Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Tín hiệu thẩm mĩ mưa, nắng, gió trong ca dao việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.11 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
***********

TRIỆU THỊ HUẾ

TÍN HIỆU THẨM MĨ MƯA, NẮNG, GIÓ
TRONG CA DAO VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
***********

TRIỆU THỊ HUẾ

TÍN HIỆU THẨM MĨ MƯA, NẮNG, GIÓ
TRONG CA DAO VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Người hướng dẫn khoa học
TS. LÊ THỊ THÙY VINH

HÀ NỘI - 2018



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ,
động viên, khích lệ của thầy cô cũng như bạn bè, người thân.
Trước tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Thùy
Vinh
- người thầy đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em hoàn thành tốt khóa luận
này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Khoa Ngữ
văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã truyền đạt kiến thức và tạo điều
kiện học tập cho em trong suốt thời gian em học ở trường.
Nhân đây em cũng xin phép gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn
giúp đỡ động viên và tạo điều kiện tốt để em hoàn thành khóa luận.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng khóa luận này không tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2018
Tác giả khóa luận

Triệu Thị Huế


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận Tín hiệu thẩm mĩ mưa, nắng, gió trong ca
dao Việt Nam là công trình nghiên cứu của riêng tôi dựa trên sự góp ý của
giáo viên hướng dẫn. các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong
khóa luận này là xác thực, chưa từng được công bố ở bất kì công trình nào
khác.
Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2018
Tác giả khóa luận

Triệu Thị Huế



BẢNG VIẾT TẮT
THTM

: Tín hiệu thẩm mĩ

CBH

: Cái biểu hiện

CĐBH

: Cái được biểu hiện


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 1
3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
7. Bố cục......................................................................................................... 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................... 6
1.1. Tín hiệu, tín hiệu ngôn ngữ..................................................................... 6
1.1.1. Tín hiệu ............................................................................................. 6
1.1.2. Tín hiệu ngôn ngữ ............................................................................. 8

1.2. Tín hiệu thẩm mĩ ................................................................................... 10
1.2.1. Khái niệm ........................................................................................ 10
1.2.2. Các dạng thức của tín hiệu thẩm mĩ............................................... 11
1.2.3. Nguồn gốc của tín hiệu thẩm mĩ ..................................................... 13
1.2.4. Phương thức xây dựng tín hiệu thẩm mĩ......................................... 16
1.2.5. Một số tính chất cơ bản của tín hiệu thẩm mĩ ................................ 18
1.3. Vài nét về ca dao và ngôn ngữ ca dao .................................................. 27
Chương 2: KHẢO SÁT TÍN HIỆU THẨM MĨ MƯA, NẮNG, GIÓ
TRONG CA DAO VIỆT NAM ...................................................................... 30
2.1. Tín hiệu mưa ......................................................................................... 30
2.1.1. Kết quả thống kê ............................................................................. 30
2.1.2. Giá trị biểu trưng của THTM mưa trong ca dao............................ 32


2.2. Tín hiệu thẩm mĩ nắng .......................................................................... 36
2.2.1. Kết quả thống kê ............................................................................. 36
2.2.2. Ý nghĩa biểu trưng của THTM nắng trong ca dao Việt Nam ......... 38
2.3. Tín hiệu thẩm mĩ gió............................................................................. 40
2.3.1. Kết quả thống kê ............................................................................. 40
2.3.2. Ý nghĩa biểu trưng của tín hiệu gió trong ca dao........................... 42
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tín hiệu thẩm mĩ (THTM) là một vấn đề lí luận mang tính liên
ngành. Đây là một thuật ngữ có thể dùng trong nhiều bộ môn nghệ thuật
khác nhau nhưng quen thuộc hơn cả là người ta thường nói đến THTM như
sự thể hiện của những tín hiệu ngôn ngữ đặt trong mối quan hệ với các tác

phẩm văn chương.
Trong các tác phẩm văn chương, tín hiệu thẩm mĩ chính là tín hiệu
ngôn ngữ được chuyển hóa để mang một ý nghĩa thẩm mĩ mới. Nó vừa là
phương tiện vừa là mục đích của tác phẩm văn học. Hệ thống ý nghĩa của
tín hiệu thẩm mĩ sẽ góp phần cấu thành giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn
học - ca dao, một thể loại văn học dân gian.
1.2. Ca dao ra đời từ rất sớm và lưu truyền cho đến ngày nay. Ngay từ
lúc lọt lòng, ca dao đã thấm vào tâm hồn mỗi chúng ta qua lời ru của bà, câu
hát của mẹ. Những thăng trầm của cuộc đời, những giá trị văn hóa dân tộc đều
được phản ánh trong ca dao. Chẳng thế Hồ Chủ tịch đã từng nói “Ca dao, dân
ca là những viên ngọc quý”. Cho đến ngày nay ca dao vẫn còn là một mảnh
đất màu mỡ cho những sáng tạo, tìm tòi trên cả lĩnh vực văn học và văn hóa.
Với ý nghĩa đó, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu Tín hiệu thẩm mĩ
mưa, nắng, gió trong ca dao Việt Nam với mong muốn góp phần làm rõ nét
hơn về sự phong phú, đa dạng của ca dao dân tộc từ góc độ ngôn ngữ học.
Đồng thời chúng tôi hy vọng sẽ tìm ra đúng những từ khóa để đi vào giải mã
thế giới nghệ thuật của ca dao.
2. Lịch sử vấn đề
Khái niệm THTM ra đời gắn với khuynh hướng cấu trúc trong nghiên
cứu mỹ học và nghệ thuật những năm giữa thế kỷ XX, được đưa vào nước ta
từ những năm 70 qua các bản dịch công trình của Iu. A. Philipiep, M. B.

