Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người trong truyện ngắn của nguyễn thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.49 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======
HOÀNG THỊ HÀ

TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA
CHỈ NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN THI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ

Hà Nội - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======
HOÀNG THỊ HÀ

TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA
CHỈ NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN THI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ

Người hướng dẫn khoa học

TS. LÊ THỊ THÙY VINH


Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu
sắc tới cô giáo TS. Lê Thị Thùy Vinh người hướng dẫn khoa học: đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện.
Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ ngôn ngữ khoa Ngữ Văn trường
đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học
tập nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu nghiên cứu khoa học nên không tránh
khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp
ý kiến của các thầy cô cùng các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Hoàng Thị Hà


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận với đề tài: “Trường từ vựng - ngữ nghĩa
chỉ người trong truyện ngắn của Nguyễn Thi” này là kết quả nghiên cứu,
tìm tòi của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Thị Thùy
Vinh- Giảng viên khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Đề tài
và nội dung khóa luận là trung thực chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Hoàng Thị Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
7. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 4
8. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 4
NỘI DUNG....................................................................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRƯỜNG NGHĨA........................... 5
1.1. Khái niệm trường nghĩa ............................................................................. 5
1.2. Phân loại ...............................................................................................................................6
1.2.1. Trường nghĩa dọc ...........................................................................................................7
1.2.1.1. Trường nghĩa biểu vật.....................................................................................7
1.2.1.2. Trường nghĩa biểu niệm ...............................................................................8
1.2.2. Trường nghĩa tuyến tính (Trường nghĩa ngang) ..............................................9
1.2.3. Trường nghĩa liên tưởng........................................................................................... 10
1.3. Trường nghĩa và ngôn ngữ văn chương................................................... 11
1.3.1. Trường nghĩa biểu vật và ngôn ngữ văn chương ........................................... 11
1.3.2. Trường nghĩa biểu niệm và ngôn ngữ văn chương ........................................ 12
1.3.3. Trường nghĩa liên tưởng và ngôn ngữ văn chương ....................................... 13

1.4. Một vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Thi ........................... 14
1.4.1. Cuộc đời ................................................................................................ 14
1.4.2. Sự nghiệp......................................................................................................................... 16


1.4.2.1.Thời kì thứ nhất từ năm 1950 đến năm 1962 ...................................... 16
1.4.2.2. Thời kì thứ hai từ 1963 đến 1968............................................................ 18
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA CHỈ
NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THI ........................ 19
2.1. Trường từ vựng ngữ nghĩachỉ người phụ nữ trong truyện ngắn của
Nguyễn Thi...................................................................................................... 19
2.1.1. Kết quả khảo sát.................................................................................... 19
2.1.2. Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ ngoại hình người phụ nữ trong truyện
ngắn của Nguyễn Thi ..........................................................................................................
20

2.1.2.1. Trường từ vựng chỉ đặc điểm hình dáng .............................................. 20
2.1.2.2. Trường từ vựng chỉ đặc điểm khuôn mặt............................................. 24
2.1.2.3. Trường từ vựng chỉ đặc điểm đôi mắt ................................................... 25
2.1.2.4. Trường từ vựng chỉ trang phục ................................................................ 27
2.1.3. Trường từ vựng chỉ giọng nói................................................................................. 29
2.1.4. Trường từ vựng chỉ trạng thái tâm lí của người phụ nữ.............................. 31
2.1.4.1. Trường từ vựng chỉ tính cách................................................................... 31
2.1.4.2. Trường từ vựng chỉ tâm trạng .................................................................. 33
2.1.5. Trường từ vựng chỉ hoạt động của người phụ nữ trong đời thường ...... 34
2.2. Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ nam giới ................................................................ 36
2.2.1. Kết quả khảo sát ........................................................................................................... 36
2.2.2. Trường từ vựng chỉ đặc điểm ngoại hình của nam giới .............................. 38
2.2.2.1. Trường từ vựng chỉ đặc điểm hình dáng .............................................. 38
2.2.2.2. Trường từ vựng chỉ đặc điểm khuôn mặt............................................. 39

2.2.2.3. Trường từ vựng chỉ đặc điểm đôi mắt ................................................... 41
2.2.2.4. Trường từ vựng chỉ trang phục ................................................................ 42
2.2.3. Trường từ vựng chỉ giọng nói ................................................................................. 43
2.2.4. Trường từ vựng chỉ trạng thái nội tâm của nam giới ................................... 45


