang quan điểm
riêng của cá nhân người viết về con người, sự kiện, vấn đề trong cuộc sống.
Mỗi tác phẩm lại mang những dấu ấn riêng của tác giả ấy. Người viết nhật ký
tự nói chuyện với chính mình, giãi bày cho chính mình và không hề có ý định
phát hành, công bố. Trước khi đến với nhà xuất bản vì một lý do nào đó,, tác
phẩm nhật ký hoàn toàn bảo mật. Vì nhật ký mang tính riêng tư nên hiện thực
khách quan mà tác giả viết trong đó cũng vừa có sự chủ quan. Mọi sự việc
đều được nhận thức, đánh giá qua ý kiến chủ quan của cá nhân tác giả.
Từ tính trung thực và riêng tư dẫn đến đặc điểm tiếp theo của nhật ký đó
là hình thức linh hoạt. Ngôn ngữ trong nhật ký là lời nói nội tâm nên nhật ký
có khả năng kết hợp cao giữa hai yếu tố tự sự và trữ tình. Từ đó tác phẩm vừa
chứa nhiều sự việc chân thực sống động vừa giàu cảm xúc Khi đọc nhật ký

18



đôi khi độc giả sẽ cảm nhận tác phẩm ấy có lời văn giống với tiểu thuyết,
truyện ngắn hoặc có kết hợp với thơ ca. Bản thân tác giả khi viết cũng có sự
sáng tạo độc đáo trong nhật ký từ giọng điệu, ngữ liệu, thủ pháp nghệ thuật
hoặc cách đặt câu,… Việc viết lại nhật kí còn kích thích tác động vào tư duy,
suy tưởng, chiêm nghiệm của người viết. Nhiều khi viết nhật ký còn là tốc kí
trên đường hành quân nếu tác giả là người lính nên sự ngẫu hứng, mau lẹ
khiến cách ghi chép sẽ có phần mới lạ. Vì tác giả viết về chính mình, cho
riêng mình qua cái nhìn của mình nên lời văn của tác giả nhật ký được trình
bày một cách đa dạng, tự do và ngẫu hứng.
Nhưng sự linh hoạt ấy không có nghĩa là nhật ký không có quy phạm.
Như tính quy phạm mà tác giả Trần Đình Sử đã phân tích rất hợp lý: “Nếu coi
là quy phạm thì nhật kí là thể loại trần thuật, tự sự theo ngôi thứ nhất. Người
viết có thể xưng tôi hay mình, hay không xưng gì mà vẫn là ngôi thứ nhất. Nó
không thể tự sự theo “ngôi thứ ba”. Quy phạm thứ hai là ghi theo ngày, có
thể liên tục ngày nào cũng ghi, có thể cách quảng, nhưng bao giờ cũng ghi
ngày tháng năm vào trang viết. Nếu bỏ ghi ngày, tháng, bỏ ngôi thứ nhất thì
sẽ không có nhật kí nữa. Ngày tháng, địa điểm, sự việc, cái tôi là tọa độ của
sự thật nhật kí”[27]. Nhật ký mang đặc điểm tiếp theo đó là cái tôi trong tác
phẩm nhật ký biểu hiện cho hình tượng tác giả. Đúng như thầy Trần Đình Sử
nhận định, nhật ký bao giờ cũng trần thuật ở ngôi thứ nhất, dùng đại từ xưng
hô “tôi”, “ta”, “mình”, “anh”,… và thậm chí nếu câu văn không có chủ ngữ
thì mặc nhiên câu ấy có chủ ngữ ngôi thứ nhất, ám chỉ chính tác giả. Nhật ký
khác biệt với các thể loại tự sự khác như truyện ngắn, tiểu thuyết,… ở chỗ
người trần thuật cũng chính là cái tôi trực tiếp của tác giả. Hình tượng tác giả
hiện hữu phảng phất qua cái tôi trong tác phẩm nhật ký. Cọng với việc nhật
ký phải tuân thủ nguyên tắc tuyến tính, ghi theo ngày tháng được xác định cụ
thể, có thể xê dịch hay ngắt quãng những thời gian sự kiện cách quãng không
19



×