1


Khrapchenco, các nghiên cứu của Hoàng Trinh, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Lai,
Trần Đình Sử… Cho đến nay, vấn đề về THTM đang được quan tâm và việc
tiếp cận tác phẩm văn học bằng cách nghiên cứu THTM trở nên phổ biến hơn.
Các luận án, luận văn triển khai theo hướng ngôn ngữ học khi đi vào
phân tích THTM trong tác phẩm văn học đã xuất hiện nhưng không nhiều.

Với luận án “Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mĩ - không gian
trong ca dao” (1995), tác giả Trương Thị Nhàn đã vận dụng những phương
pháp và kiến thức ngôn ngữ học hiện đại vào nghiên cứu một phương diện
của văn học - phương diện THTM, góp phần đưa ngôn ngữ học vào nghiên
cứu văn học và xử lý THTM trong văn học; đồng thời, luận án cũng tiến hành
nghiên cứu thi pháp ca dao cũng như đưa ra cách tiếp cận mới đối với ca dao.
Trong luận văn “Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ tình Xuân Quỳnh” (1990),
tác giả Lê Thị Tuyết Hạnh đã ứng dụng phương pháp nghiên cứu ngữ nghĩa
học vào việc phát hiện và khẳng định giá trị của một số THTM có tần số xuất
hiện cao trong thơ tình Xuân Quỳnh, từ đó góp cơ sở cho việc tìm hiểu những
đặc sắc và sáng tạo về nội dung cũng như nghệ thuật của phong cách thơ
Xuân Quỳnh. Gần đây nhất là các luận văn sau đại học “Khảo sát một số tín
hiệu thẩm mĩ tiêu biểu thuộc trường nghĩa tự nhiên trong thơ Xuân Diệu và
Hàn Mặc Tử trước Cách mạng tháng Tám” (2008) của Phùng Thị Cảnh
Trang, luận văn “Tìm hiểu tín hiệu thẩm mĩ hoa trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du trên ba bình diện: kết học, nghĩa học, dụng học” (2008) của
Nguyễn Ngọc Bích… Các tác giả luận văn đã sử dụng phương pháp phân tích
ngữ cảnh tu từ để làm sáng rõ giá trị của các THTM được khảo sát.
Nhiều công trình đã vận dụng khái niệm “biểu trưng”, “biểu tượng” để
nghiên cứu ngôn ngữ tác phẩm văn học, song thực chất đó cũng là nghiên cứu
về THTM. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Điệp trong luận án “Biểu tượng nghệ
thuật trong ca dao truyền thống người Việt” (2002) đã tiến hành phân loại,


miêu tả và tìm hiểu hệ thống biểu tượng nghệ thuật trong ca dao từ nhiều
phương diện như: nguồn gốc và con đường hình thành biểu tượng, sự vận
động của biểu tượng trong từng chỉnh thể đơn vị hoặc nhóm đơn vị ca dao.
Tác giả Nguyễn Thị Ngân Hoa trong luận án “Sự phát triển ý nghĩa của hệ
biểu tượng trang phục trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam” (2005) đã phân
loại và phân tích sự phát triển ý nghĩa của hệ biểu tượng trang phục trong

các giai đoạn thơ ca khác nhau dưới ánh sáng của lý thuyết về biểu tượng.
Đó là những công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc và đạt được nhiều
thành tựu.
Nhiều công trình nghiên cứu thơ ca dân gian cũng đã sử dụng các khái
niệm THTM, biểu trưng, biểu tượng. Vấn đề nghiên cứu biểu tượng trong ca
dao và một số biểu tượng con cò, con bống… đã được nhà nghiên cứu Vũ
Ngọc Phan chú ý ngay từ khi ông công bố lần đầu tuyển tập “Tục ngữ, ca
dao, dân ca Việt Nam” của mình. Sau đó, Cao Huy Đỉnh, Phan Đăng Nhật,
Hà Công Tài, Trương Thị Nhàn, Nguyễn Xuân Kính, Mai Ngọc Chừ, Phạm
Thị Thu Yến… cũng đã có các bài nghiên cứu về biểu tượng, biểu trưng,
THTM trong thơ ca dân gian ở những góc độ khác nhau. Hà Công Tài đi sâu
khảo sát biểu tượng “trăng” trong ca dao. Nguyễn Xuân Kính chỉ ra đặc sắc
riêng của một số biểu tượng ca dao trong tương quan với văn học viết.Với
“Lối đối đáp trong ca dao trữ tình”, tác giả Cao Huy Đỉnh đã đề cập đến các
cặp tín hiệu như: “trúc - mai”, “mận - đào”, “thuyền - bến”… Từ đó, tác giả
chỉ ra nét độc đáo, thú vị trong ca dao chính là ở lối đối đáp, trò chuyện giữa
hai người…
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã tiếp cận tác phẩm văn học nói
chung và thơ ca dân gian nói riêng dưới ánh sáng lý thuyết của ngôn ngữ học
như: lý thuyết về tín hiệu, lý thuyết về hệ thống, lý thuyết về biểu tượng,
trường nghĩa…và đã có những đóng góp nhất định. Trong bối cảnh của sự


gặp gỡ, giao thoa giữa hai ngành nghiên cứu ngôn ngữ và văn học, chúng tôi
lựa chọn một đề tài nghiên cứu ngôn ngữ học liên quan đến văn học “Tín hiệu
thẩm mĩ mưa nắng gió trong ca dao Việt Nam”.Tiếp thu thành tựu của những
công trình đã công bố, đồng thời để tránh trùng lặp với người đi trước, khóa
luận tập trung vào một số THTM chưa được khai thác hoặc mới chỉ được nói
đến một cách sơ lược. Đó là các tín hiệu thuộc trường nghĩa tự nhiên: mưa,
nắng, gió.

3. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận tiến hành nghiên cứu một số THTM tiêu biểu thuộc trường
nghĩa tự nhiên trong ca dao Việt Nam (mưa, nắng, gió) nhằm phát hiện những
ý nghĩa biểu trưng trong cách sử dụng THTM của thơ ca dân gian.Từ đó thấy
được vai trò của những tín hiệu đó trong đời sống vật chất và tinh thần của
dân tộc Việt Nam. Đồng thời khẳng định những đóng góp của thơ ca dân gian
trong việc lưu giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân
tộc.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, nguời viết đã đặt ra và thực hiện
những nhiệm vụ chính dưới đây:
- Khảo sát một cách có hệ thống về tần số xuất hiện của các tín hiệu
thuộc trường nghĩa tự nhiên (mưa, nắng , gió). Các tín hiệu này tạo thành bức
tranh thiên nhiên phong phú và sinh động trong ca dao Việt Nam.
- Khảo sát và phân tích các biến thể của các THTM “mưa, nắng, gió”
theo các dạng biến thể khác nhau.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là một số THTM tiêu biểu trong
ca dao Việt Nam: mưa, nắng, gió.
- Phạm vi nghiên cứu: Nguồn tư liệu mà chúng tôi chọn để khảo sát là 2


cuốn ca dao: Ca dao Việt Nam 1945-1975 - Nguyễn Nghĩa Dân sưu tầm,
nghiên cứu, tuyển chọn. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2010, cuốn này tập
hợp những bài ca dao sau Cách mạng tháng Tám (kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ) và cuốn Ca dao Việt Nam - Giáo sư Đinh Gia Khánh chủ biên,
Nguyễn Xuân Kính - Phan Hồng Sơn biên soạn, Nhà xuất bản văn học, 1983,
cuốn này tập hợp những bài ca dao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Sở dĩ chúng tôi chọn 2 cuốn này vì đây là một công trình tiêu biểu và được
đánh giá cao. Đồng thời chúng tôi cũng thu thập thêm tư liệu từ một số tuyển

tập ca dao khác.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, miêu tả ngôn ngữ
Phương pháp phân tích, miêu tả ngôn ngữ là phương pháp được chúng
tôi sử dụng chủ yếu trong khóa luận này. Trên cơ sở những tư liệu được thu
thập và xử lý, trên nền tảng những con số được thống kê và phân tích, chúng
tôi đưa ra những nhận xét mang tính khái quát về vấn đề cần nghiên cứu.
- Phương pháp thông kê
Phương pháp thống kê là phương pháp chúng tôi dùng để thống kê, phân
loại các tín hiệu để được tần số xuất hiện của các tín hiệu, sắp xếp chúng vào
các nhóm tín hiệu có chung đặc điểm.
- Phương pháp phân tích ngữ cảnh
Phương pháp phân tích ngữ cảnh được chúng tôi dùng kết hợp với các
yếu tố giao tiếp để khai thác các tầng nghĩa biếu trưng của tín hiệu.
7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận,danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ
lục, khóa luận được cấu trúc gồm hai chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Khảo sát tín hiệu mưa, nắng, gió trong ca dao Việt Nam


NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tín hiệu, tín hiệu ngôn ngữ
1.1.1. Tín hiệu
Có nhiều định nghĩa khác nhau về tín hiệu, liên quan đến những cách
hiểu rộng hẹp khác nhau của các tác giả. Trong cuốn “Cơ sở ngữ nghĩa học từ
vựng”, Đỗ Hữu Châu đã nêu ra định nghĩa TH của P. Guiraud: “Một tín
hiệu… là một kích thích mà tác động của nó đến cơ thể gợi ra hình ảnh ký ức
của một kích thích khác”. Còn A. Schaff lại định nghĩa THTM theo nghĩa

hẹp:“Một sự vật vật chất hay thuộc tính của nó, một hiện tượng thực tế sẽ trở
thành tín hiệu nếu như trong quá trình giao tiếp nó được các nhân vật giao
tiếp sử dụng trong khuôn khổ của một ngôn ngữ để truyền đạt một tư tưởng
nào đó về thực tế, tức về thế giới bên ngoài hay về những cảm thụ nội tâm”.
Định nghĩa của A. Schaff hẹp ở chỗ chỉ thừa nhận những sự vật hiện
tượng là tín hiệu khi nó được sử dụng có ý thức trong phạm vi một hệ thống
có tư cách như một ngôn ngữ để trao đổi tư tưởng, tình cảm giữa người với
người, còn những tín hiệu giao tiếp không ý thức của động vật không được
thừa nhận là tín hiệu. Quan niệm của P. Guiraud về tín hiệu rộng hơn vì nó
bao hàm cả những tín hiệu hẹp, những tín hiệu nhận biết đối với thế giới sinh
vật, cả những tín hiệu giao tiếp có tính chất bản năng của loài vật. Theo cách
hiểu này, tất cả những hình thức vật chất có khả năng gợi ra những hình ảnh
đều được coi là tín hiệu, không phân biệt nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo, có
chức năng giao tiếp hay phi giao tiếp… Một đám mây với khả năng gợi ra
hình ảnh về cơn mưa trong nhận thức của con người. Một giọng nói “tự nói
lên” những đặc điểm về quê quán, về tuổi tác, nghề nghiệp, trạng thái tâm
sinh lý… của người nói trong sự nhận thức của người nghe. Một câu hỏi