2.2.4.1. Trường từ vựng chỉ tính cách của nam giới........................................ 45
2.2.4.2. Trường từ vựng chỉ tâm trạng .................................................................. 46
2.2.5. Trường từ vựng chỉ hoạt động của nam giới.................................................... 48
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trường nghĩa là một trong lí thuyết quan trọng của ngôn ngữ học. Nó
được nghiên cứu từ sớm. Nghiên cứu về trường nghĩa cho thấy sự đa dạng và
phong phú của ngôn ngữ, cho thấy mối liên hệ ngữ nghĩa của hệ thống từ
vựng.Bởi các từ ngữ không nằm rời rạc ngẫu nhiên mà nằm trong mối liên hệ
nhất định trong một chỉnh thể nhất định, đặc biệt khi nghiên cứu về trường
nghĩa còn giúp ta sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và hiệu quả hơn.
Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ được sử dụng một cách có hệ thống
và tiêu biểu cho việc sử dụng từ trong các tác phẩm có hệ thống đó chính là
việc sử dụng các trường nghĩa. Vì ngôn ngữ văn học là bức tranh đa màu sắc
nên việc sử dụng các trường nghĩa theo một hệ thống nhất định sẽ giúp người
đọc dễ dàng cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm, đồng thời biết được
nội dung tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
1.2. Nguyễn Thi là một trong tên tuổi trưởng thành trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước. Ông đã để lại nhiều sáng tác có giá trị cho nền
văn học

nước nhà với nhiều thể loại khác nhau như: thơ, bút kí, tiểu thuyết… trong đó
có truyện ngắn. Cũng như mọi tác phẩm văn học khác ra đời vào thời điểm lúc
bấy giờ, hai tập truyện ngắn Trăng sáng và Đôi bạn đã nhập vào dòng chảy
chung của văn học hướng về cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Qua hai tập
truyện này đã cho thấy tình cảm đối với quê hương trong tấm lòng của những
người con miền Nam tập kết và của chính những người dân miền Bắc một thứ
tình cảm rất đặc biệt, là động lực cho mỗi người trong công việc hàng ngày,
tạo cho họ một lòng tin về tương lai phía trước. Đó là tâm thế của những con
người
được sống trong hoàn cảnh không bị o ép, được cách mạng giải phóng và tự
giải phóng mình ra khỏi những ràng buộc do thói quen sinh hoạt lâu trong chế
độ cũng được ông thể hiện khá tinh tế trong các truyện như: Quê hương, Đôi
1


bạn, Xuống núi... Đó là một thứ tình cảm thiêng liêng, chi phối mạnh mẽ đến
đời sống tinh thần của xã hội lúc bấy giờ. Với đề tài này chúng tôi nghiên cứu
về mảng truyện ngắn của ông trên phương diện ngôn ngữ: Trường từ vựng ngữ nghĩa trong truyện ngắn của Nguyễn Thi. Đây là một đề tài mới, chưa có
công trình nghiên cứu và chúng tôi cũng nhận thấy được tầm quan trọng của
nó trong dạy học các tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm của Nguyễn
Thi nói riêng. Vì vậy mà chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Trường từ vựng
ngữ nghĩa trong truyện ngắn của Nguyễn Thi”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trường từ vựng - ngữ nghĩa là một trong những lý thuyết quan trọng của
ngôn ngữ học, được các nhà nghiên cứu để cập đến từ sớm. Nghiên cứu
trường từ vựng - ngữ nghĩa không chỉ giúp phát hiện những mối quan hệ ngữ
nghĩa của hệ thống từ vựng mà còn cho thấy vẻ đẹp phong phú đa dạng của hệ
thống từ ngữ. Bởi các từ ngữ không nằm rời rạc ngẫu nhiên nằm trong những
mối liên hệ nhất định như các bộ phận trong một chỉnh thể.
Trên thực tế đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về trường

nghĩa và các ứng dụng của nó, một số các công trình nghiên cứu như: Đỗ Hữu
Châu, Hoàng Phi, Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thiện Giáp…Tuy nhiên các tác giả
mới chỉ nghiên cứu một số hệ thống ở giai đoạn đầu. Và việc phân tích văn
học dựa vào trường nghĩa cũng đã được nhiều công trình nghiên cứu quan tâm
đến nhưng củ yếu là luận văn ThS, khóa luận tốt nghiệp, tiêu biểu như:
“Trường từ vựng ngữ nghĩa đồng bằng Sông Cửu Long” - Phạm Thị Liên,
luận văn ThS, ĐHSPHN,2011;Tìm hiểu về “Trường từ vựng - ngữ nghĩa trong
truyện Tô Hoài viết cho thiếu nhi” - Nguyễn Thị Bạch Dương, luận văn ThS,
ĐHSPHN,2010); “Trường từ vựng-ngữ nghĩa thực vật trong ca dao Việt
Nam” - Trần Hạnh Nguyên, luận văn ThS, ĐHSPHN, 2012;“Thành ngữ chỉ
nghĩa ăn trong tiếng Việt” - Trương Thị Lộng Ngọc (k32); “Trường nghĩa
trong thơ Xuân Diệu


trước cách mạng tháng 8”- Nguyễn Thị Phương (k33), “Khảo sát trường từ
vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của Nam Cao” -Vũ Thùy
Linh (k36)…Như vậy chúng ta có thể thấy việc phân tích tác phẩm văn học
dựa vào trường nghĩa là một hướng đi đúng đắn. Với công trình nghiên cứu
này chúng tôi cũng mong muốn đóng góp thêm một minh chứng về việc phân
tích tác phẩm văn học dựa vào ngôn ngữ, cụ thể là trường nghĩa . Qua đó thấy
được sự tài hoa trong việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Thi, hiểu được phần
nào về những tâm tư, tình cảm mà ông gửi gắm qua hai tập truyện ngắn Trăng
sáng và Đôi bạn.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm mục đích:
-Làm rõ các trường từ vựng chỉ người trong truyện ngắn của Nguyễn Thi dựa
trên lí thuyết về trường nghĩa.
- Thấy được sự tài hoa của Nguyễn Thi trong việc sử dụng ngôn ngữ.
- Trau dồi thêm vốn từ ngữ cho bản thân để tiếp cận tác phẩm văn học theo
góc

độ ngôn ngữ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, khảo sát các công trình nghiên cứu, các vấn đề lí thuyết về
trường nghĩa để xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài.
- Khảo sát, phân loại trường nghĩa chỉ người trong truyện ngắn của
Nguyễn Thi.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả của các trường nghĩa trong việc thể hiện
nội
dung tư tưởng của truyện.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là trường nghĩa chỉ người phụ nữ và nam giới
trong truyện ngắn của Nguyễn Thi.


Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong các tác phẩm truyện ngắn của
Nguyễn Thi.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân loại
- Phương pháp hệ thống
- Thủ pháp phân tích
- Thủ pháp so sánh, đối chiếu
7. Đóng góp của khóa luận
- Về mặt lí luận:
Kế thừa các thành tựu trước đó khẳng định vai trò của trường nghĩa trong
các tác phẩm văn chương và vai trò biểu đạt nội dung tác phẩm của chúng.
- Về mặt thực tiễn:
Kết quả mà chúng tôi thống kê được có thểgiúp ích cho việc học tập, dạy
học ngôn ngữ và dạy học các tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm của
Nguyễn Thi nói riêng.
Góp phần mở ra hướng nghiên cứu tích hợp giữa ngôn ngữ và văn học.

8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của
khóa luận được triển hai cụ thể thành hai chương.
Chương 1: Cở sở lí thuyết về trường nghĩa
Chương 2: Đặc điểm trương từ vựng ngữ nghĩa chỉ người trong truyện
ngắn của Nguyễn Thi


NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRƯỜNG NGHĨA
1.1. Khái niệm trường nghĩa
Lí thuyết về trường nghĩa đã được rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và
đưa ra vào những thập kỉ 20 và 30 của thế kỉ XX. Từ khi ra đời đến nay lí
thuyết này đã được vận dụng vào nghiên cứu nhiều kiểu trường nghĩa khác
nhau.
Kiểu trường nghĩa được nghiên cứu phổ biến nhất là : “Nhóm từ vựng
ngữ nghĩa”.Đó là kiểu trường nghĩa được xác lập dựa trên từ khái quát biểu thị
các khái niệm chung nhất, trung hòa và trừu tượng nhất.
Ví dụ: Trường nghĩa về con người, trường nghĩa về thiên nhiên, trường
nghĩa động vật, trường nghĩa thực vật, trường nghĩa về hoa, trường nghĩa chỉ
hoạt động của con người…
Tiếp đến là kiểu trường nghĩa được xác lập theo một khái niệm chung
nhất cho tất cả các từ của nhóm: nhóm các từ ngữ chỉ sự di chuyển trong
không gian, nhóm các từ ngữ chỉ trạng thái của con người... Những kết cấu
ngữ nghĩa của những từ đa nghĩa cũng được gọi là trường nghĩa và được
nghiên cứu dựa trên lí thuyết về trường nghĩa, bởi lẽ giữa các nghĩa khác nhau
của một từ đa nghĩa bao giờ cũng có một yếu tố chung, tạo nên trung tâm ngữ
nghĩa để thu hút các từ có quan hệ với nó.
Ví dụ: Trường nghĩa của từ tấm, từ chân, từ chấm, từ tay, từ mắt…
Lí thuyết trường nghĩa ra đời vào mấy chục năm gần đây. Tư tưởng cơ