nhưng chính là một lời tỏ tình của ca dao: “Tre non đủ lá đan sàng được
chăng?”. Một con thuyền trong ý nghĩa của “người đi” mà ca dao vẫn thường
nhắc đến… Các nhà nghiên cứu lý thuyết về thông tin gọi đó là những yếu tố
mang tin. Các nhà nghiên cứu ngữ nghĩa học gọi đó là những yếu tố mang
nghĩa.
Tác giả Đỗ Hữu Châu cũng đã chỉ ra những điều kiện cần cho một sự
vật, hiện tượng, hay thuộc tính vật chất trở thành tín hiệu: 1. Phải có một hình
thức cảm tính (cái biểu hiện); 2. Phải có một nội dung ý nghĩa (cái được biểu
hiện); 3.Phải được nhận thức bởi một chủ thể nào đó (đối tượng của thông
tin); 4.Phải nằm trong một hệ thống nhất định. Chúng tôi coi những điều kiện
này là cơ sở cho sự nhận diện tín hiệu trong đề tài. Một tín hiệu là một yếu tố

bao hàm hai mặt: “Cái biểu hiện” (CBH) và “cái được biểu hiện” (CĐBH),
đồng thời cũng là một yếu tố chỉ có thể xác định được trong mối tương quan
với chủ thể nhận thức và với hệ thống mà nó tham gia.
Về phân loại tín hiệu, các tác giả cũng đưa ra nhiều cách phân loại khác
nhau dựa vào những tiêu chí khác nhau. Phân loại của C. Peirce phân biệt ba
phạm trù chính của tín hiệu: hình hiệu, dấu hiệu, biểu trưng. C. Morris đưa
thêm vào hệ thống phân loại những phạm trù: chỉ hiệu, định hiệu. Bảng phân
loại của P. Guiraud có sự phân biệt tín hiệu tự nhiên với tín hiệu nhân tạo, tín
hiệu biểu hiện và tín hiệu giao tiếp. Lấy bảng phân loại tín hiệu của P.
Guiraud làm trục chính, trên cơ sở bổ sung thêm kết quả phân loại của các tác
giả khác, Đỗ Hữu Châu đã đưa ra nguyên tắc phân loại theo những tiêu chí
khác nhau. Căn cứ vào chức năng xã hội có thể phân loại các tín hiệu thành
tín hiệu giao tiếp và tín hiệu phi giao tiếp. Căn cứ vào đặc tính thể chất của
cái biểu đạt có thể phân loại thành: tín hiệu thị giác, tín hiệu tính giác, tín hiệu
xúc giác… Căn cứ vào nguồn gốc để chia thành tín hiệu tự nhiên và tín hiệu
nhân tạo. Căn cứ vào quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt có thể


quy tín hiệu thành ba loại: dấu hiệu, hình hiệu và ước hiệu.
Các phạm trù tín hiệu được kể ở đây tuy không đồng nhất trong quan
niệm của mỗi tác giả và cũng không tương đồng với nhau trên cùng một tiêu
chí phân loại nhất định nhưng có tác dụng cung cấp những khái niệm tín hiệu
quan trọng trong việc nghiên cứu những đặc tính tín hiệu học khác nhau của
các tín hiệu, làm cơ sở cho sự phân biệt tín hiệu được nghiên cứu trong đề tài.
Trong tất cả những phân loại kể trên, chúng tôi sử dụng bảng phân loại
của Đỗ Hữu Châu mà ưu điểm là bao quát được tất cả những phạm trù - loại
khác nhau của tín hiệu, đồng thời chỉ ra được mối quan hệ loại hình giữa các
tín hiệu trên các tiêu chí khác nhau như: chức năng xã hội của tín hiệu, đặc
tính thể chất của CBH, nguồn gốc tín hiệu, tính chất mối quan hệ giữa hai mặt
CBH và CĐBH, sự chuyển mã, đặc tính tổ chức của tín hiệu…

1.1.2. Tín hiệu ngôn ngữ
Ngôn ngữ thường được nói đến như một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Cuốn
giáo trình “Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng” đã nhấn mạnh đến vấn đề chức
năng và đặc tính đa chức năng của các tín hiệu ngôn ngữ so với các hệ thống
tín hiệu nói chung và tín hiệu mang chức năng giao tiếp nói riêng. Ngôn ngữ
không chỉ thuần túy mang chức năng giao tiếp mà đồng thời còn là công cụ để
tư duy, để tổ chức xã hội, để duy trì sự sống con người, ngôn ngữ còn mang
chức năng thi pháp… Riêng đối với chức năng giao tiếp, cũng có sự phân biệt
giữa những chức năng khác nhau liên quan đến những nhân tố khác nhau của
hoạt động giao tiếp: chức năng miêu tả, chức năng dụng học, chức năng phát
ngôn, chức năng cú học.
Bản chất của tín hiệu ngôn ngữ có các tính tiêu biểu như sau: Tính hai
mặt, tính võ đoán, tính hình tuyến.
Thứ nhất về tính hai mặt. Tín hiệu ngôn ngữ thống nhất giữ hai mặt: Cái
biểu hiện và cái được biểu hiện. Cái biểu hiện (hình thức của tín hiệu) là


những dạng âm thanh khác nhau mà trong quá trình nói năng con người đã
thiết lập lên mã cụ thể cho mình, đó chính là đặc trưng âm thanh, cụ thể của
từng ngôn ngữ. Cái được biểu hiện (nội dung của tín hiệu) là những thông tin,
những thông điệp về những mảnh khác nhau của thế giới hiện tại mà con
người đang sống, hoặc những dấu hiệu hình thức để phân cất tư duy, phân cất
thực tại.
Ví dụ: Tín hiệu “cây” trong tiếng Việt là sự kết hợp giữa lược đồ sau:
Âm thanh: Cây (CBH)
Ý nghĩa: loài thực vật có lá (CĐBH)
Cái biểu hiện và cái được biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ gắn bó khăng
khí với nhau không thể tách rời.
Thứ hai về tính võ đoán.Quan hệ giữa mặt biểu hiện và mặt được biểu
hiện mang tính quy ước và được xã hội chấp nhận.