bản của lí thuyết này là khảo sát từ vựng một cách có hệ thống. Có nhiều cách
hiểu khác nhau về khái niệm trường nghĩa. Nhưng có thể quy vào hai khuynh
hướng chủ yếu.
Khuynh hướng thứ nhất quan niệm trường nghĩa là toàn bộ các khái niệm
mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện. Đại diện cho khuynh hướng này là
L.Weisgerber và J.Trier.


Khuynh hướng thứ hai cố gắng xây dựng lí thuyết trường nghĩa trên cơ sở
các tiêu chí ngôn ngữ học. Trường nghĩa không phải phạm vi các khái niệm
nào đó nữa mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ lẫn nhau về nghĩa. Đại biểu
là Ispen.
Kiểu trường nghĩa phổ biến nhất là nhóm từ vựng - ngữ nghĩa. Giáo sư
Đỗ Hữu Châu là người có nhiều nghiên cứu về trường nghĩa. Theo ông:
“Những quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đạt được các từ nói
chung vào những hệ thống con thích hợp. Nói cách khác, tính hệ thống về ngữ
nghĩa của từ vựng thê hiện qua những tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ
vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa
những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng”.(Theo khóa luận “Khảo sát
trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của Nam Cao”
của Vũ Thùy Linh).
Trong Từ vựng - ngữ nghĩa Tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Mỗi
tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa”. “Đó là những tập hợp
từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa”.
Các tác giả của cuốnTừ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học
(Nguyễn Như Ý - chủ biên) thì cho rằng: “Một loạt các từ được liên kết lại
nhờ sự đồng nhất một nét nghĩa còn gọi là xê ri từ vựng, dãy từ vựng”.
Như vậy vẫn chưa có khái niệm trường nghĩa trọn vẹn nó vẫn đang là vấn
đề được đặt ra cho các nhà nhiên cứu. Nhưng hầu hết các tác giả khi nghiên
cứu về trường nghĩa đều phân lập trường nghĩa dựa trên cơ sở nghĩa của từ.

1.2. Phân loại
Mỗi nhà nghiên cứu khi đưa ra quan niệm riêng vềtrường nghĩa đều có
cách phân loại riêng dựa trên tiêu chí nhất định nào đó.
F.de Saussure trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương đã chỉ ra hai
dạng quan hệ ngang (hay quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ
đoạn) và quan hệ dọc (hay quan hệ tộc tuyến, quan hệ ngữ hình).


Theo hai dạng quan hệ đó có thể có hai loại trường nghĩa: Trường nghĩa
dọc (trường biểu vật và trường biểu niệm), trường nghĩa ngang (trường nghĩa
tuyến tính) và một trường có quan hệ chi phối cả hai trường trên đó là trường
liên tưởng.
1.2.1. Trường nghĩa dọc
1.2.1.1. Trường nghĩa biểu vật
Trường biểu vật là tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật. Để
có những căn cứ dựa vào đó mà đưa các nghĩa biểu vật của các từ về trường
biểu vật thích hợp, chúng ta chọn các danh từ làm gốc. Các danh từ này phải
có tính khái quát cao, gần như là tên gọi của các phạm trù biểu vật, như
người, động vật, thực vật, vật thể... Các danh từ này cũng là tên gọi các nét
nghĩa có tác dụng hạn chế ý nghĩa của từ về mặt biểu vật, là những nét nghĩa
cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của từ. Như vậy, chúng ta sẽ đưa một từ vào một
trường biểu vật nào đó khi xét nghĩa biểu vật của nó trùng với tên gọi của
danh từ trên.
Ví dụ với từ “mắt” ta sẽ có trường biểu vật như sau:
1. Bộ phận của mắt: lông mày, lông mi, mí, mi, lòng trắng, lòng đen,
con ngươi, khóc, nước mắt, lệ,…
2. Đặc điểm ngoại hình: bồ câu, ốc nhồi, lợn luộc, dao cau, phượng,
ngài,
lươn, lá răm, him, lưỡi, mác, chổi xể nhung, huyền, xanh đen, trắng dã, tròn,…
3. Cảm giác về mắt: chói, quáng, hoa, cộm, xót,…

4. Bệnh của mắt: quáng gà, mắt hột, thong manh, cận thị, viễn thị, vảy
cá, hạt gạo,…
5. Hoạt động của mắt: nhìn, trông, thấy, ngó, liếc, nghé, nom, lúng liếng,
đong đưa, nhìn trộm, cụp mắt, trợn trừng, quắc…
Tùy theo mục đích của việc huy động vốn từ mà ta có thể lựa chọn số
lượng các tiêu chí để xác lập trường nghĩa.


Mỗi một trường nghĩa có những từ ngữ trung tâm, đặc trưng cho trường
nghĩa đó nhưng có những từ không chỉ thuộc về một trường nghĩa mà thuộc
nhiều trường nghĩa khác nhau - đó là những từ ngữ hướng biên.
Ví dụ: Suy nghĩ, tư duy học ăn, học nói… là những từ ngữ đặc trưng cho
trường nghĩa người, các từ ngữ: ăn, uống… dù cũng thuộc trường nghĩa người
nhưng là những từ ngữ hướng biên vì chúng còn thuộc về cả những trường
nghĩa động vật khác.
Các trường nghĩa khác nhau có thể có một số lượng từ ngữ nhất định
chung
nhau.
Ví dụ: Chó và chim cả hai trường nghĩa này đều có chung một số từu
ngữ về:
Bộ phận cơ thể: đầu, mình, mắt, lông…
Hoạt động: ăn, uống…
Kích thước: to, nhỏ…
1.2.1.2. Trường nghĩa biểu niệm
Trường nghĩa biểu niệm là tập hợp các từ ngữ có chung một cấu trúc
nghĩa
biểu niệm.
Để xác lập trường nghĩa biểu niệm ta chọn một cấu trúc biểu niệm làm
gốc, rồi trên cơ sở đó thu thập các từ ngữ có chung cấu trúc biểu niệm gốc đó.
Cũng như các trường biểu vật, các trường biểu niệm lớn có thể phân chia

thành các trường nhỏ và cũng có những “miền” với mật độ khác nhau.
Do có hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm, cho nên một từ có thể đi vào
những trường biểu niệm (hay đi vào những trường nhỏ) khác nhau. Vì vậy,
cũng giống như các trường biểu vật, các trường biểu niệm có thể “giao thoa”
với nhau, “ thẩm thấu” vào nhau và cũng có “lõi” trung tâm với các từ điển
hình và những từ ở lớp kế cận trung tâm, những từ ở lớp ngoại vi.


Các ý nghĩa biểu niệm tuy có nguồn gốc ở các khái niệm nhưng không
đồng nhất với khái niệm, cho nên các trường nghĩa biểu niệm cũng không
đồng nhất với tập hợp các khái niệm, không phải là những sự kiện tư duy
thuần túy mà là những sự kiện ngôn ngữ.
Ví dụ: Trường nghĩa biểu niệm (vật thể nhân tạo)…(phục vụ sinh hoạt).
1. Dụng cụ để ngồi, nằm: ghế, giường, phản, đi văng…
2. Dụng cụ để đặt: bàn, giá, gác, xích, đông…
3. Dụng cụ để chứa đựng: tủ, hòm, va li, chạn, thúng, mủng, nong, nia,
chai, lọ, chum, vại, hũ, bình…
4. Dụng cụ để mặc, che thân: áo, quần, khăn, khố, váy, giày, dép, hia,
ủng, găng, bí tất…
5. Dụng cụ để che, phủ: màn, mùng, khăn, chăn, chiếu…
Sự phân lập về trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm như đã
nói trên dựa vào sự phân lập về trường nghĩa của từ. Nó phản ánh hai cách
nhìn từ vựng ở hai góc độ khác nhau. Tuy nhiên, hai loại trường dọc này có
liên hệ với nhau: nếu lấy những nét nghĩa biểu vật trong cấu trúc biểu niệm
làm tiêu chí lớn để tập hợp thì chúng ta có các trường biểu vật. Nhưng khi cần
phân lập một trường biểu vật thành các trường nhỏ thì lại phải dựa vào các nét
nghĩa khác trong cấu trúc biểu niệm.
Dựa vào ý nghĩa của từ mà chúng ta phân lập được các trường. Nhưng,
cũng chính nhờ các trường, nhờ sự định vị được từng từ một trong trường
thích hợp, mà chúng ta hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của từ. Ngoài ra nó còn

giúp ta phát hiện ra những quy tắc chi phối sự vận động của từ trong lịch sử
và trong hoạt động thực hiện chức năng.
1.2.2. Trường nghĩa tuyến tính (Trường nghĩa ngang)