Ví dụ: Cây là tín hiệu được cộng đồng người Việt quy ước để chỉ loài
thực vật có thân lá. Khái niệm này được gọi bằng những âm thanh khác nhau
trong các ngôn ngữ khác nhau do cộng đồng xã hội quy định và không thể
giải thích lý do. Tuy nhiên tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ dần dần cũng
theo quy tắc cấu tạo từ nhất định. Chẳng hạn xuất phát từ tín hiệu XE, các tín
hiệu “xe đạp, xa máy, xe ngựa”... được tạo ra có quy luật kết hợp giữa chúng.
Thứ ba là tính hình tuyến.Ngôn ngữ có tính hình tuyến là các tín hiệu
phải lần lượt được tạo ra và lần lượt được tiếp nhận, lĩnh hội, chứ không thể ở
trong tình trạng xuất hiện đồng thời. Đây chính là sự nối tiếp theo trật tự thời
gian: chỉ có một chiều như một đường chỉ. F. Saussure viết: “Vốn là vật nghe
được, cái biểu hiện diễn ra trong thời gian và có những đặc điểm vốn là của
thời gian: a) nó có một đại lượng; và b) đại lượng đó chỉ có thể đo trên một
chiều mà thôi; đó là một đường chỉ, một tuyến”.
Từ những khía cạnh chức năng khác nhau của ngôn ngữ có thể xác định


ý nghĩa “tín hiệu” của chúng trên tất cả những đơn vị mang nghĩa (đơn vị hai
mặt), từ từ đến cụm từ, đến câu, đoạn, văn bản. Một từ, ngữ, câu nói nào đó
có thể vừa mang thông tin về sự vật, hiện tượng được nói tới, vừa bộc lộ
những đặc điểm về địa phương, về nghề nghiệp, về trạng thái tâm lý của
người nói… Từ “nỏ” trong câu ca dao “Đã thương thì thương cho chắc, Nỏ
bằng trục trặc thì trục trặc cho luôn…” cho biết người nói là người xứ Nghệ.
Câu hỏi “Mấy giờ rồi?” trong những hoàn cảnh nhất định, có thể cho biết thái
độ khó chịu (mong khách ngồi lâu đứng dậy ra về) của người nói… Ở bất kỳ
cấp độ nào, một tín hiệu ngôn ngữ cũng phải baohàm một hình thức ngữ âm
(CBH) tương ứng với một nội dung ngữ nghĩa (CĐBH) và ở bất kỳ cấp độ
nào, giá trị của tín hiệu ngôn ngữ cũng phải do những mối quan hệ thuộc hệ
thống ngôn ngữ quy định.
1.2. Tín hiệu thẩm mĩ
1.2.1. Khái niệm

Khái niệm THTM xuất hiện vào những năm giữa thế kỉ XX và được tiếp
nhận vào Việt Nam từ những năm 70 qua bản dịch các công trình khoa học
xuất hiện trong các bài viết của Đỗ Hữu Châu, Trần Đình Sử, Hoàng Trinh,...
THTM (theo nghĩa rộng) là chất liệu để xây dựng nên hình tượng nghệ
thuật của tất cả các ngành nghệ thuật nói chung. Chẳng hạn tín hiệu của hội
họa là đường nét, màu sắc, bố cục; của âm thanh là âm thanh, tiết tấu; của
điện ảnh là hình ảnh; của sân khấu là hành động; của văn học là ngôn từ.
THTM (theo nghĩa hẹp) là chất liệu của văn học. Tín hiệu thẩm mĩ lấy
tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên làm chất liệu nhưng đi vào từng tác phẩm chúng
được tổ chức lại để phục vụ cho một mục đích thẩm mĩ nhất định.
Theo Đỗ Hữu Châu thì: “THTM phân biệt với các tín hiệu ngôn ngữ tự
nhiên ở chỗ ý nghĩa của nó không bao giờ chỉ dừng lại ở phạm vi tái tạo hiện
thực mà phải là một tư tưởng , một tư tưởng nào đó của người nghệ sĩ”.


Trên cơ sở phân tích ý nghĩa thực sự của phương tiện nghệ thuật, tác giả
Đỗ Hữu Châu đã giải thích cụ thể hơn về THTM: “THTM là phương tiện sơ
cấp của văn học là ngôn ngữ - THTM cú pháp THTM. Tín hiệu ngôn ngữ tự
nhiên trong văn học chỉ là hình thức cái biểu hiện của THTM”.
Như vậy câu trả lời cho câu hỏi: Thế nào là một THTM ? Đỗ Hữu Châu
chủ trương căn cứ vào sự tương ứng của THTM với các vật quy chiếu thuộc
thế giới hiện thực: “THTM phải tương ứng với các vật quy chiếu nào đấy
trong thế giới hiện thực. Chẳng hạn như một con thuyền, một dòng sông, hay
một nỗi buồn nào đó”. Từ đó có thể hiểu THTM chính là toàn bộ những yếu
tố hiện thực, những chi tiết, những sự vật hiện tượng của đời sống được đưa
vào tác phẩm vì mục đích biểu hiện ý nghĩa thẩm mĩ nhất định.
Đỗ Hữu Châu cũng có kiến giải cụ thể về THTM như sau: THTM là tín
hiệu thuộc hệ thống của các phương tiện biểu hiện của các ngành nghệ thuật,
bao gồm toàn bộ những yếu tố hiện thực của tâm trạng (những chi tiết, những
sự việc, hiện tượng, những cảm xúc...thuộc đời sống hiện thực và tâm trạng)