Trường nghĩa ngang là tập hợp tất cả các từ có thể kết hợp với một từ
ngữ nào đó lấy làm gốc lập thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp
nhận
được một cách bình thường đối với người sử dụng ngôn ngữ.
Ví dụ: Trường nghĩa tuyến tính của từ “tay” là: búp măng, ruồi dục,
mềm,
ấm, lạnh, cầm, nắm, khoác, thô…
Các từ trong một trường tuyến tính là những từ thường xuất hiện với từ
trung tâm trong các loại ngôn bản. Phân tích ý nghĩa của chúng ta có thể phát
hiện được những nội dung ngữ nghĩa của các quan hệ cú pháp và tính chất của
các quan hệ đó.
Cùng với các trường nghĩa dọc, trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa
biểu niệm, các trường nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ
và cấu trúc nghĩa của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và những
đặc
điểm hoạt động của từ.
1.2.3. Trường nghĩa liên tưởng
Các sự vật, hoạt động tính chất, được phản ánh trong nhận thức của con
người theo những mối quan hệ nhất định. Các sự vật, hiện tượng có quan hệ
liên tưởng với nhau là các sự vật hiện tượng mà từ một sự vật hiện tượng này
người ta nghĩ đến các sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất khác.
Tác giả đầu tiên của trường nghĩa liên tưởng là nhà ngôn ngữ học người
Pháp Ch.Bally là tác giả đầu tiên của khái niệm liên tưởng. Theo ông, mỗi từ
có thể là trung tâm của một trường liên tưởng. Các từ trong một trường liên
tưởng trước hết là hiện thực hóa, sự cố định bằng các ý nghĩa có thể có của từ

trung tâm. Các từ trong một trường liên tưởng là những từ cùng nằm trong
trường biểu vật, trường biểu niệm và trường tuyến tính, tức là những từ có
quan hệ cấu trúc đồng nhất đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm. Xong, trong
trường liên tưởng còn có nhiều từ khác được liên tưởng do xuất hiện đồng thời


với từ trung tâm trong những ngữ cảnh có chủ đề tương đối đồng nhất lặp đi,
lặp lại.


Điều này khiến cho các trường liên tưởng có tính dân tộc, tính thời đại và tính
cá nhân.
Ví dụ: Cùng sự việc ăn sáng, những người sống ở thành thị thường liên
tưởng đến một món ăn nhất định khác với nhứng người sống ở n ông thôn.
Các trường liên tưởng thường không ổn định, nên ít có tác dụng phát hiện
những quan hệ cấu trúc về ngữ nghĩa của các từ và từ vựng. Nhưng trường
liên
tưởng có hiệu lực lớn giải thích sự dùng từ, nhất là sự dùng từ trong các tác
phẩm văn học, nhiều trường hợp phải dùng đến nhiều trường liên tưởng nên
dẫn đến sự mơ hồ về nghĩa, trong ngôn ngữ thơ mới phần nào được làm sáng
tỏ.
Ví dụ: Nhắc đến trăng người ta liên tưởng tới: khuôn mặt người phụ nữ,
cái đẹp…
1.3. Trường nghĩa và ngôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ, đó chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính chất
đặc trưng của văn học. Không có ngôn ngữ thì không thể có tác phẩm văn học,
bởi vì chính ngôn ngữ chứ không phải cái gì khác đã cụ thể hóa và vật chất
hóa sự biểu hiện của chủ đề và tư tưởng, tính cách và cốt truyện… ngôn ngữ
là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác
phẩm. Nó cũng là yếu tố đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc với tác

phẩm. M.Gorki đã viết: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ
chủ yếu của nó và - cùng với các sự iện, các hiện tượng của cuộc sống - là
chất liệu của văn học”. Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ
yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất liệu
của văn học.
1.3.1. Trường nghĩa biểu vật và ngôn ngữ văn chương
Tác phẩm văn học có sự phong phú về vốn từ sẽ càng “giàu có” thêm nhờ
các biện pháp khai thác ngữ nghĩa. Nhờ phương thức chuyển nghĩa như : so


sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa… Với mỗi một phương thức khác nhau thì sẽ
có sự chuyển nghĩa theo một hướng nhất định.
Các từ chuyển theo phương thức ẩn dụ thì thường xảy ra sự chuyển
trường biểu vật, nghĩa là làm hiện lên sự vật, hiện tượng trong các tương quan
ý nghĩa khác nhau, nghĩa của từ vốn biểu tượng đối tượng này, lại được
chuyển sang biểu thị đối tượng khác.
Ví dụ: “Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”.
Trường nghĩa biểu vật thứ nhất là: Thuyền và bến
Trường nghĩa biểu vật thứ hai là: Thuyền chỉ người con trai, Bến chỉ
người con gái. Theo phương thức chuyển nghĩa này đã biểu thị một cách tinh
tế sự chờ đợi chung thủy của người con gái với người con trai trong tình yêu.
Chú ý khi trường nghĩa được dùng đúng với trường của chúng thì tác dụng gợi
hình ảnh sẽ kém đi hoặc không có bởi sự trung hòa về ngữ cảnh.
Trong văn chương, các từ ngữ trong một câu văn, đoạn văn thường kéo nhau
theo cùng một trường biểu vật.
1.3.2. Trường nghĩa biểu niệm và ngôn ngữ văn chương
Nghĩa biểu niệm nó là cái nghĩa được hình thành trong quá trình nhận
thức về nghĩa chủng loại của sự vật. Một từ có nhiều nghĩa biểu niệm sẽ là sự
chuyển đổi của một quá trình nhận thức, trong đó các kết quả nhận thức đi sau

không phủ nhận các kết quả nhận thức đã có từ trước về nghĩa biểu niệm của
nó. Tại một chỗ tác phẩm chỉ có thể phán ánh một phương diện của thực tế mà
thôi. Để làm nổi bật cái đồng nhất đó, từ ngữ cũng phải chứa cái gì đó chung,
phù hợp với nhau tạo nên hiện tượng gọi là sự cộng hưởng ngữ nghĩa của các
từ.
Ví dụ: “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ


Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
Sự cộng hưởng của từ ngữ trong bốn câu thơ đã cho ta thấy bức tranh
thuỷ mạc, vừa có nét cổ kính lại vừa hiện đại.
1.3.3. Trường nghĩa liên tưởng và ngôn ngữ văn chương
Trường liên tưởng có hiệu lực lớn giải thích sự dùng từ, nhất là sự dùng
từ trong tác phẩm văn học, giải thích hiện tượng sáo ngữ, sự ưa thích lựa chọn
những từ nào đấy để nói hay viết, sự tránh né đến kiêng kị những từ nhất
định… Không nói đến những sự sai biệt về chủ đề, về tư tưởng, về các chi tiết
thực tế hình tượng… chỉ riêng diệm mạo ngôn ngữ cùng đủ làm chúng ta
không lẫn
được một tác phẩm văn học thời đại này với tác phẩm văn học thời đại khác.
Ví dụ: Đọc thơ các nhà thơ trung đại, ta thường chứng kiến cảnh những
người chinh phụ, cung nữ, thục nữ hay ngồi một mình vọng trăng, thưởng
nguyệt trong đêm dài. Vì vậy Trăng ở đây cũng chính là cuộc đời nhiều dở
dang bất hạnh của họ. Đó là cảnh nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong đêm khuya
thanh vắng, một mình uống rượu mong giải sầu nhưng say rồi lại tỉnh, tỉnh ra
lại càng buồn hơn. “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” (Tự tình II) cứ
như nhắc nhớ thi nhân rằng tuổi trẻ, tình yêu đang trôi qua mà nhân duyên
chưa trọn vẹn. Đó là cảnh nàng Kiều khắc khoải cô đơn trong đêm trường
lạnh giá khi chia tay với Thúc Sinh - cũng là vĩnh viễn chia li với hạnh phúc

“chỉ ấm trôn kim”
mà nàng vừa có được :
“Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Từ những năm đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, xã
hội Việt Nam có nhiều thay đổi lớn lao. Sự gặp gỡ, giao lưu văn hóa phương
Tây đã mang lại những biến đổi sâu sắc trong ý thức và tâm lí của con người.


Ánh trăng đến đây không còn được miêu tả theo lối ước lệ tượng trưng như
thời kì trước mà đã được các tác giả thổi hồn vào làm cho nó thực sự trở thành
một chủ thể mang một sức sống mới, một màu sắc cá thể hóa rõ rệt, cao độ.
Trăng cũng như người, biết chờ đợi, hẹn hò, có tâm trạng vui, buồn, cô đơn
khi xa cách... Trăng ở đây đã là em, là nàng, là biểu tượng của cái đẹp, là
nguồn cảm hứng khơi gợi sáng tạo bất tận của các thi nhân. Dễ thấy trong thơ
Xuân Diệu bàng bạc một thế giới ánh trăng lung linh huyền ảo với đủ mọi
hình hài dáng vẻ và trạng thái cảm xúc. Đó là trăng ngà, trăng ngần, trăng
sáng, trăng xa, trăng mộng, trăng vú mộng, trăng tàn, trăng lạnh…
1.4. Một vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Thi
1.4.1. Cuộc đời
Nguyễn Ngọc Tấn (Nguyễn Thi) sinh ngày 15 tháng 5 năm 1928 tại xã
Quần Phương Thượng, huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định nay là Nam Hà. Cha là
Nguyễn Bội Quỳnh, một nhà giáo có tinh thần yêu nước. Mẹ là bà Thành Thị
Du, một nữ tài sắc lại có học. Cha mất sớm. Anh bắt đầu sống cuộc đời lưu lạc
lúc mới lên chín tuổi. Ông có tuổi thơ đầy đặn tình yêu thương và ấn tượng
đẹp về người mẹ dịu dàng, đa cảm. Vì thế mà việc mẹ tái giá gây cho anh
những phản ứng mạnh mẽ. Chỉ khi trưởng thành anh mới thấy ân hận và xót
xa.
Cuộc sống tự lập khó khăn của tuổi thơ, những ấn tượng mạnh về một