những yếu tố của chất liệu (các yếu tố của chất liệu ngôn ngữ với văn chương,
của các yếu tố chất liệu màu sắc với hội họa, âm thanh nhịp điệu với âm
nhạc...) được lựa chọn và sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật vì mục đích
thẩm mĩ.
1.2.2. Các dạng thức của tín hiệu thẩm mĩ
Tín hiệu thẩm mĩ tồn tại dưới hai dạng thức: Hằng thể và biến thể. Biến
thể cùng chung hoặc có mối liên hệ mật thiết về ý nghĩa với hằng thể. Về mặt
chất liệu, hằng thể và biến thể của tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương đều
biểu hiện bằng từ.
1.2.2.1. Hằng thể
Hằng thể của tín hiệu thẩm mĩ là dạng điển hình nhất, phổ biến nhất,
nhưng cũng là dạng đơn giản nhất về mặt hình thức (thường biểu hiện bằng


một từ). Mỗi hằng thể thường tập hợp xung quanh mình hàng loạt biến thể để
tạo nên hệ thống. Ví dụ, hằng thể của tín hiệu thẩm mĩ mắt có cái biểu đạt là
từ mắt:
- Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay.
(Tục ngữ)
- Trời sanh con mắt là gương,
Người ghét ngó ít, người thương ngó nhiều.
(Ca dao)
- Mắt em là một dòng sông,
Thuyền ta bơi lặn trong dòng mắt em.
(Lưu Trọng Lư)
1.2.2.2. Biến thể
Biến thể của tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương cũng biểu hiện bằng từ
ngữ. Có hai loại biến thể:
Biến thể từ vựng: đó là những từ ngữ khác biệt về hình thức âm thanh
với hằng thể nhưng cùng biểu hiện một ý nghĩa như hằng thể. Đó có thể là các

biến thể ngữ âm, biến thể địa phương hay những từ ngữ gốc ngoại, hoặc từ
ngữ phái sinh. Ví dụ, biến thể từ vựng của tín hiệu mắt là: nhãn, mục, cửa sổ
tâm hồn, mắt mũi(Chỉ để nói mắt),...
- Anh đây mục hạ vô nhân,
Nghe em xuân sắc mười phân não nùng.
(Ca dao)
- Mắt mũi để đâu mà xô vào người ta thế.
(TheoTừ điển tiếng Việt, Sđd, tr.619)
Biến thể kết hợp: là tất cả những từ ngữ cùng một trường nghĩa với
hằng thể và có thể kết hợp theo trục ngang với từ ngữ - hằng thể. Về mặt từ
loại, biến thể kết hợp có thể là danh từ, động từ, tính từ, hoặc các cụm danh


từ, cụm động, cụm tính,...Về mặt ý nghĩa, các biến thể kết hợp của một
hằng thể tuy cùng trường nghĩa với hằng thể, nhưng có ý nghĩa cụ thể đa
dạng. Ví dụ, đối với tín hiệu thẩm mĩ mắt, biến thể kết hợp có thể là những
từ ngữ biểu hiện:
- Hình dáng của mắt: mắt lá răm, mắt bồ câu, mắt ốc nhồi, mắt phượng,
mắt lươn, mắt dài, mắt tròn, mắt ti hí,...Ví dụ:
Những người con mắt lá răm
Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền.
(Ca dao)
- Màu sắc của mắt: mắt xanh, mắt huyền, mắt nâu, mắt đen,...Ví dụ:
Người khôn con mắt đen sì,
Người dại con mắt nửa chì nửa thau.
(Ca dao)
- Trạng thái của mắt: mắt tinh, mắt lòa, mắt sáng, mắt mù, mắt đui, mắt
kèm nhèm,...Ví dụ:
Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ.

(Nguyễn Đình Chiểu)
- Hoạt động của mắt: nhìn, trông, liếc, ngó, nhòm, quan sát,...Ví dụ:
Thiếp danh đưa đến lầu hồng
Hai mắt cùng liếc hai dòng cũng ưa.
(Truyện Kiều)
Hằng thể và biến thể của tín hiệu thẩm mĩ trong một tác phẩm văn
chương có mối quan hệ hệ thống và làm nên chỉnh thể là tác phẩm.
1.2.3. Nguồn gốc của tín hiệu thẩm mĩ
1.2.3.1. Phương diện tự nhiên và xã hội
Trong tự nhiên tồn tại các sự vật và hiện tượng. Nhà văn khi sáng tác đã


quan sát, chiêm nghiệm và nhận ra ý nghĩa thẩm mĩ tiềm tàng ở những sự vật
và hiện tượng trong hiện thực xung quanh mình. Từ đó họ căn cứ vào những
sự vật, hiện tượng đó để xây dựng các tín hiệu thẩm mĩ thông qua chất liệu là
những tín hiệu ngôn ngữ gọi tên các sự vật, hiện tượng tương ứng. Thế giới
thực vật và động vật rất phong phú, đa dạng là nguồn gốc, là cơ sở rất sinh
động cho các tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương. Từ những loài cây quý phái
như tùng, cúc, trúc, mai,... đến những loài cây dân dã, thậm chí hoang dại như
cây tre, cây chuối,cây đa, cây cỏ, cây xấu hổ,...
Ví dụ:
Bờ đường 9 có lùm cây xấu hổ
Chiến sĩ đi qua ai cũng mỉm cười
...
Cây đã hé những mắt tròn chúm chím,
Đang thập thò, nghịch ngợm nhìn theo...
(Cây xấu hổ- Anh Ngọc)
Các loài động vật cũng là nguồn gốc cho các tín hiệu thẩm mĩ, miễn là
nhà văn cần quan sát và phát hiện ra nét thẩm mĩ tiềm ẩn ở chúng. Thỏ và Rùa
trong truyện ngụ ngôn Thỏ, Rùa chạy thi chính là các tín hiệu thẩm mĩ. Chính