hành trình tìm kiếm miếng ăn và một tình cảm sưởi ấm cho ngày thường mà
cả hai không bao giờ có, không khi nào không phải tiếp nhận sự hắt hủi, ghẻ
lạnh và độc ác, đã tạo cho Nguyễn Ngọc Tấn một vẻ ngoài lạnh lùng, một nét
mặt
thường xuyên đăm chiêu. Và thật may mắn, Ủy ban Nhân dân xã đã giới thiệu
cho anh gia nhập Trung đội lưu động cảm tử Nguyễn Bình, một đơn vị độc lập
trực thuộc Quận khu 7, đánh du kích vùng Gia Định. Sau khi lực lượng vũ


trang Nam Bộ thống nhất, cả trung đội cảm tử nhập vào Chi đội 1, Tiểu
đoàn 901,


tác chiến vừng Tân Khánh - Thủ Dầu Một. Anh trở thành Đảng viên chính
thức ngày 25-9-1947 ở Chi bộ đầu tiên và cũng duy nhất của tiểu đoàn 901.
Vốn yêu thích văn nghệ từ sớm, tập làm thơ tình võ vẽ từ trước cách
mạng. Những năm làm ở đơn vị, anh đã đem chút năng lực làm thơ, hát hò ấy
vào công tác động viên chiến đấu. Tháng 12- 1948, anh được điều về làm cán
bộ tuyên văn Ban chỉ huy tiểu đoàn. Anh lo việc thông tin, cổ động, làm bích
báo, viết bài cho báo của đơn vị... Cũng từ đó anh vừa tham gia chiến đấu và
sáng
tác.
Anh xây dựng gia đình với chị Bình Trang vào năm 1954. Những ngày
hạnh phúc ngắn ngủi rồi mỗi người lại theo đơn vị đi về mỗi miến công tác.
Anh phải đi tập kết ở miền Bắc, chị ở lại về hoạt động trong nội thành Sài
Gòn. Nhưng năm tháng sau này, trải qua những biến động lớn lao, khi tình vợ
chồng không còn nguyên vẹn nữa, đã bước sang một chặng đời mới, anh vẫn
tìm cách trở về Nam Bộ thân yêu, với Sài Gòn, ngoài mọi lí do, còn có tiếng
gọi thiết tha của tình cảm với đứa con gái mà anh luôn ân hận một cách xót xa
là mình có lỗi với con. Và sẵn sàng làm mọi thức để chuộc lại lỗi lầm đó.

Tháng 5- 1962, Nguyễn Ngọc Tấn đã xung phong vào Nam, đổi bút danh
là Nguyễn Thi (Tên đứa con trai, với vợ ở miền Bắc). Ông tham gia hoạt động
cách mạng ở lĩnh vực thông tin tuyên truyền, là thành viên tích cực của lực
lượng văn nghệ Quân Giải phóng. Trong sáu năm chiến đấu, Nguyễn Thi có
mặt tại hầu hết những điểm nóng của chiến sự Ấp Bắc, Bến Tre…
Tháng 5-1968 Nguyễn Thi theo một đơn vị pháo binh trong đợt tổng tấn
công Mậu Thân đợt 2 và đã hi sinh trên chiến trường vào ngày 09- 051968(tại
đường Minh Phụng- Quận 1- Sài Gòn). Cho đến khi ông hi sinh Nguyễn Thi
vẫn chưa một lần gặp mặt đứa con gái đầu lòng của mình.
Nguyễn Thi là người có tính tình nóng nảy có khi tỏ ra cực đoan. Bản
thân


nhà văn cũng nhận ra điều đó và ông rất buồn về sự khó tính của mình.
Nguyễn


×