ý nghĩa thẩm mĩ đã toát lên từ các tín hiệu Thỏ và Rùa: “Con người tuy thông
minh nhưng chủ quan thì vẫn thất bại, còn nếu chậm chạp vụng về nhưng
chăm chỉ thì vẫn thành công”.
Các vật thể, hiện tượng tự nhiên cũng rất đa dạng và phong phú: sông,
nước, biển, núi, đồi,mây, trời, trăng, sao,...Chúng cũng là nguồn cảm hứng vô
tận của con người nói chung và các nghẹ sĩ nói riêng. Như trong bài thơ Thề
non nước của Tản Đà là một ví dụ, trong đó nổi bật là hai tín hiệu thẩm mĩ
non và nước.
Các sự vật nhân tạo hay các hiện tượng xã hội trong cuộc sống của con


nguời cũng là nguồn gốc cho các tín hiệu thẩm mĩ. Đối với văn chương, nhiều
sự vật, hiện tượng bình thường trong xã hội loài người đều là nguồn gốc cho
các tín hiệu thẩm mĩ. Bánh trôi nước, Cái quạt,..trong những bài thơ cùng tên
của Hồ xuân Hương.
Trong thực tế cũng có những trường hợp tín hiệu thẩm mĩ trong văn
chương được xây dựng không dựa trên cơ sở một sự vật, hiện tượng có thực
nào, mà chỉ trên cơ sở tưởng tượng của tác giả. Tuy thế, trong tác phẩm,
những tín hiệu thẩm mĩ đó vẫn có một ý nghĩa thẩm mĩ và giá trị không thể
phủ nhận.Ví dụ, bài thơ Lá diêu bông của Hoàng Cầm. Trong hiện thực
không có lá diêu bông. Chính nhà thơ đã lí giải như sau: “Lá diêu bông
không có thực trong đời, tôi đã đặt tên theo những tưởng tượng như cỏ bông
thi chẳng hạn...”
Cả trong các tác phẩm văn chương thần thoại, sử thi, truyện cổ tích,
truyện ngụ ngôn, nhiều tín hiệu thẩm mĩ cũng không hẳn có cơ sở từ thực
tiễn. Những bà tiên, ông tiên, cô tiên, những vị thần, những thế lực siêu nhiên
đã có mấy ai chững thực trong đời sống? Nhưng những tín hiệu thẩm mĩ được
xây dựng từ đó vẫn mang ý nghĩa nhân văn, thẩm mĩ và vẫn sống mãi trong
lòng các thế hệ độc giả.
1.2.3.2. Phương diện văn hóa, văn chương

Nguồn gốc của các tín hiệu thẩm mĩ còn có thể là những chi tiết, sự kiện,
những điển tích hay những sản phẩm tinh thần thuộc đời sống văn hóa của
từng nhân tộc hay toàn nhân loại. Đây cũng là nguồn vô tận cho cảm hứng
sáng tạo, cho các tín hiệu thẩm mĩ của các nhà văn thuôc các thế hệ đi sau.
Trước hết là kho tàng văn chưng dân gian với các thể loại ca dao, thành
ngữ, tục ngữ, truyện cổ tích,..ở đó các nhà văn đã khai thác và sử dụng nhiều
tín hiệu thẩm mĩ. Hình tượng con cò là phổ biến và điển hình trong ca dao
Việt Nam. Nhà thơ Chế Lan Viên đã xuất phát từ đó để xây dựng tín hiệu


thẩm mĩ “Con cò” trong bài ca dao cùng tên như sau:
“Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay.”
Rất nhiều thành ngữ, tục ngữ, truyện cổ, điển cố đã đi vào tác phẩm của
các nhà văn đời sau thành tín hiệu thẩm mĩ. Như thế là để xây dựng tín hiệu
thẩm mĩ, các tác giả văn chương thường xuất phát từ cá sự vật, hiện tượng
trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nền văn hóa của dân tộc hay nhân
loại và có thể xuất phát từ cả những điều không có trong thực tế, chỉ do trí
tưởng tượng mà có. Đó chính là nguồn gốc của các tín hiệu thẩm mĩ.
1.2.4. Phương thức xây dựng tín hiệu thẩm mĩ
Tín hiệu thẩm mĩ có nguồn gốc từ nhiều cơ sở khác nhau, hơn nữa nó
được tạo ra từ chất liệu là các tín hiệu ngôn ngữ thông thường. Do đó, nó phải
được tạo ra theo những phương thức nhất định để cho người khác có thể tiếp
nhận và linh hội được ý nghĩa thẩm mĩ từ đó. Những phương thức cấu tạo tín
hiệu thẩm mĩ không thể tùy tiện, theo cách thức riêng của từng nhà văn, mà
mang tính phổ quát. Tuy tín hiệu thẩm mĩ rất đa dạng trong nghệ thuật văn
chương, và thuộc hai cấp độ vĩ mô, nhưng chúng đều được cấu tạo theo hai
phương thức chính là ẩn dụ và hoán dụ.

1.2.4.1. Phương thức ẩn dụ
Ẩn dụ chính là phương thức dựa trên sự tương đồng nào đó giữa đối
tượng trong hiện thực thông qua tín hiệu ngôn ngữ với tín hiệu thẩm mĩ. Như
trên đã nói, đây là mối quan hệ bộ ba, nhà văn đã phát hiện ra trong sự vật,
hiện tượng tiềm ẩn một mối quan hệ tương đồng với ý nghĩa thẩm mĩ định
biểu hiện và dùng từ ngữ vốn là tên gọi sự vật, hiện tượng đó để làm chất liệu
xây dựng tín hiêu thẩm mĩ.


Ví dụ: tín hiệu thẩm mĩ sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh có
nguồn gốc từ sóng biển (đối tượng trong hiện thực) và được xây dựng từ chất
liệu từ sóng trong ngôn ngữ - phương tiện để gọi tên sóng biển. Nhà thơ đã
phát hiện ra mối quan hệ tương đồng giữa sóng biển và trạng thái tâm lí tình
cảm của người con gái trong tình yêu. Từ đó, tác giả dùng các tín hiệu ngôn
ngữ thuộc trường từ vựng sóng biển để xây dựng tín hiệu thẩm mĩ sóng.
Như thế với phương thức ẩn dụ, để xây dựng tín hiệu thẩm mĩ, các tác
giả cần trải qua một quá trình với nhiều công đoạn:
- Quan sát, nhận thức, cảm nhận, phát hiện ra đói tượng hàm chứa sự
tương đồng với ý nghĩa thẩm mĩ định thể hiện.
- Lựa chọn và sử dụng từ ngữ (tín hiệu ngôn ngữ) gọi tên đối tượng
trong hiện thực.
- Chuyển hóa tín hiệu ngôn ngữ thành tín hiệu thẩm mĩ: giữ nguyên cái
biểu đạt, nhưng chuyển cái được biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ thành cái
được biểu đạt của tín hiệu thẩm mĩ (ý nghĩa thẩm mĩ).
1.2.4.2. Phương thức hoán dụ
Phương thức hoán dụ khi xây dựng tín hiệu thẩm mĩ cũng cùng một
nguyên tắc với phương thức hoán dụ trong ngôn ngữ thông thường: dựa trên
quan hệ tương cận. Quan hệ tương cận không chỉ là sự gần gũi về không gian,
mà có mối quan hệ gắn bó với nhau, luôn đi đối với nhau, kéo theo nhau hay
tồn tại song song với nhau. Chẳng hạn, trong ngôn ngữ thông thường người

và các bộ phận cơ thể nằm trong quan hệ tương cận, do đó có thể dùng từ tên
gọi bộ phận cơ thể để chỉ cả con người: miệng (nhà tôi có năm miệng ăn), tay
(nó là một tay bóng bàn cừ khôi), tim (một túp lều tranh hai trai tim
vàng),...Hoán dụ trong ngôn ngữ thông thường rất đa dạng. Còn trong văn
chương, khi xây dựng tín hiệu thẩm mĩ theo phương thức hoán dụ cũng có thể
xuất phát từ nhiều phương diện khác nhau của mối quan hệ tương cận. Chẳng


hạn, trong câu thơ:
Sống trong cát, chết vùi trong cát,
Những trái tim như ngọc sáng ngời!
(Tố Hữu, Mẹ Tơm)
Tim là một tín hiệu thẩm mĩ được xây dựng theo phương thức hoán dụ để
chỉ những người mẹ như mẹ Tơm giàu tình thương yêu các chiến sĩ cách
mạng, giàu lòng yêu nước.
Hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ là hai phương thức chủ yếu để xây
dựng tín hiệu thẩm mĩ từ các tín hiệu ngôn ngữ (những tên gọi các đối
tượng từ hiện thưc khách quan hay từ vốn văn hóa hoặc trí tưởng tượng của
con người).
1.2.5. Một số tính chất cơ bản của tín hiệu thẩm mĩ
Để có một cái nhìn toàn diện hơn về tín hiệu thẩm mĩ, cần tìm hiểu một
số đặc tính thường được nói tới của THTM.
1.2.5.1. Tính cấp độ
THTM trong tác phẩm gắn với các cấp độ trong tín hiệu ngôn ngữ. Nếu
quan niệm THTM nhữ một loại đơn vị hai mặt, có ý nghĩa thẩm mĩ, sẽ có các
đơn vị THTM tương ứng với các tín hiệu đơn “có ý nghĩa trực tiếp” và những
tín hiệu mới được kết hợp từ nhiều tín hiệu đơn. Theo sự phân loại của Đỗ
Hữu Châu, THTM được chia thành hai cấp độ:
Cấp độ thứ nhất là cấp độ cơ sở (các tín hiệu đơn): Là những THTM
tương đương với một chi tiết, một sự vật, hiện tượng thuộc thế giới khách

quan như: mây,mưa, gió, bão, mặt trời, con thuyền, bến nước…Nó mang ý
nghĩa biểu trưng nghệ thuật tương đối hoàn chỉnh trong tương quan với những
yếu tố khác cùng tham gia vào quá trình biểu trưng nghệ thuật.Các tín hiệu cơ
sở này có chức năng cấu tạo nên THTM ở cấp độ cao hơn. Thuộc phạm vi
này, THTM có thể tương đương với đơn vị từ trong tín hiệu ngôn ngữ.


×